KINH NGHIỆM LÀM BỆNH ÁN NGOẠI KHOA

LDNV:

Cách rìa HM 6cm 1 khối. Tiêu phân đen, mót rặn, táo bón.

Tiền căn: 4 người bị ung thư 🡪 có nguy cơ thoy, chưa chắc bị.

Sinh thiết 3 lần viêm mạn tính

Thăm HMTT tổ chức xơ chít hẹp

CDSB:

Chẩn đoán: Tổ chức xơ chít hẹp vùng trực tràng.

Có thể đưa vào tầm soát nguy cơ cao do có sang thương. Nội soi định kỳ. BN ko tr/chứng thì 5 năm/lần. BN này có thể 3 – 6m/lần.

VN người ta khuyên 40 tuổi đi tầm soát (nước ngoài thường 50y tới 75 tuổi ko còn tầm soát nữa)

Chương trình tầm soát = có hỗ trợ tài chính. Có nhiều mức độ :

  • Soi trực/đại tràng chậu hông. Rẻ dễ làm
  • Soi toàn bộ đại tràng. Khó làm hơn. Ở BN này có soi đại tràng 1 lần chỉ có sang thương vùng trực tràng thôi.
  • Gây mê có đc hỗ trợ ko ? Phải nói rõ ràng.

Nếu lành tính (chắc chắn):

  • Có thể ko điều trị gì. Do BN đi tiêu bt, ko đi khám vì chít hẹp. BN đi khám vì tiền căn.

Nếu ko lành tính:

  • BN sợ gì? BN ko muốn từ bỏ công việc 🡪 chuyện đề bạt khó khăn
  • Tiêu chuẩn ác tính:
    • Bắt buộc: giải phẫu bệnh. BN sinh thiết 4 lần lành tính, được làm MRI: “Nếu ung thư” thì T3MRF(+). Khó khăn cho nhà lâm sàng
    • MRI ko có giá trị chẩn đoán ung thư. 🡪 thầy sinh thiết lần thứ 5 là mô viêm. Mô viêm thì ko nên mổ.
    • Không cần thêm 1 cái MRI nữa
  • Chưa có bằng chứng ung thư thì ko đc đi hóa xạ
  • Có mổ cái cục đó ko. Không mổ vì ko bằng chứng trừ khi BN yêu cầu. Thầy nghĩ BN này ko làm vì phải làm HMNT ảnh hưởng công việc.
  • Sinh thiết ko phải là vô hại.
  • MRI có hạch nghi K thì cũng ko sinh thiết. Sang thương chính lấy còn ko đc.
  • Giải phẫu bệnh qua nhiều khâu. Trong đó có khi lấy mẫu vô mô viêm.

HNPCC Amsterdam Criteria/Modified Amsterdam/Bethesda Criteria

Mà thường liên quan polyp, người nhà trong gia đình ko biết có phải adenoma ko??

U quanh bóng Vater: có cách nào phân biệt 4 cái trên lâm sàng?

  • U bóng Vater: thường đi kèm XHTH của bóng Vater. Vàng da có thể từng đợt, phụ thuộc quá trình viêm tại chỗ của bóng Vater.
  • U tá tràng: na ná bóng Vater, cũng có XHTH, Vda cũng thay đổi liên quan tới viêm.
  • U đầu tụy/U đoạn cuối OMC.

Siêu âm qua nội soi là cách lấy mẫu tốt nhất.

Hồi xưa cắt khối tá tụy đòi giải phẫu bệnh là K tụy. Do cuộc mổ lớn có nhiều nguy cơ. Nhưng làm xong kết quả ko đạt đc như mong muốn + cắt khối tá tụy ko chỉ dành cho K tụy nên hiện tại chỉ định hiện tại khác. Nếu có GPB mà “Ko loại đc ung thư tụy” thì mình vẫn cắt

Chỉ định Whipple và Whipple Nsoi: gần như ko có, tùy thuộc trung tâm và khuynh hướng của phẫu thuật viên (VD: Bên Mỹ ông kia auto mở)

Xâm lấn mạch máu là chống chỉ định mổ (tùy). Xâm lấn ko quá ½ thì cắt vát, quá ½ thì cắt nối MM.

K tụy: TMC bị tổn thương thì bắt buộc phải nối lại

TRĨ

BN đau hậu môn

Khám khối mềm 6h 🡪 3h. Ấn đau 11h.

Trĩ nhìn thấy sờ thấy đc là ngon rồi.

  • Trĩ vs áp xe cạnh HM. Trĩ ko trở thành áp xe; còn áp xe diễn biến tới rò.
  • Biến chứng trĩ:
    • Sa
    • Tắc mạch 🡪 nhiễm trùng búi trĩ, có thể sưng, mủ. Cục máu đông là YTNC n/trùng búi trĩ. Thường gặp từ độ 2 trở lên (độ 1 hiếm bị). Thuốc sử dụng xài kháng sinh ngừa nhiễm trùng/tạo mủ.
    • Tắc mạch nhìn màu đen, sờ cứng, đau. Thường tắc mạch nhìn rõ, trừ khi phù nề lên.
  • Trĩ hỗn hợp khi trĩ nội + ngoại liên kết với nhau. Ko l/kết thì c đoán trĩ nội + trĩ ngoại.
  • Tắc mạch thì cứ đtrị cắt búi trĩ đi.
  • Theo thầy cas này cắt trĩ từng búi vì có trĩ ngoại và tắc mạch.
  • Longo:
    • Có da thừa rồi sau mổ vẫn còn. Có thể cắt thêm da thừa tiểu phẫu nhưng mà người ta chọn Longo vì ít đau, nằm viện ít mà cắt da thừa thì đau.
    • Có huyết khối ko chắc lớn/nhỏ. Sưng, máu đông to nhiều khi kéo vô cắt khoanh niêm mạc cắt ko hết

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *