ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY MẠN

ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY MẠN

Bộ môn Nội Tổng Quát – Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

ĐỐI TƯỢNG: Y6

THỜI LƯỢNG: 1 tiết

MỤC TIÊU:

  1. Kể được các chẩn đoán hình ảnh dùng trong viêm tụy mạn
  2. Kể được các nguyên nhân của viêm tụy mạn
  3. Kể được các biến chứng của viêm tụy mạn
  4. Trình bày được các phương pháp điều trị chung viêm tụy mạn
  5. Kể được các phương pháp giảm đau trong viêm tụy mạn
  6. Trình bày được phương pháp giảm đau nội khoa trong viêm tụy mạn
  7. Trình bày được các thuốc điều trị rối loạn hấp thu trong viêm tụy mạn

NỘI DUNG:

  1. Định nghĩa: Theo định nghĩa của Hội Tụy Học Hoa Kỳ năm 2014, viêm tụy mạn là một bệnh lý của tụy đặc trưng bởi quá trình viêm tiến triển mạn tính và tạo xơ sẹo, tổn thương tụy không hồi phục và dẫn tới mất chức năng tụy ngoại tiết và nội tiết.
  2. Nguyên nhân: Phân loại TIGARO
Toxic – metabolic Idiopathic Genetic Autoimmune Recurrent and Severe AP Obstructive
Rượu Khởi phát sớm Viêm tụy di truyền VTM tự miễn đơn độc Sau VTC hoại tử Tụy đôi
Thuốc lá Khởi phát muộn Trypsinogen tích điện dương VTM tự miễn l/q hội chứng Sjögren’s Viêm tụy tái phát Rối loạn cơ vòng Oddi
Tăng calci VTM nhiệt đới (VTM dinh dưỡng) PRSS1 IBD Bệnh lý mạch máu/thiếu máu Tắc nghẽn ống tụy mật (do u)
Tăng lipid PRSS2 Xơ hóa mật nguyên phát Nang tá tràng trước nhú
Suy thận mạn Đột biến CFTR
Thuốc Đột biến SPINK1
  1. Lâm sàng:
  2. Đau bụng mạn tính:
  3. Sụt cân: Buồn nôn, nôn, chán ăn, sụt cân
  4. Kém hấp thu: Tiêu chảy, tiêu phân mỡ
  5. Đái tháo đường do tụy
  6. Cận lâm sàng:
  7. Xét nghiệm chức năng tụy ngoại tiết trực tiếp và gián tiếp
  8. Chẩn đoán hình ảnh:
  • X quang bụng
  • Siêu âm bụng
  • CT bụng
  • ERCP
  • MRCP
  • EUS

Phân loại Cambridge viêm tụy mạn bằng ERCP:

Mức độ Phân loại ERCP Siêu âm/CT
Ống tụy chính Nhánh bên
Bình thường 0 Bình thường Bình thường Bình thường
Gợi ý 0 Bình thường < 3 nhánh bất thường Đk ống tụy chính 2 – 4 mm.

Tuyến to x1-2 lần bình thường

Nhẹ I Bình thường ≥ 3 Hang < 10mm, ống không đều, hoại tử khu trú cấp tính, nhu mô không đồng nhất, tăng âm thành ống, viền đầu/thân không đều
Trung bình II Bất thường > 3 -nt-
Nặng III -nt- + ≥ 1 trong các bất thường sau:

  • Hang > 10 mm
  • Tắc nghẽn ống (hẹp)
  • Dãn hoặc không đều
  • Giảm đổ đầy trong ống
> 3 -nt- + ≥ 1 trong các bất thường sau:

  • Hang > 10 mm
  • Tắc nghẽn ống (hẹp)
  • Dãn hoặc không đều
  • Giảm đổ đầy trong ống
  • Sỏi/vôi hóa tụy
  • Xâm lấn cơ quan lân cận
  1. Chẩn đoán:

Mayo Clinic Diagnostic Scoring System: đã được chấp nhận và áp dụng rộng rãi: Chẩn đoán khi có ≥ 4 điểm

Tiêu chuẩn Phân loại Điểm
Vôi hóa tụy Chắc chắn 4
Có thể 2
Mô học VTM Chắc chắn 4
Có thể 2
Tiêu phân mỡ 2
Test secretin: Lipase < 2SD giá trị trung bình 2
Bất thường ống tụy trên ERCP, CT, MRCP loại I-III theo Cambridge 3
Đau bụng trên hoặc sụt cân > 10kg/12 tháng 2
Đái tháo đường (FPG > 140 mg/dl) 1
  1. Biến chứng:
  2. Nang giả tụy: thường lớn hơn 6 cm và không tự thoái lui.
  3. Ung thư tụy
  4. Rò tụy
  5. Báng bụng dịch tụy
  6. Huyết khối tĩnh mạch lách, xuất huyết dãn tĩnh mạch
  7. Giả phình động mạch
  8. Tắc ống mật
  9. Tắc hẹp tá tràng
  10. Liệt dạ dày và rối loạn vận động hang vị – tá tràng
  11. Điều trị:
  12. Điều trị chung:
  • Ngưng thuốc lá, rượu bia
  • Ăn nhiều bữa nhỏ và uống nhiều nước
  • Giảm chất béo (< 20 g/ngày)
  • Có thể bổ sung triglyceride chuỗi trung bình (tác dụng giảm thiểu nồng độ CCK, chống oxy hóa và ngăn ngừa sụt cân)
  • Theo dõi vitamin tan trong dầu, nhất là vitamin D, theo dõi mật độ xương
  • Xử trí các biến chứng.
  1. Giảm đau
  2. Ngưng rượu và thuốc lá: ngoài gây tăng đau, rượu và thuốc lá còn thúc đẩy suy chức năng tụy, tăng tử vong.
  3. Viên men tụy không vỏ bọc: Giảm đau nhờ làm giảm tiết men tụy qua cơ chế điều hòa ngược. Uống kèm PPI hoặc H2RA để ngừa acid dịch vị hủy men tụy.
  4. Thuốc chống oxy hóa: Hỗn hợp gồm selenium, vitamin A, C, E và methionine đã nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm đau. Hiệu quả tuy ít nhưng các dữ liệu hiện tại ủng hộ việc sử dụng. Hơn nữa đây là liệu pháp không có nguy cơ.
  5. Thuốc giảm đau:
  • Acetaminophen
  • Aspirin
  • Các dẫn xuất á phiện: Tramadol (100 mg Propoxyphene napsylate + 650 mg Acetaminophen); Morphine sulfate 10 mg (PO) liều tùy mức độ đau (≤ 100mg)
  • Các thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng, SSRI, duloxetine), giảm đau thần kinh (gabapentin, pregabalin).
  • Nguy cơ nghiện thuốc giảm đau
  1. Octreotide: Có thể giảm đau do giảm tiết men tụy và giảm CCK trong máu. Các nghiên cứu cho các kết quả khác nhau.
  2. Điều trị qua nội soi: Mục tiêu dẫn lưu ống tụy để giảm tắc nghẽn.
  3. Cắt cơ vòng ống tụy: Để đặt stent ống tụy và để lấy sỏi ống tụy.
  4. Đặt stent: Để làm dãn và bắc cầu qua chỗ chít hẹp.
  5. Lấy sỏi ống tụy
  6. Phương pháp nội soi kết hợp các biện pháp trên
  7. Phẫu thuật: Khi các biện pháp trên thất bại
  • Dẫn lưu ống tụy
  • Phẫu thuật Whipple, Phẫu thuật Whipple bảo tồn tá tràng
  1. Chẹn đám rối thần kinh thái dương và ly giải đám rối thái dương
  2. Kích thích tủy sống, kích thích trung khu đau ở não xuyên sọ bằng từ trường
  3. Điều trị rối loạn hấp thu và tiêu phân mỡ: Viên men tụy. Liều 30.000 UI (hay 90.000 USP) đến ruột là đủ cho mỗi bữa ăn để hết tiêu phân mỡ.
Lượng lipase (USP) Liều giảm đau Liều trị kém hấp thu
Không có vỏ bọc
Viokase 8 8.000 8 cùng bữa ăn và đêm 8-12 cùng bữa ăn
Viokase 16 16.000 4 cùng bữa ăn và đêm 4-6 cùng bữa ăn
Có bỏ bọc tan trong ruột
Creon 5 5.000 KHÔNG 12-18 cùng bữa ăn
Creon 10 10.000 KHÔNG 6-9 cùng bữa ăn
Creon 20 20.000 KHÔNG 3-4 cùng bữa ăn
Ultrase MT 12 12.000 KHÔNG 5-8 cùng bữa ăn
Ultrase MT 18 18.000 KHÔNG 4-6 cùng bữa ăn
Ultrase MT 20 20.000 KHÔNG 3-4 cùng bữa ăn
Pancrease MT 10 10.000 KHÔNG 6-9 cùng bữa ăn
Pancrease MT 16 16.000 KHÔNG 4-6 cùng bữa ăn
Pancrease MT 20 20.000 KHÔNG 3-4 cùng bữa ăn
  1. Đái tháo đường: Là yếu tố tiên lượng tử vong độc lập ở bệnh nhân VTM.

Việc kiểm soát chặt đường huyết có thể gây hạ đường huyết. Do đó, mục tiêu nhằm kiểm soát mất đường qua nước tiểu hơn là kiểm soát chặt đường huyết. Bệnh nhân thường cần insulin nhưng liều thấp hơn ĐTĐ type 1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Norton J.G. and Phillip P.T. (2012). Harrison’s Principles of Internal Medicine, 18th edition. The McGraw-Hill Companies. Chapter 313.
  2. Topazian M., Pandol S.J. (2009). Textbook of Gastroenterology 5th edition. Blackwell Publishing. Chapter 69.
  3. Feldman M., Friedman L.S. and Brandt L.J. (2010). Sleisenger and Fordtran’s Gastrointestinal and Liver Disease, 9th edition. Elsevier Inc. Chapter 59.
  4. Freedman S.D. “Treatment of chronic pancreatitis”. Up-to-date 2013. This topic last updated: thg 5 31, 2013.
  5. Layer P., Yamamoto H., Kalthoff L., Clain J.E. et al. (1994). “The different courses of early- and late-onset idiopathic and alcoholic chronic pancreatitis”. Gastroenterology. 107(5):1481-1487.
  6. Triệu chứng nào KHÔNG là của viêm tụy mạn:
  7. Đau bụng
  8. Tiêu chảy
  9. Đánh trống ngực
  10. Sụt cân
  11. Biến chứng của viêm tụy mạn:
  12. Béo phì
  13. Ung thư gan
  14. Đái tháo đường
  15. Tăng huyết áp
  16. Theo Mayo Clinic Diagnostic Scoring System, chẩn đoán viêm tụy mạn khi có ít nhất
  17. 3 điểm
  18. 4 điểm
  19. 5 điểm
  20. 6 điểm
  21. Nguyên tắc điều trị viêm tụy mạn:
  22. Ăn ít bữa, nhiều năng lượng
  23. Hút thuốc lá ít
  24. Ngưng rượu bia
  25. Giảm đau đường chích
  26. Phương pháp giảm đau trong viêm tụy mạn, TRỪ MỘT:
  27. Viên men tụy
  28. Thuốc giảm đau
  29. Rượu hoặc bia
  30. Chẹn đám rối thần kinh thái dương

ĐÁP ÁN 1.C 2.C 3.B 4.C 5.C

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *