Danh mục: Cập nhật Nội khoa

  • Viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu

    Viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu

    UpToDate 7/2/2022

    Giới thiệu

    Tăng TG là một nguyên nhân phổ biến gây ra viêm tụy cấp. Nhận ra bệnh là một yếu tố quyết định để đưa đến điều trị phù hợp và tránh các diễn tiến bệnh ngày càng nặng hơn.

    Dịch tễ

    Tần suất

    Tăng TG là nguyên nhân chiếm 1-35% trong tất cả các ca viêm tụy cấp và 56% ở các ca viêm tụy cấp có thai. Có một sự khác biệt khá thú vị về vêm tụy cấp do tăng TG và do các nguyên nhân khác, người ta nghiên cứu thấy viêm tụy cấp do tăng TG thường có tuổi đời trẻ hơn (44 so với 52 tuổi) , nam gặp nhiều hơn nữ (65% so với 45%), có bệnh sử béo phì (57 so với 34%), hoặc ĐTĐ (38 so với 17%) khi so với các viêm tụy cấp do các nguyên nhân không phải do tăng TG máu.

    Nguy cơ và độ nặng của viêm tụy

    Nguy cơ viêm tụy cấp sẽ tăng lên nhiều khi TG > 500 mg/dL (5.6 mmol/L), và sẽ tăng nguy cơ ngoạn mục khi con số này là

    triglycerides >1000 mg/dL (11.3 mmol/L). Người ta đã nghiên cứu thấy rằng nguy cơ viêm tụy cấp sẽ lần lượt là 5% khi triglycerides >1000 mg/dL (11.3 mmol/L)

    và 10 đến 20% khi triglycerides >2000 mg/dL (22.6 mmol/L). Trong một nghiên cứu hồi cứu 116.500 bệnh nhân có mức TG rơi vào giữa 443 mg/dL and 885 mg/dL, thì tỷ lệ mắc viêm tụy cấp sẽ là 0.12%.

    Nguy cơ viêm tụy cấp cũng tăng khi bệnh nhân đã từng mắc viêm tụy cấp trước đó nhiều lần.

    Và độ tăng của TG cũng có mối quan hệ với độ nặng của viêm tụy cấp. Dĩ nhiên các yếu tố khác như Lipase, độ nặng của tổn thương tụy cũng ảnh hưởng đến độ nặng. Trong một nghiên cứu hồi cứu 1359 bệnh nhân có viêm tụy cấp, 461 bệnh nhân (30%) có tăng TG > 150 mg/dL,tỷ lệ viêm tụy cấp nặng tăng theo mức tăng của TG.

    Bệnh nguyên

    Cả nguyên nhân di truyền và rối loạn lipid thứ phát đều ảnh hưởng qua lại trên việc gây viêm tụy cấp do tăng TG.

    Tăng TG nguyên phát

    Thiếu hụt chylomicron di truyền thường đã xuất hiện từ thời kỳ bào thai. Đây là nguyên nhân gây giảm lipoprotein lipase(LPL).

    Bệnh nhân với bệnh sử thiếu chylomicron di truyền có thể vào viêm tụy cấp mà không cần có yếu tố thúc đẩy. Thường bệnh sẽ biểu hiện sớm, nhưng theo thống kê thường được chẩn đoán muộn , thường là ở tuổi 24.

    Tăng TG di truyền là nguyên nhân hiếm khi gây ra viêm tụy cấp. Bởi vì mức độ của VLDL hiếm khi nào chạm được ngưỡng gây tăng nguy cơ.

    Bệnh nhân với sự trộn tạp tăng lipid máu (chylomicrons và VLDL đều cao) có nguy cơ cao bị viêm tụy cấp. Nhưng dạng này thường sẽ không có TG đủ cao để gây viêm tụy nếu như không có yếu tố môi trường và hormone nhúng tay vào.

    Tăng TG thứ phát

    Đái tháo đường – ĐTĐ kiểm soát kém cũng như DKA có thể làm khởi phát viêm tụy

    tăng TG. Viêm tụy cấp trên bệnh nhân DKA thường xảy ra ở các bệnh nhân toan nặng (PH<7.1) và có anion gap cao. Tăng TG xảy ra rất rõ trong DKA, nhưng không thường xuyên thấy bởi vì sự oxi hóa acid béo tự do và hình thành thể ketone tăng mạnh hơn việc sản xuất TG và bài xuất VLDL. Tuy nhiên, giảm Insulin gây tăng li giải mô mỡ , làm

    tăng acid béo tự do, chúng về gan làm tăng tao VLDL đi kèm với ức chế LPL ở mô ngoại biên, mà hậu quả của việc này là gây ra tăng TG.

    Thuốc – Các hormon estrogen cũng như các dẫn xuất của nó có thể gây tăng TG. Các thuốc khác cũng có thể gây tăng TG máu bao gồm: clomiphene, protease inhibitors, antiretroviral agents, propofol, olanzapine, mirtazapine, retinoids, thiazide diuretics, and beta-blockers

    Thai Kỳ – Mặc dù thai kỳ gây tăng TG nhiều thường đạt đỉnh vào tam cá nguyệt thứ 3, nhưng rất hiếm khi nó vượt quá con số 300 mg/dL (3.3 mmol/L), một mức mà không đủ để gây viêm tụy cấp. Hầu hết các ca ghi nhận tăng TG trong thai kỳ điều có yếu tố di truyền kèm theo sẵn.

    Rượu – Rượu có thể gây tăng TG trên bệnh nhân có gen di truyền rối loạn mỡ máu.

    Sinh bệnh học

    Triglyceride bản thân nó không phải là một chất độc. Nhưng, bởi vì sự bẻ gãy các phân tử TG thành các acid béo có tính độc bởi men lipase của tụy là nguyên nhân gây độc các mô mỡ trong viêm tụy cấp. Độ nặng của viêm tụy không chỉ đến từ mức độ đáp ứng viêm của mô tụy đến xỡ nào mà còn tùy vào độ gây độc mô mỡ do việc ly giải phân tử TG mà nên.

    Trong hầu hết các ca, tăng TG sẽ ở mức ổn định và sẽ quay về bình thường trong 2-3 ngày tùy vào bệnh nguyên và cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, tăng TG và lipase tăng trên 3 lần cho thấy một mức Acid béo rất cao và nguy cơ sẽ xảy ra một đáp ứng viêm toàn thân với viêm tụy cấp kỳ này. Không

    có một chỉ dấu sinh học nào có thể cho biết rõ ảnh hưởng của việc độc tế bào mỡ độc lập với viêm tụy cấp trên các bệnh nhân có TG bình thường. Nhưng có một vài nghiên cứu đã chỉ ra có một sự tụt giảm nồng độ calcium huyết trong các trường hợp nặng.

    Lâm sàng

    Bệnh cảnh – cũng sẽ giống như viêm tụy cấp do các nguyên nhân khác. Bệnh nhân sẽ có đau thượng vị liên tục nặng lan sau lưng và có thể có kèm nôn, ói. Thường bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng TG sẽ có tuổi đời trung niên, cón nếu bệnh nhân có kèm theo yếu tố di truyền sẽ đến với tuổi đời nhỏ hơn.

    Khám thường sẽ phát hiện các bứu,u mỡ ở các vị trí như tay, chân, mông, và lưng do nguyên nhân tăng chylomicron kéo dài và có thể khám thấy gan lách to bởi vì quá trình lọc lipid của chúng. Có thể nhìn thấy dấu nhiễm lipid võng mạc, nhưng thường TG phải trên 4000mg/dL và lưu ý rằng tầm nhìn không bị ảnh hưởng , dâu hiệu sẽ mất đi khi TG về bình thường.

    Xét nghiệm –khi TG tăng cao, máu sẽ đục như sữa. TG quá cao có thể thay thế nước và gây ra hiện tượng giảm Natri máu giả tạo.

    Chẩn đoán

    Khi TG trên >500 mg/dL (5.6 mmol/L), thì có thể cân nhắc TG chính là nguyên nhân gây viêm tụy cấp. Chẩn đoán sớm sẽ cho ra điều trị phù hợp và giúp cải thiện tiên lượng thông qua việc giảm nguy cơ rối loạn chức năng đa cơ quan. Các yếu tố nguy cơ viêm

    tụy cấp bao gồm: ĐTĐ kiểm soát kém, rượu, thai kỳ, béo phì, viêm tụy cấp trước đó, và tiền sử bản thân hoặc gia đình bị tăng TG.

    Viêm tụy cấp bản thân nó không gây ra tăng TG. Nhưng trong vài bệnh nhân đặc biệt như béo phì , stress do đáp ứng viêm toàn thân do viêm tụy cấp có thể gây tăng TG.

    Việc chẩn đoán viêm tụy cấp cũng đòi hỏi 2 trong các yếu tố: khởi phát đau cấp tính liên tục, đau thượng vị thường lan sau lưng, lipase hoặc amylase tăng trên 3 lần giới hạn trên, nhìn thấy viêm tụy cấp bằng hình ảnh học (CT cản quang, MRI hoặc siêu âm bụng).

    Điều trị ban đầu

    Điều trị các bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng TG gồm 2 phần là điều trị viêm tụy cấp và điều trị giảm TG máu với mục tiêu là ngăn ngừa viêm tụy hoại tử và suy các cơ quan.

    Việc duy trì mức độ TG dưới 500 mg/dL (5.6 mmol/L) có thể giúp thúc đẩy cải thiện lâm sàng nhanh chóng hơn. Tiếp cận ban đầu của chúng tôi để điều trị tăng TG trên các bệnh nhân viêm tụy cấp do tăng TG dựa trên độ nặng của viêm tụy và sự hiện diện của các yếu tố đáng quan ngại trên lâm sàng.

    Đánh giá và xem xét các yếu tố quan ngại

    • Hạ calcium máu
    • Nhiễm toan lactic
    • Các dấu hiệu của đáp ứng viêm toàn thân đang tệ dần (có từ 2 dấu hiệu trở lên)

    o Nhiệt độ >38.5°C or <35.0°C

      • Nhịp tim >90 beats/min
      • Nhịp thở >20 breaths/min hoặc PaCO2 <32 mmHg
      • Bạch cầu >12,000 cells/mL,

    <4000 cells/mL, hoặc >10% dạng bạch cầu non

    • Các dấu hiệu của rối loạn chức năng cơ quan hoặc suy đa cơ quan được thiết lập bằng thang điểm Modified Marshall đánh giá rối loạn chức năng cơ quan.

    Các đánh giá chung cho tất cả các bệnh nhân

    • Điều trị viêm tụy cấp – gồm điều trị hồi sức dịch và giảm đau. Sẽ được thảo luận ở một chuyên đề khác.
    • Ngưng chế độ ăn dầu mỡ – Khi bệnh nhân ăn đường miệng, lượng mỡ nên kiểm soát chặt chẽ (<5 %) đến khi lượng TG <1000 mg/dL (11.3 mmol/L).
    • Loại bỏ các nguyên nhân thứ phát gây tăng TG – các thuốc gây tăng TG như đã nêu ở trên nên được ngưng.

    Các đánh giá dùng cho các trường hợp bệnh nhân chuyên biệt

    Thay huyết tương

    Hiệu quả – bằng chứng đến từ các nghiên cứu quan sát. Các nghiên cứu thực chứng lâm sàng ngẫu nhiên vẫn còn ít. Một lượt thay huyết tương đã báo cáo cho thấy có thể giảm TG xuống từ 50-80% ban đầu. Tuy nhiên nó không chứng minh được sẽ làm

    thay đổi hay cải thiện kết cục của bệnh nhân. Một nghiên cứu hồi cứu thay huyết tương

    với cỡ mẫu 60 bệnh nhân đã không thấy có sự khác biệt gì có ý nghĩa thông kê trên tiêu chí tử vong, biến chứng khu trú hoặc toàn thân khi so với những người được điều trị nội khoa.

    Thay huyết tương không giúp cải thiện kết cục trên các ca viêm tụy cấp do tăng TG chưa có biến chứng. Trong một nghiên cứu gồm 67 bệnh nhân chưa có rối loạn chức năng đa cơ quan , không có sự khác biệt gì về độ tử vong và thời gian nằm viện khi so sánh thay huyết tương với điều trị nội khoa thông thường, mặc dù ngay thời điểm ban đầu mức TG của bệnh nhân rất cao.

    Theo dõi và thời gian điều trị – khi tay huyết tương, TG nên được xét nghiệm lại sau mổi lần thay. Chúng tôi sẽ tiếp tục thay cho đến khi TG <1000 mg/dL (11.3 mmol/L).

    Điều trị bằng Insulin

    Chúng tôi sử dụng insulin cho những ca có nhiều nguy cơ mà thay huyết tương được chỉ định nhưng cơ sở vật chất không có hoặc bệnh nhân không dung nạp được.

    Chúng tôi thường sử dụng insulin regular và truyền với tốc độ 0.1 to 0.3 units/kg/giờ và theo dõi sát đường huyết. Ở các bệnh nhân có mức đường huyết từ 150-200 mg/dL, chúng tôi bổ sung thêm Glucose 5% để phòng hạ đường huyết do insulin. Giá trị của TG nên theo dõi mổi 12 giờ.

    Glucose máu thì theo dõi mổi giờ và qua đó điều chỉnh glucose/insulin. Nên ngưng insulin khi TG <500 mg/dL (5.6 mmol/L).

    Insulin làm giảm VLDL Trigliceride và cũng làm giảm luôn TG huyết thanh thông qua tăng cường hoạt động của men lipoprotein lipase, một loại enzyme có thể thúc đẩy chylomicron và VLDL chuyển hóa

    thành glycerol và acid béo tự do. Insulin còn ức chế men lipase nhạy hormone trong tế bào mỡ, mà men này chính là chìa khóa để phá Triglyceride trong tế bào mỡ thành acid béo tự do giải phóng vào tuần hoàn. Insulin có thể nói là làm hạ TG, nhưng mục tiêu điều trị chính đó là đảo ngược lại quá trình giải phóng các acid béo tự do từ tế bào mỡ do quá trình stress gây ra, để thúc đẩy tân tạo TG nội bào trong tế bào mỡ, thúc đẩy chuyển hóa acid béo tự do trong các tế bào còn nhạy insulin, giảm đề kháng insulin ngoại biên.

    Ở các bệnh nhân mà không có nhiều yếu tố nguy cơ quan ngại và không co tăng đường huyết, các bằng chứng ủng hộ cho việc sử dụng insulin còn rất ít.

    Các điều trị bổ sung

    Đánh giá các yếu tố nguy cơ – đánh giá các yếu tố gây tăng TG thứ phát. Ở các bệnh nhân có tăng TG không rõ ràng do các nguyên nhân thứ phát, các thành viên trong gia đình nên được tầm soát luôn TG

    Điều trị mỡ máu – Các bệnh nhân đã hồi phục nên được điều trị phòng ngừa viêm tụy cấp và tăng TG tái phát. Điều trị bằng thuốc (vd, gemfibrozil 600 mg uống 2 lần/ngày), và các biện pháp thay đổi lối sống khác.

    Home message

    Bệnh nhân với tiền sử thiếu chylomicron di truyền có thể vào viêm tụy cấp mà không cần có yếu tố thúc đẩy

    Đánh giá và xem xét các yếu tố quan ngại

    Hạ calcium máu

    • Nhiễm toan lactic
    • SIRS
    • Suy cơ quan/ đa cơ quan

    Chúng tôi thường sử dụng insulin regular và truyền với tốc độ 0.1 to 0.3 units/kg/giờ và theo dõi sát đường huyết

    Chúng tôi sử dụng insulin cho những ca có nhiều nguy cơ mà thay huyết tương được chỉ định nhưng cơ sở vật chất không có hoặc bệnh nhân không dung nạp được

    Chúng tôi thường sử dụng insulin regular và truyền với tốc độ 0.1 to 0.3 units/kg/giờ và theo dõi sát đường huyết. Ở các bệnh nhân có mức đường huyết từ 150-200 mg/dL, chúng

    Viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu 2022

    tôi bổ sung thêm Glucose 5% để phòng hạ đường huyết do insulin

    The End – Thank you

  • VIÊM PHỔI HÍT Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

    VIÊM PHỔI HÍT TRÊN NGƢỜI TRƢỞNG THÀNH

    Dịch từ UpToDate

    BS. NGUYỄN HOÀNG LỘC

    March 26, 2022 Authored by: UpToDate

    Bảng nội dung

    1. GIỚI THIỆU 2
    2. ĐỊNH NGHĨA 2
    3. CÁC TÌNH TRẠNG DỰ BÁO TRƢỚC KHẢ NĂNG SẼ HÍT SẶC 3
    4. VIÊM PHỔI HÓA CHẤT 4
      1. Sinh Lý Bệnh 5
      2. Các Đặc Điểm Lâm Sàng 6
      3. Chẩn Đoán 6
      4. Điều Trị 6
    5. VIÊM PHỔI NHIỄM KHUẨN 7
      1. Sinh Lý Bệnh 8
      2. Vi sinh 8
      3. Các Đặc Điểm Lâm Sàng 9
      4. Đánh Giá 10
      5. Chẩn Đoán 10
      6. Điều Trị 10
        1. Lựa chọn thuốc 10
          1. Viêm phổi hít mắc phải ở cộng đồng 11

    Bảng 1: Lựa chọn kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi hít mắc phải cộng đồng 11

    Bảng2 : Các yếu tố nguy cơ viêm phổi cộng đồng gây ra bởi MRSA và Pseudomonas 12

    Lược đồ 1: Điều trị phác đồ kinh nghiệm trên bệnh nhân viêm phổi mắc phải bệnh viện (không thở máy)và chức năng thận bình thường 14

    1. TẮC NGHẼN CƠ HỌC 17
      1. Hít sặc các dịch lỏng – Các loại dịch điển hình hay hít sặc mà bản chất chúng không gây độc cho phổi gồm: 17
      2. Hít sặc các hạt có tính chất rắn 18
    2. VIÊM PHỔI LIPOID 19
    3. PHÒNG NGỪA 20
    4. TÓM TẮT VÀ CÁC KHUYẾN CÁO 21

    GIỚI THIỆU

    Viêm phổi hít sẽ dẫn đến một chuỗi các kết quả tồi tệ, nguyên nhân là do hít phải dịch dạ dày hoặc có thể dịch tiết hầu họng, mà có thể chứa vi khuẩn và/hoặc một một độ PH thấp đi kèm, hoặc các chất ngoại lai (như các mảnh/dịch thức ăn, dầu khoáng, nước muối hoặc nước sạch) vào trong đường hô hấp dưới.

    ĐỊNH NGHĨA

    Gốc từ viêm phổi hít nên được sử dụng để chỉ các tình trạng hít phải các chất từ dạ dày hoặc từ hầu họng (bảng 1). Nguyên nhân là do sự suy chức năng phòng vệ và làm sạch (ví dụ: hôn mê, đóng thanh môn, hoặc phản xạ ho). Bản chất của vật chất xâm nhập, tình trạng bệnh phổi nền, và tình trạng lúc nhập viện là các thành tố sẽ chia viêm phổi hít thành ba hội chứng lâm sàng phổ biến nhất được đặt tên là: viêm phổi hóa chất, nhiễm khuẩn và tắc nghẽn đường thở. Song, thực tế là chúng thường chồng lấp lên nhau và khó phân định rõ ràng trên lâm sàng. Kiểu phân loại như trên là cần thiết để hiểu về viêm phổi hít.

      • Viêm phổi hóa chất là do hít phải các vật chất (ví dụ như dịch acid dạ dày) mà có thể gây ra các phản ứng viêm trên đường thở dưới, không đi kèm nhiễm khuẩn.
      • Viêm phổi hít nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn do sự xâm nhập một lượng lớn vi khuẩn vào phổi qua các chất hít từ miệng và dạ dày. Các vi khuẩn này có thể là kỵ khí, yếm khí hoặc hỗn tạp. Các yếu tố nguy cơ gây viêm phổi hít gồm: rối loạn thần kinh, giảm ý thức, rối loạn thực quản, ói mửa và hít sặc có người chứng kiến.

    Ngược lại, các mầm bệnh phổi biến gây ra viêm phổi hít vi khuẩn như: Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, gram-negative bacilli, and Staphylococcus aureus, sẽ có độc tính mạnh hơn so với việc nhiễm thông thường, đến nổi, chỉ một lượng nhỏ vi khuẩn là cũng đủ để kích hoạt một viêm phổi rõ ràng trên lâm sàng.

      • Tắc nghẽn cơ học – là hít phải dịch hoặc các hợp chất gây tắc nghẽn đường thở, hoặc kích hoạt đóng phản xạ đóng đường thở nhưng không gây ra các phản ứng viêm mô kẻ phổi.

    Một cách phân loại khác là, viêm phổi hít gây tổn thương phổi do hít dịch dạ dày, và viêm phổi hít gây viêm phổi do nhiễm khuẩn.

    CÁC TÌNH TRẠNG DỰ BÁO TRƢỚC KHẢ NĂNG SẼ HÍT SẶC

    Hít một lượng nhỏ các chất bài tiết ở dịch hầu họng thì khá phổ biến kể cả ở người khỏe mạnh và nhìn chung sẽ không gây ra hậu quả gì. Các test đã cho thấy ít nhất một nửa số người khỏe mạnh hít sặc trong khi ngủ. Do đó, hầu hết các tình huống hít sặc sẽ là bán cấp và/hoặc tự giải quyết nhanh chóng mà không hề có biểu hiện lâm sàng. Một số lượng nhỏ các trường hợp sẽ có biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào thể tích và chất hít sặc cũng như sự phòng vệ thất bại của cơ thể vật chủ.

    Các tình trạng mà có thể tiên lượng trước khả năng sẽ có hít sặc bao gồm: giảm nhận thức, không thể nuốt bình thường, suy khả năng làm sạch đường thở (chức năng lông chuyển hoặc phản xạ ho), hoặc hít sặc thường xuyên hay hít sặc với thể tích lớn. Các tình trạng mà gây ra hít sặc thường xuyên hay hít thể tích lớn có thể tăng khả năng viêm phổi hít. Các ví dụ như sau đây:

    • Giảm nhận thức (các thuốc an thần, sử dụng rượu, gây mê, động kinh toàn thể) có thể ảnh hưởng đến các cơ chế phòng vệ như phản xạ ho và phản xạ đóng nắp thanh môn.
    • Rối loạn khả năng nuốt từ các khiếm khuyết thần kinh.
    • Các rối loạn đường tiêu hóa trên bao gồm: bệnh thực quản, các can thiệp ngoại khoa vào đường thở hay thực quản, trào ngược dạ dày thực quản.
    • Sự làm hư hại khả năng đóng nắp thanh môn, hay đứt/gãy cơ vòng thực quản dưới do các can thiệp như: mở khí quản, đặt nội khí quản, các ung thư đầu cổ, nội soi phế quản, nội soi dạ dày, cho ăn qua sonde mủi-dạ dày.
    • Gây tê vùng hầu và các tình huống hỗn tạp khác như: ói, cho ăn qua ống lượng nhiều, cho ăn trên bệnh nhân đã phẫu thuật cắt dạ dày, tư thế lúc cho ăn.
    • Vệ sinh răng miệng kém cũng tăng nguy cơ viêm phổi hít, bởi vì trong tình huống này khi hít phải các vi khuẩn thường trú ở miệng rất có khả năng sẽ chuyển thành các chủng gây bệnh.
    • Lớn tuổi cũng tăng nguy cơ viêm phổi hít, do các bệnh lão khoa (tai biến, các bệnh suy nhận thức thần kinh, rối loạn ý thức do thuốc).
    • Ngưng tuần hoàn hô hấp là một tình huống với nguy cơ đặc biệt cao cho viêm phổi hít vì các thủ thuật hồi sinh như CPR, đặt nội khí quản, bóp mask.

    Có một mối liên hệ giữa các thuốc làm giảm bài tiết acid và viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm phổi thở máy, viêm phổi bệnh viện. Cơ chế phổ biến được cho là các thuốc này làm mất hàng rào acid bảo vệ dạ dày, làm các vi khuẩn sinh sôi lên dẫn đến viêm phổi nhiễm khuẩn khi chẳng may hít phải dịch dạ dày.

    Trong một nghiên cứu, 1946 bệnh nhân nhập viện từ các trung tâm chăm sóc hay và cộng đồng, yếu tố nguy cơ phổi biến nhất gây viêm phổi hít mắc phải cộng đồng là: rượu, thuốc hoặc suy gan, ngược lại các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây viêm phổi hít tại các trung tâm chăm sóc là: bệnh thần kinh mà gây ra các hậu quả như rối loạn nuốt (72%). Trong một nghiên cứu khác 134 bệnh nhân già (tuổi trung bình là 84), nhập viện với viêm phổi, 55% bệnh nhân này có rối loạn khẩu hầu được phát hiện qua test nuốt nước.

    VIÊM PHỔI HÓA CHẤT

    Viêm phổi hóa chất được mô tả đầu tiên bởi Mendelson vào năm 1946, và thỉnh thoáng nó cũng được gọi là hội chứng Mendelson. Viêm phổi hóa chất cũng xuất hiện xung quanh một cuộc can thiệp ngoại khoa, thường nhất là lúc đặt và rút nội khí quản, hoặc trong lúc nội soi vùng hầu.

    Kết quả báo cáo của Mendelson quan sát thấy trên 61 thai phụ bị hít dịch dạ dày lúc gây mê. Suy hô hấp và tím tái nhanh chóng thường xuất hiện chỉ sau 02 giờ kể từ khi hít sặc. Xquang

    cho thấy những đám mờ có thể ở một hay cả hai phổi. Bất chấp, lâm sàng ban đầu nặng cỡ nào thì tất cả 61 sản phụ đều hồi phục nhanh chóng trên lâm sàng chỉ sau 24-36 giờ, và trên Xquang là 4-7 ngày mà không cần sử dụng thuốc kháng sinh.

    Những nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng, viêm phổi hít dạng này sẽ thỉnh thoảng có một khoảng gọi là bùng nổ, mà có thể kết quả sẽ là ARDS (hội chứng nguy kịch hô hấp cấp). Trên những bệnh nhân viêm phổi hít biến chứng ARDS, các nghiên cứu khí máu đã cho thấy PaO2 sẽ giảm, PaCO2 có thể giảm hoặc bình thường, đi kèm với một tình trạng kềm hô hấp. Các nguyên nhân cơ chế gây giảm oxy máu gồm: phù phổi không do tim, giảm hoạt động của chất surfactant, phản xạ đóng đường dẫn khí, xuất huyết phế nang, và hình thành các màng hyaline. Kiểm tra chức năng phổi sẽ cho thấy một tình trạng giảm độ giãn nở, thông khí-tưới máu bất thường, và giảm độ khuếch tán khí.

    Sự khác biệt trên lâm sàng của viêm phổi hít hóa chất được Mendelson báo cáo lần đầu tiên so sánh với các báo cáo của các nghiên cứu gần đây sẽ chỉ ra sự khác nhau của các loại bệnh nhân sẽ tiến triển đến các biến chứng vừa nêu. Mendelson đã mô tả trên những sản phụ trẻ và khỏe mạnh, còn các nghiên cứu gần đây thực hiện trên người già, yếu hoặc nhiều bệnh nền.

    Sinh Lý Bệnh

    Sinh lý bệnh của viêm phổi acid được nghiên cứu rộng trong các thí nghiệm trên động vật. Các nghiên cứu này cho thấy, sử dụng một lượng acid với thể tích đủ lớn (thường 1-4 ml/kg) và độ PH ≤2.5 sẽ là điều kiện cần để gây ra viêm phổi acid. Qui ra trên người là 70ml acid dạ dày. Một lượng ít hơn 70ml cũng vẫn có thể gây ra dạn viêm phổi không biểu hiện lâm sàng hoặc một dạng viêm phổi không phải kiểu bùng nổ. Các quan sát trên lâm sàng các đợt viêm phổi cứ tái đi tái lại với những đợt trào ngược dạ dày thực quản,

    thường đi kèm với một tình trạng xơ phổi, hỗ trợ cho quan điểm trên.

    Các thay đổi bệnh học trên các động vật thí nghiệm tiến triển rất nhanh. Chỉ trong vòng 3 phút, xẹp phổi, xuất huyết quanh phế quản, phù phổi và hủy tế bào biểu mô phế quản xảy ra cấp kỳ. Trong vòng 4 giờ, các phế nang bị lấp đầy với các bạch cầu đa nhân và các sợi Fibrin. Màng hyaline sẽ xuất hiện trong vòng 48 giờ. Phổi vào thời điểm này xuất huyết và phù kinh khủng với tình trạng đông đặc phế nang.

    Tất cả các dấu hiệu vừa nêu đã được nhìn thấy trên tử thiết bệnh nhân viêm phổi hít. Cơ chế được giả định rằng là do sự giải phóng các cytokin tiền viêm, đặc biệt là TNF-alpha và IL-8.

    Các Đặc Điểm Lâm Sàng

      • Sự bùng lên, đột ngột các triệu chứng như: khó thở, ho, giảm oxy , nhịp tim nhanh trên các bệnh nhân có nguy cơ hít sặc
      • Sốt, mà thường thường là với nhiệt độ thấp
      • Rale lan tỏa hoặc rít khi nghe phổi.
      • Các đám mờ trên hình ảnh phổi sẽ tùy thuộc vào loại phim chụp

    Chẩn Đoán

    Các chẩn đoán viêm phổi hóa chất thì thường dựa vào các đặc điểm lâm sàng và các quãng thời gian bệnh hoành hành như đã nêu trên. Sau khi nghi ngờ viêm phổi hít, những bất thường trên Xquang sẽ điển hình xuất hiện trong vòng 02 giờ. Nội soi phế quản, mặc dù là không cần thiết lắm, nhưng khi thấy các mảng đỏ hồng trên đường phế quản, đó là dấu hiệu chỉ ra có tổn thương do phỏng acid.

    Điều Trị

    Bệnh nhân mà hít sặc được chứng kiến, nên ngay lập tức được hút miệng –hầu, với tư thế đầu ở vị trí tránh cho bệnh nhân phải hít sặc nhiều hơn, còn với các bệnh nhân đã có nôi khí quản thi phải ngay lập tức hút sạch dịch hoặc các chất mà có thể gây tắc nghẽn. Rửa phế quản-phế nang cũng có thể được sử dụng để làm sạch các chất, nhưng không có tác dụng bảo vệ phổi từ các tổn thương do hóa chất mà đang tiến triển.

      • Chăm sóc hỗ trợ – Tiếp cận điều trị chính yếu là hổ trợ oxy và thông khí cơ học trên những bệnh nhân bị suy hô hấp. (Sẽ được thảo luận ở một bài khác)
      • Glucocorticoids toàn thân – Sử dụng cho điều trị viêm phổi hít hóa chất thì không được khuyến khích, các nghiên cứu quan sát trên người không chứng minh thấy lợi ích rõ ràng. Điều trị Glucocorticoids trên bệnh nhân ARDS được thảo luận trong một bài khác.
      • Kháng sinh kinh nghiệm – Các nghiên cứu lâm sàng đã trình bày 13-26% bệnh nhân với các biến cố hít sặc được chứng kiến, đã bị nhiễm khuẩn phổi trong thời

    gian hồi phục. Bởi vì, rất khó để có thể loại trù nhiễm khuẩn phổi trên những bệnh nhân hít sặc, kháng sinh thì thường sẽ được kê ngay thời điểm hít sặc. Dĩ nhiên, một tỷ lệ cao bệnh nhân tự hồi phục sau khi bị viêm phổi hít, cũng như các nghiên cứu quan sát so sánh giữa việc không điều trị và có điều trị đã đề nghị rằng việc sử dụng kháng sinh nhìn chung là không cần thiết trên hầu hết bệnh nhân. Trong một nghiên cứu tổng quan hồi cứu với 200 bệnh nhân viêm phổi hít, là một ví dụ, người ta không thấy có sự khác biệt gì giữa nhóm không điều trị và có điều trị kháng sinh (không khác biệt trên tiêu chí nhập ICU hoặc tử vong).

    Do đó, chúng tôi dùng kháng sinh trên những bệnh nhân hít sặc với suy hô hấp dai dẳng hoặc tiến triển với dấu hiệu viêm toàn thân. Với những bệnh nhân mà chúng tôi đã quyết định sử dụng kháng sinh, chúng tôi sẽ tái đánh giá lại xem có cần sử dụng tiếp hay không sau mổi, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Nếu chức năng phổi và dấu hiệu toàn thân đã quay lại mức nên thì kinh điển là chúng tôi sẽ ngưng kháng sinh.

    VIÊM PHỔI NHIỄM KHUẨN

    Viêm phổi hít nhiễm khuẩn nguyên nhân là do nhiễm các vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp trên hoặc dạ dày. Như trước đây, viêm phổi hít được cho là nhiễm khuẩn các chủng ít độc, các vi khuẩn kỵ khí ở miệng và streptococci, là các chủng tồn tại thường trú trong khoang miệng. Nhiều nghiên cứu gần đây, đã cho thấy viêm phổi hít do kỵ khí không còn nổi bật nữa, mà nhấn mạnh sự phổ biến hơn các chủng có độc lực mạnh hơn gặp trong viêm phổi bệnh viện hay viêm phổi liên quan chăm sóc y tế như S. aureus, Pseudomonas aeruginosa và các chủng trực khuẩn ái khí bắt buộc hay ái khí tùy nghi khác.

    Sự nhiễm các mầm bệnh khác nhau được giải thích bởi: các tình huống khác nhau (nhiễm cộng đồng hay trong cơ sở chăm sóc hay nhiễm trong bệnh viện), tình trạng lúc nhập viện (khởi phát cấp hay là bán cấp), phương pháp lấy mẫu để làm vi sinh (hút trong khí quản, catheter với chải bảo vệ, hoặc hút xuyên ngực hau nội soi phế quản thường qui), sử lý mẫu thử tốt không, chất lượng của phòng lab, và có lấy trước khi dùng kháng sinh hay không. Mẫu đàm từ một bệnh nhân viêm phổi bệnh viện, mặc dù hút xuyên từ ngoài vào khí quản, sinh sôi ra những mầm bệnh ái khí là đương nhiên nhưng thỉnh thoảng vẫn mọc ra những mầm bệnh kỵ khí bắt buộc. Và hiện nay cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn các nhiễm trùng phổi kỵ khí như: áp xe phổi, viêm phổi hoại tử, tràn mủ màng phổi, so với quá khứ và cũng chưa rõ nguyên nhân là vì sao.

    Sinh Lý Bệnh

    Như kiến thức tiêu chuẩn, đường hô hấp dưới kể từ thanh quản sẽ là vô khuẩn nên người ta thường lấy mẫu để làm vi sinh từ khoảng này (hút xuyên khí quản, hút xuyên ngực, hay nội soi phế quản với chải bảo vệ). Dĩ nhiên, nhiều nghiên cứu sử dụng kỹ thuật cấy độc lập, vẫn tông tại những microbiome trên suốt đường hô hấp từ mủi cho đến tạn các phế nang.

    Vi sinh

    Trong quá khứ, kỵ khí và các hậu quả của nó (áp xe phổi, tràn mủ màng phổi) được tin là mầm bệnh chiếm ưu thế trong các biến cố viêm phổi hít, nhưng các nghiên cứu xa hơn đã cho thấy vi khuẩn ái khí có lẻ cũng phổ biến và có ảnh hưởng trên lâm sàng quan trọng.

    Vai trò kỵ khí trong viêm phổi hít được xác định vào năm 1970 nhờ một kỹ thuật xác định kỵ khí đặc biệt. Việc thu thập mẫu kỵ khí được làm rất cẩn thận, lấy mẫu từ đường hô hấp dưới để tránh không cho tạp nhiễm các chủng từ đường hô hấp trên bằng kỹ kỹ thuật lấy mẫu xuyên khí quản, nội soi, kim hutus xuyên ngực.

    Kỵ khí được cấy ra từ các nhiễm trùng phổi là Peptostreptococcus (cầu khuẩn Gram dương), Fusobacterium nucleatum (fusiform gram-negative bacilli), Fusobacterium necrophorum (trực khuẩn Gram âm dài), Prevotella, Bacteroides melaninogenicus (delicate gram-negative bacilli), and other Bacteroides spp [50-54].

    Các nghiên cứu sau này, đã cho thấy ái khí chiếm ưu thế nhiều hơn kỵ khí trong các viêm phổi hít, đặc biệt trên các bệnh nhân không có hình thành ổ áp xe, và nhiễm hỗn tạp vừa kỵ khí vừa ái khí cũng khá phổ biến, được minh chứng qua các nghiên cứu sau:

      • Một nghiên cứu hồi cứu, 95 bệnh nhân đã điều trị lâu trong khu chăm sóc y tế, nay nhập ICU vì viêm phổi và thuộc nhóm nguy cơ của hít sặc, đã cho thấy trực khuẩn Gram âm là phổi biến nhất (gram-negative bacilli – 49%), tiếp theo là các chủng kỵ khí (16%) và S.aureus (12%).
      • Trong nghiên cứu 212 bệnh nhân người Nhật với áp xe phổi, streptococci là bệnh nguyên phổ biến nhất (60%), và kỵ khí thì xếp hàng thứ 2 (26%).
      • Kỵ khí ít xuất hiện trong các tình huống viêm phổi hít trong bệnh viện, mà trong các tình huống này thường sẽ gặp Streptococci, S. aureus và trực khuẩn Gram âm.

    Các Đặc Điểm Lâm Sàng

    Bức tranh lâm sàng của viêm phổi hít rất đa dạng, phụ thuộc vào thời điểm bệnh, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân. Các ca viêm phổi ở cộng đồng, người ta nhận thấy rằng nếu nhiễm kỵ khí thì diễn tiến thường tương đối chậm. Sốt thì phổ biến, rét run thì không có. Thường thường nó có liên kết với các bệnh nha chu, mà sẽ ít gặp ở những bệnh nhân vệ sinh răng miệng sạch sẽ hay không có răng. Nếu là viêm phổi hít bệnh viện thì sẽ hay gặp S.aureus và trực khuẩn Gram âm, là các chủng hay gặp phổ biến trong khoang miệng của các bệnh nhân nội viện.

    Hầu hết bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng viêm phổi phổ biến như: ho, sốt, khạc đàm mủ và khó thở. Các ca mà nhiễm kỵ khí thì diễn tiến chậm hơn, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần so với chỉ vài giờ như các mầm bệnh khác. Nhiều bệnh nhân có sụt cân, thiếu máu, là biểu hiện của tình trạng đã mạn tính. Nếu nhiễm S.aureus hay các trực khuẩn Gram âm, diễn tiến bệnh sẽ nhanh hơn nhiều.

    Các đặc điểm lâm sàng mà sẽ đặc trưng cho viêm phổi hít nhiễm khuẩn bao gồm:

      • Vắng mặt lạnh run
      • Yếu tố có khả năng hít sặc, thường đi cùng tình trạng tri giác: lạm dụng thuốc, rượu, gây mê, hoặc nuốt khó.
      • Bệnh nha chu
      • Đờm có mùi hôi thối, đây là đặc điểm của nhiễm kỵ khí, mặc dù không thể loại bỏ các mầm bệnh ái khí khác.
      • Nhuộm Gram cho thấy những hình dáng đơn dạng của kỵ khí với số lượng lớn.
      • Xquang ngực cho thấy tổn thường phân thùy hoặc thùy phổi, một sự co thắt gây tắc nghẽn hay một vật ngoại lai. Hình ảnh học cho thấy bằng chứng của hoại tử phổi đi cùng với áp xe phổi hay tràn mủ sẽ nhất quán với nghi ngờ viêm phổi hít, mặc dù không thể chẩn đoán nhiễm kỵ khí.

    Với bản chất diễn tiến chậm của kỵ khí, nhiều bệnh nhân sẽ nhập viện trễ và đa số là đã có các biến chứng như áp xe phổi, viêm phổi hoại tử hoặc tràn mủ. Còn nếu hít phải các chất ngoại lai như răng, hay dịch dạ dày thì diễn tiến nhanh hơn nhiều.

    Đánh Giá

    Viêm phổi hít nhiễm khuẩn nên được nghi ngờ khi suy hô hấp mới xuất hiện hay ngày càng nặng lên sau khi bệnh nhân hít sặc hoặc trên cơ địa các bệnh nhân nhiều yếu tố nguy cơ hít sặc:

      • Nuốt khó – Một bệnh sử được kể là ho trong khi ăn hay uống thì khá giống hít sặc, nhưng đôi khi hít sặc cũng có thể không gây phản xạ ho gì cả.
      • Các nghiên cứu về vi sinh – Các nghiên cứu được thu thập phụ thuộc độ nặng của bệnh, như với viêm phổi cộng đồng. Trên những bệnh nhân nhập viện với viêm phổi hít, chúng tôi sẽ cấy máu, lấy đàm nhuộm Gram và cấy. Chúng tôi cũng đề nghị test kháng nguyên Streptococci nước tiểu.

    Trên các bệnh nhân không nặng, các xét nghiệm đàm là đủ để xác định các mầm bệnh ái khí quan trọng trên lâm sàng.

      • Pro-calcitonin – đã được chứng minh là vô dụng để xác định tình trạng nhiễm khuẩn phổi sau biến cố hít sặc. Trong một nghiên cứu trên 65 bệnh nhân đã đặt nội khí quản mà có hít sặc được chứng kiến, pro-calcitonin đo vào ngày 1 và ngày 3 của bệnh, không giúp phân biệt giữa 2 nhóm bệnh nhân cấy vi sinh hô hấp dưới dương và cấy âm.
      • Hình ảnh học – Thình thoảng, hình ảnh học thông thường sẽ không thấy gì

    trong giai đoạn sớm, nhưng với CT sẽ giúp xác định viêm phổi. Vai trò chính của CT là xác định và mô tả bản chất các ổ áp xe, các vật lạ hay các sang

    thương gây tắc nghẽn, và bệnh màng phổi bao gồm tràn mủ.

    Chẩn Đoán

    Chẩn đoán viêm phổi hít thì chủ yếu dựa vào lâm sàng, yếu tố nguy cơ và bối cảnh (ở nhà, ở bệnh viện, ở các trung tâm chăm sóc bệnh mạn tính), các đặc điểm lâm sàng lúc nhập viện, hình ảnh học các đám mờ phù hợp.

    Điều Trị

    Ngược lại với viêm phổi hít hóa chất, kháng sinh được chỉ định cho những bệnh nhân viêm phổi hít nghi ngờ nhiễm khuẩn.

    Lựa chọn thuốc

    Việc chọn kháng sinh gì sẽ tùy thuộc vào bối cảnh xảy ra viêm phổi hít như: tại nhà hay tại bệnh viện, các nghi ngờ hít kỵ khí, độ nặng của bệnh và thông tin về dị ứng kháng sinh. Điều chỉnh thuốc dựa vào kết quả cấy và đáp ứng lâm sàng.

    Viêm phổi hít mắc phải ở cộng đồng

    Trên bệnh nhân nghi ngờ cao như nuốt khó, thay đổi nhận thức, hình ảnh học phù hợp (đông đặc phổi đặc trưng hoặc tổn thương kính mờ), và/hoặc dấu hiệu nhiễm kỵ khí (thở hôi, bệnh nha chu hay răng miệng nặng, vệ sinh răng miệng kém). Chúng tôi đề nghị ngoài phủ các tác nhân hay gặp trong viêm phổi mắc phải cộng đồng (eg, S. pneumoniae) thì nên thêm vào kháng sinh chống kỵ khí. Khuyến cáo của chúng tôi khác với khuyến cáo của IDSA, họ không phủ kỵ khí khi không có ap xe phổi hoặc tràn mủ màng phổi.

    Khi lâm sàng không có nghi ngờ gì, nhìn chung là chúng tôi sẽ điều trị như phác đồ điều trị viêm phổi cộng đồng chuẩn. Lưu ý, không có nghiên cứu nào so sánh phác đồ có phủ kỵ khí hay không có phủ kỵ khí.

    Bảng 1: Lựa chọn kháng sinh trên bệnh nhân viêm phổi hít mắc phải cộng đồng

    Kháng sinh Kháng sinh thay thế Bình luận
    Ngoại trú (không nguy cơ

    kháng thuốc *)

    Amoxicillin- clavulanate (eg, 875

    mg/125 mg uống 2 lần/ngày hoặc 2000 mg/125 mg tác dụng kéo dài uống 2 lần/ngày )

    Moxifloxacin (là thuốc thay thế hoặc khi muốn phủ các tác nhân không điển hình)

    Hoặc

    Clindamycin

    Chúng tôi thường không phủ các chủng không điển hình với kháng sinh nhóm Macrolide hay doxycycline
    Nội trú
    Nhẹ Ampicillin- sulbactam Ceftriaxone

    hoặc

    chúng tôi thích phác đồ này

    hơn những phác

    (không suy hô hấp hay huyết

    động)

    (1.5 to 3 g

    mổi 6 giờ)

    Cefotaxime

    Cộng với

    Metronidazole

    đồ có Cephalosporin, vì nó phủ kỵ khí tốt hơn
    Nặng (suy hô hấp hay huyết động) Imipenem, Meropenem, hoặc Piperacillin- tazobactam Các thuốc này phủ tốt tất cả kỵ khí cũng như hầu hết trực khuẩn Gram âm ái khí (nhóm carbapenems sẽ hơn

    piperacillin- tazobactam)

    Phủ thêm Pseudomonas và MRSA nếu bệnh nhân có

    nguy cơ *

    * xem bảng 2

    Các phác đồ thay thế dựa trên các dữ liêu hạn chế trong phòng thí nghiệm, đó là liệu pháp kết hợp với Metronidazole (500mg uống/truyền 3 lần/ngày) cộng Amoxicillin hoặc Penicillin hoặc Ceftriaxone (1-2g tĩnh mạch, một lần/ngày)

    Metronidazole không nên sử dụng đơn trị vì khả năng thất bại 50% trong điều trị kỵ khí nhiễm trùng phổi màng phổi.

    Bảng2 : Các yếu tố nguy cơ viêm phổi cộng đồng gây ra bởi MRSA và Pseudomonas

    MRSA Pseudomonas
    Các yếu tố nguy cơ cao
    Nhiễm MRSA trước đó Nhiễm Pseudomonas

    trước đó

    Phát hiện cầu khuẩn – Gram dương thành đám trong mẫu soi đàm

    chất lượng

    Phát hiện trực khuẩn – Gram âm hình que trên mẫu soi đàm chất

    lượng

    Trong 3 tháng có nhập
    viện sử dụng kháng sinh tĩnh mạch
    Các yếu tố nghi

    ngờ khác

    Nhập viện hay sử dụng kháng sinh gần đây Nhập viện gần đây hoặc ở lâu trong các trung tâm chăm sóc

    sức khỏe

    Bệnh giống cúm gần

    đây

    Sử dụng kháng sinh

    gần đây bất kể loại nào

    Viêm phổi hoại tử Hay tái phát đợt cấp COPD phải dùng corticoid và/hoặc

    kháng sinh

    Tràn mủ màng phổi Bệnh cấu trúc phổi (xơ

    phổi, khí phế thủng)

    Suy giảm miễn dịch Suy giảm miễn dịch
    Các yếu tố nguy cơ thường trú MRSA:

    • Bệnh thận g/đ cuối
    • Sống môi trường đông đúc chật chội
    • Sử dụng thuốc tiêm truyền
    • Chơi các môn thể thao tiếp xúc nhiều
    • Đồng tính nam

    Viêm phổi hít măc phải tại bệnh viện hoặc từ chăm sóc y tế

    Với loại này, thì các mầm bệnh ái khí, đặc biệt là các trực khuẩn Gram âm, S.aureus nhì chung sẽ chiếm phần phổ biến và đóng vai trò quan trọng hơn so với các mầm bệnh kỵ khí. Trong hầu hết các bệnh nhân, điều trị nhắm vào các bệnh nguyên này theo phác đồ viêm phổi bệnh viện đã đưa ra là đã đủ.

    Lược đồ 1: Điều trị phác đồ kinh nghiệm trên bệnh nhân viêm phổi mắc phải bệnh viện (không thở máy)và chức năng thận bình thường

    Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tử vong :

    • Cần hổ trợ thông khí do viêm phổi
    • Sốc nhiễm trùng

    Yes

    No

    Bệnh nhân có sử dụng kháng sinh tĩnh mạch trong vòng 90 ngày trƣớc không?

    Yes

    No

    Yes

    Có nguy cơ nhiễm Gram âm hay không: ( bệnh cấu trúc phổi, hoặc nhuộm Gram với mẫu đường hô hấp thấy nhiều và ưu thế trực khuẩn Gram âm)

    No

    Yes

    Bệnh nhân có một trong các yếu tố nhiễm MRSA không:

    • Điều trị trong một đơn vị mà >20% S.aureus được phân lập kháng Methicillin.
    • Điều trị trong một đơn vị mà tần suất lưu hành MRSA chưa được biết

    Bệnh nhân có một trong các yếu tố nhiễm MRSA không:

    • Điều trị trong một đơn vị mà >20% S.aureus được phân lập kháng Methicillin.
    • Điều trị trong một đơn vị mà tần suất lưu hành MRSA chưa được biết

    No

    Yes

    No

    Một trong các lựa chọn sau: *

    • Piperacillin – tazobactam tĩnh mạch mổi 6h
    • Cefepime 2g tĩnh mạch mổi 8h
    • Levofloxacin 750mg

    tĩnh mạch mổi 24h

    Một trong các lựa chọn sau:

    • Piperacillin – tazobactam tĩnh mạch mổi 6h
    • Cefepime 2g tĩnh mạch mổi 8h
    • Ceftazidime 2g tĩnh mạch mổi 8h
    • Levofloxacin 750mg tĩnh mạch mổi 24h
    • Ciprofloxacin 400mg tĩnh m ạch mổi 8h
    • Aztreonam 2g tĩnh mạch mổi 8h

    Thêm vào:

    • Vancomycin
    • Linezolide

    Một trong các lựa chọn sau:

    • Piperacillin – tazobactam tĩnh mạch mổi 6h
    • Cefepime 2g tĩnh mạch mổi 8h
    • Ceftazidime 2g tĩnh mạch mổi 8h
    • Imipenem 500mg tĩnh mạch mổi 6h
    • Meropenem 1g tĩnh mạch mổi 8h
    • Aztreonam 2g tĩnh mạch mổi 8h

    Thêm vào một trong số:

    • Amikacin
    • Gentamycin
    • Tobramycin
    • Levofloxacin
    • Ciprofloxacin
    • Azrtreonam (nếu không thể lựa chọn các thuốc trên)

    Một trong các lựa chọn sau:

    • Piperacillin – tazobactam tĩnh mạch mổi 6h
    • Cefepime 2g tĩnh mạch mổi 8h
    • Ceftazidime 2g tĩnh mạch mổi 8h
    • Imipenem 500mg tĩnh mạch mổi 6h
    • Meropenem 1g tĩnh mạch mổi 8h
    • Aztreonam 2g tĩnh mạch mổi 8h

    Thêm vào một trong số:

    • Amikacin
    • Gentamycin
    • Tobramycin
    • Levofloxacin
    • Ciprofloxacin
    • Azrtreonam (nếu không thể lựa chọn các thuốc trên)

    Thêm vào một trong số

    • Vancomycin
    • Linezolide

    Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ thêm kháng sinh chống kỵ khí trong các tình huống nguy cơ cao nhiễm kỵ khí (vd: tình trạng vệ sinh răng miệng kém, áp xe phổi và tràn mủ màng phổi đi kèm, hoặc ngày càng nặng lên trên lâm sàng mặc dù đã điều trị kháng sinh chống ái khí phù hợp). Khi cần phải điều trị kỵ khí hay các trực khuẩn Gram âm ái khí kháng thuốc (vd những người đã sử dụng kháng sinh đường tiêm truyền

    trong vòng 90 ngày trước). Chúng tôi đề nghị sử dụng một Carbapenem (imipenem, meropenem) hoặc piperacillin-tazobactam, do các thuốc này phủ tất cả các chủng kỵ khí cũng như hầu hết các trực khuẩn Gram âm ái khí (carbapenems tốt hơn piperacillin- tazobactam). Trước khi cấy và có trong tay các kết quả nhạy, các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm MRSA nên được khởi trị thêm kháng sinh chống MRSA như Vancomycin hay Linezolide , nhưng nếu sau đó không phát hiện MRSA thì các kháng sinh này nên ngưng.

    Trƣờng hợp bệnh nhân dị ứng với Penicillin

    Với các bệnh nhân ngoại trú, nếu có dị ứng với Penicillin thì moxifloxacin (400 mg, uống 1 lần/ngày) là một lựa chọn phù hợp, clindamycin (300 to 450 mg uống mổi 8h) là lựa chọn thay thế, mặc dù nó đồng hành với nguy cơ nhiễm Clostridioides difficile

    Với các bệnh nhân nội trú mà có thể sử dụng Cephalosporin, có thể chọn kết hợp ceftriaxone (1 or 2 g tĩnh mạch 1lần/ngày) hoặc cefotaxime (1 or 2 g tĩnh mạch mổi 8h) cộng với metronidazole (500 mg mổi 8h). Mặc dù Cephalosporin không có nghiên cứu trên bệnh nhân viêm phổi hít, nhưng dựa trên hiệu quả đã được chứng minh trên viêm phổi cộng dồng, chúng được mong đợi sẽ có hiệu quả trên viêm phổi hít khi kết hợp Metronidazole. Carbapenem có thể sẽ là một sự thay thế hợp lý trên các bệnh nhân không cần dùng kháng sinh phổ rộng hơn.

    Các kháng sinh khác

    Moxifloxacin có hiệu quả chống lại kỵ khí khi được thử nghiệm trong môi trường in vitro. Nhưng không có đủ nghien cứu được thực hiện với các bệnh nhân viêm phổi hít, và vài dữ liệu đã gợi ý khả năng ngày càng cao các mầm bệnh kỵ khí kháng Moxifloxacin. Thêm nữa,

    sử dụng kháng sinh nhóm Fluoroquinolon sẽ đi cùng nguy cơ cao nhiễm C. difficile hơn la sử dụng các kháng sinh nhóm khác.

    Các nhóm thuốc kháng sinh khác được sử dụng điều trị nhiễm trùng phổi gồm: macrolides, tetracyclines, and cephalosporins thì hiện nay, trên bệnh nhân viêm phổi hít vẫn chưa được nghiên cứu ở tầm hệ thống.

    Thời gian điều trị và chuyển sang kháng sinh đƣờng uống

    Thời gian điều trị viêm phổi hít nhìn chung vẫn chưa được nghiên cứu tốt. Thông thường, thời gian điều trị viêm phổi hít mà không có các biến chứng áp xe hay tràn mủ màng phổi là 5 ngày đối với viêm phổi hít mắc phải cộng đồng và 7 ngày với viêm phổi hít mắc phải bệnh viện. Thời gian ngắn hơn cso thể cũng hiệu quả nhưng chưa được nghiên cứu tốt. Bệnh nhân sẽ được chuyển sang kháng sinh đường uống khi lâm sàng cải thiện, huyết động ổn định, có thể dung nạp đường uống, và chức năng ống tiêu hóa bình thường. Lựa chọn thích hợp cho hầu hết các bệnh nhân sẽ là amoxicillin-clavulanate (875 mg uống 2 lần/ngày). Với các bệnh nhân nếu dị ứng nặng với Penicillin moxifloxacin (400 mg 1 lần/ngày) hoặc clindamycin (450 mg uống 3 lần/ngày) có thể được sử dụng.

    Bệnh nhân có tràn dịch màng phổi nên được dẫn lưu để loại trừ tràn mủ, mà đây thường là biến chứng của nhiễm kỵ khí. Bệnh nhân có biến chứng apxe phổi thì thường cần phải kéo dài thời gian điều trị kháng sinh lâu hơn, thông thường là cho đến khi trên hình ảnh học trở lại bình thường hoặc cải thiện rõ rệt.

    Vài bệnh nhân ban đầu được cho là viêm phổi hít vi khuẩn nhưng thật ra họ viêm phổi hóa chất (dịch dạ dày), sẽ là phù hợp để bạn thử ngưng kháng sinh khi thấy các triệu chứng cơ năng và thực thể cải thiện quá nhanh.

    Hiệu quả

    Nhiều kháng sinh đã được tìm thấy là có hiệu quả trên viêm phổi hít vi khuẩn, bao gồm ampicillin-sulbactam, amoxicillin-clavulanate, moxifloxacin, clindamycin, imipenem, và penicillin với metronidazole.

      1. Một nghiên cứu ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của các kháng sinh clindamycin (600 mg 2 lần/ngày), ampicillin-sulbactam (nửa liều , 1.5 g twice daily), ampicillin-sulbactam (full liều, 3 g twice daily), or

    imipenem (500 mg 2 lần/ngày) trên 100 bệnh nhân lớn tuổi nhập viện với viêm phổi hít. Tất cả các thuốc cho thấy hiệu quả tương đương nhưng Clindamycin cho thấy tỷ lệ thấp của việc tái nhiễm sau điều trị chủng S.aureus kháng Methicillin. Tiêu chảy không được báo cáo là tác dụng phụ nặng nề gì trong nhóm sử dụng Clindamycin, mặc dù đã được biết nó có thể gây ra tiêu chay do C. difficile.

      1. Trong một nghiên cứu mở, ngẫu nhiên, đã so sánh ampicillin- sulbactam với moxifloxacin trên 96 bệnh nhân với viêm phổi hít hoặc áp xe phổi, cải thiện lâm sàng ghi nhận 66.7% ở cả 2 nhóm.
      2. Các thuốc thay thế khác cũng có hiệu quả bao gồm amoxicillin- clavulanate (được nghiên cứu trong áp xe phổi) và Penicillin kết hợp với Metronidazole
      3. Clindamycin đã cho thấy hiệu quả vượt bậc so với penicillin trong điều trị viêm phổi hoại tử và áp xe phổi dựa vào tiêu chí tốc độ và thời gian hạ sốt. Trong một nghiên cứu 37 bệnh nhân với viêm phổi hoại tử hoặc áp xe phổi, tỷ lệ thất bại với điều trị Clindamycin là 15% so với sử dụng penicillin đơn độc là 44%.

    Outcomes

    Tỷ lệ chữa khỏi viêm phổi hít với sử dụng kháng sinh là 76-88%. Các nhgieen cứu theo dõi lâu dài các bệnh nhân mà sống sót được sau một biến cố viêm phổi hít nặng đã cho thấy vài bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn, và trên các bệnh nhân khác thì thấy các dấu hiệu của xơ phổi trên hình ảnh học.

    TẮC NGHẼN CƠ HỌC

    Trong viêm phổi hít, bệnh nhân có thể hít sặc các chất dạng lỏng hay dạng đặc mà vốn dĩ bản thân vật chất đó không gây ra độc cho phổi, nhưng có thể gây tắc nghẽn đường thở hoặc phản xạ đóng đường thở.

    1. Hít sặc các dịch lỏng – Các loại dịch điển hình hay hít sặc mà bản chất chúng không gây độc cho phổi gồm:
      • Saline
      • Barium
      • Hầu hết các dịch tiêu hóa gồm nước
      • Dịch dạ dày với PH trên 2.5

    Dạng được quan sát thấy thường xuyên nhất của hít sặc chất lỏng mà gây ra những tắc nghẽn cơ học đơn giản là trên các nạn nhân của đuối nước. Các bệnh nhân mà có nguy cơ cho việc tắc nghẽn cơ học đường thở với hít sặc là các bệnh nhân có khiếm khuyết về thần kinh chẳng hạn như: không cong phản xạ ho, hay suy giảm nhận thức.

    Người bị hít sặc được chứng kiến thấy sẽ được điều trị bằng cách cho nằm ở vị trí đầu nghiêng qua một bên và hút sạch hầu họng; hút khí quản cũng nên làm nhưng phải có sẵn ổng nội khí quản đã được đặt. Nếu kiểm tra hình ảnh học sau đó không nhìn thấy các tổn thương mới, thì không cần điều trị gì thêm nữa, ngoại trừ các biện pháp nhằm phòng ngừa sẽ lại bị hít sặc sau đó nữa. Với các bệnh nhân trong nội viện, cách phòng ngừa hít sặc quan trong nhất là tư thế, có thể ngồi dựa cao một phần hay ngồi thẳng, đặc biệt là lúc ăn.

    Hít sặc các hạt có tính chất rắn

    Độ nặng của tắc nghẽn hô hấp sẽ phụ thuộc vào kích thước tương đối của vật bị hít sặc và kích thước của đường thở dưới. Hít sặc các chất ngoại lai thường gặp ở trẻ 1-3 tuổi và người già. Các chất thường được phát hiện là: đậu phộng, các thức ăn rau củ quả, các vật không hữu cơ, và răng. Các thức ăn rau củ quả bao gồm cả hạt đậu phộng, là một vấn đề thật sự, bởi vì khi chụp Xquang thông thường sẽ không phát hiện được.

    Hậu quả lâm sàng như thế nào sẽ tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn. Các dị vật lớn nếu kẹt ở hầu hay khí quản sẽ gây ra suy hô hấp đột ngột, tím tái, và tắc âm, có thể đưa đến một cái chết nhanh chóng nếu dị vật không được lấy ra. Hiện tượng này thi thoảng sẽ được gọi là “café coronary syndrome – hội chứng mạch vành café”, bởi vì các triệu chứng sẽ mô phỏng giống như các triệu chứng của nhồi máu cơ tim và thường xảy ra tại một buổi ăn tối ở các nhà hàng. Cách điều trị được đề nghị là kỹ thuật Heimlich (xem hình)

    Hít sặc các chất với kích thước nhỏ hơn thường ít gây ra tắc nghẽn nặng nề. Các bệnh nhân này thường nhập viện với than phiền là ho và hình ảnh học lồng ngực sẽ cho thấy hình ảnh xẹp phổi, khí phế thủng do tắc nghẽn với đẩy lệch tim và nâng cơ hoành. Khi tắc nghẽn một phần nào đó của phổi, thì có thể nghe thất tiếng khò khè ở một bên.

    Với các bệnh nhân mà không thể khạc dị vật ra được, điều trị ban đầu thường là lấy dị vật với ống soi phế quản có thể mềm hoặc cứng. Bội nhiễm vi khuẩn là một biến chứng rất thường gặp khi tắc nghẽn kéo dài trên 1 tuần. Mầm bệnh hay gặp sẽ là các chủng kỵ khí từ đường hô hấp trên.

    VIÊM PHỔI LIPOID

    Là một loại viêm phổi thì thường xảy ra khi bệnh nhân hít phải các loại dầu khoáng, được sử dụng điều trị cho các bệnh nhân bị bón hoặc các bệnh nhân khô mủi..Các nguyên nhân khác có thể là do hít sặc phải các loại dầu công nghiệp. Hậu quả sau khi hít sặc là một đáp ứng viêm với sưng phù khu trú và xuất huyết trong phế nang hoặc tạo “một khối paraffinoma” với lượng dầu hít sặc được bọ trong một mô sợi (xem hình – viêm phổi lipoid trên CT-scan- mủi tên vàng)

    Chẩn đoán viêm phổi lipid phần lớn sẽ dựa vào CT ngực và bệnh sử có tiếp xúc với dị chất. CT ngực có thể thấy hình ảnh đám kính mờ, dày các vách gian tiểu thùy, hình ảnh lát đá, và hình

    ảnh khí phế quản đồ. Nếu vùng đông đặc có mật độ mỡ trên CT (<-30 đơn vị Hounsfield) thì đó là một đặc điểm đặc trưng.

    Rửa phế quản phế nang (Bronchoalveolar lavage (BAL)) thường được thực hiện khi muốn đánh giá nhiễm trùng và ác tính. (xem hình)

    Kỹ thuật Bronchoalveolar lavage (BAL)

    Việc điều trị cho bệnh lý này tập trung vào loại bỏ yếu tố tiếp xúc. Nhiều bệnh nhân hồi phục tốt mà không cần điều trị gì xa hơn. Trên các bệnh nhân bệnh nặng, thử sử dụng glucocorticoid toàn thân có thể sẽ là một lựa chọn hợp lý, mặc dù đáp ứng điều trị rất hỗn tạp và khác nhau giữa các nghiên cứu.

    PHÒNG NGỪA

    Một loạt các biện pháp can thiệp đã được đưa ra để phòng ngừa hít sặc, đặc biệt trên các bệnh nhân giá lớn tuổi hay các bệnh nhân tai biến, nhưng cho đến nay dữ liệu hỗ trợ cho các biện pháp này vẫn còn ít:

    Semi-recumbent position (nằm 30-45 độ)

      • Enteral feeding: ống mở dạ dày qua da hay ống thông mủi-dạ dày sẽ hiệu quả trong việc cung cấp dinh dưỡng , nhưng nghiên cứu cho thấy khoogn là mgiảm tỷ lệ viêm phối hít so với cho ăn qua đường miệng thông thường.
      • Đánh giá nuốt và phát âm: Với các bệnh nhân suy giảm khả năng nuốt như các bệnh nhân sau tai biến hay các bệnh nhân đặt nội khí quản/ thở máy, đánh giá nuốt và lời nói cần được thực hiện cẩn thận. Khi việc đánh giá không thể thực hiện, test

    nuốt nước có thể giúp xác định các bệnh nhân tăng nguy cơ hít sặc, mặc dù test này có tỷ lệ dương tính giả cao.

      • Các chất lỏng đặc với vị trí cằm hạ xuống: chất lỏng đặc có thể tăng độ an toàn khi nuốt nhưng hậu quả là tăng mất nước và giảm độ thưởng thức thức ăn. Một cách thay thế an toàn khác là bệnh nhân vẫn có thể dùng thức ăn lỏng bình thường nhưng với cằm hạ xuống.

    TÓM TẮT VÀ CÁC KHUYẾN CÁO

      • Các hội chứng phổ biến liên quan đến viêm phổi hít bao gồm:
        • Viêm phổi hóa chất
        • Viêm phổi vi khuẩn
        • Tắc nghẽn cơ học
      • Tất cả các bệnh nhân được quan sát thấy là đã hịt sặc nên ngay lập tức hút sạch vùng hầu họng và khí quản.
      • Điều trị kháng khuẩn nên được thực hiện sau khi thấy một bệnh nhân hít sặc xuất hiện các triệu chứng giảm oxy mới dai dẳng với các bằng chứng của hiện tượng viêm. Kháng sinh không cần thiết trên các bệnh nhân hít sặc nhưng hồi phục nhanh chóng.
      • Trong khi các vi khuẩn kỵ khí thường gặp trong viêm phổi hít, nhưng nên lưu ý trong nhiều nghiên cứu vi khuẩn ái khí vẫn nổi trội hơn. Do vậy, khá khó để quyết định khi nào nên sử dụng thêm kháng sinh nhắm trúng đích vi khuẩn kỵ khí trong khởi trị kinh nghiệm. Nhìn chung, chúng tôi sẽ quyết định dựa vào: độ nghi ngờ hít sặc, độ nặng của bệnh, bối cảnh lâm sàng (cộng đồng hay trong bệnh viện), diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân.
      • Với các bệnh nhân mà bức tranh lâm sàng gợi ý cao là viêm phổi hít cộng đồng ( có người chứng kiến, các yếu tố nguy cơ hít sặc, hình ảnh học phù hợp, thời gian bán cấp, thở hôi), chúng tôi lựa chọn liệu pháp kháng sinh mà sẽ phủ được luôn cả các chủng gây bệnh tồn tại sẵn trong vùng miệng, bao gồm cả kỵ khí. Các liệu

    pháp kháng sinh chuyên biệt sẽ biến thiên tùy vào độ nặng của bệnh, yếu tố nguy cơ của các bệnh nguyên kháng thuốc và tình trạng dị ứng kháng sinh.

        • Với bệnh nhân ngoại trú, chúng tôi đề nghị sử dụng amoxicillin-clavulanate (eg, 875 mg/125 mg 2 lần/ngày hoặc viên kéo dài 2000 mg 2 lần/ngày) (Grade 2C). Chúng tôi thường không thêm kháng sinh nhóm macrolide hay doxycycline trong các bệnh nhân hít sặc. Moxifloxacin là kháng sinh thay thế được chấp nhận khi bệnh nhân không thể sử dụng amoxicillin/clavulanate, hoặc khi điều trị bổ sung cho các mầm bệnh không điển hình được chỉ định, nhưng hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu.
        • Với các bệnh nhân cần nhập viện nhưng không nặng, chúng tôi đề nghị sử dụng ampicillin-sulbactam (1.5–3 g mổi 6h) hơn là sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin, vì kết quả liên quan đến việc phủ kỵ khí tốt hơn. Mở rộng liệu pháp có thể cần trên các bệnh nhân mức độ nặng hoặc các yếu tố nguy cơ nhiễm Pseudomonas, methicillin resistant Staphylococcus aureus (MRSA) và các bệnh nguyên kháng thuốc.
      • Với các bệnh nhân viêm phổi hít bệnh viện, chúng tôi tập trung vào vi khuẩn ái khí nhiều, bởi vì nhìn chung chúng là các mầm bệnh quan trọng hơn kỵ khí, sử dụng phác đồ điều trị HAP tiêu chuẩn. Dĩ nhiên, với các bệnh nhân hít sặc được chứng kiến, nhiều bệnh răng miệng, hình ảnh học gợi ý hoại tử, hoặc thất bại với phác đồ không phủ kỵ khí, chúng tôi đương nhiên sẽ thêm kháng sinh chống kỵ khí vào. Các lựa chọn hợp lý trong các tình huống như vầy gồm: imipenem, meropenem, or piperacillin-tazobactam. Mở rộng có thế cần trên các bệnh nhân có nguy cơ/ bằng chứng của nhiễm MRSA hoặc các mầm bệnh kháng thuốc khác.
      • Với các bệnh nhân ngoại trú mà có dị ứng nặng với Penicillin, moxifloxacin (400 mg, một lần/ngày) sẽ là lựa chọn phù hợp, Clindamycin (300 to 450 mg uống mổi 8h) là một thay thế, mặc dù nó sánh bước với nguy cơ nhiễm Clostridioides difficile. Với các bệnh nhân nhập viện mà dị ứng Penicillin với nghi ngờ nhiễm kỵ khí, liệu pháp thay thế gồm kết hợp một Cephalosporin thế hệ 3,4,5 cộng Metronidazole (500mg dùng 3 lần/ngày), hoặc Carbapenem, tùy thuộc vào loại và độ nặng của các phản ứng với beta-lactam. Metronidazole thì được yêu thích sử dụng hơn so với Clindamycin vì Clindamycin có nguy cơ nhiễm C. difficile, nhưng Metronidazole không nên sử dụng đơn trị.
      • Trên các bệnh nhân khởi đầu kháng sinh tĩnh mạch có thể chuyển sang uống khi lâm sàng cải thiện, huyết động ổn định, có thể uống và chức năng hấp thu đường tiêu hóa bình thường. Với các bệnh nhân như thế, chúng tôi khuyên amoxicillin- clavulanate (875 mg uống 2 lần/ngày)
      • Thời gian điều trị bao lâu vẫn chưa được nghiên cứu tốt. Nhưng thông thường là 05 ngày với viêm phổi hít cộng đồng và 07 ngày với viêm phổi hít bệnh viện. Khi ban đầu bạn sử dụng kháng sinh viêm phổi hít vi khuẩn, nhưng thật ra bệnh nhân viêm phổi hít hóa chất, thì thích hợp để ngưng kháng sinh khi bạn thấy các triệu chứng cơ năng và thực thể cải thiện quá nhanh và quá ngoạn mục.
      • Khi hít sặc các chất (lỏng/đặc) mà có thể gây tắc nghẽn đường thở và bệnh nhân không thể tự khạc thì nội soi phế quản là cần thiết.

    The end & Thank you

     

  • Tiếp cận điều trị kháng khuẩn ở bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng

    Tiếp cận điều trị kháng khuẩn ở bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng

    Table of Contents

    1. GIỚI THIỆU 3
    2. VI SINH 3
    3. KIỂM SOÁT NGUỒN NHIỄM VÀ DẪN LƯU 4
    4. ĐIỀU TRỊ CÁC THUỐC KHÁNG VI SINH (VI KHUẨN, NẤM, PROTOZOA…) THEO KINH NGHIỆM 5
      1. Thời gian 5
      2. Các phác đồ điều trị 5

    Bảng: Những yếu tố nguy cơ dẫn đến việc cần mở rộng phổ kháng sinh điều trị 6

    Bảng 1: sử dụng kháng sinh nhiễm khuẩn ổ bụng mắc phải cộng đồng – nguy cơ thấp 7

    Bảng 2: sử dụng kháng sinh nhiễm khuẩn ổ bụng mắc phải cộng đồng – nguy cơ cao 8

    Bảng3: lựa chọn kháng sinh trong nhiễm trùng ổ bụng liên quan chăm sóc y yế 10

    Bảng 4: các kháng sinh bổ trợ bảng 3 trong những tình huống xuất hiện các yếu tố nguy cơ khác 11

    1. ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRÚNG ĐÍCH 11
      1. Những nguyên lý chung trong việc chọn kháng sinh 11
      2. Đánh giá về dữ liệu cấy 11

    Quản lý kháng sinh 12

    Ngoài đường uống (tĩnh mạch) so với đường uống 12

    1. Enterococcus spp 13
    2. Candida 13
    3. Trực khuẩn Gram âm kháng thuốc 13
    4. Actinomyces 13

    Hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa nhiễm 14

    Thời gian điều trị 14 F. THẤT BẠI LÂM SÀNG 15

    G. TÓM TẮT VÀ CÁC KHUYẾN CÁO 16

    GIỚI THIỆU

    Các nhiễm trùng trong khoang bụng, bùng phát lên bởi một hiện tượng viêm hoặc các vấn đề gây rối loạn ống dạ dày – ruột. Ít phổ biến hơn, là chúng cũng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân thuộc về hệ niệu và hệ phụ khoa. Nhiễm trùng ổ bụng thì thường là nhiễm đa khuẩn, gây ra biến chứng áp xe trong ổ bụng hoặc viêm phúc mạc thứ phát, mà nhìn chung có thể khu trú hoặc toàn thể.

    Tiếp cận việc lựa chọn kháng sinh và điều trị nhiễm trùng ổ bụng ở người trưởng thành sẽ được thảo luận trong bài này.

    VI SINH

    Nhiễm trùng ổ bụng thường bùng lên khi hàng rào chất nhày bảo vệ bị phá vỡ và cho phép các chủng vi khuẩn tồn tại bình thường đi vào khoang bụng. Phổ vi khuẩn chính xác sẽ lệ thuộc vào vị trí chính xác của ruột (vd ruột non hay ruột già).

    Các chủng vi khuẩn của hệ đại tràng là các chủng phổ biến gây ra nhiễm trùng ở bụng, phản ánh tần suất của những bệnh liên quan ở vị trí giải phẫu này, bao gồm: viêm ruột thừa, viêm túi thừa, carcinoma đại tràng, bệnh viêm ruột và phẫu thuật ruột trước đó. Do đó, các vi khuẩn nổi bật trong các loại nhiễm trùng như vầy là các dạng chủng Coli (vd Escherichia coli, Klebsiella spp, Proteus spp, and Enterobacter spp), streptococci, enterococci, và vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, trong khoảng hơn 400 chủng sống trong đại tràng, chỉ 4-6 chủng đã được phát hiện gây nhiễm trùng ổ bụng. Chiếm ưu thế nhất là Bacteroides fragilis and E. coli. Các yếu tố tạo nên hiện tượng nêu trên là do khả năng có giới hạn của các phòng xét nghiệm không thể cấy ra tất cả các chủng được cũng như khả năng thích nghi đặc biệt của các chủng vi khuẩn đặc biệt để sống sót ở một môi trường mới. Ví dụ như khả năng chỉ cần tiêu thụ một lượng nhỏ oxygen đã giúp cho B. fragilis nổi lên như một bệnh nguyên kỵ khí gây nhiễm trùng ổ bụng. Các cuộc thử nghiệm gây nhiễm trùng huyết từ nhiễm trùng ổ bụng trên động vật đã cho thấy bệnh nguyên là do cả các chủng kỵ khí và các chủng dạng Coli, mặc dầu vai trò chủa chúng khác nhau, các vi khuẩn dạng Coli thì có vai trò gây nhiễm trùng máu giai đoạn sớm còn với các chủng kỵ khí gây biến chứng abcess ở giải đoạn trễ hơn.

    Sự thủng của ruột gần, như là thủng do loét dạ dày, kết quả tạo ra các nhiễm trùng với các chủng vi sinh rất khác, chủ yếu là các chủng thuộc hệ tiêu hóa trên. Các chủng vi sinh nổi trội trong các bệnh cảnh này thường là ái khí và các vi khuẩn Gram dương kỵ khí hoặc nấm Candida spp.

    Việc đã điều trị trước đó hay đã từng nhập viện sẽ dẫn đến thay đổi dòng khuẩn trong ổ bụng, vì vậy, nhiễm trùng ổ bụng trong các bệnh cảnh như vầy khả năng cao sẽ là nhiễm các chủng bệnh viện như Pseudomonas aeruginosa hay các bệnh nguyên kháng thuốc khác. Enterococci là bệnh nguyên nổi trội nhất gây nhiễm trùng liên qua đến chăm sóc y tế, đặc biệt là nhiễm trùng hậu phẫu, ngược với khi nhiễm trong cộng đồng, chúng cũng thường được cấy ra nhưng thường không phải là bệnh nguyên quan trọng gây bệnh. Candida spp cũng phổ biến, ở cả ruột non và ruột già, chúng lưu hành trên các bệnh nhân nhiễm trùng bệnh viện, những người với vấn đề miễn dịch, những người đã từng sử dụng kháng sinh trước đó hoặc nhiễm trùng tái phát.

    KIỂM SOÁT NGUỒN NHIỄM VÀ DẪN LƯU

    Can thiệp phẫu thuật và/hoặc dẫn lưu qua da thường cần thiết để điều trị nhiễm trùng ổ bụng. Can thiệp phẫu thuật có thể sẽ cần để đóng một vết hở hay cắt lọc các mô đã hoại tử nhiễm trùng, và dẫn lưu thường cần thiết để làm sạch một ổ áp xe. Khi có thể, dẫn lưu qua da vẫn được lựa chọn nhiều hơn. Hầu hết các thất bại điều trị đều liên quan đến việc thất bại trong việc kiểm soát nguồn nhiễm.

    Can thiệp hở hay qua da là cơ hội lý tưởng để thu thập mẫu cho các phân tích vi sinh (nhuộm Gram, cấy tìm ái khí, kỵ khí và nếu có thể tìm luôn nấm). Việc này quan trọng với những bệnh nhân có các ổ áp xe trong ổ bụng hay các bệnh nhân nhiễm trùng đã có biến chứng, với các bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh trước đó hay các bệnh nhân nghi ngờ cao là nhiễm các mầm bệnh kháng thuốc. Nhuộm Gram có thể giúp bác sĩ chọn lựa sử dụng kháng sinh sớm chính xác hơn, và đôi khi là công cụ duy nhất nếu cấy không mọc. Việc bơm trực tiếp mẫu vào trong lọ cấy máu có thể tăng lợi ích về vi sinh nhưng cách này có nhiều bất lợi. Nó lấy mất cơ hội nhuộm Gram nếu bác sĩ quên không giữ lại một phần để đem đi nhuộm, và thêm nữa trong các tình huống nhiễm đa khuẩn, việc phát triển cạnh tranh nhau trong lọ cấy máu có thể cản trở việc xác định tất cả các bệnh nguyên quan trọng. Vì vậy, cấy với các phương pháp thường qui khác cũng quan trọng trong các tình huống như vầy.

    ĐIỀU TRỊ CÁC THUỐC KHÁNG VI SINH (VI KHUẨN, NẤM, PROTOZOA…) THEO KINH NGHIỆM.

      1. Thời gian

    Các bệnh nhân mắc bệnh nặng nên nhận được điều trị kháng vi sinh theo kinh nghiệm sớm nhất có thể, lý tưởng nhất là ngay khi mẫu máu và nước tiểu đã được lấy để đem đi cấy. Ở những bệnh nhân với tình trạng không nặng, việc trì hoãn sử dụng kháng sinh cho đến khi mẫu từ ổ nhiễm trong bụng được thu thập và đem đi cấy, có thể là hướng tiếp cận phù hợp để tối ưu hóa việc sử dụng các thuốc trên các chủng vi sinh.

    Các phác đồ điều trị

    Nhìn chung, các thuốc sử dụng kinh nghiệm trong nhiễm trùng ổ bụng, gồm các thuốc chống lại được: streptococci đường ruột, các chủng dạng Coli, kỵ khí. Các nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các loại kháng sinh khác nhau trên các mầm bệnh nêu trên nhìn chung cho hiệu quả tương đương. Thuốc kháng vi sinh đích, và các chỉ định mở rộng phổ kháng vi sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

        • Liệu nhiễm trùng ổ bụng là do mầm bệnh cộng đồng hay mầm bệnh liên quan đến các chăm sóc y tế?
        • Liệu có những yếu tố nguy cơ nào trên bệnh nhân này gây ra nhiễm khuẩn kháng thuốc hay không? (vd như gần đây du lịch đến những nơi lưu hành những chủng vi sinh kháng thuốc cao)
        • Liệu bệnh nhân có được cân nhắc là có nguy cơ với các kết cục nặng chưa? Những yếu tố nguy cơ mà giúp tiên lượng khả năng bệnh nhân sẽ đi đến một kết cục tệ bao gồm: lớn hơn 70 tuổi, trì hoãn việc điều trị ban đầu > 24 giờ, không thể cắt lọc đủ hoặc không thể kiểm soát ổ nhiễm với dẫn lưu, các bệnh đồng mắc khác (đái

    tháo đường kiểm soát kém, sử dụng corticoid liều cao kéo dài, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, giảm bạch cầu, nhiễm HIV tiến triển, thiếu hụt lympho B hoặc T), rối loạn chức năng cơ quan, mắc các bệnh thuộc về phúc mạc mức độ nặng hoặc viêm phúc mạc toàn thể, giảm albumin máu và tình trạng dinh dưỡng kém.

    Những bệnh nhân với nhiễm các chủng cộng đồng và mức độ bệnh từ nhẹ tới trung bình cũng như không có các yếu tố nguy cơ vừa kể trên có thể không cần thiết để sử dụng các thuốc phổ quá rộng. Vì khả năng nhiễm các chủng kháng thuốc thì thấp. Ngược lại, thuốc phổ rộng nên được sử dụng với các bệnh nhân có nguy cơ nhiễm các chủng kháng thuốc hoặc trên những bệnh nhân có các nguy cơ sẽ chuyển thành bệnh nặng và có thể tử vong.

    Những yếu tố khác ảnh hưởng lên việc lựa chọn thuốc bao gồm: vị trí và loại nhiễm trùng (vd: kỵ khí Gram âm nhìn chung sẽ không là một mầm bệnh gây bệnh nặng trong các nhiễm trùng phát sinh từ đường tiêu hóa trên), có can thiệp ngoại khoa không, tỷ lệ Enterobacteriaceae kháng thuốc tại địa phương, và khả năng dung nạp của bệnh nhân. Tỷ lệ kháng của Enterobacteriaceae cao rõ ràng ở một số nơi trên thế giới bao gồm: đông á, châu phi, trung á và đặc biệt rất cao ở Đông Nam Á.

    Các khuyến cáo nhìn chung vẫn không có nhiều thay đổi trong các hướng dẫn của Surgical Infection Society (SIS) and the Infectious Diseases Society of America (IDSA) trong các điều trị nhiễm trùng ổ bụng đã có biến chứng, mà đã được công bố rộng rãi vào năm 2010. SIS thì đã cho ra bản update vào năm 2017, còn IDSA thì vẫn đang xem lại các hướng dẫn cũng mình. Có vài khác biệt của bản update về dữ liệu nhạy thuốc trong phòng thí nghiệm. ví dụ như trước đây clindamycin and cefotetan được chấp nhận cho các loại nhiễm trùng ổ bụng gồm luôn cả kỵ khí, thì lại không được sử dụng nữa vì liên quan để khả năng tăng kháng thuốc của B. fragilis. Cũng được nêu trong các hướng dẫn đó, thuốc ampicillin-sulbactam cũng không được khuyến cáo sử dụng do tỷ lệ kháng cao giữa các chủng E.coli mắc phải ở cộng đồng.

    Bảng: Những yếu tố nguy cơ dẫn đến việc cần mở rộng phổ kháng sinh điều trị

    Các yếu tố liên quan đến khả năng tử vong
    Tuổi > 70
    Bệnh đồng mắc (bệnh gan/thận, bệnh ác tính, suy dinh dưỡng lâu ngày)
    Các tình trạng miễn dịch (vd như: đái tháo đường kiểm soát kém, sử dụng corticosteroid mạn tính, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch, giảm bạch cầu, nhiễm HIV tiến triển, thiếu

    hụt lympho B hoặc T)

    Bệnh nặng (vd nhiễm trùng huyết)
    Viêm phúc mạc lan tỏa
    Trì hoãn việc điều trị ban đầu (kiểm soát ổ nhiễm) > 24 giờ
    Không thể dẫn lưu hay cắt lọc tốt
    Các yếu tố liên quan đến khả năng nhiễm các mầm bệnh kháng thuốc
    Nhiễm do chăm sóc y tế
    Du lịch đến các vùng có tỷ lệ cao các mầm bệnh kháng kháng sinh* trong vòng vài tuần trước khi khởi phát hay được kê kháng sinh tịa thời điểm đi du lịch
    Đã biết các mầm bệnh kháng thuốc

    *tỷ lệ cao đề kháng với kháng sinh đã được báo cáo ở các vùng như: đông á, châu phi, trung á và đặc biệt rất cao ở Đông Nam Á.

    Nhiễm các chủng cộng đồng – nguy cơ thấp

    Với các bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng mắc phải cộng đồng từ mức độ nhẹ đến trung bình (ví dụ thủng ruột thừa hoặc abcess ruột thừa) và không có nguy cơ cho đề kháng kháng sinh và thất bại điều trị, sử dụng thuốc phủ Streptococci, Enterobacteriaceae – không kháng, và (trong hầu hết các ca) kỵ khí là đã đủ. Điều trị kháng sinh kinh nghiệm như nêu sau đây là phù hợp:

    Bảng 1: sử dụng kháng sinh nhiễm khuẩn ổ bụng mắc phải cộng đồng – nguy cơ thấp

    Liều
    Liệu pháp đơn trị
    Ertapenem 1 g tĩnh mạch – 1 lần/ngày
    Piperacillin-tazobactam 3.375 g tĩnh mạch – mổi 6h
    Liệu pháp kết hợp với Metronidazole
    Một trong số cách sau:
    Cefazolin 1 to 2 g tĩnh mạch – mổi 8h
    HOẶC
    Cefuroxime 1.5g tĩnh mạch – mổi 8h
    HOẶC
    Ceftriaxone 2g tĩnh mạch – một lần/ngày
    HOẶC
    Cefotaxime 2g tĩnh mạch – mổi 8h
    HOẶC
    Ciprofloxacin 400mg tĩnh mạch – mổi 12h

    500mg uống – mổi 12h

    HOẶC
    Levofloxacin 750mg tĩnh mạch/uống – một lần/ngày
    CỘNG VỚI
    Metronidazole* 500mg tĩnh mạch/uống – mổi 8h

    + bảng kháng sinh này dùng cho người trưởng thành với chức năng thận bình thường

    * cho hầu hết các nhiễm trùng đường mật không biến chứng mức độ nhẹ đến trung bình, thêm Metronidazole là không cần thiết.

    Một thuốc đường uống (vd fluoroquinolone cộng metronidazole hoặc đơn trị với amoxicillin-clavulanic acid) là một lựa chọn điều trị kinh nghiệm hợp lý với các nhiễm trùng cộng đồng mức độ nhẹ – trung bình và không có yếu tố nguy cơ nhiễm các chủng kháng thuốc và khi độ nhạy của E.coli với thuốc vẫn cón vượt trên 90%

    trong cộng đồng và bệnh viện. Nếu dưới 90%, vẫn có thể sử dụng nhưng bác sĩ nên cân nhắc trên từng ca về khả năng thất bại.

    Các hướng dẫn của SIS và IDSA 2010 đã liệt kê các thuốc cefoxitin, moxifloxacin, and tigecycline để điều trị. Nhưng nhìn chung, nên tránh dùng các thuốc này vì tỷ lệ kháng trong phòng thí nghiệm của Bacteroides spp và các dạng Coli ngày càng

    tăng cao. Còn với tigecycline, người ta thấy có môi liên hệ về tăng tỷ lệ tử vong cao hơn so với các kháng sinh khác trong điều trị các loại nhiễm trùng khác bao gồm luôn cả nhiễm trùng ổ bụng.

    Các hướng dẫn của SIS 2017 đã đưa cefoperazone-sulbactam như là một kháng sinh thay thế, nhưng nên tránh dùng thuốc này để tránh tình trạng sẽ kháng thuốc sau đó, vì thuốc này có thể phủ luôn Pseudomonas loại kháng thuốc, mà nhìn chung là không cần thiết cho nhóm bệnh nhân nhiễm cộng đồng.

    Nhiễm các chủng cộng đồng – nguy cơ cao

    Với các tường hợp nhiễm cộng đồng từ mức độ nặng hoặc trên các bệnh nhân nguy cơ cao diễn tiến nặng hơn hoặc nguy cơ cao sẽ kháng thuốc, dùng kháng sinh phổ rộng thì được khuyến cáo. Nhìn chung, chúng tôi dùng thuốc phổ rộng chống được Gram âm bao gồm luôn cả P. aeruginosa và Enterobacteriaceae mà đã kháng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin không pseudomonas, thêm vào các kháng sinh chống lại streptococci đường ruột và (trong hầu hết các ca) các chủng kỵ khí. Với các nhiễm trùng cộng đồng mà đã biết rõ nguồn gốc là từ ổ bụng thì phủ MRSA nhìn chung là không cần thiết.

    Bảng 2: sử dụng kháng sinh nhiễm khuẩn ổ bụng mắc phải cộng đồng – nguy cơ cao

    Nơi mà tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh

    <10%

    Đơn trị
    • Imipenem – cilastatin
    • Meropenem
    • Doripenem
    • Piperacillin –tazobactam
    Kết hợp
    • Cefepime
    • Ceftazidime
    Metronidazole

    .

    Nguy cơ nhiễm chủng sinh ESBL
    • Imipenem
    • Meropenem
    Không thể sử dụng beta-lactams hoặc carbapenems (dị

    ứng nặng)

    Vancomycin cộng Aztreonam

    cộng Metronidazole

    Nguy cơ nhiễm nấm
    • Anidulafungin
    • Caspofungin
    • Micafungin

    Liều lượng kháng sinh

    Imipenem-cilastatin 500 mg tĩnh mạch mổi 6h Meropenem 1 g tĩnh mạch mổi 8h

    Doripenem 500 mg tĩnh mạch mổi 8h Piperacillin-tazobactam 4.5 g tĩnh mạch mổi 6h Cefepime 2 g tĩnh mạch mổi 8h

    Ceftazidime 2 g tĩnh mạch mổi 8h Metronidazole 500 mg tĩnh mạch/uống mổi 8h

    Khi kháng sinh nhóm beta-lactams hoặc carbapenems được lựa chọn điều trị cho những trường hợp nặng hay nghi ngờ nhiễm các bệnh nguyên kháng thuốc, chúng tôi có khuynh hướng tích sử dụng chiến lược truyền liều kéo dài (prolonged infusion dosing strategy, được hiểu như truyền với thời gian kéo dài hơn bình

    thường) và điều này cũng được tán đồng bởi Hiệp hội phẫu thuật cấp cứu thế giới (World Society of Emergency Surgery (WSES)) (bài truyền Beta-lactam kéo dài là một bài khác)

    Nhiễm các chủng liên quan đến chăm sóc y tế

    Những bệnh nhân với nhiễm trùng liên quan với liên quan chăm sóc y tế, khả năng kháng thuốc sẽ cao. Do đó, để phủ theo kinh nghiệm các mầm bệnh kháng thuốc, nên thêm các thuốc phủ streptococci và các chủng kỵ khí, phác đồ nên có ít nhất các thuốc kháng sinh chống được trực khuẩn Gram âm phổ rộng (gồm các mầm bệnh P. aeruginosa và Enterobacteriaceae mà kháng với các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporins và fluoroquinolones thế hệ thứ 3 không chống Pseudomonas). Chúng tôi cũng thường sử dụng theo kinh nghiệm phác đồ mà gồm kháng sinh chống được enterococci trên những bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng liên quan đến các chăm sóc y tế, đặc biệt là trên những bệnh nhân có nhiễm trùng hậu

    phẫu, những người mà đã điều trị Cephalosporin trước đây hoặc điều trị kháng sinh loại khác chọn lọc cho Enterococcus spp, trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch, với những bệnh nhân có bệnh mạch máu của tim hoặc các bệnh nhân có vật liệu nhân tạo trong mạch máu.

    Bảng 3: lựa chọn kháng sinh trong nhiễm trùng ổ bụng liên quan chăm sóc y yế

    Kháng sinh Kháng sinh Comment Thêm
    Đơn trị
    • Meropenem

    hoặc

    • Imipenem- cilastatin hoặc
    • Piperacillin- tazobactam hoặc

    Doripenem

    Chống trực khuẩn Gram âm kỵ khí và ái khí
    Kết hợp
    • Ceftazidime

    hoặc

    • Cefepime
    -Metronidazole Xem xét thêm ampicillin hoặc vancomycin để phủ enterococci (trong lúc chờ

    kết quả cấy)

    Nếu dị ứng Beta-lactam

    hoặc Carbapenem

    Vancomycin

    aztreonam

    metronidazole

    Bảng 4: các kháng sinh bổ trợ bảng 3 trong những tình huống xuất hiện các yếu tố nguy cơ khác

    Nguy cơ nhiễm MRSA Nguy cơ nhiễm ESBL Nguy cơ nhiễm Gram âm kháng thuốc Nguy cơ nhiễm Vancomycin- resistant Enterococcus

    (VRE)

    Nguy cơ nhiễm nấm Candida spp
    Thêm Thêm Thêm Thêm Fluconazole
    Vancomycin Carbapenem Aminoglycoside Linezolid hoặc hoặc
    (imipenem hoặc hoặc Polymyxin, Daptomycin Echinocandin
    meropenem) hoặc các Beta- (bệnh nặng)
    lactam dạng kết
    hợp mới
    (ceftolozane-
    tazobactam hoặc
    ceftazidime-
    avibactam)

    ĐIỀU TRỊ KHÁNG SINH TRÚNG ĐÍCH

    Những nguyên lý chung trong việc chọn kháng sinh

    Điều trị kháng sinh trúng đích là việc chọn lựa kháng sinh dựa trên kết quả cấy và các xét nghiệm nghi ngờ từ các bệnh phẩm phù hợp. Hầu hết tất cả các phác đồ kháng sinh chống các chủng dạng coli và kỵ khí đều có hiệu quả có thể so sánh.

    Trong một phân tích của 40 nghiên cứu ngẫu nhiên về các phác đồ kháng sinh điều trị viêm phúc mạc thứ phát. Tất cả các phác đồ (16 loại khác nhau) cho ra hiệu quả lâm sàng tương đương. Đi sâu hơn vào 16 nghiên cứu sử dụng các phác đồ kháng sinh trên bệnh nhân nhiễm trùng ổ bụng biến chứng: ceftriaxone cộng metronidazole, piperacillin-tazobactam, ertapenem, imipenem, meropenem, ceftolozane-tazobactam cộng metronidazole, and ceftazidime-avibactam cộng metronidazole, đã cho thành công trên lâm sàng chạy từ 75- 97%.

    Đánh giá về dữ liệu cấy

    Nguồn và thời gian lấy mẫu cấy là tối quan trọng trong đạt được kết quả cấy để hướng dẫn dùng kháng sinh. Cấy nên thực hiện tước khi dùng kháng sinh, từ một vị trí vô trùng. Trong các trường hợp bệnh nặng, kháng sinh cần phải cho ngay lập tức, cấy có thể cân nhắc cấy

    sau nhưng phải sớm nhất có thể (vd mọt vài giờ ngay sau khi sử dụng kháng sinh) sẽ có nhiều ý nghĩa hơn là để thời gian trôi qua lâu hơn.

    Cấy lại nên được thực hiện sau vài ngày dùng kháng sinh, chú ý, nếu lấy mẫu cấy ở các dẫn lưu mãn tính, có thể cho ra các chủng kháng điều trị hiện tại, nhưng có thể không phải là mầm bệnh chính của bệnh nhân. Chính vì thế, lời khuyên là tránh lấy mẫu ở những nơi đã mạn tính như lổ dò hay dẫn lưu. Và trong tình huống đã lấy mẫu cấy tại những vị trí mạn

    tính như đã nêu, thì xem xét kết quả cấy sau đó cần phải kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mối liên hệ giữa kết quả cấy và liệu trình kháng sinh đang dùng.

    Quản lý kháng sinh

    Trong mối quan tâm về bảo tồn hiệu quả kháng sinh cho từng cá thể và cộng đồng. Thu hẹp (xuống thang) phổ kháng sinh nên được thực hiện khi bệnh nhân đã cải thiện và/hoặc kết quả cấy tin tưởng đã có. Những bệnh nhân nguy cơ thấp với nhiễm trùng các chủng cộng đồng, không cần thay đổi điều trị ban đầu nếu đáp ứng điều trị lâm sàng tốt, bất chấp các mầm bệnh không nghi ngờ hay không được điều trị được báo cáo sau đó.

    Phủ kỵ khí

    Phủ kỵ khí thường được sử dụng liên tục trong suốt liệu trình điều trị kháng sinh, bất kể kỵ khí có mọc hay không sau khi cấy.

    Độ nhạy của các chủng kỵ khí hiếm khi được biết rõ vào thời điểm quyết định khởi trị kháng sinh phù hợp, vì đơn giản muốn biết nạy hay không với kỵ khí sẽ mất nhiều thời gian hơn các mầm bệnh khác, các phương pháp phân lập ra kỵ khí trong các phòng thí nghiệm vẫn chưa được chuẩn hóa tốt. Và đánh giá độ nhạy chủ yếu dựa vào giá trị tham chiếu của các xét nghiệm, vị trí ổ nhiễm và các nghiên cứu lâm sàng hiện có.

    Ngoài đường uống (tĩnh mạch) so với đường uống

    Trên những bệnh nhân có thể dung nạp được bằng đường uống và mầm bệnh không kháng với các kháng sinh đường uống, kháng sinh đường tĩnh mạch có thể chuyển sang kháng sinh uống với điều kiện bệnh nhân đã có cải thiện về lâm sàng. Liệu pháp kháng sinh đường uống được cho là hợp lý bao gồm: Levofloxacin (750 mg uống 1 lần/ngày) hoặc ciprofloxacin (500 mg uống 2 lần/ngày), kèm theo metronidazole (500 mg uống 3 lần/ngày); Hoặc có thể đơn trị với Amoxicillin-clavulanate (875/125 mg uống 2-3 lần/ngày), tùy thuộc vào kết quả

    test độ nhạy kháng sinh.

    Xem xét các mầm bệnh đặc biệt

    1. Enterococcus spp

    Là mầm bệnh khá phổ biến, và thường bị bỏ sót trong các liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm với nhiễm trùng các chủng cộng đồng. Chúng tôi đồng thuận với các khuyến cáo từ hội Surgical Infection Society và IDSA rằng việc phủ luôn Enterococcus là không cần thiết trừ khi nó được phát hiện từ kết quả máu hoặc cấy được nó từ vị trí nhiễm trùng.

    Candida

    Phủ kháng nấm nếu thấy nấm Candida spp mọc từ vị trí cấy vô trùng. Fluconazole là thuốc kháng nấm thích hợp cho Candida albicans; Thuốc kháng nấm nhóm Echinocandin sẽ phù hợp khi có tình trạng Candida kháng Fluconazole và trong các tình huống bệnh nặng trong khi đợi kết quả xác định và các test độ nhạy.

    Trực khuẩn Gram âm kháng thuốc

    Việc phân lập ra P. aeruginosa, Acinetobacter spp, extended spectrum beta-lactamase (ESBL-mầm bệnh sinh men betalactamase phổ rộng), or carbapenemase-producing Enterobacteriaceae (mầm bệnh Enterococ sinh men carbapenemase), là chắc chắn phải sử dụng các liệu pháp kháng sinh đặc biệt. Các novel cephalosporin-beta-lactamase inhibitor combinations (thuốc Cephalosporin kết hợp ức chế men beta-lactamase thế hệ mới) như ceftazidime-avibactam and ceftolozane-tazobactam, khi dùng chung với Metronidazole để phủ kỵ khí, có thể có vai trò nền tảng trong các nhiễm trùng ổ bụng.

    Ceftazidime-avibactam là kháng sinh chống lại Klebsiella pneumoniae sinh carbapenemase (KPC – Klebsiella pneumoniae carbapenemase producing ). Việc điều trị con này sẽ thảo luận ở một bài khác.

    Actinomyces

    Đây là vi khuẩn kỵ khí Gram dương dạng sợi, phát triển chậm, và là một thành viên trong các chủng vi khuẩn thường trú ở miệng và ống tiêu hóa. Nếu chúng phá vỡ lớp nhày, chúng có thể gây bệnh actinomycosis,là một dạng bệnh viêm hạt không phổ biến, và đôi khi lầm tưởng với các bệnh ác tính bởi sự lan tràn tại chổ xuyên qua các mặt phẳng mô.

    Trong ổ bụng nó thường xuất hiện ở vị trí ruột thừa và vùng hồi manh tràng. Điều trị kháng sinh trên bệnh này sẽ mất khá nhiều thời gian (6-12 tháng).

    Trên những bệnh nhân nhập viện với các hội chứng điển hình của một ổ áp xe, gây ra bởi các chủng Gram âm và kỵ khí (cấp tính, sốt và sinh lý của nhiễm trùng huyết), việc phân lập ra Actinomyce trên mẫu cấy tại vị trí nhiễm trùng mang một ý nghĩa lâm sàng không hề rõ ràng. Trên những ca như thế, chúng tôi sẽ thêm kháng sinh chống lại Actinomyces (vd: penicillins) vào phác đồ và tiếp tục trong 1-2 tháng, lâu hơn so với liệu trình kháng

    sinh kinh điển điều trị nhiễm trùng ổ bụng. Chúng tôi cũng theo dõi sát các triệu chứng nhiễm Actinomyces với ngưỡng thấp của việc thực hiện lặp đi lặp lại các chẩn đoán hình ảnh, nếu có dấu hiệu tái phát bệnh sau khi ngưng kháng sinh.

    Hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa nhiễm

    Sẽ đặc biệt có ích khi chẩn đoán vẫn chưa rõ ràng, hoặc để nhận lời khuyên về đánh giá kết quả cấy để thu hẹp kháng sinh, và trong các tình huống phức tạp riêng biệt. Các tình huống này gồm: giảm bạch cầu, ghép cơ quan, suy giảm miễn dịch ,dị ứng khán sinh, nhiễm các mầm bệnh từ nước ngoài, bệnh ác tính ổ bụng, bệnh viêm ruột, lổ dò, và béo phì.

    Thời gian điều trị

    Thời gian phù hợp cho điều trị sẽ phụ thuộc vào việc liệu rằng ổ nhiễm trùng đã được kiểm soát hay chưa.

    Khi ổ nhiễm đã được kiểm soát tốt và các dụng cụ dẫn lưu đã sạch, nhìn chung chúng tôi sẽ giới hạn điều trị kháng sinh trong 4-5 ngày. Hiệu quả của việc sử dụng kháng sinh trong thời gian ngắn như trên được chứng minh qua nghiên cứu Study To Optimize Peritoneal Infection Therapy (STOP-IT), 518 bệnh nhân với nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng và ổ nhiễm đã được kiểm soát tốt, chia thành 2 nhóm: một nhóm sử dụng thời gia điều trị kháng sinh với thời gian 4+/- 1 ngày (nhóm thử nghiệm – experimental group, nhóm còn lại thì cứ sử dụng kháng sinh đến 2 ngày sau khi tình trạng sốt, tăng bạch cầu, và đau bụng vùng hồi manh tràng, nhưng với tối đa là 10 ngày (nhóm chứng). Thời gian sử dụng kháng sinh trung bình là 04 ngày ở nhớm thử nghiệm so với 08 ngày ở nhóm chứng. Các kết quả ban đầu của nhiễm trùng vị trí phẫu thuật, nhiễm trùng tái phát, và tử vong xảy ra với tỷ lệ tương tự nhau ở cả 2 nhóm ( 21.8 trong nhóm thử nghiệm so với 22.3% trong nhóm chứng). Cũng tương tự ở một nghiên cứu khác, trên những bệnh nhân với tình trạng nhiễm trùng ổ bụng hậu phẫu nặng và ổ nhiễm trung đã được kiểm soát, tỷ lệ tử vong 45 ngày không có sự khác biệt giữa nhóm dùng kháng sinh ngắn và nhóm dùng kháng sinh lâu hơn (8 ngày so với 15 ngày).

    Dĩ nhiên, có nhiều tình huống, mà việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh sẽ là phù hợp:

    • Trên những bệnh nhân mà ổ nhiễm vẫn chưa được kiểm soát tối ưu nhất, thời gian tối ưu để điều trị kháng sinh thì không rõ, và những quyết định thời gian điều trị phải dựa trên từng ca bệnh.
    • Trên những bệnh nhân viêm ruột thừa không biến chứng mà không được can thiệp phẫu thuật ngay, chúng tôi nhìn chung tiếp tục điều trị kháng sinh với xấp xỉ khaongr 10 ngày.
    • Trong nhiều trương hợp, một catheter dẫn lưu sẽ cần thiết để làm sạch ổ nhiễm. Nhìn chung, chúng tôi sẽ sử dụng kháng sinh đến khi việc dẫn lưu của catheter đạt hiệu quả,

    ví dụ đến khi một khối máu tụ đã nhiễm trùng hóa lỏng đủ để dẫn lưu qua catheter.

    Điều này có thể đòi hỏi 2-3 tuần với một ổ áp xe phúc mạc. Áp xe gan kinh điển cần điều trị từ 4-6 tuần. Nếu có một đường dẫn lưu đã lâu (mạn) để dẫn lưu dịch đang rỉ ra từ ruột hoặc ống mật, mà không có sự tích tụ dịch ấy trong khoang phúc mạc, ngưng kháng sinh sẽ khá hợp lý ngay khi bệnh nhân cải thiện lâm sàng.

    Bệnh nhân với ổ áp xe không được dẫn lưu, dịch rỉ từ ruột không được kiểm soát, hoặc các vấn đề cơ học chưa được giải quyết khác, thường sẽ có triệu chứng cơ năng và thực thể ngày càng tệ hơn sau khi ngưng kháng sinh. Chúng tôi nhìn chung sẽ can thiệp phẫu thuật hay can thiệp qua da trên những bệnh nhân như vầy để kiểm soát ổ nhiễm. Với các bệnh nhân mà ỏ nhiễm không được kiểm soát, thì việc dùng kháng sinh dài ngày dường như không có tác dụng.

    Trên những ca bệnh không rõ ràng, việc giảm xuống giá trị của các marker viêm (CRP, tốc độ máu lắng và procalcitonin nếu có) có thể được sử dụng thận trọng, thêm các biện pháp lâm sàng, để hỗ trợ việc ngưng kháng sinh, và theo dõi đánh giá lâm sàng để xem xét các dấu hiệu tái nhiễm. Bằng chứng y khoa hổ trợ cho cách tiếp cận này còn nhiều uẩn khúc.

    Đã có nhiều nghiên để đánh giá khả năng của các marker viêm trong việc hỗ trợ ngưng kháng sinh, nhưng hầu hết được thực hiện với marker procalcitonin, mọt xét nghiệm khoogn phải nơi nào cũng có. Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân viêm phúc mạc thứ phát mà phải mổ cấp cứu, ngưng kháng sinh dựa trên ngưỡng procalcitonin (<1.0 ng/mL, hoặc giảm

    >80% so với ngày đầu hậu phẫu), kèm với cải thiện về lâm sàng, đã đưa đến việc rút ngắn được thời gian sử dụng kháng sinh so với các mô thức điều trị trước đó.

    THẤT BẠI LÂM SÀNG

    Những bệnh nhân, đặc biệt là những người chưa được kiểm soát ổ nhiễm rõ ràng, nên được đánh giá lâm sàng trong suốt quá trình điều trị kháng sinh và sau khi ngưng để xác định việc có thất bại điều trị hay không, sẽ biểu hiện qua các dấu hiệu lâm sàng tái phát hay cứ dai dẳng như: sốt, hạ huyết áp, đau bụng, buồn nôn, rối loạn chức năng cơ quan, tăng bạch cầu. Trên những ca như vầy, khả năng kiểm soát ổ nhiễm không tốt (vd như: áp xe không được dẫn lưu, rỉ dịch tiến triển từ ruột, vật liệu mesh bị nhiễm trùng) nên được đánh giá lại với hình ảnh học. Các dữ liệu về vi sinh và liệu pháp kháng sinh ban đầu cũng nên được xem lại coi có phù hợp với bệnh nguyên nghi ngờ trên lâm sàng và điều trị phủ thuốc đã hợp lý chưa. Như đã lưu ý, hầu hết các thất bại trong điều trị là do việc không đạt được tốt việc kiểm soát ổ nhiễm. Cấy từ các vị trí dẫn lưu mạn tính, bề mặt vết thương hoặc từ những chổ không được vô khuẩn không thể giúp xác định chính xác mầm bệnh để sử dụng kháng sinh đích được.

    Những cân nhắc khác với bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng ngày càng tiến triển : nhiễm trùng bệnh viện (vd: viêm ruột Clostridioides, viêm phổi hoặc nhiễm trùng tiểu do chăm sóc y tế, hoặc nhiễm trùng huyết do catheter). Trên những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài, mà không phát hiện ổ nhiễm mới hay ổ nhiễm dai dẳng sau khi đã tầm soát kỹ lưỡng, ngưng kháng sinh là xác đáng. Các tiến trình không nhiễm khuẩn trên các tình huống như : bệnh huyết khối, phản ứng thuốc, viêm tụy cấp có thể đóng giả một tình trạng nhiễm trùng.

    TÓM TẮT VÀ CÁC KHUYẾN CÁO

    • Nhiễm trùng ổ bụng thường bùng lên sau khi lớp màng nhày bảo vệ ruột bị xâm phạm (thất thủ), cho phép các chủng sinh sống bình thường trong ruột đi vào khoang bụng. Do đó, các chủng vi sinh nổi bật trong các tình huống như vầy thường là các chủng dạng Coli (eg, Escherichia, Klebsiella spp, Proteus spp, Enterobacter spp), Streptococci, và vi khuẩn kỵ khí. Mặc dù, chủn enterococci cũng thường được phan lập ra, mối liên hệ lâm sàng của chúng với các nhiễm trùng do chăm sóc y tế nhìn chung còn bị hạn chế.
    • Can thiệp ngoại khoa và/hay dẫn lưu qua da thường là yếu tố quyết định để điều trị và chăm sóc nhiễm trùng ổ bụng, hơn là các viêm phúc mạc nguyên phác. Hầu hết các thất bại trong điều trị đến từ việc không đạt được tốt việc kiểm soát ổ nhiễm. Can thiệp ngoại khoa và/hay dẫn lưu qua da cũng giúp ích cho việc lấy mẫu đem đi cấy/ phân tích vi sinh.
    • Điều trị kháng sinh kinh nghiệm trên những ca nhiễm trùng ổ bụng mắc cộng đồng mức độ từ nhẹ đến trung bình (ví dụ: thủng ruột thừa, áp xe quanh ruột thừa) với điều kiện không có nguy cơ đề kháng với kháng sinh hay các yếu tố dẫn đến thất bại điều trị khác, kháng sinh phủ enteric streptococci (streptococci ruột), non-resistant Enterobacteriaceae (Enterobacteriaceae chưa kháng thuốc), và các chủng kỵ khí nhìn chung là đã đủ.
    • Điều trị kháng sinh kinh nghiệm trên những ca nhiễm trùng ổ bụng mắc cộng đồng mức độ nặng hay có khả năng kết cục tệ hay có nguy cơ kháng thuốc. Phác đồ của chúng tôi nhìn chung sẽ kèm một kháng sinh chống Gram âm phổ rộng đủ để chống lại Pseudomonas aeruginosa and Enterobacteriaceae mà đã kháng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III không chống Pseudomonas (non-pseudomonal third-

    generation cephalosporins) , thêm vào nữa là kháng sinh phủ enteric streptococci and các chủng kỵ khí.

    • Điều trị kháng sinh kinh nghiệm trên những ca nhiễm trùng ổ bụng do chăm sóc y tế, chúng tôi nhìn chung sẽ kèm một kháng sinh chống Gram âm phổ rộng đủ để chống lại Pseudomonas aeruginosa and Enterobacteriaceae mà đã kháng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III không chống Pseudomonas thêm một kháng sinh nhóm Fluorquinolon để phủ streptococci, enterococci, cũng như các chủng kỵ khí.
    • Điều trị kháng sinh trúng đích sẽ dựa trên kết quả cấy và các test độ nhay của mầm bệnh trong phòng thí nghiệm. Cấy mẫu từ một vị trí dẫn lưu mạn tính nhiều khả năng sẽ cho ra kết quả các chủng tại nơi đó hơn là chủng gây bệnh thật sự. Phụ kỵ khí nhìn chung phải được liên tục trong liệu trình sử dụng kháng sinh mặc dù có thể kết quả cấy không có kỵ khí.
    • Thời gian điều trị kháng sinh tùy vào tình trạng ổ nhiễm được kiểm soát tốt chưa. Với các ổ nhiễm đã kiểm soát tốt, chúng tôi giới hạn thời gian điều trị tầm 4-5 ngày.

    The end & Thank you

  • TIẾP CẬN ĐAU ĐẦU TRÊN NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

    Đánh giá đau đầu trên ngườitrưởng thành

    UpToDate

    7/16/2022

    GIỚI THIỆU

    Đau đầu là một trong những than phiền y khoa phổ biến nhất. Tổng quan cách tiếp cận bệnh nhân với đau đầu sẽ được trình bài trong bài dịch này. Tiếp cận những ca đau đầu trong cấp cứu sẽ được bàn luận trong một bài dịch khác. (See “Evaluation of the adult with nontraumatic headache in the emergency department”.)

    Các đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán của hội chứng đau đầu nguyên phát chuyên biệt cũng được thảo luận trong các chủ đề khác.

    Đau nửa đầu

    • (See “Pathophysiology, clinical manifestations, and diagnosis of migraine in adults”.)
    • (See “Chronic migraine”.)
    • (See “Vestibular migraine”.)
    • (See “Hemiplegic migraine”.)
    • (See “Migraine with brainstem aura”.)

    Đau đầu căng cơ

    • (See “Tension-type headache in adults: Pathophysiology, clinical features, and diagnosis”.)

    Đau dây thần kinh tam thoa:

    • (See “Cluster headache: Epidemiology, clinical features, and diagnosis”.)
    • (See “Paroxysmal hemicrania: Clinical features and diagnosis”.)
    • (See “Short-lasting unilateral neuralgiform headache attacks: Clinical features and diagnosis”.)
    • (See “Hemicrania continua”.)

    ●Các rối loạn đau đầu nguyên phát khác:

    • (See “Primary cough headache”.)
    • (See “Exercise (exertional) headache”.)
    • (See “Primary headache associated with sexual activity”.)
    • (See “Cold stimulus headache”.)
    • (See “Primary stabbing headache”.)
    • (See “Nummular headache”.)
    • (See “Hypnic headache”.)
    • (See “New daily persistent headache”.)

    PHÂN LOẠI

    Khoảng 90% các loại đau đầu sẽ được xếp vào 3 loại chính là: đau nửa đầu, loại đau đầu căng cơ và đau đầu cụm. Trong khi đau đầu căng cơ cách hồi thường là đau đầu xuất hiện nhiều nhất trong các nghiên cứu, đau nửa đầu lại chiếm tỷ lệ phổ biến nhất trong các bệnh nhân đến thăm khám với bác sĩ gia đình.

    chúng (bảng 1)

    Đau đầu cụm là loại đau đầu kinh điển đưa bệnh nhân đến mất khả năng sinh hoạt thường ngày, và hầu hết các bệnh nhân này sẽ phải đi đến các trung tâm y khoa khẩn cấp. Tuy nhiên, đau đầu cụm cho tới nay vẫn không phải là một loại chẩn đoán phổ biến gặp tại phòng khám bác sỹ gia đình bởi vì tỷ lệ xuất hiện thấp trong cộng đồng của nó (dưới 1%).

    Các bác sỹ có thể dễ dàng nhạn biết các loại đau đầu nguyên phát cũng như cách phân biệt

    Đau nửa đầu Đau đầu căng cơ Đau đầu cụm
    Vị trí Đau một bên chiếm 60-70%

    Đau 2 bên trán/ toàn bộ chiếm 30%

    Đau cả 2 bên Luôn luôn là một bên, thường bắt đầu từ

    xung quanh hốc mắt/ thái dương

    Tính chất Khởi phát từ từ, mạnh lên dần; theo nhịp mạch; mức độ vừa đến nặng; tăng đau bởi các hoạt động sinh

    hoạt

    Đau kiểu đè nén, bó chặt; đau dữ lên rồi giảm xuống Khởi phát rất nhanh đạt điểm cực đau chỉ trong vài phút; đau sâu, liên tục, và rất dữ dội
    Lâm sàng Bệnh nhân thích nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh Bệnh nhân có thể vẫn hoạt động bình thường được nhưng

    cần nghỉ ngơi

    Bệnh nhân vẫn sinh hoạt được
    Thời gian đau 4 đến 72 giờ 30 phút đến 7 ngày 15 phút đến 3 giờ
    Triệu chứng đi kèm Nôn, ói, sợ ánh sáng, sợ âm thanh; có thể có aura (thường là thị giác nhưng vẫn có thể là khứu giác; hoặc khiếm khuyết vận động hoặc ngôn ngữ) Không Chảy nước mắt, đỏ mắt một bên; chảy nước mủi, nghẹt mủi; tái nhợt, vả mồ hôi; hội chứng Horner; kích thích không yên, triệu chứng thần kinh

    khu trú nhưng hiếm, nhạy cảm với cồn.

    Đau nửa đầu – Đau nửa đầu là một kiểu đau có cơn , tái phát. Đau nửa đầu thường nhưng không phải luôn luôn đau một bên đầu và tính chất đau thường đau kiểu nhói

    hoặc đau theo nhịp mạch. Các triệu chứng đi kèm trong cơn có thể là: buồn nôn, ói, sợ âm thanh, sợ ánh sáng, nhạy cảm mùi. (bảng 2)

    Đau nửa đầu không có Aura
    A. Ít nhất 5 cơn đau thỏa các tiêu chuẩn từ B đến D
    B. Các cơn đau đầu kéo dài từ 4 đến 72 giờ (không điều trị/ điều trị thất bại)
    C. Cơn đau có ít nhất 2 trong số các đặc điểm sau:
    Vị trí 1 bên đầu
    Đau theo nhịp mạch
    Mức độ đau từ trung bình đến nặng
    Bệnh nhân bị kích thích đau bởi/ hoặc tránh các hoạt động sinh hoạt (vd đi bộ , leo cầu thang)
    D. Trong cơn đau có ít nhất 1 trong số các đặc điểm sau:
    Buồn nôn, nôn hoặc cả 2
    Sợ ánh sáng và sợ tiếng động
    E. Không có một chẩn đoán nào khác phù hợp hơn trong ICHD-3 (bảng phân loại rối loạn đau

    đầu quốc tế)

    Đau nửa đầu có kèm Aura
    A. Ít nhất 2 cơn đau thỏa các tiêu chuẩn B và C
    B. Một hoặc nhiều hơn các triệu chứng aura sau hồi phục hoàn toàn
    Thị giác
    Cảm giác
    Lời nói/ ngôn ngữ
    Vận động
    Thân não
    Võng mạc
    C. Ít nhất 3 trong 6 đặc điểm sau đây:
    Ít nhất một triệu chứng aura kéo dài dần trên 5 phút
    Hai hoặc nhiều hơn triệu chứng xảy ra nối đuôi liên tiếp nhau
    Mổi triệu chứng aura kéo dài 5-60 phút
    Ít nhất một triệu chứng aura xảy ra ở một bên
    Ít nhất một triệu chứng aura dương tính*
    Aura xuất hiện cùng lúc hoặc 60 phút sau triệu chứng đau đầu
    D. Không có một chẩn đoán nào khác phù hợp hơn trong ICHD-3 (bảng phân loại rối loạn đau

    đầu quốc tế)

    Các đặc điểm đau nửa đầu ở trẻ em và trẻ vị thành niên
    Các cơn có thể kéo dài từ 2 đến 72 giờ
    Đau thường xuất hiện ở cả 2 bên (tần suất nhiều hơn người lớn)
    Sợ ánh sáng và sợ âm thanh có thể được quan sát thấy qua thái độ của đứa trẻ

    * Bằng các thủ thuật khám (đâm kim…)

    Các yếu tố kích thích có thể là: stress, kinh nguyệt, rối loạn giấc ngủ, kích thích thị giác, thai đổi thời tiết, đói…

    Đau đầu căng cơ – Biểu hiện bệnh cảnh điển hình là cơn đau mức độ nhẹ đến trung

    bình; cả hai bên đầu và không có kiểu đau châm chích, cơn đau đầu không đi kèm triệu chứng khác. (bảng 4)

    Mô tả: đau đầu điển hình xuất hiện ở cả 2 bên đầu, kiểu đè nén hoặc siết chặt, mức độ từ nhẹ đến trung bình; kéo dài vài phút đến vài ngày. Cơn đau không tệ hơn khi sinh hoạt hằng ngày, và không có triệu chứng nôn ói nhưng sợ ánh sáng hoặc âm thanh có thể đi kèm. Tăng đau căng

    vùng da đầu khi sờ chạm bằng tay

    A. Ít nhất 10 hồi đau thỏa tiêu chuẩn từ B đến D. Các phân dạng đau thường xuyên hoặc không

    thường xuyên được phân biệt bằng tiêu chuẩn sau:

    Đau không thường xuyên: Cơn đau xuất hiện < 1 ngày mổi tháng (trung bình < 12 ngày/ năm)
    Đau thường xuyên: Cơn đau xuất hiện từ 1 đến 14 ngày mổi tháng và trung bình trên thời

    gian 3 tháng (tức >12 ngày và <= 180 ngày mổi năm)

    B. Cơn đau kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày
    C. Có ít nhất 2 trog 4 đặc điểm sau:
    Vị trí cả 2 bên đầu
    Đau kiểu đè nén (không theo nhịp)
    Mức độ nhẹ đến trung bình
    Không nặng lên khi sinh hoạt bình thường (vd đi bộ , leo cầu thang)
    D. Có cả 2 tiêu chuẩn sau
    Không nôn hoặc ói
    Không có hơn một triệu chứng sợ ánh sáng hoặc sợ âm thanh
    E. Không có một chẩn đoán nào khác phù hợp hơn trong ICHD-3 (bảng phân loại rối loạn đau

    đầu quốc tế)

    Đau đầu cụm – đây là loại đau đầu thuộc về nhóm đau đầu vô căn, chỉ xảy ra ở một bên đầu, thường mức độ đau rất dữ và thường đi kèm với các triệu chính thần kinh tự động.

    Đau đầu cụm điển hình sẽ là cơn đau đầu xuất phát từ ổ mắt hoặc xung quanh mắt hoặc thái dương, di kèm các triệu chứng tự động. Triệu chứng tự động xảy ra cùng bên

    với bên đau đầu có thể gồm: sụp mi, co đồng tử, chảy nước mắt, nhiễm trùng củng mạc, chảy mủi, phù quanh mắt, tăng tiết mồ hôi vùng mặt và sung huyết mủi. Bứt rứt cũng có thể là một đặc điểm điển hình của đau đầu cụm. Cơn đau thường kéo dài từ 15 đến 180 phút.

    Đau đầu cụm: Tiêu chuẩn chẩn đoán gồm các điểm sau:
    A. Có ít nhất 5 cơn đau đầu thỏa các tiêu chuẩn từ B đến D
    B. Cơn đau ở mắt, quanh mắt và/hoặc thái dương ở mức độ từ nặng đến rất nặng, kéo dài từ 15-180 phút nếu không điều trị; trong khoảng thời gian đau (nhưng phải ít hơn một nửa),

    cơn đau có thể ít nặng hơn và/hoặc rút ngắn hoặc kéo dài hơn.

    C. Có một hoặc cả hai điểm sau
    1. Ít nhất một triệu chứng hoặc dấu hiệu sau cùng bên với cơn đau đầu
    a. Nhiễm trung củng mạc và/hoặc chảy nước mắt
    b. Sung huyết mủi và/hoặc chảy mủi
    c. Phù mi mắt
    d. Chảy mồ hôi trán hoặc mặt
    e. Co đồng tử có hoặc không kèm sụp mi
    2. Một cảm giác bứt rứt không yên hoặc kích động
    D.
    E. Không có một chẩn đoán nào khác phù hợp hơn trong ICHD-3 (bảng phân loại rối loạn

    đau đầu quốc tế)

    Đau đầu cụm vô căng: Tiêu chuẩn chẩn đoán đòi hỏi phải thỏa 2 điểm sau
    A. Đủ các tiêu chuẩn của đau đầu cụm và xuất hiện lần lượt
    B. Ít nhất 2 đợt đau trãi dài từ 7 ngày cho đến một năm (nếu không điều trị), và được tách

    nhau ra bằng thuốc giảm đau trong thời gian trên 3 tháng

    Đau đầu cụm mạn tính: Tiêu chuẩn chẩn đoán đòi hỏi phải thỏa 2 điểm sau
    A. Đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu cụm
    B. Các cơn xuất hiện mà không hề có khoảng nghỉ rõ ràng hoặc có khoảng nghỉ nhưng ít

    hơn 3 tháng và ít nhất một năm.

    Đau đầu cụm đôi khi có thể bị nhầm lẫn với một cơn đau đầu nguy hiểm tính mạng, bởi vì mức độ đau có thể chạm đến cực điểm dữ dội chỉ trong vài phút. Dĩ nhiên, đau đầu cụm thường có tính chất thoáng qua, thường rất hiếm khi nó kéo dài quá 1-2 giờ.

    Đau đầu thứ phát – Một cơn đau đầu mà có nguyên nhân tiềm ẩn bên dưới sẽ được xếp vào nhóm đau đầu thứ phát. Bác sỹ thăm khám luôn phải nhớ đến các nguyên nhân gây đau đầu đe dọa tính mạng.

    Trong một nghiên cứu về chăm sóc ban đầu người dân Brazil, 39% bệnh nhân nhập viện

    với triệu chứng đau đầu, có sự liên quan với rối loạn toàn thân (phổ biến nhất là sốt,

    tăng huyết áp cấp tính và viêm xoang) và 5% cơn đau đầu có nguyên nhân là rối loạn thần kinh (phổ biến nhất là đau đầu sau chấn thương, đau đầu do bệnh lý cột sống cổ, hoặc do các bệnh lý đang tiến triển trong não)

    ĐÁNH GIÁ

    Cách đánh giá phù hợp các than phiền đau đầu bao gồm các điểm sau:

    • Loại trừ bệnh học nguy hiểm và tìm kiếm các nguyên nhân thứ phát gây đau đầu.
    • Cân nhắc xem đây thuộc loại đau đầu nguyên phát nào bằng bệnh sử và bằng các công cụ đánh giá (bảng 1). Sẽ có thể có sự chồng chéo về triệu chứng, đặc biệt là giữa đau đầu Migrain và đau đầu căng cơ, và giữa Migraine và vài nguyên nhân đau đầu thứ phát khác chẳng hạn như bệnh lý xoang. Hỏi kỹ các đặc điểm đau đầu như : tần số, yếu tố khởi phát, bệnh nhân bị hạn chế bao nhiêu khi đau đầu xảy ra là những câu hỏi giúp phân loại được đau đầu.

    Một bệnh sử hệ thống, kỹ càng là yếu tố quan trọng độc nhất để hình thành một chẩn đoán đau đầu chính xác và qua đó xem xét cần làm cận lâm sàng gì và điều trị tiếp như thế nào. Hình ảnh học thường không cần thiết trong phần lớn bệnh nhân nhập viện với đau đầu. Tuy nhiên, phải chụp và không được chần chừ trong các loại đau đầu thứ phát.

    Bệnh sử và thăm khám – Bệnh sử có thể giúp khu trú lại việc thăm khám, cũng như giúp quyết định liệu hình ảnh học có cần thiết hay không. Một bệnh sử hệ thống nên bao gồm các điểm sau:

      • Độ tuổi của người bệnh lúc khởi phát triệu chứng
      • Có hay không triệu chứng Aura hoặc tiền triệu?
      • Tần số, mức độ đau và thời gian của cơn đau như thế nào?
      • Số ngày đau đầu mổi tháng là bao nhiêu?
      • Thời điểm và bối cảnh khởi phát như thế nào?
      • Tính chất, vị trí và hướng lan của cơn đau ra sao?
      • Các triệu chứng đi kèm có không?
      • Tiền sử gia đình có Migraine không?
      • Yếu tố tăng giảm đau? (vd ngồi, nằm; thức ăn, cồn;…)
      • Cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt cỡ nào?
      • Có đáp ứng với các điều trị cũ hay không?
      • Có bất thường gì về quan trường hay không?
      • Có chấn thương gần đây không?
      • Có tự nghi nguyên nhân là gì không? (môi trường, công việc, sinh nở…)

    Việc thăm khám một người đau đầu cần phải qua các vùng sau:

      • Đo huyết áp và mạch
      • Nghe âm thổi ở cổ, mắt, đầu để nghi ngờ dị dạng động tĩnh mạch
      • Khám sờ vào đầu, cổ và vai
      • Khám động mạch thái dương và động mạch cổ
      • Khám cơ cột sống và cơ cổ.

    Khi khám thần kinh nên đánh giá luôn tình trạng tâm thần của bệnh nhân, khám kỹ các dây thần kinh sọ, soi đáy mắt, soi tai. Và thực hiện các nghiệm pháp test vận động, cảm giác, phản xạ, và tiểu nảo (điều hòa) ở cả 2 bên. Khám tư thế nên gồm việc đứng

    dậy từ vị trí đang ngồi mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào và đi bộ trên các ngón chân, và làm thêm nghiệm pháp Romberg.

    Các đặc điểm gợi ý đau đầu nguy cơ thấp

    • Các đặc điểm sau có thể giúp chỉ ra rằng nhiều khả năng bệnh nhân không có một nguyên nhân nguy hiểm tiềm tàng gây đau đầu:
      • Tuổi <= 50
      • Các đặc điểm điển hình của đau đầu nguyên phát (bảng 1)
      • Đau đầu có tính chất tương tự như các lần trong quá khứ
      • Không khám thấy bất thường thần kinh
      • Không có tình trạng đồng mắc nguy cơ cao
      • Không có phát hiện gì mới quan hỏi bệnh sử và thăm khám lần này (so với lần trước)

    Các bệnh nhân mà có các đặc điểm trên thì không cần phải làm xét nghiệm hình ảnh học.

    Phần lớn bệnh nhân có than phiền đau đầu sẽ có kết quả khám lâm sàng cũng như khám chuyên thần kinh bình thường. Tuy nhiên, co vài loại đau đầu nguyên phát khi khám sẽ có các dấu hiệu chuyên biệt

      • Với đau đầu căng cơ, có thể khám thấy căng đau các vùng cơ quanh sọ
      • Với Migraine, có thể có các dấu chứng liên quan đến các thụ thể tổn thương mô hoặc các neuron mạch máu thần kinh ngã ba trung ương (hình), như tăng cảm giác đau lên, hoặc loạn cảm đau

    Các bất thường khác trong quá trình kiểm tra ngoài các dấu hiệu cừa nêu trên thì nên nghi ngờ bệnh nhân thuộc loại đau đầu thứ phát.

    Các đặc điểm gợi ý bệnh nhân bị Migraine – Mổi loại đau đầu nó có các triệu chứng chuyên biệt riêng, nhưng rất tiếc chúng thường chồng lấp nhau. Một nghiên

    cứu khảo sát trên cộng đồng, ít nhất một nửa số bệnh nhân đến có triệu chứng đủ để đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán Migraine, chính vì vậy Migraine có thể chồng lấp triệu chứng với các loại đau đầu khác. Ví dụ là một số lượng lớn các bệnh nhân Migraine có triệu chứng ở mủi y như bệnh viêm xoang.

    Bổ sung thêm, nghiên cứu trong các trung tâm chăm sóc ban đầu, người ta thấy tới

    90% bệnh nhân trong đợt cấp bệnh xoang có triệu chứng đáp ứng đủ chẩn đoán Migraine (theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đau đầu quốc tế).

    Để hạn chế lại các sai xót nhầm lẫn kể trên, nhiều công cụ chẩn đoán đã được đề ra, phần lớn các công cụ này đều nhắm đến giúp chẩn đoán Migraine, vì nó là hội chứng đau đầu nguyên phát phổ biến nhất đến phòng khám . Việc tầm soát dựa vào 03 câu hỏi chính:

      • Sợ ánh sáng (Photophobia) – ánh sáng có gây phiền cho ông/bà hay không?
      • Mất năng lực(Incapacity) – Cơn đau có giới hạn các hoạt động thường ngày của ông/bà hay không? (làm việc, học hành…)
      • Buồn nôn(Nausea) – ông/bà có cảm thấy buồn nôn hay khó chịu ở vùng dạ dày hay không?

    Mẹo là cứ nhớ chữ PIN , để cố gắng gợi ý việc đau đầu Migraine. Khả năng cao là Migraine nếu có 2 trong 3 chữ vừa nêu (nghiên cứu cho thấy khả năng từ 59 to 84

    %)

    Thêm một công cụ tầm soát đau đầu khá đơn giản khác, bệnh nhân có 3 trong 4 câu hỏi:

      • Anh/chị có thường bị cơn đau đầu nặng không?
      • Anh/chị có thường bị cơn đau đầu nhẹ không?
      • Anh chị có thường uống thuốc giảm đau đầu không?
      • Có sự thay đổi gì trong cơn đau đầu gần đây của anh/chị không?

    Trong một nghiên cứu, người ta thấy cơn đau đầu tái hồi gây mất chức năng sẽ là Migraine với tỷ lệ khảo sát là 136 / 146 bệnh nhân (93%). Và 154/197 patients (78%) với chẩn đoán đau Migraine mạn tính với độ đặc hiệu đến 63%. Do đó, trong thực tế bất kỳ bệnh nhân nào với đau đầu tái hồi nặng thì nên xem xét khả năng cao đó là Migraine.

    Trong số các câu hỏi nêu trên, câu hỏi quan trọng đó là “cơn đau đầu lần này của anh/chị có khác với các cơn lúc trước không”, bởi vì nếu có, thì khả năng bệnh nhân sẽ là nhóm đau đầu thứ phát. Một bệnh nhân, trong 6 tháng, có các cơn đau đầu với tính chất tương tự nhau và ổn định thì khả năng là không có nguyên nhân nguy hiểm.

    Các dấu hiệu nguy hiểm – luôn nên nhớ các dấu hiệu này vì nó có thể là gián tiếp của một khối choáng chổ nội sọ, hoặc sang thương mạch máu, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa, hoặc một vấn đề toàn thân nào đó. Các dấu hiệu nguy hiểm chủ yếu sẽ thu thập được thông qua hỏi kỹ bệnh sử:

    Để cho dễ nhớ, ta có thể nhớ chứ “SNNOOP10” để nhớ các dấu hiệu nguy hiểm gây đau đầu cấp hoặc bán cấp:

      • Triệu chứng toàn thân gồm cả sốt –

    Systemic symptoms

      • Bệnh sử ung thư di căn – Neoplasm history
      • Khiếm khuyết thần kinh – Neurologic deficit
      • Khởi phát đột ngột cấp kỳ – “Onset is sudden or abrupt
      • Trên 50 tuổi – Older age
      • Đau đầu khác với lần đau trước –

    Pattern change

      • Đau đầu theo tư thế – Positional headache
      • Khởi phát bởi ho, hắt hơi, hoặc tập thể dục – Precipitated by sneezing,
      • Phù gai thị – Papilledema
      • Đau đầu ngày càng tiến triển và kiểu không điển hình – Progressive headache
      • Thai kỳ hoặc hậu sản – Pregnancy
      • Đau mắt với các dấu hiện thần kinh tự động – Painful eye
      • Khởi phát đau đầu sau chấn thương –

    Post-traumatic

      • Suy giảm miễn dịch sẵn có như là HIV – Pathology of the immune
      • Phải dùng liều mạnh hoặc thậm chí quá liều thuốc giảm đau đầu / hay phải sử dụng một thuốc giảm đau đầu mới hoàn toàn. – Painkiller

    Nếu có các dấu hiệu “SNOOPP10” thì phải chụp CT hoặc MRI.

    Các dấu hiệu chuyên biệt gợi ý khả năng cao là đau đầu thứ phát – bao gồm các tình huống sau:

    • Đau đầu chỉ có một bên và không chuyển bên (vd đau khóa bên), thì khả năng cao là đau đầu thứ phát (đặc biết nếu đau đầu xuất phát từ cột sống cổ hoặc đau sau chấn thương), mặc dù thực tế chỉ một lượng ít bệnh nhân có nguyên nhân nguy hiểm ẩn dấu (ví dụ di căn não, bóc tách động mạch đốt sống cổ, viêm tế bào không lồ, huyết khối xoang tĩnh mạch não). Dẫu vậy các bệnh nhân với đau đầu mà chỉ xuất hiện có một bên vẫn nên được “điều tra” đến cùng nguyên nhân.
    • Giảm khả năng nhìn hoặc thấy các vòng halo với quầng sáng xung quanh sẽ gợi ý bị Glaucoma (tăng nhãn áp). Nghi ngờ glaucoma góc đóng bán cấp dựa chủ yếu vào thời gian đau đầu một bên (thường ngắn dưới 1 giờ). Tật khúc xạ cấp (myopia) và glaucoma góc đóng cấp thứ phát, có

    thể xảy ra tuy hiếm nhưng có khi bệnh nhân sử dụng thuốc Topiramate (thường dùng trị Migraine), điển hình sẽ thấy trong vòng 1 tháng sử dụng thuốc.

    • Khiếm khuyết hoặc giảm quan trường sẽ gợi ý một sang thương nào đó trên đường đi của dây thần kinh thị (ví dụ như u tuyến yên)
    • Mất thị lực đột ngột, một bên và mức độ nặng sẽ là dấu hiệu gợi ý viêm dây thần kinh thị giác. Viêm dây thần kinh thị giác sẽ có dấu hiệu kinh điển là đau, mất thị giác một bên, vài giờ cho đến vài ngày.
      • Nhìn mờ khi cúi đầu ra trước, đau đầu khi đi lại vào buổi sáng sớm và giảm khi ngồi nghỉ, nhìn đôi, mất khả năng giữ thăng bằng , nếu có các dấu chứng trên thì nên nghi ngờ có Tăng áp lực nội sọ (ICP), thường nó sẽ xuất hiện từ từ, mổi ngày, và diễn tiến đau đầu ngày càng tăng dần, kèm với nôn ói mạn tính. Tăng áp nội sọ vô căn là căn bệnh thường ảnh hưởng lên phụ nữ sanh nỡ và có béo phì. Đặc điểm nhận dạng sẽ là đau đầu, phù gai thị, giảm mất thị lực, chọc dịch não tủy sẽ ghi nhận tăng áp lực mở với các thành phần dịch não tủy bình thường.
      • Trong các bệnh nhân nhập viện giảm đau đầu khi nằm và tăng đau khi ngồi dậy, chẩn đoán giảm tưới máu nội sọ nguyên phát hoặc rò dịch não tủy nguyên phát với áp lực dịch não tủy bình thường là các chẩn đoán nên được tầm soát. Đặc điểm chính yếu của các hội chứng này là nó lan rộng, và có thể thấy tăng quang trên phim MRI ở vị trí các màng não. Nguyên nhân được đồng thuận rộng rãi là có mọt sự khiếm khuyết hoặc đứt gãy nào đó trên hệ thống màng não.
      • Sự hiện diện của nôn, ói và nặng lên khi thay đổi tư thế đặc biệt là tư thế gập cúi , một khiếm khuyết thần kinh khu trú, phù gai thị, cơn co giật mới khởi phát và/ hoặc có sự thay đổi kiểu đau rõ rệt so với lần trước là các dấu hiệu gợi ý u não. Các yếu tố khác gợi

    ý đau đầu u não nhìn chung không đặc hiệu, nó có thể y chang đau đầu nguyên phát.

        • Đau đầu ngắt quãng, kèm theo đó là vả mồ hôi, nhịp tim nhanh lên, và/hoặc kèm tăng huyết áp tức thời hoặc dai dẳng là các dấu hiệu gợi ý một bệnh lý u tủy thượng thận “pheochromocytoma”
        • Đau đầu vào buổi sáng là triệu chứng không đặc hiệu, nó có thể là đau đầu nguyên phát hoặc có thể là một đau đầu thứ phát sau các nguyên nhân như: ngưng thở khi ngủ, nghiến răng khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đang cai caffeein hoặc quên uống caffee, hội chứng giảm thông khí do béo phì.

    Các tình huống cấp cứu – có một lượng nhỏ bệnh nhân sẽ nhập viện với đau đầu đe dọa tính mạng cần phải hội chẩn để chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. Bao gồm các bệnh nhân sau:

        • Đau đầu khởi phát cấp tính đau như sét đánh “thunderclap” – mô tả cơn đau đầu khởi phát chạm ngưỡng đau cực hạn cực nhanh (thường chỉ trong vài giây cho đền ít hơn 1 phút), gốc từ thunderclap nhằm mô tả sự nhanh, bùng nổ và bất ngờ của cơn đau (tiếng sấm). Đây có thể khả năng cao là một đau đầu do xuất huyết dưới nhện hoặc các bệnh nguyên hiểm ác khác (bảng 7)

    Bảng 7: Bệnh nguyên của kiểu đau đầu thunderclap

    Nguyên nhân phổ biến nhất của kiểu đau đầu thunderclap
    Xuất huyết dưới nhện
    Hội chứng co thắt mạch máu não thuận – nghịch
    Các nguyên nhân ít phổ biến hơn nhưng vẫn gặp
    Nhiễm trùng não (viêm màng não, viêm xoang biến chứng cấp tính)
    Huyết khối tĩnh mạch não
    Bóc tách động mạch đốt sống
    Giảm tưới máu não nguyên phát
    Cơn tăng huyết áp khẩn cấp
    Posterior reversible leukoencephalopathy syndrome (PRES)
    Xuất huyết nội sọ
    Nhồi máu não
    Các nguyên nhân hiếm khi gây ra kiểu đau thunderclap
    Nhồi máu tuyến yên
    Nang não thất ba
    Bóc tách nhánh động mạch chủ
    Xơ hóa cuống não
    U não
    Viêm động mạch tế bào khổng lồ
    U tủy thượng thận
    Nang khí trong sọ
    Retroclival hematoma
    Máu tụ ngoài màng cứng tủy sống
    Bệnh mạch máu do nhiễm virus Varicella zoster
    Hội chứng Vogt-Koyanagi-Harada
    Các nguyên nhân còn đang tranh cãi
    Túi phình nội sọ
    Đau đầu thunderclap nguyên phát

    Đau cổ cấp hoặc bán cấp hoặc đau đầu đi kèm với hội chứng Horner và/hoặc có khiếm khuyết thần kinh

    bóc tách động mạch đốt sống cổ thường có triệu chứng khu trú, thường bệnh nhân đau cổ hoặc đau đầu, và thường dẫn đến một kết quả sau cùng

    là nhồi máu não hoặc một cơn TIA. Hội chứng Horner sẽ gặp trong tỷ lệ tầm khoảng 39% số bệnh nhân với bóc tách động mạch cảnh và 13% bệnh nhân có bóc tách động mạch đốt sống.

      • Đau đầu nghi ngờ viêm màng não hoặc viêm não – sốt, rối loạn tri giác, đi kèm với cứng hoặc không cứng gáy có thể là các dấu hiệu chỉ hướng nhiễm trùng thần kinh trung ương.

    Đau đầu với triệu chứng khiếm khuyết thần kinh khu trú hoặc toàn thể hoặc đau đầu kèm phù gai thị –

    đau đầu là triệu chứng tiên phát của tăng áp lực nội sọ, và càng phải nghi ngờ khi có các dấu chứng sau đi kèm như: phù gai thị hai bên, khiếm khuyết thần kinh khu trú hoặc có các giai đoạn ói hoặc buồn nôn lặp đi lặp lại.

      • Đau đầu kèm các triệu chứng mắt và quanh mắt – đau đầu kèm theo giảm thị lực, đau quanh ổ mắt hoặc kèm theo liệt vận nhãn có thể là chỉ điểm cho glaucoma góc đóng cấp tính, hoặc có thể là nhiễm trùng, sung huyết mạch máu do huyết khối thuyên tắc xoang tĩnh mạch hang hoặc dị dạng dò động tĩnh mạch, hoặc thậm chí là một khối u trong ổ mắt.
      • Đau đầu sau hít khí CO – tính chất cơn đau tùy vào nồng độ CO hít vào.

    Hình ảnh học – CT và MRI là những mô thức phổ biến dùng để chẩn đoán nguyên nhân đau đầu thứ phát. Việc chọn lựa có hay không dùng chất cản quan sẽ tùy vào bệnh cảnh lâm sàng.

    Các chỉ đỉnh sử dụng hình ảnh học

    • là các bệnh nhân có các dấu nguy hiểm vừa nêu trên hoặc các bệnh nhân có các dấu hiệu nghi ngờ đau đầu thứ phát

    Hình ảnh học thường không cần với các bệnh nhân có kiểu đau đầu Migraine ổn định trước giờ và không có dấu thần kinh khu trú khi thăm khám, mặc dù một ngưỡng thấp hơn là nên sử dụng hình ảnh học cho các bệnh nhân với kiểu đau Migraine không điển hình hoặc các bệnh nhân không thỏa đủ các tiêu chuẩn Migraine.

    Phần lớn bệnh nhân không có các dấu nguy hiểm thường không phải nhóm đau dầu thứ phát. Một nghiên cứu 373 bệnh nhân có một hoặc nhiều hơn đặc điểm mà làm bác sỹ thấy cần phải chụp CT như: tăng độ nặng,

    đáp ứng kém với thuốc, thay đổi kiểu đau, hoặc tiền sử gia đình có sang thương cấu trúc nội sọ, chỉ 02 người cho thấy có tổn

    thương rõ rệt khi quét CT (một người bị u thần kinh đệm, một người bị phình mạch máu não), chỉ người bị túi phình là có thể điều trị.

    Chọn loại hình ảnh học phù hợp – việc chọn loại mô thức hình ảnh nào và liệu có cần cản quang hay không sẽ tùy vào bối cảnh lâm sàng.

      • Bối cảnh cấp cứu –tình huống này thì CT sẽ có nhiều lợi thế hơn MRI:
        • Phổ biến và chụp mất vài phút
        • Rất nhạy với xuất huyết não
        • CT an toàn hơn MRI khi bệnh nhân nặng không ổn định.

    Với các kỹ thuật mới hiện hành, mức độ ăn tia càng ngày càng thấp cho cả người lớn và trẻ em.

    MRI là thiết bị ban đầu, thường hữu dụng trong các tình huống bệnh nhân đau đầu kèm theo có phù đĩa thị hoặc đau tam thoa, đau đầu mạn tính nhưng kỳ nãy có các triệu chứng mới, hoặc đau đầu mà có các dấu hiệu trong vùng nguy hiểm (nêu trên, ví dụ như ung thư đã biết, thai kỳ,…), luôn nhớ rằng CT vẫn là một cận lâm sàng có thể thay thế khi bạn không có máy MRI.

      • Bối cảnh không cần cấp cứu – Mri có độ nhạy cao hơn nhiều so với CT trong hầu hết các loại đau đầu thứ phát và cũng không bị ăn tia như CT.

    Một lời khuyên từ các chuyên gia hãy lựa chọn khôn ngoan, không nên chọn CT để khảo sát nếu như có trong tay máy MRI, trừ khi đó là trường hợp cấp cứu.Dùng thêm chất cản quang nếu muốn khảo sát mạch máu và liều cản quang phù hợp cho một CT đầu là 2 millisievert (mSv).

    Chọc dò tủy sống – chọc dò và phân tích dịch não tủy thường là một thủ thuật được chỉ định trong tình huống khẩn cấp, khi mà trên lâm sàng nghi ngờ khả năng cao là xuất huyết dưới nhện nhưng chụp CT kết quả lại bình thường. Và chọc dịch não tủy cũng được chỉ dịnh trong các tình huống nghi ngờ nhiễm trung, ung thư di căn. Chọc dò cũng dược chỉ định trong các tình huống tăng áp lực nội sọ vô căn, nhưng nhìn chung không cần thiết vì chúng ta đã có MRI có thể phát hiện chẩn đoán rò rỉ dịch não tủy tự phát với áp lực dịch não tủy bình thường hoặc giảm áp nội sọ tự phát do rò rỉ dịch não tủy. Các vấn đề này được trình bày ở một chủ đề khác.

    Các tình huống lâm sàng phổ biến – bệnh nhân đến vì đau đầu với các yếu tố nghiêm trọng nhưng chưa đe dọa tính mạng nên được khám đánh giá ngay tức thì dù trong môi trường ngoại viện hoặc nội viện. Các đặc điểm khác nhau về chủng tộc, các bệnh đồng mắc cũng như tính chất đau đầu sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị phù hợp.

    Đau đầu mới hoặc đau đầu gần đây

    • Khi tính chất cơn đau đầu kỳ này không

    giống các lần trước và đi kèm theo các yếu tố nguy cơ thì khả năng cao bệnh nhân có một nguyên nhân nguy hiểm tiềm ẩn bên dưới cơn đau đầu. MRI có hoặc không có cản quang sẽ cần thiết để đánh giá khối choáng chổ nội sọ (u di căn, khối máu tụ, abccess…), tắc cống não, hoặc phù não sau khi bị nhồi máu. Nếu MRI không có thì dùng CT.

    Trong các bệnh nhân với cơn đau đầu mới thì bệnh nhân được gọi là yếu tố nguy cơ cao khi có các đặc điểm sau:

      • Tuổi: thường trên 50 tuổi mà mới bị cơn đau đầu này

    Ung thư

      • Sốt hoặc với bệnh Lyme: gợi ý nhiễm trùng thần kinh trung ương
      • Suy giảm miễn dịch: gợi ý nhiễm trùng hoặc u.

    U não là nguyên nhân hiếm khi gây đau đầu nhưng cũng nên cân nhắc khảo sát nhất là khi nó đi kèm triệu chứng thay đổi tính chất đau, phù gai thị, khiếm khuyết thần kinh khu trú hoặc co giật; đặc biệt khi cơn đau đầu lần đầu tiên này xuất hiện trên những người trên 50 tuổi.

    Khi không có các dấu hiệu nguy hiểm, bệnh nhân nhập viện với cơn đau đầu mới và khám thần kinh bình thường khả năng cao chỉ là đau đầu nguyên phát thường là Migraine hoặc đau đầu căng cơ.

    Các bệnh nhân lớn tuổi – Các bệnh nhân càng lớn tuổi càng tăng nguy cơ đau

    đầu thứ phát (như viêm mạch máu tế bào khổng lồ, đau thần kinh tam thoa, khồi máu tụ dưới màng cứng, herpes zoster cấp, đau thần kinh sau điều trị, và u não) và vài loại đau đầu nguyên phát (như đau đầu khi ngủ, đau đầu khi ho, Migraine). Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khi nào thì tùy vào bạn nghi ngờ chẩn đoán gì. Các chẩn đoán nghi gờ là:

      • Viêm động mạch thái dương (viêm động mạch tế bào khổng lồ) – là bệnh lý viêm các mạch máu lớn và trung bình. Bệnh hiếm khi xảy đến trước tuổi 50 và dĩ nhiên tần suất bệnh tăng dần sau đó. Cơn đau điển hình kéo qua vùng thái dương nhưng có thể ở vùng trán hay ổ mắt. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng. Thường đi kèm với các triệu chứng phụ như sốt, mệt mỏi, sụt cân, cứng hàm, triệu chứng thị giác, liệt vận nhãn ngang và nhìn đôi, và đôi khi có thể đi kèm viêm đa khớp. Xét nghiệm amsu sẽ thấy VS tăng, CRP tăng, tăng số lượng tiểu cẩu nhưng các dấu chứng này không đặc hiệu lắm.

    Chẩn đoán sẽ dựa trên mô bệnh học và hình ảnh học. Mô bệnh học là bằng chứng hùng hồn nhất nhưng đòi hỏi phải sinh thiết động mạch thái dương. Chính vì vậy, siêu âm Doppler màu được thực hiện bởi một bs giàu kinh nghiệm sẽ là một biện pháp thay thế. Trên siêu âm có thể nhìn thấy hình ảnh bất thường của động mạch thái dương (ví dụ dấu hiệu phù thông qua

    vòng halo hoặc dấu đè ép). Khi bệnh nhan vẫn bị nghi ngờ nhưng kết quả siêu âm hoặc thậm chí sinh thiết âm tính thì tiến tới sử dụng CTA, MRA hoặc PES.

    • Đau dây thần kinh tam thoa – thường được mô tả là đau đột ngột, dữ dội, một bên, đau nhói như dao đâm, có nhiều lần tái phát đau một trong số 3 nhánh của thần kinh V. Tỷ lệ tăng dần theo tuổi, thường nhất là sau 50 tuổi. Một khi chẩn đoán thì bị nghi ngờ việc quan trọng cần làm là tìm nguyên nhân ẩn đằng sau cơn đau ấy. MRI hoặc MRA là các công cụ hữu hiệu để đánh giá sự đè ép của các mạch máu lân cận lên dây thần kinh V.
    • Máu tụ dưới màng cứng mạn tính – có thể biểu hiện rất hiểm ác với các triệu chứng mơ hồ như đau đầu, đầu óc quay quay, suy nhận thức, thờ ơ lãnh đạm, ngủ gà, thậm chí co giật. Chụp CT hoặc MRI không cản quang là đủ để xác chẩn.
    • Herpes Zoster cấp và đau hậu điều trị – thường ảnh hưởng lên thần kinh vùng cổ và thần kinh tam thoa. Thường có đến 75% bệnh nhân sẽ có tiền triệu trên da và ban xuất hiện. Thường chẩn đáon dựa trên lâm sàng bòng nước trên các sang thương da.
      • Đau đầu lúc ngủ – còn được biết với cái tên “đau đầu hẹn giờ – alarm clock”, thường gặp trên các bệnh nhân

    >50 tuổi, kiểu đau thì mơ hồ, thường ở 2 bên đầu, làm bệnh nhân tỉnh giấc. Đây là một chẩn đoán được thiết lập khi các loại đau đầu khác đã được loại bỏ. Do vậy nên chụp MRI để loại tổn thương cấu trúc não.

    Thai kỳ – Đau đầu lần đầu hoặc đau thay đổi bản chất có thể là Migraine hoặc các đau đầu nguyên phát khác, nhưng nguy hiểm hơn nó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, đau đầu sau chọc dò tủy, hoặc huyết khối tĩnh mạch nội sọ. Tiền sản giật đặc biệt phải được nghỉ đến khi bệnh nhân có đau đầu và thai kỳ trên 20 tuần.

    Đau đầu mạn tính – ở người trưởng thành với đau đầu mạn tái phát, gồm cả những người có aura, nhưng không thay đổi bản chất cơn đau, không tiền sử có giật, và không có dấu hiệu thần kinh khu trú thì hình ảnh học thường qui là không cần thiết.

    Với các phân type đau đầu mà thời gian đau dài (4 giờ hoặc hơn), gốc từ “mạn” mô tả đau kéo dài hơn 15 ngày trên một tháng và lâu hơn 3 tháng và không có liên hệ với bệnh cơ quan. Các phân type đau đầu này gồm:

        • Đau đầu Migraine mạn tính
        • Đau đầu căng cơ mạn tính
        • Đau đầu phải dùng một lượng lớn thuốc kiểm soát
        • Hemicrania continua
        • Đau đầu dai dẳng , mới mổi ngày, không bớt trong vòng 3 ngày

    Với các phân type mà thời gian đau đầu ngắn hơn (ít hơn 4 giờ), gốc từ “mạn” mô tả thời gian đau kéo dài mà không dứt hẳn. Các phân type đau đầu này gồm:

        • Đau đầu cụm mạn
        • Đau đầu kịch phát mạn (Chronic paroxysmal hemicrania): đặc trưng là đau một bên, cơn đau nặng liên quan với tính tự động của dây thần kinh sọ, có thể tái xảy ra nhiều lần trong ngày , mổi lần 2-30 phút.
        • Short-lasting unilateral neuralgiform headache attacks: cơn đau dột ngột tức thời nhanh chóng ở mắt, ổ mắt, thái dương đi kèm với triệu chứng thần kinh sọ cùng bên.
        • Đau đầu khi ngủ
        • Đau đầu stabbing nguyên phát, cơn đau dột ngột tức thời nhanh chóng ở mắt, ổ mắt, thái dương

    THE END – THANK YOU

    Đánh giá đau đầu trên người trưởng thành 2022

     

  • THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH: KHỞI TRỊ KHÁNG ĐÔNG (10 NGÀY ĐẦU)

    THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH: KHỞI TRỊ KHÁNG ĐÔNG (10 NGÀY ĐẦU)

    Table of Contents

    GIỚI THIỆU 3 DANH PHÁP 3 CHỈ ĐỊNH 3 NGUY CƠ XUẤT HUYẾT 4

    Bảng 1a : những yếu tố nguy cơ xuất huyết khi dùng kháng đông 4

    Bảng 1b: tỉ lệ xuất huyết xếp theo yếu tố nguy cơ 4

    CHỌN LỰA THUỐC KHÁNG ĐÔNG 5

    1. Bệnh nhân không có tình trạng đặc biệt 5
    2. Bệnh nhân có tình trạng đặc biệt 6 Bảng: các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc kháng đông trên bệnh nhân với thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cấp

    7

    1. Bệnh nhân suy thận 7
    2. Bệnh nhân có huyết động không ổn định 7
    3. Cục huyết khối lớn 7 4. Khả năng phải ngưng kháng đông hoặc kháng đông có chất giải 8
    4. Bệnh nhân béo phì hoặc rối loạn hấp thu 8
    5. Bệnh nhân có bệnh lý ác tính 8
    6. Bệnh nhân trong thai kỳ 8
    7. Bệnh nhân với giảm tiểu cầu gây ra do heparin (Heparin-induced thrombocytopenia -HIT) 8

    KHÁNG ĐÔNG VỚI BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ 8 CÁC THUỐC KHÁNG ĐÔNG 9

    1. Heparin trọng lượng phân tử thấp 9
      1. Liều lượng 9 Bảng: hướng dẫn chỉnh liều heparin trọng lượng phân tử thấp với nhóm bệnh nhân suy chức năng thận 10
      2. Hiệu quả 10
    2. Fondaparinux 12
      1. Liều lượng 12
      2. Hiệu quả 12
    3. Heparin không phân đoạn 12
      1. Liều lượng 13

    Bảng: Hướng dẫn chỉnh liều heparin không phân đoạn ở người lớn dựa vào hoạt động của yếu tố kháng Xa hoặc aPTT (tính theo cân nặng) 13

    Bảng: Hướng dẫn chỉnh liều heparin không phân đoạn ở người lớn dựa (không theo cân nặng) A-B 14

    1. Các thuốc ức chế yếu tố Xa trực tiếp và thrombin 17
      1. Liều lượng 17
      2. Hiệu quả 18

    KHOẢNG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ HEPARIN 18

    CHUYỂN SANG LIỆU TRÌNH DUY TRÌ 20 Bảng: chuyển qua lại giữa các kháng đông (DOAC & WARFARIN) 21

    GIỚI THIỆU

    Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE) gồm 2 thực thể, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi (PE). VTE có tỉ lệ gây tàn phế và tử vong khá cao cho cả 2 nhóm bệnh nhân nội viện và ngoại trú. Nguy cơ tái phát cục huyết khối hoặc tái phát thuyên tắc sẽ ở mức cao nhất trong vài ngày đầu và vài tuần tiếp theo sau khi chẩn đoán xác định. Chính vì vậy, điều trị kháng đông trong những ngàu đầu là điều trị đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa tái phát lại VTE/

    Sử dụng kháng đông gì? Với liều lượng và thời gian ra sao? Sẽ được trình bày trong bài này. Chỉ định và tổng quan về điều trị kháng đông kéo dài (3-12 tháng), và mở rộng kháng đông như thế nào sẽ được trình bài trong một chủ để khác.

    Cách tiếp cận kháng đông mà chúng tôi nêu ra trong bài này nhìn chung nhất quán với các đồng thuận từ các hội nhóm quốc tế như: The American College of Chest Physicians, The American College of Physicians, The European Society of Cardiology, The European Respiratory Society.

    DANH PHÁP

    Để thống nhất và dễ dàng thảo luận trong bài này, các gốc từ chuyên ngành sao đây sẽ được áp dụng:

      • Kháng đông ban đầu (Initial anticoagulation) có nghĩa là liệu pháp kháng đông được sử dụng ngay lập tức ngay sau khi chẩn đoán VTE được thành lập; thường là trong khoảng thời gian vài ngày đầu (0-10 ngày đầu), trong khi lập kế hoạch cho chiến lược điều trị kháng đông dài hạn hơn về sau. Gốc từ Liệu trình điều trị kháng đông dài hạn (Long-term anticoagulant therapy) , nhìn chung là có thời gian hữu hạn, thường sẽ là 3-6 tháng và thỉnh thoảng nó được mở rộng lên đến tận 12 tháng.
      • Các thuốc ức chế yếu tố Xa và ức chế thrombin trực tiếp có nhiều cách gọi khác nhau như kháng đông đường uống mới hay kháng đông uống hiện đại, các thuốc kháng đông đường uống loại không phải kháng Vitamin K (non-vitamin K antagonist oral anticoagulants – (NOAs, NOACs))

    ; kháng đông đường uống trực tiếp (DOACs); và kháng đông đường uống mục tiêu chuyên biệt (TOACs, TSOACs).

    CHỈ ĐỊNH

    Hầu hết các bệnh nhân với huyết khối tĩnh mạch sâu “đoạn gần – Proximal” được phát hiện thấy bằng siêu âm (tĩnh mạch khoeo, đùi, chậu). Và hầu hết các ca với huyết khối ở các vị trí xa “distal” có trieuj chứng (dưới gối hoặc trong tĩnh mạch bụng chân; ; huyết khối tĩnh mạch sau ở các vị trí xung quanh, phía sau hoặc phía trước xương chày) nên được điều trị bằng kháng đông. Tương tự vậy, các bệnh nhân thuyên tắc phổi có triệu chứng và hầu hết các bệnh nhân có thuyên tắc phổi dưới phân thùy nên được điều trị kháng đông. Với mổi bệnh nhân, khi dùng kháng đông, cần cân nhắc nặng nhẹ giữa việc nếu

    không dùng kháng đông sẽ dẫn đến các biến cố tệ hại như tàn phế/tử vong với việc nguy cơ chay máu nếu sử dụng kháng đông.

    NGUY CƠ XUẤT HUYẾT

    Với tất cả các bệnh nhân, việc sử dụng kháng đông phải được cá thể hóa điều trị dựa trên lợi ích và nguy cơ xuất huyết khi sử dụng kháng đông. Hầu hết các bác sĩ đồng ý với nhau rằng nếu nguy có xuất huyết trong 3 tháng của bệnh nhân thấp hơn 2% (nguy cơ thấp) thì kháng đông có thể được sử dụng, nhưng nếu con số này là 13% (nguy cơ cao), thì không nên sử dụng kháng đông. Nếu giá trị nguy cơ rơi vào mức trung bình (2-13%), thì cho đến bây giờ vẫn chưa có một sự đồng thuận nhất quán, việc quyết định sử dụng kháng đông hay không vẫn phụ thuộc vào việc cá nhân hóa dựa trên các tiêu chí như mong muốn của bệnh nhân, lợi ích và nguy cơ xuất huyết của kháng đông.

    Các công cụ dùng để ước tính khả năng xuất huyết cho các bệnh nhân sử dụng kháng đông cũng đã ra đời ( như thang điểm HAS-BLED). Dĩ nhiên, cho tới nay, không có công cụ nào được phê duyệt để được thông qua sử dụng chuyên biệt cho các bệnh nhân sử dụng kháng đông để điều trị VTE.

    Bảng 1a : những yếu tố nguy cơ xuất huyết khi dùng kháng đông

    Các yếu tố nguy cơ
    Tuổi >75
    Tuổi >65
    Chảy máu trước đó
    Ung thư
    Ung thư di căn
    Suy thận
    Suy gan
    Giảm tiểu cầu
    Tai biến trước đó
    Thiếu máu
    Đái tháo đường
    Đang điều trị kháng kết tập tiểu cầu
    Kiểm soát kháng đông kém
    Gần đây có phẫu thuật
    Té ngã mới đây
    Nghiện rượu

    Bảng 1b: tỉ lệ xuất huyết xếp theo yếu tố nguy cơ

    Nguy cơ xuất huyết 3 tháng đầu Sau 3 tháng đầu
    Thấp (không có yếu tố nguy cơ) 1.6% 0.8%
    Trung bình (1 yếu tố nguy cơ) 3.2% 1.3%
    Cao (>=2 yếu tố nguy cơ) 12.8% ≥6.5%

    CHỌN LỰA THUỐC KHÁNG ĐÔNG

    Kháng đông ban đầu (Initial anticoagulation) có nghĩa là liệu pháp kháng đông được sử dụng ngay lập tức ngay sau khi chẩn đoán VTE được thành lập; thường là trong khoảng thời gian vài ngày đầu (0-10 ngày đầu), trong khi lập kế hoạch cho chiến lược điều trị kháng đông dài hạn hơn về sau. Nếu đã quyết định khởi trị kháng đông thì nên thực hiện ngay vì trì hoãn hay chậm trễ có thể dẫn đến hậu quả thuyên tắc đe doạn tính mạng bệnh nhân.

    Các lựa chọn cho việc khởi trị kháng đông bao gồm các thuốc sau đây:

      • Heparin trọng lượng phân tử thấp
      • Fondaparinux
      • Heparin không phân đoạn (UFH)
      • Các thuốc ức chế yếu tố Xa đường uống hay ức chế Thrombin trực tiếp.

    Các tiếp cận của chúng tôi nhất quán với các chuyên gia từ Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ và các chuyên gia huyết khối Canada.

    Bệnh nhân không có tình trạng đặc biệt

    Với nhóm bệnh nhân chung, tức là không có nhóm bệnh nhân có thai, ung thư đang hoạt động hay suy chức năng thận nặng ( ví dụ như eGFR dưới 30ml/min), chúng tôi đề nghị các tiếp cận sau:

    Với hầu hết các bệnh nhân VTE nhưng huyết động ổn dịnh, chúng tôi đề nghị sử dụng Heparin trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da hoặc fondaparinux, hoặc các thuốc ức chế yếu tố Xa đường uống, rivaroxaban or apixaban hơn là sử dụng Heparin không phân đoạn tiêm tĩnh mạch. Khuyến cáo này dựa trên các bằng chứng tuy còn nhiều hạn chế phát biểu rằng heparin trọng lượng phân tử thấp và Fondaparinux vượt trội hơn Heparin không phân đoạn, và các bằng chứng cũng cho thấy kháng đông trực tiếp đường uống cho hiệu quả tương tự như là heparin trọng lượng phân tử thấp/warfarin. Dĩ nhiên, trong thực hành lâm sàng, việc quyết định chọn lựa qua lại giữa các thuốc này còn dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ, cũng như yếu tố nguy cơ chảy máu, giá thành, và độ tiện lợi khi sử dụng thuốc.

    Kháng đông trực tiếp đường uống

    Rivaroxaban và apixaban là 2 thuốc kháng đông trực tiếp đường uống duy nhât được nghiên cứu chứng minh là thuốc đơn trị (không cần dùng heparin trước khi điều trị) để điều trị bệnh nhân với VTE. Hai thuốc này sẽ phù hợp với các bệnh nhân muốn uống chứ không muốn tiêm. Quan trọng cần nhớ, heparin trọng lượng phân tử thấp (hoặc heparin không phân đoạn) nên được sử dụng nếu có một lý do nào đó trì hoãn việc sử dụng các thuốc này.

    Khi kê toa dabigatran ức chế thrombin trực tiếp, hoặc edoxaban ức chế yếu tố Xa, chúng tôi đề nghị sử dụng heparin (kinh điển là heparin trọng lượng phân tử thấp) trong một thời gian ngắn

    cho khoảng 05 ngày trước khi chuyển qua điều trị kháng đông đường uống. Bởi vị hiệu quả của việc sử dụng đơn trị các thuốc vừa nêu vẫn chưa được nghiên cứu hoặc chứng minh.

    Quan trọng cần phải nhớ, các thuốc kháng đông trực tiếp đường uống này không phù hợp để điều trị cho các bệnh nhân với huyết động không ổn định, hoặc cục huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới khổng lồ. Bởi vì hiệu quả của chúng trong các tình huống vừa nêu chưa được nghiên cứu đầy đủ và chúng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tiêu sợi huyết hoặc ảnh hưởng đến việc lấy huyết khối bằng can thiệp ngoại khoa.

    Kháng đông trọng lượng phân tử thấp

    Kháng đông trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da sẽ được ưu tiên chọn khi mà các kháng đông đường uống không còn khả thi (không thể hấp thu đường uống, rối loạn hấp thu), hoặc trong trường hợp kháng đông rivaroxaban hoặc apixaban không phù hợp (vd như giá thành quá đắt đỏ)

    Fondaparinux

    Là loại kháng đông tiêm dưới da được chấp thuận thay thế cho heparin trọng lượng phân tử thấp (trong các trường hợp như: bệnh nhân chỉ muốn tiêm 1 lần/ ngày, hay bệnh nhân có giảm tiểu cầu gây ra do heparin – heparin-induced thrombocytopenia [HIT])).

    Heparin không phân đoạn tiêm tĩnh mạch

    Đây là kháng đông chỉ phù hợp cho các bệnh nhân nội trú. Heparin không phân đoạn là kháng đông yêu thích của chúng tôi trong các nhóm bệnh nhân đặc biệt mà sẽ được thảo luận ở phía dưới bài.

    Warfarin không thể được sử dụng đơn độc khi khởi trị bệnh nhân với VTE. Chính vì thế, nếu đã chọn Warfarin cho mục đích sử dụng lâu dài, thì nó phải sánh bước đi cùng với heparin để tác dụng chống đông được phát huy hoàn toàn.

    Bệnh nhân có tình trạng đặc biệt

    Khi chọn lựa kháng đông trong giai đoạn ban đầu, các bệnh nhân với bệnh lý ác tính, phụ nữ mang thai, bệnh nhân ngoại trú, và các bệnh nhân có tiền sử bị HIT, cần phải cho thuốc một cách thận trọng, xem xét trước sau. (bảng)

    Bảng: các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc kháng đông trên bệnh nhân với thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch cấp

    Yếu tố Kháng đông được chọn Qualifying remarks
    Ung thư Heparin trọng lượng phân tử

    thấp

    Điều trị ngoài đường uống bị tránh Rivaroxaban; apixaban VKA, dabigatran, and edoxaban là các thuốc nhất thiết phải điều trị ban đầu bằng đường ngoài đường

    uống

    Uống 1 lần /ngày Rivaroxaban; edoxaban; VKA
    Bệnh gan và đông máu Heparin trọng lượng phân tử thấp DOACs chống chỉ định khi INR tăng vì bệnh gan; VKA thì khó kiểm soát
    Bệnh thận và creatinine clearance <30 mL/min VKA(VKA: vitamin K-

    dependent antagonist (ie, warfarin)

    Bệnh mạch vành VKA, rivaroxaban, apixaban,

    edoxaban

    Rối loạn tiêu hóa hay tiền sử có xuất huyết dạ dày ruột VKA, apixaban Dabigatran tăng rối loạn tiêu hóa, Dabigatran, rivaroxaban,

    and edoxaban có nguy cơ chảy máu nhiều hơn VKA

    Tuân thủ kém VKA Theo dõi kỹ INR có thể phát

    hiện được vấn đề

    Dùng liệu pháp tiêu sợi huyết Truyền heparin không phân

    đoạn (UFH)

    Có thuốc giải VKA, UFH, DOACS
    Có thai hoặc thai kỳ nguy cơ Heparin trọng lượng phân tử

    thấp

    Vì khả năng các thuốc khác

    qua được hàng rào nhau thai

    Bệnh nhân suy thận

    Heparin không phân đoạn tiêm mạch là lựa chọn ưu tiên của chúng tôi cho các bệnh nhân suy thận nặng (CrCl <30 mL/minute), bởi vì, không cần chỉnh liều khi sử dụng.

    Bệnh nhân có huyết động không ổn định

    Heparin không phân đoạn tiêm mạch là lựa chọn ưu tiên của chúng tôi cho các bệnh nhân có huyết động không ổn định, bởi vì trên các bệnh nhân này, tiêu sợi huyết, thủ thuật lấy huyết khối, và phẫu thuật ngoại khoa có thể được cân nhắc tới sau đó.

    Cục huyết khối lớn

    Heparin không phân đoạn tiêm mạch là lựa chọn ưu tiên của chúng tôi cho các bệnh nhân có cục huyết khối lớn, bởi vì khả năng các bệnh nhân này sẽ phải can thiệp ngoại khoa sau đó. Hơn nữa, kháng đông trực tiếp đường uống hay heparin trọng lượng phân tử thấp chưa được thử trên nhóm bệnh nhân này.

    Khả năng phải ngưng kháng đông hoặc kháng đông có chất giải

    Bởi vì heparin không phân đoạn có thời gian bán hủy khá ngắn (từ 3-4 tiếng) và có chất đối kháng đã được biết (protamine sulfate), chính vì thế, nó là lựa chọn ưa thích của chúng tôi trên nhóm bệnh nhân mà chúng tôi nghi ngờ là sẽ phải ngưng kháng đông đột ngột (ví dụ như bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết, hoặc bệnh nhân cần chấm dứt tác dụng của kháng đông nhanh để còn can thiệp thủ thuật/phẫu thuật lấy huyết khối)

    Bệnh nhân béo phì hoặc rối loạn hấp thu

    Không có một kháng đông nào được ưu tiên yêu thích ở nhóm bệnh nhân béo phì. Dĩ nhiên, có thể sử dụng kháng đông heparin không phân đoạn tiêm mạch. Và nó có thể thay thế heparin trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da, khi mà đường tiêm dưới da có khả năng là sẽ hấp thu kém (ví dụ như phù toàn thân nặng).

    Bệnh nhân có bệnh lý ác tính

    Trên nhóm bệnh nhân này, khi mà chức năng cầu thận còn cho phép (CrCl ≥30 mL/minute), heparin trọng lượng phân tử thấp sẽ là kháng đông được ưu tiên yêu thích chọn lựa hơn cả để điều trị giai đoạn ban đầu.

    Bệnh nhân trong thai kỳ

    Trên các sản phụ với VTE cấp tính, heparin trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da với liều hiệu chỉnh sẽ là kháng đông được ưu tiên yêu thích chọn sử dụng, bởi vì nó co nhiều nghiên cứu minh chứng cho độ an toàn của nó, đặc biệt khi so sánh với Warfarin.

    1. Bệnh nhân với giảm tiểu cầu gây ra do heparin (Heparin-induced thrombocytopenia -HIT) Các bệnh nhân với VTE cấp có thể có một tiền sử HIT trước đó, hoặc có thể sẽ bùng lên triệu chứng HIT trong đợt điều trị heparin lần này. Với nhóm bệnh nhân này, Heparin là thuốc bị chống chỉ định, và các chế phẩm kháng đông không chứa heparin sẽ được sử dụng để thay thế. Chẩn đoán và điều trị HIT sẽ được thảo luận trong một chuyên đề khác.

    KHÁNG ĐÔNG VỚI BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ

    Không phải tất cả các bệnh nhân có thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch đều cần thiết phải nhập viện để sử dụng chiến lược điều trị kháng đông ban đầu. Nhiều nghiên cứu lâm sàng, phân tích ngẫu nhiên, hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện so sánh nhóm bệnh nhân ngoại trú điều trị với heparin trọng lượng phân tử thấp và nhóm bệnh nhân nội trú điều trị với heparin không phân đoạn tiêm mạch, đã chỉ ra rằng, trong quần thể các bệnh nhân chọn lựa, điều trị kháng đông tại nhà thì an toàn và hiệu quả.

    Chọn lựa bệnh nhân thế nào sẽ là yếu tố then chốt, khi cân nhắc điều trị kháng đông ngoại trú với thuyên tắc tĩnh mạch sâu và/ hoặc thuyên tắc phổi. Chi tiết của việc này được thảo luận ở một nơi khác (bảng)

    Bác sĩ phải đảm bảo rằng tất cả các điều kiện sau đây đều phải thỏa:
    Bệnh nhân có thể vận động và có tình trạng ổn định, với các dấu hiệu sinh tồn bình thường
    Có nguy cơ xuất huyết trước đó ở ngưỡng thấp
    Không có suy thận nặng
    Có khả năng
    Điều trị Heparin và/hoặc Warfarin với sự theo dõi thích hơp
    Giám sát và điều trị VTE tái phát và các biến chứng xuất huyết

    CÁC THUỐC KHÁNG ĐÔNG

    Với các bệnh nhân bị VTE, nguy cơ thuyên tắc sẽ xảy ra với tần số cao nhất là trong vài ngày đầu, đặc biệt nếu họ không được sử dụng kháng đông. Do đó, kháng đông nên được khởi trị ngay lập tức, việc trì trệ có thể dẫn đến các biến cố thuyên tắc đe dọa tính mạng. Các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng đông máu của bệnh nhân (như prothrombin time, international normalized ratio [INR], activated partial thromboplastin time [aPTT]), nên được thực hiện trước khi sử dụng kháng đông để có một mức nền của bệnh nhân tiện theo dõi. Thời điểm, khoảng thời gian sử dụng và liều lượng kháng đông sẽ rất biến thiên với từng loạn thuốc kháng đông được lựa chọn và sẽ được thảo luận bên dưới.

    Heparin trọng lượng phân tử thấp

    Đây là kháng đông ưu tiên chọn lựa của chúng tôi trên các bệnh nhân ung thư hoặc trên các thai phụ, hoặc trên các bệnh nhân mà warfarin, dabigatran, hoặc edoxaban được chọn là các kháng đông sử dụng đường dài, cũng như trên nhóm bệnh nhân mà tiên lượng là không thể hấp thu bằng đường uống (vd như ói, rối loạn hấp thu). Trên nhóm bệnh nhân mà rivaroxaban or apixaban được chọn là kháng đông đường uống sử dụng đường dài, heparin trọng lượng phân tử thấp không cần thiết sử dụng.

    Liều lượng

    Ngưỡng liều điều trị ban đầu của heparin trọng lượng phân tử thấp (gồm enoxaparin, dalteparin, tinzaparin) sẽ biến thiên bởi chế phẩm. Lý thuyết kinh điển, liều lượng sẽ được hiệu chỉnh dựa theo cân nặng và chức năng thạn của bệnh nhân, và tất cả phải được tiêm dưới da. Liều lượng bắt đầu như sau:

        • Enoxaparin 1 mg/kg 2 lần/ngày (ưu tiên); thay thế bằng, 1.5 mg/kg 1 lần/ngày có thể sử dụng trên nhóm bệnh nhân nội trú chọn lọc, không có béo phì; với điều trị ngoại trú, liều lượng 2 lần/ngày được nghiên cứu rõ hơn và vì thế được nhiều chuyên gia chọn.
        • Dalteparin 200 units/kg 1 lần/ngày hoặc 100 units/kg 2 lần/ngày (vd, bệnh nhân với vấn đề hấp thu)
        • Tinzaparin 175 units/kg 1 lần/ngày (thuốc không có ở Mỹ)
        • Nadroparin 171 units/kg 1 lần/ngày hoặc 86 units/kg 2 lần/ngày (thuốc không có ở Mỹ)

    Liều cho bệnh nhân suy thận được liệt kê ở bảng

    Bảng: hướng dẫn chỉnh liều heparin trọng lượng phân tử thấp với nhóm bệnh nhân suy chức năng

    thận

    Điều trị VTE Phòng ngừa VTE*
    Enoxaparin CrCl ≥30 mL/min: không cần chỉnh liều

    CrCl <30 mL/min: giảm còn 1mg/kg 1 lần/ngày

    CrCl ≥30 mL/min: không cần chỉnh liều

    CrCl <30 mL/min: giảm còn 30mg 1 lần/ngày (các bệnh nhân nội khoa hay phẫu thuật)

    Dalteparin CrCl ≥30 mL/min: không cần chỉnh liều

    CrCl <30 mL/min: dùng một kháng đông khác mà ít phụ

    thuộc chức năng thận

    CrCl ≥30 mL/min: không cần chỉnh liều
    Nadroparin (thuốc không có ở Mỹ) CrCl ≥50 mL/min: không cần chỉnh liều

    CrCl từ 30 đến 50 mL/min: giảm 25 đến 33% liều nếu lâm sàng ổn

    CrCl <30 mL/min: chống chỉ

    định

    CrCl ≥50 mL/min: không cần chỉnh liều

    CrCl 30 đến 50 mL/min: giảm 25 đến 33% liều nếu lâm sàng ổn

    CrCl <30 mL/min: giảm liều 25

    đến 33%

    Tinzaparin (thuốc không có ở Mỹ) CrCl ≥30 mL/min: không cần chỉnh liều

    CrCl <30 mL/min: sử dụng nhưng cần thận trọng, mặc dù các bằng chứng cho thấy tích tụ thuốc khi CrCl dưới 20 mL/min

    CrCl ≥30 mL/min: không cần chỉnh liều

    CrCl <30 mL/min: sử dụng nhưng cần thận trọng, mặc dù các bằng chứng cho thấy tích tụ thuốc khi CrCl dưới 20 mL/min

    • Sử dụng điều trị dự phòng VTE ngắn hạn (có thể lên đến 10 ngày). Với việc sử dụng lâu dài hơn, xét nghiệm định kỳ yếu tố kháng Xa có thể hữu ích để loại trừ việc tích tụ thuốc kháng đông.

    Hiệu quả

    Bằng chứng từ nhiều nghiên cứu phân tích lâm sàng, ngẫu nhiên đã được báo cáo, so sánh heparin không phân đoạn giữa tiêm mạch và tiêm dưới da, heparin trọng lượng phân tử thấp tiêm dưới da có xác suất cao hơn để ly giải cục huyết khối và đồng thời có tỷ lệ thấp của tái phát huyết khối, chảy máu nặng và tử vong. Dữ liệu ủng hộ cho việc sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp bao gồm các nghiên cứu sau:

      • Trong một nghiên cứu phân tích vào năm 2017, gồm 29 nghiên cứu so sánh heparin trọng lượng phân tử thấp với heparin không phân đoạn tiêm mạch hoặc tiêm dưới da trên bệnh nhân VTE cấp (huyết khối tĩnh mạch sâu, và/hoặc PE, vào thời điểm 3 tháng, heparin trọng lượng phân tử thấp cho thấy các điều sau:
        • Một vài biến chứng huyết khối (vd như tái phát, thuyên tắc), (3.7 so với 5.1%; odds ratio [OR] 0.70, 95% CI 0.56-0.90)
        • Tiêu cục huyết khối (51 so với 42%; OR 0.71, 95% CI 0.61-0.82)
        • Giảm tỷ lệ xuất huyết nặng (1.5 so với 2.1%; OR 0.69, 95% CI 0.5-0.95)
        • Giảm không rõ ràng tỷ lệ tử vong (4.8 so với 5.7%; OR 0.84, 95% CI 0.70-1.01)
      • Một nghiên cứu cũ hơn, gồm 13 nghiên cứu bệnh nhân VTE cấp được thực hiện vào giữa những năm 1980 và 1994 đã báo cáo thấy, so với heparin không phân đoạn, heparin trọng lượng phân tử thấp cho thấy một tỷ lệ thấp cho cả tiêu chí tái phát VTE ((2.7 so với 7%) cũng như tiêu chí xuất huyết nặng (0.9 so với 3.2%)
      • Một nghiên cứu phân tích gộp 11 nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 1999, với VTE cấp đã ghi nhận thấy tỷ lệ tử thấp hơn ở thời điểm 3 đến 6 tháng trong nhóm bệnh nhân sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp, so với nhóm điều trị bằng heparin không phân đoạn (OR 0.71, 95% CI 0.53-0.94). Không có sự khác biệt về các tiêu chí tái phát thuyên tắc huyết khối và tỷ lệ xuất huyết nặng ở cả 2 nhóm.

    Phác đồ sử dụng heparin trọng lượng phân tử thấp (LMW) liều 1 lần/ngày thì cũng cho thấy hiệu quả như liều 2 lần/ngày. Nhiều nghiên cứu được thực hiện so sánh giữa mô thức dùng 1 lần/ngày với 2 lần/ngày không tìm thấy có sự khác biệt nào về tỷ lệ tái phát, xuất huyết nặng cũng như tử vong giữa 2 mô thức. Một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên lớn với cỡ mẫu 900 bệnh nhân mắc DVT có triệu chứng, 1/3 có PE đồng mắc, đã so sánh LMW heparin enoxaparin , điều trị theo mô thức tiêu chuẩn 2 lần/ngày (1 mg/kg 2 lần/ngày), với mô thức điều trị 1 lần/ngày (1.5 mg/kg lần/ngày). Mặc dù, tỷ lệ tái phát (3 versus 4 percent) cà tỷ lệ xuất huyết nặng (1 versus 2 percent) thấp hơn ở nhóm bệnh nhân điều trị theo mô thức 2 lần/ngày, sự khác biệt này vẫn không qua chênh lệch.

    LMW heparin có nhiều ưu điểm hơn so với heparin không phân đoạn.

      • Sinh khả dụng cao hơn khi tiêm dưới da
      • Thời gian tác dụng dài hơn, cho phép chỉ cần sử dụng mô thức 1 hoặc 2 lần/ngày
      • Liều hiệu chỉnh có thể khả thi theo đáp ứng của kháng đông (anti Xa) tính theo cân nặng
      • Xét nghiệm máu theo dõi là không cần thiết (mối tương quan giữa hoạt động đối kháng Xa và xuất huyết hay tái phát thì thấp)
      • Nguy cơ thấp gây giảm tiểu cầu do Heparin (HIT)
      • Có thể sử dụng điều trị ngoại t

    Bất lợi của LMW heparin khi so với Heparin không phân đoạn đó là: giá thành cao, và, mặc dù có thuốc giải protamine ,khi bệnh nhân bị xuất huyết nhưng hiệu quả của nó là không hoàn hảo. Thêm nữa, hiệu quả của nó sẽ ít cố định khi dùng trên nhóm bệnh nhân béo phì, bệnh nhân suy thận, bệnh nhân già nhẹ cân (<45kg). LMW heparin nên tránh hoặc chỉnh liều lại trong các tình huống này.

    LMW heparin cũng cho thấy hiệu quả tương đương với fondaparinux tiêm dưới da 1 lần/ngày.

    Các nghiên cứu thực nghiệm so sánh trực tiếp LMW heparin với các thuốc ức chế Thrombin trực tiếp và yếu tố Xa đường uống, trên bệnh nhân DVT cấp cho tới nay vẫn chưa được thực hiện.

    Fondaparinux

    Là một kháng đông thay thế cho heparin trọng lượng phân tử thấp, fondaparinux được chấp thuận cho hầu hết các bệnh nhân không sử dụng được LME heparin (vd như hội chứng HIT)

      1. Liều lượng

    Liều lượng của Fondaparinux được tính theo cân nặng của bệnh nhân, liều 5 mg 1 lần/ngày (<50 kg), 7.5 mg 1 lần/ngày 1 lần/ngày (50 to 100 kg), và 10 mg (>100 kg). Fondaparinux được bài tiết qua thận, thông tin chi tiết hơn về liều lượng cũng như tác dụng phụ được thảo luận ở một chương khác.

    Hiệu quả

    Mặc dù Fondaparinux tiêm dưới da ít được nghiên cứu hơn sơ với LMW heparin hay heparin không phân đoạn trong trường hợp bệnh nhân vừa nêu. Nhưng các nghiên cứu ít ỏi được thực hiện cho thấy độ an toàn và hiệu quả của nó tương đương với LMW heparin. Một nghiên cứu đa trung tâm thực hiện trên cỡ mẫu 2205 bệnh nhân chia thành 2 nhóm, một nhóm sử dụng Fondaparinux 7.5mg tiêm dưới da 1 lần/ngày (5mg với bn

    <50kg và 10mg với bn>100kg); nhóm thứ hai sử dụng enoxaparin 1 mg/kg tiêm dưới da 2 lần/ngày kèm với warfarin, với thời gian ít nhất là 05 ngày. Người ta nhận thấy không có sự khác biệt gì về tỷ lệ tái phát thuyên tắc huyết khối, tỷ lệ xuất huyết nặng và cả tỷ lệ tử vong (3 so với 4%) khi so sánh 2 nhóm.

    Fondaparinux tiêm dưới da và heparin không phân đoạn tiêm tĩnh mạch cũng được báo cáo là có hiệu quả tương tự trên tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tái phát thuyên tắc huyết khối, và các biến cố xuất huyết nặng. Phát biểu này được minh chứng qua nghiên cứu thực nghiệm chọn ngẫu nhiên 2213 bệnh nhân với PE cấp tính, sẽ được điều trị bằng Fondaparinux tiêm dưới da hoặc là heparin không phân đoạn tiêm mạch. Nghiên cứu không tìm thấy có sự khác biệt gì rõ rệt về tỷ lệ tử vong (5.2 so với 4.3 % với tĩnh mạch UFH), các biến có tái phát thuyên tắc huyết khối (3.8 versus 5% với IV UFH), hoặc xuất huyết nặng (2 versus 2.3 % with IV UFH).

    Heparin không phân đoạn

    Đây là loại kháng đông yêu thích ưu tiên dùng của chúng tôi trong trường hợp bệnh nhân có suy thận nặng (eg, CrCl <30 mL/minute), hoặc trên các bệnh nhân mà tác động chống đông của thuốc kháng đông cần phải được chấm dứt càng nhanh càng tốt (ví dụ như những bệnh nhân cần phải lầm thủ thuật/phẫu thuật, những bệnh nhân huyết động không ổn định cần phải tiêu sợi huyết, cục huyết khối lớn). Đây cũn là kháng đông có thể thay thế LMW heparin trong các trường hợp tiên lượng là bệnh nhân có hấp thu qua đường da kém (vd như phù, béo phì).

    Liều lượng

    Liều khởi đầu của UFH tiêm dưới da và tiêm mạch cũng phụ thuộc vào cân nặng của bệnh nhân, nhưng sẽ không bị ảnh hưởng bởi chức năng thận. Chúng tôi thích sử dụng phác đồ tính liều dựa trên cân nặng hơn là phác đồ liều được fix. Mục tiêu là kiểm soát aPTT từ 1.5-2.5s

    Việc sử dụng UFH bằng đường tiêm tĩnh mạch có thể tăng thời gian aPTT khi ở ngưỡng điều trị. Việc đạt được và duy trì ngưỡng điều trị với một thời gian aPTT phù hợp là một thách thức thật sự. ví dụ như, trong một nghiên cứu đánh giá, đã báo cáo rằng, có tới 60% bệnh nhân thất bại để đạt được một đáp ứng aPTT đầy đủ trong suốt 24h đầu khởi trị, 30 đến 40% vẫn dưới ngưỡng điều trị trong 3-4 ngày sau đó. Chính từ nghiên cứu này đã dẫn đến các phác đồ hướng dẫn để có thể tối ưu hóa hiệu quả và duy trì được aPTT mục tiêu. Các phác đồ được sử dụng phổ biến là: (bảng)

    Bảng: Hướng dẫn chỉnh liều heparin không phân đoạn ở người lớn dựa vào hoạt động của yếu tố kháng Xa hoặc aPTT (tính theo cân nặng)

    Bolus (truyền nhanh): 80 đơn vị/kg (sử dụng tổng cân nặng)

    Tối đa = 10,000 đơn vị

    Tốc độ truyền ban đầu: 18 đơn vị/kg/giờ (sử dụng tổng cân nặng)

    Tối đa = 2000 đơn vị/giờ

    Nếu sử dụng anti factor Xa

    activity* (IU/mL)

    Đáp ứng Nếu sử dụng aPTT (giây)
    0.00 to 0.09
    • Bolus 25 đơn vị/kg
    • Tăng tốc độ truyền bước 3 đơn vị/kg/h
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h
    <40s
    0.10 to 0.19
    • Tăng tốc độ truyền bước 2 đơn vị/kg/h
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h
    40 – 49s
    0.20 to 0.29
    • Tăng tốc độ truyền bước 1 đơn vị/kg/h
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h
    50 – 69s
    0.30 to 0.7
    • KHÔNG THAY ĐỔI (trong ngưỡng điều trị)
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h
    70 – 110s
    0.71 to 0.79
    • Giảm tốc độ truyền bước 1 đơn vị/kg/h
    111 – 120s
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h
    0.80 to 0.89
    • NGƯNG TRUYỀN trong 1 giờ, sau đó giảm tốc độ truyền bước 2 đơn vị/kg/h
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h sau khi bắt đầu truyền lại
    121 – 130s
    0.90 to 0.99
    • NGƯNG TRUYỀN trong 1 giờ, sau đó giảm tốc độ truyền bước 3 đơn vị/kg/h
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h sau khi bắt đầu truyền lại
    131 – 140s
    1.00 to 1.09
    • NGƯNG TRUYỀN trong 2 giờ, sau đó giảm tốc độ truyền bước 4 đơn vị/kg/h
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h sau khi bắt đầu truyền lại
    141 to 150s
    ≥1.10
    • NGƯNG TRUYỀN trong 2 giờ, sau đó giảm tốc độ truyền bước 5 đơn vị/kg/h
    • Lặp lại xét nghiệm sau 6h sau khi bắt đầu truyền lại
    >150s

    Bảng: Hướng dẫn chỉnh liều heparin không phân đoạn ở người lớn dựa (không theo cân nặng) A-B

    Hướng dẫn liều heparin không theo cân nặng: phần I

    Truyền nhanh heparin tĩnh mạch ban đầu liều: 5000 đơn vị
    Truyền heparin liên tục: khởi đầu 42ml/h với 20.000 đơn vị (tức 1680 đơn vị/h) trong chai dịch với 2/3 là desxtrose và 1/3 là nước muối đẳng trương (một liều heparin 24h với

    40.320 đơn vị), ngoại trừ các bệnh nhân sau, ở những người này,tốc độ truyền sẽ khởi đầu ở mức 31ml/h (tức 1240 đơn vị/h)( ví dụ 1 liều 24h với 29.760 đơn vị)

    Bệnh nhân mà đã có tiền căn phẫu thuật trong 2 tuần trước
    Bệnh nhân có tiền sử loét, xuất huyết dạ dày hoặc xuất huyết đường niệu sinh dục
    Bệnh nhân với tiền căn nhồi máu não trong vòng 2 tuần trước
    Bệnh nhân có mức tiểu cầu <150.000
    Bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ xuất huyết (suy gan, suy thận hoặc thiếu Vit K)
    Chỉnh liều heparin theo aPTT. Xét nghiệm aPTT được thực hiện trên tất cả các bệnh nhân sau đây:
    4-6 giờ sau khi khởi trị heparin; liều heparin sẽ được chỉnh theo phác đồ B cho đến

    khi aPTT nằm trong ngưỡng điều trị

    Sau đó, xét nghiệm aPTT sẽ được làm lại chỉ 1 lần mổi ngày. Nếu giá trị rơi ngoài ngưỡng điều trị, liều sẽ lại được chỉnh theo phác đồ B cho đến khi giá trị trở về ngưỡng

    điều trị.

    1. Hướng dẫn liều heparin không theo cân nặng : chỉnh liều dựa vào aPTT
    Truyền tĩnh mạch
    aPTT Thay đổi tốc độ truyền, mL/giờ* Thay đổi liều, đơn vị/24h Các hành động bổ trợ
    ≤45 +6 +5760 Lặp lại aPTT¶ mổi 4

    to 6 giờ

    46 to 54 +3 +2880 Lặp lại aPTT¶ mổi 4

    to 6 giờ

    55 to 85 0 0 Không
    86 to 110 –3 –2880 Ngưng điều trị sodium heparin trong 1 giờ, làm xét nghiệm aPTT sau 4-

    6 giờ, khởi động lại điều trị heparin

    >110 –6 –5760 Ngưng điều trị heparin trong 1 giờ, làm xét nghiệm aPTT sau 4-6 giờ, khởi động lại điều

    trị heparin

    * Nồng độ Heparin sodium, 20,000 đơn vị trong 500 mL = 40 đơn vị/mL.

    Các giá trị về xét nghiệm được nêu ra trong phác đồ chỉnh liều theo cân nặng được đưa ra thông qua một nghiên cứu ngẫu nhiên trên một cỡ mẫu mà có sự trộn tạp nhiều bệnh nhân cần dùng heparin không phân đoạn cho nhiều chỉ định khác nhau chứ không chỉ cho riêng DVT (huyết khối dộng và tĩnh mạch, đau thắt ngực không ổn định). Trong nghiên cứu đó, người ta đã cho kháng đông với một nhóm bệnh nhân theo phác đồ cân nặng và đem so sánh với một nhóm bệnh nhân khác điều trị nhưng không chỉnh liều theo cân nặng, với mục tiêu là duy trị tỷ số aPTT từ 1.5 đến 2.3 lần giá trị chứng. Nhóm bệnh nhân chỉnh liều theo cân nặng được bắt đầu bởi một liều bolus 80 đơn vị/kg, ngay sau đó truyền duy trì với tốc độ 18 đơn vị/kg/giờ. Và liều lại được chỉnh mổi 6 tiếng. Còn với nhóm bệnh nhân điều trị chuẩn, sẽ nhận được một liều bolus 5000 đơn vị , ngay sau đó truyền duy trì 1000 đơn vị trong một

    giờ và chỉnh liều cũng được thực hiện mổi 6 tiếng. Người ta đã quan sát thấy rằng, tỷ lệ phần trăm cao hơn hẳn ở nhóm bệnh nhân chỉnh liều theo cân nặng khi đặt tiêu chí là đạt ngưỡng aPTT điều trị trong 24 giờ (97% so với 77%) và quan trọng không tăng hơn nguy cơ xuất huyết nặng. Tỷ lệ tái phát thuyên tắc huyết khối cao hơn ở nhóm bệnh nhân không chỉnh liều theo cân nặng (relative risk 5.0, 95% CI 1.1-21.9). Chính vì nghiên cứu này mà phác đồ chỉnh liều theo cân nặng được sử dụng rộng rãi và thường qui trên lâm sàng. Tuy nhiên, cũng cần phải biết, vẫn có đến 1/3 bệnh nhân vẫn không đạt được aPTT ngưỡng điều trị sau 48 giờ.

    Mặc dù, không được sử dụng thường qui, Heparin không phân đoạn tiêm dưới da, đã từng có giai thoại sử dụng trên các bệnh nhân mà đường tĩnh mạch không thể sử dụng và có chống chỉ định với heparin trọng lượng phân tử thấp (LMW) (vd như trường hợp suy thận nặng) hoặc các kháng đông khác. Điển hình, heparin không phân đoạn tiêm dưới da khi sử dụng theo cân nặng, sẽ được tiêm 333 đơn vị/kg ở liều tải và ngay sau đó là tiêm 250 đơn vị/kg mổi 12 giờ.

    Liều tối ưu của UFH trên các bệnh nhân béo phì thì cho tới nay vẫn không được biết rõ. Với nhóm bệnh nhân này hầu hết các bác sĩ sử dụng cân nặng lý tưởng để tính liều, và tăng aPTT đến mục tiêu mong muốn. Nhưng hiệu quả của cách tiếp cận lâm sàng này (tính theo cân nặng lý tưởng) thì chưa được biết rõ ràng.

    Hiệu quả

    Trong quá khứ hào hùng của mình, heparin không phân đoạn tiêm tĩnh mạch đã từng là tiêu chuẩn vàng cho việc khởi trị kháng đông trên những bệnh nhân DVT, cho đến một ngày LMW heparin xuất hiện. So với LMW heparin, UFH gây tăng nhẹ tỷ lệ tái phát huyết khối và xuất huyết nặng.

    Hiệu quả của UFH tiêm tĩnh mạch lệ thuộc vào việc đạt được ngưỡng điều trị tích cực càng sớm càng tốt, lý tưởng là trong vòng 24h đầu sau điều trị, thường thông qua truyền tĩnh mạch liên tục. Ngưỡng điều trị tích cực của heparin được do bằng thời gian aPTT , mục tiêu rơi vào 1.5 đến 2.5 lần chứng,tương ứng với một định mức heparin từ 0.3 đến

    0.7 đơn vị/ml khi đo bằng xét nghiệm anti-Xa.

    Các nghiên cứu ủng hộ cho ngưỡng mục tiêu vừa nêu trên bao gồm:

      • Một nghiên cứu tiến cứu đã lâu, được thực hiện trên các bệnh nhân DVT cấp, so sánh với một aPTT ratio >1.5, các bệnh nhân mà có aPTT nhỏ hơn 1.5 lần so với chứng trong 3 ngày có tỷ lệ tái phát huyết khối cao hơn.
      • Một phân tích 3 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, đánh giá việc sử dụng UFH (chủ yếu đường tĩnh mạch) ở mức ngưỡng và dưới ngưỡng điều trị cho DVT proximal cấp. Trog 24 giờ, So với các bệnh nhân vượt trên ngưỡng điều trị, thất bại để đạt được ngưỡng điều trị trong thời gian đó sẽ có mối liên hệ với tỷ lệ tăng nguy cơ tái phát huyết khối. (23 so với 4%).

    Mặc dù, người ta đã biết có một mối liên quan chặt chẽ giữa tỷ lệ tái phát huyết khối và giá trị aPTT dưới ngưỡng điều trị, nhưng có hay không mối liên quan giữa tỷ lệ xuất huyết và giá trị aPTT trên ngưỡng điều trị thì ít được nghiên cứu rõ. Mà dù sao đi nữa, thì tránh dưới hay trên và nhắm đúng ngưỡng điều trị vẫn là yếu tố chủ chốt.

    Các điểm mạnh của UFH tĩnh mạch khi so với LMW heparin là giá thành thấp và độ an toàn của nó khi dùng cho các bệnh nhân suy thận. Một lợi thế nữa đó là nó có thời gian bán hủy ngắn nên có thể mất tác dụng nhanh trong những trường hợp cần (vd như sắp phẫu thuật khẩn). Bất lợi lớn của nó là phải nhập viện theo dõi và dù tiêm mạch hay tiêm dưới da nó cũng đồng hành với nguy cơ cao hơn gây ra HIT (giảm tiểu cầu do heparin).

    Các dữ liệu ủng hộ cho hiệu quả của UFH khi tiêm dưới da bao gồm:

      • Một phân tích 16 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên trên bệnh nhân VTE, khi so sánh với UFH tiêm mạch lúc khởi đầu, đường tiêm dưới da cho tỷ lệ tương tự khi xét về tiêu chí tái phát (5.7 versus 3.5 percent), tử vong (0.3 percent each) và xuất huyết (4.4 versus 4.8 percent).
      • Một phân tích 4 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên khác, đã chứng minh LMW heparin và UFH tiêm dưới da có tỷ lệ tương tự xét trên tiêu chí tử vong (4.3 so 4% với UFH tiêm dưới da), tái phát huyết khối (3.3 so 4% với UFH tiêm dưới da) và xuất huyết nặng (2.3 so 1.8 % với UFH tiêm dưới da).

    Các thuốc ức chế yếu tố Xa trực tiếp và thrombin

    Các thuốc ức chế yếu tố Xa đường uống (như rivaroxaban, apixaban, edoxaban) hay các thuốc ức chế thrombin trực tiếp (như dabigatran), là những ứng cử viên tiềm năng cho kháng đông khởi đầu trên những bệnh nhân VTE vì khả năng khởi phát tác dụng cấp kỳ của chúng (hiệu quả đạt đỉnh chỉ sau 1 đến 4 giờ sau khi uống). Rivaroxaban and apixaban là các kháng đông đã được đánh giá và kết luận có thể sử dụng đơn trị mà không cần sử dụng heparin trước đó. Ngược lại, các nghiên cứu thử nghiệm đánh giá 2 thuốc, dabigatran and edoxaban, tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều đã được điều trị kháng đông heparin trong 5 ngày trước đó rồi mới dùng đến chúng. Chính do nghiên cứu này, chúng tôi ưu tiên sử dụng heparin ngắn hạn (thường là LMW heparin) sau đó chuyển sang dùng dabigatran hoặc edoxaban.

    Liều lượng

    Liều khởi đầu kinh điển với các bệnh nhân có chức năng thận bình thường là:

    • Rivaroxaban 15 mg dùng 2 lần/ngày (trong 3 tuần đầu)
    • Apixaban 10 mg dùng 2 lần/ngày (trong 7 ngày đầu)
    • Edoxaban 60 mg dùng 1 lần/ngày (và 30 mg 1 lần/ngày ở các bệnh nhân cân nặng dưới 60 kg) (sau liệu trình ban đầu 5 đến 10 ngày với 1 kháng đông ngoài đường uống)
    • Dabigatran 150 mg 2 lần/ngày (sau liệu trình ban đầu 5 đến 10 ngày với 1 kháng đông ngoài đường uống)

    Bám sát hiệu quả đã được chỉ ra trong các nghiên cứu lâm sàng, với các bệnh nhân mà sẽ khởi đầu bằng heparin, chúng tôi yêu thích và ưu tiên sử dụng các thuốc ức chế yếu tố Xa đường uống và ức chế thrombin trực tiếp trong khoảng từ 6-12 giờ sau khi liều cuối cùng của LMW heparin được tiêm dưới da cho bệnh nhân, và trong bối cảnh này, thuốc sẽ được sử dụng 2 lần/ngày; hoặc trong vòng 12-24 tiếng thì sẽ sử dụng 1 lần/ngày. Việc truyền UFH có thể ngưng ngay lập tức sau khi sử dụng các thuốc uống này.

    Đa phần các thuốc này sẽ bài tiết qua thận, chính vì vậy, đừng đắn đo cân nhắc sử dụng cho các bệnh nhân suy thận. Việc phân phối hấp thu và hiệu quả của các thuốc này trên bệnh nhân béo phì cho tới nay vẫn chưa được biết rõ.

    Hiệu quả cũng như độ an toàn khi sử dụng các thuốc ức chế Xa hay ức chế thrombin trực tiếp trong những tình huống nặng (như: DVT lớn, hoặc thuyên tắc phổi ảnh hưởng huyết động rõ rệt) vẫn chưa được biết rõ, chính vì điều này, chúng không nên được sử dụng trên các bệnh nhân mà khả năng là phải cần tiêu sợi huyết

    Hiệu quả

    Các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên đã được thực hiện trên bệnh nhân VTE để kiểm chứng độ hiệu quả cũng như tính an toàn khi sử dụng lâu dài (hơn 3 tháng) các thuốc kháng đông đường uống này. Khi so sánh với một liệu trình chứng khác (LMW heparin hoặc UFH tiêm mạch và sau đó sử dụng warfarin làm kháng đông kéo dài), người ta thấy tỷ lệ tử vong và biến cố xuất huyết nặng như nhau. Dĩ nhiên, các nghiên cứu lâm sàng đã báo cáo thấy có hiệu quả khi sử dụng liệu pháp Dabigatran (ức chế thrombin trực tiếp) và edoxaban (ức chế yếu tố Xa), sử dụng với thời gian tối thiểu là 5 ngày với kháng đông LMW hoặc UFH trước khi chuyển sang chúng (Dabigatran hay Edoxaban) để sử dụng kéo dài.

    Tuy nhiên, ngược lại, các nghiên cứu lâm sàng với 2 thuốc là rivaroxaban và apixaban đã báo cáo cho thấy 2 thuốc này cũng có hiệu quả tốt, mặc dầu chúng được dùng đơn độc (đơn trị). Mặc dù, một liệu trình ngắn hạn (<48h) điều trị với heparin trước khi dùng chúng vẫn được cho phép, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, và theo như các nghiên cứu đã dẫn ra thì đơn trị với các thuốc này vẫn có hiệu quả và độ an toàn.

    KHOẢNG THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ HEPARIN

    Khoảng thời gian điều trị sẽ thay đổi dựa trên tiêu chí sử dụng thuốc kháng đông đường uống nào hay liệu rằng bệnh nhân này có khả năng phải tiêu sợi huyết hay không?

    Các thuốc ức chế yếu tố Xa và thrombin trực tiếp

    Khi các thuốc này được chọn, liệu pháp điều trị cùng với heparin không phải lúc nào cũng cần. Dĩ nhiên, một liệu trình ngắn hạn sử dụng heparin trước khi dùng rivaroxaban và apixaban được chấp thuận, và nếu bạn sử dụng dabigatran và edoxaban thì heparin phải sử dụng trước đó là 5 ngày.

    Warfarin

    Khi điều trị cùng với Warfarin vào ngày 1, không có lợi ích nào được tìm thấy để kéo dài liệu trình heparin vượt ra ngoài ngưỡng INR điều trị (bảng). Các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên đã chỉ ra một liệu trình ngắn hạn của heparin (điển hình từ 4-5 ngày) kèm với cho thêm Warfarin vào ngày thứ 1, cũng cho ra hiệu quả tương đương với liệu trình sử dụng heparin dài hạn (10 đến 14 ngày) với việc trì hoãn sử dụng Warfarin hơn (bắt đầu sử dụng rơi vào ngày 5 đến ngày 10). Ví dụ, trong một nghiên cứu ngẫu nhiên trên các bệnh nhân proximal DVT sử dụng heparin ngoài đường uống, khởi trị Warfarin vào ngày 1 của liệu trình, người ta thấy cũng tương đương với việc bắt đầu nó vào thời điểm từ ngày 5- 10 (7% mổi nhóm) , khi xét trên tiêu chí tái phát VTE trong thời gian quan sát là 3 tháng. Chính cách tiêp cận này, đã tạo ra nhiều thuận lợi cho việc tối thiểu hóa tổng số ngày bệnh nhân phải dùng kháng đông heparin, và do đó, giảm nguy cơ HIT. Trong thực hành lâm sàng, tiếp cận tương tự được chấp nhận với LMW heparin tiêm dưới da, UFH, và Fondaparinux.

    Bảng: Protocol đề nghị cho việc khởi trị Warfarin

    Số ngày điều trị Warfarin INR <1.5 INR 1.5 đến 1.9 INR 2.0 đến 3.0 INR >3.0
    Liều đề nghị ban đầu ở ngày 1 và 2
    Bệnh nhân bình

    thường

    5 mg* n/a n/a n/a
    Suy kiệt, suy dinh

    dưỡng, già, bệnh gan

    2.5 mg* n/a n/a n/a
    Liều ở ngày 1 và sau đó
    Ngày 3 5 to 10 mg 2.5 to 5 mg 0 to 2.5 mg No dose
    Ngày 4 10 mg 5 to 7.5 mg 0 to 5 mg No dose
    Ngày 5 10 mg 7.5 to 10 mg 0 to 5 mg No dose
    Ngày 6 7.5 to 12.5 mg 5 to 10 mg 0 to 7.5 mg No dose
    • bảng này được đề nghị trên bệnh nhân với một mức INR khởi đầu bình thường

    Bệnh nhân khả năng cao phải sử dụng tiêu sợi huyết

    Do một số bệnh nhân sẽ có cục huyết khối lớn ở chi dưới hay thuyên tắc phổi với cục huyết khối khổng lồ, UFH tiêm mạch thì thường được sử dụng cho giai đoạn “quyết định bệnh – ill-define period” (thỉnh thoảng nó có thể hơn 48 giờ), cho đến khi được bác sĩ đánh giá là tiêu sợi huyết không có chỉ định.Chẳng có hướng dẫn nào giúp cho việc định hướng thời gian sử dụng kháng đông trong các tình huống vừa nêu.

    KHÁNG ĐÔNG KINH NGHIỆM

    Khởi trị kháng đông theo kinh nghiệm sẽ phụ thuộc vào mức độ nghi ngờ VTE trong khi chờ các xét nghiệm xác chẩn. (thang điểm Well)

    Bảng: thang điểm Wells score ( và Well score giản lược) đánh giá khả năng mắc huyết khối tĩnh mạch sâu

    Đặc điểm lâm sàng Điểm
    Ung thư hoạt động (đang điều trị hoặc trong 6

    tháng trước hoặc đang chăm sóc giảm nhẹ)

    1
    Liệt, bất động chi dưới 1
    Nằm liệt giường với thời gian hơn 3 ngày, hay

    phẫu thuật lớn trong vòng 4 tuần

    1
    Phù căng khu trú đi theo đường đi của hệ tĩnh

    mạch sâu

    1
    Phù toàn bộ chân 1
    Phù sưng vùng bụng chân hơn 3cm khi so với chân còn lại (không triệu chứng) (đo ngay dưới

    mỏm củ xương chày)

    1
    Phù ấn lỏm (rõ hơn ở chân có triệu chứng) 1
    Nổi các tĩnh mạch nông (không giãn) 1
    Chẩn đoán phân biệt khác khả năng cao không

    phải là huyết khối tĩnh mạch sâu

    -2 (trừ 2)
    Điểm số
    Khả năng cao >=3 điểm
    Khả năng trung bình 1 hoặc 2 điểm
    Khả năng thấp 0 hoặc thấp hơn
    Giản lược
    Thang điểm giản lược này thêm vào một biến: với các bệnh nhân có tiền sử DVT sẽ được tính thêm 1

    điểm. Thang điểm giản lược nay chỉ xét 2 khả năng: có hoặc không

    Khả năng có DVT >= 2 điểm
    Khả năng không có DVT 1 hoặc thấp hơn

    CHUYỂN SANG LIỆU TRÌNH DUY TRÌ

    Điều trị kháng đông nên được sử dụng trong suốt giai đoạn giao thoa từ liệu trình khởi đầu bước qua giai đoạn kéo dài (duy trì) (bảng)

    Bảng: chuyển qua lại giữa các kháng đông (DOAC & WARFARIN)

    Chuyển từ một DOAC sang Warfarin
    Dabigatran Sử dụng gối đầu Dabigatran với warfarin trong 3 ngày (chức năng thận bình thường); 2 ngày (với CrCl 30 to 50 mL/min); hoặc 1 ngày (CrCl 15 to 30 mL/min); lưu ý Dabigatran có thể góp phần làm tăng INR.

    Hoặc

    Sử dụng gối đầu Dabigatran cho đến khi INR đạt ngưỡng điều trị với Warfarin (ASH)*

    Apixaban Nếu như tiếp tục kháng đông là điều cần thiết, ngưng Apigatran và khởi trị một kháng đông ngoài đường uống với Warfarin. Tiếp tục kháng đông ngoài đường uống cho đến khi INR đạt ngưỡng điều trị với Warfarin (PI). Lưu ý Apigatran có thể góp phần làm tăng INR.

    Hoặc

    Sử dụng gối đầu Apigatran và Warfarin cho đến khi đạt ngưỡng INR điều trị với Warfarin, xét nghiệm kiểm tra trước khi cho liều Apigatran tiếp theo để hạn chế việc tăng INR (ASH)*.

    Edoxaban Giảm một nửa liều (từ 60mg còn 30mg mổi ngày hoặc từ 30mg còn 15mg mổi ngày) và đồng thời khởi trị Warfarin (PI). Ngưng Edoxaban khi INR

    >=2; lưu ý Edoxaban có thể gây tăng INR.

    Hoặc

    Ngưng Edoxaban và khởi trị một kháng đông ngoài đường uống kèm với Warfarin; tiếp tục kháng đông ngoài đường uống cho đến khi INR đạt ngưỡng điều trị với Warfarin.

    Hoặc

    Sử dụng gối đầu Edoxaban và Warfarin cho đến khi INR đạt ngưỡng điều trị với Warfarin , xét nghiệm kiểm tra trước khi cho liều Edoxaban tiếp theo để hạn chế việc tăng INR (ASH)*.

    Rivaroxaban Ngưng Rivaroxaban và khởi trị một kháng đông ngoài đường uống kèm với Warfarin; tiếp tục kháng đông ngoài đường uống cho đến khi INR đạt ngưỡng điều trị với Warfarin. Lưu ý Rivaroxaban có thể góp phần gây tăng INR. Hoặc

    Sử dụng gối đầu Warfarin và Rivaroxaban cho đến khi INR đạt ngưỡng điều trị với Warfarin , xét

    nghiệm kiểm tra trước khi cho liều Rivaroxaban tiếp theo để hạn chế việc tăng INR (ASH)*.

    Chuyển từ Warfarin sang một DOAC
    Dabigatran Ngưng Warfarin, theo dõi PT/INR, khởi trị

    Dabigatran khi INR<2(PI)

    Apixaban Ngưng Warfarin, theo dõi PT/INR, khởi trị

    Apixaban khi INR<2(PI)

    Edoxaban Ngưng Warfarin, theo dõi PT/INR, khởi trị

    Edoxaban khi INR≤2.5 (PI)

    Rivaroxaban Ngưng Warfarin, theo dõi PT/INR, khởi trị

    Rivaroxaban khi INR<3(PI)

    Chuyển từ một DOAC sang một DOAC khác
    Bất kỳ loại DOAC nào Bắt đầu liều DOAC thứ 2 khi liều tiếp theo của

    loại DOAC đầu tiên đến, không sử dụng gối đầu.

    DOAC: direct oral anticoagulant (kháng đông trực tiếp) ; CrCl: creatinine clearance; INR: international normalized ratio; ASH: American Society of Hematology clinical practice guideline – hiệp hội hướng dẫn thực hành lâm sàng huyết học Hoa Kỳ; PI: package insert; PT: prothrombin time.

    *từ 2 đến 3 ngày sử dụng gối đầu sau khi INR đạt ngưỡng điều trị có thể sẽ cần thiết trên các đối tượng nguy cơ huyết khối cao hơn , bởi vì PT/INR có thể vào ngưỡng điều trị trước cả khi hiệu lực của kháng đông tác dụng hoàn toàn. Với những bệnh nhân sử dụng chiến lược gối đầu Warfarin và DOAC, bác sĩ cần nhớ DOAC có thể góp phần tăng INR.

    The End – Thank you

     

  • SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NHIỄM KHUẨN GRAM ÂM ĐA KHÁNG PGS. TS. BS PHÙNG NGUYỄN THẾ NGUYÊN

    SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NHIỄM KHUẨN GRAM ÂM ĐA KHÁNG

    PGS. TS. BS PHÙNG NGUYỄN THẾ NGUYÊN

    Trưởng Bộ Môn Nhi – ĐHYD TPHCM Trưởng Khoa Hồi Sức Nhiễm – BVNĐ1

    Nội dung

    1. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm
    2. Cơ chế kháng của vi khuẩn gram âm
    3. Hướng dẫn điều trị hiện nay
    4. Kết luận

    1. Vi khuẩn đa kháng

    WHO priority bacterial pathogens list for research and development of new antibiotics.a

    cterial Pathogen

    inetobacter baumannii, carbapenem-resistant eudomonas aeruginosa, carbapenem-resistant terobacteriaceae,b carbapenem-resistant, 3rd generation phalosporin-resistant

    ycobacteria, including Mycobacterium tuberculosis

    terococcus faecium, vancomycin-resistant aphylococcus aureus, methicillin-resistant, vancomycin termediate and resistant

    licobacter pylori, clarithromycin-resistant mpylobacter, fluoroquinolone-resistant lmonella spp., fluoroquinolone-resistant

    isseria gonorrhoeae, 3rd generation cephalosporin-resistant, oroquinolone-resistant

    eptococcus pneumoniae, penicillin-non-susceptible

    ESKAPE pathogens:

    • Enterococcus faecium,
    • Staphylococcus aureus,
    • Klebsiella pneumoniae,
    • Acinetobacter baumannii,
    • Pseudomonas aeruginosa,
    • Enterobacter spp

    Thời gian ở BV dài, tỷ lệ tử vong cao

    Thuốc mắc, hiệu quả có thể kém, tác dụng phụ nhiều

    Priority Ba
    Critical Ac Ps En ce M

    High En St in He Ca Sa Ne flu

    Medium Str

    Haemophilus influenza, ampicillin-resistant

    Shigella spp., fluoroquinolone-resistant C. González-Bello / Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters 27 (2017) 4221–4228

    Dùng KS không thích hợp và tử vong

    Dùng KS không thích hợp trong NKH tăng tỷ lệ tử vong 1.46; Với VK đa kháng tăng 9.09

    Adjusted odds ratio

    Infectious Diseases – Surveillance, Prevention and Treatment Volume 9 – 2022

    Adjusted odds ratio

    Sameer S Kadri et all , Lancet Infect Dis 2020

    A

    3

    2

    1

    0

    All

    Staphylococcus β-haemolytic

    aureus streptococcus

    Enterococcus Enterobacteriaceae Non-glucose spp spp fermenters

    B

    3

    2

    1

    0

    Bloodstream infections

    Sepsis without shock

    Septic shock

    Antibiotic- resistant phenotype

    Antibiotic- susceptible phenotype

    Tính kháng của đơn vị, quyết định chọn KS

    Nhiễm khuẩn gram âm và kháng thuốc

    84,2% NKBV do vi khuẩn gram âm
    • A. baumanii 24,4%, P. aeruginosa 13,8% và K. Pneumonia 11.6%
    • Tỷ lệ kháng carbapenem: A. baumanii 89,2%, P. aeruginosa 55,7% và K. Pneumonia 14,9%

    Phu VD, et al. (2016) Burden of Hospital Acquired Infections and Antimicrobial Use in Vietnamese Adult Intensive Care Units. PLoS ONE 11(1): e0147544.

    Hồ Chí Minh: BVNĐ1 2016-2021

    VI KHUẨN GRAM ÂM

    800

    700

    726

    631

    600

    500

    524

    453

    462

    400

    300

    305

    380

    423

    398

    329

    302

    250

    230

    200

    176

    138

    202

    199

    115

    100

    0

    26 35

    44 37

    43 60 38

    72 50 66

    7 7

    2016

    Acin2e0to1b7acter spp Escherichia coli

    2018Haemophilus influenzae Kleb2s0ie1l9la pneumoniae Pseudomona2s02ae0ruginosa

    2021

    Dữ liệu vi sinh do BCV cung cấp

    Antibiotic name

    K

    háng kháng sinh

    Tại BVNĐ1 2020

    Acinetobacter

    spp (N=217), %

    Escherichia coli

    (N=295), %

    Klebsiella spp (N=258), % Pseudomonas aeruginosa

    (N=106), %

    Enterobacter spp (N=39), %
    Ampicillin 97,3 97,4
    Cefotaxime 83,8 73,5 69,4 56,4
    Ceftriaxone 86,2 80,7 76,7 61,5
    Ceftazidime 82,9 54,5 61,6 21,7 56,4
    Cefuroxime 86,4 79,8 78,4 59
    Cefepime 80,1 38,3 52,3 19,8 38,9
    Chloramphenicol 26,5 24 30,7
    Ciprofloxacin 73,7 70,2 47,3 18,9 53,8
    Trimethoprim/Sulfamethoxazole 34,5 72,9 54,3 61,5
    Gentamicin 65 46,8 58,9 12,3 38,4
    Imipenem 76,5 14,2 44,2 27.6 25,6
    Meropenem 76,5 13,9 44,7 24,3 28,2
    Ertapenem 16,3 48,2 33,3
    Ticarcillin/Clavulanic acid 77,4 30 60,1 29,7 44,7

    Dữ liệu vi sinh do BCV cung cấp

    Sử dụng kháng sinh không hợp lý

    CDC 2016: 3 đơn có 1 đơn KS không cần thiết.
    • Tỷ lệ còn cao trong chăn nuôi,…

    Tác hại của dùng kháng sinh không hợp lý

    “Collateral damage” đề cập đến ảnh hưởng của điều trị kháng sinh:
    1. Tạo các dòng kháng thuốc
    Phát triển các vi khuẩn tạm trú (colonization)
    1. Phát triển các vi khuẩn đa kháng
      • Cephalosporin có thể tạo vancomycin-resistant enterococci,
      • Klebsiella pneumoniae tiết ESBL, beta-lactam-resistant Acinetobacter sp, Clostridium difficile.
      • Quinolone tăng các dòng MRSA và gram âm kháng quinolone

    Paterson DL. “Collateral damage” from cephalosporin or quinolone antibiotic

    therapy. Clin Infect Dis. 2004 May 15;38 Suppl 4:S341-5. doi: 10.1086/382690. PMID: 15127367.

    Tăng sử dụng kháng sinh carbapenem

    Global Antibiotic Resistance Partnership – Vietnam, 2008

    Tăng sử dụng carbapenem, gia tăng kháng Ceftazidim của acinebacter

    Global Antibiotic Resistance Partnership – Vietnam, 2008

        • 310 bệnh nhân

    Hình 4. Tỷ lệ kê đơn các nhóm kháng sinh

    Đinh Thị Thúy Hà, TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 501 – THÁNG 4 – SỐ 1 –

    2021

    Tăng sử dụng kháng sinh và tỷ lệ kháng thuốc

    Tăng sử dụng cephalosporin, gia tăng kháng của E coli

    1-1-1990 đến 31-8-2012

    Nguyen et al. BMC Public Health 2013, 13:1158 http://www.biomedcentral.com/1471-2458/13/1158

    Các cơ chế kháng KS của vi khuẩn gram âm

    An overview of the antimicrobial resistance mechanisms of bacteria. AIMS Microbiol. 2018; 4(3): 482–501. doi: 10.3934/microbiol.2018.3.482

    Enterobacteriaceae

    Tiến hoá của β-lactamases

    2 nhóm này hoạt động thuỷ phân theo 2 con đường khác nhau.

    Table 1.2. Functional classification of β-lactamases according to the Ambler system.

    β-lactamase type Ambler sub-class Examples

    Phân loại khác:

    1. β-lactamases phổ hẹp: PNC, cepha thế hệ 1,2
    2. β-lactamases phổ rộng: (ESBL): tất

    cả trừ carbapenem

    1. Carbapenemase

    Serine β-lactamases

    Metallo-β-lactamases (Class B)

    Class A TEM-1, SHV-1, KPC-2

    Class C DHA-1, CMY-1

    Class D OXA-48

    Class B1 NDM-1, IMP-1, VIM-2

    Class B2 CphA, SFH-1

    Class B3 GOB-11, L1

    Understanding the evolution and biogenesis of the β-lactamase superfamily in Enterobacteriaceae, Doctor of Philosophy at Monash University in October 2022

    Enterobacteriaceae

    ESBL tại Việt Nam

    Hospital E. coli Klesiella sp.
    Bach Mai 18.0 (175/970) 3.0 (3/99) (isolated from blood)
    NHTD 54.7 (64/117) 72.7 (176/242)
    NHP 37.6 (146/388) 51.3 (294/573)
    TB 23.4 (11/47) 7.0 (21/298)
    Viet Duc 57.3 (63/110) 48.5 (16/33)
    Saint Paul 31.7 (52/164) 41.2 (42.102)
    Thanh Nhan 41.2 (7/17) 12.5 (1/8)
    Hue 33.9 (103/304) 37.5 (69/184)
    Da Nang 23.9 (112/468) 13.2 (58/438)
    Binh Dinh 35.8 (210/586) 54.3 (227/418)
    Children I 38.1 (275/722) 54.1 (392/724)
    Dong Thap 14.7 (78/531) 25.0 (56/224)
    Cho Ray 49.0 (25/51) 58.2 (139/239)
    HTD 34.8 (24/69) 20.5 (9/44)

    100

     

    090

    080

    070

    060

    050

    040

    030

    020

    010

    000

    Global Antibiotic Resistance Partnership – Vietnam, 2008

    2022 2023

    6 tháng/2023, BVNĐ1, n =181

    Enterobacteriaceae

    ESBL

    Blood stream Infection (BSI)

    Countries K. pneumoniae E. coli

    Mean Range Mean Range
    Indonesia Ceftriaxon 73.5 68.0–78.3 72.3 67.0–76.7
    Ceftazidime 69.4 64.0–74.8 58.7 53.0–64.3
    Cefotaxime 80.0* 68.0–88.2* 87.3 78.0–93.2
    Malaysia Ceftriaxon 33.3 31.0–35.3 25.5 24.0–27.3
    Ceftazidime 33.1 32.0–34.3 18.5 18.0–19.5
    Cefotaxime 35.3 34.0–36.6 27.3 26.0–28.5
    Phillippines Ceftriaxon 55.1 52.0–57.8 33.8 31.0–36.6
    Ceftazidime 50.8 48.0–53.6 26.2 24.0–28.8
    Cefotaxime 57.6 54.0–61.1 40.7 37.0–44.7
    Thailand Ceftriaxon 27.9 24.0–32.3 36.1 33.0–39.0
    Ceftazidime 29.6 25.0–34.3 19.3 17.0–21.9
    Cefotaxime 27.7 24.0–32.2 36.8 34.0–39.9
    Myanmar Ceftriaxon 80.0 58.0–91.9 82.1 67.0–91.0
    Ceftazidime NA NA 75.0 53.0–88.8
    Cefotaxime 92.9 69.0–99.6 77.4 60.0–88.6
    Laos Ceftriaxon 30.6 18.0–46.9 45.9 37.0–55.2
    Ceftazidime 76.9 50.0–91.8 44.6 33.0–56.7
    Cefotaxime NA NA NA NA

    Table 4

    2012

    Prevalence (%) of extended-spectrum β-lactamase-producing Enterobacteriaceae. Country ICU isolates Non-ICU isolates All isolates

    New Zealand 0 0 0
    Philippines 58.8 27.5 36.8
    Singapore 17.2 21.2 19.8
    Thailand 44.4 45.3 45.2
    Vietnam 81.0 43.8 55.1
    Overall 43.8 37.6 39.4

    ICU, Intensive Care Unit.

    Kiratisin P, COMPACT II study. Int J Antimicrob Agents. 2012 Apr;39(4):311-6.

    Sunaíno S, et al. Extended spectíum beta lactamase (ESBL)- píoducing Escheíichia coliand Klebsiella pneumoniae in Indonesia and South East Asian countíies: GLASS Data 2018. AIMS Micíobiol. 2023.

    2018

    Pseudomonas aeruginosa Acinetobacter baumannii

    Nước P aeruginosa A. baumannii Gr âm khác
    New Zealand P 10.3 12.5
    Philippines 31.1 25.0 2.9
    Singapore 23.3 90.5 4.2
    Thailand 28.7 76.3 0.4
    Vietnam 46.7 89.5 5.6

    BV NĐ1, 2023

    P aeruginosa kháng carbapenem 35%

    A baumannii kháng carbapenem 77%

    Kiratisin P, COMPACT II study. Int J Antimicrob Agents. 2012 Apr;39(4):311-6.

    Enterobacteriaceae

    Nguyên tắc điều trị

    DOI: https://doi.org/10.1128/CMR.00003-20

    Enterobacteriaceae

    Chọn kháng sinh kháng carbapenem

    CRAB ESBLs CRPA

    non-MBL

    CRE

    non-CP

    CRE-KPC CRE-OXA-48 CRE-MBL
    New antibiotics

    Ceftolozane-tazobactam

    No Yes Yes No No No No
    Ceftazidime-avibactam No Yes Yes þ/e Yes Yes No
    Meropenem-vaborbactam No Yes No þ/e Yes No No
    Imipenem-cilastatin/ relebactam No Yes Yes þ/e Yes No No
    Plazomicin Eravacycline Cefiderocol No Yes Yes Yes Yes Yes þ/e No Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes þ/e Yes Yes
    Old antibiotics

    Polymyxins

    Yes Yes Yes Yes Yes Yes Yes
    Aminoglycosides þ/e þ/e þ/e þ/e þ/e þ/e þ/e
    Fosfomycin iv No Yes þ/e þ/e þ/e þ/e þ/e
    Aztreonam No No þ/e No No No þ/e
    Tigecycline Yes Yes No Yes Yes Yes Yes
    Temocillin No Yes No No þ/e No No

    M. Paul et al. / Clinical Microbiology and Infection 28 (2022) 521e547

    Ceftazidime- Avibactam Trẻ từ 3 tháng

    Các hướng dẫn điều trị

      1. Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections
      2. M. Paul et al. / Clinical Microbiology and Infection 28 (2022) 521e547
      3. Guidelines for the diagnosis, treatment, prevention and control of infections caused by carbapenem- resistant gram-negative bacilli. China 2023
      4. Indian 2022: Guidance on Diagnosis & Management of Carbapenem Resistant Gram-negative Infections
    1. Nhiễm khuẩn tiết niệu ESBL-E

    Enterobacterales sinh ESBL

    Viêm bàng quang không biến chứng TMP- SMX, Nitrofuratoin (hiệu quả) Levo, Cipro, carbapenem

    1 liều AG

    Viêm đài bể thận

    Levofloxacin, Ciprofloxacin hay TMP- SMX Carbapenem hay AG (đủ liều)

    Nitrofuratoin không đủ nồng độ thuốc trong thận

    • Không dùng Amox-a Clav vì tỷ lệ thành công thấp, thay đổi vi khuẩn thường trú
    • Doxycyline không có bằng chứng

    Infectious Diseases Society of America 2022 Guidance on the Treatment of Extended-Spectrum β- lactamase Producing Enterobacterales (ESBL-E), Carbapenem-Resistant Enterobacterales (CRE), and Pseudomonas aeruginosa with Difficult-to-Treat Resistance (DTR-P. aeruginosa). Clin Infect Dis. 2022 Aug 25;75(2):187-212. doi: 10.1093/cid/ciac268. PMID: 35439291; PMCID: PMC9890506.

    Nhiễm khuẩn ngoài tiết niệu ESBL-E

    Enterobacterales sinh ESBL

    Carbapenem (mero, Imi, erta)

    Nặng hay giảm albumin (2,5)

      • Meropenem
      • Imipenem

    Erta gắn albumin cao, giảm alb làm giảm nồng độ thuốc, tử vong tăng 5 lần

    Sau đó có thể xuống thang bằng Levofloxacin, Ciprofloxacin hay Trimethoprim-sulfamethoxazole

    Không

    • Cefepime: ESBL phá huỷ, test không chính xác
    • PIP/TAZO: Tazo hiệu quả

    giảm, tử vong cao

    • Beta lactam/chat ức chế: dành cho đa kháng

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    Điều kiện xuống thang: Nhạy, ổ nhiễm kiểm soát, huyết động ổn, hấp thu tốt

    1. Nhiễm trùng đường tiểu do Gram âm kháng carbapenem (CRE)

    CRE

    Viêm bàng quang không biến chứng

    TMP- SMX, Nitrofuratoin, Levofloxacin, Ciprofloxacin,

    Colistin, AG 1 liều

    Viêm đài bể thận

    Levofloxacin, Ciprofloxacin hay TMP- SMX, AG

    Ceftazidime- avibactam, meropenem-vaborbactam, imipenem-cilastatin-relebactam, cefiderocol

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    Nhiễm trùng ngoài đường tiểu Gram âm kháng carbapenem

    CRE không có thực hiện được test carbapenemase

    Ceftazidime-avibactam, meropenem-vaborbactam, và imipenem-cilastatin-relebactam

    Nghi metallo: Cefiderocol hay Cef/avi+ Atreonam

    Carbapenemase: blaKPC (86%)

    • Ceftazidime-avibactam có hoạt tính hầu hết KPC-và OXA48
    • Meropenem-vaborbactam & imipenem-cilastatin-relebactam KPC, không OXA-48
    • Tất cả không có tác dụng metallo-β- lactamase (NDM)

    “Ceftazidime-avibactam không có hoạt tính trên các chủng sinh men metallo-β-lactamase (MBL)”

    ESCMID 2022:

    • không có bằng

    chứng

    imipenem-cilastatin-

    relebactam

    • Khi kháng tất cả: Cefiderocol
    • Khi kháng đơn trị: Cef-avi+ aztreonam

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    Cơ chế kháng của vi khuẩn gram âm

    Meropenem- vaborbactam, Imipenem-cilastatin- relebactam chỉ KPC

    Ceftazidime- avibactam cả KPC và OXA48

    Nhiễm trùng ngoài đường tiểuGram âm kháng carbapenem

    Gram âm đa kháng

    KPC

    Metallo-β-lactamase

    NDM

    OXA48 CRE

      1. Ceftazidim-avibactam 2.Cefiderocol
    • Mero/vabo và Imi/rele

    không hoạt OXA48

    tính

    với

    1. Ceftazidim- avibactam + aztreonam
    2. Cefiderocol

    Theo thứ tự khuyến cáo

    1. Meropenem- vaborbactam
    2. Ceftazidime-

    avibactam,

    1. Imipenem-cilastatin- relebactam
    2. Cefiderocol

    Khi không còn thuốc khác:

    1. Tigecycline 2.Eravacycline Không dùng NTH và NT tiểu (vào mô nhanh), liều cao

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    • NDM không thuỷ phân aztreonam
    • Atreonem lại bị phân huỷ

    bởi khác

    các

    carbapenemase

    Tỷ lệ chửa khỏi (85%), tử vong (12%) và kháng thấp nhất với mero/vabo

    Nhiễm trùng Gram âm kháng carbapenem
    Question 3.10: What is the role of polymyxins for the treatment of infections caused by CRE?

    • 2 tháng 25 ngày, Nằm viện từ lúc sanh
    • Viêm phổi thở máy tại BV.
    • Kết quả kháng sinh đồ
    • Điều trị: Meropenem + Colistin

    Suggested approach: Polymyxin B and colistin are not suggested for the treatment of infections caused by CRE. Colistin can be considered as an alternative agent for uncomplicated CRE cystitis.

    “Ceftazidime-avibactam không có hoạt tính trên các chủng sinh men metallo-β-lactamase (MBL)”

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    Nhiễm trùng Gram âm kháng carbapenem

    Vi khuẩn Gram-âm đa kháng: Colistin kết hợp với carbapenem, fluoroquinolon, rifampicin

    • 2 tháng 25 ngày, Nằm viện từ lúc sanh
    • Viêm phổi thở máy tại BV.
    • Kết quả kháng sinh đồ
    • Điều

    Colistin

    trị:

    Meropenem

    +

    Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

    (ban hành kèm theo quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015)

    Question 3.11: What is the role of combination antibiotic therapy for the treatment of infections caused by CRE?

    Suggested approach: Combination antibiotic therapy (i.e., the use of a β-lactam agent in combination with an aminoglycoside, fluoroquinolone, tetracycline, or polymyxin) is not suggested for the treatment of infections caused by CRE.

    “Ceftazidime-avibactam không có hoạt tính trên các chủng sinh men metallo-β-lactamase (MBL)”

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    CRE: colistin + Meropenem là lựa chọn cuối cùng

      • 2016-2018, châu Âu
      • 198 BN colistin (9 triệu Đv, 4,5 mỗi 12 giờ: 43,4%
      • 208 BN, Meropenem 2 g mỗi 8 giờ 45,2%
      • Đơn trị với Colistin:
    1. Nồng độ thuốc thay đổi, khó đạt ngưỡng điều trị
    2. Liều cao đạt ngưỡng gần với liều độc thận
    3. Khổng đủ nồng độ thuốc trong phổi
    4. Kháng colistin đã ghi nhận

    Paul M, Daikos GL, Durante-Mangoni E, Yahav D, Carmeli Y, Benattar YD, et al. Colistin alone versus colistin plus meropenem for

    treatment of severe infections caused by carbapenem-resistant Gram-negative bacteria: an open-label, randomised controlled trial.

    Lancet Infect Dis. (2018) 18:391–400. doi: 10.1016/S1473-3099(18)30099-9

    CRE: kết hợp Colistin và carbapenem

    Tử vong

    PICO question 4. should polymyxin combination therapy be preferred over polymyxin monotherapy for treatment of CRGNB infections?

    Cải thiện LS

      • Recommendation: Polymyxin combination therapy is recommended as a preferential choice over monotherapy for treating CRGNB infections in patients who requires polymyxin treatment (strong recommendation, moderate- quality evidence).
        • Polymyxin và carbapenem khi CRGNB nếu meropenem MIC <8 mg/L với CRE và 32 mg/L với CRAB.

    Sạch khuẩn

    Guidelines for the diagnosis, treatment, prevention and control of infections caused by carbapenem-resistant gram-negative bacilli. China 2023

    Figure 12-1. Enteric Bacilli: Bacilli and Pseudomonas With Known Susceptibilities (See Text for Interpretation)

    Tier 1

    Ampicillin IV (amoxicillin PO)

    Tier 2

    Trimethoprim/sulfamethoxazole IV and PO

    Cephalosporin (use the lowest generation susceptible)

    • First: cefazolin IV (cephalexin PO)
    • Second: cefuroxime IV and PO
    • Third: cefotaxime/ceftriaxone IV (cefdinir/cefixime PO)
    • Fourth: cefepime IV (no oral fourth generation)

    Tier 3

    Carbapenem IV (no PO)

    • Meropenem/imipenem IV
    • Ertapenem IVa,b

    Aminoglycoside IV (no PO)

    • Gentamicin IV
    • Tobramycin IV
    • Amikacin IVa,b

    Combination beta- lactamase inhibitor

    • Piperacillin/ tazobactam IV (no PO)b

    Tier 4

    Ceftazidime/avibactam IV (no PO) (for carbapenem-resistant Klebsiella)c

    Tier 5

    Tier 6

    Abbreviations: ESBL, extended-spectrum beta-lactamase; IV, intravenous; PO, orally; SPICE, Serratia, indole-positive

    Proteus, Citrobacter, Enterobacter.

    Polymyxins: colistin IV (no PO)

    Fluoroquinolone: ciprofloxacin IV and POb,d

    ESBL-carrying bacilli considered resistant to all third- and fourth-generation cephalosporins

    -AmpC inducible SPICE pathogens and Pseudomonas usually susceptible to cefepime (fourth generation) but resistant to third generation

    Approach to Antibiotic Therapy for Drug-Resistant Gram-negative Bacilli & MRSA

    12

    HO O P

    O

    OH

    Updates available at www.aap.org/

    Nelsons

    John D. Nelson, MD

    Emeritus

    Elizabeth D. Barnett, MD Joseph B. Cantey, MD, MPH David W. Kimberlin, MD Paul E. Palumbo, MD

    Jason Sauberan, PharmD

    J. Howard Smart, MD William J. Steinbach, MD Contributing Editors

    Nelson’s Pediatric Antimicrobial Therapy

    29th Edition

    John S. Bradley, MD

    Editor in Chief

    2023

    4. P. aeruginosa kháng thuốc khó điều trị

    DTR(2018): Kháng hết tất cả KS piperacillin-tazobactam, ceftazidime, cefepime, aztreonam, meropenem, imipenem-cilastatin, ciprofloxacin, levofloxacin.

    Difficult to treat resistance (DTR): Resistance to all b-lactams, including carbapenems, b- lactamase inhibitor combinations and fluoroquinolones

    Carbapenemase (BlaVIM)

    Guiana extended-spectrum beta- lactamase Vietnamese extended-spectrum beta- lactamase [VEB]

    ESBL

    (Blaoxa10) AmPC

    Bơm ra ngoài (Mex AB porrM

    Giảm tinh thấm

    Thay đổi PBP

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    P. aeruginosa kháng thuốc khó điều trị

    20% – 60% P. aeruginosa kháng carbapenem, nhưng nhạy b- lactam khác

    P. aeruginosa kháng thuốc/ kháng khó điều tíị

    Còn nhạy β-lactam, Quinolone, carbapenem: dùng thuốc này liều cao, truyền kéo dài

    Metalo-beta lactamase:

    Cefiderocol

    Ceftolozane-tazobactam, ceftazidime-avibactam, imipenem-cilastatin- relebactam, Cefiderocol

    ESCMID 2022: Ceftolozane-tazobactam

    Không có vai trò của KS khí dung

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    1. Carbapenem Resistant Pseudomonas aeruginosa

    Treatment Options

      1. Use a β-Lactam (ceftazidime or cefepime) or β-lactam-β-lactamase inhibitor combination (piperacillin-tazobactam or cefoperazone- sulbactam) if in-vitro susceptibility is demonstrated
      2. Aminoglycosides (if in-vitro susceptibility is demonstrated)
      3. Polymyxins (for infections in which no other treatment option is available)
    • For patients with severe infections caused by CRPA susceptible in vitro only to polymyxins, aminoglycosides, or fosfomycin, a combination therapy is suggested. Polymyxins plus other agent to which organism has demonstrated susceptible MIC or in intermediate range or SDD (susceptible dose dependent) can be used in such scenario. (Consultation with an Infectious Disease Physician or a physician having experience in treating such infections is advised)

    Indian 2022: Guidance on Diagnosis & Management of Carbapenem Resistant Gram-negative Infections

    CRAB

    Khó khăn với CRAB:
      1. Tạm trú tại đường hô hấp, đo đó phân lập được không chắc tác nhân gây bệnh hay tạm trú tại đây.
    CRAB kháng carbapenem gần như kháng hết các KS hiện nay, đo đó chọn lựa khó khăn.
        • Kháng tạo: OXA carbapenemases (OXA- 24/40, OXA-23), metallo-β-lactamases, serine carbapenemases (e.g., Acinetobacter baumannii– derived cephalosporinases)
        • Kháng Aminoglycoside: qua methyltransferases
        • Kháng quinolone qua các đột biến của NST
    Chưa có phác đồ chuẩn nào hiệu qủa với CRAB

    CRAB: không có 1 phác đồ đơn trị nào

    1. Tiếp cận điều trị: phối hợp ampicillin-sulbactam với ít nhất 1 thuốc khác

    9. Khí dung Ks: không

    1. Phối hợp KS (polymyxin b, minocycline, tige,

    cefiderocol): 2 KS cho đến

    khi cải thiện

    8.Rifampicin Không

    5. Vai trò của dẫn xuất tetracycline: minocycline và tigecycline liều cao

    CRA B

    6. Cefiderocol

    Khi kháng hay không dung nạp tất cả, phối hợp KS khác

    7. Meropenem và Imipenem truyền kéo dài:

    không

    1. Vai trò của ampicillin-sulbactam: liều cao là 1 thành phần của

    điều trị, dù có kháng ampicillin

    1. Vai trò của Polymyxin: dùng kết hợp KS khác, không có lợi khi

    MIC > 2,

    phối hợp 1 chất khác

    Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    4. Carbapenem-resistant Acinetobacter baumannii Question 4.1: What is the antibiotic of choice for CRAB? Recommendations

    For patients with CRAB susceptible to sulbactam and HAP/VAP, we suggest ampicillin-sulbactam (conditional recommenda- tion, low certainty of evidence).

    For patients with CRAB resistant to sulbactam, a polymyxin or

    high-dose tigecycline can be used if active in vitro. Lacking evi- dence, we cannot recommend on the preferred antibiotic.

    We conditionally recommend against cefiderocol for the treat- ment of infections caused by CRAB (conditional recommen- dations against use, low certainty of evidence).

    Clinical Microbiology and Infection 28 (2022) 521e547

    Question 4.2: Should combination therapy be used for the treatment of CRAB?

    Recommendations

    For all patients with CRAB infections, we do not recommend polymyxin-meropenem combination therapy (strong recom- mendation against use; high certainty of evidence) or poly- myxin-rifampin combination therapy (strong recommendation against use, moderate certainty of evidence).

    For patients with severe and high-risk CRAB infections, we suggest combination therapy including two in vitro active anti- biotics among the available antibiotics (polymyxin, amino- glycoside, tigecycline, sulbactam combinations) (conditional recommendation for use, very low certainty of evidence).

    For patients with CRAB infections with a meropenem MIC <8 mg/L, we consider carbapenem combination therapy, using high-dose extended-infusion carbapenem dosing, as good clin- ical practice (good practice statement).

        1. Carbapenem Resistant Non- Enterobacterales (Acinetobacter baumanii, Pseudomonas aeruginosa)
          1. Carbapenem Resistant Acinetobacter baumannii (CRAB)

    Treatment Options

            1. High dose sulbactam (6-9g/day) on its own or as ampicillin-sulbactam (if susceptible) or cefoperazone-sulbactam (1g/1g).
            2. Polymyxins (use colistin instead of polymyxin B for UTI)
            3. Minocycline
            4. Tigecycline (do not use for UTI)
            5. Other agents like trimethoprim-sulfamethoxazole, aminoglycosides, if

    susceptible Combination therapy with at least two active agents (include high dose sulbactam even if non-susceptible), whenever possible, is suggested for the treatment of moderate to severe CRAB infections

    Indian 2022: Guidance on Diagnosis & Management of Carbapenem Resistant Gram-negative Infections

            1. S. maltophilia

    Gen kháng thuốc: metallo β-lactamase, L2 serine β- lactamase

    S. maltophilia

    2 trong các kháng sinh sau:

    TMP-SMX, minocyclin, tigecycline, levofloxacin cefiderocol

    Phối hợp ceftazidime-avibactam và aztreonam

    Không Ceftazidime “Ceftazidime-avibactam không có hoạt tính trên Stenotrophomonas maltophilia” Infectious Diseases Society of America 2023 Guidance on the Treatment of Antimicrobial Resistant Gram-Negative Infections

    Thời gian điều trị

    Table 6: Duration of therapy for common clinical syndromes

    Clinical Syndromes Duration of therapy
    Ventilator associated pneumonia or hospital acquired pneumonia 7-10 days
    Complicated urinary tract infections 10 days
    Catheter associated UTI 5-7 days
    Intra-abdominal infections 4-7 days
    Central line associated blood stream Infections 10 ays

    *Removal of catheter or central line is strongly recommended if infection with an MDR organism is confirmed

    Indian 2022: Guidance on Diagnosis & Management of Carbapenem Resistant Gram-negative Infections

    Kết luận

    MDRGN ngày càng nhiều, một phần lạm dụng hay dùng kháng sinh không phù hợp

    Tối ưu việc dùng kháng sinh trong BV là quan trọng, cung cấp MIC và gen kháng

    thuốc giúp cải thiện chọn lựa kháng sinh

    Cần có các HD cập nhật cho sử dụng KS trong nhiễm gram âm đa kháng từng quốc gia hay đơn vị điều trị

     

  • Cơn tăng huyết áp khẩn cấp ở ngưởi trưởng thành

    Cơn tăng huyết áp khẩn cấp

    UpToDate

    8/27/2022

    Table of Contents

    1. Giới thiệu và định nghĩa 2
    2. Đánh giá 2
    3. Điều trị 3
      1. Các tiếp cận chung
      2. Tốc độ hạ huyết áp nhanh đến mức nào là phù hợp 4
      3. Mục tiêu hạ huyết áp 5
      4. Các chiến lược điều trị 5

    Khi nào nên hạ huyết áp theo thời gian tính bằng nhiều giờ 5

    Khi nào nên hạ huyết áp theo thời gian tính bằng nhiều ngày 6

    Giới thiệu và định nghĩa

    Tăng huyết áp nặng trên người trưởng thành (thường thường được định nghĩa là huyết áp tâm thu ≥180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥120 mmHg) có thể gây ra nhiều biến chứng đe dọa tính mạng. Các biến chứng này bao gồm: bệnh não tăng huyết áp, xuất huyết võng mạc, phù gai thị, hoặc tổn thương thận cấp và bán cấp.

    Xuất hiện nhiều và phổ biến hơn, đó là các bệnh nhân tăng huyết áp nặng nhưng chỉ có triệu chứng tương đối nhẹ hoặc hoàn toàn không hề có triệu chứng mặc dù huyết áp của họ đang trong ngưỡng “nặng” (ví dụ như ≥180/≥120 mmHg), thường thường chỉ đau đầu nhẹ nhưng không hề có triệu chứng của việc tổn thương cơ quan đích. Các kiểu tăng huyết áp nặng không triệu chứng này thỉnh thoảng còn được gọi với cái tên là tăng huyết áp khẩn cấp, và cũng như

    tăng huyết áp cấp cứu, nó thường xẩy ra trên

    Bảng 1: các bước đo huyết áp chuẩn

    các bệnh nhân không chịu tuân thủ thuốc điều trị huyết áp hoặc không chịu tuân thủ chế độ ăn giảm mặn.

    Bài này sẽ tóm tắt lại cách điều trị tăng huyết áp khẩn cấp. Các khuyến cáo bên dưới bài chỉ áp dụng cho các bệnh nhân không có tổn thương

    cơ quan đích cấp hoặc tổn thương cơ quan đích đang tiến triển.

    Đánh giá

    Điểm quan trọng bậc nhất khi đánh giá một bệnh nhân tăng huyết áp nặng là phải loại trừ cho bằng được tổn thương cơ quan đích cấp tính hoặc đang tiến triển, bởi vì khi đó sẽ không còn là tăng huyết áp khẩn cấp nữa mà sẽ là tăng huyết áp cấp cứu.

    Thêm nữa, tăng huyết áp nặng nên được xác định nhanh bằng cách đo huyết áp lặp lại nhiều lần và phải đo đúng chuẩn. (như bảng 1)

    Các bước quan trọng để đo huyết áp đúng chuẩn Các hướng dẫn chuyên biệt
    Bước 1: chuẩn bị bệnh nhân phù hợp
    1. Bệnh nhân ngồi ghế có tựa lưng, thư giản

    >5 phút

    1. Bệnh nhân nên tránh caffe, thể thao, hút thuốc ít nhất 30 phút trước đo
    2. Đảm bảo bệnh nhân có bàng quang trống
    3. Cả bệnh nhân và người đo không được trò chuyện với nhau trong suốt thời gian bệnh nhân thư giản và suốt thời gian đo
    4. Cởi tất cả các đồ đạc tại vị trí quấn bao huyết áp
    5. Việc đo huyết áp thực hiện khi bệnh nhân đang ngồi hoặc đang nằm trên bàn thăm

    khám

    Bước 2: sử dụng kỹ thuật chuẩn để đo huyết áp
    1. Sử dụng thiết bị đo huyết áp đã được chứng nhận và được kiểm tra thừng xuyên định kỳ
    2. Hỗ trợ tay bệnh nhân (vd đang ngồi ghế)
    3. Vị trí chính giữa của bao quấn nên ngang
    mức nhĩ phải (điểm giữa xương ức)

    1. Sử dụng bao quấn có kích thước chuẩn
    2. Cả màng và chuông của ống nghe đều có thể được sử dụng để ghi nhận tiếng mạch
    Bước 3: tiến hành đo
    1. Trong lần khám đầu tiên, đo huyết áp cả 2 tay và ghi nhận giá trị huyết áp ở tay cao hơn
    2. Đo lập lại sau 1-2 phút
    3. Bắt mạch, tại vị trí mất mạch bơm thêm 20- 30mmHg rối đặt ống nghe
    4. Xả cuff với tốc độ 2mmHg mổi giây và nghe tiếng Korotkoff
    Bước 4: ghi nhận chỉ số huyết áp chính xác 1. Ghi nhận huyết áp tâm thu và tâm trương. Ghi nhận huyết áp tâm thu tại vị trí nghe được tiếng Korotkoff đầu tiên, ghi nhận

    huyết áp tâm trương tại vị trí biến mất tiếng Korotkoff.

    Bước 5: đọc giá trị trung bình 1. Sử dụng giá trị trung bình của 2 lần đo trong 2 lần đến thăm khám để quyết định

    mức huyết áp

    Bước 6: trả kết quả đọc cho bệnh nhân

    Điều trị

    Cho đến hiện giờ điều trị tối ưu cho các bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp vẫn chưa được là rõ ràng. Các dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy điều trị bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp ngoại trú không hiệu quả và họ thường bỏ việc tái khám điều trị. Thêm nữa, nhiều bệnh nhân trong các bệnh nhân này đã quay lại nhập cấp cứu chỉ trong vòng 3 tháng với tình trạng huyết áp không kiểm soát nổi.

    Các tiếp cận chung – có nhiều câu hỏi đã được đặt ra xung quanh việc điều trị bệnh nhân tăng huyết áp khẩn cấp như:

    • Huyết áp nên hạ nhanh nhưng với tốc độ như thế nào? – huyết áp nên hạ thấp với tốc độ tính bằng giờ đến ngày, tốc độ hạ nên chậm hơn nữa có thể nên thực hiện trên các bệnh nhân lớn tuổi, là các bệnh nhân rất nhạy cảm dễ bị thiếu máu tim hoặc não nếu huyết áp hạ quá nhanh.
    • Mức huyết áp mục tiêu là bao nhiêu khi hạ trong khoảng thời gian vừa nêu? – huyết áp thường thường nên được hạ xuống

    <160/<100 mmHg. Tuy nhiên, áp lực động mạch trung bình không nên bị hạ thấp hơn ngưỡng 25-30% trong 2 đến 4 giờ đầu. Do đó, huyết áp mục tiêu ngắn hạn trong vài giờ đầu có thể cần phải trên 160/100 mmHg ở các bệnh nhân có mức huyết áp rất cao.

    Cách tiếp cận này không được nghiên cứu quá rõ ràng và chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm. Với dài hạn, huyết áp nên được giảm nhiều hơn (ví dụ <140/<90 mmHg hoặc <130/<80 mmHg)

    • Mục tiêu huyết áp này nên đạt được bằng cách nào? – chiến lược hạ huyết áp trên các bệnh nhân này sẽ phụ thuộc vào câu hỏi liệu bệnh nhân nên được hạ huyết áp nhanh đến cỡ nào, hạ trong thời gian tính bằng giờ hay hạ trong thời gian tính bằng ngày. Cần biết thêm, việc chuyển bệnh nhân đến một nơi

    yên tĩnh nghỉ ngơi là đã có thể hạ huyết áp từ 10-20mmHg hoặc thậm chí nhiều hơn nữa.

      • Nếu huyết áp cần được hạ với thời gian tính bằng giờ, thì vài bác sỹ sẽ chọn clonidine hoặc captopril đường uống, tuy nhiên hiệu quả rất biến đổi. Ngược lại, vài bác sỹ lại thích dùng các thuốc tác dụng dài (ví dụ như amlodipine, chlorthalidone) và hẹn tái khám lại sau 1-2 ngày.
      • Nếu huyết áp cần được hạ với thời gian tính bằng ngày, tiếp cận của chúng tôi sẽ tùy thuộc vào tình huống đấy là gì. Nhìn chung, điều trị sẽ là tiếp tục thuốc huyết áp đang có (ở các bệnh nhân không tuân thủ điều trị), hoặc thêm thuốc trên toa có sẵn.

    Tốc độ hạ huyết áp nhanh đến mức nào là phù hợp

    Tốc độ hạ nhanh đến cỡ nào mà vẫn đem lại sự an toàn vẫn còn đang bị tranh cãi và cho tới nay vẫn chưa có một bằng chứng y khoa nào đủ mạnh để thống nhất việc này. Trên bệnh nhân không có triệu chứng, lời khuyên vẫn là hạ từ từ với thời gian tính bằng giờ đến ngày.

    Lời khuyên trên bắt nguồn và mong muốn đạt được sự cân bằng giữa 2 thành tố:

      1. Các yếu tố biến cố nguy cơ có thể xẩy ra (nhồi máu não, tổn thương thận cấp, nhồi máu cơ tim) nếu huyết áp hạ quá nhanh hoặc hạ dưới ngưỡng tự điều chỉnh của

    cơ thể để duy trì tình trạng tưới máu mô

      1. Nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch tức thì khi tình trạng huyết áp tăng lên quá cao.

    Chẳng có một bằng chứng lợi ích nào cho thấy từ việc hạ huyết áp nhanh trên bệnh nhân không triệu chứng, và hầu hết các bệnh nhân nhập viện

    đều có thể điều trị ngoại trú. Các nghiên cứu sau đây đã mô tả điều đó:

    • Một nghiên cứu hồi cứu với 59,535 bệnh nhân, nhập viện với tăng huyết áp nặng không triệu chứng, người ta không thấy có lợi ích gì giữa nhóm bệnh nhân nằm cấp cứu với nhóm bệnh nhân điều trị tại nhà. Vào tháng thứ 6 của nghiên cứu, tỷ lệ các biến cố tim mạch nặng thấp tương đương ở cả 2 nhóm bệnh nhân (0.9 percent), và nhóm bệnh nhân điều trị tại nhà có tỷ lệ nhập viện 30 ngày thấp hơn (48 versus 59 percent). Mặc dù tỷ lệ kiểm soát được huyết áp tốt hơn ở nhóm nhập cấp cứu, nhưng đến cuối tháng thứ 6 người ta chẳng ghi nhận được sự khác biệt gì.
    • Một nghiên cứu hồi cứu khác gồm 1016 bệnh nhân nhập khoa cấp cứu; 435được điều trị huyết áp bằng phương pháp khẩn cấp, nhóm khác gồm 581 bệnh nhân thì được điểu trị nhưng không khẩn cấp bằng. Không có sự khác biệt gì giữa 2 nhóm tại thời điểm 24 giờ và 30 ngày sau đó. Và cũng chẳng có sự khác biệt có ý nghĩa gì về tử vong tại thời điểm 30 ngày và 1 năm theo dõi.

    Ngược lại, việc điều trị hạ áp quá nhanh và quá cực đoan có thể gây ra thiếu máu não và thiếu máu cơ tim hoặc thậm chí tổn thương thận nếu huyết áp bị tụt xuống dưới ngưỡng tưới máu mô. Các biến cố này thường được quan sát thấy với việc điều trị bằng nifedipine ngậm dưới lưỡi mà thưỡng dẫn đến việc tụt huyết áp không thể kiểm soát và ngoài tầm dự đoán. Dĩ nhiên, không chỉ riêng nifedipine , các nhóm thuốc khác vẫn có thể gây hạ áp nhanh, mạnh và ngoài tầm dự đoán. Trong một nghiên cứu, 147 nhập viện với huyết áp tâm thu ≥220 mmHg hoặc tâm trương ≥120 mmHg được theo dõi sau

    khi cho uống thuốc huyết áp. Vào giờ thứ 5, huyết áp tâm thu đã tụt dưới <140 mmHg ở 30 bệnh nhân và <120 mmHg ở 9 bệnh nhân; 14 bệnh nhân (9%) bị tụt huyết áp dưới 100 mmHg. Clonidine chịu trách nhiệm cho sự tụt huyết áp cực đoan này.

    Các biến cố nguy cơ nên được cân nhắc kỹ trên từng cá thể bệnh nhân chuyên biệt khi quyết định việc nên hạ huyết áp nhanh đến cỡ nào. Ví dụ các bệnh nhân lớn tuổi sẽ là các cá thể có nguy cơ thiếu máu não và tim khi huyết áp hạ quá nhanh và/ hoặc quá nhiều. Trên các bệnh nhân có áp lực mạch lớn (ví dụ huyết áp tâm

    trương <90 mmHg và huyết áp tâm thu ≥180 mmHg) thì huyết áp mục tiêu ban đầu cần đạt được nên ở một tốc độ chậm hơn (có thể tính bằng tuần hoặc hơn nữa).

    Mục tiêu hạ huyết áp

    Ở người trưởng thành, mục tiêu hạ huyết áp nếu cần hạ trong thời gian ngắn là ≤160/≤100 mmHg. Tuy nhiên, trong vài giờ đầu, huyết áp trung bình không nên hạ thấp hơn 25 to 30 % so với ban đầu.

    Các chiến lược điều trị – Tất cả các bệnh nhân nên được đến phòng yên tĩnh để nằm nghỉ. Chỉ cần nằm nghỉ 30 phút thôi, huyết áp có thể giảm

    ≥20/10 mmHg trong 32% bệnh nhân. Nếu không hiệu quả thì lúc đó hãy cân nhắc đến việc dùng thuốc để hạ áp.

    Khi nào nên hạ huyết áp theo thời gian tính bằng nhiều giờ

    Bệnh nhân có các nguy cơ biến cố tim mạch khi huyết áp cao, bao gồm bệnh nhân có túi phình nội sọ hoặc túi phình động mạch chủ đã được chẩn đoán, sẽ là nhóm bệnh nhân nên hạ huyết áp tính bằng giờ.

    Có rất nhiều cách khác nhau để hạ huyết áp theo giờ bao gồm, nifedipine uống hoặc ngậm;

    nitrates, captopril, hoặc clonidine uống hoặc hydralazine; Tuy nhiên, nifedipine ngậm dưới lưỡi là chống chỉ định trong bối cảnh này và không nên sử dụng. Như đã lưu ý ở trên, thiếu máu tim hoặc não có thể xảy ra nếu hạ huyết áp quá cực đoan, và người ta thấy nó thường xuất hiện khi bác sĩ điều trị bằng nifedipine ngậm dưới lưỡi. Đây cũng là lý do chính viên nifedipine đã không được FDA Hoa Kỳ thông qua, và đó cũng là lý do nhiều bệnh viện đặc biệt là khoa cấp cứu cấm sử dụng thuốc này.

    Có sự khác biệt về chính sách của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong việc điều trị tăng huyết áp khẩn cấp. Ở vài nơi, chính sách bắt buộc huyết áp phải được điều trị và hạ thấp dưới ngưỡng tùy ý trước khi cho bệnh nhân xuất viện. Trên các bệnh nhân như vầy, 2 thuốc phổ biến được sử dụng là:

    • Clonidine uống
    • Captopril uống (nếu bệnh nhân không quá tải thể tích)

    Tuy nhiên, thình thoảng các thuốc hạ áp khác cũng có thể được sử dụng. Vài chuyên gia lại thích chọn các nhóm thuốc hạ áp tác dụng dài

    (loại dùng để trị tăng huyết áp mạn) hơn là chọn ưu tiên các thuốc tác dụng ngắn.

    Sau khi cho thuốc, bệnh nhân nên được theo dõi để đảm bảo sau vài giờ huyết áp giảm được từ 20-30 mmHg. Sau đó, một thuốc tác dụng dài nên được kê, và bệnh nhân có thể được cho về nhà để theo dõi và tái khám sau vài ngày. Huyết áp có thể giảm lâu hơn khi sử dụng thuốc captopril và có thể giảm nhiều hơn với các bệnh nhân xơ hóa động mạch thận.

    Một tiếp cận an toàn hơn đó là hãy thôi khoog dùng các thuốc tác dụng ngắn và khởi trị bằng thuốc tác dụng kéo dài (vd như amlodipine hay chlorthalidone) và theo dõi bệnh nhân trong 1-2

    ngày. Chiến lược này có thể ưu việt hơn việc ngay từ đầu sử dụng thuốc tác dụng ngắn, và có lẻ trong tương lai nó sẽ giúp nhìn nhận lại việc có nên sử dụng thuốc tác dụng ngắn trong điều trị ban đầu ở bệnh nhan tăng huyết áp nặng không triệu chứng.

    Khi nào nên hạ huyết áp theo thời gian tính bằng nhiều ngày

    Bệnh nhân mà không cần hạ huyết áp quá nhanh (tính bằng giờ như đã nêu trên), nên được hạ áp theo thời gian tính bằng ngày. Trên các bệnh nhân mà không tuân thủ điều trị, thì chỉ cần cho sử dụng tiếp thuốc đa có thường là đã đủ.

    Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp đã được điều trị trước đó – Trong số các bệnh nhân đã được điều trị huyết áp thì các điều sau đây có thể phù hợp với họ:

    • Tái sử dụng lại các thuốc huyết áp trước đó (nhưng tránh các thuốc gây tăng huyết áp dội như đồng vận alpha-2-trung ương, beta blockers liều cao) khi họ không tuân thủ điều trị.
    • Tăng liều thuốc hiện tại họ đang dùng hoặc thêm thuốc. Thực tế, chúng tôi quan sát thấy cách tăng liều thường được sử dụng hơn.
    • Thêm một thuốc lợi tiểu phù hợp chức năng thận, dặn dò bệnh nhân lại việc hạn chế muối mặn,

    Nhóm bệnh nhân không điều trị gì trước đó – với nhóm này sẽ có nhiều lựa chọn. Việc điều trị nên cân nhắc đến nguy cơ khi tăng huyết áp nặng kéo dài, và nguy có xuất hiện các biến cố mạch máu khi hạ áp quá nhanh.

    Tới hiện tại chưa có nghiên cứu nào khuyến cáo một thuốc đặc hiệu nào nên sử dụng trên nhóm

    bệnh nhân mà huyết áp họ nên hạ với thời gian tính bằng ngày. Nhóm thuốc CCB (không phải nifedipine), Beta-bloker, ACEi, ARB đều có thể sử dụng.

    Vài chuyên gia khởi trị bằng việc kết hợp thuốc hoặc dùng viên kết hợp. Nguyên lý cho việc này đó là hầu hết các bệnh nhân với huyết áp

    ≥20/10 mmHg huyết áp mục tiêu sẽ đòi hỏi cần nhiều hơn một thuốc huyết áp. Nếu, trên một bệnh nhân chưa điều trị gì, nhập viện với cơn

    tăng huyết áp khẩn cấp không triệu chứng, mục tiêu hạ áp nên được hạ theo ngày (hơn là theo giờ), và kết hợp thuốc nên được sử dụng. Cá nhân chúng tôi chọn sự kết hợp một CCB tác dụng dài cộng với mọt ACEI/ARB tác dụng dài. Việc chọn lựa của chúng tôi dựa trên nghiên cứu ACCOMPLISH, được thảo luận trong một bài khác.

    Không có nhiều khả năng cho việc kết hợp 2 thuốc tác dụng kéo dài ở liều thấp nhất gây ra việc hạ áp quá nhanh và cực đoan. Dĩ nhiên, khi kết hợp thuốc thì cần phải theo dõi sát bệnh nhân, bởi vì, tác dụng của hiệp đồng 2 thuốc đôi khi không xẩy ra trong vài ngày đầu, mà có thể lâu hơn, nếu không theo dõi sát huyết áp có thể hạ quá nhanh mà không hay biết.

    Theo dõi và follow-up – Bệnh nhân tăng huyết áp nặng không triệu chứng thường được điều trị tại khoa cấp cứu, do họ là các bệnh nhân cần được xét nghiệm để loại tổn thương cơ quan đích và họ cần được điều trị thuốc và theo dõi nhiều giờ. Dĩ nhiên, các bệnh nhân này vẫn có thể điều trị và theo dõi tại phòng khám nếu điều kiện theo dõi cho phép.

    Lý tưởng nhất, bệnh nhân nên được theo dõi vài giờ để đảm bảo huyết áp ổn định hoặc đang cải thiện dần. Nếu họ vẫn không có triệu chứng, thì họ có thể được chuyển sang điều trị lâu dài sao cho huyết áp mục tiêu ≤160/100 mmHg. Qua

    nhiều tuần lễ hoặc qua nhiều tháng sau, thuốc huyết áp nên được chỉnh lại để cố gắng đạt

    được mức huyết áp tối ưu nhất cho từng cá thể hóa bệnh nhân.

    THE END – THANK YOU