VIÊM CƠ TIM Raquel Mora

Rate this post
MÔ TẢ Viêm cơ tim là bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng Phổ bệnh từ không có triệu chứng đến suy tim sung huyết (CHF) Viêm cơ tim tối cấp được định nghĩa là khi cần hỗ trợ huyết động vì diễn tiến xấu nhanh chóng (<14 ngày) sau nhiễm virus tiền triệu với các triệu chứng khởi phát rõ rệt DỊCH TỄ HỌC Tỷ lệ mắc Tỷ lệ mắc mới thật thì không rõ Trong số trẻ được khám nghiệm tử thi, khoảng 10% cho thấy bằng chứng mô bệnh học của viêm cơ tim (1) – 50% các trường hợp được báo cáo ở trẻ < 1 tuổi (2% trường hợp tử vong ở trẻ nhũ nhi) (1) – Chiếm khoảng 5% số ca tử vong ở trẻ > 5 tuổi (1) TỶ LỆ LƯU HÀNH Tỷ lệ lưu hành thấp, nhưng là một trong những nguyên nhân gây suy tim sung huyết và bệnh cơ tim giãn nở (30% các trường hợp); chiếm > 80% trong tổng số các trường hợp ghép tim không do tim bẩm sinh ở trẻ em (1) Hai đỉnh tuổi biểu hiện bệnh: Trong năm đầu đời và tuổi vị thành niên (2) – Chỉ khoảng 15% biểu hiện trong khoảng tuổi 2-12 tuổi (2) CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Không có yếu tố nguy cơ nào được biết đến đối với viêm cơ tim SINH LÝ BỆNH Bệnh lý viêm cơ tim đặc trưng với sự thâm nhiễm tế bào bạch cầu diễn tiến xơ hóa có hoặc không có hoại tử. Viêm cơ tim có thể được chia thành cấp, bán cấp và mạn – Cấp: Giai đoạn đầu, các tế bào viêm xâm lấn vào cơ tim gây hoại tử dẫn đến kích hoạt miễn dịch của vật chủ – Bán cấp: Rối loạn điều hòa miễn dịch gây phá hủy tế bào cơ tim trong pha cấp – Mạn: Giai đoạn lành bệnh đặc trưng với phản ứng viêm liên tục, nhiễm virus dai dẳng và xơ hóa tế bào cơ tim chịu ảnh hưởng gây giãn và rối loạn chức năng tâm thất; bức tranh lâm sàng điển hình của bệnh cơ tim giãn nở (3) NGUYÊN NHÂN Thuốc và vaccin – Kháng sinh (i.e., penicillin, ampicillin, sulfonamides, tetracyclines) – Kháng viêm (i.e., mesalamine) – Chống loạn thần (i.e., clozapine, benzodiazepines) – Lợi tiểu quai và thiazides – Methyldopa – Vaccin đậu mùa – Độc tố uốn ván – Thuốc chống trầm cảm ba vòng Viêm – Cardiac sarcoidosis – Hội chứng Churg–Strauss – Viêm cơ tim tế bào khổng lồ – Bệnh lý viêm ruột (Crohn’s và UC) – Kawasaki disease – Loeffler disease (hội chứng tăng bạch cầu ái toan) – Viêm khớp dạng thấp – Lupus ban đỏ hệ thống Nhiễm khuẩn – Vi khuẩn (i.e., chlamydia, Corynebacterium diphtheriae, legionella, mycobacteria, mycoplasma, staphylococci, Streptococcus pneumoniae) – Nấm (i.e., actinomyces, aspergilli, candida, cryptococci) – Giun sán (i.e., echinococci, Trichinella) – KST (i.e. Toxoplasma gondii, Trypanosoma cruzi) – Xoắn khuẩn (i.e., leptospira, Treponema pallidum) Nhiễm virus và phản ứng miễn dịch sau nhiễm virus – Adenoviruses – Coxsackieviruses – Viêm gan C – Herpes viruses (cytomegalovirus, Epstein–Barr virus, and human herpes virus 6) – HIV – Cúm A – Parvovirus B19 – Rhinovirus

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *