Theo dõi cuộc sanh
- Mô tả cách khám và xác định vị trí ngôi theo ít nhất 2 PP
- Mô tả cách khám khung cậu trong
- Phá ối: mục tiêu, CĐ, CCĐ, cách thực hiện
- Tăng co oxytocin: mục tiêu, CĐ, CCĐ, cách thực hiện
- Vẽ lại chuyển dạ trong BA lên sản đồ, bình luận về sản đồ được vẽ
- Thử thách chuyển dạ ngôi chỏm: mục tiêu, cách theo dõi
- Các vấn đề thường gặp liên quan CD sanh khi có thai to. Xử trí
- Kể các vần đề thường gặp liên quan CD sanh khi có KCH. Xử trí
- Nêu cách dự phòng BHSS. Mô tả can thiệp tích cực giai đoạn III
- Cách xử trí 1 TH BHSS
- Có cần phải thực hiện sản đồ khi bạn công tác ở BV lớn không
- Làm gì khi sản đồ chuyển P nhưng ối còn và cơn co thưa: phá ối vs tăng co
- So sánh 2 thuật ngữ: “thử thách chuyển dạ” và “NP lọt ngôi chỏm”?
- Lợi ích thật sự của can thiệp tích cực giai đoạn III là gì
- So sánh sự khác biệt giữa cuộc đẻ ở thai to vs cuộc đẻ ở mẹ có KCH
- Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sản khoa: quan điểm của bạn
Câu 1: 2 phương pháp là khám bụng và khám âm đạo
– khám bụng: (theo WHO), Dùng 5 ngón tay đặt trên bụng SP, từ xương vệ trở lên. Ôm lấy đầu thai.
+ Mô tả 5/5 (ngôi cao, chưa lọt) 🡪 2/5 là lọt
– Khám âm đạo: lấy gai hông 2 bên làm mốc, 0 là ngang 2 gai hông, nghĩa là vừa lọt. Gờ vô danh – gai hông – âm hộ
+ -1: Chưa lọt, xuống sâu
+ -2: Ngôi cao, nhưng ko còn di động
+ -3: Ngôi cao, lấy tay đẩy 🡪 Ngôi di động lên trên
+ +1 +2, +3: lọt
Câu 2: Khám khung chậu trong
– SP nằm tư thế sản khoa
– Khám âm đạo bằng 2 ngón tay:
+ Eo trên: ngón giữa chạm vào – miết dọc lên mặt trước xương cùng đến điểm cao nhất mặt trước xương cùng, lách sang 2 bên đánh giá có phải điểm mỏm nhô xương cùng không? Bình thường ko sờ được mỏm nhô xương cùng
+ Miết sang 2 bên đánh giá 2 gờ vô danh – bình thường không sờ quá ½ gờ vô danh 2 bên
+ eo giữa: Đánh giá độ cong mặt trước xương cùng, 2 gai hông tù
+ Eo dưới: Góc vòm vệ: tù, khoảng cách 2 ụ ngồi vừa 1 nắm tay
Câu 3: Phá ối
– Là phá ối nhân tạo, phá màng ối để nước ối chảy ra ngoài, làm lúc CD sanh, khi CTC đã xóa mở
– Mục tiêu: sanh chỉ huy – thúc đẩy chuyển dạ, tăng co với oxytocin, nghiệm pháp sanh ngã âm đạo. với 2 mục đích:
+ Giảm áp lực buồng ối
+ Rút ngắn thời gian chuyển dạ.
– Chỉ định: không chỉ định thường quy, chỉ định khi lợi ích của phá ối cao hơn nguy cơ:
+ Giảm áp lực buồng ối: nhau bám mép chảy máu, nhau bong non, gò TC cường tính
+ Rút ngắn thời gian chuyển dạ: CD kéo dài do gò thưa, nghiệm pháp sanh ngã âm đạo, CD hoạt động, đầu ối làm cản trở chuyển dạ, sanh ngôi thứ 2 trong song thai
– Chống chỉ định:
+ Ngôi bất thường – bv đầu ối đến cùng
+ Sa dây rốn trong bọc ối
+ HIC, VG C
– Cách thực hiện:
+ Giải thích
+ Nghe tim thai
+ Khám CTC, ngôi thai, xác định chắc chắn ko có sa dây rốn trong bọc ối
+ Đưa ngón trỏ và ngón giữa tay thuận vào 🡪 CTC 🡪 Chạm đầu ối
+ Tay còn lại đưa amnihook vào theo chỉ dẫn của ngón trỏ ngón giữa trong âm đạo, đi giữa 2 ngón đó
+ Móc cho màng ối rách, thơi gian là ngay sau đỉnh cơn gò. Nước ối chảy ra 🡪 Dùng tay xé rộng màng ối
+ Ghi nhận tc nước ối
+ Khám chắc chắn ko có sa dây rốn, nghe lại tim thai, đánh giá cơn gò, CTC
Câu 6: Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm:
– Mục đích: Đánh giá những trường hợp nghi ngờ có bất xứng đầu chậu
+ KC bình thường con to
+ KC giới hạn, con bình thường
+ KC hẹp, con nhỏ
– Nếu nghiệm pháp thành công, nghĩa là lọt được qua eo trên, có khả năng sanh ngã âm đạo.
Nếu thất bại, nghĩa là ko lọt được 🡪 có bất xứng đầu chậu 🡪 đi mổ
– Điều kiện:
+ CTC >= 4cm
+ Ối vỡ
+ Ngôi chỏm
– Đánh giá CTC, ngôi thai sau 2h. Nếu CTC mở < 1,2 cm (con so), <1,5cm (con rạ)/h thì nghiệm pháp thất bại.
Câu 7: sanh khó do thai to:
– Đầu to thường xuống chạm làm CD kéo dài, đầu bị dòn ép nhiều, bướu HT tho, xoay khó 🡪 Tổn thương phần mềm mẹ nhiều, thai có thể XH não
– Đáng sợ nhất là thai to, vai to 🡪 Kẹt vai. Thai có thể chết do kẹt vai, xh não, di chứng của việc xử trí kẹt vai như gãy tay, gãy xương đòn, tổn thương đám rối cánh tay
Câu 9: Dự phòng BHSS
– Xác định các SP có YTNC
– Lập đường truyền TM, xác đinh Hct, nhóm máu, đông máu
– Phòng tránh CD kéo dài
– Thực hiện cuộc sanh an toàn, đúng kĩ thuật
Can thiệp tích cực giai đoạn III
Gồm 3 nội dung:
– Oxytocin 10UI TB ngay sau sổ vai
– Kéo dây rốn có kiểm soát
– Xoa đáy TC ngay sau sổ nhau
Câu 10: Xử trí BHSS:
– Gọi hỗ trợ
– Lập đường truyền TM, truyền dịch, truyền máu nếu cần
– Xoa đáy TC + Thuốc co hồi TC
– Kiểm tra sự toàn vẹn của nhau
– Kiểm tra đường sanh
– Làm XN cơ bản: hct, đông máu, nhóm máu
– Điều trị theo nguyên nhân: Bóc nhau nhân tạo/ khâu cầm máu đường sanh/phẩu thuật cầm máu
Câu 11: Sản đồ:
– Can thiệp sơ cấp, cung cấp rất nhiều thông tin về diễn biến chuyển dạ.
– BV lớn có thể phát hiện các tắc nghẽn cơ học trước khi vào CD để mổ sanh. Nhưng một vài nguyên nhân có thể xuất hiện trong chuyển dạ như gò ko đủ
Câu 12: Sản đồ chuyển P. Ối còn, gò thưa:
– Bấm ối (khi có chỉ định) – đánh giá lại nếu gò ko đủ mới tăng co
– Vì bấm ối làm tăng khả năng thành công, giảm tỉ lệ cần tăng co hơn
– Bấm ối làm tăng progtagladin nội sinh 🡪 chính muồi ctc và tăng cơn gò TC
Câu 14: lợi ích thật sự của can thiệp tích cực giai đoạn III là gì?
– Nghiên cứu cho thấy: Giảm có ý nghĩa mức độ mất máu, nhưng lượng máu mất lại không có ý nghĩa LS (<100mL)
+ Không giảm được tỉ lệ XH BHSS
Câu 16: Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sản khoa:
– Cần khuyến khích
– Đau là cảm giác khó chịu, vô dụng. Sản phụ ko cần phải trải qua đau đớn trong cuộc sanh
– Đau đớn, lo lắng, stress làm gia tăng nguy cơ CD kéo dài, ảnh hưởng sức rặn sản phụ
🡪 Nên thực hiện giảm đau khi có yêu cầu
Để lại một bình luận