Chọn một câu phù hợp nhất.
Câu 1. Bệnh nhân nam, 40 tuổi, bị té xe máy, không bất tỉnh, vào viện sau 12 giờ vì đau bụng.
Khám thấy BN tỉnh, mạch 110 lần/phút, huyết áp 100/80mmHg, thở 24 lần/phút. Niêm hồng. Bụng: có dấu bầm máu 3x3cm ở thượng vị, bụng chướng nhẹ, mềm, ấn đau hạ vị và hố chậu 2 bên. Các vùng khác trên cơ thể bình thường.
Triệu chứng nặng cần lưu ý ở bệnh nhân là?
a. Mạch và nhịp thở
b. Nhịp thở và huyết áp
c. Đau bụng và chướng bụng
d. Mạch và huyết áp
e. Dấu bầm máu và đau bụng
Câu 2. Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, đau bụng cách nhập viện 3 giờ, đau hạ vị nhiều, liên tục, thỉnh thoảng có thêm cơn đau quặn. Bệnh nhân có buồn nôn nhưng không nôn, đi cầu lần cuối cách 12 giờ.
Khám: bụng không chướng, có sẹo mổ bắt con dưới rốn dài 10cm, ấn đau chói ở bụng dưới phải gần vết mổ, đề kháng nhẹ. Âm ruột tăng nhẹ.
Chẩn đoán nào KHÔNG ĐƯỢC BỎ SÓT?
a. Tắc ruột do thắt
b. Viêm tụy cấp
c. Viêm ruột thừa
d. Thai ngoài tử cung
e. Thủng dạ dày
Câu 3. Nói về hội chứng viêm phúc mạc, triệu chứng nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP:
a. Sốt cao lạnh run
b. Bụng chướng
c. Ấn bụng đau và đề kháng
d. Môi khô lưỡi dơ
e. Nhu động ruột tăng
Câu 4. Đặc điểm lâm sàng của thoát vị bẹn là:
a. Cảm giác đau tức vùng bẹn
b. Tia nước tiểu yếu, phải rặn nhiều
c. Khối chắc vùng bẹn, không thay đổi kích thước
d. Bìu to, căng đều
e. Khối phồng vùng bẹn có thay đổi kích thước
Câu 5. Bệnh nhân nam, 77 tuổi, đau bụng 3 ngày, đau quanh rốn quặn từng cơn, bụng chướng dần, không ói, ngày đầu tiên có đi cầu được ít phân.
Tiền căn có mổ thoát vị bẹn hơn 1 năm trước. Vài tháng gần đây có khó đi cầu xen kẽ tiêu lỏng, phân không có máu.
Khám: bụng chướng vừa, cân đối, không có điểm đau. Âm ruột tăng, âm sắc cao. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:
a. Lồng ruột do lao
b. Tắc ruột do u đại tràng
c. Táo bón
d. Tắc ruột do dính
e. Hội chứng ruột kích thích
Câu 6. Bệnh nhân nam, 66 tuổi, nhập viện vì vàng da. 3 tháng nay đau thượng vị âm ỉ, sụt 4kg, vàng da tăng dần, không sốt, tiểu vàng sậm.
Tiền căn : hút thuốc lá nhiều, viêm gan siêu vi B
Khám: thể trạng trung bình, hạch thượng đòn trái (-). Mắt vàng sậm. Bụng mềm, Túi mật căng to, ấn không đau.
CLS: Bilirubin TP 24mg/dl, Bilirubin TT 18mg/dl. Siêu âm: túi mật to, dãn đường mật trong và ngoài gan, không thấy sỏi, không thấy u.
Cần làm tiếp cận lâm sàng gì để chẩn đoán ?
a. Siêu âm qua nội soi dạ dày – tá tràng
b. CA 19-9
c. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang
d. Nội soi mật-tụy ngược dòng
e. Chụp hình đường mật và dẫn lưu đường mật qua da
Câu 7. Hai triệu chứng cơ năng chính của bệnh trĩ đưa bệnh nhân đến khám là
a. Chảy máu và đau
b. Đau và sa
c. Chảy dịch nhầy và máu
d. Chảy máu và ngứa
e. Chảy máu và sa
Câu 8. Định luật Goodsall: nếu lỗ rò ngoài nằm ở vị trí 5 giờ, cách bờ hậu môn 3cm, thì lỗ rò trong nằm ở vị trí nào?
a. 4 giờ
b. 12 giờ
c. 6 giờ
d. 3 giờ
e. 5 giờ
Câu 9. Ở bệnh nhân tắc ruột, dấu hiệu nào trên XQ bụng đứng không sửa soạn chứng tỏ ứ đọng dịch trong lòng ruột nhiều?
a. Dịch giữa các quai ruột
b. Dạ dày dãn to
c. Quai ruột dãn to
d. Mực nước hơi rõ
e. Chuỗi tràng hạt
Câu 10. Biến chứng thường gặp nhất của ung thư trực tràng là:
a. Chảy máu
b. Thủng u
c. Tắc ruột
d. Rò trực tràng – âm đạo
e. Nhiễm trùng khối u
Câu 11. Trong khám hậu môn trực tràng, bóng trực tràng nằm ở cách rìa hậu môn khoảng:
a. 2-3 cm
b. 4-6 cm
c. 5-10cm
d. 10-15cm
e. Trên 15cm
Câu 12. Một bệnh nhân nữ, 40 tuổi, nhập viện sau tai nạn giao thông khoảng 5 giờ.
Bệnh nhân bị va đập phần bụng xuống đường. Sau tai nạn BN tỉnh, nhưng bứt rứt, mạch 120 lần/ phút, HA 90/70 mmHg, thở 30 lần/ phút, da niêm nhợt, tứ chi ẩm lạnh.
Khám thấy có vết bầm máu vùng bờ sườn trái. Bụng chướng, ấn đau khắp bụng.
Siêu âm có dịch ổ bụng lượng trung bình. Hct 26%.
Phân độ chảy máu trên bệnh nhân này?
a. Độ I
b. Độ II
c. Độ III
d. Độ IV
e. Độ V
Câu 13. Giá trị của CEA trong ung thư tiêu hóa là :
a. Chẩn đoán xác định
b. Chẩn đoán mức độ phát tán của khối u
c. Chẩn đoán tái phát sau mổ
d. Tiên lượng khả năng điều trị triệt để
e. Không có giá trị
Câu 14. Nói về thoát vị bịt, câu nào sau đây là SAI:
a. Thường gặp ở phụ nữ già, ốm.
b. Dấu hiệu Howship Romberg: đau ở mặt sau đùi
c. Thường gặp thoát vị kiểu Richter
d. Thường gây hội chứng bán tắc ruột
e. Siêu âm thường ít có giá trị
Câu 15. Yếu tố nào sau đây KHÔNG PHẢI yếu tố nguy cơ của tắc ruột do bã thức ăn:
a. Dính ruột
b. Cắt dạ dày
c. Nối vị tràng
d. Sức nhai kém
e. Ăn nhiều thịt
Câu 16. Bệnh nhân, nam, 60 tuổi, đến khám vì gần đây bị mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, ăn uống không tiêu.
Khám lâm sàng chỉ phát hiện được niêm mạc mắt hơi nhạt màu, bụng mềm, không có khối u.
Chỉ định nào sau đây là phù hợp?
a. Điều trị triệu chứng
b. Chụp đối quang kép dạ dày
c. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang
d. Nội soi dạ dày
e. Siêu âm ổ bụng
Câu 17. Nói về xoắn đại tràng chậu hông, hãy CHỌN CÂU SAI:
a. Thường gặp ở người trẻ
b. Là loại tắc ruột quai kín
c. Bụng chướng lệch, không đều
d. Quai ruột dãn hình chữ U ngược trên X-quang
e. Chụp đại tràng với barit thấy có hình mỏ chim
Câu 18. Nói vế cơn đau quặn mật do sỏi túi mật, hãy CHỌN CÂU SAI:
a. Xuất hiện sau bữa ăn nhiều mỡ
b. Vị trí đau ở hạ sườn phải hay thượng vị
c. Lan ra sau lưng hay vai phải
d. Đau quặn từng cơn như tắc ruột non
e. Không sốt
Câu 19. Trong các cận lâm sàng sau đây, cận lâm sàng nào có giá trị nhất trong chẩn đoán sự xâm lấn tại chỗ của ung thư trực tràng thấp?
a. Chụp đại tràng đối quang kép
b. Chụp cộng hưởng từ vùng chậu
c. Siêu âm qua lòng trực tràng
d. Chụp cắt lớp điện toán bụng chậu
e. CEA
Câu 20. Biến chứng xì miệng nối đại tràng hay xảy ra vào thời điểm nào:
a. 24h sau mổ
b. 1-2 ngày sau mổ
c. 3-5 ngày sau mổ
d. 5- 7 ngày sau mổ
e. Trên 7 ngày sau mổ
Câu 21. Bệnh nhân nữ, 62 tuổi, nhập viện vì đau bụng. Bệnh nhân đau thượng vị tái đi tái lại trên 1 năm, siêu âm biết sỏi đường mật trong gan 2 năm, chưa mổ lần nào. Một tuần nay BN đau dưới sườn phải và thượng vị âm ỉ, sốt nhẹ.
Khám: thể trạng tốt. Mắt không vàng. Bụng mềm, ấn không đau. Bilirubin 0,82mg/dl. Siêu âm: nhiều sỏi túi mật và sỏi đường mật trong và ngoài gan, ống mật chủ 10mm, không thấy sỏi.
Cận lâm sàng nào tiếp theo là phù hợp?
a. Siêu âm bụng lần 2
b. Chụp đường mật xuyên gan qua da
c. Chụp cộng hưởng từ đường mật
d. Nội soi mật – tụy ngược dòng
e. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu
Câu 22. Bệnh nhân bị xơ gan, viêm gan B mạn tính, viêm gan C mạn tính, có nguy cơ cao bị ung thư tế bào gan, mỗi 6 tháng tầm soát bằng:
a. Khám lâm sàng
b. Siêu âm ổ bụng
c. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang
d. Thử AFP
e. Chụp động mạch gan
Câu 23. Bệnh nhân nam, 23 tuổi, nhập viện vì đau bụng 1 ngày
Bệnh nhân đau hố chậu phải âm ỉ, tăng dần, tăng khi đi lại, buồn nôn, không nôn, tiêu chảy 3 lần.
Khám: vẻ mặt lừ đừ, sốt 38 độ C. Bụng mềm, ấn đau ¼ dưới phải mức độ vừa
Siêu âm: ruột thừa đường kính 10mm, thành ruột thừa 4mm. WBC: 9 K/µL
Chỉ định nào sau đây là phù hợp?
a. Theo dõi thêm tình trạng bụng
b. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu có cản quang
c. Chụp cộng hưởng từ bụng chậu có cản từ
d. Mổ cấp cứu cắt ruột thừa
e. Đợi 6 tiếng sau XN và siêu âm kiểm tra
Câu 24. Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng hẹp môn vị là:
a. Ung thư hang vị
b. Ung thư thân vị
c. Loét hành tá tràng
d. Loét tâm vị
e. Loét thân dạ dày
Câu 25. Đặc điểm giai đoạn tăng trương lực trong hội chứng hẹp môn vị là:
a. Dạ dày dãn lớn
b. Nôn sớm sau khi ăn
c. Mất nước, điện giải đáng kể
d. Tình trạng kiềm chuyển hóa
e. Suy dinh dưỡng
Câu 26. Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, bị đâm bằng dao nhỏ dài 10cm vào bụng, đến bệnh viện sau 2 giờ.
Khám : BN tỉnh, mạch 100 lần/phút, huyết áp 100/60mmHg, thở 20 lần/phút. Niêm hồng. Bụng không chướng; một vết thương sắc gọn, dài 2cm ở vùng dưới sườn phải, hiện không chảy máu, không có dị vật. Ấn đau nhẹ hố chậu phải và hạ vị. Các vùng bụng khác ấn không đau.
Siêu âm bụng: chưa thấy tổn thương tạng trong bụng.
Chỉ định nào tiếp theo là phù hợp?
a. Thám sát vết thương
b. Mở bụng thám sát
c. Chụp cắt lớp vi tính
d. Chọc dò ổ bụng
e. Chọc rửa ổ bụng
Câu 27. X-quang bụng ở bệnh nhân chấn thương và vết thương bụng có giá trị chẩn đoán chính xác thương tổn nào?
a. Vỡ tạng đặc
b. Vỡ cơ hoành
c. Vỡ tá tràng sau phúc mạc
d. Gãy cột sống, xương chậu
e. Vỡ bàng quang
Câu 28. Bệnh nhân nữ 75 tuổi, BMI 16, nhập viện vì đau bụng quanh rốn và hạ vị ngày 2.
Khám có chướng bụng , không sẹo mổ cũ. Dấu Howship-Romberg (+).
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:
a. Liệt ruột do viêm phúc mạc ruột thừa
b. Tắc ruột non do dính
c. Tắc ruột do u đại tràng
d. Thoát vị bịt nghẹt
e. Lồng hồi- manh tràng
Câu 29. Theo Tokyo guideline 2013, với 3 nhóm tiêu chuẩn:
A. Dấu hiệu tại chỗ
B. Dấu hiệu toàn thân
C. Hình ảnh học viêm túi mật (Siêu âm, CT, MRI)
Gợi ý chẩn đoán viêm túi mật khi:
a. A
b. A+B
c. A+B+C
d. B+C
e. A+C
Câu 30. Bệnh nhân nữ 48 tuổi nhập viện vì đau bụng. 2 ngày nay đau bụng liên tục khắp bụng, tăng dần, kèm buồn nôn, nôn, tiêu chảy và lạnh run.
Tiền căn có GERD, tăng huyết áp và nhiễm viêm gan siêu vi C.
Khám: BN sốt 38 độ C, huyết động ổn định, có tình trạng vàng da. Khám bụng thấy có sao mạch, bụng căng và có dấu sóng vỗ, ấn đau khắp bụng, đề kháng nhẹ.
Chẩn đoán nào được nghĩ đến nhiều nhất?
a. Viêm túi mật cấp
b. Viêm phúc mạc do viêm ruột thừa
c. Viêm tụy cấp
d. Thủng ổ loét dạ dày tá tràng
e. Viêm phúc mạc nguyên phát
Câu 31. Nói về điều trị nội khoa tắc ruột, hãy CHỌN CÂU SAI:
a. Đặt thông mũi – dạ dày
b. Đặt thông trực tràng
c. Theo dõi nước tiểu
d. Bù nước, điện giải đường tĩnh mạch
e. Dùng kháng sinh đường tiêm
Câu 32. Đường mổ trên hình bên thuộc phương pháp phẫu thuật nào?
a. Lichtenstein
b. Bassini
c. Shouldice
d. TEP (Total Extraperitoneal)
e. TAPP (Transabdominal Preperitoneal)
Câu 33. Triệu chứng thực thể của xuất huyết nội do chấn thương bụng kín là:
a. Bụng chướng ngay từ lúc bắt đầu có xuất huyết nội.
b. Nghe nhu động ruột tăng.
c. Gõ đục vùng thấp hoặc khắp bụng.
d. Sờ bụng mềm xẹp, không điểm đau hay cảm ứng phúc mạc.
e. Thăm trực tràng không phát hiện bất thường.
Câu 34. Bé trai 2 tuổi được mẹ đưa vào viện vì bà thấy bé quấy khóc nhiều bất thường, bạn khám thấy sinh hiệu bình thường, sờ bụng có vẻ bé đau, la khóc nhiều hơn, khám hậu môn có ít máu hồng.
Chẩn đoán sơ bộ phù hợp nhất là:
a. Loét dạ dày-tá tràng
b. Rách hậu môn
c. Lồng ruột
d. Polyp đại trực tràng
e. Hội chứng Malory-Weiss
Câu 35. Nguy cơ chảy máu tiêu hóa tái phát cao nhất ở nhóm nguyên nhân nào sau đây?
a. Viêm dạ dày
b. Hội chứng Malory-Weiss
c. Tổn thương Dieulafoy
d. Ổ loét tá tràng Forrest IIc
e. Ung thư hang vị
Câu 36. Bệnh nhân nữ 40 tuổi, bị té cầu thang, đau vùng dưới sườn trái, vào bệnh viện sau 5 giờ.
Khám: BN tỉnh táo, mạch 90 lần/phút, huyết áp 130/70mmHg, BMI 28. Bụng dày mỡ, có vùng trầy xước da ở mạn sườn trái. Bụng mềm, ấn hạ vị và hố chậu không đau.
Bạch cầu 9.5K/µL, Hồng cầu 3.9T/L, Hematocrit 38%. Siêu âm: dịch bụng lượng vừa, nghi tổn thương lách. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu: dịch bụng lượng vừa, không thấy tạng bị tổn thương.
Chỉ định nào tiếp theo là phù hợp?
a. Chọc dò ổ bụng
b. Nội soi ổ bụng
c. Chụp cộng hưởng từ bụng chậu
d. Mở bụng thám sát
e. Nhập khoa ngoại theo dõi
Câu 37. Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, nhập viện vì đau bụng quặn cơn 2 ngày, kèm nôn ói, bí trung đại tiện.
Khám thấy chướng bụng, không có sẹo mổ cũ.
Chụp X quang bụng thấy có mực nước hơi của ruột già, không thấy mực nước hơi ruột non.
Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:
a. Tắc ruột do u đại tràng bên trái – van Bauhin đóng
b. Tắc ruột do u đại tràng bên phải – van Bauhin mở
c. Tắc ruột do u ruột non – kiểu quai kín
d. Tắc ruột do lồng hồi –manh tràng
e. Tắc ruột do xoắn đại tràng sigma
Câu 38. Triệu chứng thực thể có giá trị nhất của hội chứng hẹp môn vị là:
a. Nhìn bụng lõm lòng thuyền
b. Ấn đau vùng thượng vị
c. Sờ được khối u ở vùng thượng vị
d. Nghe nhu động ruột tăng
e. Dấu óc ách khi đói dương tính
Câu 39. Tác nhân nào sau đây HIẾM GẶP trong những trường hợp viêm phúc mạc thứ phát:
a. E.coli
b. Klebsiella sp
c. Acinetobacter sp
d. Clostridium sp
e. Staphylococcus sp
Câu 40. Bệnh nhân nữ, 70t, nhập viện vì đau hố chậu trái
Tiền căn: táo bón kinh niên, chưa từng phẫu thuật, không ghi nhận chán ăn sụt cân
Bệnh nhân đau hố chậu trái khoảng 3 ngày nay, ngày càng tăng dần, đau liên tục. Sáng ngày nhập viện có sốt 39 độ C
Khám: bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, vẻ nhiễm trùng, niêm hồng. Bụng mềm, ấn đau khá nhiều hố chậu trái
Chẩn đoán nào nghĩ đến nhiều nhất?
a. Viêm ruột thừa
b. Viêm đại tràng
c. Viêm túi thừa đại tràng
d. Ung thư đại tràng
e. Lao đại tràng
Câu 41. Hình ảnh CT scan của khối u ở gan di căn từ ung thư đại tràng có tính chất:
- Tăng bắt thuốc thì động mạch, thải thuốc thì tĩnh mạch
- Tăng quang so với nhu mô gan xung quanh ngay cả khi không tiêm thuốc
- Tăng bắt thuốc ở viền khối u thì động mạch
- Tăng quang ở thì tĩnh mạch muộn so với nhu mô gan xung quanh
- Tăng bắt thuốc thì động mạch và có sẹo trung tâm
Câu 42. Theo Tokyo Guideline 2013, thời điểm cắt túi mật trì hoãn đối với viêm túi mật mức độ nặng:
a. Sau dẫn lưu túi mật 24 h
b. Sau dẫn lưu túi mật 48 h
c. Sau dẫn lưu túi mật 6 – 12 tuần
d. Càng sớm càng tốt khi tình trạng bệnh nhân cải thiện
e. Không cần phẫu thuật vì nguy cơ quá cao.
Câu 43. Phân độ vỡ gan dựa vào yếu tố nào sau đây:
a. Tuổi bệnh nhân
b. Bệnh nội khoa
c. Thay đổi sinh hiệu
d. Độ sâu của đường vỡ
e. Lượng máu trong ổ bụng
Câu 44. Viêm túi mật cấp không do sỏi thường gặp trên bệnh nhân nào?
a. Tăng huyết áp
b. Đái tháo đường
c. Dùng steroid kéo dài
d. Tuổi <30
e. Nằm liệt giường
Câu 45. Sau HCC, loại u gan nào sau đây thuộc nhóm ác tính hay gặp:
a. Adenoma
b. Sarcoma
c. FNH
d. Lymphoma
e. CCC
Câu 46. Về phân độ, trĩ nội độ 2 là:
a. Nằm trong ống hậu môn.
b. Sa thường xuyên ra ngoài.
c. Sa ra khi đi cầu, tự thụt vào được.
d. Sa ra khi đi cầu, phải dùng tay đẩy mới vào.
e. Nằm trong lòng trực tràng.
Câu 47. Bệnh nhân nam, 27 tuổi, đau hố chậu phải 3 ngày, chán ăn, sốt 39,50C.
Khám: ấn đau nhiều kèm đề kháng vừa vùng hố chậu phải, hông phải và hạ vị . Hố chậu trái ấn đau nhẹ.
Bạch cầu 27,5K/µL (Neu 90%). Siêu âm có tụ dịch hố chậu phải và có dấu ấn hình bia ở hố chậu phải kích thước 12mm.
Bệnh nhân này bị viêm ruột thừa thể gì?
A. Viêm phúc mạc toàn thể
B. Đám quánh ruột thừa
C. Viêm ruột thừa nung mủ
D. Áp-xe ruột thừa
E. Viêm phúc mạc khu trú
Câu 48. Triệu chứng cơ năng có giá trị nhất của hội chứng hẹp môn vị là:
a. Đau bụng trên rốn, quặn cơn
b. Nôn muộn ra thức ăn cũ
c. Tiểu ít
d. Nôn ra thức ăn có lẫn dịch mật
e. Sụt cân > 5Kg trong 3 tháng
Câu 49. Điều trị hội chứng hẹp môn vị bao gồm những phương pháp sau, NGOẠI TRỪ:
a. Phẫu thuật cấp cứu
b. Bồi hoàn nước, điện giải
c. Điều chỉnh rối loạn kiềm, toan
d. Hút, rửa dạ dày
e. Thuốc kháng tiết acid dạ dày
Câu 50. Nói về nội soi đại tràng, điều nào sau đây là đúng?
a. Chống chỉ định khi có hẹp lòng đại tràng
b. Nên thực hiện dưới gây mê
c. Nên thay thế bằng nội soi đại tràng ảo
d. Không cần chuẩn bị ruột cơ học, chỉ cần nhịn ăn uống
e. Là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn
Câu 51. Đối với HCC, cắt gan KHÔNG được chỉ định trong tình huống nào sau đây:
a. Thể tích gan để lại khoảng 40%
b. Xơ gan child C
c. Bệnh nhân > 60 tuổi
d. U gan to
e. Có 2 u trở lên
Câu 52. Bệnh nhân nam, 45 tuổi, nhập viện vì đau bụng quặn cơn
Bệnh 2 ngày: đau quanh rốn quặn cơn, nôn ói nhiều, trung tiện được ít, không đi cầu được
Khám: bụng chướng vừa, nhu động ruột tăng, sờ thấy khối ở hố chậu phải
CT scan: khối lồng ở hố chậu phải nghĩ lồng hồi- đại tràng
Sau 6 giờ theo dõi bệnh nhân vẫn còn đau bụng, ói thêm 2 lần.
Lựa chọn nào sau đây là phù hợp?
a. Nội soi đại tràng tháo lồng
b. Chụp XQ đại tràng với Barit tháo lồng
c. Theo dõi thêm 6 tiếng nữa
d. Mổ cấp cứu
e. Mổ chương trình sau 1-2 ngày
Câu 53. Một phụ nữ 49 tuổi đến khám vì đau bụng. Đau chủ yếu bụng trên phải và thương xảy ra sau ăn. Sau khi siêu âm phát hiện vài sỏi túi mật.
Dấu hiệu nào của bệnh nhân khi xuất hiện kèm theo sẽ nghĩ đến sỏi sắc tố?
a. Rối loạn vận động đường mật
b. Thiếu máu tán huyết
c. Nhiễm ký sinh trùng mạn tính
d. Hạ canxi
e. Thiếu máu mạn tính
Câu 54. Loại thoát vị thường gặp thứ 2 trong các thoát vị thành bụng là:
a. Thoát vị bẹn
b. Thoát vị vết mổ cũ
c. Thoát vị rốn
d. Thoát vị bịt đáy chậu
e. Thoát vị đùi
Câu 55. Loại Mesh nào hiện đang được dùng nhiều trên lâm sàng trong điều trị thoát vị bẹn, thoát vị thành bụng ?
a. Fortisan
b. Nylon
c. Silastic
d. Telon
e. Polypropylene
Câu 56. Nói về X quang đại tràng trước mổ trong ung thư đại trực tràng, điều nào sau đây là đúng?
a. Là xét nghiệm thường quy
b. Là phương tiện chẩn đoán hình ảnh ít xâm lấn
c. Nên thực hiện khi nội soi không xác định chính xác vị trí u
d. Không cần thực hiện khi có CT scan bụng
e. Không còn giá trị sử dụng
Câu 57. Sau mổ bướu giáp, nếu bệnh nhân có biểu hiện co cứng cơ, tê tay chân thì phải nghĩ đến:
- Thiếu vitamin B12
- Suy tuyến yên
- Suy giáp
- Suy cận giáp
- Tổn thương thần kinh giao cảm
Câu 58. Đối với ung thư dạ dày vùng thân vị giai đoạn T4aN2M1 (di căn gan đa ổ 2 thùy), chưa có biến chứng xuất huyết hay hẹp, điều trị được lựa chọn là:
- Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày làm sạch, sau đó hóa trị
- Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, nạo hạch D2, sau đó hóa trị
- Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, nạo hạch D2, sau đó xạ trị
- Hóa trị, sau đó xét chỉ định phẫu thuật
- Xạ trị, sau đó xét chỉ định phẫu thuật
Câu 59. Sờ được khối u vùng thượng vị thường gợi ý đến những bệnh lý sau đây, NGOẠI TRỪ:
a. Ung thư dạ dày
b. Ung thư đại tràng ngang
c. Ung thư gan
d. Ung thư bóng Vater
e. Ung thư tụy
Câu 60. Nói về nguyên tắc phẫu thuật ung thư đại tràng, điều nào sau đây là đúng?
a. Hai diện cắt cách u > 5cm
b. Cắt rộng rãi đại tràng mang u kèm mạc treo
c. Cắt rộng rãi đại tràng mang u kèm mạc treo + nạo hạch vùng tương ứng
d. Cách ly không đụng u
e. Mổ mở vẫn là tiêu chuẩn vàng
=========================================================