BÀI 12: SINH LÝ TUYẾN TỤY NỘI TIẾT.

Rate this post

 

I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CHỨC NĂNG.

Tụy là một tuyến pha: phần ngoại tiết là mô acini bài tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng; phần nội tiết là đảo Langerhans bài tiết hormon đổ vào máu. Đảo Langerhans có số lượng 1-2 triệu, kích thước 0,3mm, chứa các loại tế bào chính:

– Tế bào a: 25%, bài tiết glucagon.

– Tế bào (3: 60%, bài tiết insulin, nằm giữa đảo tụy.

– Tế bào ỗ: 10%, bài tiết somatostatin.

– Tế bào PP: rất ít, bài tiết một loại polypeptide, chức năng chưa rõ.

Các tế bào đảo tụy có liên hệ mật thiết với nhau, điều hòa trực tiếp sự bài tiết hormon của nhau. Ví dụ: insulin ức chế bài tiết glucagon, somatostatin ức chế bài tiết

insulin và glucagon.

II. INSULIN.

  1. Bản chất.

Insulin là một polypeptid, 51 acid amin, gồm 2 chuỗi nối nhau bằng cầu nối disulfur (1 chuỗi 21 acid amin và 1 chuỗi 30 acid amin).

  1. Nguồn gốc.

Tế bào [3 đảo Langerhans.

  1. Tác dụng.

Nhìn chung có vai trò quan trọng trong dự trữ các chất sinh năng lượng.

– Chuyển hóa glucid: giảm đường huyết

+ Tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào trừ tế bào não, hồng cầu, tế bào gan, biểu mô tiêu hóa, biểu mô ống thận và tế bào cơ khi nó đang hoạt động, ở những tế bào này glucose có thể vào tế bào không cần insulin.

+ Tăng sử dụng glucose tạo năng lượng.

+ Tăng tổng hợp glycogen ở gan và cơ do tăng hoạt tính của các enzym tham gia vào quá trình này đặc biệt là glycogen synthetase.

+ Giảm phân giải glycogen do bất hoạt enzyme phosphorylase.

+ Tăng chuyển glucose thừa thành acid béo ở gan.

+ Giảm tân tạo đường do giảm hoạt tính các enzym tham gia vào quá trình này và giảm nguyên liệu acid amin từ các mô ngoài gan.

– Chuyển hóa protid: tăng tổng hợp và dự trữ protein làm phát triển cơ thể.

+ Tăng vận chuyển tích cực acid amin vào trong tế bào đặc biệt valin, leucin, tyrosine, isoleucine và phenylalanin.

+ Tăng sao mã DNA thành mRNA, tăng dịch mã mRNA tại ribosom.

+ Giảm thoái hóa protein trong tế bào đặc biệt là tế bào cơ.

+ Giảm tân tạo đường ở gan tiết kiệm acid amin.

– Chuyển hóa lipid: tăng dự trữ lipid

+ Tăng vận chuyển acid béo từ các mô đến mô mỡ do sử dụng glucose tạo năng lượng nên tiết kiệm acid béo, chuyển glucose thừa thành acid béo ở gan, thoái hóa glucose sinh năng lượng sẽ tạo ra các ion citrat và isocitrat làm hoạt hóa enzym acetyl-CoA-carboxylase tham gia tổng hợp acid béo.

+ Tăng tổng hợp và dự trữ triglycerid tại mô mỡ do ức chế enzym thủy phân triglycerid, tăng vận chuyển acid béo vào mô mỡ, tăng vận chuyển glucose vào mô mỡ để cung cấp phần glycerol cho triglycerid.

  1. Điều hòa bài tiết

– Cơ chế thể dịch:

+ Trong máu nồng độ glucose, acid amin, acid béo, thể ceton theo thứ tự sẽ kích thích bài tiết insulin.

+ Gastrin, secretin, cholecystokinin, glucagon kích thích bài tiết insulin.

+ Somatostatin, catecholamin ức chế bài tiết insulin.

– Cơ chế thần kinh (bình thường có vai trò rất ít):

+ Phó giao cảm kích thích bài tiết insulin.

+ Giao cảm ức chế bài tiết insulin.

III. GLUCAGON.

1. Bản chất

Glucagon là một polypeptid, 29 acid amin, trọng lượng phân tử 3.485.

2. Nguồn gốc

Tế bào a đảo Langerhans.

3. Tác dụng

– Chuyển hóa glucid: tăng đường huyết do tăng phân giải glycogen ở gan, tăng tân tạo đường ở gan do tăng hoạt tính các enzym tham gia vào quá trình này và tăng nguyên liệu acid amin từ các mô ngoài gan. Glucagon là hormon chính làm tăng đường huyết đối trọng với insulin.

– Chuyển hóa protid: tăng phân giải protein.

– Chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ làm tăng acid béo trong máu, ức chế vận chuyển acid béo vào gan.

4. Điều hòa bài tiết

– Nồng độ glucose trong máu giảm kích thích bài tiết.

– Acid amin (đặc biệt alanin, arginin) tăng kích thích bài tiết.

– Luyện tập, lao động kích thích bài tiết.

IV. SOMATOSTATIN.

1. Bản chất

Somatostatin là một peptid, 14 acid amin.

2. Nguồn gốc

Tế bào ỗ đảo Langerhans.

3. Tác dụng

– Ức chế bài tiết insulin, glucagon, gastrin, secretin, cholecystokinin.

– Giảm các hoạt động tiêu hóa: cơ học, bài tiết, hấp thu.

4. Điều hòa bài tiết

– Nồng độ glucose, acid amin, acid béo trong máu tăng kích thích bài tiết.

– Gastrin, secretin, cholecystokinin tăng kích thích bài tiết.

BÀI 13: SINH LÝ TUYẾN THƯỢNG THẬN.

I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG

Tuyến thượng thận gồm hai phần riêng biệt khác nhau về giải phẫu, mô học,

phát triển và chức năng.

– Vỏ thượng thận: 3 lớp, sản xuất các hormon steroid gồm khoảng hơn 30 loại

và được chia thành 3 nhóm:

+ Ngoài cùng là lớp cầu hay lớp cung (zona glomerulosa), bài tiết hormon

mineralocorticoid.

+ Ở giữa là lớp bó (zona fasciculata) và trong cùng là lớp lưới (zona reticularis), bài tiết hormon glucocorticoid và hormon sinh dục.

– Tủy thượng thận: bài tiết hormon catecholamin gồm epinephrin (adrenalin) và norepinephrin (noradrenalin).

II. HORMON VỎ THƯỢNG THẬN.

1. Mineralocorticoid.

Chủ yếu là aldosteron chiếm 90% hoạt tính mineralocorticoid của các hormon

vỏ thượng thận. Ngoài ra còn các hormon khác như DOC (deoxycorticosterone) hoạt tính = 1/50 aldosteron.

– Bản chất: steroid.

– Nguồn gốc: lớp cầu vỏ thượng thận.

– Tác dụng:

+ Tác dụng trên thận và tuần hoàn: là chức năng quan trọng nhất. Aldosteron

gây tái hấp thu chủ động Na + kéo theo Cl – và bài tiết K + hoặc H + để trao đổi ở ống thận (đặc biệt là ống góp và một phần ống lượn xa). Hiện tượng này dẫn đến tăng tổng lượng Na + và giảm K + trong dịch ngoại bào. Một lượng nhỏ Na

+ tái hấp thu sẽ được trao đổi với việc bài tiết H + dẫn đến giảm nhẹ nồng độ H

+ trong dịch ngoại bào (nhiễm kiềm nhẹ). Việc tái hấp thu Na + sẽ kéo theo nước do tăng áp suất thẩm thấu từ đó làm tăng thể tích dịch ngoại bào, tăng huyết áp và làm nồng độ Na + trong dịch ngoại bào tăng ít. Tăng huyết áp sẽ dẫn đến thận tăng bài tiết nước và muối gọi là hiện tượng thoát aldosteron (aldosterone escape).

+ Tác dụng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và ruột: ảnh hưởng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt tương tự như trên ống thận. Ở ruột, aldosteron gây tăng tái hấp thu Na + nhất là ở đại tràng kéo theo nước, Cl – và các anion khác.

– Điều hòa bài tiết: các yếu tố đóng vai trò đặc biệt trong điều hòa bài tiết aldosteron được sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng như sau:

+ Tăng nồng độ K + trong dịch ngoại bào gây tăng bài tiết aldosteron. Nồng độ K + chỉ tăng nhẹ cũng dẫn đến tăng bài tiết aldosteron lên vài lần.

+ Tăng hoạt tính của hệ thống renin-angiotensin dẫn đến tăng bài tiết aldosteron.

+ Tăng nồng độ Na + trong dịch ngoại bào làm giảm nhẹ bài tiết aldosteron. Nồng độ Na + giảm 10-20% làm tăng bài tiết aldosteron lên gấp đôi. Ngoài ra, aldosteron cũng được bài tiết theo nhịp sinh học tăng cao vào buổi sáng và giảm vào buổi chiều.

2. Glucocorticoid.

Chủ yếu là cortisol (hydrocortison) chiếm 95% hoạt tính glucocorticoid của

các hormon vỏ thượng thận. Ngoài ra còn các hormon khác như corticosteroid chiếm 4% hoạt tính glucocorticoid.

– Bản chất: steroid.

– Nguồn gốc: lớp bó và lớp lưới vỏ thượng thận.

– Tác dụng:

+ Trên chuyển hóa glucid: tăng đường huyết do kích thích tân tạo đường và giảm sử dụng glucose ở tế bào. Đường huyết tăng sẽ dẫn đến tăng tổng hợp glycogen ở gan.

+ Trên chuyển hóa protid: ngoại trừ tế bào gan, cortisol làm giảm protein trong

tất cả các tế bào (đặc biệt ở mô cơ và lympho) do giảm tổng hợp protein, tăng dị hóa protein. Tăng acid amin trong máu, giảm vận chuyển acid amin vào các mô ngoài gan (nhất là mô cơ) và tăng vận chuyển acid amin vào các tế bào gan gây: tăng tốc độ khử amin của các acid amin ở gan tạo urê, tăng tổng hợp protein ở gan, tăng tạo các protein huyết tương bởi gan, tăng tân tạo đường.

+ Trên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ làm tăng acid béo trong máu, tăng oxy hóa acid béo ở mô tạo năng lượng.

+ Tác dụng chống stress: hầu như tất cả các loại stress đều kích thích tiền yên

bài tiết ACTH (feedback dương). ACTH sẽ tác dụng lên vỏ thượng thận làm phóng thích nhiều cortisol trong vòng vài phút sau đó. Cortisol có tác dụng làm giảm các bất lợi do stress gây ra.

+ Tác dụng kháng viêm: ngăn cản sự hình thành và phát triển của phản ứng

viêm do làm ổn định màng tiêu thể giảm phóng thích các enzym thủy phân protein; ngăn giãn mạch, giảm tính thấm mao mạch giảm thoát huyết tương ra mô kẽ, giảm di chuyển bạch cầu đến mô viêm và giảm hiện tượng thực bào do ngăn cản tổng hợp prostagandin và leukotrien từ acid arachidonic ở màng tế bào tổn thương, giảm tái sản xuất tế bào lympho đặc biệt là lympho T, giảm tạo kháng thể ở mô viêm (ngăn cản hoạt động miễn dịch), giảm sốt do giảm phóng thích interleukin -1 từ bạch cầu, ngăn giãn mạch. Làm phản ứng viêm mau kết thúc nếu phản ứng viêm đã xảy ra.

+ Chống dị ứng.

+ Trên tế bào máu: giảm số lượng eosinophil và tế bào lympho, giảm tạo kháng thể, tăng hồng cầu.

+ Một số glucocorticoid cũng có hoạt tính mineralocorticoid như cortisol,

corticosteron nhưng hoạt tính thấp = 1/400 aldosteron.

+ Trên dạ dày: tăng bài tiết HCl, giảm chất nhầy.

+ Trên tâm thần: khó ngủ, hưng phấn, thèm ăn, tăng các triệu chứng tâm thần

có sẵn.

+ Đối kháng với vitamin D, hiệp đồng với adrenalin và thyroxin làm tăng đường huyết.

– Điều hòa bài tiết: khác mineralocorticoid, việc điều hòa bài tiết glucocorticoid hầu như hoàn toàn do ACTH của tiền yên quyết định.

+ Bài tiết theo nhịp sinh học: ở điều kiện căn bản ACTH được bài tiết theo chu kỳ cao nhất vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều (cortisol được bài tiết nhiều nhất vào khoảng 9 giờ sáng, giảm dần và thấp nhất lúc nửa đêm).

+ Stress làm tăng bài tiết cortisol theo cơ chế feedback dương.

3. Hormon sinh dục.

Chủ yếu là các androgen (hormon sinh dục nam) trong đó quan trọng nhất là

dehydroepiandrosterone. Ngoài ra cũng bài tiết một lượng rất nhỏ hormon sinh dục nữ progesterone và estrogen. Tham gia vào việc phát triển các đặc tính sinh dục.

III. HORMON TỦY THƯỢNG THẬN.

Chủ yếu là hormon catecholamin gồm adrenalin và noradrenalin.

– Bản chất: iod hóa acid amin tyrosin.

– Nguồn gốc: tủy thượng thận.

– Tác dụng: gây tác dụng giống như kích thích trực tiếp thần kinh giao cảm

nhưng ảnh hưởng kéo dài gấp 5-10 lần, do vậy được gọi là tác dụng giao cảm gián tiếp. Catecholamin có hai loại thụ thể tiếp nhận a (ai, a2) và p (pi, p2). Adrenalin tác dụng trên cả thụ thể a và p trong khi noradrenalin tác dụng chủ yếu trên thụ thể a, ít tác dụng trên thụ thể p. Hiệu quả tác dụng của adrenalin và noradrenalin phụ thuộc nhiều vào loại thụ thể

+ Trên tim: tác dụng của adrenalin mạnh hơn noradrenalin làm tăng tần số tim,

tăng trương lực, tăng co bóp, tăng dẫn truyền.

+ Trên mạch máu: adrenalin gây giãn các mạch máu ở cơ vân cùng lúc co mạch ở da và các cơ quan nội tạng; noradrenalin gây co mạch toàn thân làm tăng sức cản ngoại biên.

+ Trên huyết áp: tác dụng của noradrenalin mạnh hơn adrenalin. Adrenalin làm tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương không tăng. Trong khi đó noradrenalin làm cả tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.

+ Gây trạng thái hưng phấn tinh thần.

+ Trên mắt: giãn đồng tử do co cơ tia mống mắt.

+ Trên cơ trơn: tác dụng của adrenalin mạnh hơn noradrenalin làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa, phế quản, bàng quang.

+ Trên chuyển hóa: tác dụng của adrenalin mạnh gấp 5-10 lần noradrenalin làm: thoái hóa glycogen trong gan, cơ, tăng tân tạo đường làm tăng đường huyết; thoái hóa lipid dự trữ làm tăng acid béo trong huyết tương và kích thích sinh ceton; giảm phóng thích acid amin từ cơ.

+ Trên hệ nội tiết: ức chế bài tiết insulin, renin, PTH. Tăng bài tiết glucagon, hormon tuyến giáp.

Lưu ý: tủy thượng thận và hệ thần kinh giao cảm (sợi hậu hạch tiết noradrenalin) hoạt động liên hệ mật thiết với nhau: hỗ trợ hoặc thay thế cho nhau. Hầu như tất cả các cơ quan khi bị kích thích bởi hoạt tính giao cảm chịu cùng lúc tác động của thần kinh giao cảm và hormon tủy thượng thận. Ngoài ra có những cấu trúc của cơ thể không có sự phân bố của thần kinh giao cảm mà chỉ nhận được sự chi phối của hormon tủy thượng thận.

– Điều hòa bài tiết: đường huyết giảm, huyết áp giảm, lạnh, stress… gây kích

thích bài tiết hormon tủy thượng thận.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *