Danh mục: Cập nhật GUILDLINE

  • ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH BỊ GIANG MAI BẨM SINH TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

    ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH BỊ GIANG MAI BẨM SINH TẠI

    KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

    Bệnh do do xoắn khuẩn Treponema
    pallidum gây ra

    ➢ Bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra khi mẹ mắc bệnh giang mai
    truyền vi khuẩn gây bệnh cho thai nhi trong quá trình mang thai.
    GMBS có thể các biến chứng trong thai kỳ, sau sinh, di chứng

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    ➢ 2016, theo WHO, 473 ca trên 100000 ca sinh sống, gây ra hơn
    200000 trường hợp thai lưu và tử vong sơ sinh.

    ➢ Theo CDC Mỹ: Năm 2012, có 332 trẻ sơ sinh nhiễm căn bệnh
    này. Đến năm 2021, con số tăng gần gấp 7 lần, lên ít nhất là
    2.268 trường hợp, trong đó có 166 trẻ tử vong, chiếm 7%. Một
    số trẻ khác có các vấn đề như dị tật não và xương, mù lòa, tổn
    thương nội tạng.

    Trong những năm gần đây tại bệnh viện Nhi Đồng 1 nói riêng
    và ở Việt Nam nói chung, số ca mắc giang mai bẩm sinh
    được ghi nhận khá nhiều nhưng chưa có báo cáo cụ thể về
    đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, và kết quả điều trị.

  • ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ NICE GIÚP GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH Ở TRẺ THEO DÕI NHIỄM TRÙNG SƠ SINH SỚM

    ÁP DỤNG PHÁC ĐỒ NICE GIÚP  GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH Ở TRẺ THEO DÕI NHIỄM TRÙNG SƠ SINH SỚM

    TS. BS. Cam Ngọc Phượng
    Giám đốc Trung tâm sơ sinh
    Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

    MỞ ĐẦU

    – Mỹ: Tỉ lệ NTHSS sớm do GBS  (nhờ tầm soát GBS ở phụ nữ
    mang thai + KS dự phòng trong chuyển dạ)(1)
    ✓1990: 1,8/1000 ca sinh sống
    ✓2018: 0,25/ 1000 ca sinh sống.
    – Na uy 2009 – 2011: 2,3% trẻ SS đủ tháng được tiêm KS TM,
    nhưng cấy máu (+) chỉ 0,05% (2).
    (1) Madrid L et al. Infant group B Streptococal disease Incidence and serotypes
    wordwide. Systematic review and Meta-analyses. Clin Infect Dis 2017;65:S160.
    (2) Fjalstad JW, Stensvold HJ, et al. Early-onset sepsis and antibiotic exposure in term
    infants: A nationwide population-based study in Norway. Pediatr Infect Dis J. 2016;35:1-

     

    MỞ ĐẦU

    – Thực tế: thời gian ĐT KS trung bình ở trẻ nghi ngờ nhưng
    không chẩn đoán xác định NTH là 5 – 7 ngày.
    – Theo hướng dẫn NICE (National Institute for Health and Care
    Excellence, UK), đề nghị ngưng KS sớm trong vòng 36 giờ nếu
    cấy máu (-) và dấu hiệu nghi ngờ NTSS .

    MỤC TIÊU

    1. Xác định số ngày điều trị KS ở trẻ SS đủ tháng
    và gần đủ tháng nghi ngờ nhưng không xác định

    NTSS sớm.

    2. Xác định tỉ lệ nhiễm trùng tái phát sau khi xuất

    viện.

     

  • KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ & PHÁT TRIỂN ĐẾN 36 THÁNG TUỔI Ở TRẺ SANH CỰC NON CÓ TUỔI THAI 23 TUẦN – NẶNG 400 GRAM BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP

    KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ & PHÁT TRIỂN ĐẾN 36 THÁNG TUỔI

    Ở TRẺ SANH CỰC NON CÓ TUỔI THAI 23 TUẦN – NẶNG 400 GRAM

    BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP

    Phạm Thị Thanh Tâm, Cao Xuân Phụng, Đặng Quốc Bửu, Vũ Minh Châu

  • Hiệu quả và tính an toàn của thở máy rung tần số cao qua mũi như “cứu cánh” tránh thở máy qua nội khí quản ở trẻ sinh non rất nhẹ cân

    Hiệu quả và tính an toàn của thở máy rung tần số cao qua mũi như “cứu cánh” tránh thở máy qua nội khí quảnở trẻ sinh non rất nhẹ cân.

    Đối tượng nghiên cứu

    ▪ Tiêu chí nhận vào: nhập khoa HSSS, NĐ1, 8/2018-8/2020
    ➢< 32 tuần + CNLS < 1500g, và
    ➢Bệnh màng trong, và
    ➢Thất bại thở NIV
    ▪ Tiêu chí loại trừ
    ➢Đã được đặt NKQ, hoặc
    ➢Ngưng thở – ngưng tim được hồi sức, hoặc
    ➢Xuất huyết phổi, hoặc
    ➢Dị tật bẩm sinh nặng, tim bẩm sinh phức tạp, hoặc
    ➢Không đủ dữ kiện.

  • NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH BỆNH NẶNG CÓ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH BỆNH NẶNG
    CÓ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    •Tổn thương thận cấp ( T T TC)→ gia tăng cre huyết thanh

    •Phổ biến ở trẻ SS bệnh nặng, YTNC làm tăng tỷ lệ tử vong

    •Tỷ lệ mắc 8-24% ở trẻ SS nhập viện và tử vong cao (32-70%)

    •BV Ninh Thuận tiếp nhận nhiều trường hợp có cre tăng cao

    • NC đặc điểm lâm sàng và CLS của TTTC là việc cần thiết

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    • Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sơ sinh
    bệnh nặng có tổn thương thận cấp

    • Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tổn
    thương thận cấp sơ sinh bệnh nặng

  • CÂU HỎI LÂM SÀNG SẢN KHOA: U BUỒNG TRỨNG

    U buồng trứng

    1. Các tiêu chuẩn hình ảnh gợi ý lành, ít lành của một khối u buồng trứng
    2. Các TCCN, yếu tố tiền sử nào gợi ý 1 u buồng trứng là 1 cấu trúc chức năng
    3. Các TCCN, yếu tố tiền sử nào gợi ý 1 u buồng trứng là 1 cấu trúc không tân lập
    4. Ý nghĩa của việc khảo sát các markers
    5. Các chẩn đoán phân biệt của 1 khối u buồng trứng
    6. Khi nào ko cần mổ 1 khối u buồng trứng
    7. Khi nào cần mổ 1 khối u BT
    8. Triệu chứng và xử lý 1 trường hợp UBT xoắn
    9. Xử trí 1 trường hợp UBT trên BN đang mang thai.
    10. U tân lập ko đảm bảo khả năng lành tính hoặc gợi ý K: làm gì?
    11. Se Sp NPV PPV của SA grey-scale để dự báo khả năng lành tính-ác tính của UBT
    12. Se Sp NPV PPV của SA doppler để dự báo khả năng lành-ác của UBT
    13. Se Sp NVP PPV của CT-scan, MRI để dự báo khả năng lành ác của UBT
    14. Can thiệp 1 cấu trúc thực thể ko tân lập cụ thể: khi nào cần PT
    15. Can thiệp 1 cấu trúc tân lập cụ thể LSC vs LAP
    16. Vì sao khi nói đến u BT thì ko thề ko nói đến K BT

    Câu 1: Tiêu chuẩn trên hình ảnh học

    Lành

    -1 thùy đơn độc, echo trống hoàn toàn, không chồi, không vách, không nhú ở trong

    – Kích thước nhỏ <5cm

    – Tokyo I, II, III

    – B rule/ IOTA

    Ít lành

    -Đa thùy, có vách, bờ nham nhở ko đều, vách dày, nhiều vách, nhiều chồi nhú,

    – Kích thước lớn

    – Tokyo IV, V, VI

    – M rules – IOTA

    Tăng sinh mạch máu trong ác tính có đặc điểm gì?

    Trong u ác tính có hiện tượng tân tạo mạch, tân tạo mạch làm giảm kháng trở dòng chảy 🡪 Có thể đánh giá qua quan sát điểm màu trên Doppler (nhiều, mạnh), chỉ số kháng và chỉ số xung (RI và PI) thấp

    Câu 2: TCCN, Tiền sử gợi ý cơ năng?

    • Nang noãn nang: trễ/mất kinh chu kì đó, nửa chu kì sau, do rối loạn chức năng buồng trứng nên thường gặp ở tuổi dậy thì hay quanh mãn kinh
    • Nang hoàng thể: Xuất hiện nửa chu kì sau, trễ kinh chu kì đó, có thể liên quan đến thai kì
    • Nang hoàng tuyến: 2 bên, liên quan đến đa thai, thai trứng, kèm với triệu chứng nghén nhiều

    Câu 3: TCCN, tiền sử gợi ý u thực thể không tân lập?

    • Nang lạc NMTC ở buồng trứng: có tiền căn được chẩn đoán nang lạc NMTC từ trước, thống kinh, hiếm muộn, rối loạn chức năng vòi trứng
    • Abcess PP: Có các triệu chứng gợi ý nhiễm trùng/viêm phần phụ, sốt, đau bụng âm ỉ, tiền căn nhiễm STD, viêm vùng chậu
    • Lao ống dẫn trứng: triệu chứng xuất hiện âm thầm, có các hội chứng nhiễm lao chung (:v)

    Câu 4: Ý nghĩa của các tumor marker?

    • Các tumor marker chỉ tăng trong loại u buồng trứng đặc trưng của nó: ví dụ CA125, HE4 chỉ tăng trong u biểu mô, hCG tăng trong u nguyên bào nuôi, AFP tăng trong u TB mầm.
    • Nên có thể có u nhưng tumor marker ko tăng, có thể tumor marker tăng nhưng ko có u buồng trứng, mà do bệnh lý khác.
    • Không đủ nhạy và đặc hiệu để tầm soát và chẩn đoán bệnh.

    Trên 1 BN có u BT trên siêu âm, có các chỉ số tumor marker tăng, thì gợi ý. Nhưng ko tăng không loại trừ

    Giá trị thật sự của tumor marker là để theo dõi điều trị và phát hiện tái phát sớm.

    Câu 5: Các chẩn đoán phân biệt 1 khối u buồng trứng?

    • U thuộc phần phụ: ứ dịch tai vòi, abcess tai vòi, nang nước tai vòi, khối u vùng tai vòi
    • U phúc mạc, u mạc nối
    • Nang giả dính
    • U BT xoắn/ xuất huyết: Viêm/abcess ruột thừa, abcess túi thừa.

    Câu 6: Khi nào không cần mổ 1 khối u BT?

    • U BT xác định là nang cơ năng, nghĩ nhiều là nang cơ năng 🡪 Theo dõi 6w tự mất
    • U BT là u thực thể không tân lập: ứ dịch tai vòi do Chlamydia, nang lạc NMTC ở BT, lao tai vòi 🡪 cần điều trị nội khoa trước, nếu đáp ứng tốt, không biến chứng không cần ngoại khoa.

    Câu 7: Khi nào cần mổ 1 khối u BT? U thực thể tân lập (tất cả)

    Câu 8: Triệu chứng và xử trí u BT xoắn

    • TCCN: Đau bụng dữ dội, đột ngột, có thể xuất hiện sau một xoay trở tư thế. Buồn nôn, nôn ói, có thể sốt nhẹ. Triệu chứng có thể rầm rộ vài giờ đầu, giai đoạn trễ có thể BN không còn thấy đau.
    • TCTT:
      • Sinh hiệu: sốt nhẹ
      • Bụng: Phản ứng thành bụng, đề kháng thành bụng, bụng ngoại khoa, có dịch trong ổ bụng. Có thể thấy u trên thành bụng.
      • Phụ khoa: AH, AD, CTC, TC bình thường. PP chạm thấy có khối, nề, rất đau, túi cùng căng, có dịch, đau.
    • Xử trí:
      • Đánh giá tình trạng sốc – có thể phải hồi sức chống sốc
      • Loại trừ TNTC vỡ bằng bệnh sử và QS
      • Hình ảnh học cho nhiều dữ kiện
      • Phẫu thuật:
        • Theo hướng bảo tồn với phụ nữ trẻ, mong con, u nghĩ là lành tính: tháo xoắn, đánh giá tưới máu sau 10p, nếu phần phụ còn tưới máu tốt – bóc u chừa pp. Nếu đã hoại tử – cắt mô hoại tử
        • Nghĩ ác tính: cắt pp và vòi trứng

    Câu 9: Xử trí u buồng trứng/ phụ nữ mang thai?

    • Nếu phát hiện ở TCN I: Theo dõi cho đến 12 – 14w. Nếu là u cơ năng sẽ tự mất
    • Nếu phát hiện ở TCN II, hoặc u không mất 🡪 u thực thể.
      • Đánh giá hình ảnh học (siêu âm, MRI) và các tumor marker
      • Phẫu thuật vào 14w (thai tạm ổn định, ko quá nhỏ, TC ko quá to, dễ xoắn lúc vào bụng). Luôn quan sát đại thể và sinh thiết khi nghi ngờ
      • PT ngay nếu có BC xoắn
      • Nếu trong thai kì ko bóc u được 🡪 phải xử trí tích cực sau sanh
    • U BT dễ xoắn nhất ở thời điểm 14w (TC vừa vào ổ bụng), và hậu sản

    Câu 10: U tân lập ko đảm bảo khả năng lành tính hay gợi ý K: làm gì?

    Mổ bụng thám sát – bilan K – sinh thiết lạnh

    Mổ đường dọc rốn vệ

    Lấy dịch ổ bụng làm cell block. Nếu ko có dịch 🡪 bơm nước muối đẳng trương rửa bụng và lấy dịch làm cell block

    Quan sát đại thể u buồng trứng, bóc/cắt BT bên có u 🡪 Gửi sinh thiết lạnh.

    Thám sát mạc nối lớn, phúc mạc, hạch vùng chậu, tử cung vùng nghi ngờ và BT đối bên, có bất thường 🡪 sinh thiết gửi GPB

    Chờ kết quả sinh thiết lạnh (2h) 🡪nếu ác tính: cắt

    Nếu lành tính: đóng bụng

    Câu 11:Nhạy chuyên, giá trị tiên đoán âm, dương của siêu âm thang xám

    Siêu âm thang xám và hệ thống Tokyo. Có mối liên quan mạnh giữa tokyo I, II, III và khả năng lành tính

    Giá trị dự báo âm của siêu âm rất cao, gần như tuyệt đối: 91 – 100%

    Trái lại, giá trị dự báo dương 1 u ác tính không cao, chỉ khoảng 35 – 75%.

    • Có thể kết luận u này nghĩ nhiều lành tính, như khi ko thỏa tiêu chuẩn lành tính, chỉ có thể kết luận là khả năng lành tính ko cao

    Câu 12: Nhạy, chuyên, giá trị tiên đoán âm, dương của SA Doppler

    Vì tân tạo mạch và giảm kháng trở mm là 1 đặc điểm quan trọng của u ác tính 🡪 SA Doppler kết hợp với siêu âm thang xám đã cải thiện rõ rệt độ chuyên và giá trị dự báo dương so với SA thang xám đơn độc

    Hệ thống phân tích IOTA được báo cáo đã cải thiện độ nhạy, độ chuyên lên 91% và 95%

    Câu 13: Vai trò của CT và MRI

    • CT: So với siêu âm, X quang ko có giá trị bằng. Giá trị của CT ở chỗ khảo sát vùng chậu và cấu trúc liên quan tới khối u
    • MRI: Tương tự CT, kèm thêm: đánh giá được khối u rất nhỏ, vị trí khối u, tương quan/dính với các cơ quan, di căn, chèn ép.

    Câu 14: Thực thể không tân lập khi nào cần phẫu thuật?

    • Có biến chứng: abcess vỡ, lao vỡ
    • Không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu: nang lạc NMTC buồng trứng quá to, chèn ép, thống kinh không đáp ứng điều trị nội
    • Khảo sát nguyên nhân và điều trị hiếm muộn (thường do nguyên nhân vòi trứng): Đánh giá chức năng tai vòi trước khi điều trị hiếm muộn

    Câu 15: Can thiệp cấu trúc tân lập cụ thể: nội soi hay mổ hở?

    • Khả năng ác tính cao/ko đảm bảo tính chất lành tính, cần làm bilan K, cần sinh thiết lạnh 🡪 Chắc chắn mổ hở
    • Chỉ cân nhắc mổ nội soi ở u tân lập nghĩ nhiều lành tính, bóc u, bảo tồn BT, TC ở phụ nữ trẻ.
      • Nội soi: Giảm đau, rút ngắn thời gian nằm viện, phẫu trường có thể quan sát rộng vùng chậu, ổ bụng, có thể phát hiện báng bụng, dính, di căn. Nhưng cần PTV được đào tạo, cs y tế trang bị tốt, nếu nghi ngờ ác tính có thể phải mổ hở.

    Câu 16: Vì sao nói đến u BT ko thể không nói đến K BT?

    Đặc điểm của K buồng trứng:

    • Diễn tiến âm thầm, khi có triệu chứng thường là giai đoạn trễ
    • Chưa có kĩ thuật đủ độ nhạy độ chuyên để xác định chắc chắn tính lành/ác của u BT
    • Mức độ ác tính cao, tỉ lệ tử vong cao
    • Chưa có chương trình tầm soát, dự phòng

     

  • Hướng dẫn dùng sữa non sớm cho trẻ bệnh và trẻ đẻ non trong NICU

    Hướng dẫn dùng sữa non sớm cho trẻ bệnh và trẻ đẻ non trong NICU

    1. Giới thiệu

    – Sữa non là sữa mẹ đầu tiên được tạo thành trong vài ngày đầu sau sinh. Sữa non giàu yếu tố miễn dịch, chất chống nhiễm khuẩn và yếu tố tăng trưởng như: Immunoglobulin A, các cytokin, các lysozyme, lactoferrin, yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF). Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non, các tác nhân dinh dưỡng cùng với các chemokine này bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng, kích thích sự phát triển của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.

    – Sữa non của các bà mẹ đẻ non giàu yếu tố miễn dịch hoạt động hơn sữa non của các bà mẹ sinh đủ tháng. Khi dùng trực tiếp lên niêm mạc miệng, sữa non sẽ đem lại nhiều lợi ích như: kích thích sự phát triển của hệ thống hạch bạch huyết vùng hầu họng, hấp thu các yếu tố bảo vệ qua niêm mạc miệng tạo ra sự đáp ứng miễn dịch, như hàng rào ngăn chặn sự tích tụ vi khuẩn trên niêm mạc miệng và kích thích sự phát triển đường tiêu hóa.

    – Trẻ đẻ non có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn muộn và viêm ruột hoại tử. Những bệnh này có thể dẫn đến tử vong, tăng tỷ lệ mắc bệnh và kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, hậu quả tồi tệ ở những trẻ còn sống. Sử dụng sữa non trong những ngày đầu sau sinh là an toàn, khả thi, dự phòng nhiễm khuẩn, viêm ruột hoại tử và viêm phổi thở máy.

    – Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những trẻ sơ sinh được mẹ gửi sữa non trong những ngày đầu sau sinh có tỷ lệ bú mẹ kéo dài hơn những trẻ khác.

    – Sử dụng sữa non chăm sóc miệng nhằm cung cấp các lợi ích của sữa mẹ cho tất cả trẻ sơ sinh bị bệnh và sơ sinh đẻ non – những trẻ không thể ăn đường miệng và thậm chí có thể sử dụng với những trẻ bệnh nặng, thở máy và suy dinh dưỡng. Sữa non được đưa vào miệng trẻ bằng bơm tiêm hoặc ngón tay đeo găng (găng tay không cao su). Trẻ không nuốt được sữa nhưng sữa sẽ thấm qua niêm mạc miệng

    – Hướng dẫn này đưa ra quy trình an toàn và hiệu quả cho việc sử dụng sữa non để chăm sóc miệng cho trẻ sơ sinh bệnh và trẻ đẻ non. Hướng dẫn này có thể dùng cùng với các hướng dẫn khác về việc cho ăn và chăm sóc miệng cho trẻ.

     

    1. Mục đích

    – Để trẻ bệnh và trẻ đẻ non nhận được sữa non của mẹ mình sớm nhất có thể. – Gồm có:

    . Trẻ < 34 tuần phải nằm ở NICU

    . Bất cứ trẻ nào phải nằm tại NICU mà không ăn đường miệng: trẻ cần hỗ trợ hô hấp, liệu pháp hạ thân nhiệt, trẻ trước/sau phẫu thuật mà chống chỉ định ăn đường miệng (hở thành bụng bẩm sinh, teo thực quản, rò thực quản, tắc ruột,…)

     

    1. Những trẻ không chăm sóc miệng bằng sữa non của mẹ

    – Những trẻ có chống chỉ định dùng sữa của mẹ (ví dụ: mẹ HIV,…)

    – Những trẻ có thể ăn sữa non đường miệng ngay sau sinh

     

    1. Quy trình

    – Tất cả những bà mẹ đang mang thai có tiên lượng đứa trẻ sau sinh sẽ cần sữa non sớm ngay sau sinh cần được giải thích về vắt sữa sớm sau sinh và lợi ích của sữa non.

     *Mẹ cần được khuyến cáo, hướng dẫn vắt sữa sau sinh càng sớm càng tốt ( trước 6 giờ sau sinh) lý tưởng nhất là trong 1-2 giờ đầu sau sinh. Việc này nên đưa vào tư vấn trước sinh hay bất cứ nơi nào có thể.

    *Vắt sữa bằng tay ( hoặc máy vắt sữa) mỗi 2.5-3 giờ sau đó, dù không có sữa, trong thời gian 15-20 phút.

    -Khuyến khích mẹ xuống thăm con tại NICU càng sớm càng tốt ( giúp sữa về sớm)

    – Sau khi vắt có sữa non (dù chỉ vài ml) cũng cần gửi sớm tới NICU

    – Nên sử dụng sữa non chăm sóc miệng ngay khi có, lý tưởng nhất là trong vòng 2h đầu sau sinh.

    – Chỉ nên sử dụng sữa non của chính mẹ trẻ

    – Thứ tự sữa non ưu tiên:

      1st: sữa non mới vắt

      2nd: sữa non để ngăn mát

      Tránh dùng sữa đông đá do các chất trong sữa bị giảm hoạt tính/bất hoạt khi sữa đông đá

    – Các bước thực hiện:

    1. Cung cấp cho các bà mẹ lọ đựng vô khuẩn/bơm tiêm vô khuẩn 1ml-3ml để đựng sữa non. Tùy vào lượng sữa non để chọn dụng cụ đựng sữa. Nhãn dán phải ghi rõ: tên trẻ sơ sinh, PID, ngày tháng năm sinh và ngày giờ vắt sữa.
    2. Đeo găng tay sạch, lấy tối đa 0.3ml sữa non vào bơm tiêm vô khuẩn 1ml, đóng nắp và dán nhãn có đầy đủ thông tin (tên trẻ sơ sinh, PID, ngày tháng năm sinh và ngày giờ vắt sữa). Tại giường bệnh của trẻ cần kiểm tra đối chiếu thông tin trên bơm tiêm với thông tin tại hồ sơ của trẻ.
    3. Chăm sóc miệng theo hướng dẫn
    4. Mở nắp bơm tiêm vô khuẩn, đưa đầu bơm tiêm vào sâu khóe miệng bên phải hướng ra sau về phía hầu họng của trẻ, bơm 0.15ml sữa non một cách từ từ. 0.15ml sữa non còn lại làm tương tự với khóe miệng bên trái.

    Cách khác: lấy tối đa 0.15ml sữa non vào ngón tay đeo găng tay không latex, đưa nhẹ nhàng vào khóe miệng bên phải hướng ra sau về phía hầu họng của trẻ, xoa đều sữa non vào nướu. Lặp lại tương tự với bên trái.

    Không sử dụng gạc vì gạc sẽ thấm sữa non -> giảm lượng sữa trẻ hấp thụ

    1. Tránh hút mũi miệng trong vòng 30 phút sau đó.
    2. Theo dõi các dấu hiệu, chỉ số của trẻ trong suốt quá trình làm.
    3. Lặp lại quy trình mỗi 3h trong tối đa 48h.
    4. Nếu thừa sữa non -> có thể cho trẻ ăn qua sonde dạ dày.
    5. Ghi lại quy trình vào hồ sơ của trẻ.
    6. Khi trẻ bắt đầu ăn đường miệng, nên cho trẻ bú trước rồi ăn sonde. Lượng trẻ bú được cần ghi nhận riêng.
    7. Ghi lại bất cứ biểu hiện bất thường nào vào hồ sơ của trẻ.
    8. Khuyến khích sự tham gia của cha mẹ trẻ vào quá trình chăm sóc miệng bằng sữa non. Điều dưỡng có thể dạy và giám sát họ chăm sóc miệng cho trẻ theo 1 trong 2 cách trên.

     

    1. Thông tin cho cha mẹ trẻ

    – Cha mẹ trẻ cần được hướng dẫn bằng lời nói, văn bản về những lợi ích của sữa non đối với trẻ. Tốt nhất là trước khi bà mẹ sinh.

    – Khuyến khích bà mẹ vắt sữa non sau sinh càng sớm càng tốt, ít nhất 8 lần/ngày.

    – Giải thích với cha mẹ trẻ rằng thể tích sữa non ban đầu vắt ra được rất ít.

     

    1. Nguồn tài liệu dịch: Guidelines: Early administration of Buccal Colostrum to sick and premature infants admitted to the NNU (NHS)
  • UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

    UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

    Định nghĩa:

    • Đại tràng phải: từ manh tràng đến nửa đại tràng ngang bên phải, được nuôi bằng động mạch mạc treo tràng trên.
    • Đại tràng trái: nửa trái đại tràng ngang đến chỗ nối đại tràng chậu hông và trực tràng, nuôi bởi động mạch mạc treo tràng dưới.
    • Đại thể u đại tràng:
    • Thể sùi: Thường ở đại tràng phải, u to, lổn nhổn, hình dạng như bông cải, mô ung thư mủn nát, hoại tử tạo nên những ổ loét, niêm mạc xung quanh phù nề, chảy máu.
    • Thể loét: ít khi đơn thuần, thường kết hợp sùi loét, gặp nhiều ở đại tràng phải
    • Thể chai hay thâm nhiễm: thường gặp ở đại tràng trái, u nhỏ, thâm nhiễm theo chiều vòng quanh chu vi, dễ gây hẹp lòng đại tràng và gây tắc ruột. Khối u có dạng nhẫn, siết chặt đại tràng lại.
    • Ung thư trực tràng là ung thư 15cm cuối của đường tiêu hoá (từ chỗ nối với đại tràng chậu hông ở ngang đốt xương cùng S3 tới lỗ hậu môn. Thương tổn phần lớn nằm ở dưới thấp, vị trí có thể sờ được qua thăm trực tràng. Chia làm 2 đoạn:
      • Đoạn chậu hông
      • Đoạn đáy chậu hay còn gọi là ống hậu môn:
        • ⅓ trực tràng trên: Đoạn 11-15 cm cách bò hậu môn
        • ⅓ giữa: Đoạn 6-11 cm cách bờ hậu môn
        • ⅓ dưới: 0-6 cm cách bờ hậu môn.
    • Về giải phẫu:
      • Ung thư trực tràng thấp cách lỗ hậu môn dưới 8cm
      • Cao: hơn 8cm
    • Thương tổn và ung thư đại trực tràng:
      • ¾ khối u nằm ở ⅔ dưới của trục tràng có thể sờ chạm qua thăm trực tràng.

    ĐỘNG TĨNH MẠCH CỦA ĐẠI TRỰC TRÀNG:

    1. Đại tràng phải:
    • Động mạch mạc treo tràng trên.
    • Tĩnh mạch mạc treo tràng trên về tĩnh mạch cửa.
    1. Đại tràng trái
    • Động mạch mạc treo tràng dưới.
    • Tĩnh mạch mạc treo tràng dứơi về tĩnh mạch cửa
    1. Trực tràng
    • ⅓ trên:
      • Động mạch trực tràng trên, nhánh của động mạch mạc treo tràng dưới
      • Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới về tĩnh mạch cửa.
    • ⅓ giữa và dưới:
      • Động mạch trực tràng giữa, nhánh của ĐM hạ vị (chậu trong)
      • Động mạch trực tràng dưới, nhánh của ĐM thẹn (hạ vị)
      • Tĩnh mạch hạ vị về tĩnh mạch chủ dưới
    1. Bạch huyết
    • Đại tràng phải: mạch bạch huyết mạc treo tràng trên
    • Đại tràng trái và ⅓ trên trực tràng: mạch bạch huyết mạc treo tràng dưới.
    • ⅓ giữa trực tràng: mạch bạch huyết hạ vị
    • ⅓ dưới: hạch bạch huyết vùng bẹn.

    CHẨN ĐOÁN:

    LÝ DO NHẬP VIỆN: tiêu ra máu, đau bụng….

    BỆNH SỬ

    Ung thư đại tràng Ung thư trực tràng
    Rối loạn tiêu hoá:

    Tiêu chảy:

    • Điều trị lâu không khỏi
    • Hay nhầm với viêm đại tràng
    • Thường gặp ở những bệnh nhân u đại tràng phải và ngang

    Táo bón:

    • thường gặp ở những bn u đại tràng trái
    • Đôi khi xen kẽ với tiêu chảy
    • +/- cảm giác tiêu không hết phân
    Chảy máu trực tràng: máu chảy nhiều mỗi khi đi cầu. Máu ra trước, cùng lúc, hoặc sau phân. Có thể chảy máu tự nhiên
    Tiêu máu:

    • Đỏ tươi hay phân đen
    • Ung thư đại tràng phải Thường tiêu máu rỉ rả, phát hiện bằng phản ứng Weber-Meyer.
    • U càng thấp thì tỷ lệ tiêu máu đỏ càng nhiều, coi chừng nhầm với trĩ và kiết lỵ.
    • Có thể biểu hiện thiếu máu toàn thân
    Hội chứng trực tràng:

    • Đi cầu nhiều lần, đi ko hết phân, mót rặn
    • Ko ra phân chỉ ra nhầy
    • Thay đổi dạng phân: nhỏ như ngón tay, dẹt → giá trị
    • Táo bón, xen kẻ tiêu chảy
    • Đi cầu mất tự chủ → muộn
    Đau bụng:

    • Đau chỗ khối u hay dọc khung đại trực tràng.
    Đau: tức hậu môn, sau đó đau rõ rệt ở tầng sinh môn. Đau hậu môn mỗi khi đi tiêu. Có thể đau dữ dội liên tục
    Bán tắc ruột:

    • Dấu Koenig: thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng, nổi gò bụng và bụng trướng, sau đó trung tiện thì giảm đau và bụng xẹp.
    • Lặp đi lặp lại sau vài ngày và nhiều ngày.

    Trong quá trình bệnh, có sốt, chán ăn, sụt cân…..

    TIỀN CĂN

    • Tổn thương tiền ung thư:
      • Đơn polyp: polyp tuyến, tăng sản, nghịch tạo
        • Mô học: bướu tuyến nhánh và tuyến ống nhánh > ống
        • Kích thước: >2cm
        • Số lượng: nhiều
        • Hình thể: polyp không cuống dễ ung thư hơn
        • Độ dị sản: càng cao, càng dễ ung thư hoá
      • Bệnh đa pôlyp đại trực tràng: có tính gia đình
        • Xảy ra ở bệnh nhân trẻ < 30 tuổi
        • HC Peutz-Jeghers, Gardner, Lynch
      • Bệnh viêm loét đại trực tràng xuất huyết: ung thư hoá sau 5-25 năm
      • Bệnh Crohn: ung thư hoá sau 5 năm
    • Ăn ít xơ: (xơ tăng thể tich phân, pha loãng độc chất, giảm tgian lưu thông) → giảm tgian tiếp xúc của độc chất/chất gây ung/phân vs niêm mạc
    • It Rau và trái cây: có chất chống oxy hoá, tác nhân chống tăng trưởng isothiocyanat
    • Ít Canxi:
      • Canxi gắn kết mật + acid béo tạo phức hợp ko hoà tan → ít tấn công niêm mạc đại trực tràng.
      • có tác động trực tiếp, giảm nguy cơ tăng sinh mức tế bào
    • Vit A,C,E: tác dụng chống oxy hoá
    • Aspirin và NSAIDS: chậm xuất hiện polyp và giảm số lượng polyp
    • Thuốc lá, uống rượu,tăng acid mật, cắt túi mật???? Đang tranh cãi
    • Bản thân
      • Lớn hơn 40, chủ yếu 50-70
      • Viêm loét đại trực tràng
      • Polyp đại trực tràng
      • Ung thư đại trực tràng
    • Gia đình:
      • ung thư đại trực tràng
      • Polyp đai trực tràng

    KHÁM

    • Tổng trạng:
      • Da niêm nhạt do thiếu máu
      • Hạch thượng đòn trái, hạch bẹn.
    • Tại sao lại thường di căn hạch thượng đòn trái – Troisier? => vì ống ngực đổ vào hội lưu của tĩnh mạch dưới đòn trái và tĩnh mạch cảnh trong trái. Ống ngực nhận bạch huyết từ hầu hết cơ thể, trừ đầu cổ phải, tay phải.
    • Đầu mặt cổ:
    • Ngực:
      • Di căn phổi:
    • Bụng
      • Nhìn: bụng chướng, tắc ruột (quai ruột nổi, dấu rắn bò)
      • Nghe nhu động ruột
      • Gõ:
      • Sờ:
        • dọc khung đại tràng, có thể thấy điểm đau hoặc sờ thấy khối u. U lổn nhổn, bờ ko đều, mật độ cứng, gõ đục, ấn ko đau.
        • Trong trường hợp di căn gan: sờ thấy gan to, lổn nhổn, cứng, di động ít nhiều, báng bụng
    • Khám trực tràng: sờ thấy u, máu, xác định:
      • Vị trí khối u: bờ dưới thương tổn cách lỗ hậu môn bao nhiêu
      • Độ cao khối u: sờ được giới hạn trên không, độ hẹp của lòng trực tràng
      • Mức độ di động của khối u: đánh giá sự xâm lấn của khối u với chung quanh.
      • Tình trạng cơ thắt hậu môn: đánh giá trương lực: nhão hay thít chặt.
    • Xác định:
      • Một u sùi nhiều nụ cứng nhưng lại dễ mủ
      • Hay một ổ loét, nền và thành trực tràng chung quanh hơi cứng
      • Sarcome: chỉ thấy mọt u đẩy niêm mạc vào phía lòng trực tràng trong khi niêm mạc vẫn còn thể nhẵn bóng.
      • Rút tay ra có máu dính gắng.
    • Thăm âm đạo:
      • Đánh giá sự xâm lấn của trực tràng
      • Phân biệt với ung thư cổ tử cung
    • Thần kinh cơ xương khớp:
      • Gãy xương tự phát (xương cột sống và xương chậu)

    BIẾN CHỨNG:

    • Ung thư đại tràng:
      • Tắc ruột:
    • 10-30%, thường do ĐT trái (đường kính đại tràng T < P, u ĐT T thường dạng vòng nhẫn, siết chặt)
      • Nhiễm trùng khối u, áp xe quanh khối u
    • Sốt, suy sụp
    • Đau
    • Thành bụng vùng khối u co cứng, ấn đau
    • Coi chừng chẩn đoán lầm với abces ruột thùa, abces thành bụng, đám quánh túi mật…
      • Viêm phúc mạc:
    • Rò từ khối u ra ngoài thành bụng.
    • Rò sang các tạng lân cận tuỳ vị trí khối u:
        • Rò đại tràng- dạ dày hoặc rò đại tràng tá tràng: tiêu chảy, phân sống, nôn ra phân, suy sụp nhanh.
        • Rò đại tràng- ruột non: tiêu chảy, suy sụp dần.
        • Rò đại tràng – bàng quang: tiểu đau, tiểu buốt, tiểu mủ, tiểu ra phân, hơi.
      • Xuất huyết tiêu hoá
    • Ung thư trực tràng:
      • Tắc ruột: thường gặp nhất
      • Viêm phúc mạc:
    • Thường vỡ ngay trên khối u hoặc đôi khi võ ở xa phía trên như vùng manh tràng do quá căng dãn vì van hồi manh tràng bị đóng.
      • Rò sang các cơ quan lân cận:
    • Nữ: trực tràng – âm đạo.
    • Nam: trực tràng – bàng quang.
      • Xuất huyết tiêu hoá nặng: hiếm

    CẬN LÂM SÀNG

    Ung thư đại tràng Ung thư trực tràng
    Xquang đại tràng vs baryt: ít làm

    • Hình hẹp: tương ứng vs ung thư thể chai, dạng vòng nhẫn
    • Hình khuyết: thể chồi sùi
    • Hình cắt cụt: ung thư đại tràng gây tắc ruột, phân biệt cắt cụt dạng càng cua của lồng ruột do u đại tràng
    Chụp đại tràng cản quang hoặc đối quang kép: khuyết lõm, teo hẹp, cắt cụt. Cần cho khối u trực tràng ở đoạn cao, khảo sát đại tràng
    Chụp đại tràng đối quang kép: chụp đại tràng có bơm hơi hoặc thuốc sinh hơi sau khi baryt đã thải ra ngoài. Chẩn đoán chính xác u nhỏ hơn 2cm
    Nội soi đại tràng và sinh thiết: (bắt buộc)

    • Nội soi cứng: soi đại tràng chậu hông, trực tràng 25-30cm
    • Ống soi mềm: toàn bộ đại tràng tới van manh tràng
    Nội soi trực tràng, sinh thiết: (bắt buộc)

    • Hình thể của khối u: u sùi cứng trên mặt là mô hoại tử nát, bẩn, dễ chảy máu. Hoặc loét có bờ nổi rõ, chung quanh ổ loét niêm mạc mất nếp, phẳng ra
    • Kích thuớc khối u: thương tổn nhỏ có thể bị bỏ sót
    • Xác định chính xác vị trí, giới hạn
    • Sinh thiết nhiều chỗ: trung tâm, hoặc xung quanh khối u. Nghi ngờ thì sinh thiết lần 2,3
    CEA (kháng nguyên ung thư): ko có giá trị chẩn đoán, theo dõi tái phát sau mổ CEA: theo dõi tái phát sau mổ
    Siêu âm bụng: đánh giá di căn gan, di căn hạch ổ bụng, chèn ép niệu quản biểu hiện thận ứ nước Siêu âm bụng: di căn ổ bụng: dịch báng, hạch, gan di căn, chèn ép niệu quản vs thận trướng nước
    CT bụng chậu: đánh giá xâm lấn CT vùng chậu: xâm lấn, hạch

    MRI: chẩn chính xác xâm lấn ung thu, mắc tiền, ít dùng

    Chụp phổi: đánh giá di căn phổi Chụp phổi
    Chụp hệ niệu có chuẩn bị: nội soi bàng quang. Đánh giá ung thư di căn đường niệu Siêu âm qua lòng trực tràng: đánh giá xâm lấn của u ở thành trực tràng, hạch di căn quanh trực tràng

    Đối quang kép

    Hình ảnh khuyết lõi táo

    CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH:

    Ung thư đại tràng:

    Bệnh nhân mất thói quen đi cầu: tiêu chảy, táo bón, xen kẽ, tiêu máu kèm thể trạng mệt mỏi, da xanh, thiếu máu, sụt cân, có hội chứng bán tắc → nghĩ đến ung thư đại tràng.

    Khám bụng: phát hiện khối u dọc theo khung đại tràng.

    Hướng lan:

    1. Tại chỗ:
      1. Xâm lấn theo chu vi: gây hẹp lòng
      2. Xâm lấn theo chiều cao: không quá 4cm từ bờ thương tổn
      3. Xâm lấn theo chiều sâu: liên quan đến tiên lượng bệnh
    2. Xâm lấn trực tiếp qua các cơ quan lân cận:
      1. Ung thư đại tràng phải: tá tràng, tuỵ, túi mật, thận phải và niệu quản phải.
      2. Ung thư đại tràng ngang: dạ dày và tuỵ.
      3. Ung thư đại tràng trái: thận trái và niệu quản trái, đuôi tuỵ và lách.
      4. Ung thư đại tràng chậu hông: bàng quang (nam), tử cung (nữ).
      5. Bất cứ chỗ nào cũng có thể xâm lấn ruột non.
    3. Di căn hạch bạch huyết:
      1. Hạch ở thành đại tràng, cạnh đại tràng
      2. Hạch trung gian
      3. Hạch chính và dọc ĐMC bụng.
      4. Phải: hạch mạc treo tràng trên
      5. Trái: MTT dưới
    4. Di căn xa:
      1. Gan: nhiều nhất
      2. Xương, phổi, não, buồng trứng

    Ung thư trực tràng:

    • Mất thói quen đi cầu hàng ngày
    • Rối loạn tiêu hoá
    • Chảy máu trực tràng
    • Cảm giác buốt mót
    • Đi cầu nhiều lần trong ngày, phân nhỏ dẹt
    • Ỉa són, ỉa dầm dề: ung thư đã xâm lấn cơ nâng, cơ thắt hậu môn.
    • Thăm trực tràng và nội soi sinh thiết với kết quả GPB

    Hướng lan:

    1. Xâm lấn tại chỗ:
      1. Thăm trực tràng và âm đạo
      2. Siêu âm bụng, siêu âm qua lòng trực tràng, CT bụng chậu, soi bàng quang.
    2. Di căn xa:
      1. Hạch ngoại vi: hạch bẹn, hạch Troisier
      2. Di căn gan và phúc mạc: báng bụng, gan to, lỗn nhổn, siêu âm bụng, chụp cắt lớp
      3. Di căn phổi: ho, khó thở, XQ: thả bóng
      4. Di căn xương cùng cụt và cột sống: đau nhức xương cùng và cột sống
      5. Di căn não: nhức đầu, ói. CT Scan

    XẾP HẠNG GIAI ĐOẠN UNG THƯ:

    Theo Duke (ko dùng nữa)

    Giai đoạn A: ung thư khu trú niêm mạc (80%)

    Giai đoạn B: ung thư xâm lấn cơ niêm (50%)

    Giai đoạn C: C1: cơ + hạch (40%), C2: qua cơ + hạch (12%)

    Giai đoạn D: di căn xa. (<5%)

    Theo TNM (dùng cái này)

    Hạch vùng: bắt buộc lấy

    Hạch hệ thống: nạo ko có ý nghĩa

    Di căn xa: bạch huyết là đường đc yêu thích nhất

    ⅓ giữa trực tràng di căn hạch chậu bên

    ĐIỀU TRỊ:

    Nguyên tắc điều trị:

    • Chủ yếu là phẫu thuật
    • Hóa trị, xã, miễn dịch: hỗ trợ

    Điều trị ung thư đại trực tràng: chủ yếu là phẫu thuật, pp khác chỉ bổ túc.

    Phẫu trị

    Nguyên tắc:

    • Cắt rộng rãi, tôn trọng bờ an toàn.
      • UT đại tràng: trên dưới khối u ít nhất 5 cm.
      • UT trực tràng: trên u ít nhất 5 cm, dưới u ít nhất 2 cm.
    • Cắt cách ly không đụng u.
    • Chuẩn bị tốt đại tràng:
      • Làm sạch: ăn lỏng dần 3 ngày trước mổ (cháo súp-> sữa-> nước đường), thụt tháo 3 ngày trước mổ.
      • khử trùng: kháng sinh đường ruột và diệt vi trùng kị khí. Hiện nay chỉ cần làm sạch là đủ.

    Hoá trị

    • Trước mổ: 5-FU 1000 mg/m2 trong tuần 1 và 5.

    Xạ trị

    • Sau mổ:
      • Chỉ định:
    • Giai đoạn II, III > T3, N (+)
    • Lấy không hết u
      • Ưu điểm:
    • Xác định chính xác giai đoạn
    • Phẫu thuật ngay
    • Thuận lợi cho thương tổn ít lan rộng hoặc cao
      • Khuyết:
    • Ruột non bị chiếu xạ nhiều
    • Giảm nhạy xạ vùng sẹo xơ
    • Trường chiếu lớn
    • Trước mổ:
      • Chỉ định
    • Bướu T3, T4
      • Ưu:
    • Giảm độc tính ruột non do thể tịch xạ nhỏ
    • Tăng khả năng cắt được trọn bướu
    • Tăng khả năng bảo tồn cơ thắt
    • Thuận lợi cho tổn thương lan rộng, nằm thấp.
      • Khuyết:
    • Chưa xác định chính xác giai đoạn bệnh
    • Chậm trễ phẫu thuật

    Điều trị polyp: