CÂU HOỈ LÂM SÀNG SẢN KHOA: VẾT MỔ CŨ

VẾT MỔ CŨ

  1. Mô tả cách khám tìm điểm đau ở thai phụ có VMC
  2. Mô tả cách khám tìm trchứng dính ở thai phụ có VMC
  3. Mô tả cách khám khung chậu trong
  4. Những yếu tố LS nào cho kết luận sẹo mổ cũ nguy hiểm
  5. Những yếu tố TS nào là yếu tố cho kết luận sẹo mổ cũ là nguy hiểm
  6. Nguy cơ của VMC ngoài chuyển dạ là gì? Làm sao phát hiện
  7. Liệt kê các nội dung khám thai cho 1 thai phụ có VMC
  8. Nguy cơ của VMC trong chuyển dạ là gì? Làm sao để phát hiện
  9. Nguy cơ cảu cuộc mổ sanh lập lại (chủ động/khi CD) trên VMC là gì
  10. Liệt kê những can thiệp cần thiết phải thực hiện khi sanh VMC ngã AĐ
  11. Trên thai phụ có VMC có thể dùng oxytocin trong chuyển dạ ko
  12. Trên thai phụ có VMC làm cách nào đề KPCD
  13. Thuật ngữ sanh ngã AĐ sau mổ sanh cũ (VBAC) được hiểu ra sao
  14. Nêu quan điểm của bạn về sự cần thiết của giúp sanh khi mẹ có VMC
  15. Nêu quan điểm của bạn về sự cần thiết của KTSD sau sanh khi có VMC
  16. Nêu quan điểm của bạn về giảm đau sản khoa khi mẹ có VMC

Câu 1: Khám đau VMC

– Khám ngoài cơn gò

– Đánh lạc hướng SP

– Ấn sâu vào VMC trên thân TC: ngang trên vệ khoảng 2 khoát ngón tay

– Quan sát nét mặt SP

Câu 2: Khám khung chậu trong

– SP nằm ở tư thế sản khoa

– Cho ngón trỏ và ngón giữa vào trong âm đạo – miết dọc mặt trước xương cùng đến điểm nhô ra cao nhất của mặt trước xương cùng (ngón giữa), lạch qua 2 bên xác định có phải mỏm nhô không. Bình thường không sờ được mỏm nhô trên LS

– Miết 2 tay qua 2 gờ vô danh – Không sờ quá ½ gờ vô danh

– Đánh giá bờ cong xương cùng. Khám 2 gai hông

– Ngửa 2 ngón, đánh giá góc vòm vệ

– Quan sát 2 ụ ngồi khoảng 1 nắm tay – đo khoảng cách 2 ụ ngồi

Câu 4: LS kết luận sẹo mổ này nguy hiểm?

– Dính VMC

– Đau VMC

Câu 5:

– VMC mới

– TC lần trước có NT vết mổ

– Lần trước mổ đường dọc

– Có nhiều hơn 1 lần VMC ở TC

Câu 6: Nguy cơ của VMC ngoài CD:

– Vỡ TC ngoài CD – mà không có dấu hiệu báo trước như vỡ TC trong chuyển dạ / trên 1 ng ko có VMC

– Phát hiện bằng: Theo dõi sinh hiệu mẹ, khám bụng – dấu xuất huyết nội, khám đau VMC, theo dõi tim thai

Câu 7: Nội dung khám thai của VMC:

Nguy cơ của VMC lên thai kì lần này:

– Nhau tiền đạo, nhau cài răng lược

– Thai bám VMC (thai ngoài TC)

– Nứt VMC

– Sảy thai nhiều lần/sảy thai sớm

Chú ý gì:

– Khám thai đầy đủ ở cơ sở có điều kiện PT

– Phải đánh giá kĩ càng bánh nhau

– Luôn mang giấy tờ lần mổ trước đi khám

– Theo dõi dấu hiệu cần NV ngay: ra huyết AD, đau bụng. Dấu chuyển dạ

– VMC 2 lần 🡪 Tư vấn triệt sản

Câu 8: Nguy cơ VMC trong chuyển dạ: sợ nhất là nứt VMC vỡ TC

Câu 9: Mổ sanh chủ động hay mổ khi vào CD

Chủ động Vào chuyển dạ
– Thai chưa chắc trưởng thành – Thai đã trưởng thành
– Đoạn dưới chưa thành lập – khó mổ, chảy máu nhiều – Đoạn dưới được thành lập – dễ mổ, ít chảy máu
– CTC đóng nên bế sản dịch – CTC mở (2-3cm), dễ thoát lưu sản dịch
– Chuẩn bị tâm lý sản phụ và NVYT, sắp xếp được người có kinh nghiệm mổ – Không chủ động
– Tránh nứt VMC – Nguy cơ nứt VMC

LS thì chọn mổ chủ động. Vì cái quan trọng nhất là đảm bảo cuộc mổ có PTV kinh nghiệm, để bị động, nứt VMC ko có ng mổ, ko phòng mổ thì chết.

Chuyện đóng CTC bế sản dịch – có thể nong CTC trong quá trình mổ, nhưng nếu ko nong thì cơ gò TC sau sanh vẫn đủ để tống thoát sản dịch

Mổ lúc thai 39w

Câu 10: Liệt kê những can thiệp cần thiết khi thực hiện sanh ngã A Đ

– Theo dõi sát – liên tục tim thai – cơn gò bởi người có kinh nghiệm. Luôn chuẩn bị sẵn phòng mổ cấp cứu

– Phòng tránh chuyển dạ kéo dài

– Có thể giảm đau sản khoa (tránh đau đớn, tránh gây kéo dài chuyển dạ). PP lựa chọn là gây tê ngoài mc (ACOG 2012 – level A)

– Khởi phát chuyển dạ: oxytocin và progtaglandin gây tăng vỡ tc trên VMC. Sonde foley chỉ dùng 1 lần cho VMC

– Tăng co bằng oxytocin: phải theo dõi thật cản thận, mắc monitor liên tục. 70% bất thường VMC sẽ có bất thường tim thai

– GĐ sổ thai: cân nhắc kéo bằng forcep để rút ngắn giai đoạn sổ thai, giảm sức rặn người mẹ

– GĐ sổ nhau: nên để nhau bong tự nhiên. Sau khi sổ nhau phải soát lòng TC

+ Cho tay vào lòng TC đánh giá sự nguyên vẹn của TC, của VMC, của mô nhau

+ Chuẩn bị atopine và dolargan giảm đau và chống sốc

Câu 11: Có thể dùng oxytocin để tăng co trong CD không?

– Được, nhưng thật cẩn thận, đúng chỉ định và khởi đầu liều thấp nhất có hiệu quả

– VMC là chống chỉ định tương đối của oxytocin. Có liên quan đến gia tăng vỡ TC trên VMC, về mặt lí thuyết. Tuy nhiên, ACOG lưu ý rằng vấn đề nằm ở thiết kế nghiên cứu, bao gồm cả những thiết kế NC thử nghiệm đa trung tâm. 1,1% với oxytocin alone

Câu 12. KPCD trên VMC

– Sonde Foley 1 lần.

– Oxytocin nếu CTC thuận lợi

Câu 13: Sanh ngã âm đạo trên VMC hiểu ntn?

Câu 14: Giúp sanh khi có VMC

– Lợi: Rút ngắn giai đoạn 2 chuyển dạ, giảm sức rặn của mẹ, giảm nguy cơ vỡ TC

– Hại: Có thể gây tổn thương đường sanh, giúp sanh khi ngôi cao có thể gây vỡ TC, và những biến chứng liên quan đến giúp sanh cho thai

🡪 Nên cân nhắc tùy tình huống. Nếu CD tiến triển thuận lợi, ngôi lọt xuống xoay dễ dàng, ko có người có kinh nghiệm thực hiện giúp sanh thì ko nên.

Câu 15: Cần thiết phải kiểm tra sinh dục sau sanh VMC:

– Cần thiết. Cần soát lòng TC, kiểm tra sự toàn vẹn của VMC và tống xuất hết mô nhau

Câu 16: Sự cần thiết giảm đau sản khoa:

– Cần thiết. Giảm đau sản khoa ko ảnh hưởng đến kết cục sanh ở VMC (ACOG – level A)

– Dấu gợi ý là EFM nhanh, và đau khi vỡ VMC là đau cơ, nên vẫn nhận biết được

– Việc giảm đau giảm lo lắng, giảm đau đớn cho người mẹ, giúp cuộc chuyển dạ thuận lợi hơn.

Câu bonus: Đánh giá VMC này có chỉ định PT không?

– Chỉ định cho VMC lần trước:

+ What: Mổ đường dọc

+ When: <18 tháng

+ How many: > 2 lần

+ Why: Khung chậu hẹp, TC dị dạng

+ How: NT hậu phẩu

– Chỉ định cuộc mổ lần này:

+ VMC đau

+ Chỉ định ko liên quan VMC: ngôi bất thường, NTĐ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *