1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG
– Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết lớn nhất nằm trước sụn giáp, có hai thùy, eo ở giữa, trọng lượng tuyến thay đổi theo hoạt động chức năng.
– Có hai loại tế bào nội tiết trong tuyến giáp:
- Tế bào nang giáp: cấu tạo thành những nang giáp, xung quanh là mạch máu, trong lòng nang có chất keo chứa thyroglobulin. Các tế bào nang giáp đỉnh quay vào lòng nang, đáy tiếp xúc mao mạch, bài tiết 2 hormon chính là T3, T4. Hình thái tế bào nang giáp thay đổi theo hoạt động, khi không hoạt động tế bào dẹt, nang nhiều chất keo; khi hoạt động tế bào hình trụ, nang ít chất keo.
- Tế bào cạnh nang (tế bào C): nằm giữa các nang giáp, bài tiết calcitonin.
2. THYROID HORMONE
- T4: Triiodothyronine, thyroxine
- T3: Triiodothyronine
2.1. Bản chất
- T3, T4 là những hormon iod hóa acid amin tyrosine.
2.2. Nguồn gốc:
– Nguyên liệu để tổng hợp T3 và T4 là tyrosine và iod.
– Iod được cung cấp từ thức ăn, đặc biệt là các thức ăn có nguồn gốc từ biển với nhu cầu khoảng 0,2mg/ngày, nhu cầu tăng khi tuổi đang lớn, thai nghén, lạnh.
– Iod được hấp thụ dưới dạng I – giống Cl – và bài xuất qua nước tiểu. Trong tuyến giáp: 95% iod ở trong lòng nang (2/3 ở dạng MIT và DIT không hoạt động, 1/3 ở dạng T3 và T4, tỷ số T3/T4=1/9-1/10), 5% ở trong tế bào.
*T3-T4 được tổng hợp trong tế bào nang giáp qua 4 giai đoạn:
* Giai đoạn bắt iod: bắt I
■ Iod trong máu dưới dạng iodua (I – ) sẽ được vận chuyển chủ động vào trong tế bào nang giáp qua màng đáy của tế bào. Nồng độ iod trong tế bào nang giáp cao hơn trong máu (có thể chênh lệch 250 lần). Một số ion hóa trị 1 như perclorat, thiocyanat ức chế cạnh tranh với iod.
* Giai đoạn oxy hóa iod: I- ^ I2
Xảy ra ở đỉnh tế bào nang giáp, men peroxidase sẽ xúc tác phản ứng chuyển I1 thành I2.
* Giai đoạn iod hóa tyrosin:
Thyroglobulin là một glycoprotein được tổng hợp trong tế bào nang giáp theo cơ chế tổng hợp protein thông thường. Trong phân tử thyroglobulin có các acid amin tyrosine.
- I2 + tyrosin ^ MIT (Monoiodtyrosin)
- MIT + I2 ^ DIT (Diiodotyrosine)
- MIT + DIT ^ T3 (Triiodothyronine)
- DIT + DIT ^ T4 (Tetraiodo Thyroxin)
=> MIT, DIT, T3, T4 gắn với thyroglobulin được vận chuyển qua màng đỉnh tế bào nang giáp vào trong lòng nang và dự trữ ở đó. Lượng hormon dự trữ đủ dùng trong 2-3 tháng.
* Giải phóng T3, T4:
Màng đỉnh tế bào nang giáp bắt lấy chất keo trong lòng nang bằng cơ chế ẩm bào. Sau đó men tiêu protein của lysosome là catheptase sẽ cắt T3, T4, MIT, DIT ra khỏi thyroglobulin. T3, T4 khuếch tán vào máu. Trong khi đó men desiodase sẽ phân cắt MIT và DIT thành I2 và tyrosin, chúng sẽ được tái sử dụng cho những lần tổng hợp tiếp theo.
2.3. Tác dụng
Trong máu, tỷ số T3/T4M/10, nhưng T3 mới là dạng tác dụng chính. T3-T4 được vận chuyển trong máu phần lớn ở dạng kết hợp mà chủ yếu là kết hợp với globulin (TBG), một lượng nhỏ gắn với albumin. Lượng rất nhỏ ở dạng tự do: 0,05% T4; 0,5% T3.
2.3.1. Các tác dụng chính
T3-T4 có mô đích là hầu hết các tế bào trong cơ thể với 2 tác dụng chính:
* Tăng trưởng: tăng trưởng cấu trúc và chức năng tế bào
– Làm tăng tốc độ phát triển cơ thể phối hợp với somatomedin.
– Kích thích sự biệt hóa tế bào đặc biệt là tế bào não trong vài năm đầu sau sinh. Thiếu thyroid hormone trẻ sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần.
* Trên chuyển hóa năng lượng ở tế bào: tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể
T3-T4 kích thích sự tổng hợp năng lượng cung cấp cho các hoạt động chức năng của cơ thể. Nếu thyroid hormone được bài tiết nhiều có thể làm chuyển hóa cơ sở tăng 60-100%.
=> Tăng tổng hợp năng lượng là do:
– Tăng tốc độ các phản ứng hóa học.
– Tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn tạo năng lượng.
– Tăng số lượng và kích thước ty thể làm tăng tổng hợp ATP.
Khi thyroid hormone bài tiết quá nhiều, ti thể phồng to mất cân xứng giữa hai quá trình oxy hóa và phosphoryl hóa, một lượng lớn năng lượng thải ra dưới dạng nhiệt chứ không tổng hợp thành ATP được.
2.3.2. Các tác dụng cụ thể
– Trên chuyển hóa glucid: tăng đường huyết do tăng phân giải glycogen, tăng tân tạo đường và tăng hấp thu glucose ở ruột. Đồng thời T3-T4 cũng làm tăng
thoái hóa glucose tạo năng lượng.
– Trên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa triglycerid dự trữ làm tăng acid béo
trong máu. Các acid béo sẽ được oxy hóa ở mô để tạo năng lượng. Ngoài ra còn làm giảm cholesterol, phospholipid, triglyceride trong huyết tương.
– Trên chuyển hóa protein: tăng tổng hợp protein làm tăng trưởng cơ thể ở thời kỳ đang phát triển. Tuy nhiên khi bài tiết quá nhiều sẽ tăng thoái hóa protein làm tăng acid amin trong máu để tạo năng lượng, cơ thể gầy sút.
– Trên chuyển hóa vitamin: tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin như tăng hấp thu vitamin B12 ở ruột, chuyển caroten thành vitamin A.
– Điều hòa sự phân bố dịch trong cơ thể. Thiếu T3-T4 sẽ gây phù trước xương chày và 2 mi dưới.
– Trên tim mạch: tăng nhịp tim, tăng lực co cơ tim dẫn đến tăng lưu lượng tim và tăng huyết áp.
– Trên thần kinh: thúc đẩy sự phát triển kích thước và chức năng hệ thần kinh trung ương (trẻ em) đồng thời cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của chúng.
Nhược năng làm chậm chạp, đần độn. Ưu năng làm căng thẳng, dễ bị kích thích.
– Cơ: hoạt hóa các synap thần kinh cơ điều hòa trương lực cơ. Nhược năng làm chậm chạp, yếu cơ. Ưu năng làm run cơ.
– Cơ quan sinh dục: cần cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục.
- Nam: nhược năng làm mất dục tính, ưu năng làm bất lực
- Nữ: nhược năng làm băng kinh, đa kinh, ưu năng làm ít hoặc vô kinh, giảm dục tính.
– Tác dụng khác: làm tăng bài tiết hầu hết các hormon khác, tăng nhu cầu sử dụng hormone.
2.4. Điều hòa bài tiết
– TRH (vùng hạ đồi) kích thích tuyến yên bài tiết TSH. TSH kích thích tuyến giáp bài tiết T3, T4.
– Lạnh, stress kích thích bài tiết T3, T4.
– Iod vô cơ cao trong tuyến giáp ức chế bài tiết T3, T4. Iod hữu cơ cao làm giảm hấp thu iod vào tuyến giáp, giảm tổng hợp T3, T4.
3. CALCITONIN
3.1. Bản chất hóa học: polypeptid, 32 acid amin.
3.2. Nguồn gốc: tế bào C của tuyến giáp (tế bào cạnh nang).
3.3. Tác dụng: giảm Ca 2+ và phosphat máu
– Trên xương: giảm hoạt động tiêu xương và sự tạo thành các tế bào hủy xương mới, tăng lắng đọng Ca 2+ ở xương. Tác dụng này có ý nghĩa quan trọng ở trẻ đang lớn nhưng rất yếu ở người trưởng thành.
– Trên thận: tăng đào thải Ca 2+ và phosphat qua nước tiểu, giảm tái hấp thu
Na + và Cl – ở ống lượn gần, có vai trò điều hòa thể tích dịch ngoại bào.
3.4. Điều hòa bài tiết
Ca 2+ máu tăng kích thích bài tiết calcitonin và ngược lại.
—————————————————————————–
SINH LÝ TUYẾN CẬN GIÁP
1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG
Có 4 tuyến cận giáp nằm ngay sau tuyến giáp, hai tuyến ở cực trên, hai tuyến ở cực dưới tuyến giáp. Tuy kích thước mỗi tuyến nhỏ 6x3x2mm nhưng chúng có tính sinh mạng. Tuyến cận giáp có hai loại tế bào: tế bào chính tiết hormon, tế bào ưa acid chức năng chưa rõ.
2. HORMON CẬN GIÁP: PTH (parathyroid hormone, parathormon)
– Bản chất: polypeptid, 84 acid amin.
– Nguồn gốc: tế bào chính tuyến cận giáp.
– Tác dụng: tăng Ca 2+ và giảm phosphat máu
+ Trên xương: tăng hoạt động tiêu xương và sự tạo thành các tế bào hủy xương mới, tăng giải phóng Ca 2+ từ xương vào máu.
+ Trên thận: tăng tái hấp thu Ca 2+ ở ống lượn xa và ống góp, giảm tái hấp thu phosphate ở ống lượn gần.
+ Trên ruột: tăng tạo thành 1,25 dihydroxycholecalciferol làm tăng hấp thu Ca 2+ ở ruột.
– Điều hòa bài tiết:
+ Ca 2+ máu tăng sẽ ức chế bài tiết hormon cận giáp và ngược lại.
+ Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết PTH.
Để lại một bình luận