Danh mục: CTUMP

Chuyên mục Trường đại Học Y dược Cần Thơ

  • BÀI 14: MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC NGOÀI TUYẾN NỘI TIẾT.

     

    I. MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC ẢNH HƯỞNG LÊN CÁC TẾ BÀO MÁU

      1. Hoạt chất sinh học ảnh hưởng lên hồng cầu: Erythropoietin
    • Bản chất: glycoprotein.
    • Nguồn gốc: erythropoietin có nguồn gốc chủ yếu từ tế bào biểu mô ống thận, phần nhỏ còn lại là từ gan.
    • Tác dụng: kích thích sinh tổng hợp hồng cầu.

    + Kích thích tạo tế bào tiền nguyên hồng cầu từ tế bào gốc.

    + Kích thích tổng hợp hemoglobin.

    + Kích thích vận chuyển hồng cầu lưới từ tủy xương ra máu ngoại vi.

      1. Một số hoạt chất sinh học ảnh hưởng lên bạch cầu và quá trình viêm
        1. Các cytokin
    • Bản chất: polypeptid, protein.
    • Nguồn gốc: do các tế bào miễn dịch như đại thực bào, các bạch cầu bài tiết trong các đáp ứng miễn dịch và tình trạng viêm. Có nhiều loại cytokin như các interleukin (khoảng 35 loại), các yếu tố kích thích tạo cụm (CSF: colony stimulating factors như M-CSF, G-CSF, E-CSF), các interferon, các yếu tố hoại tử u (TNF: tumor necrosis factor), các chemokine và một số chất khác.
    • Tác dụng: các cytokin có rất nhiều tác dụng khác nhau trong đáp ứng miễn dịch như kích thích tăng sinh, phát triển, biệt hóa, hóa ứng động, hoạt hóa, chết theo chương trình của các tế bào miễn dịch (bạch cầu, đại thực bào…).
        1. Histamin
    • Bản chất: sản phẩm khử carboxyl của histidin.
    • Nguồn gốc: dưỡng bào (mastocyte), bạch cầu ưa base, tế bào ưa chrom của niêm mạc dạ dày, ruột, nơron trong não v.v… Dưỡng bào tập trung nhiều ở các vị trí dễ bị tổn thương như da, niêm mạc mũi, miệng, khí phế quản; bề mặt nội mô cơ thể và thành mạch máu.
    • Tác dụng: histamin có các thụ thể H1, H2, H3 và H4. Trong đáp ứng viêm, histamin tác dụng chủ yếu qua thụ thể H1 và gần đây phát hiện thêm vai trò của H4.

    + Thông qua thụ thể H1, histamin làm giãn các mạch máu nhỏ (tiểu động mạch, mao mạch và tiểu tĩnh mạch) làm giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp và tăng cường dòng máu đến mô. Đồng thời, histamin làm co tế bào nội mô mao mạch, tách sự kết gắn các tế bào nội mô làm bộc lộ màng cơ bản tạo thuận lợi cho sự thoát dịch và protein ra ngoại bào gây phù nề, nóng, đỏ, đau. Histamin còn gây co cơ trơn phế quản, xuất tiết niêm mạc mũi, khí phế quản, gây viêm phù nề niêm mạc và tăng tính thấm mao mạch phổi. Trên thần kinh ngoại biên, histamin kích thích đầu mút sợi thần kinh ngoại vi gây ngứa, đau.

    + Thông qua thụ thể H4: histamin làm thay đổi hoá hướng động một số tế bào và sự sản xuất cytokin. Các chất đối kháng trên thụ thể H4 đang nghiên cứu có tác dụng chống viêm invivo và có tác dụng chống hen và viêm đại tràng trên mô hình động vật thực nghiệm.

    + Ngoài ra, histamin có tác dụng trực tiếp trên cơ tim và hệ thống tạo nhịp- dẫn truyền làm tăng co bóp cả tâm nhĩ, tâm thất, chậm khử cực nút xoang và chậm dẫn truyền nhĩ thất. Trên hệ tiêu hóa, histamin làm tăng tiết HCl thông qua thụ thể H2 ở dạ dày, làm tăng bài tiết nước bọt, dịch tụy, dịch ruột và tăng nhu động ruột thông qua thụ thể H1. Trên thần kinh trung ương, histamin gây giảm thân nhiệt, gây mất ngủ, có thể chán ăn, tăng tiết ADH. Tác dụng này thông qua cả 2 loại thụ thể H1 và H2. Trên đáp ứng tình dục, histamin làm tăng khoái cảm tình dục ở người.

        1. Eicosanoid
    • Bản chất: là những acid béo không no có một vòng 5 cạnh và 2 mạch nhánh dẫn chất từ acid prostanoic (acid arachidonic).
    • Nguồn gốc: các eicosanoid có nguồn gốc từ sự chuyển hóa phospholipid màng của hầu hết các tế bào trong cơ thể theo một trong 3 con đường:

    + Con đường cyclooxygenase (COX): con đường này sẽ dẫn đến sự hình thành một nhóm eicosanoid là các prostaglandin (PG). Prostaglandin có hơn 20 loại, về cơ bản được phân thành: các prostaglandin cổ điển (PGA, B, C, D, E, F, G, H), các prostacyclin (PGI, còn gọi là PGX) và các thromboxan (TXA, TXB). Mỗi loại lại gồm nhiều phân nhóm.

    + Con đường lipoxygenase: con đường này sẽ dẫn đến sự hình thành một nhóm eicosanoid là các leucotrien (LT) và lipoxin (LX). Leukotrien có nhiều dạng như LTB4, C4, D4, E4; lipoxin cũng có nhiều loại như LXA4, B4.

    + Con đường cytochrome P450 oxygenase: con đường này sẽ dẫn đến sự hình thành một nhóm eicosanoid là các epoxyeicosatrienoic (EET). EET cũng có nhiều loại.

    – Tác dụng: các eicosanoid là những hormon địa phương có cấu trúc tương tự nhau nhưng có hoạt tính sinh học rất khác nhau trong đáp ứng viêm, sốt, điều hòa huyết áp, cầm máu, sự tăng trưởng của mô, điều hòa chu kỳ thức ngủ… Trong đáp ứng viêm:

    + Một số prostaglandin cổ điển như prostaglandin E2 gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch; gây sốt, giảm ngưỡng cảm giác đau. Các prostaglandin còn làm tăng ái lực của thụ thể với các chất gây đau như bradykinin.

    + Thromboxane B là chất gây hóa ứng động (chemotaxis). Thromboxane được giải phóng nhiều trong choáng phản vệ.

    + Leucotrien: làm tăng tính thấm thành mạch (gấp hơn nghìn lần histamin) đồng thời gây hóa ứng động rõ rệt và kích thích các bạch cầu chế tiết nhiều enzym thủy phân của tiêu thể gây hiện tượng viêm.

    + Lipoxin: có tác dụng kháng viêm chống lại các tác dụng của leucotrien như ức chế hóa ứng động và làm bền màng tiêu thể.

    1.2.4.Các kinin

    • Bản chất: peptid.
    • Nguồn gốc: kininogen là một protein tiền chất của các kinin do gan và nhiều mô sản xuất và được hoạt hóa bởi kallikrein thành các kinin là bradykinin và kallidin.
    • Tác dụng: thụ thể của kinin là các thụ thể Bi và B2 gắn với protein G.

    + Thụ thể Bi chỉ biểu hiện khi mô bị tổn thương và được cho là có vai trò trong đau và viêm do làm tăng nồng độ canxi nội bào. Gần đây, người ta đã chứng minh vai trò thụ thể kinin Bi gây hóa ứng động neurophil. Ligand của thụ thể B1 là bradykinin.

    + Thụ thể B2: gắn với Gq và Gi. Gq kích thích phospholipase C làm tăng canxi nội bào và Gi ức chế adenylcyclase chủ yếu hoạt động và tham gia vào vai trò giãn mạch của bradykinin. Ngoài bradykinin, ligand của thụ thể B2 còn là kallidin.

    Đặc biệt, ACE (angiotensin converting enzyme) vừa là men chuyển angiotensin I thành angiotensin II vừa là một loại kininase quan trọng làm thoái giáng bradykinin. Do đó, ACE đóng vai trò gắn kết hệ thống RAS (reninangiotensin system) và hệ thống KKS (kinin-kalikrein system).

    Hình 2.20. Liên quan giữa hệ RAS và KKS

    1.2.5. Protein phản ứng C (CRP: C reactive protein)

    • Bản chất: protein.
    • Nguồn gốc: chủ yếu ở gan, ngoài ra còn một số mô khác như tế bào cơ trơn, mô mỡ. CRP hình thành từ tác dụng kích thích của các cytokine trong đáp ứng viêm.
    • Tác dụng: hiện nay CRP được xem là một chỉ điểm sinh học quan trọng để đánh giá tình trạng viêm không đặc hiệu. Nghiên cứu trên thực nghiệm cho thấy CRP có tác dụng làm tăng khả năng gắn kết kháng nguyên với kháng thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực bào.

    1.2.6. Procalcitonin

    • Bản chất: protein.
    • Nguồn gốc: procalcitonin là tiền chất của hormon calcitonin ở tuyến giáp. Tuy nhiên, trong đáp ứng viêm do vi khuẩn, procalcitonin lại được sản xuất ra từ nhiều loại tế bào và cơ quan khác nhau như phổi, ruột, gan. Chúng được giải phóng vào máu và có tác dụng sinh học mà không chuyển hóa thành calcitonin.
    • Tác dụng: hiện nay procalcitonin được xem là một chỉ điểm sinh học đặc hiệu để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn hệ thống, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn. Vai trò sinh lý của procalcitonin chưa được biết đầy đủ, tuy nhiên các nghiên cứu thực nghiệm gần đây cho thấy procalcitonin có đặc tính của chất gây hóa ứng động bạch cầu và điều hòa sự tổng hợp NO của tế bào nội mô mạch máu.

    1.3 Một số hoạt chất sinh học ảnh hưởng lên tiểu cầu và cầm máu

    1.3.1. Thrombopoietin

    • Bản chất: glycoprotein.
    • Nguồn gốc: tế bào biểu mô quanh ống thận, tế bào gan.

     

    • Tác dụng:

    + Kích thích tăng sinh số lượng các mẫu tiểu cầu.

    + Kích thích tăng tốc độ trưởng thành bào tương của mẫu tiểu cầu và tốc độ giải phóng tiểu cầu.

    1.3.2 Prostacyclin (prostaglandin I2)

    • Bản chất: là một loại eicosanoid thuộc gia đình prostaglandin.
    • Nguồn gốc: phospholipid màng chuyển hóa theo con đường cyclooxygenase.
    • Tác dụng: chống ngưng tập tiểu cầu.

    1.3.3.Thromboxan A2

    • Bản chất: là một loại eicosanoid thuộc gia đình prostaglandin.
    • Nguồn gốc: phospholipid màng chuyển hóa theo con đường cyclooxygenase.
    • Tác dụng: gây ngưng tập tiểu cầu.

    II. MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC ẢNH HƯỞNG LÊN HỆ TIM MẠCH

    2.1. Hệ thống renin – angiotensin

    • Bản chất: renin là một enzym thủy phân protein. Angiotensinogen là một protein. Angiotensin I (10 acid amin) và II (8 acid amin) là những peptid.
    • Nguồn gốc: renin do tế bào của phức hợp cận cầu thận bài tiết khi dòng máu đến thận giảm. Trong khi đó angiotensinogen là một protein lưu hành trong máu do gan tổng hợp và bài tiết.

    Renin Men chuyển

    Angiotensinogen ► Angiotensin I ► Angiotensin II

    (Men chuyển: coverting enzym có ở mao mạch phổi)

    • Tác dụng: angiotensin II có tác dụng làm tăng huyết áp

    + Trên mạch máu: angiotensin II kích thích thần kinh giao cảm gây co tiểu động mạch làm tăng sức cản ngoại biên. Tác dụng này xảy ra nhanh.

    + Trên thận: tác dụng xảy ra chậm hơn làm tăng tái hấp thu Na+ và nước do angiotensin II trực tiếp tác dụng lên ống thận. Ngoài ra angiotensin II còn gián tiếp tác dụng thông qua việc kích thích vỏ thượng thận tổng hợp và bài tiết aldosteron.

    + Các tác dụng khác: kích thích trung tâm khát ở vùng hạ đồi gây cảm giác khát, kích thích thùy sau tuyến yên bài tiết ADH, kích thích vùng postrema ở nền não thất IV làm tăng trương lực mạch.

    Các natriuretic peptid

    Các peptid thải muối bao gồm ANP (atrial natriuretic peptide), BNP (brain natriuretic peptide) và CNP (C-type natriuretic peptide).

    • Bản chất: polypeptid (ANP: 28 acid amin, BNP: 32 acid amin và CNP: 22 acid amin)
    • Nguồn gốc: ANP được tiết ra từ tâm nhĩ khi bị căng, BNP được tiết ra từ tâm thất khi bị căng, CNP được tiết ra từ tế bào nội mô mạch máu. Ngoài ra, BNP và CNP còn có nguồn gốc ở não.
    • Tác dụng:

    + Trên thận: tăng độ lọc cầu thận, tăng đào thải natri, nước và các ion khác như photpho, magie, canxi, kali.

    + Trên mạch máu: giãn mạch, giảm đáp ứng với các tác nhân gây co mạch.

    + Trên hệ nội tiết: ức chế tiết aldosteron, renin và ADH.

    + Trên não: giảm cảm giác khát và thèm ăn muối.

    Endothelin

    • Bản chất: polypeptid có 21 aicd amin.
    • Nguồn gốc: tế bào nội mô mạch máu.
    • Tác dụng: co mạch mạnh hơn cả angiotensin và vasopressin.

    Nitric oxide (NO)

    • Bản chất: NO được tạo thành từ acid amin L-arginine bởi sự xúc tác của enzyme nitric oxide synthase (NOS).
    • Nguồn gốc: tế bào nội mô mạch máu.
    • Tác dụng: giãn mạch.

    MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC ẢNH HƯỞNG LÊN HỆ TIÊU HÓA

    Gastrin

    • Bản chất: polypeptid.
    • Nguồn gốc: niêm mạc hang vị.
    • Tác dụng:

    + Bài tiết dịch tiêu hóa: dịch vị, dịch tụy (cả phần dịch và phần enzym).

    + Co cơ trơn ống tiêu hóa.

    Secretin (hepatocrinin)

    • Bản chất: polypeptid.
    • Nguồn gốc: niêm mạc tá tràng.
    • Tác dụng:

    + Bài tiết dịch tiêu hóa: dịch mật, dịch tụy (phần dịch).

    + Giãn cơ trơn ống tiêu hóa.

    Cholecystokinin (pancreozymin)

    • Bản chất: polypeptid.
    • Nguồn gốc: niêm mạc tá tràng.
    • Tác dụng:

    + Bài tiết dịch tiêu hóa: dịch tụy (phần enzym).

    + Co túi mật.

    Bombesin

    • Bản chất: polypeptid.
    • Nguồn gốc: niêm mạc dạ dày, tá tràng. Ngoài ra: da, não, phổi.
    • Tác dụng:

    + Bài tiết dịch tiêu hóa: dịch vị (HCl).

    + Co cơ trơn ruột non, túi mật.

    + Bài tiết gastrin.

    Vasoactive intestinal peptid (VIP)

    • Bản chất: polypeptid.
    • Nguồn gốc: niêm mạc ruột. Ngoài ra: vỏ não, vùng hạ đồi.
    • Tác dụng:

    + Ức chế bài tiết dịch tiêu hóa: dịch vị (HCl).

    + Giãn cơ trơn dạ dày, phế quản, động mạch vành, động mạch phổi.

    Serotonin

    • Bản chất: sản phẩm chuyển hóa của tryptophan.
    • Nguồn gốc: niêm mạc ruột, dạ dày. Ngoài ra: tiểu cầu, vùng hạ đồi, tiểu não, tủy sống, hệ viền.
    • Tác dụng: co cơ trơn gây co mạch tham gia vào cơ chế cầm máu, co phế quản, tăng nhu động ruột.

    III. CÁC HOẠT CHẤT SINH HỌC ẢNH HƯỞNG LÊN XƯƠNG

    Vitamin D3

    Vitamin D3 là một cholecalciferol.

    • Bản chất: steroid.
    • Nguồn gốc: cholecalciferol được tạo ra ở da dưới tác dụng của tia cực tím. Ở gan, cholecalciferol được chuyển thành 25-hydroxy-cholecalciferol. Ở thận, 25- hydroxy-cholecalciferol được chuyển thành 1,25-dihydroxy-cholecalciferol.
    • Tác dụng: 1,25-dihydroxy-cholecalciferol có hoạt tính sinh học mạnh nhất làm tăng Ca2+ và phosphat máu.

    + Trên ruột: tăng hấp thu Ca2+ và phosphat do tăng tạo protein vận chuyển Ca2+, tăng tạo men Ca2+ – ATPase, tăng tạo men phosphatase kiềm.

    + Trên xương: tăng tác dụng của PTH trên xương hơn là khi PTH tác dụng một mình dẫn đến tiêu xương.

    + Trên thận: tăng tái hấp thu Ca2+ và phosphat.

    Các protein non-collagen trong xương

    • Bản chất: protein.
    • Nguồn gốc: tạo cốt bào, nguyên bào sợi.
    • Tác dụng: có 4 nhóm protein non-collagen trong mô xương

    + Nhóm protein gắn với tế bào: có bốn loại là fibronectin, thrombospontin, osteopontin và bone sialoprotein. Vai trò của nhóm này là giúp các tế bào gắn vào mô xương và thực hiện chức năng.

    + Nhóm proteoglycan: có hai loại là heparan sulfat và chondroitin sulfat proteoglycan. Heparan sulfat proteoglycan bám trên màng tạo cốt bào giúp nó kết nối với các protein gắn tế bào hoặc tương tác với những yếu tố tăng trưởng. Chondroitin sulfat proteoglycan bám vào sợi collagen có vai trò điều hòa tổng hợp collagen và tạo hàng rào ngăn sự xâm nhập của tác nhân lạ.

    + Nhóm gama-carboxylated (gla) protein: có hai loại là osteocalcin (bone gla protein) và matrix gla protein. Matrix gla protein có chức năng chưa rõ trong khi osteocalcin được cho rằng có vai trò ngăn cản không cho sự khoáng hóa mô dạng xương xảy ra quá sớm.

    + Nhóm các yếu tố tăng trưởng: có nhiều loại như TGI;[3, IGF-1 tác động đến chu kỳ sống và chức năng của tạo cốt bào.

    IV. MỘT SỐ HOẠT CHẤT SINH HỌC KHÁC

    Leptin và adiponectin

    • Bản chất: polypeptid.
    • Nguồn gốc: các tế bào mỡ trong mô mỡ.
    • Tác dụng:

    + Leptin điều hòa đường huyết thông qua hai con đường là kiểm soát sự ngon miệng và tích trữ năng lượng.

    + Adiponectin: làm tăng độ nhạy cảm của insulin và kháng viêm. Ngoài ra, adiponectin còn có tác dụng chống xơ vữa động mạch do ức chế sự xuyên mạch của bạch cầu mono, ức chế sự chuyển đại thực bào thành tế bào bọt và giảm tăng sinh tế bào cơ trơn do đáp ứng với yếu tố tăng trưởng.

    Một số hoạt chất sinh học liên quan đến hiện tượng chết theo chương trình của các tế bào

    • Các hoạt chất sinh học ức chế hiện tượng chế theo chương trình của các tế bào: testosterone, estrogen, progesterone, growth factors (EGF, IGF-I, NGF, PDGF), interleukins, growth hormon, prolactin, gonadotrophin.
    • Các hoạt chất sinh học kích thích hiện tượng chế theo chương trình của tế bào: glucocorticoids, transforming growth factor-b, tumour necrosis factor, fas ligand.

     

  • BÀI 12: SINH LÝ TUYẾN TỤY NỘI TIẾT.

     

    I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CHỨC NĂNG.

    Tụy là một tuyến pha: phần ngoại tiết là mô acini bài tiết dịch tiêu hóa đổ vào tá tràng; phần nội tiết là đảo Langerhans bài tiết hormon đổ vào máu. Đảo Langerhans có số lượng 1-2 triệu, kích thước 0,3mm, chứa các loại tế bào chính:

    – Tế bào a: 25%, bài tiết glucagon.

    – Tế bào (3: 60%, bài tiết insulin, nằm giữa đảo tụy.

    – Tế bào ỗ: 10%, bài tiết somatostatin.

    – Tế bào PP: rất ít, bài tiết một loại polypeptide, chức năng chưa rõ.

    Các tế bào đảo tụy có liên hệ mật thiết với nhau, điều hòa trực tiếp sự bài tiết hormon của nhau. Ví dụ: insulin ức chế bài tiết glucagon, somatostatin ức chế bài tiết

    insulin và glucagon.

    II. INSULIN.

    1. Bản chất.

    Insulin là một polypeptid, 51 acid amin, gồm 2 chuỗi nối nhau bằng cầu nối disulfur (1 chuỗi 21 acid amin và 1 chuỗi 30 acid amin).

    1. Nguồn gốc.

    Tế bào [3 đảo Langerhans.

    1. Tác dụng.

    Nhìn chung có vai trò quan trọng trong dự trữ các chất sinh năng lượng.

    – Chuyển hóa glucid: giảm đường huyết

    + Tăng vận chuyển glucose vào trong tế bào trừ tế bào não, hồng cầu, tế bào gan, biểu mô tiêu hóa, biểu mô ống thận và tế bào cơ khi nó đang hoạt động, ở những tế bào này glucose có thể vào tế bào không cần insulin.

    + Tăng sử dụng glucose tạo năng lượng.

    + Tăng tổng hợp glycogen ở gan và cơ do tăng hoạt tính của các enzym tham gia vào quá trình này đặc biệt là glycogen synthetase.

    + Giảm phân giải glycogen do bất hoạt enzyme phosphorylase.

    + Tăng chuyển glucose thừa thành acid béo ở gan.

    + Giảm tân tạo đường do giảm hoạt tính các enzym tham gia vào quá trình này và giảm nguyên liệu acid amin từ các mô ngoài gan.

    – Chuyển hóa protid: tăng tổng hợp và dự trữ protein làm phát triển cơ thể.

    + Tăng vận chuyển tích cực acid amin vào trong tế bào đặc biệt valin, leucin, tyrosine, isoleucine và phenylalanin.

    + Tăng sao mã DNA thành mRNA, tăng dịch mã mRNA tại ribosom.

    + Giảm thoái hóa protein trong tế bào đặc biệt là tế bào cơ.

    + Giảm tân tạo đường ở gan tiết kiệm acid amin.

    – Chuyển hóa lipid: tăng dự trữ lipid

    + Tăng vận chuyển acid béo từ các mô đến mô mỡ do sử dụng glucose tạo năng lượng nên tiết kiệm acid béo, chuyển glucose thừa thành acid béo ở gan, thoái hóa glucose sinh năng lượng sẽ tạo ra các ion citrat và isocitrat làm hoạt hóa enzym acetyl-CoA-carboxylase tham gia tổng hợp acid béo.

    + Tăng tổng hợp và dự trữ triglycerid tại mô mỡ do ức chế enzym thủy phân triglycerid, tăng vận chuyển acid béo vào mô mỡ, tăng vận chuyển glucose vào mô mỡ để cung cấp phần glycerol cho triglycerid.

    1. Điều hòa bài tiết

    – Cơ chế thể dịch:

    + Trong máu nồng độ glucose, acid amin, acid béo, thể ceton theo thứ tự sẽ kích thích bài tiết insulin.

    + Gastrin, secretin, cholecystokinin, glucagon kích thích bài tiết insulin.

    + Somatostatin, catecholamin ức chế bài tiết insulin.

    – Cơ chế thần kinh (bình thường có vai trò rất ít):

    + Phó giao cảm kích thích bài tiết insulin.

    + Giao cảm ức chế bài tiết insulin.

    III. GLUCAGON.

    1. Bản chất

    Glucagon là một polypeptid, 29 acid amin, trọng lượng phân tử 3.485.

    2. Nguồn gốc

    Tế bào a đảo Langerhans.

    3. Tác dụng

    – Chuyển hóa glucid: tăng đường huyết do tăng phân giải glycogen ở gan, tăng tân tạo đường ở gan do tăng hoạt tính các enzym tham gia vào quá trình này và tăng nguyên liệu acid amin từ các mô ngoài gan. Glucagon là hormon chính làm tăng đường huyết đối trọng với insulin.

    – Chuyển hóa protid: tăng phân giải protein.

    – Chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ làm tăng acid béo trong máu, ức chế vận chuyển acid béo vào gan.

    4. Điều hòa bài tiết

    – Nồng độ glucose trong máu giảm kích thích bài tiết.

    – Acid amin (đặc biệt alanin, arginin) tăng kích thích bài tiết.

    – Luyện tập, lao động kích thích bài tiết.

    IV. SOMATOSTATIN.

    1. Bản chất

    Somatostatin là một peptid, 14 acid amin.

    2. Nguồn gốc

    Tế bào ỗ đảo Langerhans.

    3. Tác dụng

    – Ức chế bài tiết insulin, glucagon, gastrin, secretin, cholecystokinin.

    – Giảm các hoạt động tiêu hóa: cơ học, bài tiết, hấp thu.

    4. Điều hòa bài tiết

    – Nồng độ glucose, acid amin, acid béo trong máu tăng kích thích bài tiết.

    – Gastrin, secretin, cholecystokinin tăng kích thích bài tiết.

    BÀI 13: SINH LÝ TUYẾN THƯỢNG THẬN.

    I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG

    Tuyến thượng thận gồm hai phần riêng biệt khác nhau về giải phẫu, mô học,

    phát triển và chức năng.

    – Vỏ thượng thận: 3 lớp, sản xuất các hormon steroid gồm khoảng hơn 30 loại

    và được chia thành 3 nhóm:

    + Ngoài cùng là lớp cầu hay lớp cung (zona glomerulosa), bài tiết hormon

    mineralocorticoid.

    + Ở giữa là lớp bó (zona fasciculata) và trong cùng là lớp lưới (zona reticularis), bài tiết hormon glucocorticoid và hormon sinh dục.

    – Tủy thượng thận: bài tiết hormon catecholamin gồm epinephrin (adrenalin) và norepinephrin (noradrenalin).

    II. HORMON VỎ THƯỢNG THẬN.

    1. Mineralocorticoid.

    Chủ yếu là aldosteron chiếm 90% hoạt tính mineralocorticoid của các hormon

    vỏ thượng thận. Ngoài ra còn các hormon khác như DOC (deoxycorticosterone) hoạt tính = 1/50 aldosteron.

    – Bản chất: steroid.

    – Nguồn gốc: lớp cầu vỏ thượng thận.

    – Tác dụng:

    + Tác dụng trên thận và tuần hoàn: là chức năng quan trọng nhất. Aldosteron

    gây tái hấp thu chủ động Na + kéo theo Cl – và bài tiết K + hoặc H + để trao đổi ở ống thận (đặc biệt là ống góp và một phần ống lượn xa). Hiện tượng này dẫn đến tăng tổng lượng Na + và giảm K + trong dịch ngoại bào. Một lượng nhỏ Na

    + tái hấp thu sẽ được trao đổi với việc bài tiết H + dẫn đến giảm nhẹ nồng độ H

    + trong dịch ngoại bào (nhiễm kiềm nhẹ). Việc tái hấp thu Na + sẽ kéo theo nước do tăng áp suất thẩm thấu từ đó làm tăng thể tích dịch ngoại bào, tăng huyết áp và làm nồng độ Na + trong dịch ngoại bào tăng ít. Tăng huyết áp sẽ dẫn đến thận tăng bài tiết nước và muối gọi là hiện tượng thoát aldosteron (aldosterone escape).

    + Tác dụng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt và ruột: ảnh hưởng trên tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt tương tự như trên ống thận. Ở ruột, aldosteron gây tăng tái hấp thu Na + nhất là ở đại tràng kéo theo nước, Cl – và các anion khác.

    – Điều hòa bài tiết: các yếu tố đóng vai trò đặc biệt trong điều hòa bài tiết aldosteron được sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng như sau:

    + Tăng nồng độ K + trong dịch ngoại bào gây tăng bài tiết aldosteron. Nồng độ K + chỉ tăng nhẹ cũng dẫn đến tăng bài tiết aldosteron lên vài lần.

    + Tăng hoạt tính của hệ thống renin-angiotensin dẫn đến tăng bài tiết aldosteron.

    + Tăng nồng độ Na + trong dịch ngoại bào làm giảm nhẹ bài tiết aldosteron. Nồng độ Na + giảm 10-20% làm tăng bài tiết aldosteron lên gấp đôi. Ngoài ra, aldosteron cũng được bài tiết theo nhịp sinh học tăng cao vào buổi sáng và giảm vào buổi chiều.

    2. Glucocorticoid.

    Chủ yếu là cortisol (hydrocortison) chiếm 95% hoạt tính glucocorticoid của

    các hormon vỏ thượng thận. Ngoài ra còn các hormon khác như corticosteroid chiếm 4% hoạt tính glucocorticoid.

    – Bản chất: steroid.

    – Nguồn gốc: lớp bó và lớp lưới vỏ thượng thận.

    – Tác dụng:

    + Trên chuyển hóa glucid: tăng đường huyết do kích thích tân tạo đường và giảm sử dụng glucose ở tế bào. Đường huyết tăng sẽ dẫn đến tăng tổng hợp glycogen ở gan.

    + Trên chuyển hóa protid: ngoại trừ tế bào gan, cortisol làm giảm protein trong

    tất cả các tế bào (đặc biệt ở mô cơ và lympho) do giảm tổng hợp protein, tăng dị hóa protein. Tăng acid amin trong máu, giảm vận chuyển acid amin vào các mô ngoài gan (nhất là mô cơ) và tăng vận chuyển acid amin vào các tế bào gan gây: tăng tốc độ khử amin của các acid amin ở gan tạo urê, tăng tổng hợp protein ở gan, tăng tạo các protein huyết tương bởi gan, tăng tân tạo đường.

    + Trên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa lipid ở mô mỡ dự trữ làm tăng acid béo trong máu, tăng oxy hóa acid béo ở mô tạo năng lượng.

    + Tác dụng chống stress: hầu như tất cả các loại stress đều kích thích tiền yên

    bài tiết ACTH (feedback dương). ACTH sẽ tác dụng lên vỏ thượng thận làm phóng thích nhiều cortisol trong vòng vài phút sau đó. Cortisol có tác dụng làm giảm các bất lợi do stress gây ra.

    + Tác dụng kháng viêm: ngăn cản sự hình thành và phát triển của phản ứng

    viêm do làm ổn định màng tiêu thể giảm phóng thích các enzym thủy phân protein; ngăn giãn mạch, giảm tính thấm mao mạch giảm thoát huyết tương ra mô kẽ, giảm di chuyển bạch cầu đến mô viêm và giảm hiện tượng thực bào do ngăn cản tổng hợp prostagandin và leukotrien từ acid arachidonic ở màng tế bào tổn thương, giảm tái sản xuất tế bào lympho đặc biệt là lympho T, giảm tạo kháng thể ở mô viêm (ngăn cản hoạt động miễn dịch), giảm sốt do giảm phóng thích interleukin -1 từ bạch cầu, ngăn giãn mạch. Làm phản ứng viêm mau kết thúc nếu phản ứng viêm đã xảy ra.

    + Chống dị ứng.

    + Trên tế bào máu: giảm số lượng eosinophil và tế bào lympho, giảm tạo kháng thể, tăng hồng cầu.

    + Một số glucocorticoid cũng có hoạt tính mineralocorticoid như cortisol,

    corticosteron nhưng hoạt tính thấp = 1/400 aldosteron.

    + Trên dạ dày: tăng bài tiết HCl, giảm chất nhầy.

    + Trên tâm thần: khó ngủ, hưng phấn, thèm ăn, tăng các triệu chứng tâm thần

    có sẵn.

    + Đối kháng với vitamin D, hiệp đồng với adrenalin và thyroxin làm tăng đường huyết.

    – Điều hòa bài tiết: khác mineralocorticoid, việc điều hòa bài tiết glucocorticoid hầu như hoàn toàn do ACTH của tiền yên quyết định.

    + Bài tiết theo nhịp sinh học: ở điều kiện căn bản ACTH được bài tiết theo chu kỳ cao nhất vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều (cortisol được bài tiết nhiều nhất vào khoảng 9 giờ sáng, giảm dần và thấp nhất lúc nửa đêm).

    + Stress làm tăng bài tiết cortisol theo cơ chế feedback dương.

    3. Hormon sinh dục.

    Chủ yếu là các androgen (hormon sinh dục nam) trong đó quan trọng nhất là

    dehydroepiandrosterone. Ngoài ra cũng bài tiết một lượng rất nhỏ hormon sinh dục nữ progesterone và estrogen. Tham gia vào việc phát triển các đặc tính sinh dục.

    III. HORMON TỦY THƯỢNG THẬN.

    Chủ yếu là hormon catecholamin gồm adrenalin và noradrenalin.

    – Bản chất: iod hóa acid amin tyrosin.

    – Nguồn gốc: tủy thượng thận.

    – Tác dụng: gây tác dụng giống như kích thích trực tiếp thần kinh giao cảm

    nhưng ảnh hưởng kéo dài gấp 5-10 lần, do vậy được gọi là tác dụng giao cảm gián tiếp. Catecholamin có hai loại thụ thể tiếp nhận a (ai, a2) và p (pi, p2). Adrenalin tác dụng trên cả thụ thể a và p trong khi noradrenalin tác dụng chủ yếu trên thụ thể a, ít tác dụng trên thụ thể p. Hiệu quả tác dụng của adrenalin và noradrenalin phụ thuộc nhiều vào loại thụ thể

    + Trên tim: tác dụng của adrenalin mạnh hơn noradrenalin làm tăng tần số tim,

    tăng trương lực, tăng co bóp, tăng dẫn truyền.

    + Trên mạch máu: adrenalin gây giãn các mạch máu ở cơ vân cùng lúc co mạch ở da và các cơ quan nội tạng; noradrenalin gây co mạch toàn thân làm tăng sức cản ngoại biên.

    + Trên huyết áp: tác dụng của noradrenalin mạnh hơn adrenalin. Adrenalin làm tăng huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương không tăng. Trong khi đó noradrenalin làm cả tăng huyết áp tâm thu và tâm trương.

    + Gây trạng thái hưng phấn tinh thần.

    + Trên mắt: giãn đồng tử do co cơ tia mống mắt.

    + Trên cơ trơn: tác dụng của adrenalin mạnh hơn noradrenalin làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa, phế quản, bàng quang.

    + Trên chuyển hóa: tác dụng của adrenalin mạnh gấp 5-10 lần noradrenalin làm: thoái hóa glycogen trong gan, cơ, tăng tân tạo đường làm tăng đường huyết; thoái hóa lipid dự trữ làm tăng acid béo trong huyết tương và kích thích sinh ceton; giảm phóng thích acid amin từ cơ.

    + Trên hệ nội tiết: ức chế bài tiết insulin, renin, PTH. Tăng bài tiết glucagon, hormon tuyến giáp.

    Lưu ý: tủy thượng thận và hệ thần kinh giao cảm (sợi hậu hạch tiết noradrenalin) hoạt động liên hệ mật thiết với nhau: hỗ trợ hoặc thay thế cho nhau. Hầu như tất cả các cơ quan khi bị kích thích bởi hoạt tính giao cảm chịu cùng lúc tác động của thần kinh giao cảm và hormon tủy thượng thận. Ngoài ra có những cấu trúc của cơ thể không có sự phân bố của thần kinh giao cảm mà chỉ nhận được sự chi phối của hormon tủy thượng thận.

    – Điều hòa bài tiết: đường huyết giảm, huyết áp giảm, lạnh, stress… gây kích

    thích bài tiết hormon tủy thượng thận.

     

  • SINH LÝ TUYẾN GIÁP

     

    1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG

    Tuyến giáp là một trong những tuyến nội tiết lớn nhất nằm trước sụn giáp, có hai thùy, eo ở giữa, trọng lượng tuyến thay đổi theo hoạt động chức năng.

    – Có hai loại tế bào nội tiết trong tuyến giáp:

    • Tế bào nang giáp: cấu tạo thành những nang giáp, xung quanh là mạch máu, trong lòng nang có chất keo chứa thyroglobulin. Các tế bào nang giáp đỉnh quay vào lòng nang, đáy tiếp xúc mao mạch, bài tiết 2 hormon chính là T3, T4. Hình thái tế bào nang giáp thay đổi theo hoạt động, khi không hoạt động tế bào dẹt, nang nhiều chất keo; khi hoạt động tế bào hình trụ, nang ít chất keo.
    • Tế bào cạnh nang (tế bào C): nằm giữa các nang giáp, bài tiết calcitonin.

    2. THYROID HORMONE

    • T4: Triiodothyronine, thyroxine
    • T3: Triiodothyronine

    2.1. Bản chất

    • T3, T4 là những hormon iod hóa acid amin tyrosine.

    2.2. Nguồn gốc:

    – Nguyên liệu để tổng hợp T3 và T4 là tyrosineiod.

    – Iod được cung cấp từ thức ăn, đặc biệt là các thức ăn có nguồn gốc từ biển với nhu cầu khoảng 0,2mg/ngày, nhu cầu tăng khi tuổi đang lớn, thai nghén, lạnh.

    – Iod được hấp thụ dưới dạng I – giống Cl – và bài xuất qua nước tiểu. Trong tuyến giáp: 95% iod ở trong lòng nang (2/3 ở dạng MIT và DIT không hoạt động, 1/3 ở dạng T3 và T4, tỷ số T3/T4=1/9-1/10), 5% ở trong tế bào.

    *T3-T4 được tổng hợp trong tế bào nang giáp qua 4 giai đoạn:

    * Giai đoạn bắt iod: bắt I

    ■ Iod trong máu dưới dạng iodua (I – ) sẽ được vận chuyển chủ động vào trong tế bào nang giáp qua màng đáy của tế bào. Nồng độ iod trong tế bào nang giáp cao hơn trong máu (có thể chênh lệch 250 lần). Một số ion hóa trị 1 như perclorat, thiocyanat ức chế cạnh tranh với iod.

    * Giai đoạn oxy hóa iod: I- ^ I2

    Xảy ra ở đỉnh tế bào nang giáp, men peroxidase sẽ xúc tác phản ứng chuyển I1 thành I2.

    * Giai đoạn iod hóa tyrosin:

    Thyroglobulin là một glycoprotein được tổng hợp trong tế bào nang giáp theo cơ chế tổng hợp protein thông thường. Trong phân tử thyroglobulin có các acid amin tyrosine.

    • I2 + tyrosin ^ MIT (Monoiodtyrosin)
    • MIT + I2 ^ DIT (Diiodotyrosine)
    • MIT + DIT ^ T3 (Triiodothyronine)
    • DIT + DIT ^ T4 (Tetraiodo Thyroxin)

    => MIT, DIT, T3, T4 gắn với thyroglobulin được vận chuyển qua màng đỉnh tế bào nang giáp vào trong lòng nang và dự trữ ở đó. Lượng hormon dự trữ đủ dùng trong 2-3 tháng.

    * Giải phóng T3, T4:

    Màng đỉnh tế bào nang giáp bắt lấy chất keo trong lòng nang bằng cơ chế ẩm bào. Sau đó men tiêu protein của lysosome là catheptase sẽ cắt T3, T4, MIT, DIT ra khỏi thyroglobulin. T3, T4 khuếch tán vào máu. Trong khi đó men desiodase sẽ phân cắt MIT và DIT thành I2 và tyrosin, chúng sẽ được tái sử dụng cho những lần tổng hợp tiếp theo.

    2.3. Tác dụng

    Trong máu, tỷ số T3/T4M/10, nhưng T3 mới là dạng tác dụng chính. T3-T4 được vận chuyển trong máu phần lớn ở dạng kết hợp mà chủ yếu là kết hợp với globulin (TBG), một lượng nhỏ gắn với albumin. Lượng rất nhỏ ở dạng tự do: 0,05% T4; 0,5% T3.

    2.3.1. Các tác dụng chính

    T3-T4 có mô đích là hầu hết các tế bào trong cơ thể với 2 tác dụng chính:

    * Tăng trưởng: tăng trưởng cấu trúc và chức năng tế bào

    – Làm tăng tốc độ phát triển cơ thể phối hợp với somatomedin.

    – Kích thích sự biệt hóa tế bào đặc biệt là tế bào não trong vài năm đầu sau sinh. Thiếu thyroid hormone trẻ sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần.

    * Trên chuyển hóa năng lượng ở tế bào: tăng hoạt động chuyển hóa của hầu hết các mô trong cơ thể

    T3-T4 kích thích sự tổng hợp năng lượng cung cấp cho các hoạt động chức năng của cơ thể. Nếu thyroid hormone được bài tiết nhiều có thể làm chuyển hóa cơ sở tăng 60-100%.

    => Tăng tổng hợp năng lượng là do:

    – Tăng tốc độ các phản ứng hóa học.

    – Tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn tạo năng lượng.

    – Tăng số lượng và kích thước ty thể làm tăng tổng hợp ATP.

    Khi thyroid hormone bài tiết quá nhiều, ti thể phồng to mất cân xứng giữa hai quá trình oxy hóa và phosphoryl hóa, một lượng lớn năng lượng thải ra dưới dạng nhiệt chứ không tổng hợp thành ATP được.

    2.3.2. Các tác dụng cụ thể

    – Trên chuyển hóa glucid: tăng đường huyết do tăng phân giải glycogen, tăng tân tạo đường và tăng hấp thu glucose ở ruột. Đồng thời T3-T4 cũng làm tăng

    thoái hóa glucose tạo năng lượng.

    – Trên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa triglycerid dự trữ làm tăng acid béo

    trong máu. Các acid béo sẽ được oxy hóa ở mô để tạo năng lượng. Ngoài ra còn làm giảm cholesterol, phospholipid, triglyceride trong huyết tương.

    – Trên chuyển hóa protein: tăng tổng hợp protein làm tăng trưởng cơ thể ở thời kỳ đang phát triển. Tuy nhiên khi bài tiết quá nhiều sẽ tăng thoái hóa protein làm tăng acid amin trong máu để tạo năng lượng, cơ thể gầy sút.

    – Trên chuyển hóa vitamin: tăng nhu cầu tiêu thụ vitamin như tăng hấp thu vitamin B12 ở ruột, chuyển caroten thành vitamin A.

    – Điều hòa sự phân bố dịch trong cơ thể. Thiếu T3-T4 sẽ gây phù trước xương chày và 2 mi dưới.

    – Trên tim mạch: tăng nhịp tim, tăng lực co cơ tim dẫn đến tăng lưu lượng tim và tăng huyết áp.

    – Trên thần kinh: thúc đẩy sự phát triển kích thước và chức năng hệ thần kinh trung ương (trẻ em) đồng thời cung cấp năng lượng duy trì hoạt động của chúng.

    Nhược năng làm chậm chạp, đần độn. Ưu năng làm căng thẳng, dễ bị kích thích.

    – Cơ: hoạt hóa các synap thần kinh cơ điều hòa trương lực cơ. Nhược năng làm chậm chạp, yếu cơ. Ưu năng làm run cơ.

    – Cơ quan sinh dục: cần cho sự phát triển và hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục.

    • Nam: nhược năng làm mất dục tính, ưu năng làm bất lực
    • Nữ: nhược năng làm băng kinh, đa kinh, ưu năng làm ít hoặc vô kinh, giảm dục tính.

    – Tác dụng khác: làm tăng bài tiết hầu hết các hormon khác, tăng nhu cầu sử dụng hormone.

    2.4. Điều hòa bài tiết

    – TRH (vùng hạ đồi) kích thích tuyến yên bài tiết TSH. TSH kích thích tuyến giáp bài tiết T3, T4.

    – Lạnh, stress kích thích bài tiết T3, T4.

    – Iod vô cơ cao trong tuyến giáp ức chế bài tiết T3, T4. Iod hữu cơ cao làm giảm hấp thu iod vào tuyến giáp, giảm tổng hợp T3, T4.

    3. CALCITONIN

    3.1. Bản chất hóa học: polypeptid, 32 acid amin.

    3.2. Nguồn gốc: tế bào C của tuyến giáp (tế bào cạnh nang).

    3.3. Tác dụng: giảm Ca 2+ và phosphat máu

    – Trên xương: giảm hoạt động tiêu xương và sự tạo thành các tế bào hủy xương mới, tăng lắng đọng Ca 2+ ở xương. Tác dụng này có ý nghĩa quan trọng ở trẻ đang lớn nhưng rất yếu ở người trưởng thành.

    – Trên thận: tăng đào thải Ca 2+ và phosphat qua nước tiểu, giảm tái hấp thu

    Na + và Cl – ở ống lượn gần, có vai trò điều hòa thể tích dịch ngoại bào.

    3.4. Điều hòa bài tiết

    Ca 2+ máu tăng kích thích bài tiết calcitonin và ngược lại.

    —————————————————————————–

    SINH LÝ TUYẾN CẬN GIÁP

    1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CHỨC NĂNG

    Có 4 tuyến cận giáp nằm ngay sau tuyến giáp, hai tuyến ở cực trên, hai tuyến ở cực dưới tuyến giáp. Tuy kích thước mỗi tuyến nhỏ 6x3x2mm nhưng chúng có tính sinh mạng. Tuyến cận giáp có hai loại tế bào: tế bào chính tiết hormon, tế bào ưa acid chức năng chưa rõ.

    2. HORMON CẬN GIÁP: PTH (parathyroid hormone, parathormon)

    Bản chất: polypeptid, 84 acid amin.

    – Nguồn gốc: tế bào chính tuyến cận giáp.

    – Tác dụng: tăng Ca 2+ và giảm phosphat máu

    + Trên xương: tăng hoạt động tiêu xương và sự tạo thành các tế bào hủy xương mới, tăng giải phóng Ca 2+ từ xương vào máu.

    + Trên thận: tăng tái hấp thu Ca 2+ ở ống lượn xa và ống góp, giảm tái hấp thu phosphate ở ống lượn gần.

    + Trên ruột: tăng tạo thành 1,25 dihydroxycholecalciferol làm tăng hấp thu Ca 2+ ở ruột.

    – Điều hòa bài tiết:

    + Ca 2+ máu tăng sẽ ức chế bài tiết hormon cận giáp và ngược lại.

    + Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng bài tiết PTH.

     

  • BÀI 9: SINH LÝ TUYẾN YÊN.

     

    I. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CHỨC NĂNG

    – Tuyến yên là một tuyến nhỏ (1cm, 0,5-1g), nằm trong hố yên của xương bướm thuộc nền sọ.

    Các thùy của tuyến yên:

    + Thùy trước có các tế bào chế tiết còn được gọi là thùy tuyến.

    + Thùy giữa ở người rất kém phát triển, thường được gộp chung vào thùy trước.

    + Thùy sau có các tế bào giống tế bào thần kinh đệm còn được gọi là thùy thần kinh.

    Tuyến yên liên hệ mật thiết với vùng hạ đồi qua 2 đường:

    + Đường mạch máu:

    • Hệ thống cửa hạ đồi-yên (hệ cửa Popa-Fielding) nối vùng hạ đồi với thùy trước tuyến yên.
    • Các hormon giải phóng và ức chế của vùng hạ đồi sẽ theo đường này xuống tuyến yên kích thích hoặc ức chế bài tiết hormon thùy trước tuyến yên.

    + Đường thần kinh:

    • Bó sợi thần kinh hạ đồi-yên là bó thần kinh đi từ nhân trên thị và nhân cạnh não thất vùng hạ đồi đến thùy sau tuyến yên.
    • Các hormon ADH và oxytocin của vùng hạ đồi sẽ được vận chuyển theo đường này xuống dự trữ ở thùy sau tuyến yên

    II. CÁC HORMON TUYẾN YÊN.

    1. Hormon tăng trưởng. (GH)

    – Bản chất: protein 191 acid amin, 1 chuỗi đơn, trọng lượng phân tử 22.005.

    – Nguồn gốc: tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên.

    – Tác dụng: GH có mô đích là gan, nó sẽ kích thích gan bài tiết somatomedin (IGF: insulin-like growth factor).

    + Somatomedin tác dụng lên hầu hết tế bào trong cơ thể, làm phát triển kích thước và số lượng tế bào dẫn đến tăng kích thước và trọng lượng cơ thể.

    – Trên xương: phát triển khung xương cả chiều dài và chiều dày do làm tăng tạo khung protein ở xương, tăng tốc độ sinh sản các tế bào sụn và tế bào tạo xương, tăng cốt hóa sụn liên hợp.

    + Trên chuyển hóa protein:

    • Tăng tổng hợp protein, đây là tác dụng quan trọng nhất của somatomedin.
    • Tác dụng này được thực hiện do tăng vận chuyển acid amin vào trong tế bào
    • Tăng quá trình sao mã ADN thành mRNA
    • Tăng quá trình dịch mã mARN ở ribosome, đồng thời giảm thoái hóa protein và acid amin.

    + Trên chuyển hóa glucid:

    • Tăng đường huyết do giảm sử dụng glucose để tạo năng lượng, giảm vận chuyển glucose vào trong tế bào (kháng insulin).
    • Tuy nhiên đường huyết thường không tăng quá cao do nó cũng làm tăng dự trữ glycogen trong tế bào.

    + Trên chuyển hóa lipid: tăng thoái hóa triglycerid dự trữ làm tăng acid béo trong máu. Các acid béo sẽ được oxy hóa ở mô để tạo năng lượng.

    + Tác dụng khác: kích thích tăng bài tiết insulin.

    – Điều hòa bài tiết:

    + GHRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết GH. Trong khi GHIH của vùng hạ đồi ức chế tuyến yên bài tiết GH.

    + Somatomedin của gan gây feedback âm.

    + Dưới ảnh hưởng của GH, acid béo được sử dụng tạo năng lượng nhiều hơn glucid và protid do vậy đáp ứng tăng bài tiết GH thường xảy ra trong những trường hợp khẩn cấp (đói, hạ đường huyết, stress).

    + GH cũng được điều hòa bài tiết theo nhịp giờ và nhịp ngày đêm.

    2. Hormon kích thích tuyến giáp. (TSH)

    * Bản chất: glycoprotein, 2 chuỗi a và p, trọng lượng phân tử 28.000.

    – Nguồn gốc: tế bào ưa base thùy trước tuyến yên.

    – Tác dụng: mô đích là nang tuyến giáp.

    + Trên cấu trúc tuyến giáp: dinh dưỡng và phát triển nang tuyến giáp do làm tăng số lượng và kích thước tế bào nang giáp, tăng biến đổi tế bào nang giáp sang dạng bài tiết (dạng trụ) và tăng hệ thống mao mạch của tuyến.

    + Trên chức năng tuyến giáp: tăng T3, T4 trong máu do làm tăng hoạt động bơm iod, tăng bắt iod vào trong nang giáp, tăng gắn iod vào tyrosin và tăng phân giải thyroglobulin giải phóng T3, T4 vào máu.

    – Điều hòa bài tiết:

    + TRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết TSH.

    + T3, T4 của tuyến giáp gây feedback âm.

    3. Hormon kích thích tuyến vỏ thượng thận.(ACTH)

    – Bản chất: polypeptid 39 acid amin, trọng lượng phân tử 5.000.

    – Nguồn gốc: tế bào ưa base thùy trước tuyến yên.

    – Mô đích: vỏ thượng thận.

    – Tác dụng:

    + Trên lớp bó và lớp lưới của vỏ thượng thận: làm tăng sinh các tế bào đồng thời kích thích các tế bào tổng hợp và bài tiết cortisol.

    + Trên tế bào hắc tố: 13 acid amin đầu tiên của ACTH giống hormon MSH (melanocyte stimulating hormone).

    • Ở động vật bậc thấp (ếch, cóc…) thùy giữa phát triển bài tiết nhiều MSH tác dụng lên tế bào hắc tố, ở người do thùy giữa kém phát triển tác dụng này chủ yếu do ACTH đảm nhận.
    • Tác dụng của MSH và ACTH trên tế bào hắc tố là làm phân tán các hạt sắc tố ra bào tương tế bào gây sẫm màu da, không có mặt MSH và ACTH các hạt sắc tố sẽ tập trung quanh nhân tế bào làm da sáng màu hơn.

    + Trên não: ACTH có vai trò trong học tập, trí nhớ và hành vi.

    – Điều hòa bài tiết:

    + CRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết ACTH.

    + Cortisol của vỏ thượng thận gây feedback âm.

    + Stress làm tăng bài tiết ACTH theo cơ chế feedback dương.

    + ACTH cũng được điều hòa bài tiết theo nhịp ngày đêm.

    4. Kích dục tố.

    – FSH (Follicle stimulating hormone, hormon kích thích nang trứng) LH (Luteinizing hormone, hormon kích thích hoàng thể)

    – Bản chất: glycoprotein. FSH có 236 acid amin, trọng lượng phân tử 32.000; LH có 215 acid amin, trọng lượng phân tử 30.000.

    – Nguồn gốc: tế bào ưa base thùy trước tuyến yên.

    – Tác dụng: mô đích là tinh hoàn và buồng trứng.

    + Ở nam: FSH kích thích sự phát triển ống sinh tinh làm tăng sản sinh tinh trùng; LH kích thích phát triển tế bào Leydig (tế bào kẽ) gây bài tiết testosteron.

    + Ở nữ: FSH kích thích nang trứng phát triển; LH phối hợp với FSH làm phát

    triển nang trứng đến chín và gây phóng noãn, kích thích tạo hoàng thể, kích thích tế bào hạt của nang trứng và hoàng thể bài tiết estrogen và progesteron.

    – Điều hòa bài tiết:

    + GnRH của vùng hạ đồi kích thích tuyến yên bài tiết FSH và LH.

    + Testosterone, estrogen và progesterone gây feedback âm. Riêng vào thời điểm trước khi phóng noãn estrogen có tác dụng feedback dương.

    + Inhibin của nang trứng ức chế bài tiết FSH.

    + Ở nữ, FSH và LH được bài tiết thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.

    5. Prolactin.

    – Bản chất: protein 198 acid amin, trọng lượng phân tử 22.500.

    – Nguồn gốc: tế bào ưa acid thùy trước tuyến yên.

    – Tác dụng: mô đích là tuyến vú đã chịu tác dụng của estrogen và progesteron. Prolactin làm bài tiết sữa vào nang sữa nhưng không gây bài xuất ra ngoài.

    – Điều hòa bài tiết:

    + PIH của vùng hạ đồi ức chế tuyến yên bài tiết prolactin.

    + Động tác mút vú của trẻ và sự gần gũi, tình cảm mẹ con sẽ kích thích bài tiết prolactin.

    + Dopamin bình thường ức chế, nhưng khi cho con bú lại kích thích bài tiết prolactin. TRH kích thích bài tiết prolactin.

    + Prolactin cũng được tiết theo chu kỳ trong 24 giờ với nồng độ cao nhất vào ban đêm rồi trở lại nhịp tiết ban ngày vào khoảng 6-8 giờ

    III. CÁC HORMON HẬU YÊN.

    1. Hormon chống bài niệu.(ADH: antidiuretic hormone, vasopressin)

    – Bản chất: peptid 9 acid amin.

    – Nguồn gốc: nhân trên thị vùng hạ đồi.

    – Tác dụng:

    + Nồng độ sinh lý (thấp): chống bài niệu do tăng tái hấp thu nước ở ống lượn xa và ống góp.

    + Nồng độ cao: co mạch gây tăng huyết áp. Tác dụng tăng huyết áp mạnh hơn cả angiotensin II.

    – Điều hòa bài tiết:

    + Áp suất thẩm thấu tăng gây tăng bài tiết ADH và ngược lại.

    + Thể tích máu giảm gây tăng bài tiết ADH và ngược lại.

    2. Oxytocin.

    – Bản chất: peptid 9 acid amin.

    – Nguồn gốc: nhân cạnh não thất vùng hạ đồi.

    – Tác dụng:

    + Trên tử cung: gây co tử cung mang thai đặc biệt lúc chuyển dạ.

    + Trên tuyến vú: bài xuất sữa ra ngoài do co các tế bào biểu mô cơ quanh nang tuyến sữa.

    – Điều hòa bài tiết:

    + Kích thích cơ học núm vú (động tác mút, se đầu núm vú) gây tăng bài tiết oxytocin.

    + Căng thẳng tâm lý, rượu, thuốc lá giảm bài tiết oxytocin.