BỘ CÂU HỎI TỰ SOẠN ÔN THI LÂM SÀNG NHI.
Nguyễn Đình Thắng – YA 2014 -2020.
PHẦN NHI THẬN – TIẾT NIỆU – SINH DỤC- PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.
1. Ba đặc điểm đái máu do viêm cầu thận?. Sao HC lại méo mó?
– 3 đặc điểm đái máu do viêm cầu thận :
+ Đái máu toàn bãi
+ Màu nước tiểu : Màu đỏ thẩm như nước rửa thịt, nâu đen như nước cocacola hoặc vàng nâu như nước trà đậm, nước ối.. và đục
+ Hồng cầu méo mó
– Hồng cầu méo mó vì : hồng cầu niệu có nguồn gốc từ cầu thận, có sự thay đổi lớn trong hình dạng và kích thước để đi qua được mao mạch cầu thận thông qua các lỗ lọc của cầu thận vào nước tiểu.
2. Phù thận có những đặc điểm gì? Sao e biết là đột ngột?
– Phù thận có 3 đặc điểm :
+ đột ngột, nhanh hoặc từ từ
+ vị trí : mắt -> mặt -> tay -> chân -> bụng, bìu , màng phổi….
+ phù trắng mềm, Godet (+), hoặc dấu dép chật.
– Đột ngột : vì tự nhiên xuất hiện mà trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh
3. Phân biệt phù do hội chứng thận hư và phù do viêm cầu thận cấp?
– Theo cô yên :
Viêm cầu thận cấp | HCTH |
Từ từ | Nhanh |
Giảm phù khi điều trị triệu chứng : giảm muối, hạn chế nước, …. | Không giảm phù với điều trị triệu chứng : giảm muối, hạn chế nước, …. |
Phù nhẹ, kín đáo | Phù thường đa màng : bìu ( nam giới ),….. |
4. Nếu chưa có ASLO e đề nghị xn chi nữa để xđ đây là VCTC sau nhiễm LC?
(cái này xem sách k biết đúng k )
– xét nghiệm bổ thể : 90 % bệnh nhân có C3 và CH50 ( tổng số bổ thể hoạt động ) giảm trong 2 tuần đầu tiên của quá trình bệnh và tăng trở lại sau 4-8 tuần
– xét nghiệm huyết thanh : bằng chứng nhiễm liên cầu. Test streptolyzime dương tính ở 95% bệnh nhân viêm cầu thận cấp sau viêm họng và ở 80% bệnh nhân viêm cầu thận cấp sau nhiễm trùng da.
– Nuôi cấy : cấy dịch hầu họng hoặc dịch từ nhiễm trùng da chỉ dương tính trong 25 % trường hợp.
5. Đánh giá mức độ phù trong VCTC, diễn tiến phù trong VCTC?
– Mức độ phù thì có 4 mức độ :
+ không phù
+ Phù nhẹ, kín đáo : nặng mắt vào buổi sáng, đi giày dép có vết lằn, vết lằn dây thun quần áo, các hốc lõm ở mu chân dày lên.
+ Phù trung bình : thấy rõ, hay phù mắt mặt tay chân, khám Godet (+)
+ Phù nặng : phù đa màng (>= 2 màng )
– Diễn tiến phù trong VCTC : hết phù sau vài ngày với nghỉ ngơi tại giường , dùng lợi tiểu.
6. Trong VCTC sau nhiễm liên cầu, làm sao để xđ trẻ có viêm họng, viêm da.
– Tham khảo sách :
– Hỏi tiền sử :
+ viêm họng : nuốt đau, amydan có sưng có mủ, nổi hạch cổ, sốt cao…..
+ viêm da : nổi bọng nước nông, sau hóa mủ, đóng vảy tiết vàng cam, lành để lại vết thâm trên da.
7. Công thức tính cân nặng, chiều cao , thể tích nước tiểu của trẻ trên 1 tuổi ?
– Công thức cân nặng = 9 + 1,5 (n-1 )
với n là số tuổi của trẻ ( tính theo năm ).
– Công thức chiều cao = 75 + 5 (n-1)
Với n là số tuổi của trẻ ( tính theo năm )
– thể tích nước tiểu = 600 + 100 ( n- 1)
Với n là số tuổi của trẻ và 600 được xem là thể tích nước tiểu TB lúc 1 tuổi
8 . làm sao để chẩn đoán hội chứng thận hư tái phát ?
Có 5 cách
C1. Pr niệu > 40 mg/m2/h
C2: Pr niệu > 50 mg/ kg/ ngày
C3: que thử đặc biệt Albustix >= 2+ trong 3 ngày liên tiếp
C4. Creatinine >= 200 mg/ mmol
C5: pr niệu > 3+ trong 3 ngày liên tiếp.
Bệnh viện TW hay dùng cái tỷ pr niệu / creatinin niệu > 200 mg/mmol.
9. làm sao thế nào để biết một trẻ có bị bạo hành hay không ? ( khi mà các vết tích bạo hành đã bị xóa bỏ)
– dựa vào chiều cao của trẻ
– chiều cao trẻ ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố : dinh dưỡng, di truyền, T3, T4, testosteron, etradiol, … và quan trọng nhất là GH
– đây là hormon chỉ sản xuất vào ban đêm, khi trẻ có một giấc ngủ sâu, ngủ ngon giấc và ngủ đúng giờ.
– nên nếu trẻ bị bạo hành, thường hormon này không có. Dẫn đến ảnh hưởng chiều cao
10. Muốn đo chiều cao trẻ đúng, thì 5 vị trí trẻ cần tiếp xúc với thước đo là gì /
– 5 vị trí đó là ;
+ gót chân
+ bắp chân
+ mông
+ mỏm vai
+ đỉnh chẩm
11. làm sao biết quá trình tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì của trẻ đã dừng ?
– khi tăng trưởng chiều cao giữa 2 lần sinh nhật < 0,5 – 1 cm thì chứng tỏ quá trình tăng trưởng chiều cao đã ngừng.
12. biểu hiện đầu tiên của quá trình dậy thì ở nữ và ở nam là gì ? bên nào thường chính xác hơn ?
– biểu hiện dậy thì ở nữ: phát triển tuyến vú
– biểu hiện dậy thì ở nam ; tăng kích thước tinh hoàn
– bên nam thường chính xác hơn, do tuyến vú lớn ngoài dậy thì còn do nhiều nguyên nhân khác , ví dụ như
+ ADIPO MATIE ; vú mỡ
+ u vú
+ ung thư vú
…………………………
13. Tại sao em chẩn đoán hội chứng thận hư không đơn thuần ?
– Theo cô yên :
Vì ngoài hội chứng thận hư t, trẻ còn có một trong 3 cái khác
+ Đái máu đại thể
+ suy thận
+ tăng huyết áp
14. tại sao chẩn đoán HCTH tái phát không cần làm albumin máu ? khi nào HCTH tái phát cần làm albumin máu ?
– theo giao ban cô yên :
+ vì albumin máu là chỉ để chẩn đoán xác định xem có hội chứng thận hư hay không. Bây giờ đã chắc chắn HCTH rồi nên không cần làm nữa.
+ còn HCTH tái phát,. Nếu làm albumin máu chỉ vì một mục đích, khi mất pr quá nhiều, trẻ phù nhiều. người ta sẽ làm albumin máu để tính lượng albumin máu cần bù vào cho đứa trẻ.
15. Vì sao bệnh viện TW huế thường làm protein niệu /creatinin niệu để chẩn đoán HCTH tái phát mà không dùng mấy cái khác ?
– Theo cô yên :
+ do làm cái này đơn giản, mà nhanh hơn. Thứ nhất chỉ cần làm trên một mẫu nước tiểu, tại bất cứ thời điểm nào, nên đơn giản. và vì chỉ cần làm một mẫu nên thời gian được rút ngắn.
+ khác với , dùng que thử nước tiểu chúng ta phải làm protein niệu > +++ trong 3 ngày liên tiếp, hay xét nghiệm pr niệu trong mẫu nước tiểu 24h ( dễ sai sót, và không chính xác ).
16. Tại sao em chẩn đoán HCTH tái phát không thường xuyên ?
– tái phát không thường xuyên vì không tái phát >- 2 lần trong 6 tháng của đáp ứng ban đầu hoặc >= 4 lần bất cứ lúc nào trong khoảng thời gian điều trị thuốc.
17. Một bệnh nhân đang điều trị HCTH bằng prednisolon thì hội chứng cushing sẽ xảy ra khi nào ?
– Theo cô yên :
HC cushing do thuốc sẽ xảy ra khi
+ điều trị với corticoid mà không tôn trọng nhịp sinh lí của cortisol.
+ đang điều trị mà dừng thuốc đột ngột.
+ do các yếu tố đả kích như stress.
18. Một bệnh nhân đang bị phù do HCTH thì điều trị gì làm hết phù ? làm sao biết điều trị đó đáp ứng?
– Theo cô yên, một bệnh nhân đang bị phù do HCTH, thì điều trị hết phù đó là điều trị với prenisolon ( corticoid).
_ cô bảo, thường điều trị với pred thì sau một tuần là hết.
– còn ở sách chia ra:
* Nếu theo ISKDC
+ lui bệnh: khi pr niệu <4mg/m2/h hoặc Albustix ( que thử đặc biệt ) âm tính hoặc dạng vết trong 3 ngày liên tục.
+ phụ thuộc : hay tái phát liên tiếp trong giai đoạn giảm liều steroid, hoặc trong vòng 14 ngày kể từ ngày ngừng điều trị.
+ đề kháng : không lui bệnh sau 4 tuần điều trị với prenisolon chuẩn.
* Theo KDIGO 2012:
+ đáp ứng ban đầu : thuyên giảm hoàn toàn trong vòng 4 đầu của liệu pháp corticosteroid.
+ không đáp ứng / đề kháng : không đạt được lui bệnh hoàn toàn sau 8 tuần điều trị với corticosteroid.
19. Khám phù ở suy dinh dưỡng khác khám phù thận như thế nào ?
+ Khám phù suy dinh dưỡng : ấn ở mu bàn chân ( do đây là nơi nó xuất hiện trước )
+ khám phù do thận : khám ở 1/3 mặt trước xương chày.
20. Đánh giá tuổi xương người ta chụp X quang bộ phận nào ?
– Đi học tiền lâm sàng, cô yên dạy
+ Đánh giá trên ATLAS GREULICH & PYLE.
+ Dựa vào chụp X- quang cổ tay bàn tay (T) tư thế thẳng
+ Quan sát xương đậu và xương vừng.
+ Thường nếu cốt hóa xương vừng, trẻ từ 13 tuổi trở lên.
21. Một trẻ từ lúc sinh ra cho đến hiện tại, chiều cao luôn dưới -3SD thì nghĩ đến nguyên nhân gì ?
Cô yên nói : nếu chiều cao luôn dưới -3SD thì nghĩ đến bệnh lùn bẩm sinh ( do thiếu hormon GH ở thùy trước tuyến yên bẩm sinh ).
22. phù thận, phù trung bình và phù nặng thì tăng bao nhiêu cân nặng ?
– Giao ban , cô yên nói :
+ phù trung bình tăng >10% cân nặng so với trước khi phù
+ Phù nặng tăng >15% cân nặng so với trước khi phù.
Ví dụ một trẻ trước khi phù là 10kg, hiện tại 12 kg thì tăng 20%.
23. Ở việt nam, viêm cầu thận nhiều nhất sau nhiễm liên cầu ( do mình là nước nghèo ). Mà 2 tiêu điểm nhiễm liên cầu hay gặp nhất là viêm họng và viêm dạ. Làm sao em hỏi bệnh nhân để biết rằng trẻ có bị viêm họng do nhiễm liên cầu ?
– Giao ban cô Yên:
– Hỏi : Viêm họng : đứa trẻ tiền sử viêm họng nhiều lần.
+ đợt sốt, nuốt đau, ho, chảy mũi nước : dấu hiệu nhiễm khuẩn hô hấp trên.
+ khi sờ được hạch góc hàm.
🡪 chứng tỏ đã từng có tiền sử viêm họng.
+ còn nếu hỏi được điều trị đúng hay ko ? điều trị đúng là : dùng kháng sinh ít nhất 10 ngày.
Cô lưu ý thêm : Phương tây họ vẫn có viêm họng sau nhiễm liên cầu, nhưng không dẫn đến VCTC , do họ chẩn đoán đúng, điều trị đúng.
+ còn việt nam, cứ ho ra tiệm thuốc tây mua thuốc điều trị 3 ngày, hết ho là không dùng nữa.
24. Tại sao cùng nông thôn, 2 đứa trẻ cùng viêm họng sau nhiễm liên cầu. mà đứa này lớn lên thì VCTC, còn đứa kia thì hoàn toàn bình thường ?
– Giao ban cô yên :
+ Do cơ chế : cơ địa dị ứng.
+ cô bảo, sinh lý bệnh. Cơ địa dị ứng các nguyên nhân khác chưa rõ. Nhưng cơ địa dị ứng sau nhiễm liên cầu : là cơ chế viêm mẫn cảm typ 2.
25. những nguyên nhân thứ phát hay gặp nhất trên bệnh nhân VCTC?
– giao ban cô yên :
– đó là 2 bệnh : bệnh hệ thống và bệnh tự miễn.
Cô lưu ý :hỏi kĩ tiền sử các bệnh như liên quan đến thận ; Lupus ban đỏ, Scholein Henoch, rồi hỏi có bị ong đốt…
+ lupus ban đỏ : tiền sử có nhiều đợt viêm khớp, hồng ban từng đợt, đặc biệt ban cánh bướm ở mặt.
+ scholein Henoch: Xuất huyết dạng chấm , dạng nốt từng đợt. đặc biệt ở đầu chi, cẳng tay, cẳng chân, ban dạng bốt.
Lưu ý 2: Hồng cầu +++ chắc chắn là đái máu đại thể.
26. tại sao hồng cầu trong đái máu tại cầu thận lại bị biến dạng ?
-Giao ban cô yên :
+ Hồng cầu biến dạng do đi qua màng lọc cầu thận
+ Màng lọc cầu thận gồm 3 lớp, hồng cầu có tính đàn hồi, nó cố chui qua. Kết quả biến dạng và tạo nên các trụ hồng cầu có hình răng cưa…
+ 3 lớp:
* nội mô của mao mạch
* màng đáy cầu thận
* tế bào có chân của nang Bowman.
27. Một số lưu ý khoa thận?
+ VCT tổn thương hệ thống mao mạch cầu thận là chủ yếu ( phức hợp KN- KT lắng đọng ) (khác với HCTH là tổn thương màng đáy cầu thận là chủ yếu)
Và tổn thương cơ bản nhất là tăng tính thấm mao quản.
– Liên quan ASLO.
+ Viêm da do nhiễm liên cầu, ASLO cũng tăng.
+ bình thường ASLO dưới 150.
+ nếu đặc hiệu cho VCT do nhiễm liên cầu thường ASLO phải tăng cao >200.
– Tổn thương da do nhiễm liên cầu thường là tổn thương nông, không có mủ, tổn thương lớp trung bì và lớp thượng bì. Thường tổn thương chảy dịch, chảy nước . chứ không nung mủ sâu như do tụ cầu.
Và khi khô trở thành những vảy.
Qua năm tháng, những tổn thương da do nhiễm liên cầu này sẽ thay đổi.
Lúc đầu : đỏ hồng -> đỏ nhạt -> tím thẫm…
Và nó không bao giờ mất đi.
-> bằng chứng viêm da do liên cầu.
28. Nếu một đứa trẻ ASLO không tăng, tại sao em vẫn chẩn đoán VCT sau nhiễm liên cầu ?
– Theo cô yên giao ban ;
+ do mô hình bệnh tật tại VN, VCT nguyên nhân cao nhất là hậu nhiễm trùng và đứng đầu là liên cầu.
+ và thường trẻ ở độ tuổi lớn, hay tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt những đứa trẻ sinh sống tại vùng nông thôn: không được chăm sóc sức khỏe ban đầu…
– xem xét coi tiến triển của bệnh nhân, có giống với một trường hợp VCT sau nhiễm liên cầu không:
+ VCTC sau nhiễm LC 95% tự khỏi, lành hoàn toàn.
+ Nếu được chẩn đoán và điều trị tốt, các triệu chứng lâm sàng lui bệnh sau 7 ngày. Là bệnh tiên lượng tốt.
-> điều trị triệu chứng : tiểu ít -> lợi tiểu, tăng huyết áp -> hạ HA.
Lưu ý: bôi xanh metylen không phải chăm sóc tình trạng viêm da tốt.
+ VCT sau nhiễm liên cầu không có điều trị kháng sinh dự phòng( Khác với thấp tim sau nhiễm liên cầu là có điều trị dự phòng).
Thế giới đã thử điều trị dự phòng và sau khi so sánh lại. thấy không có ý nghĩa.
29. Khi nghi ngờ VCT sau nhiễm liên cầu, ASLO bình thường, đề nghị làm thêm gì ? vì sao?
– Giao ban cô yên :
+ làm thêm C3 bổ thể.
+ VCT là viêm cổ điển, kích hoạt con đường C3 bổ thể. Do vậy C3 sẽ giảm. giảm này là giảm thứ phát.
+ Tuy nhiên C3 bổ thể vẫn có thể giảm trong 1 số bệnh như Scholein henoch ( dựa vào lâm sàng để phân biệt ).
+ Còn nếu nghĩ đến bệnh thận IgA, triệu chứng lâm sàng nổi bật là đái máu đại thể kéo dài.
+ C3 bổ thể trong bệnh thận IgA là bình thường.
Lưu ý trong chẩn đoán phân biệt : + nếu mà ngày hôm nay, phù lên tới >7-10 ngày, phải phân biệt VCT sau nhiễm LC với bệnh thận IgA
+ nếu ngày hôm nay , phù càng ngày càng nặng, phân biệt với HCTH ( nếu k thì k cần phân biệt).
30. Khi nào chẩn đoán khỏi bệnh ở bệnh nhân VCT sau nhiễm liên cầu .
– theo cô yên :
+ chỉ kết luận khỏi bệnh sau 6 tháng.
+ khi pr niệu, hc niệu (-).
– Nếu sau 6 tháng, vẫn tồn tại hc niệu vi thể, protein niệu dù là ở dạng vết, thì đứa trẻ đó sẽ được theo dõi VCT mạn.
– Nếu trên 1 năm mà vẫn tồn tại hc niệu vi thể, protein niệu dù là dạng vết, thì chẩn đoán là VCT mạn.
Lưu ý: +Tỉ lệ khỏi bệnh trong VCT mạn vẫn có.
+ những đứa trẻ VCT mạn, có thể dẫn đến nguy cơ suy thận mạn ở tuổi thanh niên.
+ Tỉ lệ là 5-10% sau VCT cấp do nhiễm liên cầu.
31. Một trẻ VCT cấp sau nhiễm liên cầu có khả năng tái phát hay không ?
– Giao ban cô yên:
+ Người ta không ghi nhận ca bệnh nào tái phát cả
+ Nếu khỏi là khỏi luôn.
32. Tái khám trong VCT sau nhiễm liên cầu ?
– Giao ban cô Yên :
+ tái khám vào tháng thứ nhất
+ tái khám tháng thứ 2
+ tái khám tháng thứ 4: -> đại đa số trường hợp sẽ khỏi bệnh trong tháng thứ 4
+ nếu không khỏi sẽ tái khám vào tháng thứ 6.
– Theo phác đồ nhi khoa bệnh viện Nhi Đồng 1, 2017:
Tái khám vào tháng thứ nhất, thứ hai, tháng thứ 4, tháng thứ 6 và tháng thứ 12.
33. tại sao thế giới chỉ quan tâm cơ chế VCT sau nhiễm liên cầu mà không quan tâm những cơ chế VCT do những nguyên nhân khác như vi khuẩn hay virus?
– Theo cô Yên:
+ Vì chỉ có liên cầu diễn tiến thầm lặng, từ viêm da mà bỏ sót, vào thận và gây viêm thận.
+ còn các nguyên nhân khác nếu viêm cầu thận ví dụ như do tụ cầu, HI…. thường xuất hiện trong bối cảnh tổn thương đa cơ quan trong nhiễm khuẩn huyết.
34. Những yếu tố nào có thể gây tăng HA ở bệnh nhân VCT?
– Theo cô yên :
+ chế độ ăn mặn
+ chạy nhảy
+ stress : vào viện nằm 2, nằm 3…
+ hoặc HA ngày hôm trước bình thường do sau khi dùng thuốc HA ví dụ như Adalat, bây giờ mình đo lúc hết thuốc thì HA tăng thôi.
…..
35. Xử trí THA trong VCT cấp sau nhiễm liên cầu ?
– Giao ban cô yên:
+ đầu tiên vẫn là chế độ nghỉ ngơi, ăn nhạt.
+ còn điều trị thuốc : đầu tay vẫn là lợi tiểu, sau đó thuốc chẹn kênh canxi như ; Nifedipin, Amlodipin, Nicardipin…
Lưu ý ; HA tính theo công thức : 80 + 2n.
Nếu tăng < 20% của 80 + 2n thì vẫn không cần phải can thiệp điều trị.
36. ưu điểm và nhược điểm của nhỏ adalat dưới lưỡi khi sử dụng trong điều trị THA?
–Ưu điểm : hạ huyết nhanh và mạnh
– Nhược điểm : vì nhỏ giọt, nên không kiểm soát được liều lượng, có thể dẫn đến tụt huyết áp.
37. Cách đo huyết áp trẻ em ?
Giao ban lâm sàng cô Yên :
– từ 3 tuổi trở lên , mới bắt đầu đo HA hệ thống bằng băng đo.
– Đo huyết áp ở trẻ em so với người lớn là rất khó khăn.
– Băng đo khá chuẩn :
+ Bề rộng băng đo phủ >= 2/3 chiều dài cánh tay.
+ chiều dài băng đo phải quấn hơn 1,5 lần vòng.
– Khi đo HA cao hơn thực tế:
+ băng nhỏ quá <2/3 -> HA tăng giả tạo.
+ không cho bệnh nhân nghỉ ngơi đúng 5 phút trên giường -> tăng HA giả tạo.
+ bệnh nhân đang kích thích, lo lắng, stress.
– nên chuẩn bị bệnh nhân rất quan trọng
– Phong cách ; “Thà chọn băng rộng còn hơn chọn băng nhỏ”.
+ Vì băng rộng >2/3 cũng không làm thay đổi HA đáng kể.
+ nhưng băng nhỏ, chắc chắn HA sẽ tăng cao có ý nghĩa.
– Và trong lâm sàng, trẻ em rất khi biểu hiện của tình trạng tăng HA: không đau đầu, không mệt ngực,…. 🡪 do thành mạch của trẻ em tốt, đàn hồi rất tốt.
+ khi mà có triệu chứng, tức là THA nặng, phải tìm cho ra nguyên nhân ( chứng tỏ đã biểu hiện âm thầm từ lâu).
+ nếu lâm sàng biểu hiện hay gặp trong bối cảnh phù phổi cấp ở trẻ em.
38. Cơ chế gây vô niệu, thiểu niệu, suy thận cấp, phù, tăng HA ở bệnh nhân viêm cầu thận ?
– Lắng đọng phức hợp MD ở mao mạch cầu thận -> tăng tính thấm mao quản -> thoát pr niệu không chọn lọc, hồng cầu
– Viêm càng nặng -> Lâm Sàng : giảm mức lọc cầu thận ( tắc nghẽn ) -> thiểu niệu, vô niệu , suy thận cấp.
– Giảm mức lọc cầu thận -> kích hoạt hệ RAA -> giữ muối, giữ nước -> gây phù, gây tăng HA.
39. Tại sao bệnh nhân viêm CT cấp sau nhiễm liên cầu, có đái máu đại thể, người ta thường dùng Erythromycin để điều trị mà bỏ qua Penicillin ?
– Giao ban lâm sàng cô Yên :
+ Penicillin bình thường là lựa chọn ưu tiên trong điều trị viêm họng sau nhiễm liên cầu.
+ Tuy nhiên những trẻ mà thể bệnh đái máu đại thể, người ta ít dùng, vì người ta sợ dị ứng chậm với penicillin -> tăng tính thấm mao quản -> kích thích niêm mạc bàng quang -> đái máu đại thể tại cầu thận nặng lên, đái máu tại bàng quang do viêm xung huyết vì dị ứng thuốc
+ Nên người ta đổi sang nhóm Erythromycin.
40. Bình thường, HCTH đơn thuần là không có THA, nhưng vẫn có trường hợp HCTH đơn thuần mà vẫn có THA, vì sao ?
Giao ban lâm sàng cô Yên :
– HCTH đơn thuần vào viện, phù to, phù nhiều, phù đa màng, bệnh nhân tiểu ít , HA vẫn tăng vì :
+ phù quá to ở ngoại bào -> thể tích nội bào giảm -> máu đến thận ít -> giảm mức lọc cầu thận ( tiểu ít )-> kích hoạt hệ RAA -> gây tăng huyết áp.
– Và tăng huyết áp thể này sẽ giảm rất nhanh nhờ nghỉ ngơi và ăn nhạt.
41. Vì sao trong HCTH đơn thuần vẫn có HC niệu vi thể ?
Giao ban cô Yên :
– Vì một trong những cơ chế gây phù trong HCTH vẫn có hiện tượng tăng tính thấm mao quản.
– Hồng cầu vẫn có thể lọt qua, nhưng rất nhẹ và thoáng qua ở mức vi thể
– nên que thử nước tiểu vẫn có thể +, ++
Lưu ý : HC thận hư không đơn thuần : tổn thương mao mạch và màng đáy.
42. tại sao dùng prednisolon dễ gây tăng huyết áp ?
– sách dược lý y hà nội :
+ Do làm tăng tái hấp thu nước tại ống thận, nên làm dễ gây phù và tăng HA.
43. Cơ chế đái máu và protein trong viêm cầu thận cấp ?
– do lắng đọng phức hợp lên mao mạch cầu thận -> mao mạch cầu thận viêm -> tăng tính thấm mao quản -> thoát protein và hồng cầu.
Phù thận | phù tim |
– Do dịch tràn ra đột ngột -> tập trung chủ yếu mô lỏng lẻo -> hay phù mí mắt.
– Thường phù buổi sáng sau khi thức dậy – Thường phù trắng, ấn lõm |
– Do diễn tiến từ từ -> tập trung chủ yếu phần thấp do tác động của trọng lực -> nên hay phù chân.
– Thường phù buổi chiều, sau 1 ngày làm việc. – Thường phù tím |
44. chứng minh trên lâm sàng một bệnh nhân phù trung bình chứ không phải nặng ?
– Phù nặng thường phù đa màng.
– Lâm sàng sẽ thấy bìu sưng to lên ( tràn dịch màng tinh hoàn )…
45. em khuyên gì người dân điều trị để giảm viêm cầu thận cấp ở việt nam ?
– Khuyên điều trị viêm họng, viêm da triệt để.
– điều trị triệt để là :
+ điều trị kháng sinh đủ liệu trình
+ từ 7-10 ngày, tốt nhất nên điều trị đủ 10 ngày.
46. Hiện tượng “sụt cân sinh lí “ thường xảy ra vào ngày bao nhiêu ? sụt bao nhiêu cân mà gọi là sinh lí ?
– Thường xảy ra vào ngày thứ 4 sau khi sinh.
– Sụt < 10% cân nặng -> sinh lí
– sụt > 10% cân nặng -> bệnh lí.
– Và thường hồi phục sau 2 tuần.
47. Sau sinh, cân nặng sẽ đạt gấp đôi, gấp ba, gấp 4 lần vào thời điểm nào ?
– Sau sinh 3 tháng đầu, trẻ tăng cân nhanh sau đó chậm lại dần.
– tăng gấp đôi -> tháng thứ 5
– tăng gấp ba -> tháng thứ 12
– tăng gấp 4 -> tháng thứ 24.
48. Trẻ trai, gái dậy thì ở độ tuổi nào thì được xem là dậy thì sớm ?
– Trẻ trai : dậy thì sớm là <9 tuổi.
– Trẻ gái : dậy thì sớm là < 8 tuổi.
49. Phân biệt phù tim và phù thận
50. Kể tên các nguyên nhân gây đái máu đại thể và một số tính chất ?
Đái máu đại thể | ||
Tại hệ tiết niệu | Ngoài hệ tiết niệu | |
Tại cầu thận | Ngoài cầu thận | |
– Viêm cầu thận:
+ màu: đỏ sẫm, nâu đen. + xét nghiệm TBVT niệu: trụ hồng cầu. + xét nghiệm 10 thông số nước tiểu : protein niệu và hồng cầu niệu |
– Viêm bàng quang xuất huyết
+ đỏ tươi + không có trụ HC + RL nước tiểu + Đái máu cuối bãi. – Dị tật BS : – U, sỏi, tăng calci niệu. – chấn thương : trong nước tiểu có sợi / mảng đông |
– Rối loạn đông máu, chảy máu:
+ bệnh máu + nhiễm khuẩn huyết nặng |
51. Bình thường chỉ đo HA cho trẻ > 3 tuổi, những trường hợp nào cần đo huyết áp cho trẻ <3 tuổi.
– Tiền sử sinh non, rất nhẹ cân hoặc biến chứng sơ sinh cần hồi sức tích cực.
– TBS đã phẫu thuật hoặc chưa phẫu thuật
– Nhiễm trùng đường tiểu tái phát, tiểu máu / tiểu đạm tái phát.
– bệnh thận hoặc các dị dạng đường tiểu trước đây.
– tiền sử gia đình bệnh thận bẩm sinh
– Ghép tạng đặc
– bệnh ác tính hoặc được ghép tủy
– trẻ có nguy cơ hạ HA
– các bệnh hệ thống khác liên quan đến tăng huyết áp.
– có bằng chứng tăng áp lực nội sọ.
52. Một bệnh nhân vào viện nghi VCT câp sau nhiễm liên cầu nhưng làm ASLO âm tính, em nghĩ đến gì ?
– ASLO âm tính có thể :
+ không nhiễm liên cầu
+ nhiễm liên cầu đã lâu.
53. kể tên một số cách lấy nước tiểu vô trùng ?
– chọc bàng quang trên xương mu
– Sone tiểu vô trùng sau khi sát trùng đường tiểu cẩn thận.
– Lấy nước tiểu giữa dòng.
54. Các triệu chứng của hội chứng thận viêm ?
– Đái máu : đại thể hoặc vi thể
– Tăng huyết áp
– Suy thận : tiểu ít, hoặc vô niệu
– Phù
– protein niệu (+) < 1 g/24h.
Trong đó 4 triệu chứng đầu gọi là hội chứng thận viêm cổ điển
55. Viêm bàng quang xuất huyết tại việt nam, nguyên nhân nào hay gặp nhất ?
–Theo dịch tễ : Nguyên nhân hay gặp nhất là do Adeno virus.
56. cơ chế phù trong HCTH?
Theo slide cô Yên :
– Bao gồm 5 cơ chế :
+ Mất protein qua đường tiểu, giảm albumin máu, giảm áp lực keo, thoát dịch ra tổ chức kẽ, giảm thể tích trong lòng mạch.
Những yếu tố này làm cho:
– Giảm tưới máu thận, hoạt hóa hệ RAA, tăng hấp thu Na ở ống thận, kích thích tuyến yên tiết ADH, gia tăng tái hấp thu nước ở ống góp.
– Kết quả, giữ muối và nước gây ra phù.
57. tại sao HCTH lại có đau bụng ?
Theo slide cô yên :
– Đau bụng: là triệu chứng không thường xuyên do căng màng bụng khi dịch báng quá nhiều hoặc do tắc mạch mạc treo, do rối loạn tiêu hoá, viêm phúc mạc tiên phát…
58. Kể tên một số nguyên nhân gây HCTH thứ phát ?
– Nguồn slide cô Yên :
HCTH thứ phát | |
Miễn dịch | Lupus ban đỏ, Schoenlein Henoch, Viêm động mạch dạng nút, Hội chứng Sjogren |
Ung thư | Leukemia, lymphoma |
Nhiễm độc thận/ thuốc | Penicillamine, vàng, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), Interferon, Thủy ngân, Heroin, Lithium |
Dị ứng | Côn trùng đốt, rắn cắn, kháng độc tố |
Nhiễm khuẩn | Giang mai bẩm sinh, toxoplasma, cytomegalovirus, rubella, Viêm gan siêu vi B và C, HIV, Sốt rét |
Chuyển hóa | Đái tháo đường, Amyloidosis |
Khác | Tăng huyết áp ác tính, Nhiễm độc thai nghén (ở người lớn) |
59. Kể tên 2 type liên cầu hay gây viêm họng, viêm da tiến triển VCT sau nhiễm LC?
Theo slide cô yên:
– Nguyên nhân nhiễm trùng phổ biến nhất của VCTC là Liên cầu beta tan máu nhóm A. Hai type thường thấy:
+ Type huyết thanh 12: gây nhiễm trùng hô hấp trên, xảy ra chủ yếu trong những tháng mùa đông
+ Type huyết thanh 49: gây nhiễm trùng da, thường thấy vào mùa hè và mùa thu.
60. Phân biệt đái máu tại cầu thận và ngoài cầu thận ?
Theo slide Cô Yên :
Đái máu đại thể | Tại cầu thận | Ngoài cầu thận |
Màu sắc nước tiểu | – Màu trà đậm, màu cocacola, màu đỏ thẫm. | – Đỏ tươi hoặc hồng tươi. |
Hình thái hồng cầu | – Biến dạng | – Bình thường |
Trụ | – Hồng cầu, bạch cầu | – Không |
Máu đông | – Không có | – Có hoặc không |
Protein niệu | >= 2+ | < 2+ |
61. VCT sau nhiễm liên cầu thường giảm C3 bổ thể, hãy chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh khác cũng có thể giảm C3 bổ thể?
Theo slide cô Yên :
Chẩn đoán phân biệt dựa vào mức độ bổ thể, bệnh hệ thống hay bệnh thận kèm theo.
– Bổ thể giảm + bệnh hệ thống: lupus ban đỏ, viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn, cryoglobulinemia.
– Bổ thể giảm + bệnh thận: APSGN, VCT tăng sinh màng.
– Bổ thể bình thường + bệnh hệ thống: Scholein Henoch, viêm mao mạch Wegener
– Bổ thể bình thường + bệnh thận: bệnh thận IgA, VCT tiến triển nhanh.
62. tại sao trong VCT sau nhiễm liên cầu, người ta ít khi dùng thuốc ức chế men chuyển để điều trị hạ huyết áp ?
Theo slide cô yên :
– Ức chế men chuyển (captopril, enalapril) có hiệu quả trong điều trị tăng huyết áp nhưng có thể làm tăng kali máu và thường không phải là thuốc đầu tay trong VCTC.
Ngoài ra, ức chế men chuyển còn có tác dụng phụ gây ho.
63. Một số đặc điểm khác nhau giữa nhiễm liên cầu và nhiễm virus ?
– Nguồn : slide của cô Yên :
Liên cầu | Virus |
– Đau họng
– Khó nuốt – Sốt – Đau đầu – Đau bụng – Buồn nôn – Nôn – Xuất huyết khẩu cái mềm – Hạch cổ – Sốt tinh hồng nhiệt. |
– Ho
– Chảy mũi nước – Khàn giọng – Tiêu chảy – Viêm miệng – Viêm kết mạc |
64. kể tên 3 biểu đồ chậm tăng trưởng chiều cao ? ( câu hỏi thi TLS).
– Biểu đồ chậm tăng trưởng chiều cao từ từ : gợi ý nguyên nhiên thiếu GH bẩm sinh
– Gãy biểu đồ thứ phát : hay gặp nhất do u sọ hầu
– biểu đồ tăng trưởng có đỉnh tăng trưởng xuất hiện và kết thúc sớm : gợi ý dậy thì sớm.
65. Thế nào là thiểu niệu? vô niệu ?
– Vô niệu khi nước tiểu : <100ml/ 24h.
– Thiểu niệu khi nước tiểu : <300ml/24h
Hoặc <1ml/kg/h đối với trẻ nhỏ
Hoặc 0,5ml/kg/h đối với trẻ lớn.
66. bệnh nhân phù do HCTH nếu nằm cả ngày, thì phù thường xuất hiện ở đâu ?
– Phù khi nằm sẽ xuất hiện ở vùng lưng và vùng xương cùng.
67. chỉ định sinh thiết thận của HCTH ?
– Tuổi <1 tuổi hoặc >10 tuổi đề kháng hoặc phụ thuộc với corticoid
– Tăng huyết áp
– Đái máu đại thể
– Giảm bổ thể
– Suy thận
– Gia đình có tiền sử suy thận hoặc điếc
– HCTH đề kháng.
68. Phân biệt HCTH với viêm cầu thận cấp, phù do giảm đạm máu?
-Nguồn : sách của trung tâm nhi BV TW Huế.
+ Viêm cầu thận cấp : phù , THA, đái máu, đạm máu và cholesteron máu bình thường.
+ Phù do giảm đạm máu : phù, nước tiểu bình thường, cholesterol máu bình thường.
69. VCTC sau nhiễm liên cầu ở mùa lạnh, mùa nóng thường sau gì ?
– VCTC sau nhiễm LC
+ Mùa lạnh : thường sau viêm họng
+ Mùa nóng : thường sau viêm da.
70. Phân biệt VCT với HCTH, bệnh thận IgA và nhiễm trùng tiểu ?
– Theo sách của trung tâm nhi BVTW huế.
+ HCTH: phù, tiểu đạm nhiều, giảm albumin máu, tăng cholesterol và tăng triglycerid máu.
+ bệnh thận IgA: thường tiểu đỏ đại thể liền sau nhiễm trùng hô hấp, không phù, không tăng huyết áp.
+ nhiễm trùng tiểu : không phù, tiểu gắt, tiểu nhiều lần, tiểu máu, tiểu bạch cầu, cấy nước tiểu có vi trùng.
71. tại sao HCTH gây giảm canxi máu ?
– HCTH gây mất các protein, trong đó có protein vận chuyển vitamin D3.
– Do rối loạn tổng hợp protein ở gan.
72. Chỉ định sinh thiết thận ở VCTC?
– suy thận ( chức năng thận <50% bình thường ).
– C3 giảm trên 3 tháng
– Tiểu protein trên 6 tháng
– Tiểu máu tái phát
– Tiểu máu đại thể trên 3 tuần
– Tiểu máu vi thể trên 12 tháng.
73. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu hay gặp
– Nguồn : sách nhi khoa của trung tâm nhi BVTW Huế.
+ Nguyên nhân hàng đầu : 88% là E.coli.
+ Proteus thường gặp ở trẻ trai >1 tuổi, trẻ bị sỏi tiết niệu.
+ Klebsiella pneumoniae và Enterococus thường gặp ở trẻ sơ sinh.
+ Tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, klebsiella thường gặp ở bệnh nhân nằm viện vì bệnh thận tiết niệu hoặc những bệnh có đặt thông tiểu sau can thiệp ngoại khoa.
74. ở trẻ trai ít khi NTDT, những yếu tố làm dễ nào dễ gây NTDT?
– sách nhi của BVTW huế:
+ hẹp bao quy đầu
75. tiêu chuẩn vàng chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu ?
– sách nhi của BVTW huế
– Tiêu chuẩn vàng là cấy nước tiểu.
+ lấy giữa dòng >= 100.000/ ml
+ sone tiểu : >= 10.000/ ml
+ Chọc hút trên xương mu >= 1.000 /ml
Với một loại vi khuẩn duy nhất.
76. ( bổ sung câu 32). Tái khám VCTC sau nhiễm LC khi nào ? (câu hỏi thi ls)
– Theo sgk:
+ Tái khám : tháng 1, tháng 2, tháng 4, tháng 6, tháng 12.
+ ngừng tái khám khi : hết đái máu, pr niệu âm tính, huyết áp bình thường trong vòng 1 năm.
77. Câu hỏi thi ls: tiên lượng bệnh nhân VCTC sau nhiễm LC?
– Tiên lượng ở trẻ em tốt hơn người lớn.
– 95% sẽ khỏi hoàn toàn
– 5% chuyển sang mạn tính.
Cho đến hiện nay vẫn còn khoảng dưới 2% số bệnh nhân bị tử vong do các biến chứng như phù phổi cấp, suy tim, bệnh não cao áp.
78. câu hỏi thi ls : bệnh thận IgA tiên phát điều trị như thế nào ?
– cái tiên phát thì mình chịu, nhưng sách giáo khoa nhi khoa của hội nhi khoa VN điều trị bệnh thận IgA thì có 2 cách:
C1; Phương thức can thiệp tổng quát : kiểm soát HA, dùng ức chế men chuyển và/ hoặc ức chế thụ thể angiotensin II trên bệnh nhân có protein niệu. -> tuy nhiên cách này không đặc hiệu cho bệnh thận IgA.
C2: phương thức điều trị bằng corticoid, có kèm hoặc không kèm thuốc ức chế miễn dịch.
79. HCTH: câu hỏi thi ls: biểu hiện suy thượng thận cấp ?
Sách bài giảng ls trang 274.
– HC cushing do corticoid , ngừng thuốc đột ngột hay có yếu tố đả kích
– Rối loạn tiêu hóa : đau bụng cấp, nôn mửa, tiêu chảy
– Suy tuần hoàn cấp : mạch nhanh nhẹ, khó bắt, huyết áp tụt kẹp, không đo được.
– rối loạn ý thức : lơ mơ, hôn mê.
80. HCTH: câu hỏi thi ls: Công thức tính pr niệu của bệnh nhân ?
– Protein niệu = (TPU * thể tích nước tiểu 24h) : cân nặng bệnh nhân
– đơn vị pr niệu : mg/kg/ngày.
81. câu hỏi thi ls: tại sao HCTH đơn thuần lại tái phát?
– Vì theo nghiên cứu, có đến 15% bệnh nhân HCTH đơn thuần có tái phát, chứ không phải 100% là không tái phát.
82. HCTH: câu hỏi thi ls: Điều trị corticoid lều cao trog 2-3 ngày đầu sợ nhất là gì?
– Theo cô Yên :
+ sợ nhất là viêm – loét dạ dày tá tràng
83. Câu hỏi thi ls : nếu bệnh nhân VCTC xét nghiệm ra protein niệu +++ thì em đề nghị xét nghiệm gì tiếp theo? Vì sao ?
– Suy nghĩ của mình :
Nếu protein niệu +++ thì tiếp theo cho làm TPU và albumin máu để phân biệt với HCTH.
84. Tại sao bệnh nhân đang điều trị HCTH với prednisolon thì cần bổ sung thêm Canxi và vitamin D3?
Theo cô Yên :
– Vì prednisolon tác dụng phụ là tăng hủy xương, giảm hấp thu vitamin D.
– Do vậy giai đoạn tấn công của HCTH nên bổ sung canxi và vitamin D3 , ngày 2 viên, giống hệt điều trị cho trẻ bị còi xương nặng.
85. Bệnh nhân HCTH, điều trị đáp ứng là giảm phù, cân như thế nào để biết bệnh nhân giảm phù ?
Theo cô Yên :
– Cân : khi trẻ cùng mặc 1 bộ áo quần mỏng( đặc biệt trời mùa lạnh như này, nếu trẻ mặc áo đồ quá dày sẽ làm sai lệch kết quả), cân cùng 1 thời điểm trong ngày, và cùng một cái cân.
86. Phân loại HCTH?
Theo Cô Yên:
HCTH | ||||
Thứ phát (<10%) | Tiên phát ( #90%) | Bẩm sinh (<1%) | ||
HCTH tối thiểu (85%) | Xơ hóa tiên phát (10%) | Tăng sinh màng (5%) | ||
+ bệnh hệ thống
+ bệnh tự miễn + ong đốt,vacxin.. |
+tổn thương màng đáy.
+ còn gọi HCTH đơn thuần. + phù là chủ yếu. +HC vi thể + có thể có THA thoáng qua. |
+còn gọi xơ hóa từng ổ, từng đoạn.
+ đái máu đại thể (+++) + có thể có THA |
+ đái máu nhiều (trầm trọng). |
+ LS<1 tuổi.
+ đề kháng tự nhiên với corticoid + suy thận nhanh chóng. + tử vong sớm. |
87. Tại sao HCTH vẫn phải ăn nhạt?
Theo Cô Yên:
– Do trong HCTH vẫn có kích hoạt hệ RAA gây tiết Aldosteron làm giữ Na+ và nước.
– Ăn nhạt không phải là để giảm phù.
– Mà ăn nhạt để tránh phù nặng hơn, và tránh THA nặng hơn.
88. Tiên lượng của 1 bệnh nhân HCTH là như thế nào ?
Theo cô Yên :
– tiên lượng gần bệnh nhân sẽ tốt : đặc biệt những thể đáp ứng với corticoid.
– tiên lượng xa: xấu do:
+ không có khả năng lành bệnh chỉ có các đợt lui bệnh.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ, HCTH vẫn có thể lành bệnh đó là:
+ trẻ <3 tuổi, chỉ bị HCTH 1 lần duy nhất, và sau đó 3 năm không có lần nào tái phát thì được xem là lui bệnh.
+ HCTH không can thiệp điều trị gì hết trong vòng 5 năm mà không có lần nào tái phát thì được xem là lành bệnh. Tuy nhiên trong 10 năm thì có thể tái phát.
Lưu ý: HCTH giai đoạn cuối, nếu ghép thận, thì thận ghép cũng có thể bị mắc HCTH như thận cũ.Do vậy, theo cô nếu giai đoạn cuối không nên ghép thận.
89. Tại sao người lớn để chẩn đoán HCTH, thì lấy mốc Albumin máu < 30, trong khi trẻ em chỉ lấy mốc <25?
Theo cô Yên:
– Do ở trẻ em phải loại trừ nguyên nhân giảm Albumin máu do suy dinh dưỡng .
– Tuy nhiên suy dinh dưỡng không thể giảm albumin máu tới nhỏ hơn 25.
Nên đó là nguyên nhân tại sao khác nhau giữa người lớn và trẻ em.
90. Thành phần của Prednisolon?
Theo cô Yên :
+ Mineracorticoid: từ 0,1-0,8 tùy thuộc nhà sản xuất, thành phần này càng ít thuốc càng tốt.
+ Glucocorticoid: thành phần chủ yếu.
+ Androgen: có thể gây HC cushing: biểu hiệm rậm lông.
Cô Yên hỏi thi Y6
91. Tại sao nhiễm liên cầu lại gây VCT?
– có rất nhiều giả thiết được đưa ra nhưng hiện tại giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là liên quan đến phức hợp miễn dịch.
Sinh bệnh học của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn không phải do liên cầu khuẩn trực tiếp gây viêm cầu thận, mà tổn thương cầu thận là do cơ chế phức hợp miễn dịch. Các kháng thể do cơ thể sản sinh để chống lại các kháng nguyên của liên cầu khuẩn, tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể (phức hợp miễn dịch) lưu hành trong máu. Khi cầu thận lọc máu, các phức hợp miễn dịch này lắng đọng ở cầu thận gây ra quá trình viêm cầu thận. Vì vậy, khi liên cầu khuẩn xâm nhập và gây bệnh, phải có thời gian trên một tuần cơ thể mới sản sinh đủ lượng kháng thể và viêm cầu thận mới xảy ra. Nếu viêm cầu thận xảy ra sớm sau khi nhiễm liên cầu khuẩn dưới 4 ngày thì thường là bệnh thận đã có từ trước, chẩn đoán viêm cầu thận cấp trong trường hợp này thường là nhầm lẫn.
92. Kháng thể gì gây nên ? (4 loại)?
– Thấy sách giáo khoa nhi khoa của hội nhi khoa Việt nam cho 5 loại.
1. Kháng thể kháng streptolysin O (ASLO: anti streptolysinO) tăng (hiệu giá kháng thể trên 200đv). ASLO bắt đầu tăng từ tuần thứ nhất đến tuần thứ hai sau nhiễm liên cầu khuẩn, tăng cao nhất vào tuần thứ ba đến tuần thứ năm, đến tuần thứ sáu hiệu giá ASLO bắt đầu giảm. Không thấy có tương quan giữa mức độ tăng hiệu giá ASLO với mức độ nặng của viêm cầu thận.
2. Kháng thể kháng streptokinase (ASK: anti streptokinase) tăng trong huyết thanh bệnh nhân.
3. Kháng thể kháng hyaluromidase (AH: anti hyaluronidase) tăng trong huyết thanh bệnh nhân.
4. Anti desoxyribo – nuclease B
5. Anti nicotima mide adenire dinucleotidase (NADase)