Ospamox

Rate this post

[lwptoc]

Hãng xản xuất

Sandoz-Imexpharm

Phân phối

Việt Thống

Mã ATC

J01C A04.
Loại thuốc

Kháng sinh nhóm beta lactam, aminopenicilin.

Thành phần

Amoxycillin

Dạng bào chế

Gói thuốc bột pha uống 250 mg : hộp 12 gói,
Viên nang 250 mg : hộp 100 vỉ x10 viên,
Viên nang 500 mg : hộp 100 vỉ x10 viên
Biệt dược khác

Servamox (Sandoz) viên 500mg

Clamoxyl (Glaxo Smith Kline) gói bột pha 250mg

Moxilen (Medochemie) viên 250, 500mg

Dược lực
Amoxicillin là một kháng sinh phổ rộng có hiệu lực cao thuộc nhóm penicillin, đặc biệt thuốc có khả năng tiềm phục ngắn và phổ tác dụng rộng. Giống như các kháng sinh khác thuộc nhóm penicillin, thuốc tác động bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Phổ tác dụng của thuốc bao gồm cả vi khuẩn gram âm lẫn gram dương.
Các vi trùng Gram âm gây bệnh trên lâm sàng nằm trong phổ tác dụng của Amoxycillin là Escherichia coli, Proteus mirabilis, Salmogella, Shigella campylobacter, Hemophilus influenza, Bordetella pertussis cũng như Leptospira và Chlamydia.
Các vi khuẩn khác cũng đáp ứng với Amoxicillin bao gồm tất cả các vi khuẩn nhạy cảm với penicillin G ví dụ Streptococci nhóm A, B, C, G, H, L và M; phế cầu, tụ cầu và Neisseria không sinh men penicillinase, Erysipelothrix rhusiopathiae, Corinebacterium, Bacillus anthracis, Actinomycetes, streptobacilli, Spirilium minus, Pasteurella multocida, Listeria và các xoắn khuẩn (Leptospira, Treponema, Borrelia và các xoắn khuẩn khác) cũng như nhiều loại vi khuẩn yếm khí (trong đó có Peptococci, Peptostreptococci, Clostridia và Furo-Bacteria).
Dược động học
Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu Amoxycillin. Thuốc được hấp thu gần như hoàn toàn ở ruột non. Nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt được sau khi uống từ 1-2 giờ. Amoxycillin phân bố dễ dàng vào mô và dịch cơ thể, kể cả đàm và chất tiết nung mủ của phế quản. Nếu chức năng gan còn nguyên vẹn, thuốc đạt được nồng độ rất cao trong đường mật. Thời gian bán hủy của Amoxicillin khoảng từ 1-2 giờ. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận. Hơn phân nửa lượng thuốc uống vào được bài tiết theo nước tiểu ở dạng có hoạt tính điều trị.
Chỉ định
Điều trị các trường hợp nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxycillin.
– Nhiễm trùng đường hô hấp:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng tai mũi họng.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp tính và mạn tính, viêm phổi, áp xe phổi, ho gà (thời kỳ ủ bệnh và giai đoạn sớm của bệnh).
– Nhiễm trùng đường niệu-sinh dục:
Viêm thận bể thận cấp tính và mạn tính, viêm bể thận, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh hoàn.
Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng trong thai kỳ.
Lậu.
– Nhiễm trùng phụ khoa:
Phá thai nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm nội mạc tử cung…
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa:
Thương hàn, phó thương hàn, đặc biệt nếu có biến chứng nhiễm trùng huyết (dùng phối hợp với một kháng sinh nhóm aminoglycoside), dùng điều trị kiểm soát những người mang trùng Salmonella.
Bệnh nhiễm Shigella.
Nhiễm trùng đường mật (viêm mật quản, viêm túi mật).
– Nhiễm trùng da và mô mềm.
– Bệnh nhiễm Leptospira.
– Bệnh nhiễm Listeria cấp tính và tiềm ẩn.
Trừ khi cần điều trị bằng đường tiêm chích (ví dụ dùng Ampicillin), Ospamox cũng có hiệu quả trong những trường hợp sau:
– Điều trị dự phòng ngắn hạn (24-48 giờ) cho bệnh nhân sắp trải qua phẩu thuật (ví dụ ở khoang miệng).
– Viêm nội tâm mạc, ví dụ viêm nội tâm mạc do enterococci (dùng đơn độc hoặc phối hợp với một kháng sinh aminoglicoside).
– Viêm màng não do vi trùng (trong khi chờ kết quả các xét nghiệm về tính nhạy cảm của vi trùng; đặc biệt là ở trẻ em).
– Nhiễm trùng huyết do những tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Amoxycillin.
– Những trường hợp nhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với Amoxycillin.
Những trường hợp nhiễm trùng do các tác nhân gây bệnh đã xác định là nhạy cảm với Penicillin G nên được điều trị với Penicillin G.
Chống chỉ định
Mẫn cảm nghi ngờ hoặc đã biết với kháng sinh thuộc nhóm penicillin.
Chú ý đề phòng
Nên cho bệnh nhân biết khả năng xảy ra các phản ứng dị ứng và bệnh nhân thông báo lại cho thầy thuốc nếu chúng xảy ra.
Nếu xảy ra phản ứng dị ứng, cần ngưng thuốc và tiến hành điều trị thường quy với epinephrine, thuốc kháng histamine và corticoid. Nếu xuất hiện phát ban dát sần do Amoxycillin, chỉ điều trị ở trường hợp có đe dọa tính mạng và theo dõi sát bệnh nhân.
Bảo đảm đủ lượng nước nhập và lượng nước tiểu trong thời gian điều trị.
Bệnh nhân có viêm mật quản hoặc viêm túi mật chỉ được uống Ospamox khi bệnh không trầm trọng và không kèm tình trạng tắc mật.
Nên theo dõi chức năng gan khi dùng thuốc kéo dài với liều cao, bệnh nhân có bệnh thận từ trước hoặc xuất hiện phát ban ở da nên được làm thêm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và các xét nghiệm đánh giá chức năng thận.
Theo dõi công thức máu để phát hiện thiếu máu tán huyết và các phản ứng liên quan kháng thể của hệ tạo máu.
Trong thời gian điều trị kéo dài chú ý đến khả năng tăng trưởng quá mức các vi khuẩn kháng thuốc và vi nấm. Nhiễm trùng thứ phát nên được điều trị bằng các biện pháp thích hợp.
Khi có tiêu chảy trầm trọng và kéo dài, nên theo dõi viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh (tiêu chảy phân nước, đàm nhầy, có vệt máu; đau quăn bụng từng cơn hoặc đau âm ỉ lan tỏa; sốt và đôi khi có cảm giác mót rặn) làm đe dọa tính mạng. Trong trường hợp đó, nên ngưng sử dụng Ospamox ngay và tiến hành điều trị đặc hiệu tác nhân gây bệnh (ví dụ với Vancomycin uống). Chống chỉ định các thuốc làm giảm nhu động ruột.
Nên tiến hành thử nghiệm bằng kính hiển vi nền đen trước khi điều trị trong trường hợp bệnh nhân lậu có sang thương nghi ngờ giang mai nguyên phát. Những bệnh nhân khác nghi ngờ có bệnh giang mai đi kèm cần theo dõi huyết học tối thiểu 4 tháng.
Thận trọng với bệnh tiểu đường: Cần lưu ý cốm thuốc có chứa đường (xem “thành phần”).
Thận trọng lúc dùng
Nên lưu ý khả năng dị ứng chéo ở bệnh nhân có mẫn cảm với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Không nên dùng Amoxycillin cho bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn hoặc bệnh bạch cầu dòng lympho do tăng mức độ tác dụng phụ (phát ban).
Không nên dùng Amoxicillin uống để điều trị nhiễm trùng trầm trọng đường tiêu hóa có tiêu chảy kéo dài hoặc nôn mửa vì nguy cơ giảm hấp thu thuốc.
Cần thận trọng đặc biệt ở bệnh nhân mắc bệnh dị ứng, hen phế quản và viêm long vùng mũi họng theo mùa do dị ứng.
Lúc có thai và lúc nuôi con bú
Phụ nữ có thai:

Hiện không có bằng chứng về ngộ độc phôi, sinh ung thư hoặc sinh đột biến của Amoxycillin khi thuốc được sử dụng trong thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú:
Amoxycillin vào được sữa mẹ.
Tương tác thuốc
Uống Allopurinol cùng lúc có thể thúc đẩy xuất hiện phát ban ở da. Cơ chế hiện tượng này vẫn chưa hiểu rõ.
Không nên phối hợp thuốc với một kháng sinh kìm khuẩn, như tetracycline và chloramphenicol vì các kháng sinh nhóm penicillin như Amoxycillin chỉ tác dụng lên các vi khuẩn đang tăng trưởng. Có thể phối hợp với các kháng sinh diệt khuẩn khác (cephalosporin, aminoglycoside) theo xét nghiệm về tính nhạy cảm của vi khuẩn.
Dùng đồng thời probenecid (ví dụ 0,5 g uống 4 lần/ngày, chống chỉ định ở trẻ em dưới 2 tuổi) làm tăng và duy trì nồng độ thuốc trong huyết tương bằng cách giảm thải trừ qua thận. Ngược lại, sự phân bố vào mô và độ khuếch tán của Ospamox có thể bị giảm đi do probenecid.
Giống như các kháng sinh khác, aminopenicillin có thể làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai trong một số trường hợp.
Dùng đồng thời các thuốc kháng acid làm giảm hấp thu của Amoxycillin.
Các xét nghiệm tìm glucose niệu theo phương pháp không dùng men có thể cho kết quả dương giả.
Xét nghiệm urobilinogen cũng có thể sai lệch.
Tác dụng ngoại ý
Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn đường tiêu hóa (buồn nôn, tiêu chảy). Tuy nhiên tác dụng phụ này ít xảy ra với Amoxycillin hơn Ampicillin vì Amoxycillin hấp thu tốt hơn Ampicillin. Cần lưu ý khả năng viêm đại tràng giả mạc nếu xuất hiện tiêu chảy trong thời gian điều trị.
Một số hiếm các trường hợp có phản ứng quá mẫn như phát ban kiểu mề đay, sốt, đau khớp, hồng ban đa dạng, viêm da tróc vẩy, phù thần kinh mạch và rối loạn về huyết học như giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu và tăng eosinophil máu. Các tác dụng phụ này thường diễn tiến thuận lợi và thuyên giảm trong vòng vài ngày sau khi ngưng thuốc. Giống như các kháng sinh nhóm penicillin khác, Ospamox cá biệt có thể gây ra các tác dụng toàn thân trầm trọng (sốc phản vệ).
Viêm da tróc vẩy và hồng ban đa dạng đã được mô tả ở một số trường hợp. Giống như các kháng sinh nhóm penicillin khác. Amoxicillin có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, viêm lưỡi, viêm miệng, sốt, đau khớp, phù thần kinh mạch hoặc viêm thận mô kẽ.
Bệnh nhân được điều trị sốt thương hàn, bệnh nhiễm leptospira và giang mai có thể xuất hiện phản ứng Jarisch-Hexheimer thứ phát do ly giải vi trùng. Cũng như các kháng sinh nhóm penicillin tạo nồng độ trong huyết tương cao, thuốc làm tăng nguy cơ xuất hiện các biểu hiện ngộ độc thần kinh (co giật) ở bệnh nhân mắc bệnh động kinh, viêm màng não hoặc suy giảm chức năng thận.
Đôi khi có tăng men gan SGOT, SGPT nhẹ, thoáng qua.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng

Uống với nhiều nước.
Liều lượng
Liều trung bình:
– Trẻ em: 30-60 mg/kg thể trọng/ngày.
– Người lớn và vị thành niên: 1500-2000 mg/ngày.
Vì Ospamox rất hiệu quả và hấp thu rất tốt nên ngay cả nhiễm trùng nặng cũng đáp ứng với điều trị dùng thuốc đường uống. Tuy nhiên, nên tăng liều dùng hàng ngày trong trường hợp có nhiễm trùng nặng.
– Trẻ em : 100mg/kg thể trọng/ngày.
– Người lớn : đến 6000 mg/ngày.
Liều 200 mg/kg thể trọng cho trẻ em và 8000 mg/ngày cho người lớn được dung nạp tốt mà không có bất kỳ biến chứng nào. Với trường hợp nhiễm trùng cấp tính đường tiêu hóa kèm sốt (thương hàn, phó thương hàn), đường mật hoặc nhiễm trùng phụ khoa ở người lớn, nên dùng 1500 mg-2000 mg, 3 lần mỗi ngày hoặc 1000-1500 mg, 4 lần mỗi ngày.
Bệnh nhiễm Leptospira:
Người lớn: 500-750 mg, 4 lần mỗi ngày trong 6-12 ngày.
Người mang trùng Salmonella:
Người lớn: 1500-2000 mg, 3 lần mỗi ngày trong 2-4 tuần.
Phòng ngừa viêm nội tâm mạc thứ phát sau nhổ răng:
Người lớn: nên dùng 3000-4000 mg 1 giờ trước khi nhổ răng và cho thêm một liều 8-9 giờ sau khi nhổ răng, nếu cần. Trẻ em dùng nửa liều người lớn.
Cần tiếp tục điều trị 2-5 ngày sau khi triệu chứng đã thuyên giảm. Nhiễm trùng do Streptococci điều trị tối thiểu trong 10 ngày để tránh các di chứng (khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới).
Liều lượng ở những bệnh nhân có giảm thải trừ thuốc:
Bệnh nhân giảm chức năng thận hoặc nồng độ creatinin huyết tương trên 4 mg (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút) cũng như ở trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh, liều lượng hoặc khoảng cách giữa các liều cần được điều chỉnh cho phù hợp với mức độ giảm thải trừ thuốc qua thận.
Nếu độ thanh lọc creatinin nằm trong khoảng 15-40 ml/phút, nên cho Amoxycillin cách mỗi 12 giờ. Không nên dùng quá 2000 mg trong 24 giờ ở bệnh nhân vô niệu.
Sử dụng liều lượng bình thường trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *