NOTE LÂM SÀNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH CBL

NHIỄM TRÙNG SƠ SINH

I. Lý do quan tâm

– LS đa dạng, không điển hình => Dễ bỏ sót

– Diễn tiến nhanh, nặng nề => Biến chứng nhiều, tử vong cao

=> Cần nghi ngờ sớm để CĐ KS kịp thời + Ngưng KS ngay khi loại trừ

I. Chẩn đoán

A) ĐN: là mọi bệnh lý NT xảy ra trong GĐ SS (từ lúc sinh tới đủ 28d)

B) DTH

– Tỉ lệ: 0.8-1% trẻ sinh sống

– Tỉ lệ mới mắc NTHSS do VK: 1-4/1000 ca

– Trẻ non tháng: tỉ lệ cao gấp 3-10 lần so với trẻ đủ tháng

– Giới:

+ Đủ tháng: nam = 2 lần nữ

+ Non tháng: ít khác biệt

– Tỉ lệ tử vong chung: 5-10% (trong NTSS sớm là 20%)

C) NN trẻ SS dễ NT

– Da niêm dễ tổn thương

– Đề kháng kém (Dịch thể, TB, bổ thể)

– Có nhiều loại mầm bệnh lây theo nhiều cách, từ nhiều nguồn (mẹ, BV, MT sống), tại nhiều thời điểm

– Khoa SS quá tải

A) Phân loại

1) NT trước sinh (NT bào thai): TORCH

– Toxoplasma

– Others: giang mai, HBV, Coxackie B, EBV, VZV, Parvovirus

– Rubella

– CMV

– HSV

1) NT SS sớm (NT trong sinh)

– Khởi phát < N3

– Thường do lây nhiễm từ đường niệu-dục mẹ trong cuộc sanh

– Tác nhân:

+ E.Coli: trực khuẩn Gr (-)

+ Listeria monocytogenes: trực khuẩn Gr (+)

+ GBS (Streptococcus agalactiae): cầu khuẩn Gr (+)

+ Virus: HBV, HSV

– Thường là bệnh cảnh nặng: VP, NTH, kèm VMN trong trung bình 23%:

+ 20% trường hợp: nếu là NTH khởi phát sớm, sốt lần đầu

+ 50% trường hợp: nếu là NTH khởi phát muộn, sốt tái đi tái lại, BC tăng, CRP tăng

– Hầu như không có NTT

– YTNC:

+ Mẹ:

* Sốt trước/trong/sau sanh 24h

* NT ối

* GBS (+)

* NT niệu dục chưa điều trị đầy đủ

* Vỡ ối non hoặc kéo dài > 18h

* Ối xanh

+ Con:

* FHR > 160bpm không lý do sản khoa

* Apgar 5’ <6 không lý do sản khoa

* Sanh non không lý do sản khoa

* Nhẹ cân

* Vết thương hở

2) NTSS muộn (NT sau sinh)

– Khởi phát > N3

– Nguồn lây:

+ Đường niệu-dục mẹ

+ Cộng đồng

+ NTBV (sau 48h NV): YTNC:

* Thời gian nằm viện dài

* CN lúc sanh thấp

* Quá tải

* Thủ thuật xâm lấn

– Tác nhân:

+ GBS

+ E.Coli

+ Staphylococcus

+ Klebsiella

+ Pseudomonas

+ Nấm: Candida

– Mức độ:

+ Nặng (Ít TC định hướng):

* NTH, VMN

* NTT:

@ Thường là viêm đài bể thận cấp trên nền dị tật tiết niệu

@ Hay kèm TC tiêu hoá

* Viêm ruột nặng (ở SS không có “tiêu chảy cấp”)

* VP nặng

* Viêm xương khớp

+ Nhẹ (Có TC định hướng):

* NT rốn:

@ BT rụng sau 5-10d

@ Độ 1: chảy máu hoặc mủ nhưng da xung quanh BT

@ Độ 2, 3: lan ra xung quanh -> viêm tấy thành bụng, huyết khối, NTH

* NT da, viêm kết mạc, viêm ruột, VP

B) LS: 8 nhóm TC

1) Trẻ ko khoẻ

2) HH: SHH hay gặp

– Tím

– Thở rên, rối loạn nhịp thở

– Thở nhanh > 60bpm + co kéo

– Ngưng thở > 15s

3) Tim mạch

– Tái, da nổi bông

– CRT >3s

– HR nhanh > 160bpm

– HA tụt

4) Tiêu hoá

– Bú kém (<50% lượng sữa BT), bỏ bú (hay gặp)

– Nôn ói (hay gặp)

– Tiêu chảy

– Chướng bụng

– Dịch dạ dày >1/3 V cữ ăn trước

5) TK

– Tăng, giảm trương lực

– Giảm phản xạ

– Co giật

– Thóp phồng

– Li bì (hay gặp)

– Hôn mê

6) Huyết học

– XH nhiều nơi

– Gan bất thường (hay gặp)

+ CC gan > 3.5cm

+ Bờ dưới gan cách bờ sườn > 2cm

+ CC gan tăng lên mỗi ngày

– Lách to

7) Da niêm

– Hồng ban

– VD xuất hiện <24h (hay gặp)

– Nốt mủ, phù nề, cứng bì

8) Rối loạn thực thể

– Đứng/Sụt cân

– Rối loạn thân nhiệt:

+ Sốt là TC thường gặp nhất trong NT nặng

+ Trẻ non tháng: thường hạ thân nhiệt

+ Phân biệt với tăng thân nhiệt do MT

Sốt Tăng thân nhiệt
Nguồn nhiệt ngoại sinh ± +++
Màu da Trắng/đỏ Đỏ
Da ẩm ướt +
Tay chân lạnh ± Không
TK Quấy/mệt Quấy
Hạ nhiệt khi để thoáng +++
TC đi kèm ±

C) CLS

1) Huyết học: lặp lại sau 12-24h làm tăng PV+

– BC <6 K/mm3 hoặc >30 K/mm3 trước 24h

– BC <5 K/mm3 hoặc >20 K/mm3 sau 24h

– BC non >10%

– BC có hạt độc, không bào

– NEU giảm <1.5 K/mm3

– NEU non/toàn phần ≥0.2

– TC <150 K/mm3

– Thiếu máu không rõ NN

2) Sinh hoá: CRP là chỉ điểm chính

– (+): >10 mg/L

– Không qua nhau

– Tăng không đặc hiệu:

+ Sinh khó: tối đa 17 mg/L lúc 24h

+ Nhiễm siêu vi nặng

+ Sang chấn

+ Bơm surfactant tự nhiên

– Giảm khi BC hạt giảm

– Bắt đầu tăng sau 6-12h, đạt cực đại sau 36-48h

– Sens: 50% (trong 12h đầu) => Càng về sau sens càng tăng

– Spec: 90%

– Lặp lại ở mốc 12h, 24h, 48h giúp xác định/loại trừ NTH (2 lần (-) loại trừ NTH > 99%)

3) VK học

a) Soi nhuộm Gr

b) Cấy

c) KN hoà tan (Latex)

– E.Coli: thường phản ứng chéo với Não mô cầu

– Não mô cầu

– Phế cầu

– GBS

– Hib

4) DNT:

– CĐ:

+ Cấy máu (+): do VMN thường đi kèm NTH

+ LS, CLS (CTM, CRP) nghi ngờ nhiều NTH

+ Có TCLS TK

+ Kém đáp ứng KS

+ Sốt kéo dài > 3d (ở trẻ lớn mốc sốt kéo dài > 7d)

– Giá trị nghi VMN:

+ Protein > 1g/L

+ BC > 30/mm3

+ Glucose giảm

+ Lactate >3 mmol/L

5) XN khác

– BUN, Creatinin: khi chuẩn bị dùng KS độc thận

– KMĐM:

+ SHH độ 3

+ NTH nặng có khả năng toan CH

– Đông máu toàn bộ: NTH nặng (có khả năng RLĐM)

II. Điều trị

A) Nguyên tắc

– Điều trị KS sớm khi có chẩn đoán hoặc nghi ngờ cao

– Đủ liều, đủ thời gian

– Phối hợp KS phổ rộng, phù hợp tác nhân gây bệnh

– Ưu tiên KS TM

– Ngưng KS khi có bằng chứng loại trừ NT (không dựa vào Latex để ngưng KS)

B) Cụ thể

1) Các thuốc (KS diệt khuẩn)

a) Ampicillin (TMC)

– Liều:

+ Phối hợp với Cefotaxime: 100-200 mg/kg/d

+ Không phối hợp với Cefotaxime:

* < 7d: 200 mg/kg/d

* ≥ 7d: 300 mg/kg/d

+ <7d: hầu như nhiễm Listeria => Nên ưu tiên có mặt Ampicillin

b) Cefotaxime (TMC)

– Liều:

+ < 7d: 100 mg/kg/d chia 2 cữ

+ ≥ 7d: 150 mg/kg/d chia 3 cữ

+ VMN: 200 mg/kg/d chia 4 cữ

– ADR: dị ứng, rối loạn tiêu hoá, nhiễm nấm

c) Gentamycin:

– CĐ: khi nghi ngờ NTH nhờ tác dụng hiệp đồng với Cefotaxime (không qua được màng não)

– Liều: 5 mg/kg/d (TB), dùng tối đa 5d

– ADR: độc tai, độc thận

2) Cách phối hợp

– Ampicillin + Gentamycin (hàng đầu cho trẻ <7d): điều kiện dùng

+ Không VMN

+ Không suy thận

– Cefotaxime + Gentamycin: ưu tiên ở NĐ1 vì ít nghĩ Listeria (nên không cần Ampicillin)

– Ampicillin + Cefotaxime

– Ampicillin + Cefotaxime + Gentamycin: khi NTH + VMN

C) Thời gian dùng KS

– VMN:

+ E.Coli: 21d

+ GBS, tác nhân khác: 14d

– NTH

+ Cấy (+): 10-14d

+ Cấy (-): 7-10d

– NT khác: 7-14d

D) Đánh giá đáp ứng sau 48h

– VMN: chọc dò DNT lại bất kể LS

– NT khác:

+ LS ổn: tiếp tục hết liều KS

+ LS kém đáp ứng: làm lại bilan NT

III. Tiên lượng

– Gần:

+ LS: tri giác, sinh hiệu

+ Bản thân bệnh lý: có chẩn đoán, điều trị được không

+ Đáp ứng điều trị

– Xa: biến chứng (thường gặp nhất trong VMN SS là dãn não thất, có thể gặp ngay trong GĐ cấp)

 

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *