1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
Cơ thể sống có 3 đặc điểm chính:
1.1. Khả năng thay cũ đổi mới
Khả năng thay cũ đổi mới là hoạt động chuyển hóa, gồm 2 quá trình:
– Quá trình đồng hóa: thu nhận vật chất biến thành chất dinh dưỡng để cơ thể xây dựng hình thể, tồn tại và phát triển.
– Quá trình dị hóa: phân giải vật chất, tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động và đào thải các sản phẩm chuyển hóa ra khỏi cơ thể.
Hai quá trình này là 2 mặt thống nhất của chuyển hóa. Chuyển hóa ngừng là cơ thể chết. Hoạt động chuyển hóa cần những hợp chất giàu năng lượng như ATP và các men sinh học (enzym).
1.2. Khả năng chịu kích thích
Khả năng chịu kích thích là khả năng của cơ thể đáp ứng với những kích thích của môi trường sống. Biểu hiện đáp ứng có thể là hưng phấn hoặc ức chế.
– Hưng phấn là biểu hiện của tế bào, cơ quan khi chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động.
– Ức chế là biểu hiện kìm hãm hoặc làm ngưng trệ hoàn toàn trạng thái hoạt động của tế bào, cơ quan trong cơ thể.
Khả năng chịu kích thích vừa là biểu hiện của sự sống vừa là điều kiện tồn tại của sự sống.
1.3. Khả năng sinh tồn nòi giống
Khả năng sinh tồn nòi giống là khả năng sinh sản giống mình, do mã di truyền quyết định.
Đặc điểm sinh sản có thể biểu hiện ở 2 mức độ:
– Mức tế bào: tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già hoặc chết.
– Mức cơ thể: đảm bảo duy trì nòi giống từ thế này sang thế hệ khác.
2. CHUYỂN HÓA CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG
2.1. Các nguyên tắc chung trong chuyển hóa chất
Chuyển hóa là toàn bộ những phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể sống bao
gồm hai quá trình là chuyển hóa chất và chuyển hóa năng lượng có liên quan chặt
chẽ với nhau. Chuyển hóa chất là những quá trình hóa học nhằm duy trì sự sống bao
gồm chuyển hóa glucid, lipid, protid, nước, các chất khoáng và vitamin. Trong đó
chuyển hóa các chất sinh năng: glucid, lipid, protid được thực hiện theo các nguyên
tắc chung:
– Hấp thu, vận chuyển và dự trữ theo nhu cầu của cơ thể:
+ Từ các đại phân tử lớn ăn vào sẽ phân cắt thành các phân tử nhỏ thuận lợi
cho sự hấp thu. Với glucid là từ các loại polysaccharid thành các loại monosaccharid
mà chủ yếu là glucose; với lipid là triglycerid, cholesterol este, phospholipid thành
các loại acid béo; với protid là protein thành các loại acid amin. Ngoài nguồn gốc
ngoại sinh, các chất còn được tổng hợp từ các nguồn nội sinh.
+ Sau đó các chất được tái tạo lại và vận chuyển đến mô cơ quan để chuyển
hóa theo yêu cầu. Glucid được vận chuyển trong máu là các monosaccharid mà chủ
yếu là glucose (90-95%), glucose có thể tồn tại dưới dạng tự do hoặc gắn với protein
trong máu dưới dạng glycosyl hóa. Lipid được vận chuyển trong máu chủ yếu là các
acid béo trong thành phần phospholipid, triglycerid, cholesterol este; tuy nhiên, do
các lipid không tan trong nước nên các phân tử này được vận chuyển dưới dạng các
lipoprotein là chylomicron, lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL: very low density
lipoprotein), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL: low density lipoprotein) và lipoprotein
tỷ trọng cao (HDL: high density lipoprotein). Protid được vận chuyển trong máu là
các acid amin, albumin, globulin và fibrinogen.
+ Trường hợp chưa sử dụng ngay, các chất có thể được tích lũy dưới dạng dự
trữ ở mô cơ quan nào đó. Glucid được dự trữ dưới dạng glycogen chủ yếu ở gan,
1
lipid được dự trữ dưới dạng triglycerid chủ yếu ở lớp mỡ dưới da, protid không có
dạng dự trữ riêng mà chúng tồn tại trong thành phần cấu trúc của tất cả các tế bào
qua quá trình sinh tổng hợp protein.
– Chuyển hóa chất đáp ứng yêu cầu cơ thể: glucid, lipid, protid có 3 vai trò
chính trong cơ thể là tạo năng, tạo hình và tham gia các hoạt động chức năng. Có hai
loại phản ứng chuyển hóa là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là phản ứng tổng hợp từ
các phân tử nhỏ thành phân tử lớn hơn để thực hiện vai trò tạo hình, dị hóa là phản
ứng phân chia hay thoái hóa các chất thành những phân tử nhỏ và cung cấp năng
lượng cho cơ thể (tạo năng). Vai trò tham gia các hoạt động chức năng của glucid,
lipid, protid được thực hiện bằng cả phản ứng đồng hóa và dị hóa. Mỗi chất sinh
năng khi thoái hóa sẽ đi theo những con đường chuyển hóa riêng nhưng đều tạo ra
sản phẩm là acetyl-coenzym A, chất này đi vào chu trình Krebs, sau đó qua chuỗi hô
hấp tế bào và hình thành ATP. Cơ thể tạo năng lượng theo thứ tự ưu tiên từ sự thoái
hóa: glucid, lipid, protid. Như vậy, mỗi chất sẽ có mức độ ưu tiên khác nhau trong
thực hiện vai trò, vai trò chính của glucid là tạo năng, trong khi vai trò chính của
protid là tạo hình, còn lipid thực hiện cả 3 vai trò như nhau.
– Đào thải các sản phẩm thừa sau chuyển hóa: quá trình thoái hóa các chất
sinh năng sẽ cho ra CO2, H2O, nhiệt, những chất này được đào thải qua phổi, thận và
da. Riêng sự thoái hóa lipid từ acid béo sẽ sinh ra các thể ceton, sự thoái hóa protid
từ các acid amin sẽ sinh ra ure cần tiếp tục được chuyển hóa. Ngoài ra, sự thoái hóa
từng chất cụ thể sẽ sinh ra những sản phẩm đào thải riêng, những sản phẩm này sẽ
được đưa ra ngoài cơ thể bằng nước tiểu thông qua hoạt động lọc, tái hấp thu và bài
tiết của thận, hoặc bằng phân qua chu trình gan-ruột.
2.2. Điều hòa chuyển hóa chất
– Cơ chế thần kinh: vùng hạ đồi là trung tâm điều hòa chuyển hóa chất dưới
vỏ, tại đây có các trung tâm no, trung tâm đói; các tác động của stress, nhiệt, xúc
cảm cũng thông qua vùng hạ đồi làm thay đổi chuyển hóa các chất. Ngoài ra, điều
hòa chuyển hóa chất còn có sự tham gia của vỏ não với các phản xạ có điều kiện,
của hệ thần kinh tự chủ với các phản xạ giao cảm và phó giao cảm.
– Cơ chế thể dịch:
+ Chuyển hóa glucid và lipid: các hormon làm tăng đường huyết và thoái hóa
lipid bao gồm somatomedin của gan, T3-T4 của tuyến giáp, glucagon của tuyến tụy
nội tiết, cortisol của vỏ thượng thận, catecholamin của tủy thượng thận. Hormon làm
giảm đường huyết và tăng tổng hợp lipid là insulin của tuyến tụy nội tiết.
1
+ Chuyển hóa protid: các hormon làm tăng tổng hợp protein bao gồm
somatomedin của gan, T3-T4 của tuyến giáp trong thời kỳ đang phát triển, insulin của
tuyến tụy nội tiết, các hormon sinh dục. Hormon làm tăng thoái protein bao gồm T3-
T4 của tuyến giáp trong thời kỳ trưởng thành, cortisol của vỏ thượng thận, glucagon
của tuyến tụy nội tiết.
3. NĂNG LƯỢNG CHO Sự SỐNG
3.1. Các dạng năng lượng của cơ thể
Trong cơ thể có 5 dạng năng lượng, 4 dạng năng lượng sinh công là hóa
năng, cơ năng, thẩm thấu năng, điện năng và 1 dạng năng lượng không sinh công là
nhiệt năng.
– Hóa năng:
+ Nguồn gốc: tồn tại trong liên kết của các phân tử hóa học cấu tạo nên cơ
thể đặc biệt là dạng hợp chất giàu năng lượng ATP.
+ Ý nghĩa: giữ các phân tử có hình dạng cố định trong không gian. Năng
lượng sẽ được giải phóng khi phân tử bị phá vỡ để sinh công hóa học, số năng lượng
giải phóng khác nhau tuỳ loại liên kết.
– Động năng hay cơ năng:
+ Nguồn gốc: sinh ra do sự trượt lên nhau của các sợi actin và myosin trong
tế bào cơ.
+ Ý nghĩa: năng lượng được dùng để sinh công cơ học tạo ra sự co cơ dẫn
đến một hình thái chuyển động như: vận chuyển máu trong bộ máy tuần hoàn, vận
chuyển khí trong bộ máy hô hấp, vận chuyển thức ăn trong bộ máy tiêu hóa…
– Thẩm thấu năng:
+ Nguồn gốc: sinh ra từ sự chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào.
+ Ý nghĩa: năng lượng được dùng để sinh công thẩm thấu tạo ra hiện tượng
thẩm thấu.
– Điện năng:
+ Nguồn gốc: sinh ra do sự chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.
+ Ý nghĩa: năng lượng được dùng để sinh công điện tạo ra dòng điện sinh
học.
– Nhiệt năng:
1
+ Nguồn gốc: sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể. Trung bình
khoảng 80% năng lượng sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa này trở thành nhiệt
năng.
+ Ý nghĩa: để đảm bảo duy trì thân nhiệt ổn định. Ngoài ra, tế bào sống
không có bộ máy sử dụng nhiệt để sinh công nên đây còn là dạng năng lượng thoái
hóa cần thường xuyên thải ra ngoài cơ thể.
3.2. Chuyển hóa năng lượng
Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi các dạng năng lượng trong cơ thể từ
dạng này sang dạng kia theo định luật bảo toàn năng lượng.
3.2.1. Tổng hợp năng lượng
Cơ thể không tự sinh ra năng lượng mà phải lấy cơ sở từ hóa năng thức ăn
chuyển thành các dạng năng lượng cần cho sự sống. Như vậy, thức ăn là nguồn cung
cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Ba chất sinh năng chính trong thức ăn là: protid,
glucid, lipid.
Quá trình tổng hợp năng lượng diễn ra qua 2 giai đoạn:
– Quá trình phosphoryl-oxy hóa khử: là quá trình chuyển từ hóa năng thức ăn
thành dạng năng lượng dự trữ trong ATP. Quá trình này gồm hai giai đoạn:
+ Oxy hóa khử: xảy ra ở bào tương và ty thể của tế bào. Đây là giai đoạn đốt
cháy hay thoái hóa các chất sinh năng tạo ra năng lượng tự do, CO2 và H2O. CO2 và
H2O sau đó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể.
+ Phosphoryl hóa: năng lượng tự do từ giai đoạn oxy hóa khử được sử dụng
để phosphoryl hóa ADP tạo ra hợp chất giàu năng lượng ATP.
– Quá trình hình thành các dạng năng lượng cơ thể: ATP là cấu trúc chứa
năng lượng trung gian được tế bào tích trữ và sử dụng để tạo thành các dạng năng
lượng của cơ thể:
+ Hóa năng: ở mạng lưới nội bào tương của tế bào, ATP cung cấp năng
lượng cho các phản ứng tổng hợp các chất tạo hình, dự trữ, thực hiện chức năng và
bài tiết. Như vậy, hóa năng của ATP đã chuyển thành hóa năng của các chất đó.
+ Động năng hay cơ năng: ở màng tế bào, ATP cung cấp năng lượng cho sự
vận chuyển vật chất qua màng; ở các sợi co rút của tế bào cơ, ATP cung cấp năng
lượng cho sự co cơ tạo nên sự chuyển động trong hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết
niệu, vận động… Như vậy, hóa năng của ATP đã chuyển thành động năng của sự
1
vận động trong cơ thể.
+ Thẩm thấu năng: ở màng tế bào, ATP cung cấp năng lượng cho sự vận
chuyển vật chất qua màng tế bào và duy trì sự chênh lệch nồng độ chất hai bên màng
tạo nên hiện tượng thẩm thấu. Như vậy, hóa năng của ATP đã chuyển thành thẩm
thấu năng của sự thẩm thấu.
+ Điện năng: ở màng tế bào, ATP cung cấp năng lượng cho sự vận chuyển
ion qua màng tế bào góp phần tạo nên điện thế nghỉ, điện thế hoạt động của màng.
Như vậy, hóa năng của ATP đã chuyển thành điện năng của các dòng điện sinh học.
+ Nhiệt năng: trong tất cả các phản ứng chuyển hóa trên bao giờ cũng có
trung bình khoảng 80% năng lượng của các chất tham gia phản ứng biến đổi thành
nhiệt năng, hiệu suất sử dụng còn lại khoảng 20% để tạo ra các công hóa học, cơ
học, thẩm thấu hay điện.
3.2.2. Tiêu hao năng lượng trong cơ thể
Năng lượng dù tiêu hao ở bất cứ dạng nào cuối cùng đều thải ra ngoài dưới
dạng nhiệt. Các dạng năng lượng tiêu hao bao gồm:
– Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể: đây là năng lượng cần cho sự tồn tại
bình thường của cơ thể, không thay đổi thể trọng, không sinh sản. Năng lượng tiêu
hao cho duy trì cơ thể bao gồm các dạng:
+ Năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ sở: chuyển hóa cơ sở là các hoạt
động cần thiết cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở: không vận cơ, không tiêu
hóa, không điều nhiệt. Như vậy, đây là sự tiêu hao năng lượng cho các hoạt động
như thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu… khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn bình
thường. Đơn vị đo chuyển hóa cơ sở: Kcal/m 2 da/giờ hoặc KJ/m 2 da/giờ. Các yếu tố
ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ sở:
. Tuổi: tuổi càng cao thì chuyển hóa cơ sở càng giảm. Riêng ở tuổi dậy thì và
trước dậy thì chuyển hóa cơ sở giảm ít hơn.
. Giới: chuyển hóa cơ sở ở nam cao hơn nữ cùng độ tuổi.
. Nhịp ngày đêm: chuyển hóa cơ sở cao nhất vào lúc 13-16 giờ chiều và thấp
nhất vào lúc 1-4 giờ sáng.
. Chu kỳ kinh nguyệt và thai nghén: nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và khi có
thai chuyển hóa cơ sở cao hơn bình thường.
. Trạng thái tình cảm: lo lắng và căng thẳng làm tăng chuyển hóa cơ sở;
1
ngược lại khi ngủ, bệnh nhân trầm cảm chuyển hóa cơ sở lại giảm.
. Các yếu tố bệnh lý: ưu năng tuyến giáp làm tăng chuyển hóa cơ sở và ngược
lại; sốt làm chuyển hóa cơ sở tăng, suy dinh dưỡng làm chuyển hóa cơ sở giảm.
+ Năng lượng tiêu hao cho vận cơ: trong vận cơ, hóa năng tích luỹ trong cơ
bị tiêu hao: 25% chuyển thành công cơ học, 75% tỏa ra dưới dạng nhiệt. Mức tiêu
hao năng lượng trong vận cơ được dùng làm cơ sở để xác định khẩu phần ăn theo
nghề nghiệp. Đơn vị đo năng lượng tiêu hao trong vận cơ: Kcal/Kg thể trọng/phút.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao năng lượng trong vận cơ:
. Cường độ vận cơ: cường độ vận cơ càng lớn thì tiêu hao năng lượng càng
cao. Đây là cơ sở để phân loại lao động thể lực thành loại nhẹ, trung bình, nặng, cực
nặng.
. Tư thế vận cơ: năng lượng tiêu hao không chỉ do tạo ra công mà còn do các
cơ phải co để giữ cho cơ thể ở những tư thế nhất định trong lúc vận cơ. Số cơ co
càng nhiều thì tiêu hao năng lượng càng lớn. Tư thế càng dễ chịu thoải mái số cơ co
càng ít, năng lượng tiêu hao càng ít. Đây là cơ sở cho việc chế tạo công cụ, phương
tiện lao động phù hợp với người lao động và công việc.
. Mức độ thông thạo: càng thông thạo công việc thì mức độ tiêu hao năng
lượng cho vận cơ càng ít do giảm bớt số cơ co không cần thiết.
+ Năng lượng tiêu hao cho điều nhiệt: để giữ cho thân nhiệt được hằng định
đảm bảo tốc độ các phản ứng hóa học diễn ra bình thường, cơ thể phải tiêu hao năng
lượng cho điều hòa thân nhiệt gồm sinh nhiệt và thải nhiệt.
+ Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa: tiêu hóa có vai trò cung cấp năng lượng
cho cơ thể nhưng bản thân tiêu hóa cũng làm tiêu hao năng lượng của cơ thể cho các
hoạt động: cơ học, bài tiết, hóa học, hấp thu. Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn
(SDA: specific dynamic action) là phần trăm của mức tiêu hao năng lượng do tiêu
hóa tăng lên so với mức tiêu hao trước khi ăn:
. SDA của glucid là 6.
. SDA của lipid là 14.
. SDA của protid là 30.
. SDA của chế độ ăn hỗn hợp là 10.
– Năng lượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể: năng lượng tiêu hao cho sự
1
phát triển cơ thể là năng lượng dùng cho việc tổng hợp các thành phần tạo hình, dự
trữ của cơ thể để:
+ Tăng chiều cao, tăng trọng lượng cơ thể đặc biệt ở tuổi đang trưởng thành.
+ Rèn luyện cơ thể, thể dục thể thao.
+ Thay thế các mô già, chết.
+ Hồi phục cơ thể sau khi bị bệnh.
Năng lượng tiêu hao để tăng thêm 1g thể trọng là 5Kcal.
– Năng lượng tiêu hao cho sinh sản: năng lượng tiêu hao cho các hoạt động
sinh sản như:
+ Trong thời kỳ mang thai: năng lượng tiêu hao khoảng 60.000-80.000Kcal
cho việc tạo thai, nuôi và phát triển thai, dự trữ cho việc nuôi con sau khi sanh.
+ Trong thời kỳ nuôi con: năng lượng tiêu hao khoảng 500Kcal cho việc tổng
hợp và bài tiết sữa.
3.3. Điều hòa chuyển hóa năng lượng
3.3.1. Điều hòa chuyển hóa năng lượng ở mức tế bào
Điều hòa theo cơ chế feedback âm tính:
phản ứng sinh năng ^ ATP ^ ADP + P
– Khi tế bào không hoạt động: hàm lượng ADP trong tế bào thấp, tất cả các
phản ứng sinh năng lượng trong tế bào giảm đi.
– Khi tế bào hoạt động: hàm lượng ADP trong tế bào tăng, các phản ứng
sinh năng lượng sẽ tăng lên.
Như vậy hàm lượng ATP trong tế bào luôn được duy trì ổn định.
3.3.2. Điều hòa chuyển hóa năng lượng ở mức cơ thể
3.3.2.1. Điều hòa chuyển hóa năng lượng bằng cơ chế thần kinh
– Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng chuyển hóa năng lượng.
– Vùng hạ đồi có các trung tâm điều nhiệt nên cũng ảnh hưởng đến chuyển
hóa năng lượng.
Ngoài ra các phần khác của hệ thần kinh cũng đều ảnh hưởng đến chuyển hóa
năng lượng.
1
3.3.2.2. Điều hòa chuyển hóa năng lượng bằng cơ chế thể dịch
Các hormon sau làm tăng chuyển hóa năng lượng:
– Hormon T3, T4 của tuyến giáp: làm tăng chuyển hóa năng lượng của hầu
hết các mô trong cơ thể.
– Hormon catecholamin của tủy thượng thận; cortisol của vỏ thượng thận;
insulin, glucagon của tuyến tụy: làm tăng huy động năng lượng từ glucid.
– Hormon GH của tuyến yên: làm tăng huy động năng lượng từ lipid.
– Hormon sinh dục: làm tăng đồng hoá protid tích lũy năng lượng. Hormon
sinh dục nam làm tăng mạnh hơn hormon sinh dục nữ.
4. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ
Con người luôn chịu sự tác động của môi trường sống, cả môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội trong điều kiện các môi trường này biến động không
ngừng. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, con người cần luôn thích ứng với
những biến động của môi trường. Nhờ các hệ thống điều hòa chức năng nhanh nhạy,
cơ thể sống đã duy trì hằng tính nội môi, tạo những điều kiện cần thiết cho các tế
bào trong cơ thể hoạt động, giữ vững sự thống nhất hoạt động giữa các tế bào, giữa
các cơ quan, hệ thống cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.
Quá trình điều hòa hoạt động cơ thể được thực hiện theo một số nguyên tắc
chung như sau:
4.1. Điều hòa theo ba cấp
Điều hòa chức năng được tiến hành theo ba cấp là:
– Điều hòa chức năng ở cấp tế bào: điều hòa hoạt động của gen, điều hòa quá
trình tổng hợp năng lượng…
– Điều hòa chức năng ở cấp cơ quan và hệ thống cơ quan: điều hòa hoạt
động của tim, gan, thận..
– Điều hòa chức năng ở cấp cơ thể: phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo
sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống.
4.2. Điều hòa theo hai cơ chế
Điều hòa chức năng được thực hiện nhờ hai cơ chế là cơ chế thần kinh thông
qua hệ thần kinh và cơ chế thể dịch thông qua các dịch cơ thể.
– Điều hòa bằng cơ chế thần kinh: thực hiện thông qua các phản xạ. Có
hai
1
loại phản xạ là phản xạ có điều khiện và phản xạ không điều kiện.
– Điều hòa bằng cơ chế thể dịch: thực hiện thông qua các tính chất của các
dịch cơ thể. Có hai loại dịch cơ thể là dịch nội bào và dịch ngoại bào.
4.3. Điều hòa theo phương thức ngược với hai cách thức
Hầu hết các cơ chế điều hòa chức năng trong cơ thể được diễn ra theo
phương thức điều hòa ngược (feedback). Điều hòa ngược là kiểu điều hòa mà mỗi
khi có một sự thay đổi hoạt động chức năng nào đó, chính sự thay đổi đó sẽ có tác
dụng ngược trở lại để tạo ra một loạt các phản ứng liên hoàn nhằm điều chỉnh hoạt
động chức năng đó. Có 2 kiểu điều hòa ngược:
– Điều hòa ngược âm tính: có tác dụng làm tăng nồng độ của một chất hoặc
hoạt động của một cơ quan khi nồng độ chất đó hoặc hoạt động của cơ quan đó đang
giảm và ngược lại. Như vậy, về bản chất, điều hòa ngược âm tính tạo sự ổn định nên
là kiểu điều hòa chính thường xảy ra ở tất cả các tế bào cũng như cơ quan. Nhờ
phương thức điều hòa này, hằng tính nội môi luôn được duy trì. Ví dụ: khi huyết áp
tăng sẽ có một loạt các phản ứng làm giảm nhịp tim và sức co bóp của cơ tim để
điều chỉnh huyết áp trở lại bình thường và ngược lại.
– Điều hòa ngược dương tính: có tác dụng làm tăng hơn nữa nồng độ của
một chất hoặc hoạt động của một cơ quan khi nồng độ chất đó hoặc hoạt động của
cơ quan đó đang tăng và ngược lại. Như vậy, về bản chất, điều hòa ngược dương
tính làm mất sự ổn định nhưng cần thiết cho cơ thể. Đây là kiểu điều hòa ít gặp, chỉ
xảy ra ở một thời điểm nhất định sau đó sẽ quay về kiểu điều hòa ngược âm tính. Ví
dụ: khi một sản phụ chuyển dạ sinh, cơn co tử cung sẽ bắt đầu từ đáy lan xuống cổ
tử cung. Từ đây có một tín hiệu quay ngược trở lại đáy tử cung làm cơn co càng
mạnh thêm và cứ như thế cho đến khi sổ thai ra bên ngoài.
4.4. Điều hòa theo hai tiến trình
Thông thường quá trình điều hòa sẽ tiến hành theo hai tiến trình:
– Điều hòa cấp thời: xảy ra nhanh nhưng thường chưa triệt để.
– Điều hòa lâu dài: xảy ra chậm sau đó nhưng thường triệt để.