BỆNH ÁN NHI – Viêm ruột – Nhiễm trùng huyết

Viêm ruột – Nhiễm trùng huyết

1/Ói là triệu chứng nổi bật, kèm hạ đường huyết => thiếu dịch do cung cấp

2/ Sinh hiệu thay đổi có phải do mất nước gây ra không ?

-Mạch

-Huyết áp

-CRT

Bé này sốt 39,7, mạch 220, nếu do mất nước thì phải từ có mất nước -> mất nước nặng => nhưng khám LS dấu mất nước lại không tương xứng

  • Tạm nghĩ mạch nhanh là do sốt
  • Đứa này còn nhỏ, chưa loại được viêm màng não => KS xài phải đánh kiểu VMN ( Cefotaxim 4 cử/ngày hoặc Ceftriaxon 2 cử/ngày)

3/ Bé này: sốt cao, phân đàm máu, trước đó có ói, sau mới tiêu chảy => nghĩ viêm ruột, theo dõi nhiễm trùng huyết (do xuất phát từ triệu chứng viêm ruột)

Chọn kháng sinh lúc này => nên dùng cipro (vừa đánh viêm ruột, vừa đánh VMN được => bé 8th rồi, không phải tuổi sơ sinh nữa)

4/ Lâm sàng

-Ói, sau đó tiêu lỏng đàm máu, mất nước nhiều => nghĩ viêm ruột td nhiễm trùng huyết

Phân biệt: một cái nhiễm trùng huyết gây tổn thương đa cơ quan => gan, phổi, tiêu hóa => ở bé này không phù hợp vì nhiễm trùng huyết gây tổn thương đường tiêu hóa thường chỉ gây tiêu chảy, ít khi gây phân đàm máu

  • Do đó, nghĩ bé này viêm ruột rồi TD nhiễm trùng huyết

-Vẫn có trường hợp trẻ nhiễm trùng ở ruột, sau đó Vk đi vào máu rồi quay lại làm tổn thương đa cơ quan => gây viêm ruột. Thường phải trong các bệnh cảnh có tranlocation:

+Xơ gan

+SDD nặng

+Tắc ruột trước đó

+Nhiễm trùng đường mật trước đó

5/ Trong Sốc NT hoặc tiền sốc, tại sao men gan tăng ?

  • Rối loạn ở vi tuần hoàn => thiếu mau nuôi tới cơ quan => thiếu oxy => hoại tử tế bào (trong đó có TB gan). Trường hợp này, tăng men nhưng AST > ALT

Tuy nhiên ở bé này, ALT>AST, do ngoài thiếu máu nuôi, có thể còn do tình trạng hạ đường huyết, làm tổn thương trực tiếp tại gan => hai cái cộng hợp lại làm ALT > AST => Sau này khi điều trị hạ đường huyết + nhiễm trùng => ALT và AST cải thiện theo lâm sàng

  • Nhưng nếu tình trạng nhiễm trùng đã giảm rõ, mà men gan chỉ giảm chậm => nên nghi ngờ BN có bệnh lý gan trước đó, lần này có 1 stress nhiễm trùng làm hoại tử TB gan nhiều lên

6/ Ói ở trẻ này có thể do

  • Viêm ruột
  • Viêm gan cấp => HC não gan (Dó có men gan tăng cao) => Nếu vậy thì NH3 về phải cao và lâm sàng trẻ phải có vàng da

7/ Bé ói hoặc tiêu chảy => Tính lượng dịch tiếp tục mất tối thiểu 5ml/kg, nhiều nhất 10ml/kg

Hoặc

Lúc Dùng [cân nặng lúc nhập viện] – [cân nặng hiện tại] => Ước chừng lượng dịch mất

Vd: CNNV = 8,5kg, nhưng trẻ có dấu mất nước (mất 7,5% dịch) => cân nặng thực tế là 9,2kg

CN hiện tại = 8kg

  • 9,2-8 = 1,2 (kg) => 1,2/9,2 = 13% => bé này mất nước nặng => tốc dộ dịch truyền phải tăng lên

Nếu Cn hiện tại > 9,2 kg => Co thể lúc vào viện trẻ sốc hoặc có 1 tình trạng nào đó làm sinh hiệu thay đổi chứ ko phải trẻ mất nước => tốc độ dịch truyền hiện tại ko cần tăng lên nữa

8/ Khi tình trạng bé ổn, chuẩn bị xuất viện, làm lại Xn AST, ALT

  • Nếu vẫn cao thì phải nghi ngờ có bệnh lý gan sẵn trước đợt bệnh cấp này
  • => Theo dõi trong 2 tuần – 4 tuần, XN lại, nếu men gan vẫn còn cao => tìm nguyên nhân làm men gan cao

-Tại thời điểm xuất viện, nếu cả AST/ALT và INR (đông máu kéo dài) đều tăng => bắt buộc phải tìm bệnh lý tại gan . Do nếu INR tăng do nhiễm trùng máu, sẽ hồi phục rất nhanh theo lâm sàng, chứ không kéo dài tới lúc này

-INR tăng giả do lấy máu: đứa nhỏ la, giẫy, tạo cục máu đông nhỏ ở đầu kim => tạo hiện tượng đông máu giả tạo khi làm XN

9/ Bé này KMĐM có toan 7,26 => có cần bù toan ngay không ?

-Nếu bé chỉ làm NTH => bù ngay

-Bé mất nước => có thể toan là do mất nước, điều trị tình trạng mất nước xong sẽ cải thiện mà ko cần bù => Có thể chậm 1 chút => truyền dịch có chứa lactate (kiềm nhẹ) => cải thiện tình trạng tưới máu mô

Mô mất nước sẽ xảy ra tình trạng toan nhẹ

  • Làm sao phân biệt Toan do tiêu chảy hay không ?

10/ Tại sao trẻ ói/tiêu chảy bị toan ?

Mất nước -> toan ?

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *