TIM MẠCH
VSD – ASD – Suy tim – Viêm Phổi
1/ Đối với trẻ nghi ngờ suy tim, phải hỏi thêm kiểu thở/nhịp thở của bé bất thường từ lúc nào ? Mới xuất gần đây ? Hay có từ lâu, gần đây mới nặng lên ?
2/ Đặt vấn đề => ghi vấn đề gốc chính của BN là Tim bẩm sinh. Từ TBS =>vấn đề biến chứng: suy tim, suy hô hấp, viêm phổi….
-Từng vấn đề diễn giải ra các tiêu chuẩn để chứng minh
3/ Chẩn đoán tim bẩm sinh => dựa vào 6 câu hỏi
-Tim bẩm sinh có tím không ?
-Có tăng lưu lượng máu lên phổi không ?
-Tim nào bị ảnh hưởng ?
-Có tăng áp động mạch phổi không ?
-Tật tim gì ?
-Có biến chứng không ?
4/ Bé TBS mà có nhịp thở nhanh => khả năng TBS không tím cao
6/ Còn ống động mạch
-Âm thổi: liên tục, dưới đòn (T)
-Dấu hiệu ngoại biên
+GĐ sớm: Mạch nảy mạnh, chìm nhanh (tâm trương mất 1 lượng máu về ống động mạch => mạch chìm nhanh hơn)
+GĐ muộn: độ bảo hòa oxy tay chân khác nhau (Đảo Shunt, máu DMP qua ống ĐM, truyền xuống chi dưới => độ bảo hòa oxy chi dưới thấp hơn máu ở chi trên)
7/ Chưng minh suy tim
- Tim trái
- Thở nhanh, bú kém, vã mồ hôi khi bú, thời gian bú kéo dài
- Mỏm tim ở liên sườn 6, diện đập tim lớn
- Tim phải
- Harzer (+)
- T2 mạnh
- Gan to (một trong những triệu chứng quan trọng)
8/ Trẻ nhỏ ít gặp phù do tuần hoàn ngắn, máu tim bơm ra rồi trở về tim nhanh nên ít có thời gian ra khoang ngoài lòng mạch gây phù
9/ Phân độ suy tim
=> Trên lâm sàng ít khi phân độ suy tim trẻ em, do:
-Ở trẻ suy tim đa phân do tim bẩm sinh, các triệu chứng suy tim không điển hình => Khó phân độ rạch ròi
-Tiên lượng về sau, suy tim hoàn toàn có thể hồi phục sau khi điều trị tật tim dù có suy tim nặng => ít có giá trị về điều trị cho bệnh nhân trên lâm sàng
10/ Các nguyên nhân TBS gây suy tim theo tuổi
11/ Chứng minh suy dinh dưỡng
12/ Chứng minh viêm phổi
- Lâm sàng
- Sốt
- Ho
- Thở nhanh => hỏi kĩ nhanh từ trước tời giờ hay mới gần đây mới có, hoặc gần đây mới nặng lên ?
- Rút lõm ngực
- Ran phổi
- Đề nghị CLS để xác định có viêm phổi không ?
- Bilan nhiễm trùng: Công thức máu, crp
- Xquang phổi
13/ Điều trị
-Khi mới vào viện, bé đừ thở mệt => thở CPAP luôn, CPAP có lợi chơ suy tim hơn thở oxy qua cannula
-Chọn thuốc vận mạch ban đầu
+Thường dùng Dopamin
+Nếu HATT < 70 mmHg thì dùng Dobutamin để tranh tụt huyết áp
-Tiếp theo nếu liều Dobutamin đã cao, nhưng đáp ứng co bóp cơ tim chưa đạt => phối hợp thêm Dopamin chứ không tăng liều Dobutamin nữa ( tránh tụt huyết áp)
-Sau khi huyết động đã ổn định => Giảm 1 thuốc vận mạch (bỏ dopa do nguy cơ tụt huyết áp) và thêm thuốc dãn mạch (Captopril) vào
1/ BN có biểu hiện ứ huyết => dùng : lợi tiểu, dãn mạch
2/ BN có biểu hiện giảm sức co bóp cơ tim => Thuốc tăng co bóp cơ tim
- Lợi tiểu dùng sớm, sau đó mới dùng vận mạch (Digoxin)
Để lại một bình luận