SỬ DỤNG PROCALCITONIN TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI

UPTODATE A Contents GIỚI THIỆU 2 LÝ DO SỬ DỤNG 2 SINH HỌC PROCALCITONIN (BIOLOGY PROCALCITONIN) 3 Tổng hợp 3 Động học 3 SỬ DỤNG PROCALCITONIN TRÊN LÂM SÀNG 4 Bảng 2: Ảnh hưởng của các yếu tố vi sinh và lâm sàng trên mức …

Đọc tiếp

ĐIỀU TRỊ THUYÊN TẮC PHỔI

Thuyên tắc phổi cấp là một bệnh có thể gây tử vong khá phổ biến với bệnh cảnh lâm sàng rất biến đổi.

Điều trị, tiên lượng và theo dõi bệnh nhân sẽ được nhắc lại trong bài này. Dịch tễ học, sinh lý bệnh, lâm sàng, chẩn đoán thuyên tắc phổi (PE) cũng như các thảo luận chi tiết hơn về kháng đông, tiêu sợi huyết trên các bệnh nhân PE sẽ được trình bày trong một bài khác.

Các tiếp cận được nhấn mạnh trong bài này, nhìn chung nhất quán với các chiến lược điều trị của nhiều hiệp hội quốc tế như American College of Chest Physicians, the American College of Physicians, the European Society of Cardiology, the European Respiratory Society, the American Society of hematology.

Đọc tiếp

ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG DA MÔ MỀM

Nhiễm trùng da và mô mềm là bệnh phổ biến và có mức độ nghiêm trọng biến thiên từ một nhiễm trùng mưng mủ nhẹ ngoài da đến nhiễm trùng hoại tử nặng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng này chỉ diễn ra ở bề mặt ngoài của da và được điều trị bằng chế độ chăm sóc tại chỗ và những liệu pháp kháng khuẩn. Tuy nhiên, những tình trạng khác như nhiễm trùng hoại tử thì đòi hỏi phải có sự kết hợp của cả nội khoa và can thiệp ngoại khoa. Nhanh chóng nhận ra và điều trị ngay chính là điểm tối thượng để hạn chế tàn phế và tử vong, do đó sự hiểu biết thấu đáo về bệnh nguyên thì thật sự cần thiết để điều trị tốt những ca nặng. Cũng thật sự quan trọng cho người bác sỹ để phân biệt việc viêm da và mô mềm nầy là từ tác nhân nhiễm trùng hay từ một tác nhân không nhiễm trùng nào đó. Hỏi bệnh sử kỹ càng và thăm khám tỉ mỉ là cần thiết để thu hẹp lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Trong nhiều tình huống, việc phết môi trường xung quanh và nuôi cấy là không đáng tin cậy , có thể làm cho bác sỹ lạc lối vì các bệnh nguyên cấy ra được dễ gây hiểu lầm là tác nhân gây bệnh trên bệnh nhân. Trong trường hợp vẫn còn nghi ngờ chẩn đoán, bác sĩ có thể tiến hành chọc hút, sinh thiết và thậm chí phẫu thuật thăm dò để cố gắng xác chẩn. Kinh điển, nhiễm trùng mô mềm thường có xuất phát điểm từ việc phá vỡ cấu trúc bảo vệ của lớp da bỏi những yếu tố ngoại sinh, hay sự lan ra của

Đọc tiếp

NHỮNG KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Nhiễm trùng bàn chân là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng trên người bị đái tháo đường. Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường (DFIs) thường khởi phát từ một vết thương, hầu hết là từ một vết loét tì đè do áp lực không nhận biết do các khiếm khuyết thần kinh ngoại biên (neuropathic ulceration). Trong khi tất cả các vết thương đều bị xâm nhập bởi nhiều loại vi sinh. Sự hiện diện của nhiễm trùng được xác định khi có >=2 triệu chứng của viêm hay vết thương có mủ. Nhiễm trùng được xếp vào các mức độ: nhẹ (chỉ ở bề mặt và giới hạn về kích thước cũng như độ sâu), vừa (sâu và rộng hơn), nặng (đi kèm các dấu hiệu toàn thân hoặc ảnh hưởng chuyển hóa). Cách phân loại này đi cùng với đánh giá mạch máu giúp các định những bệnh nhân nào nên cần phải nhập viện để là các chẩn đoán hình ảnh đặc biệt hoặc can thiệp ngoại khoa, hoặc phải đoạn chi. Hầu hết các nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường đều do vi khuẩn Gram dương ái khí gây ra, mà đặc biệt là chủng Staphylococci là chủng phổ biến hay gặp. Trực khuẩn Gram dương ái khí là chủng cũng có thể gặp khi nhiễm trùng đã ở giai đoạn mãn tính hoặc trên những bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước đó. Và những chủng kỵ khí cũng có thể có mặt khi vết thương có hiện tượng thiếu máu nuôi hay vết thương đã hoại tử.

Đọc tiếp

Điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở người lớn cần nhập viện

Viêm phổi mắc phải cộng đồng (Community-acquired pneumonia (CAP)) được định nghĩa là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính mô kẻ phổi ở một người mà nhiễm phải ngoài cộng đồng, để phân biệt với thuật ngữ viêm phổi mắc phải trong bệnh viện (hospital-acquired (nosocomial) pneumonia (HAP)).

Viêm phổi liên quan đến chăm sóc y tế (Health care-associated pneumonia (HCAP; không còn được sử dụng))là gốc từ dùng để ám chỉ loại viêm phổi gây ra khi bệnh nhân sử dụng các tiện ích y tế (viện dưỡng lão, các trung tâm chạy thận…), hoặc sau khi nhập viện gần đây. Gốc từ HCAP dùng để nhận diện những bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm khuẩn với các bệnh nguyên đa kháng. Dĩ nhiên, việc phân loại như vậy có thể dẫn đến việc điều trị kháng sinh phổ rộng quá mức cần thiết ,không phù hợp và do đó gốc từ này đã được rút lại.

Đọc tiếp

Tăng áp phổi mạn do huyết tắc: Can thiệp ngoại khoa lấy huyết khối (PTE)

2022 Tăng áp phổi mạn do huyết tắc: Can thiệp ngoại khoa lấy huyết khối (PTE) UpToDate 5/14/2022 M a y 1 4 , 2 0 2 2 Table of Contents GIỚI THIỆU 3 ĐIỀU TRỊ KHÁNG ĐÔNG 3 Các thuốc kháng đông 3 Thời …

Đọc tiếp

Điều trị tăng áp phổi mạn do huyết khối

Với các bệnh nhân tăng áp phổi do huyết khối mạn, PTE là phương pháp duy nhất điều trị triệt để và hiệu quả nhất. Nhưng không may, vài bệnh nhân sẽ không thể can thiệp được PTE, hoặc vẫn tăng áp phổi sau khi đã can thiệp PTE, hay đơn giản là cần điều trị nội khoa trước khi thực hiện can thiệp PTE. Với các bệnh nhân như vừa nêu, phác đồ điều trị nội khoa nhắm đến tăng áp phổi sẽ được đề ra (PH- specific therapy – PHst).

PHst là liệu pháp sử dụng thuốc để điều trị tăng áp phổi (ví dụ như các thuốc dãn mạch phổi hoặc các thuốc tái cấu trúc lại phổi). Các thuốc này sẽ làm giảm kháng lực mạch máu phổi và áp lực động mạch phổi với mục tiêu là cải thiện khả năng gắng sức và độ bảo hòa oxy máu. Nhưng điều quan trọng cần phải luôn nhớ là PHst không phải là phương pháp điều trị dứt điểm, và hiệu quả của nó tương đối thấp.

Đọc tiếp

CHẨN ĐOÁN TĂNG ÁP PHỔI MẠN DO THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI

Tăng áp phổi do thuyên tắc huyết khối mạn tính (CTEPH – Chronic thromboembolic pulmonary hypertension) là một tình trạng tăng áp phổi gây ra do tắc nghẽn động mạch phổi vì bệnh lý thuyên tắc huyết khối không được điều trị tốt. CTEPH là một biến chứng muộn của bệnh lý thuyên tắc phổi cấp và được phân vào nhóm thứ 4 (vd, tăng áp phổi gây ra do tắc nghẽn động mạch phổi). Việc nhận ra và chẩn đoán xác định CTEPH gây ra tăng áp phổi là điều rất quan trọng, bởi vì chiến lược điều trị sẽ khác nếu nguyên nhân gây tăng áp phổi không phải do CTEPH.

Đọc tiếp

Hạ Natri máu tại khoa cấp cứu- American Journal of Emergency Medicine 9/3/2022

Hạ natri máu là rối loạn điện giải phổ biến nhất trên lâm sàng. Nó ảnh hưởng trên 10% bệnh nhân nhập viện. Cơ chế gây hạ natri máu rất phức tạp và đôi khi nó gây ra sự nhũng nhĩu hoặc nhầm lẫn cho các bác sĩ lâm sàng. Do việc điều trị phải đi từ cơ chế nền, nên việc hiểu cơ chế sinh lý bệnh là điều tối cần thiết để điều trị ban đầu thành công. Bài này sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quan về hạ natri máu, dịch tễ học, sinh lý bệnh, triệu chứng và điều trị bệnh nhân nhập khoa cấp cứu. Các khuyến cáo trong bài này bám theo các hướng dẫn lâm sàng của 3 hiệp hội Châu Âu từ năm 2014. Cũng lưu ý rằng các khuyến cáo của Châu Âu về điểm chính nó khá giống với hướng dẫn từ Hoa Kỳ năm 2013 duy chỉ có vài điểm khác biệt nhỏ.

Đọc tiếp