Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em

Xuất huyết tiêu hóa

1/ Phân biệt xuất huyết tiêu hóa

  • Tìm bệnh lý gan – tăng áp cửa đi kèm => sợ giãn tĩnh mạch thực quản, đặt sonde dạ dày vào làm chảy máu thêm

-Đặt sonde dạ dày vào => Nếu có máu tươi chảy ra => xác định có XHTH trên

-XHTH dưới => máu trong đường tiêu hóa có tính chất nhuận trường => Trẻ có máu trong đường tiêu hóa thường đi phân ra sệt, màu đen như nhựa đường, mùi rất hôi (khắm) => khi dội nước chuyển qua màu đỏ (hoặc đỏ bầm), mùi tanh.

-Một số trẻ có tiền căn bón. Phân cứng ban đầu chặn phần phân sệt lại => đi lúc đầu ra phân cứng, màu xanh hoặc nâu đậm, sau đó mới tới phân sệt màu đen. Cục phân cứng ban đầu dù có bể ra, dội nước vẫn không chuyển thành màu đỏ.

  • Trong bệnh sử nên hỏi trẻ trươc nay có từng bị bón không ? thói quen bao lâu mới đi cầu 1 lần

2/ Sonde dạ dày đặt vào vừa có tác dụng chẩn đoán – vừa có tác dụng cầm máu ( Máu dẫn lưu ra được => dạ dày co bóp lại => giúp cầm máu)

3/ Bù dịch trong thời gian chờ máu về => dựa vào sự Thay đổi sinh hiệu chứ không nên chỉ nhìn vào 1 thời điểm => HC Mất máu cấp

4/ BN XHTH ưu tiên xài Esomeprazole >> Omeprazole.

-Ome còn phụ thuộc men CYP2C19 => Bé chuyển hóa nhanh phải cho liều cao, bé chuyển hóa chậm mới dùng liều như trong sách => Eso không phụ thuộc men này

5/ Nếu nội soi ra có ở loét, đặc biệt là loét tá tràng => hơn 90% là do HP => Cần bao nhiêu CLS để chứng minh có nhiễm HP => Chỉ cần làm 1 XN trong 2 Xn: kháng thể trong máu, Kháng thể trong phân, bấm sinh thiết GPB (trừ Clo test và test hơi thở)

-Xâm lấm: nội soi sClo test, Lấy máu

-Không xâm lấn: Hơi thở, kháng thể trong phân

Nếu soi ra không có ổ loét => chưa chắc do HP

6/ PPI làm âm tính giả xét nghiệm nào ? Clo test và test hơi thở

7/ Nếu 1 bé loét tá tràng, nội soi có ổ loét, cần bao nhiêu test âm để loại trừ do HP

-Cần bao nhiêu test dương để chẩn đoán HP

8/ Một bé nội soi ra không có ổ loét

-Cần bao nhiêu test dương để chẩn đoán HP

-Cần bao nhiêu test âm để loại trừ HP

9/ XHTH có Hct giảm => cần phân biệt đây là Hct thấp do mất máu cấp hay mất máu cấp trên nền mất máu mạn.

-Mất máu cấp => HC mất máu cấp => xử trí nhanh

-Mất máu cấp/ mạn => không có HC mất máu cấp => Từ từ truyền máu, tránh quá tải dịch

10/ Gặp bé XHTH phải ghi nhóm máu

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *