NOTE LÂM SÀNG NHI KHOA – HỘI CHỨNG THÂN HƯ CBL

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

I. Đại cương

A. Dịch tễ HCTH NP

1) Tần suất

– Là 1 trong 3 bệnh thận hay gặp ở trẻ em (cùng với VCT cấp và NTT)

– Trẻ < 16t ở Hoa Kỳ: Prevalance: 16/100.000, Incidence 2-7/100.000

– Viện Nhi Hà Nội (1981-1999):

+ 1414 HCTH, chiếm 46.6% bệnh thận

+ NN: NP (96%), thứ phát (4%), chủ yếu sau SLE và HSP

– BN NĐ1: 300 HCTH/y, chiếm 0.67% trẻ nằm viện và 7% tổng số bệnh thận

2) Tuổi:

– <5t: 70%, < 6t: 75%

– Tuổi khởi bệnh của sang thương tối thiểu, FSGS là 2,5 và 6t

Sang thương tối thiểu FSGS VCT tăng sinh màng
Khởi bệnh < 5t 90% 7% 1-2%
Khởi bệnh > 10t 50% 30%

3) Giới:

– < 8t: nam/nữ = 2/1 hoặc 3/2

– > 8t: nam = nữ

B. ĐN: Là HCLS gồm:

– Phù

– Tiểu đạm ≥50 mg/kg/d HOẶC >1 g/m2/d (>40 mg/m2/h) HOẶC PCR >2 mg/mg

– Giảm đạm máu <5.5 g/dl, albumin máu <2.5 g/dl, α2-globulin > 10%

– Tăng lipid máu (C >2.2 g/L, LDL, VLDL, TG): tăng kéo dài 1-3m sau khi tiểu đạm mất

C. Đặc điểm

– Thường NP (80-90%):

+ Đa số là sang thương tối thiểu (80%)

+ Đa số đáp ứng corticoid (90%)

– Tái phát thường xuyên 40-50%, tái phát xa 30-40%, không biết khi nào hết tái phát (có thể >11-12t giảm tái phát)

– Hiếm khi CKD (5%)

II. NN

A. HCTH NP

1) Sang thương tối thiểu (80%)

– GPB:

+ KHV quang học: cầu thận BT, tăng sinh nhẹ TB trung mô

+ IF: (-)

+ KHV điện tử: các TB chân bì dẹt xuống => Tiểu đạm

– Đa số đáp ứng corticoid (> 95%)

2) Xơ chai cầu thận khu trú từng vùng (FSGS) (7-10%)

– Đặc điểm:

+ Khu trú: <50% cầu thận bị tổn thương (thường ở cầu thận cận tuỷ)

+ Từng vùng: tổn thương chỉ ở một vùng của mỗi cầu thận

– LS giống sang thương tối thiểu:

+ Thể gặp ở trẻ kháng corticoid lần đầu => Gây CKD

+ Thể gặp ở trẻ tái phát nhiều lần

– GPB:

+ KHV quang học: đa số BT, một số cầu thận cận tuỷ xơ hoá từng vùng (có thể nhầm với sang thương tối thiểu)

+ IF: lắng đọng IgM và C3

+ KHV điện tử: các TB chân bì dẹt xuống => Tiểu đạm

– 20-30% đáp ứng corticoid

3) Tăng sinh trung mô (5%)

GPB:

– KHV quang học: tăng sinh TB trung mô

– IF: không hoặc ít lắng đọng IgM, IgG, C3

– KHV điện tử: đám đọng ở trung mô

4) Bệnh cầu thận màng (1-2%)

GPB

– KHV quang học: màng đáy dày, không tăng sinh TB

– IF: đám đọng hạt lan toả IgG dọc thành mạch

– KHV điện tử: đám đọng dưới lớp TB biểu mô

5) Viêm cầu thận tăng sinh màng (8%)

– GPB gồm 2 thể:

+ KHV quang học: màng đáy dày tăng sinh trung mô

+ IF: đám đọng lan toả C3, đôi khi IgG, IgM

+ KHV điện tử: đám đọng dưới lớp TB nội mô hoặc trong màng đáy

– 95% kháng corticoid

B. Thứ phát

– NT: HBV, HCV, HIV, giang mai, SR

– Bệnh hệ thống: SLE, HSP (bệnh mạch máu MD), amyloidosis

– K: Hodgkin’s lymphoma

– Thuốc: Au, Hg, kim loại nặng, PNC, NSAIDs

– Bệnh di truyền, CH: ĐTĐ, HCTH GĐ

– Khác: chủng ngừa, độc tố, dị ứng

C. HCTH < 1t (đặc biệt < 3m đầu đời)

1) Bẩm sinh do di truyền

– HCTH bẩm sinh type Phần Lan

– Thể xơ hoá trung mô lan toả

2) Bẩm sinh kèm dị dạng:

– HC Denys-Drash

– HC Gallowey-Mowat

3) HCTH do nhiễm từ mẹ sang con: TORCH, HIV

III. Cơ chế

– MD: bất thường lympho T => Sản xuất yếu tố gây tăng tính thấm thành mạch

– Rối loạn cân bằng các yếu tố gây tăng và ngăn tăng tính thấm

– Khiếm khuyết ở cầu thận: liên quan đến đột biến gene

+ NPHS 1: ảnh hưởng protein Nephrin

+ NPHS 2: ảnh hưởng protein Podocin (thường thể FSGS)

+ ACTN 4: ảnh hưởng α-actinin-4 (thường thể FSGS)

+ WT1: gene ức chế bướu Wilm

IV. Sinh lý bệnh

A. Tiểu đạm cầu thận

– Lượng đạm niệu phụ thuộc đạm máu

– Bất thường nền: tăng tính thấm thành mao quản cầu thận

– Tiểu đạm nhiều: thể sang thương tối thiểu và bệnh cầu thận màng

– Tiểu đạm chọc lọc: thể sang thương tối thiểu

B. Giảm đạm máu: do tiểu đạm vượt quá khả năng tổng hợp bù trừ của gan

C. Phù

– Giảm áp lực keo

– Tăng hoạt aldosterone và ADH

– Giảm hoạt ANF

– Cytokines giữ muối, nước

D. Tăng lipid máu

– Tăng tổng hợp lipid và lipoprotein bù trừ ở gan do giảm albumin máu

– Giảm thoái biến lipoprotein do giảm hoạt tính lipoprotein lipase

– Giảm thụ thể của LDL

– Tăng mất HDL qua nước tiểu

E. HA cao: ít gặp

– V lòng mạch giảm (ở thể sang thương tối thiểu) => Kích thích giao cảm gây tăng HR (HA cao giảm khi truyền Albumin)

– V lòng mạch BT hoặc tăng (trẻ lớn)

– Renin BT hoặc tăng => Có vai trò quan trọng nhưng không phải cơ chế chính

– Cytokine co mạch: NN chính gây THA

V. LS

A. Phù

– Là TC chính

– Thường xảy ra sau NT HH trên

– Vị trí:

+ Khởi đầu: mô liên kết lỏng lẻp (quanh 2 mắt, chi dưới)

+ Lan toàn thân, kể cả BB, TDMP, CQSD

+ Thể sang thương tối thiểu phù nhiều nhất

B. Tiểu ít

C. TC khác

1) THA

– Có THA (cùng với suy thận) khi có tổn thương TB nội bì (giống cơ chế VCT cấp)

– Thể:

+ Thường gặp ở thể FSGS

+ Nặng nhất ở thể VCT tăng sinh màng

+ Sang thương tối thiểu: 5-7% có THA

2) Tiểu máu

– Có tiểu máu khi tổn thương TB gian mao mạch

– Đại thể:

+ Sang thương tối thiểu: 3-7% có

+ VCT tăng sinh màng: thường có

– Vi thể:

+ Sang thương tối thiểu: 20-30% có (thường chỉ ở những ngày đầu)

+ FSGS thường có trong 66%

+ Bệnh cầu thận màng: 80% có

+ VCT tăng sinh màng: 80-100% có

3) Phù nề thành ruột: giảm khi điều trị tốt phù

– Chán ăn

– Kích thích

– Buồn nôn và nôn

– Đau bụng

– Tiêu chảy

4) TC chung

– Mệt mỏi

– Khó thở nếu phù nhiều

VI. CLS

A. Chẩn đoán xác định

1) Nước tiểu

– Đạm niệu 24h

– PCR

– TPTNT:

2) Máu

– Đạm máu

– Bilan lipid

– NN: HBsAg, ANA, C3, C4 (Bổ thể BT trừ VCT tăng sinh màng)

B. XN giúp điều trị

1) CTM, Hct

2) Ion đồ: Ca2 toàn phần giảm do giảm albumin

3) CO2 máu

4) Acid uric máu

5) CN thận:

– Giảm trong 5% sang thương tối thiểu do giảm V máu, trở về BT khi tiểu nhiều

– CN thận giảm nhiều kéo dài ở các thể khác

C. CĐ sinh thiết thận

1) Trước điều trị:

– Khởi bệnh < 6m

– HCTH không thuần tuý: kèm tiểu máu, THA, suy thận

– C3 giảm

2) Sau điều trị:

– Kháng corticoid

– Tái phát thường xuyên

VII. Biến chứng

A. NT

1) Vị trí:

– Da (Viêm mô TB): Streptococcus nhóm A, S.aureus

– VP

– VPMNKNP:

+ Tác nhân: phế cầu, Gr (-)

+ LS:

* Đau bụng

* Sốt

* Phản ứng thành bụng

* BC tăng

– NTT

2) Cơ chế:

– Mất Ig

– Giảm khả năng diệt khuẩn của BC hạt

– Mất yếu tố beta properdin

– Dùng UCMD

– Phù

B. Tăng đông, tắc mạch

– Do:

+ Giảm V máu

+ Bất thường hệ đông máu:

* Tăng: yếu tố V, VII, VIII, X, Fibrinogen, vWF

* Giảm: IX, XII, Antithrombin III

– Có thể huyết khối ĐM hoặc TM, thường là TM thận

C. Rối loạn nước-điện giải

– Giảm V máu

– Hạ Ca2+ máu:

+ Tự do (ion hoá): là thành phần nếu giảm gây TC

+ Kết hợp với protein: là thành phần giảm trong HCTH => Ca2+ toàn phần giảm

D. SDD: do tiểu đạm nhiều

E. ADR của thuốc

– Corticoid:

+ THA

+ Thay đổi hành vi

+ Tăng ICP lành tính do ngưng corticoid

– CNI: viêm ống thận mô kẽ

– Cyclophosphamide: vô sinh, K

F. Khác

– STC: ít gặp ở thể sang thương tối thiểu

– Viêm OTMK:

+ Thường ở thể FSGS, ít gặp ở thể sang thương tối thiểu

+ Thường có đường và acid amin trong nước tiểu

– Rối loạn HH

VIII. Điều trị

A. CĐ NV

– Xác định chẩn đoán HCTH

– Có biến chứng

B. Các khái niệm

1) Giảm bệnh

– Giảm bệnh hoàn toàn: tất cả về BT

– Giảm bệnh về nước tiểu: đạm niệu về BT (giấy thử ≤ vết HOẶC đạm niệu <1 g/m2/d trong 3d liên tiếp), Albumin và Lipid máu còn bất thường

2) Nhạy corticoid: đạt giảm bệnh sau 4w tấn công với Prednisone liều 2 mg/kg/d

3) Kháng Corticoid: không đạt lui bệnh hoàn toàn sau 8w tấn công với Prednisone (có thể thử lại bằng 3 liều MPS để thực sự đảm bảo nồng độ Corticoid trong máu trước khi kết luận kháng Corticoid)

4) Tái phát: sau khi đã giảm bệnh, đạm niệu ≥2+ hoặc >1 g/m2/d trong 3d liên tiếp

– Tái phát thường xuyên: ≥2 đợt tái phát/6m sau 1 đợt điều trị tấn công hoặc ≥4 đợt/12m bất kỳ

– Tái phát xa, không thường xuyên: không thoả tiêu chuẩn tái phát thường xuyên

5) Lệ thuộc Corticoid: ≥2 đợt tái phát trong lúc giảm liều HOẶC trong vòng 14d kể từ khi ngừng Prednisone

6) Đề kháng Cyclosporine A: không giảm bệnh sau 6m điều trị

7) Ổn định: không tái phát trong vòng 2-3y sau khi ngưng điều trị

C. Các thuốc điều trị HCTH

1) Corticoid: Prednisone

– ADR: HC Cushing, suy thượng thận

– Dùng 1 lần/ngày vào 8h sáng (hạn chế biến chứng suy thượng thận), sau ăn (tránh biến chứng viêm loét dạ dày)

2) Thuốc khác

a) Levamisol: khuyến cáo hàng đầu nhưng hiện không có

b) Cyclophosphamide (Endoxan)

– Liều: 2 mg/kg/d

– Tổng liều cho phép: <168 mg/kg/đợt điều trị

– ADR: vô sinh, sinh ung

– Ưu điểm: hiệu quả, rẻ

c) Mycophenolate mofetil MMF (Cellcept)

– Liều: 1200 mg/m2 chia 2 lần/d

– Tác dụng tương đương Cyclophosphamide

– ADR (ít gặp hơn): rối loạn dạ dày-ruột, giảm BC hạt

– Nhược điểm: chi phí cao, dùng kéo dài

d) CNI: Cyclosporine A, Tacrolimus

– Liều CsA: 4-6 mg/kg/d

– Ưu tiên cho kháng corticoid

– ADR: viêm ống thận mô kẽ => Cần GPB trước khi sử dụng

D. Phác đồ:

1) HCTH lần đầu: chỉ dùng Corticoid

a) GĐ tấn công (4w đầu): Prednisone 2 mg/kg/d (tối đa 60 mg/d) chia 2 sáng và trưa sau ăn

– Nếu sau 4w đạt lui bệnh hoàn toàn: Đáp ứng lần đầu => Chuyển sang GĐ cách nhật

– Nếu sau 4w không đạt lui bệnh hoàn toàn => Tấn công thêm 4w:

+ Nếu sau tổng 8w đạt lui bệnh hoàn toàn: Đáp ứng => Chuyển sang GĐ cách nhật

+ Nếu sau tổng 8w không đạt lui bệnh hoàn toàn: Kháng Corticoid => Sinh thiết thận

b) GĐ cách nhật hoặc củng cố (8w hoặc 4w theo phác đồ mới): Prednisone 1.5 mg/kg/cách ngày uống 1 lần buổi sáng sau ăn

c) GĐ giảm liều (6w hoặc 4w theo phác đồ mới): giảm liều Prednisone 0.5 mg/kg/cách ngày/q2w uống 1 lần buổi sáng sau ăn => Sau tổng 6w ngưng

2) HCTH tái phát lần 1: vẫn dùng Corticoid đơn thuần

a) GĐ tấn công: Predisone 2 mg/kg/d đến khi lui bệnh hoàn toàn

– Nếu đạt lui bệnh hoàn toàn trong vòng 2w: chờ đủ 2w rồi chuyển qua GĐ cách nhật

– Nếu đạt lui bệnh hoàn toàn sau 2-8w: chuyển qua GĐ cách nhật khi đủ 3d liên tiếp

– Nếu không đạt lui bệnh hoàn toàn sau 8w: Kháng Corticoid => Sinh thiết

b) GĐ cách nhật hay củng cố (8w hoặc 4w theo phác đồ mới): Prednisone 1.5 mg/kg/cách ngày

c) GĐ giảm liều (6w hoặc 4w theo phác đồ mới): giảm liều Prednisone 0.5 mg/kg/cách ngày/q2w => Sau tổng 6w ngưng

3) HCTH tái phát từ lần 2 trở đi

a) Không thường xuyên: điều trị như tái phát lần 1

b) Thường xuyên/Lệ thuộc Corticoid:

– Lệ thuộc liều thấp (0.1-0.5 mg/kg/cách ngày)

+ GĐ tấn công: làm lại từ đầu

+ GĐ cách nhật: như BT

+ GĐ giảm liều: dừng ở mức không gây tái phát trong vòng 6-12m (do gần liều sinh lý)

– Lệ thuộc liều TB (>0.5 mg/kg/cách ngày)

+ Nếu không có ADR của Corticoid:

* GĐ tấn công: làm lại từ đầu

* GĐ cách nhật: thêm Levamisole 2.5 mg/kg/cách ngày trong 4-12m

* GĐ giảm liều: giảm liều Corticoid theo lộ trình

+ Nếu có ADR của Corticoid (HC Cushing, THA, đục T3, chậm PT) hoặc có YTNC (lùn, ĐTĐ, thường tái phát trong bệnh cảnh nặng)

* GĐ tấn công: làm lại từ đầu

* GĐ cách nhật: thêm Cyclophosphamide 2.5 mg/kg/d trong 8-12w HOẶC Cyclosporin 5 mg/kg/d trong 1y HOẶC Tacrolimus HOẶC MMF

* GĐ giảm liều: giảm liều Corticoid theo lộ trình

– Lệ thuộc liều cao (>1 mg/kg/cách ngày)

* GĐ tấn công: làm lại từ đầu

* GĐ cách nhật: thêm Cyclophosphamide 2.5 mg/kg/d trong 8-12w

* GĐ giảm liều: giảm liều Corticoid theo lộ trình

4) HCTH kháng Corticoid

a) Dùng thử MPS 1 g/1.73m2 da/cách ngày x 3 để đảm bảo nồng độ Corticoid trong cơ thể trước khi kết luận kháng

b) Điều trị phụ thuộc kết quả sinh thiết

– Sang thương tối thiểu, FSGS, VCT tăng sinh trung mô:

+ Cyclosporine 5 mg/kg/d HOẶC Cyclophosphamide 2.5 mg/kg/d trong 12w

+ Prednisone 1 mg/kg/d trong 1m => 1 mg/kg/cách ngày trong 5m

– Sang thương tối thiểu hoặc tăng sinh trung mô lan toả: Cyclophosphamide + Prednisone

E. Điều trị biến chứng:

1) VPMNKNP: Phế cầu, Gr (-) => Cefotaxime liều tối đa 200 mg/kg/d chia 4 cữ (TMC) ± Gentamycin 5 mg/kg/d (TB)

– Thời gian điều trị: 10ds

– Phòng ngừa: chủng ngừa phế cầu khi

+ Ngưng Corticoid được ≥ 6w HOẶC

+ Giảm liều Corticoid được <0.5 mg/kg/cách ngày

2) Viêm mô TB: Streptococcus nhóm A, S.aureus

– Oxacillin 150 mg/kg/d chia 3 (TMC) trong 14-21d

– Vancomycin 60 mg/kg/d chia 4 (pha với D5 tỉ lệ 5mg : 1ml) TTM trong 1h

3) Shock giảm thể tích: Truyền Albumin

– CĐ: phù nhiều, cản trở HH

– Giảm nguy cơ OAP bằng cách:

+ Truyền chậm trong 4h

+ Chích Lasix tại thời điểm 2h, 4h

IX. Theo dõi

A. Đáp ứng điều trị

– Phù

– Đạm niệu

B. ADR Corticoid

– HA

– ĐH

– Cân nặng, chiều cao

– Kiểu hình Cushing

– TC dạ dày, ruột

– Khám mắt

– Đo mật độ xương DEXA

X. Tiên lượng phụ thuộc: Đáp ứng Corticoid > GPB

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *