Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch

     Liên Bộ môn Y học cộng đồng

ĐỀ THI DỰ TRỮ 3

KỲ THI TỐT NGHIỆP Y 6

LIÊN BỘ MÔN CỘNG ĐỒNG

STTTên câu hỏiNội dungCố địnhĐộ khóNhóm CHĐáp Án
11Nội dung nào sau đây thuộc phần Xác định vấn đề sức khỏe trong Chẩn đoán cộng đồng: A@ Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe: Dân số – Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – Môi trường B@ Mô tả các chỉ số sức khỏe C@ Đánh giá kết quả hoạt động của các chương trình sức khỏe D@ Đánh giá thái độ của cộng đồng đối với các vấn đề sức khỏe nổi cộm trong cộng đồng  0TB0D
22Mục tiêu của Chẩn đoán cộng đồng là, chọn câu SAI: A@ Khám phát hiện bệnh sớm tại cộng đồng B@ Mô tả những vấn đề sức khỏe của cộng đồng C@ Xác định những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng D@ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng vấn đề sức khỏe của cộng đồng  0TB0A
33Số liệu nào sau đây là phù hợp nhất để tính tỷ suất hiện mắc bệnh Đái tháo đường của cộng đồng dân cư Quận X: A@ Tổng số lượt người đến khám và được chẩn đoán bệnh Đái tháo đường tại các Trạm y tế phường và bệnh viện Quận X trong năm Y B@ Tổng số người được chẩn đoán bệnh Đái tháo đường qua các đợt khám phát hiện bệnh trong địa bàn quận X trong năm Y C@ Tổng số người sống trên địa bàn quận X có triệu chứng bất thường đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào và được chẩn đoán Đái tháo đường trong năm Y D@ Tổng số người được khám xác định Đái tháo đường qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại hộ gia đình  0TB0D
44Chỉ số nào sau đây biểu hiện tình trạng sức khỏe cộng đồng: A@ Tỷ lệ hút thuốc lá cao B@ Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông C@ Tỷ lệ quản lý thai D@ Tất cả các câu trên  1TB0B
55Thông tin “Tỷ lệ người mắc Sốt xuất huyết Dengue trong năm 2014” thu thập qua báo cáo kết quả chương trình sức khỏe Phòng chống Sốt xuất huyết tại Quận X là thuộc loại thông tin nào: A@ Sơ cấp, Khách quan, Định tính B@ Sơ cấp, Khách quan, Định lượng C@ Thứ cấp, Chủ quan, Định tính D@ Thứ cấp, Khách quan, Định lượng  0TB0D
66Cụm từ “Chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng về cộng đồng” được sử dụng từ những năm 40 tại: A@ Hội nghị Alma Ata B@ Nam Phi C@ Anh D@ Trung Quốc  0TB0B
77Ý nghĩa của hướng về cộng đồng gồm, NGOẠI TRỪ: A@ Hướng về cộng đồng là chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo B@ Vừa chăm sóc cá thể, vửa giải quyết những vấn đề y tế, kinh tế-xã hội liên quan C@ Trên cơ sở hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân, của cộng đồng trong bối cảnh gia đình và cộng đồng D@ Với sự hỗ trợ của toàn hệ thống y tế và xã hội, sự tham gia của cộng đồng  0TB0A
88Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là (Chọn câu SAI): A@ Tiến trình phát triển của y học của các nước đang phát triển B@ Trách nhiệm của thầy thuốc đối với cộng đồng C@ Một khái niệm có cơ sở khoa học, hiệu quả, hiệu năng và công bằng hơn D@ Trách nhiệm của những nhà quản lý hệ thống y tế  0TB0A
99Đào tạo bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng nghĩa là: A@ Đào tạo các bác sĩ chuyên khoa về y học cộng đồng B@ Bác sĩ học lên cao chỉ theo chuyên khoa y học cộng đồng C@ Đào tạo theo nhu cầu của cộng đồng, phù hợp những vấn đề sức khỏe ưu tiên của 1 cộng đồng D@ Bác sĩ phải phục vụ suốt đời nghề nghiệp tại khu vực nông thôn  0TB0C
1010Hạn chế của các phương pháp định tính trong xác định vấn đề sức khỏe: A@ Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề B@ Không phản ánh được nhu cầu của chính người dân sống trong cộng đồng C@ Mang tính chủ quan, tùy thuộc vào thành phần được hỏi D@ Không trả lời được vấn đề sức khỏe cần xác định là gì  0TB0C
1111Phương pháp chấm điểm 4 tiêu chuẩn cho Xác định Vấn đề sức khỏe có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: A@ Sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo B@ Nếu sau khi chấm điểm mà kết quả chấm điểm từ 9 – 12 điểm thì nhận định có vấn đề sức khỏe trong cộng đồng C@ Là một phương pháp định tính D@ Có áp dụng kỹ thuật Delphi trong quá trình thực hiện phương pháp này  0TB0C
1212Phương pháp xác định Vấn đề sức khỏe bằng cách dựa trên các số liệu thống kê có các đặc điểm sau: (1) Việc xác định vấn đề sức khỏe căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng, (2) Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề, không phản ánh nhu cầu do chính người dân sống trong cộng đồng đó diễn đạt, (3) Áp dụng trong phỏng vấn sâu, (4) Lấy ý kiến của nhiều thành phần trong cộng đồng. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ (1) + (2) đúng B@ (1) + (4) đúng C@ (1) + (3) đúng D@ (2) + (4) đúng  0TB0A
1313Chấm điểm tiêu chuẩn 1 để xác định vấn đề sức khỏe của WHO (Chọn câu SAI): A@ Xác định chỉ số biểu hiện của từng vấn đề B@ Chấm điểm dựa vào tỷ lệ vượt so với mức bình thường C@ Quy ước chấm điểm là không có thể thay đổi được D@ Nếu 1 vấn đề gợi ý không tìm thấy mức bình thường thì điểm cho vấn đề này ở tiêu chuẩn 1 là 1 điểm  0TB0C
1414“Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013 tại cộng đồng Quận Y là 39,22%, Quận X là 20,14%, Quận Z là 24%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận Y năm 2011 là 11,33%, năm 2010 là 11,45%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Chọn chỉ số biểu hiện vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” năm 2012 của Quận Y: A@ 39,22% B@ 11,33% C@ 11,45% D@ 20,67%  0TB0A
1515“Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014 tại cộng đồng Quận Y là 0,39%, năm 2012 là 0,3%, năm 2011 là 0,15%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận X năm 2013 là 0,11%, Quận Z là 0,33%.  Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” tại Quận Y năm 2013 có tỷ lệ vượt là: A@ 40,79% B@ 30% C@ 39,29% D@ 73,33%  0TB0B
1616Đối với vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết cao tại Quận Y (TL SXHY ) năm 2012” có số liệu như sau:  Qua báo cáo số liệu của chương  trình phòng chống SXH của Quận: TL SXHY năm 2012 là: 0,099%, năm 2011 là 0,097%. Chỉ tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015: <0,090%;Chỉ tiêu của Quận Y: giảm 15% số ca mắc so với năm trước. Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết qua điều tra hộ gia đình năm 2012 tại Quận X là 0,075%, tại Quận Z là 0,085%. Chọn mức bình thường cho TL SXHY năm 2012 là: A@ 0,090% B@ 0,097% C@ 0,080% D@ 0,084%  0TB0D
1717Trạm Y tế Phường X, Quận Y thực hiện đề án triển khai: “GDSK cho phụ nữ ≥ 18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y có kiến thức đúng về Sinh đẻ có kế hoạch từ từ 01/02/2013 đến 01/03/2013”. Trong hệ thống mục tiêu của đề án, có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vận động ≥90% phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK để có kiến thức đúng về Sinh đẻ có kế hoạch từ 04/02/2013 đến 06/02/2013”. Chỉ số lượng giá của mục tiêu này là: A@ Số phụ nữ ≥18 tuổi đến dự buổi GDSK/tổng số phụ nữ ≥18 tuổi được mời B@ Số phụ nữ ≥18 tuổi đến dự buổi GDSK có kiến thức đúng/tổng số phụ nữ ≥18 tuổi của khu phố 8, phường X, quận Y C@ Tỷ lệ phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK có kiến thức đúng D@ Tỷ lệ phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK  0TB0D
1818Tên chỉ số lượng giá của mục tiêu: “Huấn luyện 90% CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA từ 9/2013 đến 12/2013” là A@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi tại Khu phố X Phường Y đến dự GDSK có kiến thức đúng về phát hiện THA sau buổi GDSK B@ Tỉ lệ CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA sau huấn luyện C@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi Khu phố X Phường Y đến dự GDSK về phát hiện THA D@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện THA sau đề án GDSK tại Khu Phố X Phường Y  0TB0B
1919Mục tiêu đề án triển khai là: A@ Những hoạt động cần thực hiện B@ Kết quả mà ê-kíp thực hiện muốn đạt đến C@ Kết quả mong muốn về tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu D@ Kết quả mong muốn về hành vi của dân số mục tiêu  0TB0B
2020Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 2 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/3/2013 đến 30/3/2013. Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 8000 người ≥ 50 tuổi với người ≥ 50 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau và trong mỗi tổ cũng bằng nhau. Hãy cho biết số người mà trạm Y tế sẽ can thiệp khi thực hiện đề án? A@ 800 người B@ 240 người C@ 80 người D@ 2400 người  0TB0B
2121Về “Đề án triển khai”, CHỌN CÂU ĐÚNG: A@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai nói lên kết quả mong muốn trên tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu B@ Thành phần mục tiêu trong đề án triển khai có từ 3 – 5 thành tố cấu thành C@ Đề án triển khai bao gồm một loạt những hoạt động phải thực hiện căn cứ trên chương trình can thiệp D@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai luôn luôn có 3 cấp  0TB0C
2222Trong quá trình chấm điểm 4 tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe của WHO, phương pháp Delphi được áp dụng ở tiêu chuẩn nào? A@ Tiêu chuẩn 1 “Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức bình thường” B@ Tiêu chuẩn 2a “Cộng đồng đã biết tên vấn đề” C@ Tiêu chuẩn 2b “Cộng đồng có phản ứng rõ ràng” D@ Tiêu chuẩn 3 “Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành”  0TB0B
2323Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/5/2013 đến 30/5/2013. Hãy cho biết tên đề án triển khai của Trạm Y tế. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ GDSK cho ≥50% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường B@ GDSK cho ≥80% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường C@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường D@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường  0TB0D
2424Ý nào không đúng trong định nghĩa sau đây về lượng giá? A@ Tiến trình thu thập ý kiến đánh giá của lãnh đạo B@ Nhằm mục đích để biết ta đã thực hiện đạt, vượt hay không đạt mục tiêu C@ Làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện chương trình GDSK D@ Rút kinh nghiệm cho các chương trình GDSK sau  0TB0A
2525Trong GDSK, điều nào sau đây không phải là mục tiêu cần lượng giá? A@ Kiến thức B@ Lòng tin C@ Thái độ D@ Hành vi  0TB0B
2626Lượng giá có nhiều mức độ nhưng không phải mức độ nào sau đây? A@ Lượng giá một chương trình GDSK B@ Lượng giá một hoạt động GDSK C@ Lượng giá một nội dung GDSK D@ Lượng giá một lớp tập huấn GDSK  0TB0D
2727Lượng giá tiến trình là hoạt động: A@ Xem tiến trình thực hiện có đúng theo kế hoạch không B@ Theo dõi để nắm được các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình C@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có thực tế không D@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có phù hợp với tiến trình thực hiện không  0TB0B
2828Lượng giá cần thu thập các thông tin định tính nhưng không phải điều nào sau đây? A@Kiến thức của đối tượng đối với các hoạt động GDSK B@Mức độ quan tâm của đối tượng đối với các hoạt động GDSK C@Cảm nhận của đối tượng đối với các hoạt động GDSK D@Ý kiến đóng góp cải tiến của đối tượng đối với các hoạt động GDSK  0K0A
2929Điều nào sau đây tuy rất quan trọng nhưng không phải là nghĩa vụ Y đức? A@ Công minh B@ Ân cần C@ Bảo mật D@ Không kỳ thị  0TB0B
3030Nghĩa vụ y đức nào sau đây phải được tuân thủ trước hết? A@ Làm điều có lợi cho bệnh nhân B@ Không làm điều có hại đối với bệnh nhân C@ Tôn trọng sự tự chủ D@ Nói sự thật  0D0B
3131Nếu có sự không thống nhất về nội dung truyền thông giữa các cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan, viện khác nhau, người GDSK phải dựa trên nhiều nguyên tắc nhưng không phải là nguyên tắc nào sau đây? A@Cân nhắc tất cả các nội dung B@Ưu tiên đối với những nội dung giúp làm giảm tác hại C@Thông qua các nguyên tắc về tự quyết của đối tượng D@Thông qua các nguyên tắc về tự do lựa chọn của đối tượng  0K0B
3232GDSK cần đảm bảo nhiều trách nhiệm nhưng không phải là trách nhiệm nào sau đây? A@Trách nhiệm với công chúng B@Trách nhiệm với đồng nghiệp C@Trách nhiệm với việc thực hiện GDSK D@Trách nhiệm đối với việc đào tạo nghề  0TB0B
3333Hiệu ứng gương soi (mirror effect) được đề cập trong mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân còn được gọi là hiện tượng…về mặt cảm xúc: A@ Cộng hưởng B@ Ám thị C@ Phóng chiếu D@ Chuyển cảm  0TB0A
3434Điều nào sau đây KHÔNG THUỘC tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc: A@ Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết B@ Thường xuyên cập nhật kiến thức C@ Tấm lòng nhân đạo và cao thượng D@ Cam kết tham gia các hoạt động chung của xã hội  0TB0C
3535Điều nào sau đây có thể dẫn đến hậu quả sau ở người thầy thuốc: gây ra sự mệt mỏi (mệt, ủ rủ), sự tuyệt vọng (“tôi không làm gì được cả”,…); thúc đẩy người thầy thuốc làm nhiều hơn, tình trạng tăng động. A@ Thái độ có trách nhiệm B@ Thái độ, tâm trạng chán nản C@ Thái độ bất mãn D@ Thái độ, tâm trạng bất lực  0TB0D
3636Những phản ứng qua đó phản chiếu những cách thức và tâm trạng của người thầy thuốc đối với bệnh nhân (tội nghiệp, lòng trắc ẩn, chán ngấy,…) được gọi là: A@ Hiện tượng chuyển cảm B@ Hiện tượng chống chuyến cảm C@ Thấu cảm D@ Đồng cảm  0TB0A
3737Các kiểu phản ứng tâm lý chính của bệnh nhân trước căn bệnh: A@ Phủ định, tức giận, thương lượng, trầm cảm, hy vọng B@ Hợp tác, phá hoại, không ý thức, ý thức C@ Hợp tác, bình tĩnh, không ý thức, dấu vết, tiêu cực, hoảng hốt, phá hoại D@ Xem thường, bình thường, quá mức, tiêu cực  0TB0C
3838Bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross đã đưa ra lý thuyết về 5 giai đoạn phản ứng của bệnh nhân trước thông báo bệnh mãn tính là: A@ Từ chối – thương lượng – chấp nhận – tức giận – u sầu B@ Từ chối – tức giận – chấp nhận – u sầu – hy vọng C@ Từ chối – tức giận – thương lượng – u sầu – chấp nhận D@ Hy vọng – Từ chối – tức giận – chấp nhận – Thương lượng  0TB0C
3939Phản ứng của bệnh nhân phụ thuộc vào các yếu tố: A@ Bản chất căn bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh bệnh nhân lâm vào căn bệnh, chất lượng mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân B@ Chất lượng của mối quan hệ, sự hỗ trợ với nhân viên y tế và với người thân, giai đoạn lứa tuổi, bối cảnh sống C@ Cấu trúc nhân cách và đặc điểm lứa tuổi, thời kỳ khủng hoảng lứa tuổi, bản chất căn bệnh D@ Nhân cách, lứa tuổi, loại bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh mắc bệnh, chất lượng của các mối quan hệ liên quan và sự hỗ trợ  0TB0D
4040Bệnh nhân nhận thức bệnh quá mức, bình thường, xem thường hay loạn nhận thức chủ yếu phụ thuộc vào: A@ Nhân cách từng lứa tuổi B@ Hoàn cảnh C@ Loại bệnh D@ Giới tính  0TB0A
4141Tác nhân nào sau đây gây bệnh dịch tả? A@ Salmonella Typhi B@ Shigella C@ Vibrio Cholerea D@ Virus Viêm gan A  0TB0C
4242Tác nhân nào sau đây gây bệnh thương hàn? A@ Salmonella Typhi B@ Shigella C@ Vibrio Cholerea D@ Virus Viêm gan A  0TB0A
4343Tỷ lệ nước trong cơ thể người, chọn câu Sai? A@ Ở người lớn, nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể B@ Huyết tương chiếm 3/4 tổng lượng nước ngoại bào C@ Lượng nước nội bào chiếm 2/3 tổng lượng nước toàn cơ thể D@ Tỷ lệ phần trăm của nước đối với thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn  0TB0B
4444Tác nhân nào sau đây gây bệnh lỵ amib? A@ Entamoeba Histolytica B@ Ascaris Lumbricoides C@ Salmonella Typhi D@ Vibrio Cholerea  0TB0A
4545Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, ngoại trừ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa  0TB0B
4646Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, NGOẠI TRỪ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa  0TB0B
4747Trong dự phòng bệnh bụi phổi silic, cần áp dụng các phương pháp hạ thấp nồng độ bụi trong không khí, Chọn câu Sai? A@ Đặt các hệ thống lọc, hút bụi B@ Thay phương pháp khoan ẩm thành phương pháp khoan khô C@ Thay nguyên liệu chứa nhiều SiO2 bằng một loại nguyên liệu khác D@ Không phương pháp nào kể trên là sai  0TB0B
4848Các phương pháp dự phòng bệnh bụi phổi silic sau đều đúng, NGOẠI TRỪ? A@ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân như kính mắt, khẩu trang, quần áo chống bụi B@ Hít thở khí dung kiềm C@ Cung cấp nhiều Vitamin C D@ Khí công tập thở  0TB0C
4949Tỷ lệ nước trong cơ thể người, chọn câu Sai? A@ Ở người lớn, nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể B@ Huyết tương chiếm 3/4 tổng lượng nước ngoại bào C@ Lượng nước nội bào chiếm 2/3 tổng lượng nước toàn cơ thể D@ Tỷ lệ phần trăm của nước đối với thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn  0TB0B
5050Chọn một đáp án ĐÚNG trong các phát biểu sau đây? A@ Nước chỉ được thải ra khỏi cơ thể qua ba con đường sau: qua da, qua nước tiểu, qua phổi B@ Cân bằng âm là lượng nước hấp thu nhiều hơn lượng nước được thải trừ C@ Lượng nước được thải qua da không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường D@ Cân bằng lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng chủng tộc, giới tính  0TB0D
5151Chọn một đáp án SAI trong các phát biều sau? A@ Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, muối khoáng và cả các chất thải từ các mô B@ Nước tham gia quá trình điều hòa nhiệt độ của cơ thể thông qua quá trình bay hơi mồ hôi cũng như thoát hơi nước qua hô hấp C@ Nước chuyển hóa là nước được thải ra khỏi cơ thể qua các cơ quan bài tiết D@ Nước đóng vai trò làm giảm ma sát tại một số cơ quan  0TB0C
5252Thiết kế nghiên cứu cắt ngang là thiết kế mà theo đó A@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người mắc bệnh và nhóm người không mắc bệnh, sau đó tìm hiểu tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của 2 nhóm này trong quá khứ. B@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và nhóm người
không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, sau đó theo dõi 2 nhóm người này trong tương lai để xác định tình trạng mắc bệnh. C@ Nhà nghiên cứu xác định tình trạng mắc bệnh hoặc không mắc bệnh cùng lúc với tình trạng có tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở một dân số người. D@ Nhà nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê có sẵn về tình trạng mắc bệnh và tình trạng         tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của một dân số người.  
0TB0C
5353Tỉ suất hiện mắc (TSHM) bệnh mạch vành ở người có hút thuốc lá là A@ 70%     B@ 10% C@ 30%     D@ 60%  0TB1C
5454Tỉ số TSHM bệnh mạch vành xét theo tình trạng hút thuốc lá là A@ 0,33               B@  3,0 C@  2,1 D@ 0,78  0TB1B
5555Tỉ số chênh (Odds Ratio) ước lượng của nghiên cứu này là A@ 0,26     B@ 1,7 C@ 0,58     D@ 3,9  0TB1D
5656Hãy tính tỷ suất hiện mắc trong khoảng thời gian 4 ngày sau chuyến cắm trại: A@ 5,52% B@ 11,7% C@ 5,35% D@ 4,7%  0TB2B
5757Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%  0TB2D
5858Hãy tính tỷ suất hiện mắc ngày thứ 2 của học sinh trường A: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%  0TB2D
5959Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh tai biến mạch máu não năm 2009 / Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh ung thư năm 2009 là phép tính biểu thị A@ Tỷ số B@ Tỷ lệ C@ Tỷ suất D@ Tất cả đều sai  1TB0A
6060Tỷ suất mắc (/%) trong nhóm thường xuyên uống cà phê là: A@ 21,1     B@ 51,5     C@ 68,1     D@ 74,0  0TB3D
6161Nguy cơ tương đối trong nghiên cứu này là: A@ 2,2       B@ 3,5       C@  1,1 D@ 4,9  0TB3B
6262Nguy cơ quy trách trong nhóm uống cà phê là: A@ 52,9     B@ 35,4     C@ 36,1     D@ 44,8  0TB3A
6363Chọn câu ĐÚNG NHẤT:Tỷ suất mắc được tính trong nghiên cứu này là A@ Tỷ suất mới mắc      B@ Tỷ suất hiện mắc C@ Tỷ suất mới mắc trong 5 năm D@ Tỷ suất hiện mắc trong 5 năm  0TB3C
6464Tháp tuổi là một biểu đồ trình bày, NGOẠI TRỪ A@ Cấu trúc dân số theo giới và tuổi, B@ Sự biến động tuổi thọ của dân số do sự phát triển của xã hội C@ Sự biến động dân số do những biến cố như chiến tranh, dịch bệnh D@ Sự phân bố dân số theo các lớp tuổi  0TB0B
6565Giai đoạn dân số vàng của Việt Nam kéo dài khoảng A@ 10 năm,    B@ 20 năm      C@ 30 năm     D@ 40 năm  0TB0C
6666Cấu trúc tháp tuổi A@ Trục hoành được chia theo tuổi hay lớp tuổi (0 – 4, 5– 9…)  B@ Trục hoành ghi số dân tương ứng với lớp tuổi  C@ Trục tung ghi số dân tương ứng với lớp tuổi D@ Các câu trên đều sai  1TB0B
6767Tỷ lệ, tỷ số, chọn câu đúng nhất A@ Tỷ số nam = số nam / tổng dân số B@ Tỷ lệ nam  = số nam / tổng dân số   C@ Tỷ lệ nam = số nam / số nữ D@ Tỷ số nam = số nam / tổng dân số  0TB0B
6868Tốc độ già hóa dân số Việt Nam                                                                                            A@ Chậm so với các nước trên thế giới; B@ Vừa so với các nước trên thế giới; C@ Nhanh so với vài nước trên thế giới; D@ Là một trong 5 nước nhanh nhất thế giới   0TB0D
6969Tỷ số phụ thuộc theo tuổi phản ánh, NGOẠI TRỪ A@ Phản ánh số người ăn theo trên 100 người trong tuổi lao động B@ Phản ánh mức độ dân số không có khả năng làm việc mà dân số phải lo. C@ Phản ánh gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. D@ Phản ánh tác động của mức độ sinh và chết của dân số  0TB0D
7070Trình bày tỷ số nam bình thường ở các độ tuổi 0t, 19t, >60t lần lượt là A@ 90, 100,100              B@ 105, 100, 70              C@ 110, 100, 50        D@ 101, 105,800TB0B

Ngày      tháng 07 năm 2015

KT TRƯỞNG LIÊN BỘ MÔN

PHÓ TRƯỞNG

TS. BS Võ Thị Xuân Hạnh

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *