Danh mục: CTUMP

Chuyên mục Trường đại Học Y dược Cần Thơ

  • BÀI 2:SINH LÝ THÂN NHIỆT

     

    Mục tiêu:

    1. Định nghĩa được các loại thân nhiệt và nêu các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt.

    2. Trình bày được quá trình sinh nhiệt.

    3. Phân tích được các hình thức thải nhiệt của cơ thể.

    4. Phân tích được cung phản xạ điều nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.

    I. THÂN NHIỆT

    1. Định nghĩa: thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. 2 loại thân nhiệt:

    * Thân nhiệt trung tâm: là nhiệt độ các phần sâu trong cơ thể như gan, não,

    các tạng..

    +Thân nhiệt trung tâm thường được giữ ổn định quanh trị số 37 0 C. Đây là nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, là mục đích của hoạt động điều nhiệt.

    + Thân nhiệt trung tâm thường được đo ở 3 nơi:

    • Ở trực tràng là hằng định nhất,
    • Ở miệng thấp hơn ở trực tràng 0,2-0,5 0 C và dao động nhiều hơn,
    • Ở nách thấp hơn ở trực tràng 0,5-1 0 C và dao động nhiều hơn nữa.

    * Thân nhiệt ngoại vi: là nhiệt độ da, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường và thường thấp hơn thân nhiệt trung tâm.

    – Thân nhiệt ngoại vi có thể dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động điều nhiệt. Thân nhiệt ngoại vi thay đổi tùy theo vị trí đo trên da.

    * Các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt:

    + Tuổi: tuổi càng cao thân nhiệt càng giảm, tuy nhiên càng về sau mức giảm

    càng ít hơn.

    + Nhịp ngày đêm: thân nhiệt thấp nhất vào lúc 1-4 giờ sáng và cao nhất vào

    lúc 14-17 giờ chiều.

    + Chu kỳ kinh nguyệt và thai nghén: nửa sau chu kỳ kinh nguyệt thân nhiệt

    tăng O,3-0,5 0 C, trong tháng cuối thai kỳ thân nhiệt có thể tăng thêm O,5-0,8 0 C.

    + Vận cơ: cường độ vận cơ càng lớn thân nhiệt càng cao.

    + Nhiệt độ môi trường: trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh thân nhiệt

    ngoại vi cũng tăng lên hoặc giảm đi tuy không nhiều.

    + Tình trạng bệnh: nhìn chung các bệnh nhiễm khuẩn làm tăng thân nhiệt

    riêng bệnh tả làm giảm thân nhiệt. Thân nhiệt cũng thay đổi theo hoạt động của

    tuyến giáp.

    II. QUÁ TRÌNH SINH NHIỆT

    1.Nguồn gốc sinh nhiệt của cơ thể: 2 nguồn gốc:

    – Phản ứng chuyển hóa: sự sinh nhiệt này diễn ra thường xuyên, cung cấp

    một lượng nhiệt lớn đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Các hoạt động chuyển hóa sinh nhiệt gồm:

    + Chuyển hoá cơ sở: các yếu tố làm tăng chuyển hoá cơ sở đều làm tăng sinh

    nhiệt, mức tăng này có lên đến 150%.

    + Vận cơ: trong co cơ 75% năng lượng tiêu hao dưới dạng nhiệt.

    Đặc biệt cóng và run là những nguyên nhân sinh nhiệt quan trọng bởi vì trong hình thức co cơ này có đến 80% năng lượng mất đi dưới dạng nhiệt.

    + Tiêu hóa: sinh nhiệt do tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn (SDA).

    =>Trong các hoạt động sinh nhiệt trên thì chuyển hóa cơ sở, cóng và run là những hình thức sinh nhiệt tự nhiên, còn lại là sinh nhiệt bằng hành vi.

    – Môi trường: nhiệt năng truyền từ những vật có nhiệt độ cao hơn thân nhiệt vào cơ thể như không khí nóng, vật nóng, mặt trời… Tuy nhiên sự sinh nhiệt này không thường xuyên và lượng nhiệt do nó cung cấp không lớn. Nguồn nhiệt năng này ảnh hưởng chủ yếu đến thân nhiệt ngoại vi.

    III. QUÁ TRÌNH THẢI NHIỆT

    – Nhiệt sinh ra trong cơ thể đến đâu sẽ được truyền ra bề mặt ngoài da hoặc niêm mạc đường hô hấp để thải ra ngoài đến đấy nhờ hệ thống mạch máu.

    Có 2 cơ chế thải nhiệt là truyền nhiệt và bốc hơi nước.

    3.1. Thải nhiệt bằng cách truyền nhiệt

    – Truyền nhiệt là phương thức trong đó nhiệt năng được truyền từ vật nóng sang vật lạnh.

    – Muốn thải nhiệt ra bên ngoài bằng cách truyền nhiệt thì cơ thể phải có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.

    – Có 3 hình thức truyền nhiệt: bức xạ, trực tiếp và đối lưu.

    3.1.1. Truyền nhiệt bức xạ

    – Định nghĩa: truyền nhiệt bức xạ là sự truyền nhiệt giữa các vật không tiếp xúc với nhau. Nhiệt được truyền dưới dạng tia bức xạ điện từ (tia hồng ngoại).

    – Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ khoảng không ở giữa. Nhưng khối lượng nhiệt mà vật lạnh nhận được lại phụ thuộc vào màu sắc của nó: màu đen hấp thụ toàn bộ, màu trắng phản chiếu toàn bộ.

    3.1.2. Truyền nhiệt trực tiếp

    – Định nghĩa: truyền nhiệt trực tiếp là sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc với nhau.

    – Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch nhiệt độ và thời gian tiếp xúc giữa hai vật.

    3.1.3. Truyền nhiệt đối lưu

    – Định nghĩa: truyền nhiệt đối lưu là sự truyền nhiệt giữa các vật tiếp xúc với nhau, nhưng trong đó vật lạnh luôn luôn chuyển động, khiến cho ở điểm tiếp xúc chênh lệch nhiệt độ được duy trì.

    – Khối lượng nhiệt truyền tỷ lệ thuận với căn bậc hai tốc độ chuyển động của vật lạnh.

    3.2. Thải nhiệt bằng cách bốc hơi nước

    – Thải nhiệt bằng cách bốc hơi nước dựa trên cơ sở là nước trong lúc chuyển từ thể lỏng sang thể khí sẽ thu nhiệt vào. Một lít nước bốc hơi sẽ lấy đi một nhiệt lượng bằng 580Kcal. –

    – Nhiệt độ môi trường càng cao thì sự thải nhiệt bằng bốc hơi nước càng tăng với điều kiện nước thoát ra được bề mặt và bề mặt thoáng gió.

    – Có 2 hình thức bốc hơi nước: qua da và qua đường hô hấp.

    3.2.1. Bốc hơi nước qua đường hô hấp

    – Nước bay hơi ở đường hô hấp là nước do các tuyến ở niêm mạc đường hô hấp bài tiết ra để làm ẩm không khí vào phổi.

    – Lượng nhiệt tỏa ra bằng phương thức bốc hơi nước qua đường hô hấp phụ thuộc vào thể tích thông khí phổi. Trong môi trường nóng thông khí phổi có tăng lên nhưng bốc hơi nước qua đường hô hấp không có ý nghĩa quan trọng trong phản ứng chống nóng của loài người.

    3.2.2. Bốc hơi nước qua da

    Bốc hơi nước qua da dưới hai hình thức:

    Thấm nước qua da: lượng nước thấm qua da trung bình một ngày đêm là 0,5 lít. Lượng nước này cùng với lượng nước bốc hơi qua đường hô hấp tổng cộng khoảng 0,6 lít/ngày giúp thải một nhiệt lượng khoảng 12-16Kcal/giờ.

    Đây là lượng nước mất thường xuyên, không cảm thấy và không thay đổi theo nhiệt độ của cơ thể và không khí.

    Bài tiết mồ hôi: lượng mồ hôi bài tiết trong một giờ thay đổi từ 0 lít trong môi trường lạnh lên đến tối đa 1,5-2 lít trong môi trường nóng. Mồ hôi chỉ giúp thải nhiệt khi bốc hơi được trên da nên bề mặt da cần thoáng. Lượng mồ hôi bốc hơi trên da cũng thay đổi tùy thuộc vào độ ẩm của không khí và tốc độ gió.

    IV. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

    Điều hòa thân nhiệt gọi tắt là điều nhiệt. Đây là một hoạt động chức năng nhằm giữ cho thân nhiệt hằng định trong khi nhiệt độ của môi trường sống luôn thay đổi. Nhờ đó sẽ giữ tốc độ các phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể tương đối hằng định. Như vậy, có thể coi điều nhiệt như là một mặt của sự đảm bảo hằng tính nội môi.

    4.1. Cung phản xạ điều nhiệt

    – Điều hòa thân nhiệt diễn ra trong 2 bối cảnh: sự biến động của nhiệt độ môi trường xung quanh cơ thể tác động lên thân nhiệt ngoại vi và sự biến động của nhiệt độ môi trường bên trong cơ thể tác động lên thân nhiệt trung tâm.

    – Trong đó thân nhiệt trung tâm được điều hòa trên nguyên tắc: lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể bằng lượng nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể cùng trong một khoảng thời gian.

    – Hoạt động điều nhiệt được thực hiện thông qua một cung phản xạ phức tạp gồm 5 thành phần:

    – Bộ phận nhận cảm (Thụ thể) :

    + Nhận cảm nhiệt độ bên ngoài cơ thể (thân nhiệt ngoại vi): bộ phận nhận cảm cảm giác nhiệt gồm 2 loại là thụ thể nóng và thụ thể lạnh phân bố không đồng đều trên da và có đặc tính thích nghi. Phải có một diện tích đủ rộng bị kích thích thì mới gây ra được cảm giác về nhiệt. Thụ thể lạnh nhiều hơn thụ thể nóng nên việc nhận biết nhiệt độ môi trường bên ngoài chủ yếu là nhận biết lạnh.

    + Nhận cảm nhiệt độ bên trong cơ thể (thân nhiệt trung tâm): thụ thể cảm giác nhiệt nằm ngay tại vùng phía trước của phức hợp bụng-nền ở đồi thị, chủ yếu nhận cảm nóng. Dòng máu lưu chuyển khắp cơ thể sẽ mang thông tin về nhiệt đến kích thích lên các thụ thể này. Khi có sự thay đổi dòng máu tiếp lưu cho đồi thị sẽ dẫn đến rối loạn thân nhiệt.

    – Đường dẫn truyền hướng tâm:

    + Dẫn truyền thông tin về nhiệt độ bên ngoài cơ thể: xung động theo dây thần kinh tủy về đến tận cùng ở sừng sau tủy sống. Nơron thứ hai bắt chéo sang bên đối diện và đi lên vùng phía sau của phức hợp bụng-nền ở đồi thị đối bên.

    + Dẫn truyền thông tin về nhiệt độ bên trong cơ thể: xung động từ vùng phía trước sẽ đi ra vùng phía sau của phức hợp bụng-nền ở đồi thị cùng bên. Phần phía sau của phức hợp bụng-nền ở đồi thị chính là trung tâm dưới vỏ của cảm giác nhiệt. Từ đây xung động còn được dẫn truyền lên trung tâm cảm giác nhiệt ở vỏ não thùy đỉnh.

    – Trung tâm phản xạ:

    + Trung tâm điều nhiệt dưới vỏ:

    nằm ở phần sau và phần rìa của phức hợp bụng-nền của đồi thị hay còn gọi là vùng hạ đồi.

    • Trung tâm này điều nhiệt không có ý thức với nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ ngoại biên và phần phía trước đưa về, xử lý thông tin và phát động các đáp ứng thích hợp.
    • Việc xử lý thông tin được thực hiện theo nguyên tắc sau: tại trung tâm điều nhiệt bình thường luôn giữ một mức “điểm chuẩn” (setpoint) hay “nhiệt độ chuẩn” là 37 0 C, các thông tin về nhiệt đưa đến sẽ được đối chiếu với nhiệt độ chuẩn để ra quyết định thích hợp.
    • Các chất gây sốt nội sinh và ngoại sinh (như trong trường hợp nhiễm khuẩn) sẽ tác động lên đồi thị làm thay đổi “nhiệt độ chuẩn” theo chiều hướng tăng lên, lúc này nhiệt độ dòng máu trở nên thấp hơn “nhiệt độ chuẩn” và từ đó trung tâm điều nhiệt phát động một cơ chế điều hòa do “hiểu nhầm” dẫn đến tình trạng sốt.

    + Trung tâm điều nhiệt ở vỏ não: nằm ở thùy đỉnh của vỏ não, trung tâm này hoạt động có ý thức cho ta biết cảm giác về nhiệt (bình thường, nóng hay lạnh) và khởi phát các đáp ứng điều nhiệt bằng hành vi.

    – Đường dẫn truyền ly tâm: đường truyền ra của cung phản xạ điều nhiệt vừa là đường thần kinh vừa là đường thể dịch.

    + Đường thần kinh: từ hạ đồi, tín hiệu thần kinh đi đến các trung tâm giao cảm ở sừng bên tủy sống gây co hay giãn mạch, thay đổi chuyển hóa tế bào; đi đến các nơron vận động ở sừng trước tủy sống làm thay đổi trương lực cơ, thông khí phổi và gây run.

    + Đường thể dịch: từ hạ đồi, tín hiệu nội tiết (hormone TRH, CRH) đi đến thùy trước tuyến yên làm thay đổi mức bài tiết TSH, ACTH, các hormon này lại tiếp tục làm thay đổi hoạt động của tuyến giáp và vỏ thượng thận dẫn đến thay đổi mức độ chuyển hóa của các mô.

    – Cơ quan đáp ứng: tất cả các tế bào trong cơ thể mà đặc biệt là tế bào cơ, mạch máu, tuyến mồ hôi.

    4.2. Các cơ chế điều nhiệt

    4.2.1. Cơ chế chống nóng của cơ thể

    Những kích thích của môi trường nóng, thông qua phản xạ điều nhiệt, gây giảm quá trình sinh nhiệt và tăng quá trình thải nhiệt. => Giảm sinh – tăng thải

    Giảm quá trình sinh nhiệt: giảm các phản ứng chuyển hoá trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây cảm giác mệt mỏi trong môi trường nóng. Nhưng chuyển hóa cũng là cơ sở của các hoạt động sống nên không thể giảm nhiều được. Do đó, giảm sinh nhiệt không quan trọng bằng tăng thải nhiệt trong cơ chế chống nóng.

    Tăng quá trình thải nhiệt: là cơ chế chống nóng chủ yếu nên chống nóng còn gọi là điều nhiệt vật lý.

    Cơ chế như sau: giãn mạch máu dưới da, tăng lượng máu đến da khiến da đỏ lên trong môi trường nóng. Máu đến da tăng sẽ dẫn đến:

    + Tăng truyền nhiệt: do máu làm tăng nhiệt độ da.

    + Tăng bài tiết mồ hôi: có thể dẫn đến mất nước và muối.

    4.2.2. Cơ chế chống lạnh của cơ thể

    Những kích thích của môi trường lạnh, thông qua phản xạ điều nhiệt, gây giảm quá trình thải nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt.=> Giảm thải – tăng sinh

    – Giảm quá trình thải nhiệt: co mạch máu dưới da, giảm lượng máu đến da khiến da tái đi trong môi trường lạnh. Máu đến da giảm sẽ dẫn đến giảm truyền nhiệt và bài tiết mồ hôi. Nhưng máu đến da ít cũng ảnh hưởng xấu tới việc nuôi da làm cho da bị dầy lên, nổi mẩn ngứa, nốt phỏng và hoạt tử nếu môi trường quá lạnh. Do đó giảm quá trình thải nhiệt không quan trọng bằng tăng sinh nhiệt trong cơ chế chống lạnh. Đồng thời với phản xạ co mạch da còn có phản xạ dựng lông do co cơ chân lông gây hiện tượng sởn da gà. Phản xạ này là di tích của phản xạ chống lạnh ở động vật, ở loài người nó không có giá trị chống lạnh.

    – Tăng sinh nhiệt: là cơ chế chống lạnh chủ yếu nên chống lạnh còn gọi là điều nhiệt hoá học.

    – Cơ chế như sau:

    B1: Tăng chuyển hóa tế bào do:

    • Thần kinh giao cảm và catecholamin của tủy thượng thận: có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hoá năng lượng của tế bào để sinh ra nhiệt mà không dự trữ dưới dạng ATP gọi là nhiệt hoá học. Lượng nhiệt hoá học sinh ra tỷ lệ thuận với lượng mỡ nâu. Ở người, mỡ nâu có nhiều ở trẻ em tập trung chủ yếu xung quanh xương bả vai, ngấn cổ và dọc theo các mạch máu lớn ở ngực và bụng. Đây là nguồn sinh nhiệt quan trọng của trẻ.
    • T3-T4 của tuyến giáp: có tác dụng làm tăng tốc độ chuyển hoá năng lượng trong tất cả các tế bào sinh ra nhiệt. Tác dụng của T3-T4 chậm nhưng kéo dài hơn catecholamin.

    B2: Tăng trương lực cơ: xảy ra sau tăng chuyển hóa tế bào. Tăng trương lực cơ

    gây ra hiện tượng “cóng”.

    B3: Run cơ: xảy ra sau cùng. Đây là một phản xạ có trung tâm nằm ở vùng hạ đồi. Khi cơ thể bị nhiễm lạnh, các tín hiệu lạnh từ da sẽ được truyền về kích thích trung tâm gây phản xạ run cơ. Khi run cơ tối đa có thể giúp cơ thể sinh nhiệt cao hơn bình thường 4-5 lần.

    4.2.3. Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi

    Loài người ngoài các cơ chế điều nhiệt sinh học của cơ thể còn có các cơ chế điều nhiệt do hành vi tích lũy từ cuộc sống:

    – Cải tạo vi khí hậu: mùa hè mở cửa đón gió, dùng quạt, ngăn các nguồn bức xạ, đội mũ, trồng cây lấy bóng mát, dùng máy điều hòa… Mùa đông: đóng cửa, dùng lò sưởi.

    – Chọn quần áo thích hợp: mùa hè mặc quần áo màu sáng để phản chiếu tia bức xạ, quần áo mỏng, rộng và chất liệu vải dễ thấm mồ hôi (cotton) để dễ thải nhiệt. Mùa đông mặc quần áo màu thẫm, vải dày, xốp tạo một lớp không khí dày không di động bao quanh để chống thải nhiệt, hoặc quần áo bằng len, bằng lông.

    – Chọn chế độ ăn thích hợp: mùa hè nên ăn ít thức ăn giàu năng lượng như lipid hoặc thức ăn có SDA cao như protid để giảm sinh năng, uống nhiều nước. Chế độ ăn mùa đông thì ngược lại. Ngoài ra còn có một số loại thức ăn có thể giúp giải nhiệt hoặc gây nóng.

    – Rèn luyện: rèn luyện để quen chịu nóng hay chịu lạnh là một biện pháp chủ động mang lại hiệu quả lớn.

     

  • ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ THỂ SỐNG

     

    1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG

    Cơ thể sống có 3 đặc điểm chính:

    1.1. Khả năng thay cũ đổi mới

    Khả năng thay cũ đổi mới là hoạt động chuyển hóa, gồm 2 quá trình:

    – Quá trình đồng hóa: thu nhận vật chất biến thành chất dinh dưỡng để cơ thể xây dựng hình thể, tồn tại và phát triển.

    – Quá trình dị hóa: phân giải vật chất, tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động và đào thải các sản phẩm chuyển hóa ra khỏi cơ thể.

    Hai quá trình này là 2 mặt thống nhất của chuyển hóa. Chuyển hóa ngừng là cơ thể chết. Hoạt động chuyển hóa cần những hợp chất giàu năng lượng như ATP và các men sinh học (enzym).

    1.2. Khả năng chịu kích thích

    Khả năng chịu kích thích là khả năng của cơ thể đáp ứng với những kích thích của môi trường sống. Biểu hiện đáp ứng có thể là hưng phấn hoặc ức chế.

    – Hưng phấn là biểu hiện của tế bào, cơ quan khi chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động.

    – Ức chế là biểu hiện kìm hãm hoặc làm ngưng trệ hoàn toàn trạng thái hoạt động của tế bào, cơ quan trong cơ thể.

    Khả năng chịu kích thích vừa là biểu hiện của sự sống vừa là điều kiện tồn tại của sự sống.

    1.3. Khả năng sinh tồn nòi giống

    Khả năng sinh tồn nòi giống là khả năng sinh sản giống mình, do mã di truyền quyết định.

    Đặc điểm sinh sản có thể biểu hiện ở 2 mức độ:

    – Mức tế bào: tạo ra các tế bào mới thay thế các tế bào già hoặc chết.

    – Mức cơ thể: đảm bảo duy trì nòi giống từ thế này sang thế hệ khác.

    2. CHUYỂN HÓA CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

    2.1. Các nguyên tắc chung trong chuyển hóa chất

    Chuyển hóa là toàn bộ những phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể sống bao

    gồm hai quá trình là chuyển hóa chất và chuyển hóa năng lượng có liên quan chặt

    chẽ với nhau. Chuyển hóa chất là những quá trình hóa học nhằm duy trì sự sống bao

    gồm chuyển hóa glucid, lipid, protid, nước, các chất khoáng và vitamin. Trong đó

    chuyển hóa các chất sinh năng: glucid, lipid, protid được thực hiện theo các nguyên

    tắc chung:

    – Hấp thu, vận chuyển và dự trữ theo nhu cầu của cơ thể:

    + Từ các đại phân tử lớn ăn vào sẽ phân cắt thành các phân tử nhỏ thuận lợi

    cho sự hấp thu. Với glucid là từ các loại polysaccharid thành các loại monosaccharid

    mà chủ yếu là glucose; với lipid là triglycerid, cholesterol este, phospholipid thành

    các loại acid béo; với protid là protein thành các loại acid amin. Ngoài nguồn gốc

    ngoại sinh, các chất còn được tổng hợp từ các nguồn nội sinh.

    + Sau đó các chất được tái tạo lại và vận chuyển đến mô cơ quan để chuyển

    hóa theo yêu cầu. Glucid được vận chuyển trong máu là các monosaccharid mà chủ

    yếu là glucose (90-95%), glucose có thể tồn tại dưới dạng tự do hoặc gắn với protein

    trong máu dưới dạng glycosyl hóa. Lipid được vận chuyển trong máu chủ yếu là các

    acid béo trong thành phần phospholipid, triglycerid, cholesterol este; tuy nhiên, do

    các lipid không tan trong nước nên các phân tử này được vận chuyển dưới dạng các

    lipoprotein là chylomicron, lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL: very low density

    lipoprotein), lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL: low density lipoprotein) và lipoprotein

    tỷ trọng cao (HDL: high density lipoprotein). Protid được vận chuyển trong máu là

    các acid amin, albumin, globulin và fibrinogen.

    + Trường hợp chưa sử dụng ngay, các chất có thể được tích lũy dưới dạng dự

    trữ ở mô cơ quan nào đó. Glucid được dự trữ dưới dạng glycogen chủ yếu ở gan,

    1

    lipid được dự trữ dưới dạng triglycerid chủ yếu ở lớp mỡ dưới da, protid không có

    dạng dự trữ riêng mà chúng tồn tại trong thành phần cấu trúc của tất cả các tế bào

    qua quá trình sinh tổng hợp protein.

    – Chuyển hóa chất đáp ứng yêu cầu cơ thể: glucid, lipid, protid có 3 vai trò

    chính trong cơ thể là tạo năng, tạo hình và tham gia các hoạt động chức năng. Có hai

    loại phản ứng chuyển hóa là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là phản ứng tổng hợp từ

    các phân tử nhỏ thành phân tử lớn hơn để thực hiện vai trò tạo hình, dị hóa là phản

    ứng phân chia hay thoái hóa các chất thành những phân tử nhỏ và cung cấp năng

    lượng cho cơ thể (tạo năng). Vai trò tham gia các hoạt động chức năng của glucid,

    lipid, protid được thực hiện bằng cả phản ứng đồng hóa và dị hóa. Mỗi chất sinh

    năng khi thoái hóa sẽ đi theo những con đường chuyển hóa riêng nhưng đều tạo ra

    sản phẩm là acetyl-coenzym A, chất này đi vào chu trình Krebs, sau đó qua chuỗi hô

    hấp tế bào và hình thành ATP. Cơ thể tạo năng lượng theo thứ tự ưu tiên từ sự thoái

    hóa: glucid, lipid, protid. Như vậy, mỗi chất sẽ có mức độ ưu tiên khác nhau trong

    thực hiện vai trò, vai trò chính của glucid là tạo năng, trong khi vai trò chính của

    protid là tạo hình, còn lipid thực hiện cả 3 vai trò như nhau.

    – Đào thải các sản phẩm thừa sau chuyển hóa: quá trình thoái hóa các chất

    sinh năng sẽ cho ra CO2, H2O, nhiệt, những chất này được đào thải qua phổi, thận và

    da. Riêng sự thoái hóa lipid từ acid béo sẽ sinh ra các thể ceton, sự thoái hóa protid

    từ các acid amin sẽ sinh ra ure cần tiếp tục được chuyển hóa. Ngoài ra, sự thoái hóa

    từng chất cụ thể sẽ sinh ra những sản phẩm đào thải riêng, những sản phẩm này sẽ

    được đưa ra ngoài cơ thể bằng nước tiểu thông qua hoạt động lọc, tái hấp thu và bài

    tiết của thận, hoặc bằng phân qua chu trình gan-ruột.

    2.2. Điều hòa chuyển hóa chất

    – Cơ chế thần kinh: vùng hạ đồi là trung tâm điều hòa chuyển hóa chất dưới

    vỏ, tại đây có các trung tâm no, trung tâm đói; các tác động của stress, nhiệt, xúc

    cảm cũng thông qua vùng hạ đồi làm thay đổi chuyển hóa các chất. Ngoài ra, điều

    hòa chuyển hóa chất còn có sự tham gia của vỏ não với các phản xạ có điều kiện,

    của hệ thần kinh tự chủ với các phản xạ giao cảm và phó giao cảm.

    – Cơ chế thể dịch:

    + Chuyển hóa glucid và lipid: các hormon làm tăng đường huyết và thoái hóa

    lipid bao gồm somatomedin của gan, T3-T4 của tuyến giáp, glucagon của tuyến tụy

    nội tiết, cortisol của vỏ thượng thận, catecholamin của tủy thượng thận. Hormon làm

    giảm đường huyết và tăng tổng hợp lipid là insulin của tuyến tụy nội tiết.

    1

    + Chuyển hóa protid: các hormon làm tăng tổng hợp protein bao gồm

    somatomedin của gan, T3-T4 của tuyến giáp trong thời kỳ đang phát triển, insulin của

    tuyến tụy nội tiết, các hormon sinh dục. Hormon làm tăng thoái protein bao gồm T3-

    T4 của tuyến giáp trong thời kỳ trưởng thành, cortisol của vỏ thượng thận, glucagon

    của tuyến tụy nội tiết.

    3. NĂNG LƯỢNG CHO Sự SỐNG

    3.1. Các dạng năng lượng của cơ thể

    Trong cơ thể có 5 dạng năng lượng, 4 dạng năng lượng sinh công là hóa

    năng, cơ năng, thẩm thấu năng, điện năng và 1 dạng năng lượng không sinh công là

    nhiệt năng.

    – Hóa năng:

    + Nguồn gốc: tồn tại trong liên kết của các phân tử hóa học cấu tạo nên cơ

    thể đặc biệt là dạng hợp chất giàu năng lượng ATP.

    + Ý nghĩa: giữ các phân tử có hình dạng cố định trong không gian. Năng

    lượng sẽ được giải phóng khi phân tử bị phá vỡ để sinh công hóa học, số năng lượng

    giải phóng khác nhau tuỳ loại liên kết.

    – Động năng hay cơ năng:

    + Nguồn gốc: sinh ra do sự trượt lên nhau của các sợi actin và myosin trong

    tế bào cơ.

    + Ý nghĩa: năng lượng được dùng để sinh công cơ học tạo ra sự co cơ dẫn

    đến một hình thái chuyển động như: vận chuyển máu trong bộ máy tuần hoàn, vận

    chuyển khí trong bộ máy hô hấp, vận chuyển thức ăn trong bộ máy tiêu hóa…

    – Thẩm thấu năng:

    + Nguồn gốc: sinh ra từ sự chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào.

    + Ý nghĩa: năng lượng được dùng để sinh công thẩm thấu tạo ra hiện tượng

    thẩm thấu.

    – Điện năng:

    + Nguồn gốc: sinh ra do sự chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.

    + Ý nghĩa: năng lượng được dùng để sinh công điện tạo ra dòng điện sinh

    học.

    – Nhiệt năng:

    1

    + Nguồn gốc: sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa trong cơ thể. Trung bình

    khoảng 80% năng lượng sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa này trở thành nhiệt

    năng.

    + Ý nghĩa: để đảm bảo duy trì thân nhiệt ổn định. Ngoài ra, tế bào sống

    không có bộ máy sử dụng nhiệt để sinh công nên đây còn là dạng năng lượng thoái

    hóa cần thường xuyên thải ra ngoài cơ thể.

    3.2. Chuyển hóa năng lượng

    Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi các dạng năng lượng trong cơ thể từ

    dạng này sang dạng kia theo định luật bảo toàn năng lượng.

    3.2.1. Tổng hợp năng lượng

    Cơ thể không tự sinh ra năng lượng mà phải lấy cơ sở từ hóa năng thức ăn

    chuyển thành các dạng năng lượng cần cho sự sống. Như vậy, thức ăn là nguồn cung

    cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Ba chất sinh năng chính trong thức ăn là: protid,

    glucid, lipid.

    Quá trình tổng hợp năng lượng diễn ra qua 2 giai đoạn:

    – Quá trình phosphoryl-oxy hóa khử: là quá trình chuyển từ hóa năng thức ăn

    thành dạng năng lượng dự trữ trong ATP. Quá trình này gồm hai giai đoạn:

    + Oxy hóa khử: xảy ra ở bào tương và ty thể của tế bào. Đây là giai đoạn đốt

    cháy hay thoái hóa các chất sinh năng tạo ra năng lượng tự do, CO2 và H2O. CO2 và

    H2O sau đó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể.

    + Phosphoryl hóa: năng lượng tự do từ giai đoạn oxy hóa khử được sử dụng

    để phosphoryl hóa ADP tạo ra hợp chất giàu năng lượng ATP.

    – Quá trình hình thành các dạng năng lượng cơ thể: ATP là cấu trúc chứa

    năng lượng trung gian được tế bào tích trữ và sử dụng để tạo thành các dạng năng

    lượng của cơ thể:

    + Hóa năng: ở mạng lưới nội bào tương của tế bào, ATP cung cấp năng

    lượng cho các phản ứng tổng hợp các chất tạo hình, dự trữ, thực hiện chức năng và

    bài tiết. Như vậy, hóa năng của ATP đã chuyển thành hóa năng của các chất đó.

    + Động năng hay cơ năng: ở màng tế bào, ATP cung cấp năng lượng cho sự

    vận chuyển vật chất qua màng; ở các sợi co rút của tế bào cơ, ATP cung cấp năng

    lượng cho sự co cơ tạo nên sự chuyển động trong hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết

    niệu, vận động… Như vậy, hóa năng của ATP đã chuyển thành động năng của sự

    1

    vận động trong cơ thể.

    + Thẩm thấu năng: ở màng tế bào, ATP cung cấp năng lượng cho sự vận

    chuyển vật chất qua màng tế bào và duy trì sự chênh lệch nồng độ chất hai bên màng

    tạo nên hiện tượng thẩm thấu. Như vậy, hóa năng của ATP đã chuyển thành thẩm

    thấu năng của sự thẩm thấu.

    + Điện năng: ở màng tế bào, ATP cung cấp năng lượng cho sự vận chuyển

    ion qua màng tế bào góp phần tạo nên điện thế nghỉ, điện thế hoạt động của màng.

    Như vậy, hóa năng của ATP đã chuyển thành điện năng của các dòng điện sinh học.

    + Nhiệt năng: trong tất cả các phản ứng chuyển hóa trên bao giờ cũng có

    trung bình khoảng 80% năng lượng của các chất tham gia phản ứng biến đổi thành

    nhiệt năng, hiệu suất sử dụng còn lại khoảng 20% để tạo ra các công hóa học, cơ

    học, thẩm thấu hay điện.

    3.2.2. Tiêu hao năng lượng trong cơ thể

    Năng lượng dù tiêu hao ở bất cứ dạng nào cuối cùng đều thải ra ngoài dưới

    dạng nhiệt. Các dạng năng lượng tiêu hao bao gồm:

    – Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể: đây là năng lượng cần cho sự tồn tại

    bình thường của cơ thể, không thay đổi thể trọng, không sinh sản. Năng lượng tiêu

    hao cho duy trì cơ thể bao gồm các dạng:

    + Năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ sở: chuyển hóa cơ sở là các hoạt

    động cần thiết cho cơ thể tồn tại trong điều kiện cơ sở: không vận cơ, không tiêu

    hóa, không điều nhiệt. Như vậy, đây là sự tiêu hao năng lượng cho các hoạt động

    như thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu… khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn bình

    thường. Đơn vị đo chuyển hóa cơ sở: Kcal/m 2 da/giờ hoặc KJ/m 2 da/giờ. Các yếu tố

    ảnh hưởng đến chuyển hóa cơ sở:

    . Tuổi: tuổi càng cao thì chuyển hóa cơ sở càng giảm. Riêng ở tuổi dậy thì và

    trước dậy thì chuyển hóa cơ sở giảm ít hơn.

    . Giới: chuyển hóa cơ sở ở nam cao hơn nữ cùng độ tuổi.

    . Nhịp ngày đêm: chuyển hóa cơ sở cao nhất vào lúc 13-16 giờ chiều và thấp

    nhất vào lúc 1-4 giờ sáng.

    . Chu kỳ kinh nguyệt và thai nghén: nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và khi có

    thai chuyển hóa cơ sở cao hơn bình thường.

    . Trạng thái tình cảm: lo lắng và căng thẳng làm tăng chuyển hóa cơ sở;

    1

    ngược lại khi ngủ, bệnh nhân trầm cảm chuyển hóa cơ sở lại giảm.

    . Các yếu tố bệnh lý: ưu năng tuyến giáp làm tăng chuyển hóa cơ sở và ngược

    lại; sốt làm chuyển hóa cơ sở tăng, suy dinh dưỡng làm chuyển hóa cơ sở giảm.

    + Năng lượng tiêu hao cho vận cơ: trong vận cơ, hóa năng tích luỹ trong cơ

    bị tiêu hao: 25% chuyển thành công cơ học, 75% tỏa ra dưới dạng nhiệt. Mức tiêu

    hao năng lượng trong vận cơ được dùng làm cơ sở để xác định khẩu phần ăn theo

    nghề nghiệp. Đơn vị đo năng lượng tiêu hao trong vận cơ: Kcal/Kg thể trọng/phút.

    Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hao năng lượng trong vận cơ:

    . Cường độ vận cơ: cường độ vận cơ càng lớn thì tiêu hao năng lượng càng

    cao. Đây là cơ sở để phân loại lao động thể lực thành loại nhẹ, trung bình, nặng, cực

    nặng.

    . Tư thế vận cơ: năng lượng tiêu hao không chỉ do tạo ra công mà còn do các

    cơ phải co để giữ cho cơ thể ở những tư thế nhất định trong lúc vận cơ. Số cơ co

    càng nhiều thì tiêu hao năng lượng càng lớn. Tư thế càng dễ chịu thoải mái số cơ co

    càng ít, năng lượng tiêu hao càng ít. Đây là cơ sở cho việc chế tạo công cụ, phương

    tiện lao động phù hợp với người lao động và công việc.

    . Mức độ thông thạo: càng thông thạo công việc thì mức độ tiêu hao năng

    lượng cho vận cơ càng ít do giảm bớt số cơ co không cần thiết.

    + Năng lượng tiêu hao cho điều nhiệt: để giữ cho thân nhiệt được hằng định

    đảm bảo tốc độ các phản ứng hóa học diễn ra bình thường, cơ thể phải tiêu hao năng

    lượng cho điều hòa thân nhiệt gồm sinh nhiệt và thải nhiệt.

    + Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa: tiêu hóa có vai trò cung cấp năng lượng

    cho cơ thể nhưng bản thân tiêu hóa cũng làm tiêu hao năng lượng của cơ thể cho các

    hoạt động: cơ học, bài tiết, hóa học, hấp thu. Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn

    (SDA: specific dynamic action) là phần trăm của mức tiêu hao năng lượng do tiêu

    hóa tăng lên so với mức tiêu hao trước khi ăn:

    . SDA của glucid là 6.

    . SDA của lipid là 14.

    . SDA của protid là 30.

    . SDA của chế độ ăn hỗn hợp là 10.

    – Năng lượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể: năng lượng tiêu hao cho sự

    1

    phát triển cơ thể là năng lượng dùng cho việc tổng hợp các thành phần tạo hình, dự

    trữ của cơ thể để:

    + Tăng chiều cao, tăng trọng lượng cơ thể đặc biệt ở tuổi đang trưởng thành.

    + Rèn luyện cơ thể, thể dục thể thao.

    + Thay thế các mô già, chết.

    + Hồi phục cơ thể sau khi bị bệnh.

    Năng lượng tiêu hao để tăng thêm 1g thể trọng là 5Kcal.

    – Năng lượng tiêu hao cho sinh sản: năng lượng tiêu hao cho các hoạt động

    sinh sản như:

    + Trong thời kỳ mang thai: năng lượng tiêu hao khoảng 60.000-80.000Kcal

    cho việc tạo thai, nuôi và phát triển thai, dự trữ cho việc nuôi con sau khi sanh.

    + Trong thời kỳ nuôi con: năng lượng tiêu hao khoảng 500Kcal cho việc tổng

    hợp và bài tiết sữa.

    3.3. Điều hòa chuyển hóa năng lượng

    3.3.1. Điều hòa chuyển hóa năng lượng ở mức tế bào

    Điều hòa theo cơ chế feedback âm tính:

    phản ứng sinh năng ^ ATP ^ ADP + P

    – Khi tế bào không hoạt động: hàm lượng ADP trong tế bào thấp, tất cả các

    phản ứng sinh năng lượng trong tế bào giảm đi.

    – Khi tế bào hoạt động: hàm lượng ADP trong tế bào tăng, các phản ứng

    sinh năng lượng sẽ tăng lên.

    Như vậy hàm lượng ATP trong tế bào luôn được duy trì ổn định.

    3.3.2. Điều hòa chuyển hóa năng lượng ở mức cơ thể

    3.3.2.1. Điều hòa chuyển hóa năng lượng bằng cơ chế thần kinh

    – Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng chuyển hóa năng lượng.

    – Vùng hạ đồi có các trung tâm điều nhiệt nên cũng ảnh hưởng đến chuyển

    hóa năng lượng.

    Ngoài ra các phần khác của hệ thần kinh cũng đều ảnh hưởng đến chuyển hóa

    năng lượng.

    1

    3.3.2.2. Điều hòa chuyển hóa năng lượng bằng cơ chế thể dịch

    Các hormon sau làm tăng chuyển hóa năng lượng:

    – Hormon T3, T4 của tuyến giáp: làm tăng chuyển hóa năng lượng của hầu

    hết các mô trong cơ thể.

    – Hormon catecholamin của tủy thượng thận; cortisol của vỏ thượng thận;

    insulin, glucagon của tuyến tụy: làm tăng huy động năng lượng từ glucid.

    – Hormon GH của tuyến yên: làm tăng huy động năng lượng từ lipid.

    – Hormon sinh dục: làm tăng đồng hoá protid tích lũy năng lượng. Hormon

    sinh dục nam làm tăng mạnh hơn hormon sinh dục nữ.

    4. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ

    Con người luôn chịu sự tác động của môi trường sống, cả môi trường tự

    nhiên và môi trường xã hội trong điều kiện các môi trường này biến động không

    ngừng. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, con người cần luôn thích ứng với

    những biến động của môi trường. Nhờ các hệ thống điều hòa chức năng nhanh nhạy,

    cơ thể sống đã duy trì hằng tính nội môi, tạo những điều kiện cần thiết cho các tế

    bào trong cơ thể hoạt động, giữ vững sự thống nhất hoạt động giữa các tế bào, giữa

    các cơ quan, hệ thống cơ quan trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường.

    Quá trình điều hòa hoạt động cơ thể được thực hiện theo một số nguyên tắc

    chung như sau:

    4.1. Điều hòa theo ba cấp

    Điều hòa chức năng được tiến hành theo ba cấp là:

    – Điều hòa chức năng ở cấp tế bào: điều hòa hoạt động của gen, điều hòa quá

    trình tổng hợp năng lượng…

    – Điều hòa chức năng ở cấp cơ quan và hệ thống cơ quan: điều hòa hoạt

    động của tim, gan, thận..

    – Điều hòa chức năng ở cấp cơ thể: phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo

    sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống.

    4.2. Điều hòa theo hai cơ chế

    Điều hòa chức năng được thực hiện nhờ hai cơ chế là cơ chế thần kinh thông

    qua hệ thần kinh và cơ chế thể dịch thông qua các dịch cơ thể.

    – Điều hòa bằng cơ chế thần kinh: thực hiện thông qua các phản xạ. Có

    hai

    1

    loại phản xạ là phản xạ có điều khiện và phản xạ không điều kiện.

    – Điều hòa bằng cơ chế thể dịch: thực hiện thông qua các tính chất của các

    dịch cơ thể. Có hai loại dịch cơ thể là dịch nội bào và dịch ngoại bào.

    4.3. Điều hòa theo phương thức ngược với hai cách thức

    Hầu hết các cơ chế điều hòa chức năng trong cơ thể được diễn ra theo

    phương thức điều hòa ngược (feedback). Điều hòa ngược là kiểu điều hòa mà mỗi

    khi có một sự thay đổi hoạt động chức năng nào đó, chính sự thay đổi đó sẽ có tác

    dụng ngược trở lại để tạo ra một loạt các phản ứng liên hoàn nhằm điều chỉnh hoạt

    động chức năng đó. Có 2 kiểu điều hòa ngược:

    – Điều hòa ngược âm tính: có tác dụng làm tăng nồng độ của một chất hoặc

    hoạt động của một cơ quan khi nồng độ chất đó hoặc hoạt động của cơ quan đó đang

    giảm và ngược lại. Như vậy, về bản chất, điều hòa ngược âm tính tạo sự ổn định nên

    là kiểu điều hòa chính thường xảy ra ở tất cả các tế bào cũng như cơ quan. Nhờ

    phương thức điều hòa này, hằng tính nội môi luôn được duy trì. Ví dụ: khi huyết áp

    tăng sẽ có một loạt các phản ứng làm giảm nhịp tim và sức co bóp của cơ tim để

    điều chỉnh huyết áp trở lại bình thường và ngược lại.

    – Điều hòa ngược dương tính: có tác dụng làm tăng hơn nữa nồng độ của

    một chất hoặc hoạt động của một cơ quan khi nồng độ chất đó hoặc hoạt động của

    cơ quan đó đang tăng và ngược lại. Như vậy, về bản chất, điều hòa ngược dương

    tính làm mất sự ổn định nhưng cần thiết cho cơ thể. Đây là kiểu điều hòa ít gặp, chỉ

    xảy ra ở một thời điểm nhất định sau đó sẽ quay về kiểu điều hòa ngược âm tính. Ví

    dụ: khi một sản phụ chuyển dạ sinh, cơn co tử cung sẽ bắt đầu từ đáy lan xuống cổ

    tử cung. Từ đây có một tín hiệu quay ngược trở lại đáy tử cung làm cơn co càng

    mạnh thêm và cứ như thế cho đến khi sổ thai ra bên ngoài.

    4.4. Điều hòa theo hai tiến trình

    Thông thường quá trình điều hòa sẽ tiến hành theo hai tiến trình:

    – Điều hòa cấp thời: xảy ra nhanh nhưng thường chưa triệt để.

    – Điều hòa lâu dài: xảy ra chậm sau đó nhưng thường triệt để.

     

  • Nghiên cứu từ vựng tiếng anh trong sổ

    Asthma

    Asthma is a chronic (long-term) condition that affects the airways in the lungs. The airways are tubes that carry air in and out of your lungs. If you have asthma, the airways can become inflamed and narrowed at times.

    Asthma affects people of all ages and often starts during childhood. You may wheeze, cough, or feel tightness in your chest. These symptoms can range from mild to severe and can happen every day or only once in a while. Certain things can set off or worsen asthma symptoms, such as cold air. These are called asthma triggers. When symptoms get worse, it is called an asthma attack.

    Emphysema

    Emphysema is a condition that involves damage to the walls of the air sacs (alveoli) of the lung. Alveoli are small, thin-walled, very fragile air sacs located in clusters at the end of the bronchial tubes deep inside the lungs. There are about 300 million alveoli in normal lungs. As you breathe in air, the alveoli stretch, drawing oxygen in and transporting it to the blood. When you exhale, the alveoli shrink, forcing carbon dioxide out of the body.

    When emphysema develops, the alveoli and lung tissue are destroyed. With this damage, the alveoli cannot support the bronchial tubes. The tubes collapse and cause an “obstruction” (a blockage), which traps air inside the lungs. Too much air trapped in the lungs can give some patients a barrel-chested appearance. Also, because there are fewer alveoli, less oxygen will be able to move into the bloodstream.

    Patients with emphysema who quit smoking can reduce their decline in lung function to match the function of others of the same age, weight, and sex who are nonsmokers.

    https://www.uspharmacist.com/article/emphysema

    Chronic bronchitis

    Bronchitis occurs when the bronchioles (air-carrying tubes in the lungs) are inflamed and make too much mucus. There are two basic types of bronchitis:

    • Chronic bronchitis is defined as cough productive of sputum that persists for three months out of the year for at least two consecutive years. The cough and inflammation may be caused by initial respiratory infection or illness, exposure to tobacco smoke or other irritating substances in the air. Chronic bronchitis can cause airflow obstruction and then is grouped under the term chronic obstructive pulmonary disease (COPD).
    • Acute or short-term bronchitis is more common and usually is caused by a viral infection. Episodes of acute bronchitis can be related to and made worse by smoking. Acute bronchitis could last for 10 to 14 days, possibly causing symptoms for three weeks.

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/3993-bronchitis

    Tracheal stenosis

    Tracheal stenosis refers to abnormal narrowing of the trachea that restricts your ability to breathe normally. The trachea is also commonly known as the “windpipe.” Tracheal stenosis can also be referred to as subglottic stenosis. The subglottis is the narrowest part of the airway and many stenoses (or narrowings) occur at this level of the air passageway.

    Causes of Tracheal Stenosis

    Most commonly tracheal stenosis is a result of an injury or illness such as:

    • Trauma to the throat or chest
    • Infections (viral or bacterial), including tuberculosis
    • Autoimmune disorders such as sarcoidosis, papillomatosis, granulomatosis and amyloidosis
    • Tumors, benign and malignant
    • Radiation therapy to the neck or chest

    https://www.brighamandwomens.org/surgery/otolaryngology/throat-and-neck/tracheal-stenosis

    bronchiectasis

    Bronchiectasis is an obstructive lung disease that results from the presence of chronic inflammatory secretions and microbes leading to the permanent dilation and distortion of airway walls, as well as recurrent infection . It is associated with frequent acute exacerbations, which are an independent predictor of progressive decline in respiratory function and a poorer prognosis

    https://www.physio-pedia.com/Bronchiectasis

    Heart failure

    Heart failure, sometimes known as congestive heart failure, occurs when your heart muscle doesn’t pump blood as well as it should. Certain conditions, such as narrowed arteries in your heart (coronary artery disease) or high blood pressure, gradually leave your heart too weak or stiff to fill and pump efficiently.

    Not all conditions that lead to heart failure can be reversed, but treatments can improve the signs and symptoms of heart failure and help you live longer. Lifestyle changes — such as exercising, reducing sodium in your diet, managing stress and losing weight — can improve your quality of life.

    One way to prevent heart failure is to prevent and control conditions that cause heart failure, such as coronary artery disease, high blood pressure, diabetes or obesity.

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/symptoms-causes/syc-20373142

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17069-heart-failure-understanding-heart-failure

    Coronary artery disease

    Coronary artery disease is a narrowing or blockage of your coronary arteries usually caused by the buildup of fatty material called plaque. Coronary artery disease is also called coronary heart disease, ischemic heart disease and heart disease.

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease

    https://medlineplus.gov/ency/anatomyvideos/000037.htm

    Atrial fibrillation

    atrial fibrillation (AF or AFib) is the most common irregular heart rhythm that starts in the atria. Instead of the SA node (sinus node) directing the electrical rhythm, many different impulses rapidly fire at once, causing a very fast, chaotic rhythm in the atria. Because the electrical impulses are so fast and chaotic, the atria cannot contract and/or squeeze blood effectively into the ventricle.

    instead of the impulse traveling in an orderly fashion through the heart, many impulses begin at the same time and spread through the atria, competing for a chance to travel through the AV node. The AV node limits the number of impulses that travel to the ventricles, but many impulses get through in a fast and disorganized manner. The ventricles contract irregularly, leading to a rapid and irregular heartbeat. The rate of impulses in the atria can range from 300 to 600 beats per minute.

    When the SA node fires an impulse, electrical activity spreads through the right and left atria, causing them to contract and force blood into the ventricles.

    https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16765-atrial-fibrillation-afib

    The different between sinoatrial node and atrioventricular node

    SA (sinoatrial) node refers to a small mass of tissue in the right atrium functioning as pacemaker of the heart by giving rise to the electric impulses that initiate heart contractions while AV (atrioventricular) node refers to a small mass of tissue that is situated in the wall of the right atrium and passes impulses received from the SA node to the ventricles.

    Nút SA (xoang nhĩ) đề cập đến một khối lượng nhỏ mô trong tâm nhĩ phải hoạt động như máy điều hòa nhịp tim bằng cách tạo ra các xung điện bắt đầu co bóp tim trong khi nút AV (nhĩ thất) đề cập đến một khối lượng nhỏ mô nằm trong thành tâm nhĩ phải và truyền các xung nhận được từ nút SA đến tâm thất.

    the main difference between SA node and AV node is that the SA node generates cardiac impulses whereas the AV node relays and intensifies cardiac impulses.

    Một nút tạo ra các xung tim trong khi nút AV chuyển tiếp và tăng cường các xung tim.

    * Anatomy of the heart

    – Oxygen-poor blood enters the heart through the two largest veins in the body – the venae cava.

    – The superior vena cava drains blood from the upper portion of the body.

    – The inferior vena cava carries blood from the lower part of the body.

    – The vena cava bring oxygen-poor blood that has passed through all of the body to the right atrium.

    -The right atrium contracts to force blood through the tricuspid valve into the right ventricle.

    – The right ventricle contracts to pump oxygen-poor blood through the pulmonary valve into the pulmonary artery.

    – The pulmonary artery then branches to carry oxygen-deficient blood to each lung.

    – The blood that enters the lung capillaries from the pulmonary artery soon loses its large quantity of carbon dioxide into the lung tissue, and the carbon dioxide is expelled.

    – Oxygen enters the capillaries of the lungs and is brought back to the heart via the pulmonary veins.

    – The newly oxygenated blood enters the left atrium of the heart from the pulmonary veins.

    – The walls of the left atrium contract to force blood through the mitral valve into the left ventricle.

    – The left ventricle has the thickest walls of all four heart chambers ( three times the thickness of the right ventricular wall). It must pump blood with great force so that the blood travels through arteries to all parts of the body.

    – The left ventricle propels the blood through the aortic valve into the aorta, which branches to carry blood all over the body. The aortic valve closes to prevent return of aortic blood to the left ventricle

    Appendicitis

    Appendicitis is an inflammation of the appendix, a finger-shaped pouch that projects from your colon on the lower right side of your abdomen.

    Appendicitis causes pain in your lower right abdomen. However, in most people, pain begins around the navel and then moves. As inflammation worsens, appendicitis pain typically increases and eventually becomes severe.

    Although anyone can develop appendicitis, most often it occurs in people between the ages of 10 and 30. Standard treatment is surgical removal of the appendix.

    Appendicitis is almost always treated as an emergency.  Surgery to remove the appendix, which is called an appendectomy, is the standard treatment for almost all cases of appendicitis.

    Generally, if your doctor suspects that you have appendicitis, they will quickly remove it to avoid a rupture. If you have an abscess, you may get two procedures: one to drain the abscess of pus and fluid, and a later one to take out the appendix. But some research shows that treating acute appendicitis with antibiotics may help you avoid surgery.

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/appendicitis/symptoms-causes/syc-20369543

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/appendicitis/symptoms-causes/syc-20369543

     

  • CÁCH HỎI BỆNH SỬ BẰNG TIẾNG ANH

    HỎI BỆNH SỬ BẰNG TIẾNG ANH

    Link 1:https://yhoctonghop.vn/benh-su-va-cach-lam-benh-an-bang-tieng-anh

    Link 2:https://anhvanyds.com/2020/12/03/hoi-benh-kham-lam-sang/

    Tổng hợp lại một số từ vựng mới

    • medical skills training / ˈmɛdəkəl skɪlz ˈtreɪnɪŋ/ : Huấn luyện kỹ năng y khoa
    • clinical skills training /ˈklɪnəkəl skɪlz ˈtreɪnɪŋ/: Huấn luyện kỹ năng y khoa (lâm sàng)
    • health skills training /hɛlθ skɪlz ˈtreɪnɪŋ/: Huấn luyện kỹ năng y khoa
    • dummies and simulated patients /ˈdʌmiz ənd ˈsɪmjəˌleɪtɪd ˈpeɪʃənts/: bệnh nhân giả, bệnh nhân mô hình
    • actors acting patient /ˈæktərz ˈæktɪŋ ˈpeɪʃənt/: bệnh nhân giả, bệnh nhân đóng vai
    • introduce yourself / ɪntrəˈdus jərˈsɛlf/: giới thiệu bản thân
    • identify the specific role of examination: xác định mục đích cụ thể của việc thăm khám
    • patient privacy /ˈpeɪʃənt ˈpraɪvəsi/: sự riêng tư của bệnh nhân
    • open-ended question /ˈoʊpən-ˈɛndəd ˈkwɛsʧən/ : câu hỏi mở
    • closed-ended question /kloʊzd-ˈɛndəd ˈkwɛsʧən/: câu hỏi đóng
    • communication barrier /kəmˌjunəˈkeɪʃən ˈbæriər/: rào cản giao tiếp
    • ensure patient comfort /ɛnˈʃʊr ˈpeɪʃənt ˈkʌmfərt/: đảm bảo bệnh nhân thoải mái
    • make patient feel comfortable: làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái
    • put the patient at ease /pʊt ðə ˈpeɪʃənt ət iz/: đặt bệnh nhân thoải mái
    • Reason for encounter (RFE) /ˈrizən fɔr ɪnˈkaʊntər/∶ Lý do nhập viện
    • History of presenting complaint (HPC)/ History of present illness (HPI): Bệnh sử
    • Past medical and surgical history: Tiền sử bệnh tật nội khoa và phẫu thuật.
    • Drug history: Tiền sử dùng thuốc
    • Family history: Tiền sử gia đình
    • Social and personal history: Tiền sử cá nhân và xã hội
    • Medical record∶ Hồ sơ bệnh án
    • Health record : Hồ sơ bệnh án
    • Medical chart hoặc Medical file ∶ Hồ sơ bệnh án (trong giao tiếp)
    • Clinical clerkships record hoặc clinical rotation record∶ bệnh án lâm sàng (để trình bệnh)
    • Personal details hoặc Personal information: Chi tiết cá nhân (của bệnh nhân), thông tin cá nhân
    • Present complaint (PC) ∶ Lí do nhập viện
    • Chief complaint (CC) : Lí do nhập viện

     

  • UNIT 3: SKIN bệnh học

    UNIT 3: SKIN

    1. Acne is a chronic papular and pustular eruption of the skin with increased production of sebum.

    • Causes: hormonal changes, certain medications, diet, stress,…
    • Symptoms: whitehead, blackhead, painfull, pus-filled lumps under the skin,…
    • Treatment: have medical treatment form doctor, clean your skin gently with a mild, non drying soap

    2. Eczema (atopic dermatitis): Inflammatory skin disease with erythematous, papulovesicular, or papulosquamous lesions.

    3. Nevus (birthmark) a colored skin lesion present at birth.

    4. Burns: injury to tissues caused by heat contact.

    5. An abrasion ( also called a graze or a scratch ) is a superficial ( surface ) injury involving only the epidermis, which has been removed by friction.

    6. A contusion ( also called a bruise ) is an injury that occurs when blood vessels in the skin are damaged.

    7. A laceration ( also called a tear ) is a wound involving both the dermis and epidermis. It is usually distinguished from penetrating or incised wounds by its irregular edges and relative lack of bleeding.

    8. An incised wound ( also called a cut) is a break in the skin where the length of the wound on the surface is greater than the depth of the wound.

    9. Stab wound ( caused by a knife) is the depth of a penetrating wound.

    10. Sore is a popular term for many types of skin lesions, especially infected lesions.

    11. A pressure sore is a skin ulcer caused by pressure, for example the pressure of lying in bed for a long period ( also known as bedsore or decubitus ulcer ).

    12. A cold sore is a lesion caused by herpes simplex

     

  • UNIT 1: BLOOD ( Các bệnh về máu)

     

    1. Pernicious anemia: lack of mature erythrocytes due to inability to absorb vitamin B12 into the bloodstream.

    – Symptom:

    + The insidious onset with progressively increasing symptoms of anemia.

    + One of the symptoms of pernicious anaemia is a lemon-yellow color owing to a combination of pallor and mild jaundice.

    – Treatment:

    Pernicious anemia usually is easy to treat with vitamin B12 shots or pills

    2. Aplastic anemia:is lack of all types of blood cells due to lack of development of bone marrow cells

    – Symptoms:

    headache – dizziness – upset stomach (nausea) – lack of energy or tiring easily (fatigue) – abnormal paleness or lack of color in the skin – blood in stool.

    – Treatment:

    A stem cell transplant to rebuild the bone marrow with stem cells from a donor might be the only successful treatment option for people with severe aplastic anemia

    3. Anemia may be due to increased red cell breakdown.

    – Symptom:Fatigue – Pale or yellowish skin – Irregular heartbeats – Chest pain

    4. Leukemia is a disease of the bone marrow with malignant leukocytes filling the marrow and bloodstream.

    – Symptoms:Tire easily, little energy, weakness.

    Treatment:Chemotherapy. Chemotherapy is the major form of treatment for leukemia. This drug treatment uses chemicals to kill leukemia cells

    5. Hemolysis is the destruction of red blood cells (breakdown of blood cells)

    6. Sickle cells anaemia is a condition characterized by abnormal shape of erythrocytes and by hemolysis

    – Symptom: Pain

    -Treatment: Blood transfusion, painkillers, folic acid supplements, intermittent antibiotics or oxygen therapy

     

  • UNIT 14: PEDIATRICS

     

    1. Asthma is a chronic inflammatory lung disease that causes wheezing, coughing, and shortness of breath. Some symptoms of asthma can be treated by inhaling medicine.

    2. A bili light is a light therapy tool used to treat jaundice in newborns wherein the infant is placed under blue lights which convert bilirubin for proper excretion.

    3. Bilirubin is a yellow colored breakdown product of red blood cells.

    4. A check up is a medical examination performed periodically to evaluate a patient’s health even if the patient has no apparent ailments.

    5. An infant is a young human being in the first year or two of life.

    6. Jaundice is a yellowish coloring of the skin caused by excessive levels of bilirubin in the blood. This condition is often related to disease of the liver.

    7. If an illness is juvenile, it occurs in children.

    8. A newborn is an infant in the first twenty-eight days after birth.

    9. Obesity is a medical condition in which a person accumulates a potentially unhealthy amount of excess body fat.

    10. Pediatrics is medical care for infants, children, and adolescents.

    11. A teenager is a young human being between the ages of twelve and twenty.

     

  • UNIT 13: FAMILY MEDICINE

     

    1. To advise a patient is to give a recommendation about health care.

    2. To counsel a patient is to give guidance about health care options.

    3. Family medicine is a branch of medicine that provides long-term, general health care for all individuals.

    4. Health education is the act of teaching people about their bodies and good health habits.

    5. A practitioner is someone who is legally licensed to perform medical treatments without supervision.

    6. If medicine is preventative, it focuses on preventing diseases from occurring rather than curing them.

    7. Primary care refers to the first and main point of medical assistance for patients in a health care system.

    8. To refer a patient is to transfer a patient from one doctor to another doctor who may better address the patient’s specific needs.

    9. Urgent care refers to health care provided to immediately respond to an injury or illness that is not serious enough to visit the emergency room.

     

  • UNIT 10: PHYSICAL EXAMINATIONS.

     

    1. Auscultation is the examination of something by listening with or without an instrument such as a stethoscope.

    2. Body language is the conveyance ( sự truyền đạt) of information about a person’s physiological or emotional state by the way he or she moves.

    3. To evaluate something is to determine the qualities of its condition or state.

    4. An inspection is an organized examination of a patient’s physiological state as compared to what is understood to be normal.

    5. An observation is something that someone notices, or the act of noticing something.

    6. Palpation is the examination of something by touch.

    7. Percussion is the act of tapping on an area of the body such as the chest or abdomen to determine the condition of the underlying bone or tissues.

    8. A pulse is a measure of heartbeats in a given period of time. One way to take this measurement is to place the fingers over a major artery in the neck, wrist, or other location and press them against a bone to feel the palpations of the heart as blood moves through the artery.

    9. Vital signs are statistical measures of essential body functions such as temperature, pulse rate, blood pressure, and respiration.

     

  • UNIT 9: TALKING ABOUT SYMPTOMS.

     

    1. A cold is an illness that can cause coughing, a runny nose, and a sore throat.

    2. To cough is to force air loudly through the throat because of an illness or throat irritation.

    3. A fever is an illness that causes body temperature to rise.

    4. Flu is a viral illness that can cause fevers, aches, and wheezing.

    5. A headache is a pain felt in the head.

    6. A muscle ache is a pain felt in the muscles.

    7. If something is runny, it has liquid flowing or leaking out of it.

    8. A symptom is a feeling or physical change that indicates illness.

    9. To throb is to have pain that comes and goes very quickly.

    10. To wheeze is to breathe with difficulty in a noisy manner.