CÂU HỎI LÂM SÀNG SẢN KHOA: THAI NGOÀI TỬ CUNG

Thai ngoài tử cung

  1. Dùng hCG ntn trong định hường chẩn đoán XH TCN I
  2. Dùng SA ntn trong định hướng chẩn đoán XH TCN I
  3. Mục tiêu của việc cố gắng thực hiện chẩn đoán sớm TNTC chưa vỡ là gì
  4. Ưu và nhược của điều trị ngoại khoa TNTC
  5. Ưu và nhược của điều trị nội khoa TNTC với Methotrexate
  6. Nguyên tắc xử trí 1 TH XH nội do TNTC vỡ
  7. Chẩn đoán phân biệt sẩy thại trọn/ko trọn với TNTC
  8. Ưu và nhược của chấm dứt nội khoa thai nghén thất bại sớm
  9. Ưu mà nhượccủa chấm dứt ngoại khoa thai nghén thất bại sớm
  10. Mô tác cách can thiệp ngoại khoa cho 1 trường hợp sẩy thai diễn tiến
  11. Giá trị của SA đường AĐ đơn thuần như tiếp cận đầu tiên TNTC
  12. Làm gì khi đứng trước chẩn đoán thai chưa xác định vị trí
  13. Chọn lựa PP điều trị TNTC: MTX vs PT
  14. Liệu có thể tránh thai bằng dụng cụ tử cung sau khi đã bị TNTC
  15. Phân tích ảnh hưởng của tránh thai bằng ECP trên tần suất TNTC
  16. Cách dùng mifeprostone-misoprostol chấm dứt thai nghén thất bại sớm

Câu 1: b hCG:

  • Khái niệm ngưỡng bhCG
  • Khái niệm động học bhCG

+ Ngưỡng bhCG: điểm cut off của hCG được kết hợp với nhìn thấy hình ảnh túi thai trong tử cung, tức là, trên cut off này, phải nhìn thấy túi thai. Cut off là 1500-2000 với đơn thai và 3000 với song thai. Nếu hCG trên ngưỡng này nhưng ko thấy túi thai trong TC, phải nghĩ nhiều đến TNTC, với PPV rất cao.

+ Khái niệm động học hCG: xây dựng dựa trên diễn biến hCG bình thường trong thai kì bình thường, hoặc trong 1 diễn tiến sẩy thai trọn bình thường.

+ Trong thai kì bình thường: Thời gian để hCG tăng gấp đôi là 1,2 – 3,5 ngày trong những tuần đầu. 66% thai trong TC bình thường, bhCG sẽ tăng gấp đôi trong 2 ngày, và không bao giờ tăng < 53% sau 2 ngày. Nên nếu < 53% phải nghĩ đến 2 khả năng: sẩy thai và TNTC

+ Trong sẩy thai trọn, hCG sẽ giảm > 20% mỗi 2 ngày, nên nếu giảm ít hơn mốc này, cần nghĩ đến 2 khả năng: sẩy thai không trọn – TNTC

Câu 2: Siêu âm

  • Là tiếp cận sơ cấp đầu tay trong XH 3 tháng đầu thai kì
  • 3 nguyên nhân thường gặp là: thai trứng, sẩy thai, TNTC
    • Có thể thấy hình ảnh điển hình của 3 trường hợp này: Thai trứng: echo trống, bánh nhau hình tổ ong, sẩy thai: thấy thai trong tử cung, với các đặc điểm của thai nghén thất bại sớm, hay TNTC: thấy khối cạnh TC, cạnh BT, có yolk sac – phôi – tim thai, lòng TC trống
    • Trường hợp ko điển hình, siêu âm có thể đánh giá lòng TC, NMTC, dịch cùng đồ, khối cạnh TC cho nhiều thông tin hữu ích

Câu 3: Mục tiêu của việc có gắng chẩn đoán TNTC chưa vỡ là gì?

  • Chẩn đoán sớm và chính xác TNTC cho phép mở rộng lựa chọn điều trị và hiệu quả điều trị
  • Bảo tồn vòi trứng cho người PN
  • Đảm bảo tính mạng, trong những trường hợp dọa vỡ

Câu 4: Ưu, nhược điểm của điều trị ngoại khoa?

  • Không có chống chỉ định, có thể thực hiện với mọi chẩn đoán TNTC. Là điều trị được chọn khi BN có huyết động ko ổn định, TNTC vỡ hay có chống chỉ định với điều trị nội khoa (và theo dõi)
  • Giải quyết nhanh, rút ngắn thời gian theo dõi.
  • Có thể khảo sát vòi trứng trong những trường hợp hiếm muộn do nguyên nhân vòi trứng, hay BN mong muốn triệt sản

Nhược điểm: Ảnh hưởng đến kết cục thai sản của người phụ nữ, dù là xẻ vòi trứng bảo tồn thì cũng ko đảm bảo khả năng có thai trong tương lai.

Câu 5:Ưu và nhược của điều trị nội khoa với MTX

  • Bảo tồn được vòi trứng, ít ảnh hưởng đến kết cục sản khoa hơn so với điều trị ngoại
  • BN không phải chịu đựng 1 cuộc mổ
  • Nhược: Có chỉ định và chống chỉ định, ko phải trường hợp nào cũng điều trị được. Có khả năng vỡ trong thời gian theo dõi sau điều trị. Theo dõi lâu hơn, có thể thất bại, phác đồ đa liều có thể có nhiều tác dụng phụ khó chịu

Câu 6:Nguyên tác xử trí 1 trường hợp XH nội do TNTC vỡ:

  • Hồi sức chống choáng: truyền dịch truyền máu
  • Tư vấn BN: hỏi BN nếu là thai trong thì có giữ ko?
  • Phẫu thuật cấp cứu: thường là mổ hở, nhưng cơ sở trang bị và kĩ thuật tốt có thể mổ nội soi – mục đích chẩn đoán và điều trị (cầm máu)
    • Đánh giá tai vòi, chỗ chảy máu, xác định có thật sự là TNTC ko
    • Nếu ko thấy khối thai tai vòi, nhiều máu, nên hút cẩn thận (khối thai sảy ra ngoài vào ổ bụng)
    • Đưa camera quét hết ổ bụng xem TNTC ở đâu
    • Cầm máu
    • Gửi GPB
    • Nếu BN ko muốn giữ thai, vẫn ko thấy khối thai ngoài 🡪 nên nạo lòng TC, đánh giá vật chất lòng TC để góp phần chẩn đoán

Câu 7: Chẩn đoán phân biệt sảy thai trọn/không trọn với TNTC chưa vỡ

Sẩy thai

TCCN: Trễ kinh, ra huyết, đau bụng

  • Ra huyết thường tương ứng với đau bụng, trước đó sẽ đau bụng từng cơn, ngay giữa hạ vị, tăng dần, tống huyết kèm mô thai ra ngoài thì giảm đau
  • Ra huyết kèm mô thai
  • Sau đó ra huyết ít ít, đau bụng giảm

TCTT: Tử cung to hơn bình thường, mỏ vịt có thể thấy mô thai kẹt CTC. PP mềm, không sờ chạm, túi cùng trống, ko căng ko đau

CLS:

  • Siêu âm:
  • Nội mạc dày (>12mm)
  • Hình ảnh túi thai, phôi, tim trong TC. Sẩy thai ko trọn: thấy 1 phần của thai trong TC. Sẩy trọn: lòng TC ứ dịch, NMTC mỏng
  • Ko thấy khối cạnh TC, BT
  • bhCG: trước đó tăng theo diễn tiến bình thường, sau đau bụng, ra huyết giảm nhanh, nhiều
TNTC chưa vỡ

TCCN: Trễ kinh, ra huyết, đau bụng

  • Ra huyết: rất ít, không song hành với đau bụng. Đau bụng âm ỉ, lệch 1 bên
  • Huyết sậm, ko có mô thai

TCTT:

  • Bụng sờ có thể đau tức, ấn đau
  • TC nhỏ
  • PP sờ được 1 khối nề, đau căng
  • Lắc CTC đau
  • Túi cùng căng, chưa dịch

CLS:

  • Siêu âm:
  • Nội mạc mỏng <5
  • Lòng TC trống
  • Khối echo cạnh BT/TC: có thể thấy tim, phôi,

Câu 12: Đứng trước chẩn đoán thai chưa xác định vị trí:

  • Xác định các yếu tố tùy hành của BN: PARA? Mong con? Nghề nghiệp? Nếu lần này có thai muốn giữ không? Tuổi tác? Tiền căn TNTC? Hiếm muộn
  • Tối ưu là theo dõi bằng beta hCG và siêu âm lại
  • Thái độ là ôn hòa hơn, chờ đợi diễn tiến của beta hCG tới ngưỡng ra sao

Câu 13: Chọn lựa: MTX vs PT

  • PT luôn là lựa chọn ngang ngửa với nội khoa
  • Một số trường hợp phẫu thuật là lựa chọn ưu tiên
MTX PT
  • Huyết động ổn định, TNTC chưa vỡ
  • Beta < 10000 (tối ưu <5000)
  • <3,5cm (<3, <5)
  • BN mong muốn điều trị nội
  • Ko chống chỉ định MTX và có điều kiện theo dõi
  • Không thể điều trị nội/chống chỉ định điều trị nội
  • Khảo sát vòi trứng trước khi điều trị hiếm muộn (BN cắt mất 1 vòi trứng)
  • BN mong muốn triệt sản

Câu bonus: MTX đơn liều, điều trị và theo dõi như thế nào?

  • MTX: methotrexate 1mg/kg – tiêm bắp
  • Theo dõi:
    • Lâm sàng: Triệu chứng đau bụng, ra huyết, sinh hiệu. Triệu chứng vỡ TNTC
    • CLS: hCG N1, N4, N7.

Chích tối đa 3 liều MTX

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *