ĐIỀU TRỊ VIÊM MÔ TẾ BÀO & ÁP XE DA

ĐIỀU TRỊ VIÊM MÔ TẾ BÀO & ÁP XE DA

Contents

Các nguyên lý chung 2

  1. Tổng quan 2
  2. Kháng sinh đường uống so với đường tĩnh mạch 2

Tiếp cận lâm sàng 2

  1. Nhiễm trùng không sinh mủ 2
    1. Viêm mô tế bào 2
    2. Bệnh viêm quầng 3
    3. Tái nhiễm 3
  2. Nhiễm trùng sinh mủ 5
    1. Apxe có thể dẫn lưu 5
    2. Viêm mô tế bào sinh mủ (ổ áp xe không thể dẫn lưu) 6

Nhiễm trùng tái phát 8

Các nguyên lý chung

  1. Tổng quan – tiếp cận điều trị nhiễm trùng da và mô mềm sẽ lệ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng:
  • Các bệnh nhân với nhiễm trùng không tiết mủ (ví dụ như viêm mô tế bào hoặc viêm quần đỏ da mà không có apxe hoặc dẫn lưu mủ) nên được điều trị kháng sinh kinh nghiệm như lưu đồ 1
  • Các bệnh nhân với apxe mà có thể dẫn lưu thì nên được rạch dẫn lưu; về kỹ thuật rạch sẽ được thảo luận trong một bài khác; thêm nữa, kháng sinh nên được sử dụng khi có chỉ định như trong lưu đồ 2
  • Các bệnh nhân với viêm mô tế bào có mủ nên được được điều trị với kháng sinh như trong lưu đồ 2

Các vấn đề khác như chọn lựa giữa kháng sinh uống hay tĩnh mạch sẽ được bàn luận dưới bài.

Chú ý, liều kháng sinh là rất quan trọng, đặc biệt ở các bệnh nhân béo phì; dùng thuốc mà dưới ngưỡng liều điều trị sẽ có nguy cơ rất cao dẫn đến thất bại điều trị.

Tiếp cận kháng sinh nên được cân chỉnh dựa vào các dữ kiện như phổ vi khuẩn đã biết, bệnh nền và các vấn đề chuyên biệt khác của bệnh nhân (như động vật cắn hoặc nhiễm từ môi trường nước).

Các thành tố khác của điều trị bao gồm tăng vùng ảnh hưởng và điều trị các tình trạng kèm theo nếu có như phù hoặc rối loạn lớp bì của da.

Chúng tôi không thích thú lắm việc sử dụng thường qui NSAIDs hay corticoid trên bệnh nhân viêm mô tế bào, bởi vì các thuốc này có thể che lấp các dấu hiệu của nhiễm trùng mô mềm hoại tử và sử dụng chúng có thể gây ra việc chậm trễ trong chẩn đoán. Nhưng một vài nghiên cứu đã cho thấy sử dụng NSAID trong thời gian ngắn có thể làm giảm sự viêm trên các bệnh nhân viêm mô tế bào và vài nghiên cứu đề nghị dùng cor ngắn ngày có thể rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh nhân với viêm quầng da nhưng các nghiên cứu này có nhiều hạn chế bởi vì kích thước nghiên cứu còn quá nhỏ.

Kháng sinh đường uống so với đường tĩnh mạch

Các bệnh nhân có nhiễm trùng mức độ nhẹ có thể được điều trị bằng kháng sinh đường uống. Điều trị kháng sinh bằng đường tĩnh mạch sẽ được chỉ định khi bệnh nhân có các yếu tố sau:

    • Các dấu hiệu của nhiễm độc toàn thân (sốt trên 38 độ, tụt huyết áp hoặc nhịp tim nhanh dai dẳng)
    • Đỏ da tiến triển cực nhanh
    • Không cải thiện lâm sàng sau 48h với kháng sinh đường uống
    • Không thể dung nạp đường uống
    • Vị trí của sang thương gần với một thiết bị y khoa được đặt dài hạn (cầu mạch máu, khớp nhân tạo)

Quyết định khởi trị kháng sinh đường tĩnh mạch nên phụ thuộc vào các vấn đề của

từng cá nhân như độ nặng trên lâm sàng và các bệnh đồng mắc đi kèm. Ví dụ như người bệnh có các vấn đề về suy giảm miễn dịch như (giảm bạch cầu, ghép tạng, HIV…) nên được điều trị bằng đưỡng tĩnh mạch.

Tiếp cận lâm sàng

  1. Nhiễm trùng không sinh mủ – Các dạng nhiễm trùng không sinh mủ bao gồm

: viêm mô tế bào và viêm quầng

Điều trị viêm mô tế bào và viêm quầng, nên đi đôi với việc đánh giá vùng bị ảnh hưởng và điều trị các nguyên nhân nền gây bệnh.

Nhiều người bệnh với viêm mô tế bào và kèm theo các tình trạng mà có thể giúp tiên lượng khả năng sẽ có tái phát viêm mô tế bào trở lại cao hơn mức bình thường ( bao gồm suy tĩnh mạch mạn, phù bạch mạch, nấm da chân). Với các bệnh nhân này, điều trị nên nhắm vào cả tình trạng nhiễm trùng lẫn bệnh nền gây ra nó nếu có thể được. Ví dụ bệnh nhân với phù có thể nhận được lợi ích từ việc mang vớ áp lực và sử dụng lợi tiểu.

Viêm mô tế bào

Các bệnh nhân với viêm mô tế bào không sinh mủ nên được sử dụng phác đồ kháng sinh kinh nghiệm mà có thể phủ được beta- hemolytic streptococci (Strepto tiêu huyết beta) và methicillin-susceptible Staphylococcus aureus (MSSA – Staph.aureus nhạy Methicillin). Các lựa

chọn phổ biến gồm Cefazolin truyền tĩnh mạch hay Cephalexin đường uống; Các lựa chọn khác cũng như liều dùng được trình bày ở lưu đồ 1

Cách tiếp cận này của chúng tôi được ủng hộ bởi các nghiên cứu sau đây:

  • Một nghiên cứu 496 bệnh nhân với viêm mô tế bào không sinh mủ đã chỉ ra một tỷ lệ chữa khỏi tương tự nhau giữa một nhóm bệnh nhân được điều trị với Cephalexin kèm giả dược (mục tiêu trị Strep tiêu huyết beta và MSSA;69%) và nhóm thứ 2 điều trị với cephalexin kèm trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP- SMX; để điều trị kinh nghiệm cho streptococci tiêu huyết beta và methicillin- resistant S. aureus [MRSA]; 76 %; difference 7.3 percent; 95% CI -1.0 to 15.5 percent; p=0.09)
  • Một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên 153 bệnh nhân viêm mô tế bào không apxe cũng cho ra kết quả tương tự

Nên cho thêm kháng sinh phủ luôn MRSA khi trong các trường hợp sau:

  • Các dấu hiệu của nhiễm độc toàn thân (sốt trên 38 độ, tụt huyết áp hoặc nhịp tim nhanh dai dẳng)
  • Trước đây, đã từng nhiễm MRSA hoặc trên người có chủng MRSA thường trú
  • Kém đáp ứng lâm sàng với thuốc kháng sinh đã cho nhưng không có tác dụng chống MRSA
  • Có các yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA (gồm nhập viện gần đây, lưu trú dài hạn trong các nhà chăm sóc, mới phẫu thuật gần đây, lọc máu, và nhiễm HIV)
  • Vị trí của sang thương gần với một thiết bị y khoa được đặt dài hạn (cầu mạch máu, khớp nhân tạo)

Độ sâu của hồng ban có thể được xem là môt yếu tố để có thể đánh giá sau khi khởi trị kháng sinh.

Bệnh nhân với viêm mô tế bào, điển hình thông thường sẽ cải thiện triệu chứng sau 24-48h sử dụng kháng sinh, mặc dù cải thiện lâm sàng trên những ca nặng có thể chỉ được nhìn thấy rõ tới tận 72h. Sự tồn tại kéo dài của mảng hồng ban và/hoặc các triệu chứng toàn thân sau khoảng thời gian này thì nên cân nhắc đến khả năng bệnh nhân đã nhiễm tác nhân kháng thuốc hoặc nên có một chẩn đoán phân biệt khác.

  • Thời gian điều trị nên được cá nhân hóa dựa vào đáp ứng lâm sàng. Nhìn chung, 5- 6 ngày đã là phù hợp với các viêm mô tế bào không biến chứng và tình trạng nhiễm trùng có cải thiện dần trong khoảng thời gian điều trị này. Mở rộng điều trị có thể cần lên đến 14 ngày trên các ca nặng, đáp ứng chậm, hay có suy giảm miễn dịch.

Bệnh viêm quầng

Nên được điều trị với kháng sinh nhắm vào Streptococci tiêu huyết beta

Các bệnh nhân với triệu chứng toàn thân (sốt và lạnh run) nên được điều trị bằng kháng sinh tĩnh mạch. Lựa chọn phù hợp là

cefazolin, ceftriaxone, hoặc flucloxacillin (lưu đồ 1). Cefazolin có thể chống lại Streptococci cũng như MSSA, đây là kháng sinh hữu hiệu trong tình huống không thể phân định rõ đây là viêm quầng hay viêm mô tế bào. Ceftriaxone chống được Streptococci (có thể chống được MSSA trong vài trường hợp) với liều 1 lần/ngày là thuốc thuận lợi để sử dụng cho các bệnh nhân ngoại trú.

Các bệnh nhân với nhiễm trùng nhẹ hoặc các bệnh nhân có cải thiện với kháng sinh đường tĩnh mạch có thể chuyển sang Penicillin hoặc Amoxicillin đường uống (lưu đồ 1). Trong tình huống người bệnh dị ứng với betalactam thì cephalexin, clindamycin, trimethoprim- sulfamethoxazole, hoặc linezolid có thể được sử dụng thay thế. Kháng sinh nhóm Macrolides (như erythromycin) có thể là không đủ ở các vùng lưu hành các chủng Streptococci tiêu huyết beta đề kháng thuốc mạnh.

Thời gia điều trị nên được cá thể hóa theo đáp ứng lâm sàng, 5-14 ngày là phù hợp.

Tái nhiễm

Viêm mô tế bào tái phát khá là phổ biến; 22-49% bệnh nhân viêm mô tế bào đã được báo cáo là có ít nhất 1 lần bị tái phát (14% trong vòng 1 năm đầu và 45% trong vòng 3 năm, thường ở cùng một vị trí).

  1. Điều trị – Tiếp cận điều trị tái phát cũng y như cách tiếp cận điều trị tiên phát
  2. Phòng ngừa- cách phòng ngừa hiệu quả là làm dịu các tình trạng nền có thể

gây viêm mô tế bào (như sử dụng các biện pháp điều trị áp lực trong điều trị phù), khử chủng S.aureus thường trú. Sẽ được thảo luận chi tiết hơn sau.

Các liệu pháp điều trị bằng áp lực

Ở các bệnh nhân tái phát viêm mô tế bào mà trên bệnh cảnh của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính và phù, liệu pháp băng ép là một thành tố cần thiết vì nó có hiệu quả trong việc giảm tái phát viêm mô tế bào. Và chỉ nên sử dụng khi bệnh nhân đã hồi phục, chứ không nên dùng khi đang bị viêm mô tế bào.

Nghiên cứu 84 bệnh nhân với phù do dãn tĩnh mạch chi dưới và có trên 2 lần viêm mô tế bào, sử dụng liệu pháp áp lực mổi ngày (mang vớ áp lực) cho kết quả giảm tỷ lệ tái phát viêm mô tế bào so với nhóm không mang (15 so với 40% sau 6 tháng). Không có tác dụng phụ nặng nề nào được ghi nhận cả.

Vai trò của antibiotic suppression

Trên các bệnh nhân với tần suất tái phát viêm mô tế bào 3-4 lần/năm và các yếu tố thúc đẩy không thể bị khống chế, liệu pháp antibiotic suppression có thể được sử dụng. Liệu pháp này sẽ ít hiệu quả trên vài bệnh nhân có các đặc điểm như phù mạn, tái phát nhiều hơn 3 lần, hoặc BMI>33

Test máu kiểm tra beta-hemolytic streptococci có thể sẽ là một công cụ hữu ích cho việc định hướng việc chọn liệu pháp antibiotic suppression.

Các lựa chọn kháng sinh cho liệu pháp antibiotic suppression bao gồm:

  • Với các bệnh nhân đã biết hoặc cho rằng nhiễm Streptococci tiêu huyết beta
  • Penicillin V (250 to 500 mg uống 2 lần/ngày)
  • Penicillin G benzathine tiêm bắp (IM) (1.2 to 2.4 triệu đơn vị tiêm bắp mổi 4 tuần; rút ngắn xuống còn 2 tuần nếu mổi 4 tuần không hiệu quả)
  • Với các bệnh nhân đã biết hoặc cho rằng nhiễm Staphylococci
  • Cefadroxil (500 mg uống 2 lần/ngày; for suppression of MSSA infection)
  • Clindamycin (150 mg uống 1 lần/ngày)
  • Trimethoprim-sulfamethoxazole (một liều sức mạnh nhân đôi uống 2 lần/ngày)

Liệu pháp Suppressive có thể được sử dụng liên tục nhiều tháng kèm theo đánh giá hiệu quả và dung nạp. Nếu viêm mô tế bào tái phát bệnh nhân nên được tái đánh giá; bệnh nhân có thể cần được hướng dẫn để tự sử dụng kháng sinh ngay khi triệu chứng khởi phát.

Bằng chứng hổ trợ có liệu pháp antibiotic suppression đến từ các nghiên cứu sau đây:

  • Trong một nghiên cứu 274 bệnh nhân tái phát trên 2 lần viêm mô tế bào chi dưới, penicillin (250 mg uống 2 lần/ngày) gần như đã giảm một nửa nguy cơ tái phát trong vòng 12 tháng phòng ngừa. (hazard ratio 0.55; 95% CI 0.35 to 0.86), nhưng

hiệu quả bảo vệ đã tụt nhanh chóng khi ngưng thuốc

Nhiễm trùng sinh mủ

Nhiễm trùng sinh mủ tức là sự hiện diện của một áp xe có khả năng dẫn lưu hoặc viêm mô tế bào với rỉ mủ. Một tình trạng nhiễm trùng sinh mủ Có thể là một tiến trình bắt đầu bằng một ổ áp xe với viêm mô tế bào thứ phát sau đó, Hoặc cũng có thể bắt đầu bằng một viêm mô tế bào và thứ phát sinh mủ sau đó. Các tình trạng này khả năng cao là do staphylococcus aureus gây ra và nên được xem xét kỹ để chọn ra kháng sinh kinh nghiệm thích hợp.

Apxe có thể dẫn lưu

Các bệnh nhân có ổ áp xe mà có thể dẫn lưu thì nên được rạch và dẫn lưu. Kỹ thuật dẫn lưu như thế nào và phương pháp cấy thì sẽ được nói trong một bài khác.

  • Các bệnh nhân có nguy cơ của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng thì nên được dùng kháng sinh kinh nghiệm, trước khi rạch và dẫn lưu áp xe. Một kháng sinh đường uống mà có thể chống lại MRSA và Streptococcus tiêu huyết beta nên được cho trước một giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

Vai trò của kháng sinh

Với các bệnh nhân mà cần phải rạch và dẫn lưu ổ áp xe trên da , chúng tôi đề nghị phải sử dụng kháng sinh. Đặc biệt, chúng tôi ưu tiên sử dụng kháng sinh trên các bệnh nhân có bất kỳ đặc điểm sau:

    • Ổn áp xe đơn độc lớn hơn hoặc bằng 2 cm
    • Nhiều sang thương
    • Vùng viêm mô tế bào xung quanh rộng
    • Có tình trạng suy giảm miễn dịch hoặc các bệnh đồng mắc khác
    • Có các dấu hiệu nhiễm độc toàn thân (Sốt trên 38 độ, tụt huyết áp hoặc tim nhanh dai dẳng)
    • Đáp ứng lâm sàng kém với chỉ bằng phương pháp rạch và dẫn lưu
    • Sự hiện diện của các thiết bị y khoa lưu trú lâu ngày ngày (Ví dụ như là Khớp nhân tạo hoặc máy tạo nhịp )
    • Nguy cơ cao của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng nặng (Ví dụ như đã từng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng trước đây, có đặt các van tim cơ học

, bệnh tim bẩm sinh không điều trị, rối loạn chức năng van tim trong ghép tim.)

    • Nguy cơ cao lây nhiễm staphylococcus aureus cho người khác (Ví dụ như vận động viên hoặc quân nhân)

Dĩ nhiên, bởi vì nhiều ổ áp xe có thể điều trị thành công với chỉ rạch và dẫn lưu. Ý kiến của các chuyên gia hiện tại rất là khác nhau ,vài chuyên gia cho rằng có thể không cần thiết phải sử dụng kháng sinh trên những apxe <= 2 cm và không có các yếu tố nguy cơ kể trên.

Hướng dẫn của Hiệp hội các bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ xuất bản năm 2014 Về điều trị nhiễm trùng da và mô mềm không

khuyến cáo sử dụng kháng sinh thường quy cho các bệnh nhân với các ổ áp xe da mức độ nhẹ mà chưa có triệu chứng Nhiễm trùng toàn thân , Tình trạng suy giảm miễn dịch , tuổi quá cao hoặc có nhiều ổ áp xe . Dĩ nhiên nhiều nghiên cứu thực chứng lớn sau đó đã chỉ ra lợi ích của kháng sinh mặc dù trên các bệnh nhân với các ổ apxe nhỏ:

  • Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên 1220 bệnh nhân trên 12 tuổi (tuổi trung vị là 35) , có ổ áp xe với đường kính từ 2 đến 5 cm được rạch và dẫn lưu , điều trị với kháng sinh TMP-SMX (320 mg/1600 mg 2 lần/ngày) Kết quả đã cho thấy tốc độ chữa lành cao hơn từ 7 đến 14 ngày khi so sánh với giả dược (80.5 versus 73.6 percent) . Cấy vết thương cho kết quả dương tính 45% với MRSA.
  • Trong một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên khác với hơn 780 bệnh nhân với ổ áp xe <= 5 cm (45% bệnh nhân <=2cm) Cũng được rằng và dẫn lưu, Điều trị với kháng sinh TMP-SMX hoặc clindamycin .Kết

quả ở mỗi nhóm kháng sinh cho thấy tốc độ chữa lành cao hơn vào ngày thứ 10 khảo sát khi so với giả dược. (82 or 83 percent versus 69 percent). MRSA được cấy ra ở 49% bệnh nhân.

Điều trị kháng sinh cũng có thể giảm nguy cơ của việc tái phát áp xe da .Một nghiên cứu thực chứng ngẫu nhiên đã chỉ ra rằng, sau một tháng theo dõi tỷ lệ tái phát áp xe da thấp hơn ở nhóm bệnh nhân sử dụng

kháng sinh clindamycin so với giả dược hoặc TMP-SMX.

Cách tiếp cận điều trị kháng sinh kinh nghiệm như thế nào và thời gian dùng bao lâu sẽ được thảo luận bên dưới bài

Viêm mô tế bào sinh mủ (ổ áp xe không thể dẫn lưu)

Các bệnh nhân với viêm mô tế bào sinh mủ Nên được điều trị bằng kháng sinh như trong hướng dẫn của lưu đồ 2. Việc tiếp cận điều trị kháng sinh như thế nào và thời gian bao lâu sẽ được mô tả bên dưới bài

  1. Tiếp cận điều trị kháng sinh – Cách tiếp cận chọn lựa kháng sinh thì cũng tương tự với các bệnh nhân có nhiễm trùng sinh mủ ,bao gồm:
    • Các bệnh nhân với ổ áp xe có thể dẫn lưu và các tiêu chuẩn lâm sàng liên quan
    • Các bệnh nhân với viêm mô tế bào và có sinh mủ (không hiện diện ổ ap-xe có thể dẫn lưu)

Các mầm bệnh cần phải phủ

  • Bệnh nhân với các nhiễm trùng sinh mủ nên điều trị kháng sinh kinh nghiệm và có thể chống lại được vi khuẩn MRSA trong lúc chờ kết quả cấy. Kháng sinh chống Streptococci Tiêu huyết beta thường sẽ không cần thiết. Kháng sinh sẽ được hiệu chỉnh dựa vào kết quả cấy và kết quả test độ nhạy.

Cách tiếp cận này thì được ủng hộ bởi một nghiên cứu trên 422 bệnh nhân nhiễm

trùng mô mềm sinh mủ mà vi khuẩn MRSA được lấy ra trên 59% bệnh nhân , sau đó là MSSA 17% và Streptococci tiêu huyết beta chỉ 2.6%

Khởi trị ban đầu với nhiễm trùng mô mềm sinh mủ trên bệnh nhân do loét tì đè , vị trí nhiễm trùng quanh hậu môn , hoặc đã có hoại tử da nên bao gồm các loại kháng sinh có thể chống lại được MRSA, các vi khuẩn Gram âm, cũng như các chủng kị khí.

Chọn lựa một kháng sinh phù hợp

Các lựa chọn kháng sinh cho tình trạng nhiễm trùng sinh mủ (Với hoạt tính chống được MRSA) bao gồm : clindamycin, TMP-SMX, hoặc tetracyclines (doxycycline hoặc minocycline).Hiệu quả của kháng sinh clindamycin and TMP- SMX trong việc điều trị các nhiễm trùng da chưa biến chứng đã được so sánh.►Trong một nghiên cứu với 524 bệnh nhân nhiễm trùng da chưa biến chứng

,bao gồm cả viêm mô tế bào và áp xe (Tỷ lệ chữa lành của clindamycin và TMP- SMX lần lượt là 80% và 78%). Khi sử dụng kháng sinh chống MRSA đường uống , Chúng tôi sẽ ưu tiên sử dụng các kháng sinh như TMP-SMX, doxycycline, hoặc minocycline; clindamycin sẽ thường ít được chọn vì nó tăng nguy cơ gây ra nhiễm Clostridioides difficile.

Kháng sinh nhóm Oxazolidinones (linezolid or tedizolid), delafloxacin, và omadacycline là các thuốc kháng sinh bổ sung có thể chống lại MRSA. Nhưng chúng nên được giữ lại để sử dụng cho các

tình huống mà không một thuốc nào có thể sử dụng được nữa.

Với các bệnh nhân mà có nguy cơ cao sẽ có một hậu quả nặng nề nếu viêm nội tâm mạc nhiễm trùng xảy ra, bên cạnh phủ MRSA chúng tôi sẽ phủ luôn Streptococci tiêu huyết beta.

  • Liệu pháp kháng sinh mà có thể vừa chống lại được MRSA và vừa chống lại được phép Streptococci tiêu huyết beta đó là đơn vị với kháng sinh clindamycin hoặc TMP-SMX. Có thể có sự khác biệt về độ nhạy của MRSA với kháng sinh tùy theo từng vùng.

Cách lựa chọn kháng sinh cho điều trị MRSA đường tĩnh mạch bao gồm vancomycin daptomycin. Các kháng sinh đường tĩnh mạch thay thế khác chống lại MRSA được tóm tắt trong bảng 2 .

Thời gian điều trị

Thời gian điều trị phù hợp nhiễm trùng da và mô mềm sẽ phụ thuộc vào bản chất của tình trạng lâm sàng , và việc đáp ứng lâm sàng ra sao sẽ định hướng thời gian điều trị.

Các bệnh nhân ngoại trú điều trị với kháng sinh đường uống nên được tái đánh giá sau 24 đến 48 giờ để xem đáp ứng điều trị.

Bệnh nhân nhiễm MRSA và có đáp ứng thường thường thời gian điều trị sẽ là 5 ngày , mở rộng thời gian điều trị có thể lên đến 14 ngày trên các bệnh nhân với lâm sàng nặng ,đáp ứng kém với điều trị hoặc có suy giảm miễn dịch. Đáp ứng kém với điều trị có thể xuất phát từ các nguyên nhân như nhiễm một chủng kháng thuốc,

không tuân thủ điều trị , hoặc đã có một tình trạng nhiễm trùng sâu và nặng hơn so với đánh giá trước đó đó.

Bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng mà phải sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch (Không có nhiễm trùng huyết) thì khoảng thời gian điều trị điển hình là từ 5 đến 14 ngày , và khi có các dấu hiệu cải thiện trên lâm sàng và cũng không có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân thì kháng sinh đường tĩnh mạch có thể chuyển sang kháng sinh được uống.

Với các bệnh nhân mà ổ áp xe được phát hiện bằng các kỹ thuật hình ảnh học, thì việc theo dõi đáp ứng bằng các kỹ thuật hình ảnh học đấy có thể hữu ích.

Nhiễm trùng tái phát

Việc tiếp cận điều trị viêm mô tế bào sinh mủ tái phát thì cũng tương tự như cách tiếp cận điều trị ban đầu

Một ổ áp xe tái phát ngay tại vị trí đã nhiễm trùng trước đó nên được xém xét đến các nguyên nhân bổ sung khác như pilonidal cyst, hidradenitis suppurativa hoặc có vật thể gì đó ngoại lai , dị vật đã bỏ sót. Phẫu thuật thám sát trong vài tình huống có thể cần để tìm nguyên nhân và đánh kháng sinh phủ sớm có thể là hợp lý nếu không thể dẫn lưu hoặc nguyên nhân nền không được tìm thấy. Nếu tái phát ap xe xuất hiện nhiều lần ở gian đoạn thanh thiếu niên trẻ thì nên đánh giá thêm một yếu tố đó là bệnh nhân có tình trạng rối loạn gì về bạch cầu hay không.

Bảng 1: Kháng sinh đường uống điều trị nhiễm trùng da và mô mềm do MRSA

Điều trị Liều lượng người trưởng thành

Thuốc ưu tiên chọn

Trimethoprim-sulfamethoxazole (cotrimoxazole)

1 or 2 DS tablets 2 lần/ ngày

Clindamycin 450 mg uống 3 lần/ ngày

Doxycycline 100 mg uống 2 lần/ ngày

Minocycline

200 mg uống 1 lần/ ngày, sau đó 100 mg uống 2 lần/ ngày

Thuốc thay thế

Linezolid 600 mg uống 2 lần/ ngày

Tedizolid 200 mg uống 1 lần/ ngày

Delafloxacin 450 mg uống 2 lần/ ngày

Omadacycline 300 mg uống 1 lần/ ngày

Bảng 2: Kháng sinh đường tĩnh mạch điều trị nhiễm trùng da và mô mềm do MRSA

Thuốc Liều lượng người trưởng thành

Thuốc ưu tiên

Vancomycin 15 to 20 mg/kg/dose mổi 8-12 giờ

Daptomycin 4 to 6 mg/kg tĩnh mạch 1 lần/ngày

Các thuốc thay thế

Các thuốc tác dụng ngắn với liều uống và liều tĩnh mạch

Linezolid 600 mg tĩnh mạch (hoặc uống) 2 lần/ngày

Tedizolid 200 mg tĩnh mạch (hoặc uống) 1 lần/ngày

Delafloxacin 300 mg IV 2 lần/ngày (hoặc 450 mg uống 2 lần/ngày)

Omadacycline

100 mg IV 1 lần/ngày (hoặc 300 mg uống 1 lần/ngày)

Các thuốc tác dụng ngắn với liều tĩnh mạch

Ceftaroline 600 mg tĩnh mạch mổi 12 giờ

Các thuốc tác dụng dài với liều tĩnh mạch

Dalbavancin

Single-dose regimen: 1500 mg once

Two-dose regimen: Initial dose 1000 mg, followed by 500 mg dose one week later

Oritavancin 1200 mg IV as a single dose

Telavancin 10 mg/kg once daily

TAKE HOME MESSAGE

  • Nên cho thêm kháng sinh phủ luôn MRSA khi trong các trường hợp sau:
  • Các dấu hiệu của nhiễm độc toàn thân (sốt trên 38 độ, tụt huyết áp hoặc nhịp tim nhanh dai dẳng)
  • Trước đây, đã từng nhiễm MRSA hoặc trên người có chủng MRSA thường trú
  • Kém đáp ứng lâm sàng với thuốc kháng sinh đã cho nhưng không có tác dụng chống MRSA
  • Có các yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA (gồm nhập viện gần đây, lưu trú dài hạn trong các nhà chăm sóc, mới phẫu thuật gần đây, lọc máu, và nhiễm HIV)
  • Vị trí của sang thương gần với một thiết bị y khoa được đặt dài hạn (cầu mạch máu, khớp nhân tạo)
  • Thời gian điều trị 5-6 ngày : viêm mô tế bào không biến chứng và tình trạng nhiễm trùng có cải thiện dần trong khoảng thời gian điều trị này. 14 ngày trên các ca nặng, đáp ứng chậm, hay có suy giảm miễn dịch.
  • Các bệnh nhân có nguy cơ của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng thì nên được dùng kháng sinh kinh nghiệm, trước khi rạch và dẫn lưu áp xe. Một kháng sinh đường uống mà có thể chống lại MRSA và Streptococcus tiêu huyết beta nên được cho trước một giờ trước khi thực hiện thủ thuật
  • Bệnh nhân với các nhiễm trùng sinh mủ nên điều trị kháng sinh kinh nghiệm và có
thể chống lại được vi khuẩn MRSA, Trong lúc chờ kết quả cấy. Kháng sinh chống
Streptococci Tiêu huyết beta thường sẽ không cần thiết.
  • Chúng tôi sẽ ưu tiên sử dụng các kháng sinh như TMP-SMX, doxycycline, hoặc minocycline; clindamycin sẽ thường ít được chọn vì nó tăng nguy cơ gây ra nhiễm Clostridioides difficile.
  • Liệu pháp kháng sinh mà có thể vừa chống lại được MRSA và Streptococci tiêu
huyết beta đó là đơn trị với kháng sinh clindamycin hoặc TMP-SMX. Có thể có sự
khác biệt về độ nhạy của MRSA với kháng sinh tùy theo từng vùng.

THE END – THANK YOU

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *