Danh mục: Cận lâm sàng

  • Chuyên đề khí máu động mạch phần 2

    IMG_2787.PNG

    Nguồn Bs Dương Tấn Khánh

    IMG_2788.PNG

    IMG_2789.PNG

    • Hiểu được cơ chế bù trừ sinh lý liên quan tới khí máu
    • Hiểu được công thức bù trừ, từ đó đánh giá tình trạng bù trừ và phát hiện các rối loạn kiềm toan thứ 2 ở bệnh nhân

    IMG_2790.PNG

    • Chuyển hóa thì được bù bằng hô hấp và ngược lại
    • Không bao giờ có bù trừ quá mức. Vd: toan ch được bù bằng kiềm hh nhưng không bao giờ bù quá để pH>7.45, chỉ đủ đưa pH về bình thường.

    IMG_2791.PNG

    • Theo anh slide này không cần thiết, chỉ làm phức tạp hóa vấn đề
    • Có thể hiểu bằng: CO2 + H2O = (HCO3-) + (H+)

    IMG_2792.PNG

    • Rối loạn chuyển hóa được hô hấp bù ngay lập tức
    • Rối loạn hô hấp thì chuyển hóa cần thời gian mới bù được  có bù cấp và mạn

    IMG_2793.PNG

    IMG_2794.PNG

    • Mỗi dạng rối loạn sẽ được ở một mức ta dự đoán được. Ví dụ: toan ch sẽ được bù bằng kiềm hh (tăng thông khí thải CO2 làm giảm CO2 trong máu bệnh nhân). Nếu toan ch càng nặng thì CO2 càng giảm thấp  Mức giảm CO2 phụ thuộc mức độ nặng của nhiễm acid ch
    • Khi đã xác định được mức bù trừ, nếu không như dự đoán, ta có thể xác định được tối loạn thứ 2

    IMG_2795.PNG

    • BN nhiễm acid ch, pH=7. HCO3=10meq/l  bù bằng kiềm hh
    • Bằng công thức dự đoán pCO2 sẽ giảm xuống còn 23 mmHg (CT Winter)
    • Tuy nhiên khi làm KMDM, pCO2=35 mmHg  đã có một thứ gì ngăn CO2 giảm xuống  nghi ngờ có acid hô hấp kèm theo

    IMG_2796.PNG

    • Phần tiếp theo sẽ nói về các công thức bù trừ

    IMG_2797.PNG

    • Đây là dạng duy nhất có sẵn công thức mà không phải xây dựng (CT Winter)

    IMG_2799.PNG

    • pCO2 có thể dao động trong phạm vi ± 2 nên có CT bên dưới

    IMG_2800.PNG

    • Quay lại ví dụ hồi nãy

    – Áp dụng CT Winter pCO2 = 1,5.[HCO3-] + 8 = 1,5.10 + 8 = 23

    • Mà BN có pCO2 = 35 nên có kèm acid hô hấp hay rối loạn acid base hỗn hợp

    IMG_2801.PNG

    IMG_2803.PNG

    IMG_2804.PNG

    • Trước hết phải nắm giá trị bình thường
    • Khi xây dựng công thức, phải chấp nhận giá trị này là một con số chứ không phải một khoảng để tính toán được

    pCO2 là 40

    HCO3 là 24

    IMG_2805.PNG

    IMG_2806.PNG

    • Khi đó viết lại CT như sau: HCO3 cứ tăng 1 trên 24 thì pCO2 sẽ tăng 0.7 trên 40

    IMG_2807.PNG

    IMG_2808.PNG

    • pCO2 sẽ tăng lên chứ không phải giảm xuống (mũi tên đi xuống)
    • Tính lượng pCO2 tăng lên: (HCO3 – 24).0,7

    + (HCO3 – 24) là lượng HCO3 tăng trên mức bình thường là 24

    + Nhớ rằng HCO3 tăng 1 thì CO2 tăng 0.7

    – pCO2 dự đoán: 40 + (HCO3 – 24).0.7

    Tài liệu được ghi chép và chia sẻ bởi https://www.facebook.com/vuongyds

    IMG_2810.PNG

    • Như vậy ta xây dựng được công thức thứ 2

    IMG_2811.PNG

    IMG_2812.PNG

    • Rối loạn hh được bù trừ bằng ch thì cần thời gian
    • Việc bù trừ phụ thuộc vào tình trạng cấp hay mạn

     Như vậy ta phải xây dựng tới 4 CT

    IMG_2814.PNG

    • BN khó thở gây ứ CO2 thì gây toan hh, cơ thể bù bằng kiềm ch (tăng HCO3 lên)
    • Như đã nói hô hấp được bù bằng chuyển hóa thì cần thời gia do đó khi pCO2 tăng lên 10, HCO3 chỉ tăng lên 1 (chuyển hóa bù trừ rất ít)

    IMG_2815.PNG

    • Lượng CO2 tăng lên: pCO2 – 40
    • Lượng HCO3 tăng lên: (pCO2 – 40) / 10

    – HCO3 dự đoán: 24 + (pCO2 – 40) / 10

    IMG_2817.PNG

    IMG_2818.PNG

    • Mạn tính bù được nhiều hơn do đã có thời gian cho nó bù trừ
    • Nếu pCO2 tăng 10 thì HCO3 tăng 4 đơn vị
    • CT khi này sẽ là: 24 + 4.(pCO2-40)/10

    IMG_2819.PNG

    IMG_2821.PNG

    • Như vậy ta đã xây dựng được CT cho acid hô hấp

    IMG_2822.PNG

    IMG_2823.PNG

    • Cũng như nhiễm acid hh, ch cũng không bù trừ hiệu quả.
    • pCO2 giảm 10, HCO3 giảm 2

    IMG_2824.PNG

    • Lượng pCO2 giảm: pCO2 – 40
    • Lượng HCO3 giảm: 2.(pCO2 -40)/10

    – HCO3 dự đoán: 24 – 2.(pCO2 -40)/10

    IMG_2825.PNG

    • Mạn thì bù được nhiều hơn do đó khi pCO2 giảm 10, HCO3 giảm 5

    IMG_2826.PNG

    • CT khi này sẽ là: 24 – 5.(pCO2 -40)/10

    IMG_2828.PNG

    IMG_2831.PNG

    • Mỗi Bn có khả năng bù trừ khác nhau nên những CT này đều có khoảng dao động. Cụ thể như trên hình: Chuyển hóa dao động 5 (riêng winter là 2). Hô hấp dao động 3  Cho thấy sự bù trừ mang tính chất tương đối. Có một số trường hợp sẽ rất khó giải thích.

    IMG_2833.PNG

    • Sửa chỗ mũi tên đi xuống thành đi lên
    • Tuy nhiên, nhớ theo cách này dễ hơn nhớ công thức. Tính toán cũng nhanh hơn.

    IMG_2835.PNG

    • Phương pháp áp dụng nhanh trong rối loạn chuyển hóa (bù nhanh bằng hô hấp)

    IMG_2836.PNG

    • Cho ví dụ cho dễ hiểu
    • pH acid, HCO3 thấp giải thích cho tình trạng này: acid chuyển hóa
    • pCO2 bù trừ khi này gần bằng 2 số đầu sau dấu chấm của pH là 27
    • pCO2 thực tế là 25 (±2)  Bù trừ đủ, không có kèm rối loạn thứ 2 nào khác.
    • Sau đây sẽ là các ví dụ về các BN rối loạn acid base hỗn hợp

    IMG_2838.PNG

    • pH 7.5 > 7.45 nên nhiễm base
    • 2 thông số pCO2 và HCO3 sẽ có một thông số giải thích cho pH, thông số còn lại là bù trừ: ở đây pCO2 tăng (acid), còn HCO3 tăng (kiềm). Kiềm giải thích được

    cho pH nên đây là kiềm chuyển hóa, được bù bằng toan hô hấp

    • Kiểm tra cơ chế bù trừ kiềm chuyển hóa:

    + HCO3 tăng 1, pCO2 tăng 0.7

    + CT: pCO2 = 40 + (HCO3 – 24).0,7 ± 5  Tính ra 40 + (34-24).0,7 = 47 ± 5

    + pCO2 thực tế là 48 nằm trong khoảng 47 ± 5 nên bù đủ, không kèm rối loạn kiềm toan thứ 2.

    • Chẩn đoán: Nhiễm kiềm chuyển hóa

    IMG_2841.PNG IMG_2842.PNG

    • Công thức rút gọn

    + BN này bị rối loạn chuyển hóa

    + pH=7.5

    + Như vậy pCO2 bù dự đoán: 50

    + pCO2 dự đoán 48 trong khoảng 50 ± 5

     Bù đủ, không có rối loạn thứ 2

    IMG_2843.PNG

    • pH 7.12 < 7.35 nhiễm aicd
    • pCO2 và HCO3

    + pCO2 giảm (kiềm) còn HCO3 giảm (acid)

    + HCO3 giảm giải thích được chi pH nên đây là acid chuyển hóa

    • Bù trừ

    + Acid chuyển hóa được bù bằng CT Winter

    + CT Winter: pCO2=1.5[HCO3] + 8 ± 2  pCO2 = 1,5.10 + 8 ± 2 = 23 ± 2

    + pCO2 thực tế là 32 cao hơn khoảng dự đoán chứng tỏ có cái gì đó làm tăng pCO2 hay acid hô hấp.

    • Kết luận: Nhiễm acid hỗn hợp. BN có thể bị kèm bệnh gì đó làm giảm thông khí như hen COPD làm tăng CO2 lên.

    IMG_2847.PNG

    • Trường hợp này là rối loạn chuyển hóa, dùng phương pháp nhanh
    • pH = 7.12 thì pCO2 dự đoán là 12 ± 5
    • Ở đây pCO2 tới 32 như vậy có acid hô hấp kèm theo
    • Kết luận: acid chuyển hóa và acid hô hấp

    IMG_2851.PNG

    – pH 7.34 < 7.35: acid

    • pCO2 và HCO3

    + pCO2 65 > 40 nên tăng (acid), HCO3 34 > 24 nên tăng (kiềm)

    + pCO2 acid giải thích được cho pH nên đây là acid hô hấp

    • Bù trừ

    + Bù bằng kiềm chuyển hóa

    + Tình trạng này cấp tính nên pCO2 tăng 10, HCO3 tăng 1

    + CT: HCO3 = 24 + (pCO2-40)/10 = 24 + (65-40)/10 = 26.5 ± 3

    + HCO3 thực là 34 nên có cái gì làm tăng HCO3 lên hay kiềm chuyển hóa

    • Kết luận: Acid hô hấp + kiềm chuyển hóa. Hai cái này bù trừ làm cho pH gần trở về bình thường.

    IMG_2853.PNG

    • Cái này không dùng phương pháp nhanh vì là rối loạn hô hấp

    IMG_2854.PNG

    • Một tình huống rất thú vị. Tự tử sau cãi nhau với người yêu.

    IMG_2855.PNG

    – pH: 7.2 < 7.35 là aicd

    • pCO2 và HCO3

    + pCO2 giảm < 40 (kiềm), HCO3 giảm < 24 (acid)

    + HCO3 giảm giúp giải thích pH nên đây là acid chuyển hóa

    • Bù trừ

    + CT Winter: pCO2 = 1,5.[HCO3] + 8 ± 2 = 1,5.9 + 8 ± 2 = 21.5 ± 2

    + pCO2 thực tế là 30 cao hơn 21.5 ± 2 nên có kèm acid hô hấp

    • Kết luận: nhiễm acid chuyển hóa + acid hô hấp.

    IMG_2858.PNG

    BN tự tử bằng thuốc mà bị nhiễm acid chuyển hóa thì khả năng thuốc này là acid. Nhịp thở chậm (acid hô hấp) nên nghĩ rằng thuốc này có ức chế hô hấp

     Nghĩ nhiều do ngộ độc thuốc ngủ barbiturate (acid barbituric)

     

  • Chuyên đề khí máu động mạch 1

    IMG_2337.PNG

    Nguồn Bs Dương Tấn Khánh

    IMG_2338.PNG

    • Xác định thăng bằng acid base của bệnh nhân bao gồm: pH máu, tìm nguyên nhân gây biến đổi pH này: hô hấp, chuyển hóa, hỗn hợp
    • Đánh giá O2 bệnh nhân
    • Cột bên phải là 5 thông số khí máu cơ bản. Một số XN còn cung cấp thêm những thông tin khác như BE, dự trữ kiềm …

    + pH paCo2 HCO3 → acid base

    + SaO2 PaO2 → tình trạng O2

    IMG_2341.PNG

    IMG_2342.PNG

    • 3 vị trí thường dùng: đm quay, cánh tay, đùi

    IMG_2343.PNG

    • Theo mức độ dễ là: bẹn > cánh tay > quay vì kích thước quay nhỏ
    • Mức độ an toàn: quay > cánh tay > bẹn

    → Lâm sàng thường chọn đm quay trước tiên, sau đó mới thử 2 vị trí còn lại

    IMG_2345.PNG

    • Một trong những biến chứng của việc lấy KMDM khi đưa vật lạ vào trong lòng mạch là hình thành huyết khối gây tắc mạch
    • Tuy nhiên tại gan bàn tay có 2 đm cấp máu là đm quay và trụ
    • Nếu tạo huyết khối đm quay thì còn đm trụ cấp máu cho gan bàn tay
    • Cấp cứu, có một số Bn vào viện vì đứt đm quay do chấn thương hoặc tự sát. Nếu xác định đm trụ cấp máu đủ cho gan bàn tay, đm quay khó nối vì lý do vết thương phức tạp nhiễm trùng → có thể thắt đm quay và bàn tay vẫn an toàn
    • Đây chính là lý do đm quay hay được dùng để lấy khí máu động mạch
    • Nếu đm trụ không đủ cấp máu, mà ta gây huyết khối tắc đm quay thì tay bn sẽ hoại tử → trước khi làm phải xác định liệu đm trụ đủ cấp máu cho gan bàn tay khi ta làm tắc đm quay hay không qua test Allen

    IMG_2346.PNG

    • Đầu tiên ta nói về hai thông số SaO2 và PaO2
    • Phần thăng bằng acid base sẽ nói sau

    IMG_2347.PNG

    • PaO2: Partial Pressure of Oxygen in Arterial Blood

    + Áp suất riêng phần của O2 trong máu động mạch

    • SaO2: Saturation of Oxygen in Arterial blood

    + Độ bão hòa của O2 trong máu động mạch

    IMG_2348.PNG

    • Đây là lát cắt ngang một khoang máu bệnh nhân
    • Trong đó có những hồng cầu
    • O2 tồn tại dưới 2 dạng

    + Dạng hòa tan: mô tả bằng O2 tự do trong hình → Thông số quyết định PaO2

    + Dạng gắn vào Hemoglobin: mô tả bằng O2 gắn vào Hemoglobin → Thông số quyết định SaO2

    IMG_2351.PNG

    • PaO2: O2 hòa tan
    • SaO2: %Hb có gắn O2 / tổng số Hb

    IMG_2357.PNG

    • PaO2 và SaO2 có tỷ lệ với nhau không ?
    • Lượng O2 hòa tan quyết định lượng O2 gắn vào Hb. Như vậy PaO2 quyết định SaO2: PaO2 tăng thì SaO2 sẽ tăng và ngược lại
    • Tuy nhiên ta có một số ngoại lệ

    + HC bất thường như bệnh Hb bất thường

    + MetHb, COHb …

    → Dù có O2 hòa tan nhưng O2 không gắn vào được Hb cho nên PaO2 bệnh nhân

    bình thường nhưng SaO2 giảm. Thực tế những trường hợp này hiếm gặp trên lâm sàng → Chỉ cần nhớ PaO2 và SaO2 thường tỷ lệ với nhau.

    IMG_2358.PNG

    • Hình này lấy trong sách minh họa lại hai khái niệm trên
    • BN PaO2=50 mmHg là thiếu O2 máu

    + SaO2 = 2 cái gắn O2 / 4 vị trí gắn = 50%

    • BN PaO2=95 mmHg

    + SaO2 = 100%, cả 4 vị trí đều được gắn O2

    IMG_2359.PNG

    IMG_2360.PNG

    • Chú ý PaO2 có đơn vị là mmHg còn SaO2 có đơn vị là %
    • Tình cờ PaO2 chạy từ 80-100, câu hỏi có phải giá trị max của PaO2 là 100 hay không ?

    IMG_2361.PNG

    • Thực tế lâm sàng có những Bn có PaO2 > 100 mmHg
    • Hình phế nang và mao mạch phổi
    • Không khí hít vào có áp suất 760 mmHg, 20% là O2 nên pO2 hít vào là 150 mmHg
    • Khi vào phế nang nó sẽ hòa tan với pO2 máu tĩnh mạch là 40 cho ra pO2 trong máu động mạch là khoảng 100mmHg → con số 100 ta hay gặp là do sự kết hợp

    giữa pO2 hít vào và pO2 máu tính mạch.

    • Nếu Bn được thở O2 liều cao 50% thì áp suất pO2 lúc này là 760/2 vào khoảng

    300. pO2 vào là 300 kết hợp với pO2 trong tĩnh mạch hệ thống về phổi là 40 thì PaO2 có thể lên trên 100 là bình thường.

    → Để đánh giá chính xác mức độ thiếu hụt O2 của bệnh nhân thì ta nên làm khí máu trước khi bệnh nhân thở O2.

    IMG_2366.PNG

    • Tóm lại: SaO2 max là 100%. PaO2 thì phụ thuộc vào pO2 trong không khí bệnh nhân hít vào

    IMG_2367.PNG

    IMG_2368.PNG

    • SaO2 và SpO2 đều có chung chữ S là saturation
    • p là pulse → thiết bị này gọi là Pulse Oximetry: vừa cho biết độ bão hòa O2 máu động mạch, vừa cho biết nhịp mạch.

    IMG_2369.PNG

    • Phần này anh trích nguyên văn sách thầy Goljan
    • Các sóng SpO2 không phát hiện được MetHb, CoHb nên nếu có những Hb bất thường này, kết quả SpO2 sẽ cao hơn SaO2, nói cách khác khi này dùng SpO2 để đo SaO2 sẽ cho kết quả sai.

    IMG_2370.PNG

    • Hình tròn là hồng cầu bình thường, 6 hồng cầu thì 5 cái gắn O2
    • Màu đen gạch ngang là 6 hồng cầu bất thường
    • SaO2 ta có 12 hồng cầu, 5 hc gắn O2 → SaO2 = 5/12 hay < 50%
    • SpO2 ta có 5 Hbo2 / 6Hb bình thường → Spo2 = 5/6 > 80% (Falsely high Spo2 – Kết quả cao sai lệch)

    IMG_2372.PNG

    • Như vậy bình thường thì SpO2 gần bằng SaO2
    • Khi có MetHb, CoHb thì Spo2 bình thường, SaO2 giảm hay SpO2 >> SaO2. Tuy nhiên những trường hợp này hiếm

    IMG_2374.PNG

    IMG_2375.PNG

    • Cơ thể có 3 cơ chế điều hòa pH

    + Hô hấp

    + Thận

    + Đệm máu

    • Lâm sàng chỉ qua tâm hô hấp liên quan CO2, thận liên quan HCO3

    IMG_2377.PNG

    • Đây là phương trình quan trọng, mấu chốt của vấn đề
    • HCO3 do thận
    • CO2 do hô hấp

    IMG_2378.PNG

    • Ion H là thành phần quyết định pH
    • CO2 tăng đẩy phản ứng theo chiều thuận làm tăng H, pH acid
    • HCO3 tăng đẩy phản ứng theo chiều nghịch làm giảm H, pH kiềm

    → Nhiêu đây là đủ để đọc khí máu động mạch

    IMG_2379.PNG

    • Khi nói tới thăng bằng acid base, người ta thường nói về phương trình này
    • Tuy nhiên về lâm sàng ít ý nghĩa, lý thuyết cho để tính cho vui

    IMG_2382.PNG

    • Cần trả lời 3 câu hỏi:

    + Acid hay base ?

    Tài liệu được ghi chép và chia sẻ bởi https://www.facebook.com/vuongyds

    + Do hô hấp hay chuyển hóa ?

    + Nguyên nhân là gì ?

    IMG_2383.PNG

    • Đầu tiên đọc pH: <7.35 là aicd, >7.45 là base. Có nghĩa là so sánh với giá trị bình thường chứ không phải so với pH trung tính = 7.
    • 2: rối loạn hô hấp hay chuyển hóa. Dựa vào 2 thông số còn lại: pCO2, HCO3

    IMG_2384.PNG

    IMG_2385.PNG

    IMG_2387.PNG

    • 2 thông số (PaCO2 và HCO3) sẽ có 1 thông số giải thích được pH, thông số còn lại liên quan tới cơ chế bù trừ.

    IMG_2390.PNG

    • Ví dụ
    • pH 7.3 PaCO2 60 HCO3 32
    • pH 7.3 < 7.35 là acid
    • PaCO2 tăng (acid) HCO3 tăng (kiềm) → acid hô hấp. HCO3 tăng liên quan tới cơ chế bù trừ

    IMG_2395.PNG

    IMG_2396.PNG

    • Ở bệnh nhân này, hô hấp đã được bù trừ bằng chuyển hóa, cho thấy tình trạng này diễn ra đã lâu.

    IMG_2397.PNG

    • Sửa thở chậm và sâu thành nhanh và sâu
    • Chẩn đoán: BN bị toan keton đái tháo đường.
    • Giả sử chưa biết gì về bệnh nhân, phân tích thử khí máu động mạch

    + pH 7.2 < 7.35 là acid

    + PaCO2 30 < 40, HCO3 12 < 24 nên là acid chuyển hóa, bù bằng kiềm hô hấp (giảm CO2 bằng tăng thông khí)

    + Nguyên nhân: Nhiễm keton chuyển hóa

    IMG_2399.PNG

    IMG_2402.PNG

    • Việc tăng thông khí biểu hiện bởi nhịp thở điển hình Kussmal
    • Thở sâu để tống CO2 ra ngoài tạo ra tình trạng kiềm bù trừ cho tình trạng rối loạn chuyển hóa (nhiễm toan chuyển hóa)

    IMG_2404.PNG

    IMG_2405.PNG

    – pH: 7.3 < 7.35 là acid

    • pCO2 50 > 40 tăng (acid), HCO3 25 hay 32 > 24 (kiềm) là acid hô hấp
    • BN1: HCO3 gần bình thường → chuyển hóa chưa kịp bù (mới xảy ra) / SHH cấp
    • BN2: HCO3 kiềm → chuyển hóa đã bù (xảy ra lâu rồi) / SHH mạn

    IMG_2409.PNG

    IMG_2412.PNG

    • Thông số nào quan trọng nhất trong khí máu quyết định chẩn đoán shh cấp hay mạn → Câu trả lời là HCO3 (Vì đây là hô hấp, bù bởi chuyển hóa và khi HCO3 thay đổi thì cần thời gian nên là mạn)
    • Trong SHH cấp / mạn: PaO2 SaO2 đều giảm, pH đều giảm, PaCO2 đều tăng. Chỉ khác nhau ở HCO3

    IMG_2414.PNG

    • Bn khóc nhiều, giận
    • Co quắp tay chân
    • Dấu Trousseau, Chvostek (+)

    IMG_2416.PNG

    • Nằm trong bệnh cảnh hạ canxi máu
    • Trousseau: Bơm HA > HA tâm thu bàn tay bn sẽ bị co lại
    • Chvostek: Gõ tay vào đường đi của dây tk mặt, môi Bn dật theo đường dây tk
    • Nguyên nhân do hạ Canxi máu gây tăng phản xạ gân xương

    IMG_2417.PNG

    IMG_2418.PNG

    • Bàn tay bn bị co lại (ngoài ý muốn BN)

    IMG_2420.PNG

    IMG_2421.PNG

    • Hơi giật nhẹ ở khỏe môi BN

    IMG_2422.PNG

    • pH 7.5 > 7.45 là kiềm
    • pCO2 30 < 40 (kiềm), HCO3 bình thường: kiềm hô hấp
    • Nguyên nhân: khóc giận → thở nhanh, làm giảm CO2 gây kiềm hô hấp.

    IMG_2424.PNG

    IMG_2415.PNG

    • Đây là kết quả của bệnh nhân
    • Chú ý canxi toàn phần bình thường

    IMG_2425.PNG

    IMG_2428.PNG

    • Canxi có 2 xét nghiệm là canxi ion và canxi toàn phần
    • Nếu không ghi cụ thể thì phòng xn sẽ làm canxi toàn phần
    • Màu vàng là pro huyết tương
    • Trong máu: 50% ion canxi ở dạng tự do, 50% ion canxi ở dạng gắn kết với pro huyết tương.
    • Chỉ có ion canxi tự do mới là canxi hoạt động (active) còn khi gắn kết với protein thì là inactive.
    • XN canxi toàn phần đo cả 2 dạng canxi active và inactive, không phản ánh chính xác về ion canxi tự do (active)

    IMG_2432.PNG

    • Ca-P là canxi gắn với protein
    • %canxi gắn với protein phụ thuộc pH máu. Nếu pH máu kiềm sẽ làm tăng ion canxi gắn vào protein huyết tương làm giảm ion canxi tự do

    → Gây triệu chứng hạ canxi máu

    IMG_2433.PNG

    • Tóm lại: kiềm làm giảm lượng ion canxi tự do (do tăng chuyển ion tự do sang dạng ion canxi kết hợp protein) gây triệu chứng hạ canxi máu nhưng tổng lượng ion canxi (được đo bởi xn canxi toàn phần) thì không đổi

    IMG_2438.PNG

    • Nói chung hạ canxi máu liên quan tới pH kiềm, thường do thở nhanh
    • Các tình huống lâm sàng gây thở nhanh

    + Giận dỗi bố mẹ, người yêu, chồng

    + Lo lắng trước kỳ thi: ngất xỉu, co quắp tay chân

    + HC tăng thông khí: không có lý do rõ ràng

    → Chẩn đoán chung là rối loạn thần kinh thực vật (Hysteria)

    IMG_2440.PNG

    • Thở vào túi nilon (đeo khẩu trang thở) để giữ lại CO2, hít lại CO2 của mình thì sẽ không bị kiềm và tụt Canxi.
    • Bài này chưa nói về mixed (thể hỗn hợp): được trình bày trong video sau.