TÓM TẮT LÂM SÀNG NHI KHOA BÀI THALASSEMIA

THALASSEMIA

I. Đại cương

– Di truyền lặn NST thường:

– α-thalassemia: 4gen trên NST 16

– β- thalassemia: 2 gen trên NST 11

– Các thể Hb và tỉ lệ BT ở trẻ > 6m

+ HbA1: α2β2 (96%)

+ HbA2: α2δ2 (2%)

+ HbF: α2γ2 (< 2%)

+ HbH: β4

+ HbBart: γ4

II. Thể bệnh

A) α-thalassemia

1) Thiếu 1 gen: Thể ẩn

– MCV, MCH giảm

– Điện di BT

2) Thiếu 2 gen: Thể trait

Thiếu máu nhẹ-TB

3) Thiếu 3 gen: Bệnh HbH

– Thiếu máu vừa-nặng

– Tán huyết TB, gan lách to

– Xuất hiện HbH, HB Constant Spring

4) Thiếu 4 gen: bệnh HbBart

– Phù nhau thai

– Chết trước sinh

B) β- thalassemia

1) Thể ẩn: MCV giảm

2) 1 chuỗi β bị đột biến: Thể trait

– Thiếu máu nhẹ hoặc không

– Gan lách không to, không biến dạng xương

3) 2 chuỗi β bị đột biến (1 nhẹ-1 nặng): Thể intermedia

– Thiếu máu nhẹ-TB

– Bắt đầu có gan lách to, biến dạng xương

– Ứ Fe

– HbF tăng

4) 2 chuỗi β bị đột biến nặng: Bệnh Cooley

– Thiếu máu nặng

– Gan lách to, biến dạng xương rõ: XQ sọ hình bàn chải

– Ứ Fe nặng: tăng Fe, Ferritin

– HbF tăng

5) 1 chuỗi β bị đột biến Thalassemia + 1 chuỗi đột biến tạo HbE: β-thalassemia + HbE

– Thường gặp ở VN

– Thiếu máu, gan lách to nhẹ

– Phát hiện bệnh muộn (3-7t)

– XQ sọ: không có hình bàn chải

– Tăng HbF và HbE

– Thường hiệu quả với cắt lách

III. LS

– HC thiếu máu mạn: da xanh, niêm nhợt

– HC tán huyết mạn: VD, gan lách to, da sạm

– Biến dạng xương: bướu trán, bứou đỉnh, xương hàm trên dô, mũi tẹt

– Chậm phát triển CN, CC, chậm dậy thì

– Dễ gãy xương, dễ NT

IV. CLS

A) Thiếu máu tán huyết:

– Huyết đồ: thiếu máu HC nhỏ nhược sắc

– PMNB: HC hình bia, mảnh vỡ HC, HC có nhân

– Bili GT tăng, Urobilinogen niệu tăng

– HC lưới tăng

B) Ứ Fe: Fe, Ferritin tăng

C) Điện di:

– HbA1 giảm

– HbA2 và HbF tăng

– Xuất hiện HbH, HbE

D) XQ sọ: hình bàn chải

V. Điều trị

A) Truyền máu:

– CĐ: Hb <7 g/dl

– Mục tiêu: 9-10 g/dl

B) Thải Fe

1) CĐ: khi có ứ Fe

– Da xạm

– Gan to, chắc

– Tuỵ: ĐTĐ

– Tim: HF

– Ferritin > 1000 ng/mL (chỉ làm lại q3m vì trong GĐ dùng thuốc thải Fe, Fe bị kéo ra ngoài làm tăng Ferritin, không phản ánh đúng lượng Fe trong mô cơ thể)

– Tiền căn truyền máu > 10 lần/y

2) Điều kiện: > 3t (do thuốc thải Fe kéo luôn các loại Fe khác ra => làm tổn thương chuỗi xương con gây điếc, gây mù và chậm PT)

3) Thuốc:

a) Desferrioxamine (TTM)

– CĐ:

+ >3t

+ > 10t và Ferritin cao >2500 ng/mL

– Liều: 20-40 mg/kg truyền 8-12h/đêm x 3-5 đêm/w

– Chế phẩm: (Desferal 0.5g lấy 0.5g Pha Dextrose 5% 100ml) TTM 10ml/h

b) Deferiprone (u)

– CĐ: > 10t (do ADR nôn, đau khớp ở trẻ nhỏ nhiều)

– Liều: 50-75 mg/kg chia 2-3 cữ/d x 30d

– Chế phẩm: Deferiprone 0.5g 1v x 3 (u)

4) Dùng kèm

a) Vit C:

– Sau khi bắt đầu thải Fe 1h (do ảnh hưởng sự peroxide hoá của Fe ở màng lipid TB nên dễ tổn thương màng TB)

– Liều: 3 mg/kg

– Cơ chế: chậm chuyển đổi ferritin sang hemosiderin => Giữ tình trạng thải Fe lâu hơn

b) Vit E: bảo vệ lipid màng TB khỏi sự tấn công của các gốc tự do hình thành do Fe huyết thanh tăng

c) Acid folic:

– Bù vì tuỷ xương tăng hoạt động dễ thiếu nguyên liệu

– Liều: 5 mg/d

C) Cắt lách

1) CĐ:

– Lách to độ IV, cường lách, doạ vỡ

– Truyền HCL >250 ml/kg/y để duy trì được Hb >9-10 g/dL

– Khoảng cách giữa 2 lần truyền máu gần lại < 2w

– Khối lượng truyền tăng 150% so với trước đây

– β-thalassemia + HbE

2) Điều kiện:

– > 6t: để giảm nguy cơ NT

– Đã chủng ngừa phế cầu, Hib, Não mô cầu trước cắt lách 2-4w

3) Biến chứng

– NT: khắc phục

+ Chủng ngừa

+ KS dự phòng: Erythromycin 250mg/d đến 16t

– Tăng TB:

+ BC: thường 25000-30000/mm3

+ TC: thường tronng 7-14d đầu => Dùng Aspirin nếu TC > 900000/mm3 để giảm nguy cơ tắc mạch

 

 

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *