NOTE CÂU HỎI CẤP CỨU KHOA NHI

CẤP CỨU

BỆNH ÁN SỐC SXH-DENGUE

1/ Đầu tiên xác định bệnh nhân có vấn đề nào cần cấp cứu không ? => SỐC

=>Dấu hiệu nào chứng tỏ BN sốc ?

-Lừ đừ

-Tay chân lạnh

-CRT 4s, mạch không bắt được, huyết áp không đo được

2/Nếu được làm lại, cần theo dõi gì để bé đừng vào nặng như thế này ?

Đối tượng nhủ nhi, nếu không thể nhập viện thì dặn dò gì ?

-Tái khám mỗi ngày, đặc biệt từ ngày 2 trở đi, cho đến khi hết 7 ngày

-Bệnh SXH rất phổ biến, và có thể chuyển nặng ở ngay ngày đầu bé sốt

-Đối với SXH, bệnh nhân vẫn có thể chuyển nặng dù đã hết sốt

-Dặn các dấu hiệu chuyển độ

+Trẻ lớn: đau bụng, (Nhủ nhi, trẻ nhỏ: Bứt rứt, quấy khóc dù đã hết sốt)

+Tay chân lạnh, vã mồ hôi

+Tiểu ít

+Chảy máu: mũi, răng, phân đen

  • XN NS1Ag giúp ích cho chẩn đoán rất nhiều

3/ Tại sao không dùng CPT ngay từ đầu mà dùng điện giải rồi mới CPT

-Do cơ thế mất dịch của SXH: dịch thoát khỏi lòng mạch vào khoang thứ 3, vào khoảng kẽ… làm BN tụt huyết áp => sốc

=> Cái mình mong muốn là kéo HA bệnh nhân quay lại sớm từ đầu

-Nếu dùng CPT từ đầu, thì phải truyền lượng dịch rất lớn => nguy cơ phù phổi, RL đông máu…

-Dùng điện giải trước, sẽ bù được ngay lượng dịch để kéo HA trở lại, mặc dù sau đó rất nhanh dịch cũng thoát ra ngoài lòng mạch, thì CPT theo sau sẽ giúp kéo lượng dịch vừa ra ngoài trở lại lòng mạch mà không phải chịu nguy cơ do truyền CPT qua nhiều

4/ Truyền dịch cần chú ý gì

4.1.Đánh giá đáp ứng với LR bằng dấu hiệu gì ?

-Tri giác

-Mạch

-Huyết áp

-CRT

-Nước tiểu

=> Mắc mornitor

-Bơm dịch nếu nhịp tim BN giảm dần, sóng mạch đều => truyền đúng

-Bơm dịch nếu nhịp tim nhanh lên, khám gan to => Xem lại tốc độ truyền hoặc loại sốc xác định đúng chưa

4.2. Đánh giá phù phổi

4.3. Dựa vào sinh hiệu hay hct để giảm dịch ?

=> Sinh hiệu

5. Thể tích tuần hoàn giảm trên 20% => cơ thể mất khả năng bù trừ => suy sụp hệ tuần hoàn

-Khi BN vào sốc, thể tích tuần hoàn đã giảm > 20% => bù dịch lại để phục hồi => kì vọng hct sẽ giảm xuống dưới 20%

-Tuy nhiên, nếu giảm hơn > 20%, ngoài việc pha loãng, cần chú ý thêm tình trạng mất hồng cầu (xuất huyết, có thể xuất huyết vào khoang thứ 3)

Điển hình: đổ 20ml/kg dịch vào mà vẫn không ra sốc + Hct giảm nhanh > 20%

+Nếu kèm huyết động không ổn định nữa => càng ủng hộ có xuất huyết đi kèm ( có thể vào khoang thứ 3 không thấy được)

+ Nếu mạch giảm đều, rõ dần, HA ổn, CRT phục hồi, dịch đã truyền 2-3 liều 20ml/kg Hct mới giảm > 20% => khả năng cao không phải

6. Đường truyền tủy xương

-Dùng trong 6-12 tiếng ( tốt nhất là 6 tiếng => viêm tủy xương)

-Dấu hiệu phải dừng đường truyền tủy xương ngay:

-Phù khớp

-Căng cứng cơ xung quanh, mất mạch ngoại vi phía dưới ( kim đi vào cơ)

-Gãy xương (trẻ nhỏ)

7.Natri máu của BN sốc SXH thường dao động 120-130 mmol/L => Đưa 1 lượng dịch lớn vào cơ thể ( xem nồng độ Natri trong NS và LR) => Giảm Natri do pha loãng

-Tất cả các dịch truyền đều có dung môi pha natri nên việc bù Natri thường không quá cấp thiết (nếu không có dấu hiệu biến chứng)

*Albumin có thể giảm cũng do pha loãng

8. Khám bệnh nhân ban đầu phải đánh giá dấu hiệu suy tim cấp

-Mạch nhanh

-Nhịp tim nhanh, Gallop

-Gan to, Tm cổ nổi, phản hồi Gan – TM Cổ (+)

=> Sau mỗi lần dánh giá đáp ứng, phải đánh giá có dấu hiệu quá tải dịch không

-Suy tim cấp

-Phù phổi cấp: ran phổi, khó thở, trào bọt hồng là đã nặng

9.Khám lâm sàng ban đầu phải chú ý dấu hiệu cảnh báo, yếu tố nguy cơ nặng của BN. Nếu có, lập tức theo dõi tại phòng bệnh nặng hoặc cấp cứu

-Mắc Monitor theo dõi tim , SpO2

-Siêu âm tim, bụng tại giường

=> Không để bệnh nhân đi loạnh quoanh chờ làm XN rồi diễn tiến nặng

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *