Danh mục: Đề thi

  • CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN VẤN ĐÁP LÂM SÀNG TIM MẠCH Y4

    1. Tiếng T1, T2 là gì ?

    Giải Đáp

    T1 T2
    Tiếng đóng van 2 lá,3 lá XH ở đầu thì tâm thu nên đgl  tiếng tâm thu Tiếng đóng van đmc, đmp XH đầu tâm trương nên đgl tiếng tâm trương
    Rõ: Mỏm tim Nền tim
    Cường độ: Mạnh Nhẹ
    Âm thanh: trầm Cao
    Âm sắc: đục Chắc
    Kéo dài 0,08-0,12s 0,05-0,08s

    2. Phân biệt tâm thu, tâm trương. TTTT CN và thực thể gặp trong TH nào?

    Giải Đáp

    Sinh lý chu chuyển tim Lâm sàng
    -Tâm thu (0,43s):àNhĩ thu (0,1s)

    àThất thu (0,33s)

    ð Tăng áp  (0,08s)- T1

    ð Tống máu (0,25s)

    -Tâm trương (0,37s):

    ð Tiền tâm trương (0,04s)

    ð Giãn đẳng trường (0,08s)-T2

    ð Đầy máu (0,25s)

    Tâm thu: mạch nảy

    Tâm trương: mạch chìm

     

    Sinh lý chu chuyển tim Lâm sàng
    -Tâm thu (0,43s):àNhĩ thu (0,1s)

    àThất thu (0,33s)

    ð Tăng áp  (0,08s)- T1

    ð Tống máu (0,25s)

    -Tâm trương (0,37s):

    ð Tiền tâm trương (0,04s)

    ð Giãn đẳng trường (0,08s)-T2

    ð Đầy máu (0,25s)

    Tâm thu: mạch nảy

    Tâm trương: mạch chìm

    3.Suy tim T,P nghe thấy gì?

    Giải Đáp

    Suy tim trái Suy tim phải
    -Tại tim:

    ð T1,T2 mờ

    ð Hở 2 lá cơ năng: TTTT cơ năng ở mỏm tim

    ð Tiếng ngựa phi thất trái

    -Tại phổi:

    ð Ran ẩm, ran nổ

    ð TDMP: RRPN giảm

    -T1, T2 mờ

    -Hở van 3 lá cơ năng ->TTTT cơ năng ở mũi ức (NP rivero-calvalho)

    -Ngựa phi thất phải ở mũi ức

    -Hở van đmp cơ năng -> tiếng thổi graham-steel

    4. Đau cách hồi trong bệnh lý tim mạch?

    Giải Đáp

    Đi lại xa : Đau vùng bắp chân

    Nghỉ : đỡ đau

    Cơ chế : Do xơ vữa đm, viêm tắc đm chi (ĐTĐ) -> Thiếu máu vùng cơ dép của bắp chân

    5. Khó thở của suy tim T ? Phân biệt đặc điểm của nó ?

    Giải Đáp

    Khó thở nhanh nông cả 2 thì, liên quan đến gắng sức, liên tục không thành cơn, khó thở tăng về đêm (đang ngủ thường bật dậy để ho)

    6. Kể tên các nguyên nhân gây phù ?

    Giải Đáp

    – Tim mạch (suy tim P) :

    –> Tăng AL thủy tĩnh,dịch thấm, phù ở xa tim trước

    – Bệnh gan (Xơ gan) :

    –> Do tăng ALTMC, giảm ALK, Tăng aldosterol và ADH thứ phát

    –> KT hệ renin, Dịch thấm, Có cổ trướng, lách to,THBH

    – Bệnh thận (HCTH) :

    –> Giảm ALK, Dịch thấm, phù ở mi mắt, mặt trước, phù tăng nhanh

    –> Thiểu dưỡng : Giảm ALK, Dịch thấm, Phù chảy, Phù ở những nơi thấp tương phản với gầy

    – Do kst,vsv (giun chỉ ….): phù 1 bên theo đường đi của bạch mạch,da sạm dày cứng ấn khó lõm…

    – Do nội tiết (nhược giáp): Phù niêm, cứng ấn lõm ít,vết lõm mất nhanh, do lắng đọng glycosaminogen.

    7. Phát hiện phù kín đáo trên lâm sàng ?

    Giải Đáp

    – Ấn vùng xương cùng cụt

    – Ấn -> giữ (3-5s) -> vuốt dọc xem có lõm đáy chén không ?

    – Theo dõi sinh lý nước tiểu/24h : Chú ý lượng nước vào và ra

    – Cân BN : Chú ý 2 thời điểm cân phải giống nhau, theo dõi lượng vào và ra, quần áo ….

    8. Cơ chế phù do suy tim ?

    Giải Đáp

    Suy Tim :

    –> Tăng AL tm trung tâm và nhĩ -> tăng AL mao mạch -> Tăng tính thấm -> Phù

    –> Cung lượng tim giảm

    -> Tăng ADH (qua thụ cảm thể ở xoang đmc) -> tăng tái hấp thu nước ở OLXa

    -> Giảm V máu đm hiệu dụng -> Bộ máy cận tiểu cầu ->Renin -> Aldosterol tăng -> tăng THT Na+,H2O -> V huyết tương giảm -> Tăng thấm -> Phù

    9. Suy tim : phù tím ? Phù tăng về chiều ?

    Giải Đáp

    – Phù Tím (thường là tím ngoại vi): Do ứ máu ngoại vi -> O2 được tách nhiều khỏi HbO2 -> PO2 giảm

    Khi Hemoglobin khử >= 5g/100ml -> nhìn thấy màu tím

    Màu tím phụ thuộc:

    Nồng độ Hb khử

    Sắc tố da, độ dày da

    Bil trong huyết tương

    Ánh sáng

    1 số TH đặc biệt Hb bất thường chỉ cần: 1,5g/l MetHem hoặc 0,5g/dL sulfhem đã thấy xanh tím.

    – Phù tăng về chiều : Do về chiều bn hoạt động nhiều -> máu cung cấp cho các cơ quan nhiều hơn -> ứ máu ở ngoại vi nhiều -> Tăng AL mao mạch -> thoát dịch ra nhiều hơn

    10. Có phù trong lao không ? Phù như thế nào ?

    Giải Đáp

    Lao phúc mạc : Tràn dịch ổ bụng (dịch tiết):

    Thể tự do : (giống cổ trướng)

    Thể khu trú : (gõ đục bàn cờ)

    Lao phổi : TDMP (dịch tiết) : HC 3 giảm

    Lao tinh hoàn : TD màng tinh hoàn (dịch tiết) : DH 3 động, soi đèn pin…

    11. Sờ tim vùng nào của bàn tay cảm nhận được mỏm tim đập ?

    Giải Đáp

    Áp cả lòng bàn tay vào KGS 4,5 đường giữa đòn T : BN nằm bt

    Nằm nghiêng T : Mỏm tim lệch sang T 2 khoát ngón tay.

    12. Mỏm tim trong suy tim toàn bộ ?

    Giải Đáp

    Mỏm tim : Không thấy

    Đập cả bên T,P mũi ức, nách trước

    13. Các tiếng nghe được khi cao huyết áp ?

    Giải Đáp

    THA –> tăng co bóp thất T lên đmc –> Lâu ngày : Giãn thất T –> giãn vòng van 2 lá –> TTTT Cn ở mỏm tim, T1 mờ, T2 đanh tách đôi và các triệu chứng của hở van 2 lá

    14. Hẹp 2 lá đơn thuần / Suy tim toàn bộ T1 có đanh không ?

    Giải Đáp

    -Khi van 2 lá xơ cứng, vôi hóa + AL tống máu giảm (suy tim) -> T1 không đanh nữa mà nghe mờ nhạt

    – Các TH hẹp 2 lá mà T1 không đanh :

    Vôi hóa van 2 lá

    Hở 2 lá phối hợp

    Hở chủ phối hợp

    Van giảm di động

    – T1 đanh trong các TH:

    Hẹp 2 lá U nhầy nhĩ (T)

    Basedow

    Tim tăng động

    15. Hẹp 2 lá có tiếng thổi ở LS II không ? Tại sao?

    Giải Đáp

    – Tam chứng hẹp 2 lá : T1 đanh, Rùng tâm trương, Clark mở van 2 lá

    – Có TT ở LS II : Khi hở van đmp (tiếng thổi Graham-steel) Do ứ máu nhĩ T -> ứ mao mạch P -> tăng AL ĐMP -> giãn thất P -> giãn ĐMP cơ năng

    16. Dấu hiệu ngoại vi của hở van ĐMC ?

    Giải Đáp

    Có 5 dấu hiệu,chỉ xh khi hở đmc đơn thuần

    -HA doãng (chênh nhau 70 mmHg)

    -DH lập lòe móng tay (mao mạch lập lòe theo nhịp tim)

    -Mạch corrigan (M nảy nhanh xẹp nhanh)

    -DH Musset (đmc đập làm đầu gật gù theo nhịp tim)

    -Tiếng thổi kép ở đm đùi (Tiếng thổi durozier)

    17. Phân biệt rùng TTr ở mỏm tim do hở đmc vs hẹp 2 lá:

    Giải Đáp

    -Hở van động mạch chủ:tiếng rung Austin-Flint,do dòng máu phụt ngược qua van chủ đập vào lá trước ngoài van 2 lá làm lá van này không mở rộng ra gây hẹo 2 lá cơ năng,đồng thời dòng máu trào ngược này hòa trộn cùng máu từ nhĩ trái xuống gây tiếng rùng.

    -Hẹp van 2 lá: Dòng máu chảy qua lỗ van bị hẹp va vào dây chằng và trụ cơ dưới van 2 lá gây tiếng thổi giống như tiếng dùi trống vê trên mặt trống hoặc tiếng xay lúa xuất hiện thời kì tâm trương.

    18. Tại sao máu từ chỗ rộng ra chỗ hẹp lại gây ra tiếng thổi?

    Giải Đáp

    Dựa vào chỉ số Reynold : N= P.VD/M trong đó

    P : chỉ số đặc trưng cho tiếng thổi

    V : vận tốc

    D : đường kính (chênh lệch)

    M: độ nhớt

    Khi D thay đổi (tăng) -> N tăng

    19. T2 đanh ? T2 tách đôi trong hẹp 2 lá? Cơ chế?

    Giải Đáp

    T2 gây ra bởi dòng máu phụt ngược từ đmc,đmp về thất T, P trong thì tâm trương (BT : đmc đóng sau đmp khoảng 0.02-0,03 s -> quá nhanh để tai phân biệt 2 tiếng)

    Khi có tăng áp lực đmp -> thời gian đóng 2 van này xa nhau -> nghe được t2 tách đôi,T2 đanh hơn do dòng máu va chạm vào van mạnh hơn -> tất cả các TH gây ra tăng áp lực đmp đều có t2 tách đôi (Hẹp 2 lá,thông liên nhĩ, tăng huyết áp,….)

    CƠ CHẾ trong hẹp 2 lá : -> ứ máu nhĩ T -> ứ tmp -> ứ mao mạch phổi -> tăng áp đmp

    20. Cơ chế tiếng thổi tiền tâm thu trong hẹp 2 lá? Điều kiện cần?

    Giải Đáp

    -Tiền tâm thu nhĩ T tống nốt 1/4 lượng máu xuống thất T làm tiếng rùng tâm trương (do dòng máu va vào các cột cơ cầu cơ) mạnh lên đgl tiếng thổi tiền tâm thu.

    Điều kiện : Khi còn nhịp xoang

    Khi loạn nhịp hoàn toàn sẽ không còn vì nhĩ bóp liên tục nhưng k hiệu quả ->máu không tống được xuống thất hiệu quả -> Biến chứng : Giãn nhĩ, máu luẩn quẩn trong nhĩ -> huyết khối

    21. Cơ chế tiếng thổi liên tục trong còn ống thông động tĩnh mạch?

    Giải Đáp

    Bình thường:

    Tâm thu : ALĐMP :15-30mmHG ALĐMC : 100-140 mmHg

    Tâm trương : ALĐMP : 4-15mmHG ALĐMC :60-70mmHG

    Do đó trong cả 2 thì luôn có dòng máu đi từ ĐMC sang ĐMP -> tiếng thổi liên tục Nghe rõ ở liên sườn II-III cạnh ức (T), mạnh lên ở thì tâm thu

    22. Tiếng thổi nghe được trong thông liên thất ?

    Giải Đáp

    Bình thường: Tâm thu : ALTT : 100-140mmHG ALTP : 15-30mmHG

    Do có có dòng máu đi từ thất T qua thất phải -> tiếng thổi tâm thu đặc điểm: cường độ mạnh,lan theo hình nan hoa.

    23. TTTT trong hẹp đmc tại sao rõ hơn khi cho bn ngửi Amylnitrit hơi rồi ngồi bó gối, nhỏ đi khi làm np Valsava?

    Giải Đáp

    – Amylnitrit gây giãn mạch, ngồi bó gối làm tăng sức cản ngoại vi -> áp lực tống máu mạnh hơn để tưới máu ngoại vi.

    – NP valsava (Cho bệnh nhân hít vào hết cỡ xong thở ra hết cỡ nhưng đóng nắp thanh môn) -> tăng AL lồng ngực -> giảm lượng máu về tim -> tiếng thổi nhỏ đi.

    24. Cơ chế xơ vữa đm,Khi xơ cứng đm làm np osler (+) tại sao mạch vẫn đập? Cơ chế np?

    Giải Đáp

    Osler (+) : vẫn bắt đc mạch đập khi băng quấn đã bơm vượt quá trị số bt của HATThu

    Xơ cứng -> AL băng quấn không ép hết được mạch máu -> vẫn có dòng máu qua -> vẫn bắt đc mạch

    25. Suy tim P-> phù tăng về chiều, giảm về sáng?

    Giải Đáp

    Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động + tư thế nằm -> cần ít máu hơn, máu về ngoại vi ít hơn

    Chiều : tăng hoạt động, máu tới ngoại vi nhiều -> ứ máu nhiều -> thoát dịch nhiều

    26. Phân biệt viêm màng phổi và viêm màng tim?

    Giải Đáp

    Lâm sàng : nghe thấy tiếng cọ màng phổi và cọ MNT (K mất khi nín thở)

    27. Từ đứng-ngồi sờ rung miu dễ hơn:

    Giải Đáp

    Ngồi: tăng lượng máu tm về tim, tăng sức cản mạch máu ngoại vi -> dòng máu xoáy mạnh hơn.

    Cơ chế rung miu : Do dòng máu xoáy mạnh vào buồng tim,mạch máu lớn -> rung động thành tim, thành mạch máu lớn

    Có rung miu khi tiếng thổi có cường độ >= 4/6

    Giá trị: có rung miu -> có tổn thương thực thể.

    Phân loại:

    Rung miu tâm thu: hở 2 lá,hẹp đmc, hẹp đmp

    Rung miu tâm trương: hẹp 2 lá

    Rung miu liên tục: thông liên thất

    28. Tổn thương tế bào thần kinh tim nào gây nguy hiểm.

    Giải Đáp

    Tim có 3 loại tế bào : tế bào phát nhịp, tế bào dẫn truyền, tế bào co rút

    Tổn thương 1 trong ba loại tb đều có thể dẫn đến suy tim

    29. Sa dạ dày gây giảm nhịp tim?

    Giải Đáp

    Sa dạ dày làm kích thích dây thần kinh X do kéo giãn dây thần kinh, từ đó dẫn tới giảm nhịp tim do cường dây X (tác động phó giao cảm lên tim làm chậm nhịp)

    30. Các nghiệm pháp gắng sức tim ?

    Giải Đáp

    – Điện tâm đồ gắng sức

    – Siêu âm gắng sức

    – Chụp MRI, xạ tưới máu cơ tim….

    31. Dị tật van tim nào gây thiếu máu mạch vành ? Có xảy ra cơn thiếu máu cục bộ cơ tim không ?

    Giải Đáp

    Hở van ĐMC -> thì tâm trương máu không vào được ĐM vành -> TMCB cơ tim

    32. Bắt mạch lực 3 ngón phân bố thế nào cho hợp lý ?

    Giải Đáp

    Ngón đầu để cảm nhận mạch, tính chất mạch như biên độ, tần số, nhịp điệu, cường độ… Ngón thứ 2 chèn vào mạch với 1 lực nhẹ để tạo khoang hẹp, lúc này ngón thứ 3 cảm nhận mạch rõ hơn

    33. HA đo lúc ngồi và đứng khác nhau ? Tại sao đo lúc sáng sớm mới chuẩn ?

    Giải Đáp

    Lúc ngồi (ngồi xổm) làm tăng lượng máu về tim,tăng sức cản mạch máu ngoại vi -> tăng HA

    Lúc đứng : ngược lại

    Đo lúc sáng : Huyết áp thay đổi trong ngày do các hoạt động của cơ thể như lao động,ăn uống và tập luyện…làm ảnh hưởng đến tần số và sức co bóp cơ tim. Nên để đo huyết áp chuẩn, cần đo vào lúc sáng sớm, lúc mới dậy chưa hoạt động thể lực. Huyết áp lúc này có thể cao hơn trong ngày vì cơ thể đang ở trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động.

    Lưu ý: Huyết áp thay đổi khi có xúc cảm tâm lý,một hội chứng đặc biệt ở bệnh viên hay gặp là hội chứng áo choàng trắng, huyết áp bệnh nhân tăng lên khi tiếp xúc vs bác sĩ vì lo lắng

    34. Phân biệt suy tim (T) (P), suy tim khô và ướt:

    Giải Đáp

    Suy tim (P)/Suy tim khô : biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở ngoại vi

    Suy tim (T)/Suy tim ướt : Biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở phổi

    35. Tiếng rung tâm trương trong hẹp 2 lá mất ?

    Giải Đáp

    Khi van hẹp quá khít hoặc dc cột cơ bị vôi hóa nhiều

    36. Mạch, HA, khó thở trong hẹp 2 lá ?

    Giải Đáp

    Mạch : đập nhanh, loạn nhịp do tâm thất phải bóp nhanh để tống máu đảm bảo cung cấp máu cho các cơ quan

    HA : giảm

    Khó thở : khi gắng sức -> cơn khó thở kịch phát về đêm -> phù phổi cấp

    37. Phân độ suy tim:

    Giải Đáp

    Theo NYHA : 4 độ

    Độ I : Có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động thể lực bình thường

    Độ II : Khó thở khi hoạt động gắng sức nặng.

    Độ III : Khó thở khi gắng sức nhẹ

    Độ IV : khó thở cả khi nghỉ ngơi

    38. Tại sao trong suy tim lại suy chức năng thất nhiều hơn.

    Giải Đáp

    Chức năng tống máu của tim do thất đảm nhận nên thất hoạt động nhiều hơn cần nhiều năng lượng hơn nên khi có bất kì biến đổi nào thì thất sẽ bị ah đầu tiên.

    39. Phân loại mức độ hẹp 2 lá, hở 2 lá?

    Giải Đáp

    Hở 2 lá:

    Phương pháp tính tỉ lệ % diện tích dòng hở/diện tích nhĩ T

    Nhẹ : ¼ Khi tỉ lệ là 20%

    Vừa : 2/4 khi tỉ lệ là 21-40%

    Nặng : ¾ khi tỉ lệ > 40%

    Hẹp 2 lá:

    Hẹp 2 lá
    Nhẹ(I) Vừa(II) Nặng(III) Rất nặng (IV)
    S mở van (cm2) >2 1-2 <1 <0,8
    AL mao mạch phổi lúc nghỉ 10-12 12-17 >18 20-25
    Cung lượng tim lúc nghỉ bt bt Giảm Giảm nặng
    Cơ năng ko khó thở khó thở nhẹ-vừa khó thở lúc nghỉ khó thở nặng tím tái

    40. Cơ chế phù, khó thở trong suy tim. Tại sao khó thở liên quan đến tư thế ?

    Giải Đáp

    Suy tim phải :

    + Ứ máu tm -> Ptt tăng -> Phù

    + Ứ máu ở tim -> Thiếu O2 -> suy giảm cn gan

    -> Cường Aldos,ADH->ứ Na+,nước

    -> Giảm Albumin máu -> Áp suất keo giảm

    -> Không khử độc được -> tăng tính thấm thành mạch

    Suy tim Trái : Khó thở do máu ứ ở nhĩ T -> tăng AL tmp,mao mạch phổi chèn ép vào các phế nang, đồng thời thoát dịch vào các phế nang

    Khó thở liên quan đến tư thế : Khi nằm máu về tim phải nhiều -> tăng AL đmp-> càng gây chèn ép vào PN

    41. Cơ chế nhiễm kiềm chuyển hóa -> suy tim?

    Giải Đáp

    – Gây di chuyển kali từ máu vào tế bào(do giảm H+ trong máu kích hoạt kênh K+ H+ ATPase làm vận chuyển K+ vào tế bào,H+ ra khỏi tế bào để bù trừ) gây hạ kali máu, nguy cơ loạn nhịp tim.

    – Giảm calci máu.(do nhiễm kiềm làm tăng Ca gắn với protein,giảm Ca tự do trong dịch ngoại bào).Giảm Ca dẫn tới nguy cơ ngừng hoạt động của cơ tim.

    – Giảm thông khí phế nang bù trừ (làm nặng thêm bệnh phổi tắc nghẽn, hay dùng morphine) gây thiếu oxy máu

    – Đường biểu diễn phân ly Hb-O2 lệch trái (gây giảm cung cấp oxy cho mô)

    – Co thắt tiểu động mạch gây giảm lưu lượng máu não và động mạch vành.

    42. Suy tim phải tm cổ nổi?

    Giải Đáp

    Suy tim P máu ứ ở thất P, nhĩ P -> ứ ở mạch máu ngoại vi (ứ máu giật lùi) đồng thời từ nhĩ P đến tmc trên k có van nên máu có thể ứ giật lùi 1 cách dễ dàng

    43. Suy tim biểu hiện đầu tiên ở đâu ?

    Giải Đáp

    Suy tim T : biểu hiện đầu tiên ở phổi (khó thở)

    Suy tim P : biểu hiện đầu tiên ở ngoại vi (Phù,tím tái…)

    44. Bệnh nhân vào ban đầu khó thở, sau không còn khó thở, hỏi làm sao đanh giá được chính xác tình trạng khó thở của BN khi vào viện ?

    Giải Đáp

    -Hỏi bn về hoàn cảnh xh khó thở (lao động nhẹ hay gắng sức? thời gian?),có giảm khi thay đổi tư thế không ?

    -Có thể làm các nghiệm pháp gắng sức nếu bệnh nhân suy tim mức độ nhẹ

    45. Phân biệt ho ra máu của bệnh tim và phổi:

    Giải Đáp

    Suy tim T Phổi
    – Khạc ra bọt màu hồng kèm khó thở,lq đến gắng sức

    – Giảm khi điều trị bằng các thuốc lợi tiểu

    – Ho ra máu lẫn đờm,thường có đuôi khái huyết, ko liên quan đến gắng sức.

    – XQ, xn miễn dịch lao (+)

    46. Cơ chế đau ngực trong BN bị bệnh tim:

    Giải Đáp

    Đau ngực thường xuất hiện trong các bệnh lý về mạch vành

    Do mất cân bằng giữa nhu cầu O2 cơ tim và kn cung cấp O2 cho mạch vành

    47. Phân biệt khó thở trong suy tim và khó thở trong bệnh phổi:

    Giải Đáp

    Suy tim Hen PQ
    ð Cả 2 thì,nhanh nông

    ð Liên quan đến gắng sức

    ð Liên tục k thành cơn

    ð Kèm theo các triệu chứng: nhịp tim nhanh, hồi hộp, tím môi

    ð Giảm khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu

    ð Thì thở ra,chậm rít
    Lquan đến thay đổi tư thếð Thành cơnð Kèm ho, khạc đờm dính quánhð Giảm khi điều trị bằng thuốc giãn phế quản

    48. Nêu điện tim của tăng K+, giảm K+?

    Giải Đáp

    Tăng Kali ngoại bào -> giảm KT cơ tim -> Suy giảm điều hòa nhịp và dẫn truyền -> dần dần ức chế nút xoang và giảm dẫn truyền-> chậm nhịp tim,block,ngừng tim

    ECG : T hẹp,cao,nhọn; QT ngắn sau đó QRS giãn, PQ dài, P dẹt

    Hạ Kali : T dẹt,U cao,ST chênh xuống.

    49. Điện tim bình thường và rung nhĩ?

    Giải Đáp

    Bình thường :

    P trước QRS, P dương ở D2, V5, V6, âm ở aVR

    PQ không đổi : 0,11-0,22s

    Rung nhĩ :

    1 ổ phát nhịp cướp quyền chỉ huy của nút xoang

    P biến mất thay bằng các song f lăn tăn (400-600)

    RR không đều, QRS ít biến dạng, T thấp biến dạng

    50. Nghe NTTThất và NTTNhĩ ?

    Giải Đáp

    NTTT: nhịp đến sớm, đôi khi chỉ nghe thấy T1

    NTTN : Loạn nhịp hoàn toàn, T2 tách đôi

    51. Tuần hoàn bàng hệ tim là gì? Xảy ra khi nào?

    Giải Đáp

    Tuần hoàn bang hệ tim là tình trạng tim bị hẹp hoặc tắc mạch dẫn tới phải mở hệ thống tuần hoàn phụ cận để nuôi vùng tim thiếu máu

    Sinh lý: Trong hệ thống mạch vành có ít shunt nên khi tắc động mạch vành lớn thì tim không có khả năng thích nghi với tình trạng thiếu O2 này nên có cơn đau quặn tim.Vùng tim cho phối dẫn đến bị nhồi máu.

    Hơn nữa hệ vành cũng có ít mạch nối(anatomose),nhưng ở các hệ vành nhỏ (20-25 micromet) có hệ thống mạch nối phong phú.mạch nối này sẽ tăng kích thước tối đa khi tim thiếu máu, vài ngày sau dòng phụ cận này tăng gấp đôi.sau gần 1 tháng máu qua đây ms đủ cho tuần hoàn cơ tim vùng thiếu máu.Bệnh nhân tắc mạch vành cấp diễn có thể phục hồi nhờ cơ chế này.

    52. Tư thế BN khi làm phản hồi gan TM cổ ?

    Giải Đáp

    Đầu tạo với mặt giường 1 góc 30 độ

    53. Đau thắt ngực lại lan xuống thượng vị:

    Giải Đáp

    Do hiện tượng xuất chiếu của đau nội tạng, do cùng lá phôi thời kì bào thai

    Nguyên nhân của đau xuất chiếu được giải thích như sau: cảm giác đau từ tạng bị tổn thương được truyền theo rễ sau và đến chất xám sừng sau tuỷ sống, từ đây phát sinh các xung động ly tâm chạy ra hạch giao cảm, rồi từ hạch giao cảm phát sinh các xung động ly tâm mới truyền đến vùng da được hạch giao cảm này chi phối. Những biến đổi xuất hiện ở vùng da đó lại được truyền về tuỷ sống, rồi theo bó tuỷ sống- đồi thị truyền lên tận vỏ não, do đó cảm giác đau từ tạng được tiếp nhận từ vùng da liên quan.

    Các sợi thần kinh cảm giác đau hướng tâm từ cấu trúc tim phân bố đến phân đọan T1 đến T4 của tủy sống, trong khi cảm giác mặt trong cánh tay và phần trụ của bàn tay phân bố đến T1 và T2. Do đó, đau ngực trong nhồi máu cơ tim có thể được cảm giác như xuất phát từ mặt trong cánh tay, bờ trụ bàn tay… vì các vùng này có cùng chung đường dẫn truyền thần kinh ở sừng sau tủy sống.Còn thượng vị có vùng chi phối ở T5-T6 gần vs khu vực chi phối của tim nên cũng có thể đau.

    Nhồi máu thành sau dưới bệnh nhân có thể nhầm là đau thượng vị

    54. Tại sao rất ít khi có bệnh van 3 lá đơn thuần mà thường là hậu quả của bệnh lý kết hợp ?

    Giải Đáp

    Cơ chế được giải thích như sau:

    Khi có yếu tố gây bệnh tác động(như liên cầu khuẩn Beta tan huyết nhóm A-> cơ thể tạo kháng thể kháng lại vi khuẩn nhưng lại có phản ứng chéo với tế bào cơ tim và valve tim) thì gây tổn thương 4 van tim với mức độ như nhau nhưng do áp lực thất phải thấp hơn thất trái rất nhiều,hơn nữa vòng van 3 dày nên rất khó tổn thương đơn thuần.Chỉ khi có bệnh lý kết hợp,nhiều yếu tố tấn công van 3 lá mới có thể gây tổn thương chúng.

    55. Tiếng rùng tâm trương nghe rõ nhất ở đâu? Khi nào?

    Giải Đáp

    – Nghe rõ nhất ở mỏm tim, tăng lên khi cho bn nghiêng T, Khi có hẹp 2 lá

    – TH có hẹp 2 lá mà k có tiếng rùng Tâm trương : Khi các cột cơ,dc xơ cứng, vôi hóa hoặc vôi hóa hoàn toàn van và vòng van, hẹp hình phễu

    56. Bệnh nhân hở và hẹp 2 lá nghe được clark mở van 2 lá không? Nếu nghe được thì nghe như thế nào?

    Giải Đáp

    – Có nghe được.Không nghe được chỉ khi lá van xơ cứng

    – Những bệnh nhân mà có van dày không đều nhau thì mới nghe được

     

  • TỔNG HỢP CÂU HỎI LÂM SÀNG TỐT NGHIỆP NỘI KHOA

    Câu hỏi LS tốt nghiệp ĐKTƯ 2023

    Tui chẩn đoán khác điều trị khác cái chẩn đoán bv-> Thầy hỏi: CĐ CCĐ Nitrate; Tiêu chuẩn ECG NMCT(Khác sách nha sách là thầy hk chịu tại vì nó dành cho chuyên gia), Các bệnh lý gây đau ngực cấp + khó thở; CĐ sử dụng Insulin /ĐTĐ typ 2

    14/6 ( huyết học C603): Beta thalassemia thể phụ thuộc truyền máu biến chứng ứ sắt + ĐTĐ khác. Tiếp cận BN thiếu máu HC nhỏ nhược sắc, cường lách là gì, lựa chọn các loại thuốc thải sắt, điều trị ĐTĐ trên BN này?

    Tim mạch: cơn dtn k ổn định/THA độ 1 VNHA 2022

    A Nhân: Enoxaparin cơ chế, tại sao có thể dùng chung với chống kết tập tiểu cầu. Apirin nhóm nào

    Cô Diệu Hiền: trường hợp nào hcvc k có cơn đau thắt ngực?

    Tiêu chuẩn chẩn đoán hcvc, ngoài ls và cls thì còn gì để phân biệt với cơn dtn k ổn định

    Nội tiết: ĐTĐ/THA/Cường giáp/Rung nhĩ/ sỏi niệu quản T đoạn 1/3 trên

    Thầy truyền: GHI CHẨN ĐOÁN ĐẦY ĐỦ. làm gì để tìm ngnhan cường giáp. Đánh giá nguy cơ huyết khối vì rung nhĩ cho bệnh nhân này.

    Cô Thuý: sỏi thận này điều trin ntn? kế hoạch tái khám sau ra viện. Có những bệnh mạn tính k lây nào cần phải kiểm soát, mục đích kiểm soát những bệnh này?

    14/6: (Huyết học C601) – Hemophilia A. Cd: Xuất huyết khớp gối (P)/Hemophilia A mức độ nặng

    (1) Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào đâu

    (2) Tiếp cận BN có HC xuất huyết và aPTT kéo dài e nghĩ bênnh lý gì. Hướng điều trị và y lệnh cụ thể.

    (3) Viêm mô tế bào tiếp cận từ Ls đến CLS.

    —> Bàn a Nhân-cô Hiền

    tui thi case Trần Văn Thống 58 tuổi. Lý do vv nôn ra máu. Chẩn đoán xhth trên mức độ nhẹ nghĩ do viêm loét dạ dày tá tràng/ viêm gan siêu vi B

    Thầy Nhân:

    cách khám gan to

    có pb vs do vỡ giãn tm thực quản ko ( không do ko có hc tăng áp cửa )

    điều trị F2c-F3, có dùng đường truyền ko hay đường uống, thuốc gì, liều

    ca này xơ gan ko, để chẩn đoán xơ gan làm sao chẩn đoán( đo độ phản hồi gan) phân độ ?

    phân độ blatchford, rockal, forret ?

    nguyên tắc dtri xhth ban đầu ( bồi hoàn thể tích) mục tiêu nâng huyết áp lên bao nhiu ( nhỏ hơn Ha bình thường 10-20mmHg )

    lâm sàng xhth mức độ nặng là gì ? ( kể ra DHST, tri giác, …)

    Chị Diễm:

    các nguyên nhân làm PT% giảm

    test vitamin K ? liều? phương pháp

    Dic là gì?

    Trương Văn Mai. 60t- phòng 607

    Chẩn đoán : xơ gan.

    Hỏi phân độ child-Pugh

    Khi nào điều trị viêm gan B

    Tiêu chuẩn viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát

    Tiêu chuẩn hội chứng gan- thận

    Bàn 6 cô thùy sst 1

    TRẦN THỊ THANH 68t nội trợ

    Lí do vào viện :đau ngực + ngưng thở ( bóp bóng chuyển viên)

    Chẩn đoán tham khảo

    Cơn đau thắt ngực ko ổn định shh cấp mức độ nguy kịch viêm phổi bv biến chứng tdmp THA đô 2 nyha nguy cơ tim mạch cao + dtđ t2

    Đọc x quang

    Tại sao nghĩ vp bv

    Tác nhân vpbv kể ra + ks e dùng là + phổ tác dụng + time tác dụng

    Bệnh hôn mê sao dùng đường uống?

    Tiêu chuẩn cđ là?

    Kể tên các bệnh có đau ngực đe dọa tính mạng ( thuyên tắc phổi, nmct cấp, tràn khí màng phổi, thủng dd thực quản….)

    Chống đông có mấy loại

    Heparin mấy loại

    LÊ THÀNH TRUNG 60t ICU G21

    Bàn 6: cô Thuỳ

    Vv vì khó thở. Cđht: viêm phổi cộng đồng mức độ nặng theo CRB65 biến chứng suy hô hấp nặng (lúc NV qSOFA 2đ, HATT 90 nên TD sốc NT, hiện tại SOFA <2 vs HA bth ko rõ BN có đc sd vận mạch ko nên tui bỏ cđ sốc NT)

    Sốc NT là gì, Tsao em cđ VPBV/ Sốc NT, ts sd kháng sinh này, phổ? Có bn loại sốc, làm thế nào để phát hiện sốc giảm V

    Đọc Xquang, đọc KMĐM

    Hô hấp: Huỳnh Thị Thêu (1948) – A523

    Chẩn đoán: VPCĐ mức độ TB theo CURB-65 có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt/Tăng huyết áp độ 2 nguy cơ cao theo VNHA 2022 + Đái tháo đường type 2 + Theo dõi biến chứng Suy thận mạn… + TD Thiếu máu thiếu sắt + Hạ Kali máu

    Cô Thúy:

    Kỹ năng: Đọc X quang

    Câu hỏi:

    – Tại sao chẩn đoán VPCĐ, mức độ này?

    – Trên bệnh nhân này có yếu tố nhiễm khuẩn đặc biệt nào, nghĩ tới con gì?

    – Hỏi điều trị và giải thích tại sao? Có cần kháng sinh phối hợp không?

    Thầy Truyền:

    Kỹ năng: cách tiêm Novomix (thầy đưa cây viết cho tưởng tượng)

    Câu hỏi:

    – Sau khi đã chẩn đoán đầy đủ và bệnh nhân sắp ra viện, em muốn làm gì thêm cho bệnh nhân (tầm soát Loãng xương do nữ 75t)

    – Sao mà biết được suy thận có phải là biến chứng của ĐTĐ hay không? (Siêu âm thận, đạm niệu vi lượng?

    – Hiện tại có cho đạm niệu vi lượng được không? (Hông, đang nhiễm trùng)

    Nguyễn Thị Tấn 78 tuổi, chẩn đoán: THA + TMCBCT/ĐTD

    Thầy Phong: Cách bệnh nhân THA, phác đồ điều trị THA, tiêu chuẩn chẩn đoán THA, có mấy nhóm thuốc điều trị THA, kể tên, tại sao chẩn đoán THA nguyên phát, kể tên các ngX gây THA thứ phát, cách tầm soát biến chứng của THA, tại sao THA khám 4 chi, làm sao nhìn vô là biết bn THA nguyên phát hay thứ phát, bệnh nhân này vào viện HA 190/80 có phối hợp thuốc ko, khi nào phối hợp. Sao dùng statin trên bn nhân này, dựa vào đâu.

    Cô Thùy: tại sao em sd thuốc này để hạ áp, có ưu điểm gì, tại sao kiểm soát đường huyết bằng Gliglazid, thuộc nhóm nào, cơ chế, sao cho nội soi dạ dày lại, mới soi có 10 ngày lỡ bn vô NMCT r sao, cái này là tại t cho nên bị hỏi ( 10 ngày trc có nội soi kq: loét dạ dày FIII), sao chẩn đoán pb với TMCBCT

    Bệnh nhân Lê Ngọc Điệp 81 tuổi, chẩn đoán : Đợt cấp suy tim mạn độ 3 (nyha) giai đoạn C (aha/acc) nghĩ yếu tố khởi phát do NMCT cũ + THA biến chứng tràn dịch màng phổi 2 bên

    Thầy Thuỷ : bệnh nhân NMCT cũ thì 6 tháng sau sẽ có thể gặp hình dạng gì trên ECG (nmct tái phát, phình vách thất,bth,…). Tứ trụ trong đtri suy tim mạn? Cách xài spirinolacton hiệu quả trên bệnh nhân? Mới vô xài nhiêu duy trì mấy ngày sau bao nhiêu là tốt? Furosemide xài trên lâm sàng sao? (2 ống sáng chiều giúp bệnh nhân hết triệu chứng ra viện sớm)

    Trưởng khoa ICU : xài Dapagliflozin ở trên bệnh nhân này sợ cái gì (hạ đường huyết do đường chỉ còn 82, hạ natri do natri ngay ngưỡng 120, chức năng thận ngưỡng gfr =60 vừa đủ xài -> kết luận xài phải hết sức cẩn thận cho bệnh nhân)

    Bệnh nhân Võ .. Hoa 69 tuổi, chẩn đoán : Bạch cầu mạn dòng tủy. Câu hỏi. 1. Biện luận chẩn đoán 2. Biến chứng sợ nhất. 3. Thuốc xử trí bạch. 4 Tuyến dưới sẽ xử trí gì ?

    Nội tiết:Trần Thị Thu Hương, p412

    Cđ: NT bàn chân P mức độ trung bình có ytnc nk MRSA + Hc Cushing do thuốc/ ĐTĐ type 2 chưa ghi nhận biến chứng thần kinh + có biến chứng xơ vữa hệ mạch máu chi dưới, thiếu máu mạn mđ trung bình

    **Thầy Truyền:

    1) cđ phân biệt Đtđ type 2 này v gì? Đtđ thứ phát do hc cushing do thuốc

    2) tại sao thiếu đường huyết vào viện? (Phiếu cls hk có) phải có. Dùng HbA1C ở bn thiếu máu dễ sai số

    3) khám biến chứng thần kinh:

    Cơ năng: tê kiểu mang găng mang vớ. Thực thể: cg nhiệt, đau(phết bông gòn lên), tư thế khớp

    4) Hc cushing có nhiễm trùng vào viện lưu ý gì? Suy thượng thận cấp nếu có buồn nôn, nôn, chán ăn

    Cơ chế stt cấp do thuốc: glucorticoid ngoại sinh -> tuyến yên giảm acth -> vỏ thượng thận teo -> giảm tiết cortisol

    5) yếu tố quan trọng để lành vết loét?

    Ks đường huyết, Gbk<180, mức đó bạch cầu cầu không bị ức chế, kháng sinh sẽ hiệu quả

    **Cô Thúy (trưởng khoa Hô hấp)

    1)Khám và xử trí loét bàn chân đtđ

    2) Tại sao kết hợp piperacillin + clindamycin

    3) Có bao nhiêu lựa chọn kết hợp

    4) Đảm bảo dinh dưỡng sao? Chỉ số xb gì thể hiện?

    Albumin, protid máu

    5) mức albumin, protid bao nhiêu sẽ tốt cho nhiễm trùng? (K biết)

    Tiêu hóa: Võ Kim Em 60 tuổi

    CĐ: xuất huyết tiêu hoá

    Cách khám cổ chướng

    Nguyên nhân gây xơ gan

    Dự phòng xhth

    Điều trị đầu tiên ntn trên cả này

    Điều trị đtd/xơ gan

    Bàn thầy N.Nghĩa – bác Phương

    Viêm tụy cấp mức độ nhẹ theo Atlanta 2013 hiện tại ngày 6 chưa ghi nhận biến chứng

    Câu hỏi:

    Tại sao chẩn đoán viêm tụy cấp

    Cách phân mức độ theo Atlanta

    Mức triglycerid bao nhiêu chẩn đoán viêm tụy

    Tiêu chuẩn xuất viện ở BN

    Khi nào cho BN ăn lại, khi BN hết đau mà amylase tăng thì có được ăn lại k?

    Các cách làm giảm đau trong viêm tụy

    (T chẩn đoán phân biệt với nhồi máu cơ tim thành hoành, thủng tạng rỗng)

    Em chẩn đoán phân biệt dị rồi BN dô em làm gì?

    ECG em đo sau, đọc như thế nào?

    HÀ THỊ LAN 84t

    Ldvv: đau bụng (hồ sơ ghi)

    Bn 20 ngày bị đau bụng quặn thượng vị+ hạ sườn P. Nv đồng tháp 2 ngày ho đàm, ăn kém, còn đau bụng 6llừ đừ khó thở, thở co kéo -=> nvdktw

    Cđ Vp bệnh viện + sỏi ống mật chủ bc shock NT

    Thầy Phong: sỏi đường mật khảo sát thêm cái gì. Để k giải quyết gì hết thì có hết shock Nt k? Shock NT e đề nghị thêm j,? S k đo HA ĐMXL ca này

    Siêu âm dãn ĐM thông số ra s. Đặt catheter ở đâu đo cvp

    Cô Thùy: hỏi điều trị, tại sao chọn cipro, liều s? Đọc XQ hoặc KMDM. XQ phải đọc đầy đủ thông tin. Tại s shock NT mà HA bt (tại tui cđ ahock) shock NT với cái lừ đừ này là do vp suy hô hấp ha shock NT gây ra. Ngưng vận mạch được chưa, tại s được tại s k.

    Cơn đau thắt ngực ko ổn định ccs4. Thầy Phong: bắt đọc ECG, phân độ ccs là gì, của nước nào? Thuốc tứ trụ trong suy tim? Kháng đông xài thuốc gì? Liều sao? Yếu tố thúc đẩy suy tim? Phân loại suy tim? Cô Thùy:cơ chế isosobide mononitrat trong bệnh hcvc? Cơ chế của statin? Cơ chế của ức chế beta trong suy tim?

    CXK: Dương Văn Em (54T) Vào viện vì sưng đâu khớp gối 2 bên.

    Cđ: VK gút cấp thứ phát do thuốc kháng lao + THK 2 bên + tràn dịch khớp gối + THCSTL + nhiễm trùng tiểu ( ls ko có triệu chứng mà XN có NTT) [ thầy Nhân hỏi s mới uống thuốc kháng lao 2th mà khởi phát cơn gút cấp rồi kì quá z.]

    Cách khám tràn dịch khớp gối

    Sao phân biệt được tràn dịch là do phản ứng viêm của thoái hóa khớp gối, hay tràn dịch phản ứng, hay tràn dịch của lao khớp. Đọc XQ CSTL đưa ra kết luận.

    Nghĩ nguyên nhân NTT trên case này là do gì.

    Sài Allopurinol chú ý cái gì

    Bà nào đó 74 tuổi 408 NMCt st ko chênh lênh, cơ chế st chênh,st ko chênh, cơ chế tiêu sợi huyết, ECG là gì, bệnh nhân có can thiệp mạch vành ko tại sao, chỉ định, nguy cơ bệnh nặng case bệnh này là gì, 🙂 cô thùy mục tiêu kiểm soát đg huyết ở nội viện và ngoại viện, cho thuốc uống gì? Tại sao ? Suy tim xài nhóm nào

    Huỳnh Văn Đắng 62 tuổi phòng 505 cxk. LDVV: sưng đau 2 khớp cổ chân

    Chẩn đoán tham khảo nha mb: Đợt cấp viêm khớp gút mạn nguyên phát theo ACR/EULAR 2015 biến chứng vỡ hạt tophy (không có nhiễm trùng do chỗ chảy dịch hạt tophy vỡ khô với k có HC nhiễm trùng)/ THA độ 2 theo VNHA 2022 nguy cơ cao + cushing do thuốc

    Cô Diễm: cách khám hạt tophy, bản chất tính chất tophy; tại mình điều trị có meloxicam với colchicin nên chị hỏi tại sao lại điều trị 2 thuốc này, xài 1 trong 2 được hong? BN này có nguy cơ tim mạch cao nè, xài meloxicam có lợi gì hong? Tại sao k xài Corticoid? Mục tiêu điều trị acid uric? Cách sử dụng Colchicin (mình đọc cái trong sách mà chị kêu biết cách sd nào mới hơn hong). Đọc Xquang, Xquang anh in ra giấy A4 nên hong rõ lắm

    Thầy Nhân hỏi có xài thuốc thải acid uric gì hong? Cách sử dụng? Tại sao lại bắt đầu allopurinol liều thấp, cách tăng liều thế nào (chị Diễm nói để theo dõi tác dụng phụ); khác nhau giữa allopurinol với Febuxostat

    Lê văn ê

    72 tuổi p521

    Đợt cấp copd mức độ tb nghĩ yếu tố thúc đẩy là nhiễm trùng/ copd nhóm c

    Ts: copd cđ cách đây #1 năm , 3 đợt cấp trong năm, hút thuốc 25 gói/ năm

    Khám : khoang ls giãn, rale ngáy, rít

    Nội thận đktw (Thầy Như Nghĩa – Thầy Phương)

    Chẩn đoán ban đầu: suy thận cấp tại thận nghĩ do lupus ban đỏ hệ thống/ tăng huyết áp độ 1 theo jnc6

    Chẩn đoán thầy sửa: Hội chứng thận hư thứ phát nghĩ do lupus ban đỏ hệ thống ( tại ca này có tiểu đạm 3g/l )

    1. Các giai đoạn của suy thận cấp. Ca này đang trong giai đoạn nào. Xài lợi tiểu ca này lâu dài được không

    2. Tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ. Bvđktw có làm được xét nghiệm chẩn đoán ko

    3. Điều trị hội chứng thận hư

    4. Bệnh này là thuộc hội chứng bệnh học nào, thận viêm hay thận hư (thận hư), chẩn đoán lâm sàng các thể bệnh như thế nào

    5. Bệnh nhân đang sử dụng HCQ với medrol 16 điều trị thì cần lưu ý gì trong đợt bệnh này (giảm liều do độ lọc cầu thận giảm hay không) nếu giảm liều thì suy thận này diễn tiến ra sao

    6. Ca này có thiếu máu hồng cầu nhỏ nên thầy nói là phải nhận định thiếu máu này do thiếu sắt kèm theo tình trạng thiếu máu mạn do thận. Chẩn đoán được bệnh này là thận mạn thì có chiến lược điều trị khác với đợt cấp

    Còn nhiều lắm mà hồi nãy chết não nên quên hết r =]]. Nói chung thầy đặt nặng cơ chế bệnh học thận, tổn thương thận về mặt vi cấu trúc là nhiều nên mọi người tập trung học kỹ nghen

    @Bâng Bâng tui thi ca này mà bàn Cô Thuỳ với Bác Diệu

    Bác Diệu cho thi chiều nhưng mà bác bên hô hấp nên cô Thuỳ ưu tiên có hô hấp cho bác hỏi, cô Thuỳ nói với Bác là ko coi khám kĩ năng được thì đặt câu hỏi về kĩ năng (là tui đọc xquang, có bạn đọc khí máu, còn để cô Thuỳ hỏi là cách khám xuất huyết não, khám vận động bệnh nhân hôn mê,..)

    Bác Diệu hỏi cứu mình á, hỏi tiêu chuẩn, sao mức độ vậy, rồi còn nhắc mình nữa

    Câu của cô Thuỳ

    -nguyên nhân hạ kali máu/ ca này, phân độ, điều trị sao

    -thiếu máu nghĩ nguyên nhân gì? Có xử trí gì không

    -điều trị bệnh thận mạn?

    -tiêu chuẩn xuất viện, xuất viện cần dặn dò gì để bệnh nhân hiểu?

    -hạ đường ca này sao lại chọn loại insulin đó, ưu khuyết điểm so với các ca khác, chỉ định xài insulin tạm thời

    -rồi sao hạ áp xài vậy mà ko dùng thuốc khác

    Thơm 33t, Bthalassemia

    Các nguyên nhân gây thiếu sắt

    Chỉ định cắt lách

    Chẩn đoán đái tháo đường

    @Un Nguyễn

    Cách khám lasegue, valex

    Còn nghiệm pháp gì để biết chèn ép tủy k

    Các nguyên nhân thoái hóa, lx, cls cđ

    Sd giảm đau trên bn

    Tại s xài glucosamine sulfate, còn thuốc nào khác k

    Ưu nhược điểm amlodipin

    Thầy truyền : CĐ : ĐTĐ II biến chứng TMCBCT+ theo dõi tổn thương võng mạc + THA độ 2 nguy cơ cao theo VNHA. phân biệt ĐTĐ type 1 &2 ; tại sao đặt mục tiêu HbA1c < 7 trên BN này ; tại sao sử dụng SGLT2i và metformin trên ca này ; sử dụng thuốc như thế có đủ để hạ hba1c từ 10-> 7 % hay ko . Tiêu chí gì để phân loại BN nguy cơ cao/ rất cao . Mục tiêu LDL trên ca này là bao nhiêu.

    Thầy Truyền: CĐ rung nhĩ đáp ứng thất nhanh nghĩ do cường giáp chưa nghi nhận biến chứng? THA độ 2 theo VNHA 2022. Hỏi tại sao chẩn đoán cường giáp, nhìn cận lâm sàng em còn chẩn đoán thêm gì không, tại sao sử dụng bisoprolol kiểm soát nhịp cho bệnh nhân này, sử dụng kháng đông thì theo dõi sau này ntn, sử dụng thiamazol thì theo dõi sau này ntn, điều trị bao lâu thì ngưng? cường giáp có tái phát không, tỉ lệ tái phát bao nhiêu phần trăm

    V.T.Hoa, 69t, C601

    Cđ: Bạch cầu mạn dòng tủy gđ mạn/ ĐTĐ týp2

    A Nhân:

    +tại sao cđ gđ mạn

    +ngoài gđ mạn còn gđ nào nữa

    + nêu từng đặc trưng nổi bật nhất của mỗi gđ (gđ mạn tăng Neu, gđ tiến triển tăng baso, gđ chuyển cấp blast > 20%)

    + đột biến NST j đặc trưng cho bệnh này, mô tả nó (chuyển đoạn giữa nhánh dài NST số 9 và 22)

    + Bn vô bạch cầu >200k sợ bị gì nhất

    + Điều trị bạch cầu mạn xài thuốc j (hydrine), liều ra sao, khi nào ngưng thuốc,ngoài ra xài gì nữa 😥

    + Bn vào viện Bạch cầu quá cao, xử trí gì (lọc bạch cầu)

    + rồi có khúc tăng kali, acid uric gì nữa t quên r…

    Bác Hiền:

    +Thuốc viên đầu tay điều trị ĐTĐ là gì? (Metformine)

    +Tại s bệnh nhân này lại chọn SGLT2i (này t làm khùng làm điên nên bác mới hỏi)

    + Mô tả đg đi của máu trong vòng tuần hoàn, sợ tắc chỗ nào nhất 😥

    @Un Nguyễn đọc kĩ năng khám chi dưới , nhìn xquang đọc tổn thương cột sống, các nguyên nhân gây thoái hoá khớp háng, bệnh nhân này dùng thuốc gì điều trị loãng xương, tại sao, phải xem cái gì ở bệnh nhân để chỉ định có đổi thuốc khác hay không?

    Bệnh nhân này có bệnh tim thiếu máu cục bộ có sử dụng thuốc nsaid đc k? Cox 1 hay cox 2?

    Nhớ nhiu đó à 😂😂

    Bàn thi Anh Nhân – Cô Hiền chiều thứ 4 :

    BN : Lương Thị Lệ 58 tuổi phòng C605

    Chẩn đoán : Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát biến chứng xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng/ Thiếu máu cục bộ cơ tim, ĐTĐ típ 2, Tăng huyết áp độ 2 , nguy cơ C theo JNC VI

    -Ca này vào viện vì tiêu phân đen, bệnh sử ko có xuất huyết dưới da nhưng diễn tiến bệnh phòng có truyền máu và truyền tiểu cầu, khám có bầm nơi tiêm chích.

    – Đầu tiên Thầy Cô sẽ yêu cầu mình đọc tóm tắt BA, Cđsb, cđpb, đề nghị cls, kết luận của các cls có bất thường => Cđ sau cùng + điều trị

    Câu hỏi :

    1. Những thuốc điều trị em cho trong bệnh án có vai trò gì trong điều trị các bệnh trên, điều trị như vậy đã đủ chưa

    2. BN THA có XHTH thì em sẽ điều trị ntn cụ thể thuốc gì mức HA mục tiêu

    3. Đọc ECG, kết luận

    4. Đánh giá mức độ đau trong thiếu máu cục bộ cơ tim dựa vào tiêu chuẩn gì ( CCS )

    5. Phân biệt thiếu máu cấp và thiếu máu mạn trên lâm sàng và cls

    6. Tiểu cầu hiện tại của BN là 33.000 và BN có XHTH vậy xử trí tiếp theo của em là gì

    7. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim : từ lâm sàng đến cls

    8. Mức tiểu cầu cần đạt ở bn này để làm thủ thuật là bn

    9. Giả sử HA BN là 180 mmHg thì sử dụng thuốc HA ntn, kết hợp thuốc hay chỉ sử dụng đơn độc

    10. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng ban đầu là gì để kết luận mất máu cấp mức độ nặng

    NGUYỄN VĂN BỰ 67 tuổi khoa ICU. Viêm phổi cộng đồng mức độ nặng CURB65 3đ biến chứng nhiễm trùng huyết + nhiễm trùng bàn chân trái nghĩ do tụ cầu biến chứng hoại tử chi ngón 4-5. Cô hỏi: biện luận chẩn đoán, kỹ năng đọc khí máu, đọc XQ ngực, nhiễm trùng bàn chân gây viêm phổi được không. Khám động mạch chi dưới khám sao. Tại sao chân nhiễm trùng nghĩ do tụ cầu. Men gan tăng tại sao, tiêu chuẩn chẩn đoán suy hô hấp cấp mức độ nặng? Bn làm nghề đốt lò tiếp xúc khói bụi làm sao chẩn đoán phân biệt bệnh bụi phổi/viêm phổi nhiễm trùng.

    Các câu Thầy Cô hỏi các bạn chung bàn :

    1. Giả sử lâm sàng có gợi ý nhưng ở BV của em chỉ có 1 trong 2 cls là NT proBNP hoặc siêu âm tim thì dựa vào 1 trong 2 có kết luận được BN suy tim không, kể những nguyên nhân khác gây tăng pro BNP mà ko phải do suy tim ( lâm sàng gợi ý và cls có 1 trong 2 là chẩn đoán được )

    2. Giả sử BN có KQ XN đường huyết đói là 130 mg/dl và không có triệu chứng lâm sàng, cho kết quả HbA1c bình thường, thì mình sẽ tư vấn BN như thế nào ?

    ( XN ĐH đói lần 2 )

    3. Giữa NMCT cấp có ST chênh lênh (a) và không ST chênh lênh (b) thì tiên lượng hiện tại và tiên lượng xa cái nào nặng hơn

    ( Tiên lượng hiện tại : ( a ) nặng hơn (b)

    Tiên lượng xa : tiên lượng nặng như nhau )

    4. Vai trò của ức chế beta trong điều trị HCVC ( cải thiện tỉ lệ sống còn, giảm đau ngực )

    5. Các cls chẩn đoán suy tim và cls hỗ trợ

    6. BN tăng BC cầu cấp cứu sợ những biến chứng gì có thể gây tử vong cho BN

    7. Sử dụng Hydroxyurea có thể gây ra những biến chứng gì ( HC ly giải u ( ly giải tế bào )=> tăng kali máu gây bc ngưng tim; tăng acid uric gây tổn thương thận cấp )

    Bàn thầy Thủy thầy Phước,

    BN Nguyễn Thị Ba 98t, LDVV: đau hạ sườn P, chẩn đoán các bạn tham khảo: sỏi túi mật/THA + Cushing (hình như buổi sáng bệnh nhân khai khác bệnh sử nên được chẩn đoán là Cơn đau thắt ngực không ổn định)

    Câu hỏi: vị trí nghe động mạch thận, vị trí khám dấu giật dây chuông, biến chứng tăng huyết áp, đọc điện tim

    Bàn Cô Diệu Hiền – Thầy Hoài Nhân

    BN CHÂU NGỌC HÀ 74t vào viện vì đau ngực

    CĐSB: Đau thắt ngực ổn định CCS3/Suy tim toàn bộ NYHA 3 – gđ C do THA/ ĐTĐ2, THA giai đoạn 3 theo JNC VI nguy cơ C

    CĐPB: Đợt cấp suy tim mạn NYHA 3 – gđ C do THA yếu tố thúc đẩy nhồi máu cơ tim cấp/ ĐTĐ2, THA giai đoạn 3 theo JNC VI nguy cơ C

    CĐXĐ: Đợt cấp suy tim mạn NYHA 3-gđ C do THA yếu tố thúc đẩy nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên/ĐTĐ2, THA giai đoạn 3 theo JNC VI nguy cơ C + TD BTM gđ 3a theo KDIGO 2012

    Câu hỏi:

    1) LDL-c mục tiêu trên bệnh nhân nếu không có LDL-c nền thì lấy cái gì làm mục tiêu? (LDL-c < 70 nguy cơ rất cao)

    2) Ức chế Beta có tác dụng gì trong HCVC?

    3) BN không đau ngực thì khỏi sd Imidu được không? Tác dụng Imidu trong HCVC?

    4) Vai trò Statin trong HCVC? Cơ chế?

    5) HCVC/ HCVM có hoặc không kèm ĐTĐ2 thì cái nào tiên lượng xấu hơn? Tại sao?

    6) Tiên lượng NMCT ST chênh và không chênh, cái nào xấu hơn lúc ban đầu và về lâu dài?

    7) Dùng thang điểm nào tiên lượng NMCT cấp không ST chênh lên? Nêu từng thành phần trong thang điểm đó? (GRACE)

    8) Mục tiêu HbA1c của bệnh nhân nếu cao quá thì dễ dẫn đến gì?

    9) BN suy tim có kèm thiếu máu phải truyền KHC thì cần chú ý gì? Mục tiêu Hb như thế nào so với người bình thường?

    10) Ngoài điều trị bằng thuốc trong HCVC, còn phương pháp nào nữa không? Trên bệnh nhân này thì thời gian vàng PCI cho phép là bao nhiêu?

    Bàn thi Anh Nhân – Cô Hiền chiều thứ 4 :

    BN: NGUYỄN THỊ TẤN, 78t, C405

    chẩn đoán: cơn THA khẩn cấp hiện chưa ghi nhận biến chứng/THA giai đoạn 2 (VNHA 2022) + DTD 2

    – chẩn đoán phù hợp chưa? điều trị tuyến trước là Amlodipin với Metformin có phù hợp với THA có ĐTD chưa? nếu chưa thì theo em đổi lại thành thuốc gì?

    – THA có ĐTD ưu tiên chọn thuốc THA nào? để làm gì

    – trong các thuốc điều trị, thuốc nào có ảnh hưởng đến huyết học, ảnh hưởng như thế nào

    Bệnh nhân NGUYỄN VĂN LÙNG 59 tuổi

    Chẩn đoán: đợt cấp gút mạn+ thoái hóa cột sống cổ c5+ đứt gân bán phần cơ trên gai/ tăng huyết áp độ 1 theo VNHA+ thoái hóa khớp gối T

    Câu hỏi Chị Diễm:

    1. Cách khám tophi

    2. Vị trí hạt tophi ở vị trí nào

    3. Đọc xquang cột sống cổ

    4. Có dùng allopurinol hông( có vì cập nhất mới nhất là dùng luôn)

    A nhân: bệnh huyết học nào gây ra gút ( bạch cầu mạn dòng tủy)

    Lưu thị lệ 58t

    Cđ: xuất huyết giảm tiểu cầu nguyên phát biến chứng xuất huyết tiêu hóa nặng

    A nhân:

    1. Nguyên nhân gây mất máu cấp

    2. Chỉ điểm của xuất huyết giảm tiểu cầu trên bn này. Ý hỏi ls

    3. Chỉ điểm để nhận biết bệnh nhân mất máu cấp

    4. Tại sao phân độ nặng cho xuất huyết tiêu hóa( dấu hiệu sinh tồn, tri giác, spo2)

    5. Phân tích công thức máu của bệnh nhân. Điểm nào hk phù hợp vs thiếu máu thiếu sắt của bệnh nhân. Bệnh nhân có ferritin 738 phù hợp vs thiếu máu thiếu sắt hông. Bệnh gì phù hợp vs bệnh nhân này 58 tuổi tiêu phân đen bị thiếu máu thiếu sắt( ung thư tiêu hóa) đề nghị bộ sắt cho bệnh nhân

    6. Nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc

    Chị diễm:

    1. Tại sao chản đoán đtđ típ 2

    2. Có điều trị đái tháo đường cho bn hông. Dùng loại nào. Dùng insulin gì.liều insulin. Mục tiêu điều trị hba1c là nhiêu

    Võ văn trọn 62t icu

    Bàn anh nhân cô diệu

    Cđ: sốc nhiễm trùng do viêm mô tế bào, nhiễm trùng bàn chân trái mức độ 2 theo wegner/ ddtdd2, suy thận cấp, suy gan cấp, tăng huyết áp độ 2 theo vnha, hội chứng cushing, vẩy nến ( bn có shh nữa mà tui mất não k cđ)))

    Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng sốc nhiễm trùng

    Tiêu chuẩn đoán sốc

    Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc nhiễm trùng

    Nguyên nhân choáng nhiễm trùng

    Sd kháng sinh đầu tiên cho bn có nhiễm trùng bàn chân do đtđ

    Nguyên tắc xử trí choáng

    Tui vô tri hết nhớ câu hỏi rôi:)))

    Trần thị tám 58t

    Cđ: thoát vị l3-4-5 bc chèn ép rễ/ đtđ típ 2

    Chị diễm

    1. Cách khám cột sống( nhìn gù vẹo biến dạng, cơ có cứng k. Sờ gai xương có điểm đau không, liên tục không, ấn điểm đau, ấn cơ cạnh sống) nghiệm pháp lasegue ( cách thực hiện) , khám cảm giác, khám sao biết chèn ép l5, đường đi l5, s1

    2. Điều trị giảm đau thần kinh( không dùng thuốc cho tập vật lí trị liệu, giảm cân,dinh dưỡng). Dùng thuốc . Liều cao nhất của meloxicam( 15mg/ngày), cách dùng meloxicam, giảm liều meloxicam. Mục đích dùng meloxicam( giảm đau, kháng viêm), dãn cơ, giảm đau rễ( nếu bệnh nhân không đáp ứng thì sao- xài liều thấp tăng dần xem tác dụng phụ). Nếu xài gapa k đáp ứng dùng thuốc gì( chống trầm cảm)

    3. Nguy cơ tim mạch của bệnh nhân

    A nhân

    1. Mục đích dùng pantorazole cho bệnh nhân

    2. Trên bệnh nhân suy tủy đang dùng cor liều cao thì trường hợp nào dùng ppi dự phòng xuất huyết dạ dày( tiền sử xuất huyết tiêu hóa, ng già, vừa dùng cor kết hợp vs nsaid)

    Trần thị ngọc thơm 33 tuổi

    Cđ: hội chứng thiếu máu mức độ/ beta thể phụ thuộc truyền máu

    A nhân

    1. Nhập viện truyền máu xog về v mình có thay đổi chẩn đoán bate thể truyền máu hông. Hông thây đổi thì bệnh nhân vào viện chi.

    2. Bệnh nhân có gì mà ghi hội chứng tán huyết mạn tính( nước tiểu sẩm, lách to,gương mặt biến dạng xương

    3. Nếu bệnh nhân tán huyết cấp nước tiểu có tăng sẩm hông

    4. Chẩn đoán tại sao bệnh nhân này e nghĩ đtd típ 1

    5. Theo e đái tháo đường này có dô thalass gây ra hay k. Có do ứ sắt. V nếu như v có gọi là đtđ típ 1 hay k

    6. Mục tiêu Hb, dùng sao khoảng cách truyền ( truyền cách ngày tại sao vì bệnh nhân có thiếu máu mạn sợ quá tải tuần hoàn và bệnh nhân có nguy cơ tăng đông truyền nhiều quá dẫn đến cô đặc máu gây máu đông , truyền sao mấy đơn vị ( 2 đơn vị) , y lệnh truyền máu

    Chị diễm

    1. Chỉ định dùng insulin

    2. Tại sao cas này dùng insulin( tại vì e chẩn đoán bn đtđ típ 1)

    BN: Lê Thị Phượng p409

    Chẩn đoán: Tràn Dịch MP/ Suy Tim Độ 3+ ĐTĐ típ 2 THA độ 2 theo JNC6

    Câu hỏi thầy Thuỷ- chị Lan Chi

    Tiếp cận TDMP trên bệnh nhân ( rút dịch xét nghiệm dịch thấm hay dịch tiết. Phân biệt dịch thấm dịch tiết ntn?) Xử trí TDMP trên bệnh nhân này?

    Các thuốc điều trị suy tim độ 3 theo NYHA?

    Cách dùng lợi tiểu quai và lợi tiểu kháng aldosterol? ( liều và số lần dùng trong ngày? đường dùng? Dùng bao lâu?)

    Chỉ định dùng insullin trên BN ĐTĐ Type 2

    LÊ VĂN CUM 74t C505 (CXK)

    Cđ: Viêm khớp gút cấp thứ phát do bệnh thận mạn + thoái hóa khớp gối P nguyên phát/ ĐtD2 + Bệnh thận mạn gd4+ THA độ 2 nguy cơ cao

    C diễm

    1. Cách khám khớp gối( tư thế, nhìn, sờ, nghiệm pháp)

    2. Khám tràn dịch khớp gối( dồn dịch xuống khớp gối)

    3. Phân biệt viêm khớp do gout vs viêm màng hoạt dịch( kiểu đau, tính chất dịch khớp, lượng dịch)

    4. Cas này acid uric 370 chẩn đoán gút phù hợp chưa

    5. Chẩn đoán gout theo tiêu chẩn nào. Tính điểm cho bn này

    6. Soi dịch khớp cho bệnh nhân điều kiện là gì( tối pha nền đen)

    7. Nếu bệnh nhân có gout gây sỏi thận cho bn e làm gì

    8. Dùng giảm đau gì cho bệnh nhân, tại sao xài colchicin

    A nhân:

    1. Đọc công thức máu

    Huỳnh thị ngọc Xương 75t

    Hội chứng nhiễm độc giáp do basedow biến chứng rung nhĩ, hở van 2 lá, 3 lá + sỏi nq đoạn 1/3 trên/THA + Đtd týp 2

    Thầy Truyền: lý do j nghĩ basedow, bn này có yếu tố huyết khối đọc thang điểm và tính bao nhiêu điểm, cách khám hở van tim 3 lá tâm thu, đọc ecg chẩn đoán rung nhĩ, tại sao dùng propranolol đtri ks tần số thất vs đtri cường giáp

    Thầy Phước: dùng uc beta kèm dtri đtd cần lưu ý j?, xài thiamazole 20mg là liều tấn công hay duy trì, xài kháng giáp cần lưu ý gì

    Bàn 2 thầy Thuỷ- Bác sĩ Lan Chi

    Mô tả cơn gút cấp điển hình: khởi phát sau bữa ăn thịnh soạn, sưng , nóng, đỏ,…

    Nếu acid uric tăng nhưng ko biểu hiện ở khớp thì có chẩn đoán gút ko?Nguyên nhân tăng acid uric?

    Nguyên tắc điều trị gút cấp? Dự phòng tái?

    Lựa chọn thuốc giảm đau ? Liều khởi đầu?

    Điều trị Corticoid trên bệnh nhân gút có bệnh nền cushing

    Điều trị hạ acid uric máu bằng allopurinol cần lưu ý gì? Nguyên tắc sử dụng ?

    Mô tả hạt trophi trong gút mạn? Hạt trophi thường ở vị trí nào? Vành tai, ngón chân cái,…

    Hạt trophi vỡ thì có khác gì với nhiễm trùng khác?

    Cơn gút cấp / nền mạn thì lựa chọn ưu tiên chọn Meloxicam để giảm đau hơn là Colcihin

    Bàn thầy Như Nghĩa – BS Hữu Tín

    Nguyễn Thị Sinh 79t G5 ICU

    NMCT cấp ST chênh lên – VPCĐ BC SHH cấp mức độ nặng

    – Biện luận chẩn đoán tiêu chuẩn VPCĐ trên BN

    – YTNCNKĐB là gì, con gì, dùng KS gì, liều

    – Đọc KMĐM

    – Liều Enoxaparin…

    Bàn 5 Cô Hiền (trưởng khoa Tim Mạch) – anh Đức Nhân

    Bn: LÊ THỊ ÁI – 77 tuổi

    Chẩn đoán mọi người tham khảo (anh Nhân bảo là yếu tố thúc đẩy là nguyên nhân khác không phải thiếu máu)

    Đợt cấp suy tim mạn yếu tố thúc đẩy thiếu máu mạn mức độ nhẹ/suy tim độ III NYHA giai đoạn C AHA/ACC tăng huyết áp độ II theo VNHA

    Lên đọc tóm tắt bệnh án, chẩn đoán, biện luận, điều trị: nguyên tắc + điều trị cụ thể

    – Trên bệnh nhân em nghĩ suy tim là suy tim T, P hay toàn bộ, tại sao biểu hiện triệu chứng như thế nào

    – Khuyến cáo mới thì điều trị trên bệnh nhân này như thế nào, cập nhật mới có những gì

    – Bệnh nhân hở van 2 lá sau khi ra viện điều trị lâu dài như thế nào, và cần làm gì để bệnh nhân không nhập viện

    – Các nhóm thuốc điều trị suy tim gồm những nhóm nào (tứ trụ trong suy tim)

    – Lợi tiểu trên bệnh nhân sài lợi tiểu nào ? Tại sao dùng lợi tiểu đó ? Có dùng furosemid được hông ?

    – Những Yếu tố thúc đẩy đợt cấp suy tim là gì ?

    Mình thi case này, bàn thầy Phổ – cô Ngọc.

    – pb đau trong gout và thoái hóa khớp

    – cơ chế

    – học cập nhật phác đồ điều trị gout mới nha, thầy xoáy nhiều vào đây. Học theo sách là bị sai

    – cô Ngọc hỏi để cho điểm thêm như giải thích CLS, thức ăn giàu purin là gì.

    Bàn cô Diệu- a Nhân

    Lưu Vĩnh Bình 68t phòng 502

    Chẩn đoán VP hít biến chứng suy hô hấp cấp mức độ trung bình/ rối loạn ý thức sau phẫu thuật tụ máu dmc bên (T) ( GCS 9đ)

    Kĩ năng đọc X quang

    Tại sao chuẩn đoán vp hít? Shh mức độ tb ?

    Đề nghị cls gì ? Đọc kq cls

    Cách Tiếp cận bn suy hh trên ls?

    Tác nhân vp hít?

    Có cần phối hợp ks trên ca này k ? Liều dùng và Thời gian ceftriaxon bắt đầu có tác dụng ( do t xài ceftriaxon nên a hỏi)

    Bàn thầy Phổ với cô Ngọc

    * XHTH trên mức độ nhẹ nghĩ do VTMTQ/ xơ gan mất bù, ĐTĐ2

    – phân biết XHTH trên với XHTH dưới

    – giải phẫu hệ tiêu hoá

    – góc treitz viết sao 🥹

    – sử dụng sandostatin theo dõi gì, liều, cơ chế

    – sử dụng propanolol để làm gì, cơ chế, theo dõi gì,

    – bảng phân độ childpugh tiêu chí gì, child A là mất bù hay còn bù, bệnh nhân lâm sàng xơ gan mất bù mà đánh child A có hợp lý không

    Còn mấy câu nữa mà t lúc đó t mất não rồi ko nhớ 🥹

    @Diễm Thúy bàn thầy truyền/thầy phước . Thầy hỏi sao chẩn đoán sốc sofa qsofa , sao phân biệt suy thượng thận cấp ,1 h đầu sốc cần làm gì , tại sao xài hydrocor, ks đường huyết sao, đtri toan chuyên hóa , tổn thương thận cấp

    Bàn thầy Thủy và chị Chi

    Cđsb: cơn tăng HA khẩn cấp/ tăng HA độ 2 theo JNC7

    Câu hỏi: tại sao bác sĩ phải đi đo HA ( xem lại thầy dạy trên meet thầy có nói mà tui ko có nhớ)

    Kể tên biến chứng tăng HA và các cận lâm sàng để phát hiện, các nguyên nhân gây Tăng HA thứ phát

    Cách khám ĐM thận trái và phải( do Thận Phải thấp hơn thận Trái) phân biệt âm thổi ĐM thận và âm thổi ĐM chủ bụng( âm thổi ĐM thận lan ra sau lưng, âm thổi ĐM chủ bụng lan xuống dưới)

    Kể tên các nguyên nhân gây phù phổi cấp huyết động( suy tim T, NMCT, hẹp van 2 lá)

    Chị Chi: phân biệt tăng HA khẩn cấp với cấp cứu, cách khám BN tăng HA cấp cứu có biến chứng trên các cơ quan( tim, thận, não, mm, mắt)

    Thoát vị đĩa đệm L4-5 biến chứng chèn ép rễ TK + THCSTL L3-5 /THA độ 1 VNHA 2022:

    Thầy Phổ:

    – Khám gì để chẩn đoán hội chứng chèn ép thần kinh cstl?

    – Chẩn đoán xđ thoát vị đĩa đệm, ngoài MRI còn XN nào cđ?

    – Chụp XQ thẳng/nghiêng có gì khác nhau?

    – Khi nào điều trị nội, khi nào điều trị ngoại bệnh chèn ép TK cstl?

    Cô Ngọc:

    – Yếu tố nào dẫn đến tình trạng thoát vị nặng thêm?

    – Tại sao sd vilanta? Liều? Cơ chế?

    Thầy Phổ, cô Ngọc

    Phùng Võ Phong 32T p609

    Cđ: VTC mức độ nhẹ do tăng triglycerid (thầy sửa lại: do rươu)

    1.     Pb VTC và loét ddtt

    2.     Cls có gtri CĐ VTC

    3.     Các ytnc tiên lượng VTC( ls, cls, các thang điểm)

    4.     Tiêu chuẩn CĐ VTC

    5.     Các nn gây VTC

    6.     Các nn gây tăng amylase

    Nhiễm toan ceton do đái tháo đường típ 1 yếu tố thúc đẩy ngưng insulin

    Thầy truyền:

    Tiêu chuẩn chẩn đoán toan ceton trên case này

    Bệnh nhân vào viện vì đường huyết 42mmol mà trên bệnh nhân đtđ típ 1 thì phải loại trừ gì khi toan ceton dh chỉ từ 200-300

    Khi bệnh nhân ra viện thì cần dặn dò bệnh nhân gì

    Thầy phước :

    Toane cetoan điều trị những gì ? Bù dịch , rl điện giả, bicar , insulin bù dịch thì dịch gì ? Liều bao nhiêu

    Case này có chỉ định bù bicar không

    Kali máu case thì có bù không

    K máu trên bệnh nhân này nghĩ gì có cần điều trị không theo dõi như thế nào

    Truyền insulin khi kali thấp thì truyền trước hay bù kali trước

    Huỳnh Thị Thêu 75t. Mai bn xv rồi.

    Bàn Anh Nhân và cô Trân

    Cô Trân: tại sao chẩn đoán bệnh nhân viêm phổi nhờ những bằng chứng nào? Bệnh nhân nhập viện bao lâu đánh giá lại? Có xài ks cho tất cả bn viêm phổi k? Làm cls gì để đánh giá bn trước khi xv? Bn khạc đàm k đc thì làm cls gì để làm ksd? Cách tiếp cận 1 ca viêm phổi khi nhập viện? Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm MRSA k? Ytnc gì trên bn e có nhiễm P.aeruginosa? Ks nào đánh đc nó? Cách hạ liều ks trên bn này? Bn e hạ đc chưa? Đọc xquang bằng chứng nào VP… hết nhớ

    Anh Nhân: bn thiếu máu thiếu fe cho những cls gì? Nguyên nhân gây thiếu máu trên bn này? Tác nhân nào gây thiếu máu trên bn mà có thể có? Bệnh nhân bệnh thận đưa ra những cls gì chứng minh là thiếu máu do thận hay do thiếu fe? …hết nhớ r

    @Lâm Chí Hùng thầy Phổ chị Ngọc: cách khám bụng, nêu phân độ xuất huyết(đọc hết cái bảng), cls quan trọng nhất để cđ là gì, siêu âm có giá trị chẩn đoán hay k( là không), tại sao hb=4.9 mà em cđ mức độ tb(do ca này đã xhth 2 tuần r nên thiếu máu mạn nên lần này vào viện vì mất máu cấp vẫn cđ theo lần này là mức độ tb), fibroscan F4 là gì, cđ xơ gan đc chưa, FIIc FIII là gì,esomeprazol dùng ntn, liều nhiêu, cách uống

    Bàn Thầy Đức Nhân – Chị Diệu

    Khoa Hô hấp

    BN: Trần Văn Trâm 83T P503

    Chẩn đoán: VPBV mức độ nặng CURB65 có yếu tố nhiễm khuẩn đặc biệt biến chứng suy hô hấp cấp mức độ nặng + biến chứng tràn dịch màng phổi trung bình + Thiếu máu mức độ trung bình/ Tăng huyết áp độ 2 theo (VNHA 2022) + Suy thận mạn giai đoạn 4

    1. Kỹ năng: quy trình đặt sonde dạ dày

    2. Thuốc điều trị huyết áp tốt cho thận theo thứ tự

    3. BN suy thận gd 4 thiếu máu mức độ trung bình có phù hợp không

    4. BN tiêu phân đen thì làm gì để biết xuất huyết tiêu hóa trên ( khám hậu môn, đặt sonde dạ dày)

    5. BN suy thận + lơ mơ + XHTH có nghĩ đến hội chứng ure máu cao không? Biểu hiện hội chứng ure máu cao?

    Bạch Kim Thuỷ 65 tuổi CXK giường 4

    ….BN NÀY LÀ BỆNH CỦA THẦY KHÁM LUÔN. Khám kĩ

    THCSTL nguyên phát giai đoạn 4 theo Kellgren & Lawrence + TVDD L3/4 biến chứng chèn ép rễ tk+ Loãng xương (do có gãy xương+ sd corti kéo dài)+hạ Kali máu mức độ nhẹ/THA+viem gan sieu vi B+hc cushing do thuốc

    Điều trị: giảm đau ultracet+eprison+gabapentin+amlo+atenol(do có nhịp nhanh nhĩ đa ổ+NTTT)

    Mời ngoại khoa do sau 4 ngày nhập viện bn ko giảm đau như trên

    Thầy Phổ:

    – khám schober, cách truyền acid zoledronic, các thuốc trong điều trị loãng xương, điều trị hạ kali máu theo từng mức độ, hinhf ảnh thoát vị trên xquang,

    – bacs Ngọc: thời gian để chản đoán viêm gan B mạn là bao lâu? Các xn theo dõi viêm gan B? x-quang như thế nào thì nghĩ là thoái hoá (ca này ko xq, chỉ có mri)?

    Còn nữa mà ko load hết ời.

    Bàn thầy Hoài Nhân c Hồng Trân

    LƯƠNG HOÀNG CỦA 21t

    LDVV: sưng đau đùi, gối P

    Chẩn đoán: Xuất huyết trong cơ mặt trước đùi P nghĩ do Hemophilla A + Hạ Kali mức độ nhẹ (t không tìm được nguyên nhân nên không ghi)

    C Trân: Nguyên nhân sưng đau đùi P có thể gặp trên bệnh nhân? Bạch cầu tăng nghĩ do gì? Nguyên nhân nhiễm trùng thường gặp? Nguyên nhân hạ Kali máu? Tại sao chưa cho bệnh nhân xuất viện? Dự phòng nhiễm trùng trên bệnh nhân này bằng phương pháp gì?

    A Nhân: Tại sao nghĩ Hemophillia trên bệnh nhân này (lâm sàng, cận lâm sàng), đặc điểm xuất huyết do yếu tố đông máu (tự nhiên/va chạm, vị trí, hình dạng xuất huyết, băng ép cầm máu) ? Nguyên nhân không đáp ứng truyền yếu tố VIII? (Bệnh nhân thiếu máu trung bình Hb 7.8 không tương xứng với ổ xuất huyết) Nguyên nhân thiếu máu ca này? …. (A hỏi nhiều lắm, mấy ý nhỏ nhỏ t không nhớ)

    Thi thầy Thủy + chị Chi

    LẠI VĂN NĂM 75y nữ p409

    V/v: Đau ngực

    Chẩn đoán: NMCT cấp ST chênh lên giờ… Killip I chưa b/c + hạ Kali máu nhẹ + Giảm Albumin máu nhẹ /Tăng HA.

    Thầy Thủy hỏi:

    – Đọc ecg bệnh này (D3 chênh lên, V3 bất thường)

    – điều trị nmct thành dưới chú ý thận trọng tới thuốc j.

    – ST chênh lên còn gặp ở những bệnh nào ngoài NMCT.

    – Điều trị nmct cấp gồm những thuốc gì.

    – Liều Heparin ngày đầu và duy trì như thế nào?

    Chị Chi hỏi:

    – tiêu chuẩn chẩn đoán nmct.

    – biến chứng nmct

    – hết nhớ nổi

    @Diễm Thúy @Trần Bảo Ngọc Tui thi bệnh này nè.

    1. đọc khí máu

    2. Tiêu chuẩn chẩn đoán sốc NT

    3. Imipenem liều, sd sao?

    4. Đọc Quang

    5. Đánh giá bù dịch trên bệnh nhân sao là đủ? ( CVp, HA,…)

    6. Dinh dưỡng tích cực là sao? Này t ghi nên bị hỏi. Các chế phẩm trên ls e biết? Kể tên?

    7. Xử trí lúc vô viện viêm mô tb vậy em làm gì?

    8. Tại sao sd insulin? Chỉ định sd insulin?

    9. Ran nổ? Ran ẩm? Cơ chế?

    Bàn thầy thủy+ chị Chi

    Mai Văn khuynh 75t

    Xuất huyết tiêu hóa dưới mđ nhẹ nghĩ do loét đại tràng + hạ natri máu mđ nhẹ + hạ kali máu mđ nhẹ+ ngoại tâm thu nhĩ/THA độ 2 + tăng sinh tiền liệt tuyến

    Đọc điên tâm đồ

    Rối loạn nhịp do hạ kali

    Hạ kali chết nhanh k

    Lý do nhập việnh hạ kali

    Thuốc điều trị đặc hiệu, dùng sao, thời gian, tên thuốc

    Biến chứng bệnh

    Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa duới

    Cđ phân biệt viêm đại tràng xuất huyết với gì

    Mđ viêm loét đại tràng

    Có thuốc khác ngoài 5asa k, chỉ định khi nào

    Phác đồ mới trong hội nghị khoa học GÚT đợt r a Long báo cáo. Mn xem liều colchicin nha !

    Bàn Thầy Thuỷ + chị Chi

    Chẩn đoán: Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh nghĩ do hở van 2 lá + TD lao phổi / Viêm gan siêu vi B mạn.

    1/ Tiêu chẩn rung nhĩ trên ECG

    2/ Có trường hợp nào rung nhĩ mà RR bằng nhau k( xem các thể của rung nhĩ có một loại có RR bằng nhau, hoặc do dùng quá liều thuốc)

    3/ Các nguyên nhân thường gặp gây rung nhĩ. (Hẹp nhiều hơn hở van 2 lá)

    4/ Khi nào dùng kháng đông Vitamin K, khi nào Noac (noac mắc hơn, nhưng kg cần chỉnh liều INR)

    5/ Trước dùng kháng đông làm gì?

    6/ Theo dõi viêm gan B sao? Khi nào điều trị viêm gan B, sợ biến chứng gì khi viêm gan siêu vi (xơ gan, ung thư gan)

    7/ xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan (AFB)

    Bàn thầy Phổ+anh Nhân

    Chẩn đoán: Thiếu máu mức độ trung bình thiếu sắt nghĩ do XHTH trên do viêm loét dạ dày/ Tăng huyết độ 2 yếu tố nguy cơ tim mạch trung bình theo VNHA 2022+ Hạ Kali máu mức độ nhẹ+ GERD

    1. Các nguyên nhân có thể gây thiếu Fe trên bệnh nhân này

    2. Bù Fe sao, nếu Ferritin đạt thì ngưng luôn được không

    3. Chẩn đoán Thalassemie

    Thầy Phổ

    1. THA độ 2 nên phối hợp thuốc

    2. Ghi tên thuốc, hàm lượng, biệt dược

    Lo cười vô tri nên hông nhớ hết câu 🥲

    ICU G28: NMCT Cấp (có tái thông rồi) + Suy tim + ĐTĐ + THA. Cận lâm sàng không đủ. Nhớ xin a thêm

    Tui chẩn đoán khác điều trị khác cái chẩn đoán bv-> Thầy hỏi: CĐ CCĐ Nitrate; Tiêu chuẩn ECG NMCT(Khác sách nha sách là thầy hk chịu tại vì nó dành cho chuyên gia), Các bệnh lý gây đau ngực cấp + khó thở; CĐ sử dụng Insulin /ĐTĐ typ 2

    Thủy Phước

    14/6 ( huyết học C603): Beta thalassemia thể phụ thuộc truyền máu biến chứng ứ sắt + ĐTĐ khác. Tiếp cận BN thiếu máu HC nhỏ nhược sắc, cường lách là gì, lựa chọn các loại thuốc thải sắt, điều trị ĐTĐ trên BN này?

    Tim mạch: cơn dtn k ổn định/THA độ 1 VNHA 2022 A Nhân: Enoxaparin cơ chế, tại sao có thể dùng chung với chống kết tập tiểu cầu. Apirin nhóm nào Cô Diệu Hiền: trường hợp nào hcvc k có cơn đau thắt ngực? Tiêu chuẩn chẩn đoán hcvc, ngoài ls và cls thì còn gì để phân biệt với cơn dtn k ổn định

    Nội tiết: ĐTĐ/THA/Cường giáp/Rung nhĩ/ sỏi niệu quản T đoạn 1/3 trên Thầy truyền: GHI CHẨN ĐOÁN ĐẦY ĐỦ. làm gì để tìm ngnhan cường giáp. Đánh giá nguy cơ huyết khối vì rung nhĩ cho bệnh nhân này. Cô Thuý: sỏi thận này điều trin ntn? kế hoạch tái khám sau ra viện. Có những bệnh mạn tính k lây nào cần phải kiểm soát, mục đích kiểm soát những bệnh này?

    14/6: (Huyết học C601) – Hemophilia A. Cd: Xuất huyết khớp gối (P)/Hemophilia A mức độ nặng

    (1) Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào đâu

    (2) Tiếp cận BN có HC xuất huyết và aPTT kéo dài e nghĩ bênnh lý gì. Hướng điều trị và y lệnh cụ thể.

    (3) Viêm mô tế bào tiếp cận từ Ls đến CLS.

    —> Bàn a Nhân-cô Hiền

    tui thi case Trần Văn Thống 58 tuổi. Lý do vv nôn ra máu. Chẩn đoán xhth trên mức độ nhẹ nghĩ do viêm loét dạ dày tá tràng/ viêm gan siêu vi B

    Thầy Nhân:

    cách khám gan to

    có pb vs do vỡ giãn tm thực quản ko ( không do ko có hc tăng áp cửa )

    điều trị F2c-F3, có dùng đường truyền ko hay đường uống, thuốc gì, liều

    ca này xơ gan ko, để chẩn đoán xơ gan làm sao chẩn đoán( đo độ phản hồi gan) phân độ ?

    phân độ blatchford, rockal, forret ?

    nguyên tắc dtri xhth ban đầu ( bồi hoàn thể tích) mục tiêu nâng huyết áp lên bao nhiu ( nhỏ hơn Ha bình thường 10-20mmHg )

    lâm sàng xhth mức độ nặng là gì ? ( kể ra DHST, tri giác, …)

    Chị Diễm:

    các nguyên nhân làm PT% giảm

    test vitamin K ? liều? phương pháp

    Dic là gì?

    TTrương Văn Mai. 60t- phòng 607 Chẩn đoán : xơ gan. Hỏi phân độ child-Pugh Khi nào điều trị viêm gan B Tiêu chuẩn viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát Tiêu chuẩn hội chứng gan- thận

    Bàn 6 cô thùy sst 1

    TRẦN THỊ THANH 68t nội trợ

    Lí do vào viện :đau ngực + ngưng thở ( bóp bóng chuyển viên)

    Chẩn đoán tham khảo

    Cơn đau thắt ngực ko ổn định shh cấp mức độ nguy kịch viêm phổi bv biến chứng tdmp THA đô 2 nyha nguy cơ tim mạch cao + dtđ t2

    Đọc x quang

    Tại sao nghĩ vp bv

    Tác nhân vpbv kể ra + ks e dùng là + phổ tác dụng + time tác dụng

    Bệnh hôn mê sao dùng đường uống?

    Tiêu chuẩn cđ là?

    Kể tên các bệnh có đau ngực đe dọa tính mạng ( thuyên tắc phổi, nmct cấp, tràn khí màng phổi, thủng dd thực quản….)

    Chống đông có mấy loại

    Heparin mấy loại

    LÊ THÀNH TRUNG 60t ICU G21 Bàn 6: cô Thuỳ Vv vì khó thở. Cđht: viêm phổi cộng đồng mức độ nặng theo CRB65 biến chứng suy hô hấp nặng (lúc NV qSOFA 2đ, HATT 90 nên TD sốc NT, hiện tại SOFA <2 vs HA bth ko rõ BN có đc sd vận mạch ko nên tui bỏ cđ sốc NT) Sốc NT là gì, Tsao em cđ VPBV/

    Hô hấp: Huỳnh Thị Thêu (1948) – A523

    Chẩn đoán: VPCĐ mức độ TB theo CURB-65 có yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn đặc biệt/Tăng huyết áp độ 2 nguy cơ cao theo VNHA 2022 + Đái tháo đường type 2 + Theo dõi biến chứng Suy thận mạn… + TD Thiếu máu thiếu sắt + Hạ Kali máu

    Cô Thúy:

    Kỹ năng: Đọc X quang

    Câu hỏi:

    – Tại sao chẩn đoán VPCĐ, mức độ này?

    – Trên bệnh nhân này có yếu tố nhiễm khuẩn đặc biệt nào, nghĩ tới con gì?

    – Hỏi điều trị và giải thích tại sao? Có cần kháng sinh phối hợp không?

    Thầy Truyền:

    Kỹ năng: cách tiêm Novomix (thầy đưa cây viết cho tưởng tượng)

    Câu hỏi:

    – Sau khi đã chẩn đoán đầy đủ và bệnh nhân sắp ra viện, em muốn làm gì thêm cho bệnh nhân (tầm soát Loãng xương do nữ 75t)

    – Sao mà biết được suy thận có phải là biến chứng của ĐTĐ hay không? (Siêu âm thận, đạm niệu vi lượng?

    – Hiện tại có cho đạm niệu vi lượng được không? (Hông, đang nhiễm trùng)

    Nguyễn Thị Tấn 78 tuổi, chẩn đoán: THA + TMCBCT/ĐTD

    Thầy Phong: Cách bệnh nhân THA, phác đồ điều trị THA, tiêu chuẩn chẩn đoán THA, có mấy nhóm thuốc điều trị THA, kể tên, tại sao chẩn đoán THA nguyên phát, kể tên các ngX gây THA thứ phát, cách tầm soát biến chứng của THA, tại sao THA khám 4 chi, làm sao nhìn vô là biết bn THA nguyên phát hay thứ phát, bệnh nhân này vào viện HA 190/80 có phối hợp thuốc ko, khi nào phối hợp. Sao dùng statin trên bn nhân này, dựa vào đâu.

    Cô Thùy: tại sao em sd thuốc này để hạ áp, có ưu điểm gì, tại sao kiểm soát đường huyết bằng Gliglazid, thuộc nhóm nào, cơ chế, sao cho nội soi dạ dày lại, mới soi có 10 ngày lỡ bn vô NMCT r sao, cái này là tại t cho nên bị hỏi ( 10 ngày trc có nội soi kq: loét dạ dày FIII), sao chẩn đoán pb với TMCBCT

    Bệnh nhân Lê Ngọc Điệp 81 tuổi, chẩn đoán : Đợt cấp suy tim mạn độ 3 (nyha) giai đoạn C (aha/acc) nghĩ yếu tố khởi phát do NMCT cũ + THA biến chứng tràn dịch màng phổi 2 bên

    Thầy Thuỷ : bệnh nhân NMCT cũ thì 6 tháng sau sẽ có thể gặp hình dạng gì trên ECG (nmct tái phát, phình vách thất,bth,…). Tứ trụ trong đtri suy tim mạn? Cách xài spirinolacton hiệu quả trên bệnh nhân? Mới vô xài nhiêu duy trì mấy ngày sau bao nhiêu là tốt? Furosemide xài trên lâm sàng sao? (2 ống sáng chiều giúp bệnh nhân hết triệu chứng ra viện sớm)

    Trưởng khoa ICU : xài Dapagliflozin ở trên bệnh nhân này sợ cái gì (hạ đường huyết do đường chỉ còn 82, hạ natri do natri ngay ngưỡng 120, chức năng thận ngưỡng gfr =60 vừa đủ xài -> kết luận xài phải hết sức cẩn thận cho bệnh nhân)

    14/6: (Huyết học C601) – Hemophilia A. Cd: Xuất huyết khớp gối (P)/Hemophilia A mức độ nặng

    (1) Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào đâu

    (2) Tiếp cận BN có HC xuất huyết và aPTT kéo dài e nghĩ bênnh lý gì. Hướng điều trị và y lệnh cụ thể.

    (3) Viêm mô tế bào tiếp cận từ Ls đến CLS.

    —> Bàn a Nhân-cô Hiền

    Nội tiết:Trần Thị Thu Hương, p412

    Cđ: NT bàn chân P mức độ trung bình có ytnc nk MRSA + Hc Cushing do thuốc/ ĐTĐ type 2 chưa ghi nhận biến chứng thần kinh + có biến chứng xơ vữa hệ mạch máu chi dưới, thiếu máu mạn mđ trung bình

    **Thầy Truyền:

    1) cđ phân biệt Đtđ type 2 này v gì? Đtđ thứ phát do hc cushing do thuốc

    2) tại sao thiếu đường huyết vào viện? (Phiếu cls hk có) phải có. Dùng HbA1C ở bn thiếu máu dễ sai số

    3) khám biến chứng thần kinh:

    Cơ năng: tê kiểu mang găng mang vớ. Thực thể: cg nhiệt, đau(phết bông gòn lên), tư thế khớp

    4) Hc cushing có nhiễm trùng vào viện lưu ý gì? Suy thượng thận cấp nếu có buồn nôn, nôn, chán ăn

    Cơ chế stt cấp do thuốc: glucorticoid ngoại sinh -> tuyến yên giảm acth -> vỏ thượng thận teo -> giảm tiết cortisol

    5) yếu tố quan trọng để lành vết loét?

    Ks đường huyết, Gbk<180, mức đó bạch cầu cầu không bị ức chế, kháng sinh sẽ hiệu quả

    **Cô Thúy (trưởng khoa Hô hấp)

    1)Khám và xử trí loét bàn chân đtđ

    2) Tại sao kết hợp piperacillin + clindamycin

    3) Có bao nhiêu lựa chọn kết hợp

    4) Đảm bảo dinh dưỡng sao? Chỉ số xb gì thể hiện?

    Albumin, protid máu

    5) mức albumin, protid bao nhiêu sẽ tốt cho nhiễm trùng? (K biết)

    Tiêu hóa: Võ Kim Em 60 tuổi CĐ: xuất huyết tiêu hoá Cách khám cổ chướng Nguyên nhân gây xơ gan Dự phòng xhth Điều trị đầu tiên ntn trên cả này Điều trị đtd/xơ gan

    Bàn thầy N.Nghĩa – bác Phương

    Viêm tụy cấp mức độ nhẹ theo Atlanta 2013 hiện tại ngày 6 chưa ghi nhận biến chứng

    Câu hỏi:

    Tại sao chẩn đoán viêm tụy cấp

    Cách phân mức độ theo Atlanta

    Mức triglycerid bao nhiêu chẩn đoán viêm tụy

    Tiêu chuẩn xuất viện ở BN

    Khi nào cho BN ăn lại, khi BN hết đau mà amylase tăng thì có được ăn lại k?

    Các cách làm giảm đau trong viêm tụy

    (T chẩn đoán phân biệt với nhồi máu cơ tim thành hoành, thủng tạng rỗng)

    Em chẩn đoán phân biệt dị rồi BN dô em làm gì?

    ECG em đo sau, đọc như thế nào?

    HÀ THỊ LAN 84t

    Ldvv: đau bụng (hồ sơ ghi)

    Bn 20 ngày bị đau bụng quặn thượng vị+ hạ sườn P. Nv đồng tháp 2 ngày ho đàm, ăn kém, còn đau bụng 6llừ đừ khó thở, thở co kéo -=> nvdktw

    Cđ Vp bệnh viện + sỏi ống mật chủ bc shock NT

    Thầy Phong: sỏi đường mật khảo sát thêm cái gì. Để k giải quyết gì hết thì có hết shock Nt k? Shock NT e đề nghị thêm j,? S k đo HA ĐMXL ca này

    Siêu âm dãn ĐM thông số ra s. Đặt catheter ở đâu đo cvp

    Cô Thùy: hỏi điều trị, tại sao chọn cipro, liều s? Đọc XQ hoặc KMDM. XQ phải đọc đầy đủ thông tin. Tại s shock NT mà HA bt (tại tui cđ ahock) shock NT với cái lừ đừ này là do vp suy hô hấp ha shock NT gây ra. Ngưng vận mạch được chưa, tại s được tại s k.

    Cơn đau thắt ngực ko ổn định ccs4. Thầy Phong: bắt đọc ECG, phân độ ccs là gì, của nước nào? Thuốc tứ trụ trong suy tim? Kháng đông xài thuốc gì? Liều sao? Yếu tố thúc đẩy suy tim? Phân loại suy tim? Cô Thùy:cơ chế isosobide mononitrat trong bệnh hcvc? Cơ chế của statin? Cơ chế của ức chế beta trong suy tim?

    CXK: Dương Văn Em (54T) Vào viện vì sưng đâu khớp gối 2 bên.

    Cđ: VK gút cấp thứ phát do thuốc kháng lao + THK 2 bên + tràn dịch khớp gối + THCSTL + nhiễm trùng tiểu ( ls ko có triệu chứng mà XN có NTT) [ thầy Nhân hỏi s mới uống thuốc kháng lao 2th mà khởi phát cơn gút cấp rồi kì quá z.]

    Cách khám tràn dịch khớp gối

    Sao phân biệt được tràn dịch là do phản ứng viêm của thoái hóa khớp gối, hay tràn dịch phản ứng, hay tràn dịch của lao khớp. Đọc XQ CSTL đưa ra kết luận.

    Nghĩ nguyên nhân NTT trên case này là do gì.

    Sài Allopurinol chú ý cái gì

    Case này cd pb bóc tách dmc nha do có tăng huyết áp

    Bà nào đó 74 tuổi 408 NMCt st ko chênh lênh, cơ chế st chênh,st ko chênh, cơ chế tiêu sợi huyết, ECG là gì, bệnh nhân có can thiệp mạch vành ko tại sao, chỉ định, nguy cơ bệnh nặng case bệnh này là gì, 🙂 cô thùy mục tiêu kiểm soát đg huyết ở nội viện và ngoại viện, cho thuốc uống gì? Tại sao ? Suy tim xài nhóm nào

    Huỳnh Văn Đắng 62 tuổi phòng 505 cxk. LDVV: sưng đau 2 khớp cổ chân

    Chẩn đoán tham khảo nha mb: Đợt cấp viêm khớp gút mạn nguyên phát theo ACR/EULAR 2015 biến chứng vỡ hạt tophy (không có nhiễm trùng do chỗ chảy dịch hạt tophy vỡ khô với k có HC nhiễm trùng)/ THA độ 2 theo VNHA 2022 nguy cơ cao + cushing do thuốc

    Cô Diễm: cách khám hạt tophy, bản chất tính chất tophy; tại mình điều trị có meloxicam với colchicin nên chị hỏi tại sao lại điều trị 2 thuốc này, xài 1 trong 2 được hong? BN này có nguy cơ tim mạch cao nè, xài meloxicam có lợi gì hong? Tại sao k xài Corticoid? Mục tiêu điều trị acid uric? Cách sử dụng Colchicin (mình đọc cái trong sách mà chị kêu biết cách sd nào mới hơn hong). Đọc Xquang, Xquang anh in ra giấy A4 nên hong rõ lắm

    Thầy Nhân hỏi có xài thuốc thải acid uric gì hong? Cách sử dụng? Tại sao lại bắt đầu allopurinol liều thấp, cách tăng liều thế nào (chị Diễm nói để theo dõi tác dụng phụ); khác nhau giữa allopurinol với Febuxostat

    Lê văn ê 72 tuổi p521 Đợt cấp copd mức độ tb nghĩ yếu tố thúc đẩy là nhiễm trùng/ copd nhóm c Ts: copd cđ cách đây #1 năm , 3 đợt cấp trong năm, hút thuốc 25 gói/ năm Khám : khoang ls giãn, rale ngáy, rít

    Nội thận đktw (Thầy Như Nghĩa – Thầy Phương)

    Chẩn đoán ban đầu: suy thận cấp tại thận nghĩ do lupus ban đỏ hệ thống/ tăng huyết áp độ 1 theo jnc6

    Chẩn đoán thầy sửa: Hội chứng thận hư thứ phát nghĩ do lupus ban đỏ hệ thống ( tại ca này có tiểu đạm 3g/l )

    1. Các giai đoạn của suy thận cấp. Ca này đang trong giai đoạn nào. Xài lợi tiểu ca này lâu dài được không

    2. Tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ. Bvđktw có làm được xét nghiệm chẩn đoán ko

    3. Điều trị hội chứng thận hư

    4. Bệnh này là thuộc hội chứng bệnh học nào, thận viêm hay thận hư (thận hư), chẩn đoán lâm sàng các thể bệnh như thế nào

    5. Bệnh nhân đang sử dụng HCQ với medrol 16 điều trị thì cần lưu ý gì trong đợt bệnh này (giảm liều do độ lọc cầu thận giảm hay không) nếu giảm liều thì suy thận này diễn tiến ra sao

    6. Ca này có thiếu máu hồng cầu nhỏ nên thầy nói là phải nhận định thiếu máu này do thiếu sắt kèm theo tình trạng thiếu máu mạn do thận. Chẩn đoán được bệnh này là thận mạn thì có chiến lược điều trị khác với đợt cấp

    Còn nhiều lắm mà hồi nãy chết não nên quên hết r =]]. Nói chung thầy đặt nặng cơ chế bệnh học thận, tổn thương thận về mặt vi cấu trúc là nhiều nên mọi người tập trung học kỹ nghen

    tui thi ca này mà bàn Cô Thuỳ với Bác Diệu

    Bác Diệu cho thi chiều nhưng mà bác bên hô hấp nên cô Thuỳ ưu tiên có hô hấp cho bác hỏi, cô Thuỳ nói với Bác là ko coi khám kĩ năng được thì đặt câu hỏi về kĩ năng (là tui đọc xquang, có bạn đọc khí máu, còn để cô Thuỳ hỏi là cách khám xuất huyết não, khám vận động bệnh nhân hôn mê,..)

    Bác Diệu hỏi cứu mình á, hỏi tiêu chuẩn, sao mức độ vậy, rồi còn nhắc mình nữa

    Câu của cô Thuỳ

    -nguyên nhân hạ kali máu/ ca này, phân độ, điều trị sao

    -thiếu máu nghĩ nguyên nhân gì? Có xử trí gì không

    -điều trị bệnh thận mạn?

    -tiêu chuẩn xuất viện, xuất viện cần dặn dò gì để bệnh nhân hiểu?

    -hạ đường ca này sao lại chọn loại insulin đó, ưu khuyết điểm so với các ca khác, chỉ định xài insulin tạm thời

    -rồi sao hạ áp xài vậy mà ko dùng thuốc khác

    thoái hóa cstl chèn ép rễ tk + lx b/c xẹp lún đốt sống/tha – nhịp nhanh nhĩ đa ổ

    k á bà đau khớp háng tui chẩn đoán thoái hoá khớp háng với loãng xương mà cls k có thoái hoá nên sau cùng là loãng xương nặng Tscore -4,2 /tha biến chứng võng mạc, tmcbct

    đọc kĩ năng khám chi dưới , nhìn xquang đọc tổn thương cột sống, các nguyên nhân gây thoái hoá khớp háng, bệnh nhân này dùng thuốc gì điều trị loãng xương, tại sao, phải xem cái gì ở bệnh nhân để chỉ định có đổi thuốc khác hay không? Bệnh nhân này có bệnh tim thiếu máu cục bộ có sử dụng thuốc nsaid đc k? Cox 1 hay cox 2? Nhớ nhiu đó à

    Cách khám lasegue, valex Còn nghiệm pháp gì để biết chèn ép tủy k Các nguyên nhân thoái hóa, lx, cls cđ Sd giảm đau trên bn Tại s xài glucosamine sulfate, còn thuốc nào khác k Ưu nhược điểm amlodipin

    Thơm 33t, Bthalassemia

    Các nguyên nhân gây thiếu sắt

    Chỉ định cắt lách

    Chẩn đoán đái tháo đường

    Thầy truyền : CĐ : ĐTĐ II biến chứng TMCBCT+ theo dõi tổn thương võng mạc + THA độ 2 nguy cơ cao theo VNHA. phân biệt ĐTĐ type 1 &2 ; tại sao đặt mục tiêu HbA1c < 7 trên BN này ; tại sao sử dụng SGLT2i và metformin trên ca này ; sử dụng thuốc như thế có đủ để hạ hba1c từ 10-> 7 % hay ko . Tiêu chí gì để phân loại BN nguy cơ cao/ rất cao . Mục tiêu LDL trên ca này là bao nhiêu.

    Thầy Truyền: CĐ rung nhĩ đáp ứng thất nhanh nghĩ do cường giáp chưa nghi nhận biến chứng? THA độ 2 theo VNHA 2022. Hỏi tại sao chẩn đoán cường giáp, nhìn cận lâm sàng em còn chẩn đoán thêm gì không, tại sao sử dụng bisoprolol kiểm soát nhịp cho bệnh nhân này, sử dụng kháng đông thì theo dõi sau này ntn, sử dụng thiamazol thì theo dõi sau này ntn, điều trị bao lâu thì ngưng? cường giáp có tái phát không, tỉ lệ tái phát bao nhiêu phần trăm

    V.T.Hoa, 69t, C601

    Cđ: Bạch cầu mạn dòng tủy gđ mạn/ ĐTĐ týp2

    A Nhân:

    +tại sao cđ gđ mạn

    +ngoài gđ mạn còn gđ nào nữa

    + nêu từng đặc trưng nổi bật nhất của mỗi gđ (gđ mạn tăng Neu, gđ tiến triển tăng baso, gđ chuyển cấp blast > 20%)

    + đột biến NST j đặc trưng cho bệnh này, mô tả nó (chuyển đoạn giữa nhánh dài NST số 9 và 22)

    + Bn vô bạch cầu >200k sợ bị gì nhất

    + Điều trị bạch cầu mạn xài thuốc j (hydrine), liều ra sao, khi nào ngưng thuốc,ngoài ra xài gì nữa 😥

    + Bn vào viện Bạch cầu quá cao, xử trí gì (lọc bạch cầu)

    + rồi có khúc tăng kali, acid uric gì nữa t quên r…

    Bác Hiền:

    +Thuốc viên đầu tay điều trị ĐTĐ là gì? (Metformine)

    +Tại s bệnh nhân này lại chọn SGLT2i (này t làm khùng làm điên nên bác mới hỏi)

    + Mô tả đg đi của máu trong vòng tuần hoàn, sợ tắc chỗ nào nhất

    Bàn thi Anh Nhân – Cô Hiền chiều thứ 4 :

    BN : Lương Thị Lệ 58 tuổi phòng C605

    Chẩn đoán : Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch nguyên phát biến chứng xuất huyết tiêu hóa mức độ nặng/ Thiếu máu cục bộ cơ tim, ĐTĐ típ 2, Tăng huyết áp độ 2 , nguy cơ C theo JNC VI

    -Ca này vào viện vì tiêu phân đen, bệnh sử ko có xuất huyết dưới da nhưng diễn tiến bệnh phòng có truyền máu và truyền tiểu cầu, khám có bầm nơi tiêm chích.

    – Đầu tiên Thầy Cô sẽ yêu cầu mình đọc tóm tắt BA, Cđsb, cđpb, đề nghị cls, kết luận của các cls có bất thường => Cđ sau cùng + điều trị

    Câu hỏi :

    1. Những thuốc điều trị em cho trong bệnh án có vai trò gì trong điều trị các bệnh trên, điều trị như vậy đã đủ chưa

    2. BN THA có XHTH thì em sẽ điều trị ntn cụ thể thuốc gì mức HA mục tiêu

    3. Đọc ECG, kết luận

    4. Đánh giá mức độ đau trong thiếu máu cục bộ cơ tim dựa vào tiêu chuẩn gì ( CCS )

    5. Phân biệt thiếu máu cấp và thiếu máu mạn trên lâm sàng và cls

    6. Tiểu cầu hiện tại của BN là 33.000 và BN có XHTH vậy xử trí tiếp theo của em là gì

    7. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim : từ lâm sàng đến cls

    8. Mức tiểu cầu cần đạt ở bn này để làm thủ thuật là bn

    9. Giả sử HA BN là 180 mmHg thì sử dụng thuốc HA ntn, kết hợp thuốc hay chỉ sử dụng đơn độc

    10. Dựa vào dấu hiệu lâm sàng ban đầu là gì để kết luận mất máu cấp mức độ nặng

    Các câu Thầy Cô hỏi các bạn chung bàn :

    1. Giả sử lâm sàng có gợi ý nhưng ở BV của em chỉ có 1 trong 2 cls là NT proBNP hoặc siêu âm tim thì dựa vào 1 trong 2 có kết luận được BN suy tim không, kể những nguyên nhân khác gây tăng pro BNP mà ko phải do suy tim ( lâm sàng gợi ý và cls có 1 trong 2 là chẩn đoán được )

    2. Giả sử BN có KQ XN đường huyết đói là 130 mg/dl và không có triệu chứng lâm sàng, cho kết quả HbA1c bình thường, thì mình sẽ tư vấn BN như thế nào ?

    ( XN ĐH đói lần 2 )

    3. Giữa NMCT cấp có ST chênh lênh (a) và không ST chênh lênh (b) thì tiên lượng hiện tại và tiên lượng xa cái nào nặng hơn

    ( Tiên lượng hiện tại : ( a ) nặng hơn (b)

    Tiên lượng xa : tiên lượng nặng như nhau )

    4. Vai trò của ức chế beta trong điều trị HCVC ( cải thiện tỉ lệ sống còn, giảm đau ngực )

    5. Các cls chẩn đoán suy tim và cls hỗ trợ

    6. BN tăng BC cầu cấp cứu sợ những biến chứng gì có thể gây tử vong cho BN

    7. Sử dụng Hydroxyurea có thể gây ra những biến chứng gì ( HC ly giải u ( ly giải tế bào )=> tăng kali máu gây bc ngưng tim; tăng acid uric gây tổn thương thận cấp )

    NGUYỄN VĂN BỰ 67 tuổi khoa ICU. Viêm phổi cộng đồng mức độ nặng CURB65 3đ biến chứng nhiễm trùng huyết + nhiễm trùng bàn chân trái nghĩ do tụ cầu biến chứng hoại tử chi ngón 4-5. Cô hỏi: biện luận chẩn đoán, kỹ năng đọc khí máu, đọc XQ ngực, nhiễm trùng bàn chân gây viêm phổi được không. Khám động mạch chi dưới khám sao. Tại sao chân nhiễm trùng nghĩ do tụ cầu. Men gan tăng tại sao, tiêu chuẩn chẩn đoán suy hô hấp cấp mức độ nặng? Bn làm nghề đốt lò tiếp xúc khói bụi làm sao chẩn đoán phân biệt bệnh bụi phổi/viêm phổi nhiễm trùng.

    Bàn thầy Thủy thầy Phước,

    BN Nguyễn Thị Ba 98t, LDVV: đau hạ sườn P, chẩn đoán các bạn tham khảo: sỏi túi mật/THA + Cushing (hình như buổi sáng bệnh nhân khai khác bệnh sử nên được chẩn đoán là Cơn đau thắt ngực không ổn định)

    Câu hỏi: vị trí nghe động mạch thận, vị trí khám dấu giật dây chuông, biến chứng tăng huyết áp, đọc điện tim

    Bàn Cô Diệu Hiền – Thầy Hoài Nhân

    BN CHÂU NGỌC HÀ 74t vào viện vì đau ngực

    CĐSB: Đau thắt ngực ổn định CCS3/Suy tim toàn bộ NYHA 3 – gđ C do THA/ ĐTĐ2, THA giai đoạn 3 theo JNC VI nguy cơ C

    CĐPB: Đợt cấp suy tim mạn NYHA 3 – gđ C do THA yếu tố thúc đẩy nhồi máu cơ tim cấp/ ĐTĐ2, THA giai đoạn 3 theo JNC VI nguy cơ C

    CĐXĐ: Đợt cấp suy tim mạn NYHA 3-gđ C do THA yếu tố thúc đẩy nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên/ĐTĐ2, THA giai đoạn 3 theo JNC VI nguy cơ C + TD BTM gđ 3a theo KDIGO 2012

    Câu hỏi:

    1) LDL-c mục tiêu trên bệnh nhân nếu không có LDL-c nền thì lấy cái gì làm mục tiêu? (LDL-c < 70 nguy cơ rất cao)

    2) Ức chế Beta có tác dụng gì trong HCVC?

    3) BN không đau ngực thì khỏi sd Imidu được không? Tác dụng Imidu trong HCVC?

    4) Vai trò Statin trong HCVC? Cơ chế?

    5) HCVC/ HCVM có hoặc không kèm ĐTĐ2 thì cái nào tiên lượng xấu hơn? Tại sao?

    6) Tiên lượng NMCT ST chênh và không chênh, cái nào xấu hơn lúc ban đầu và về lâu dài?

    7) Dùng thang điểm nào tiên lượng NMCT cấp không ST chênh lên? Nêu từng thành phần trong thang điểm đó? (GRACE)

    8) Mục tiêu HbA1c của bệnh nhân nếu cao quá thì dễ dẫn đến gì?

    9) BN suy tim có kèm thiếu máu phải truyền KHC thì cần chú ý gì? Mục tiêu Hb như thế nào so với người bình thường?

    10) Ngoài điều trị bằng thuốc trong HCVC, còn phương pháp nào nữa không? Trên bệnh nhân này thì thời gian vàng PCI cho phép là bao nhiêu?

    Bàn thi Anh Nhân – Cô Hiền chiều thứ 4 :

    BN: NGUYỄN THỊ TẤN, 78t, C405

    chẩn đoán: cơn THA khẩn cấp hiện chưa ghi nhận biến chứng/THA giai đoạn 2 (VNHA 2022) + DTD 2

    – chẩn đoán phù hợp chưa? điều trị tuyến trước là Amlodipin với Metformin có phù hợp với THA có ĐTD chưa? nếu chưa thì theo em đổi lại thành thuốc gì?

    – THA có ĐTD ưu tiên chọn thuốc THA nào? để làm gì

    – trong các thuốc điều trị, thuốc nào có ảnh hưởng đến huyết học, ảnh hưởng như thế nào

     

  • ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM NGOẠI KHOA Y6 YDS MÃ ĐỀ 110

    Chọn một câu phù hợp nhất.

     

    Câu 1. Bệnh nhân nam, 40 tuổi, bị té xe máy, không bất tỉnh, vào viện sau 12 giờ vì đau bụng.

    Khám thấy BN tỉnh, mạch 110 lần/phút, huyết áp 100/80mmHg, thở 24 lần/phút. Niêm hồng. Bụng: có dấu bầm máu 3x3cm ở thượng vị, bụng chướng nhẹ, mềm, ấn đau hạ vị và hố chậu 2 bên. Các vùng khác trên cơ thể bình thường.

    Triệu chứng nặng cần lưu ý ở bệnh nhân là?

    a. Mạch và nhịp thở

    b. Nhịp thở và huyết áp

    c. Đau bụng và chướng bụng

    d. Mạch và huyết áp

    e. Dấu bầm máu và đau bụng

    Câu 2. Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, đau bụng cách nhập viện 3 giờ, đau hạ vị nhiều, liên tục, thỉnh thoảng có thêm cơn đau quặn. Bệnh nhân có buồn nôn nhưng không nôn, đi cầu lần cuối cách 12 giờ.

    Khám: bụng không chướng, có sẹo mổ bắt con dưới rốn dài 10cm, ấn đau chói ở bụng dưới phải gần vết mổ, đề kháng nhẹ. Âm ruột tăng nhẹ.

    Chẩn đoán nào KHÔNG ĐƯỢC BỎ SÓT?

    a. Tắc ruột do thắt

    b. Viêm tụy cấp

    c. Viêm ruột thừa

    d. Thai ngoài tử cung

    e. Thủng dạ dày

    Câu 3. Nói về hội chứng viêm phúc mạc, triệu chứng nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP:

    a. Sốt cao lạnh run

    b. Bụng chướng

    c. Ấn bụng đau và đề kháng

    d. Môi khô lưỡi dơ

    e. Nhu động ruột tăng

    Câu 4. Đặc điểm lâm sàng của thoát vị bẹn là:

    a. Cảm giác đau tức vùng bẹn

    b. Tia nước tiểu yếu, phải rặn nhiều

    c. Khối chắc vùng bẹn, không thay đổi kích thước

    d. Bìu to, căng đều

    e. Khối phồng vùng bẹn có thay đổi kích thước

    Câu 5. Bệnh nhân nam, 77 tuổi, đau bụng 3 ngày, đau quanh rốn quặn từng cơn, bụng chướng dần, không ói, ngày đầu tiên có đi cầu được ít phân.

    Tiền căn có mổ thoát vị bẹn hơn 1 năm trước. Vài tháng gần đây có khó đi cầu xen kẽ tiêu lỏng, phân không có máu.

    Khám: bụng chướng vừa, cân đối, không có điểm đau. Âm ruột tăng, âm sắc cao. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:

    a. Lồng ruột do lao

    b. Tắc ruột do u đại tràng

    c. Táo bón

    d. Tắc ruột do dính

    e. Hội chứng ruột kích thích

    Câu 6. Bệnh nhân nam, 66 tuổi, nhập viện vì vàng da. 3 tháng nay đau thượng vị âm ỉ, sụt 4kg, vàng da tăng dần, không sốt, tiểu vàng sậm.

    Tiền căn : hút thuốc lá nhiều, viêm gan siêu vi B

    Khám: thể trạng trung bình, hạch thượng đòn trái (-). Mắt vàng sậm. Bụng mềm, Túi mật căng to, ấn không đau.

    CLS: Bilirubin TP 24mg/dl, Bilirubin TT 18mg/dl. Siêu âm: túi mật to, dãn đường mật trong và ngoài gan, không thấy sỏi, không thấy u.

    Cần làm tiếp cận lâm sàng gì để chẩn đoán ?

    a. Siêu âm qua nội soi dạ dày – tá tràng

    b. CA 19-9

    c. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang

    d. Nội soi mật-tụy ngược dòng

    e. Chụp hình đường mật và dẫn lưu đường mật qua da

    Câu 7. Hai triệu chứng cơ năng chính của bệnh trĩ đưa bệnh nhân đến khám là

    a. Chảy máu và đau

    b. Đau và sa

    c. Chảy dịch nhầy và máu

    d. Chảy máu và ngứa

    e. Chảy máu và sa

    Câu 8. Định luật Goodsall: nếu lỗ rò ngoài nằm ở vị trí 5 giờ, cách bờ hậu môn 3cm, thì lỗ rò trong nằm ở vị trí nào?

    a. 4 giờ

    b. 12 giờ

    c. 6 giờ

    d. 3 giờ

    e. 5 giờ

    Câu 9. Ở bệnh nhân tắc ruột, dấu hiệu nào trên XQ bụng đứng không sửa soạn chứng tỏ ứ đọng dịch trong lòng ruột nhiều?

    a. Dịch giữa các quai ruột

    b. Dạ dày dãn to

    c. Quai ruột dãn to

    d. Mực nước hơi rõ

    e. Chuỗi tràng hạt

    Câu 10. Biến chứng thường gặp nhất của ung thư trực tràng là:

    a. Chảy máu

    b. Thủng u

    c. Tắc ruột

    d. Rò trực tràng – âm đạo

    e. Nhiễm trùng khối u

    Câu 11. Trong khám hậu môn trực tràng, bóng trực tràng nằm ở cách rìa hậu môn khoảng:

    a. 2-3 cm

    b. 4-6 cm

    c. 5-10cm

    d. 10-15cm

    e. Trên 15cm

    Câu 12. Một bệnh nhân nữ, 40 tuổi, nhập viện sau tai nạn giao thông khoảng 5 giờ.

    Bệnh nhân bị va đập phần bụng xuống đường. Sau tai nạn BN tỉnh, nhưng bứt rứt, mạch 120 lần/ phút, HA 90/70 mmHg, thở 30 lần/ phút, da niêm nhợt, tứ chi ẩm lạnh.

    Khám thấy có vết bầm máu vùng bờ sườn trái. Bụng chướng, ấn đau khắp bụng.

    Siêu âm có dịch ổ bụng lượng trung bình. Hct 26%.

    Phân độ chảy máu trên bệnh nhân này?

    a. Độ I

    b. Độ II

    c. Độ III

    d. Độ IV

    e. Độ V

    Câu 13. Giá trị của CEA trong ung thư tiêu hóa là :

    a. Chẩn đoán xác định

    b. Chẩn đoán mức độ phát tán của khối u

    c. Chẩn đoán tái phát sau mổ

    d. Tiên lượng khả năng điều trị triệt để

    e. Không có giá trị

    Câu 14. Nói về thoát vị bịt, câu nào sau đây là SAI:

    a. Thường gặp ở phụ nữ già, ốm.

    b. Dấu hiệu Howship Romberg: đau ở mặt sau đùi

    c. Thường gặp thoát vị kiểu Richter

    d. Thường gây hội chứng bán tắc ruột

    e. Siêu âm thường ít có giá trị

    Câu 15. Yếu tố nào sau đây KHÔNG PHẢI yếu tố nguy cơ của tắc ruột do bã thức ăn:

    a. Dính ruột

    b. Cắt dạ dày

    c. Nối vị tràng

    d. Sức nhai kém

    e. Ăn nhiều thịt

    Câu 16. Bệnh nhân, nam, 60 tuổi, đến khám vì gần đây bị mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, ăn uống không tiêu.

    Khám lâm sàng chỉ phát hiện được niêm mạc mắt hơi nhạt màu, bụng mềm, không có khối u.

    Chỉ định nào sau đây là phù hợp?

    a. Điều trị triệu chứng

    b. Chụp đối quang kép dạ dày

    c. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang

    d. Nội soi dạ dày

    e. Siêu âm ổ bụng

    Câu 17. Nói về xoắn đại tràng chậu hông, hãy CHỌN CÂU SAI:

    a. Thường gặp ở người trẻ

    b. Là loại tắc ruột quai kín

    c. Bụng chướng lệch, không đều

    d. Quai ruột dãn hình chữ U ngược trên X-quang

    e. Chụp đại tràng với barit thấy có hình mỏ chim

    Câu 18. Nói vế cơn đau quặn mật do sỏi túi mật, hãy CHỌN CÂU SAI:

    a. Xuất hiện sau bữa ăn nhiều mỡ

    b. Vị trí đau ở hạ sườn phải hay thượng vị

    c. Lan ra sau lưng hay vai phải

    d. Đau quặn từng cơn như tắc ruột non

    e. Không sốt

    Câu 19. Trong các cận lâm sàng sau đây, cận lâm sàng nào có giá trị nhất trong chẩn đoán sự xâm lấn tại chỗ của ung thư trực tràng thấp?

    a. Chụp đại tràng đối quang kép

    b. Chụp cộng hưởng từ vùng chậu

    c. Siêu âm qua lòng trực tràng

    d. Chụp cắt lớp điện toán bụng chậu

    e. CEA

    Câu 20. Biến chứng xì miệng nối đại tràng hay xảy ra vào thời điểm nào:

    a. 24h sau mổ

    b. 1-2 ngày sau mổ

    c. 3-5 ngày sau mổ

    d. 5- 7 ngày sau mổ

    e. Trên 7 ngày sau mổ

    Câu 21. Bệnh nhân nữ, 62 tuổi, nhập viện vì đau bụng. Bệnh nhân đau thượng vị tái đi tái lại trên 1 năm, siêu âm biết sỏi đường mật trong gan 2 năm, chưa mổ lần nào. Một tuần nay BN đau dưới sườn phải và thượng vị âm ỉ, sốt nhẹ.

    Khám: thể trạng tốt. Mắt không vàng. Bụng mềm, ấn không đau. Bilirubin 0,82mg/dl. Siêu âm: nhiều sỏi túi mật và sỏi đường mật trong và ngoài gan, ống mật chủ 10mm, không thấy sỏi.

    Cận lâm sàng nào tiếp theo là phù hợp?

    a. Siêu âm bụng lần 2

    b. Chụp đường mật xuyên gan qua da

    c. Chụp cộng hưởng từ đường mật

    d. Nội soi mật – tụy ngược dòng

    e. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu

    Câu 22. Bệnh nhân bị xơ gan, viêm gan B mạn tính, viêm gan C mạn tính, có nguy cơ cao bị ung thư tế bào gan, mỗi 6 tháng tầm soát bằng:

    a. Khám lâm sàng

    b. Siêu âm ổ bụng

    c. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang

    d. Thử AFP

    e. Chụp động mạch gan

    Câu 23. Bệnh nhân nam, 23 tuổi, nhập viện vì đau bụng 1 ngày

    Bệnh nhân đau hố chậu phải âm ỉ, tăng dần, tăng khi đi lại, buồn nôn, không nôn, tiêu chảy 3 lần.

    Khám: vẻ mặt lừ đừ, sốt 38 độ C. Bụng mềm, ấn đau ¼ dưới phải mức độ vừa

    Siêu âm: ruột thừa đường kính 10mm, thành ruột thừa 4mm. WBC: 9 K/µL

    Chỉ định nào sau đây là phù hợp?

    a. Theo dõi thêm tình trạng bụng

    b. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu có cản quang

    c. Chụp cộng hưởng từ bụng chậu có cản từ

    d. Mổ cấp cứu cắt ruột thừa

    e. Đợi 6 tiếng sau XN và siêu âm kiểm tra

    Câu 24. Nguyên nhân thường gặp nhất của hội chứng hẹp môn vị là:

    a. Ung thư hang vị

    b. Ung thư thân vị

    c. Loét hành tá tràng

    d. Loét tâm vị

    e. Loét thân dạ dày

    Câu 25. Đặc điểm giai đoạn tăng trương lực trong hội chứng hẹp môn vị là:

    a. Dạ dày dãn lớn

    b. Nôn sớm sau khi ăn

    c. Mất nước, điện giải đáng kể

    d. Tình trạng kiềm chuyển hóa

    e. Suy dinh dưỡng

    Câu 26. Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, bị đâm bằng dao nhỏ dài 10cm vào bụng, đến bệnh viện sau 2 giờ.

    Khám : BN tỉnh, mạch 100 lần/phút, huyết áp 100/60mmHg, thở 20 lần/phút. Niêm hồng. Bụng không chướng; một vết thương sắc gọn, dài 2cm ở vùng dưới sườn phải, hiện không chảy máu, không có dị vật. Ấn đau nhẹ hố chậu phải và hạ vị. Các vùng bụng khác ấn không đau.

    Siêu âm bụng: chưa thấy tổn thương tạng trong bụng.

    Chỉ định nào tiếp theo là phù hợp?

    a. Thám sát vết thương

    b. Mở bụng thám sát

    c. Chụp cắt lớp vi tính

    d. Chọc dò ổ bụng

    e. Chọc rửa ổ bụng

    Câu 27. X-quang bụng ở bệnh nhân chấn thương và vết thương bụng có giá trị chẩn đoán chính xác thương tổn nào?

    a. Vỡ tạng đặc

    b. Vỡ cơ hoành

    c. Vỡ tá tràng sau phúc mạc

    d. Gãy cột sống, xương chậu

    e. Vỡ bàng quang

    Câu 28. Bệnh nhân nữ 75 tuổi, BMI 16, nhập viện vì đau bụng quanh rốn và hạ vị ngày 2.

    Khám có chướng bụng , không sẹo mổ cũ. Dấu Howship-Romberg (+).

    Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:

    a. Liệt ruột do viêm phúc mạc ruột thừa

    b. Tắc ruột non do dính

    c. Tắc ruột do u đại tràng

    d. Thoát vị bịt nghẹt

    e. Lồng hồi- manh tràng

    Câu 29. Theo Tokyo guideline 2013, với 3 nhóm tiêu chuẩn:

    A. Dấu hiệu tại chỗ

    B. Dấu hiệu toàn thân

    C. Hình ảnh học viêm túi mật (Siêu âm, CT, MRI)

    Gợi ý chẩn đoán viêm túi mật khi:

    a. A

    b. A+B

    c. A+B+C

    d. B+C

    e. A+C

    Câu 30. Bệnh nhân nữ 48 tuổi nhập viện vì đau bụng. 2 ngày nay đau bụng liên tục khắp bụng, tăng dần, kèm buồn nôn, nôn, tiêu chảy và lạnh run.

    Tiền căn có GERD, tăng huyết áp và nhiễm viêm gan siêu vi C.

    Khám: BN sốt 38 độ C, huyết động ổn định, có tình trạng vàng da. Khám bụng thấy có sao mạch, bụng căng và có dấu sóng vỗ, ấn đau khắp bụng, đề kháng nhẹ.

    Chẩn đoán nào được nghĩ đến nhiều nhất?

    a. Viêm túi mật cấp

    b. Viêm phúc mạc do viêm ruột thừa

    c. Viêm tụy cấp

    d. Thủng ổ loét dạ dày tá tràng

    e. Viêm phúc mạc nguyên phát

    Câu 31. Nói về điều trị nội khoa tắc ruột, hãy CHỌN CÂU SAI:

    a. Đặt thông mũi – dạ dày

    b. Đặt thông trực tràng

    c. Theo dõi nước tiểu

    d. Bù nước, điện giải đường tĩnh mạch

    e. Dùng kháng sinh đường tiêm

    Câu 32. Đường mổ trên hình bên thuộc phương pháp phẫu thuật nào?

    a. Lichtenstein

    b. Bassini

    c. Shouldice

    d. TEP (Total Extraperitoneal)

    e. TAPP (Transabdominal Preperitoneal)

    Câu 33. Triệu chứng thực thể của xuất huyết nội do chấn thương bụng kín là:

    a. Bụng chướng ngay từ lúc bắt đầu có xuất huyết nội.

    b. Nghe nhu động ruột tăng.

    c. Gõ đục vùng thấp hoặc khắp bụng.

    d. Sờ bụng mềm xẹp, không điểm đau hay cảm ứng phúc mạc.

    e. Thăm trực tràng không phát hiện bất thường.

    Câu 34. Bé trai 2 tuổi được mẹ đưa vào viện vì bà thấy bé quấy khóc nhiều bất thường, bạn khám thấy sinh hiệu bình thường, sờ bụng có vẻ bé đau, la khóc nhiều hơn, khám hậu môn có ít máu hồng.

    Chẩn đoán sơ bộ phù hợp nhất là:

    a. Loét dạ dày-tá tràng

    b. Rách hậu môn

    c. Lồng ruột

    d. Polyp đại trực tràng

    e. Hội chứng Malory-Weiss

    Câu 35. Nguy cơ chảy máu tiêu hóa tái phát cao nhất ở nhóm nguyên nhân nào sau đây?

    a. Viêm dạ dày

    b. Hội chứng Malory-Weiss

    c. Tổn thương Dieulafoy

    d. Ổ loét tá tràng Forrest IIc

    e. Ung thư hang vị

    Câu 36. Bệnh nhân nữ 40 tuổi, bị té cầu thang, đau vùng dưới sườn trái, vào bệnh viện sau 5 giờ.

    Khám: BN tỉnh táo, mạch 90 lần/phút, huyết áp 130/70mmHg, BMI 28. Bụng dày mỡ, có vùng trầy xước da ở mạn sườn trái. Bụng mềm, ấn hạ vị và hố chậu không đau.

    Bạch cầu 9.5K/µL, Hồng cầu 3.9T/L, Hematocrit 38%. Siêu âm: dịch bụng lượng vừa, nghi tổn thương lách. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu: dịch bụng lượng vừa, không thấy tạng bị tổn thương.

    Chỉ định nào tiếp theo là phù hợp?

    a. Chọc dò ổ bụng

    b. Nội soi ổ bụng

    c. Chụp cộng hưởng từ bụng chậu

    d. Mở bụng thám sát

    e. Nhập khoa ngoại theo dõi

    Câu 37. Bệnh nhân nữ, 60 tuổi, nhập viện vì đau bụng quặn cơn 2 ngày, kèm nôn ói, bí trung đại tiện.

    Khám thấy chướng bụng, không có sẹo mổ cũ.

    Chụp X quang bụng thấy có mực nước hơi của ruột già, không thấy mực nước hơi ruột non.

    Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:

    a. Tắc ruột do u đại tràng bên trái – van Bauhin đóng

    b. Tắc ruột do u đại tràng bên phải – van Bauhin mở

    c. Tắc ruột do u ruột non – kiểu quai kín

    d. Tắc ruột do lồng hồi –manh tràng

    e. Tắc ruột do xoắn đại tràng sigma

    Câu 38. Triệu chứng thực thể có giá trị nhất của hội chứng hẹp môn vị là:

    a. Nhìn bụng lõm lòng thuyền

    b. Ấn đau vùng thượng vị

    c. Sờ được khối u ở vùng thượng vị

    d. Nghe nhu động ruột tăng

    e. Dấu óc ách khi đói dương tính

    Câu 39. Tác nhân nào sau đây HIẾM GẶP trong những trường hợp viêm phúc mạc thứ phát:

    a. E.coli

    b. Klebsiella sp

    c. Acinetobacter sp

    d. Clostridium sp

    e. Staphylococcus sp

    Câu 40. Bệnh nhân nữ, 70t, nhập viện vì đau hố chậu trái

    Tiền căn: táo bón kinh niên, chưa từng phẫu thuật, không ghi nhận chán ăn sụt cân

    Bệnh nhân đau hố chậu trái khoảng 3 ngày nay, ngày càng tăng dần, đau liên tục. Sáng ngày nhập viện có sốt 39 độ C

    Khám: bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, vẻ nhiễm trùng, niêm hồng. Bụng mềm, ấn đau khá nhiều hố chậu trái

    Chẩn đoán nào nghĩ đến nhiều nhất?

    a. Viêm ruột thừa

    b. Viêm đại tràng

    c. Viêm túi thừa đại tràng

    d. Ung thư đại tràng

    e. Lao đại tràng

    Câu 41. Hình ảnh CT scan của khối u ở gan di căn từ ung thư đại tràng có tính chất:

    1. Tăng bắt thuốc thì động mạch, thải thuốc thì tĩnh mạch
    2. Tăng quang so với nhu mô gan xung quanh ngay cả khi không tiêm thuốc
    3. Tăng bắt thuốc ở viền khối u thì động mạch
    4. Tăng quang ở thì tĩnh mạch muộn so với nhu mô gan xung quanh
    5. Tăng bắt thuốc thì động mạch và có sẹo trung tâm

    Câu 42. Theo Tokyo Guideline 2013, thời điểm cắt túi mật trì hoãn đối với viêm túi mật mức độ nặng:

    a. Sau dẫn lưu túi mật 24 h

    b. Sau dẫn lưu túi mật 48 h

    c. Sau dẫn lưu túi mật 6 – 12 tuần

    d. Càng sớm càng tốt khi tình trạng bệnh nhân cải thiện

    e. Không cần phẫu thuật vì nguy cơ quá cao.

    Câu 43. Phân độ vỡ gan dựa vào yếu tố nào sau đây:

    a. Tuổi bệnh nhân

    b. Bệnh nội khoa

    c. Thay đổi sinh hiệu

    d. Độ sâu của đường vỡ

    e. Lượng máu trong ổ bụng

    Câu 44. Viêm túi mật cấp không do sỏi thường gặp trên bệnh nhân nào?

    a. Tăng huyết áp

    b. Đái tháo đường

    c. Dùng steroid kéo dài

    d. Tuổi <30

    e. Nằm liệt giường

    Câu 45. Sau HCC, loại u gan nào sau đây thuộc nhóm ác tính hay gặp:

    a. Adenoma

    b. Sarcoma

    c. FNH

    d. Lymphoma

    e. CCC

    Câu 46. Về phân độ, trĩ nội độ 2 là:

    a. Nằm trong ống hậu môn.

    b. Sa thường xuyên ra ngoài.

    c. Sa ra khi đi cầu, tự thụt vào được.

    d. Sa ra khi đi cầu, phải dùng tay đẩy mới vào.

    e. Nằm trong lòng trực tràng.

    Câu 47. Bệnh nhân nam, 27 tuổi, đau hố chậu phải 3 ngày, chán ăn, sốt 39,50C.

    Khám: ấn đau nhiều kèm đề kháng vừa vùng hố chậu phải, hông phải và hạ vị . Hố chậu trái ấn đau nhẹ.

    Bạch cầu 27,5K/µL (Neu 90%). Siêu âm có tụ dịch hố chậu phải và có dấu ấn hình bia ở hố chậu phải kích thước 12mm.

    Bệnh nhân này bị viêm ruột thừa thể gì?

    A. Viêm phúc mạc toàn thể

    B. Đám quánh ruột thừa

    C. Viêm ruột thừa nung mủ

    D. Áp-xe ruột thừa

    E. Viêm phúc mạc khu trú

    Câu 48. Triệu chứng cơ năng có giá trị nhất của hội chứng hẹp môn vị là:

    a. Đau bụng trên rốn, quặn cơn

    b. Nôn muộn ra thức ăn cũ

    c. Tiểu ít

    d. Nôn ra thức ăn có lẫn dịch mật

    e. Sụt cân > 5Kg trong 3 tháng

    Câu 49. Điều trị hội chứng hẹp môn vị bao gồm những phương pháp sau, NGOẠI TRỪ:

    a. Phẫu thuật cấp cứu

    b. Bồi hoàn nước, điện giải

    c. Điều chỉnh rối loạn kiềm, toan

    d. Hút, rửa dạ dày

    e. Thuốc kháng tiết acid dạ dày

    Câu 50. Nói về nội soi đại tràng, điều nào sau đây là đúng?

    a. Chống chỉ định khi có hẹp lòng đại tràng

    b. Nên thực hiện dưới gây mê

    c. Nên thay thế bằng nội soi đại tràng ảo

    d. Không cần chuẩn bị ruột cơ học, chỉ cần nhịn ăn uống

    e. Là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn

    Câu 51. Đối với HCC, cắt gan KHÔNG được chỉ định trong tình huống nào sau đây:

    a. Thể tích gan để lại khoảng 40%

    b. Xơ gan child C

    c. Bệnh nhân > 60 tuổi

    d. U gan to

    e. Có 2 u trở lên

    Câu 52. Bệnh nhân nam, 45 tuổi, nhập viện vì đau bụng quặn cơn

    Bệnh 2 ngày: đau quanh rốn quặn cơn, nôn ói nhiều, trung tiện được ít, không đi cầu được

    Khám: bụng chướng vừa, nhu động ruột tăng, sờ thấy khối ở hố chậu phải

    CT scan: khối lồng ở hố chậu phải nghĩ lồng hồi- đại tràng

    Sau 6 giờ theo dõi bệnh nhân vẫn còn đau bụng, ói thêm 2 lần.

    Lựa chọn nào sau đây là phù hợp?

    a. Nội soi đại tràng tháo lồng

    b. Chụp XQ đại tràng với Barit tháo lồng

    c. Theo dõi thêm 6 tiếng nữa

    d. Mổ cấp cứu

    e. Mổ chương trình sau 1-2 ngày

    Câu 53. Một phụ nữ 49 tuổi đến khám vì đau bụng. Đau chủ yếu bụng trên phải và thương xảy ra sau ăn. Sau khi siêu âm phát hiện vài sỏi túi mật.

    Dấu hiệu nào của bệnh nhân khi xuất hiện kèm theo sẽ nghĩ đến sỏi sắc tố?

    a. Rối loạn vận động đường mật

    b. Thiếu máu tán huyết

    c. Nhiễm ký sinh trùng mạn tính

    d. Hạ canxi

    e. Thiếu máu mạn tính

    Câu 54. Loại thoát vị thường gặp thứ 2 trong các thoát vị thành bụng là:

    a. Thoát vị bẹn

    b. Thoát vị vết mổ cũ

    c. Thoát vị rốn

    d. Thoát vị bịt đáy chậu

    e. Thoát vị đùi

    Câu 55. Loại Mesh nào hiện đang được dùng nhiều trên lâm sàng trong điều trị thoát vị bẹn, thoát vị thành bụng ?

    a. Fortisan

    b. Nylon

    c. Silastic

    d. Telon

    e. Polypropylene

    Câu 56. Nói về X quang đại tràng trước mổ trong ung thư đại trực tràng, điều nào sau đây là đúng?

    a. Là xét nghiệm thường quy

    b. Là phương tiện chẩn đoán hình ảnh ít xâm lấn

    c. Nên thực hiện khi nội soi không xác định chính xác vị trí u

    d. Không cần thực hiện khi có CT scan bụng

    e. Không còn giá trị sử dụng

    Câu 57. Sau mổ bướu giáp, nếu bệnh nhân có biểu hiện co cứng cơ, tê tay chân thì phải nghĩ đến:

    1. Thiếu vitamin B12
    2. Suy tuyến yên
    3. Suy giáp
    4. Suy cận giáp
    5. Tổn thương thần kinh giao cảm

    Câu 58. Đối với ung thư dạ dày vùng thân vị giai đoạn T4aN2M1 (di căn gan đa ổ 2 thùy), chưa có biến chứng xuất huyết hay hẹp, điều trị được lựa chọn là:

    1. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày làm sạch, sau đó hóa trị
    2. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, nạo hạch D2, sau đó hóa trị
    3. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày, nạo hạch D2, sau đó xạ trị
    4. Hóa trị, sau đó xét chỉ định phẫu thuật
    5. Xạ trị, sau đó xét chỉ định phẫu thuật

    Câu 59. Sờ được khối u vùng thượng vị thường gợi ý đến những bệnh lý sau đây, NGOẠI TRỪ:

    a. Ung thư dạ dày

    b. Ung thư đại tràng ngang

    c. Ung thư gan

    d. Ung thư bóng Vater

    e. Ung thư tụy

    Câu 60. Nói về nguyên tắc phẫu thuật ung thư đại tràng, điều nào sau đây là đúng?

    a. Hai diện cắt cách u > 5cm

    b. Cắt rộng rãi đại tràng mang u kèm mạc treo

    c. Cắt rộng rãi đại tràng mang u kèm mạc treo + nạo hạch vùng tương ứng

    d. Cách ly không đụng u

    e. Mổ mở vẫn là tiêu chuẩn vàng

    =========================================================

     

  • TRẮC NGHIỆM NGOẠI KHOA CÓ ĐÁP ÁN – UMP

    Chọn một câu phù hợp nhất.

     

    Câu 1. Ở bệnh nhân tắc ruột, dấu hiệu nào trên CT scan bụng chứng tỏ giai đoạn trễ?

    a. Dịch giữa các quai ruột

    b. Dạ dày dãn to, có hình ảnh 3 lớp

    c. Khí tự do trong ổ bụng

    d. Đại tràng dãn to trên 6cm

    e. Ruột non dãn to trên 4cm

    Câu 2. Phân biệt búi trĩ nội và trĩ ngoại dựa vào:

    a. Vị trí búi trĩ nằm trong hay ngoài hậu môn

    b. Có đau hay không

    c. Có chảy máu hay không

    d. Có tiết dịch hay không

    e. Được phủ bởi da hay niêm mạc

    Câu 3. Bệnh nhân nam, 25t, nhập viện vì tai nạn giao thông. Bệnh nhân được chẩn đoán sốc mất máu- vỡ lách, được chỉ định mổ cấp cứu. Dung dịch nào là tốt nhất để truyền cho bệnh nhân trong tình huống này?

    a. Glucose 5%

    b. Aminoplasmal 10%

    c. Máu toàn phần

    d. Hồng cầu lắng

    e. Huyết tương tươi đông lạnh

    Câu 4. Trong những bệnh nhân sau, bệnh nhân nào lành vết thương kém nhất?

    a. Bệnh nhân sinh đẻ nhiều lần

    b. Bệnh nhân sử dụng Aspirin kéo dài

    c. Bệnh nhân sử dụng Corticoid kéo dài

    d. Bệnh nhân suy tim độ 3

    e. Bệnh nhân COPD > 10 năm

    Câu 5. Phương tiện hình ảnh nào sau đây có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất trong chẩn đoán các nguyên nhân vàng da tắc mật ?

    a. Siêu âm bụng

    b. ERCP

    c. CT scan

    d. MRI

    e. X-quang bụng

    Câu 6. Bệnh nhân nữ, 72 tuổi, nhập viện vì đau dưới sườn phải 2 ngày, không sốt, không ói, tiêu tiểu bình thường.

    Tiền căn: mổ cắt túi mật nội soi do sỏi túi mật cách 10 năm

    Khám: bệnh tỉnh, sinh hiệu ổn, bụng mềm, ấn đau dưới sườn phải, không đề kháng.

    CLS: Bạch cầu: 10 K/µL, Bilirubin toàn phần:2,8 mg/dL, Bilirubin trực tiếp: 1,5 mg/dL. Siêu âm bụng: đường mật trong gan 2 bên dãn, có vài sỏi trong gan. OMC 12mm, đoạn cuối khảo sát giới hạn do hơi.

    Hình ảnh học tiếp theo TỐT NHẤT nên được thực hiện trên bệnh nhân này:

    a. MRI

    b. MSCT

    c. ERCP

    d. PTC

    e. Siêu âm qua nội soi

    Câu 7. Triệu chứng có giá trị nhất trong hội chứng tắc ruột là:

    a. Đau bụng quặn cơn

    b. Nôn ói

    c. Bí trung đại tiện

    d. Chướng bụng

    e. Đau bụng tái phát trong vòng <6 tháng

    Câu 8. Bệnh nhân nữ, 53 tuổi, nhập viện vì đau hạ sườn phải, bệnh 2 ngày, kèm sốt, không ói, tiêu tiểu bình thường.

    Tiền căn: biết sỏi túi mật cách đây 2 năm, không điều trị gì.

    Khám: bệnh nhân tỉnh, lừ đừ; M: 110 lần/phút, HA: 80/50mmHg, t0: 39,1°C, thở 26 lần/phút, SpO2: 94%, tiểu 700mL/ngày, bụng mềm ấn đau ¼ trên phải, đề kháng, không sờ thấy túi mật.

    Kết quả cận lâm sàng: Bạch cầu: 19 K/µL , Creatinine: 1,2 mg/dL, INR: 0.8, tiểu cầu 210 G/L . Siêu âm bụng: túi mật vách dày 6mm, thành nghi ngờ có chỗ mất liên tục, lòng có sỏi 12mm, ít dịch quanh túi mật, OMC không dãn, không sỏi.

    Theo Tokyo guideline 2018, bệnh nhân này có viêm túi mật cấp không? Phân độ?

    a. Không viêm túi mật cấp.

    b. Viêm túi mật cấp do sỏi, chưa phân độ được.

    c. Viêm túi mật cấp do sỏi, độ I.

    d. Viêm túi mật cấp do sỏi, độ II.

    e. Viêm túi mật cấp do sỏi, độ III.

    Câu 9. Một bệnh nhân nam, 48t, thể trạng tốt, có khối ung thư tế bào gan kích thước 5cm ở hạ phân thùy VI và 2 khối u vệ tinh nhỏ hơn (kích thước 1 và 2 cm) ở gan trái, chức năng gan Child-Pugh A, chưa di căn xa, chưa có huyết khối tĩnh mạch cửa .

    Phương pháp điều trị hợp lý cho bệnh nhân này là gì?

    a. Phẫu thuật cắt gan

    b. RFA

    c. Ghép gan

    d. TACE

    e. Hóa trị

    Câu 10. Bệnh nhân nữ, 78 tuổi, nhập viện vì đau bụng. Người nhà khai bệnh nhân than đau bụng nhiều cách nhập viện 2 giờ, kèm tiêu chảy, phân có lẫn máu bầm.

    Tiền căn: suy tim, rung nhĩ đang điều trị.

    Khám : vẻ mặt lừ đừ, mạch không đều 120 l/p, sốt 38,5°C, bụng trướng, ấn đau nửa bụng phải.

    Chẩn đoán nào phải nghĩ đến đầu tiên?

    a. Thủng loét dạ dày tá tràng

    b. Viêm tụy cấp

    c. Thoát vị bịt

    d. Tắc mạch mạc treo

    e. Xoắn đại tràng chậu hông

    Câu 11. Trong các cận lâm sàng sau đây, cận lâm sàng nào có giá trị nhất trong chẩn đoán sự xâm lấn tại chỗ của ung thư trực tràng thấp?

    a. Chụp đại tràng đối quang kép

    b. Marker ung thư CEA

    c. Nội soi trực tràng sinh thiết

    d. Chụp cắt lớp điện toán bụng chậu

    e. Chụp cộng hưởng từ vùng chậu

    Câu 12. BN nam 80 tuổi nhập viện vì vàng da, ngứa. Bệnh khởi phát cách 2 tuần, triệu chứng ngày càng tăng dần, kèm theo bệnh nhân có đau âm ỉ HSP, sốt nhẹ, ăn uống được, không nôn ói.

    Khám BN thấy: da và kết mạc mắt vàng đậm, túi mật to, không sờ thấy u trên bụng, ấn không điểm đau .

    CT scan bụng ghi nhận u đầu tụy 3x4cm nghi xâm lấn tĩnh mạch cửa, giãn đường mật trong và ngoài gan, không dịch ổ bụng, túi mật to.

    Chọn phương pháp điều trị thích hợp trên bệnh nhân này?

    a. Phẫu thuật cắt khối tá tụy.

    b. ERCP đặt stent.

    C. Hóa trị toàn thân.

    D. Phẫu thuật nối vị-tràng.

    E. Xạ trị.

    Câu 13. Nguyên nhân nào sau đây dễ dẫn đến hẹp môn vị nhất ?

    a. Ung thư vùng thân vị

    b. Ung thư vùng phình vị

    c. Loét góc bờ cong nhỏ dạ dày

    d. Loét xơ chai hành tá tràng

    e. Loét mặt trước hang vị

    Câu 14. Trong giai đoạn cấp của tắc ruột, rối loạn nào CHƯA XẢY RA?

    a. Rối loạn thăng bằng nước và điện giải.

    b. Thiếu máu nuôi thành ruột, hoại tử ruột.

    c. Vi trùng và độc chất có thể xâm nhập vào máu qua đường ruột.

    d. Giảm Albumin máu do chất dinh dưỡng không được hấp thu.

    e. Rối loạn thăng bằng kiềm toan.

     

    Câu 15. Triệu chứng nào KHÔNG xuất hiện trong viêm phúc mạc ?

    a. Bụng di động kém theo nhịp thở.

    b. Bụng co cứng.

    c. Có dấu đề kháng hay cảm ứng phúc mạc.

    d. Bụng chướng.

    e. Dấu rắn bò.

    Câu 16. Thoát vị hoành do lỗ khiếm khuyết giữa cơ hoành với mặt sau xương ức gọi là gì?

    a. Thoát vị Bochdalek

    b. Thoát vị Morgagni

    c. Thoát vị hoành bên phải

    d. Thoát vị khe thực quản

    e. Thoát vị hoành trượt

    Câu 17. Đặc điểm nào sau đây là của thoát vị bẹn gián tiếp?

    a. Vị trí xuất hiện ban đầu là lỗ bẹn nông

    b. Hướng di chuyển từ lưng ra trước bụng

    c. Khám thấy chạm lòng ngón

    d. Khối thoát vị nằm bên ngoài bó mạch thượng vị dưới

    e. Ít gây biến chứng nghẹt

    Câu 18. Diễn tiến nào sau đây là điển hình của viêm túi thừa đại tràng Sigma:

    a. Đau quặn cơn quanh rốn, sau chuyển hố chậu trái

    b. Đau đột ngột dữ dội ở hố chậu trái

    c. Đau quặn cơn ở hố chậu trái

    d. Đau âm ỉ tăng dần ở hố chậu trái

    e. Đau quặn cơn ở hố chậu trái, sau chuyển sang đau âm ỉ

    Câu 19. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương?

    a. Dùng kháng sinh mạnh

    b. Vận động cường độ cao sau mổ

    c. Máu nuôi vết thương tốt

    d. Giới tính nam

    e. BMI >20

    Câu 20. Định luật Goodsall: nếu lỗ rò ngoài nằm ở vị trí 5 giờ, cách bờ hậu môn 1.5cm, thì lỗ rò trong nằm ở vị trí nào?

    a. 4 giờ

    b. 12 giờ

    c. 5 giờ

    d. 3 giờ

    e. 6 giờ

    Câu 21. Trong các cận lâm sàng bên dưới, cận lâm sàng nào có độ chính xác cao nhất trong chẩn đoán giai đoạn T của ung thư dạ dày?

    a. Siêu âm qua nội soi dạ dày

    b. Chụp CT scan bụng chậu có cản quang

    c. Chụp XQ dạ dày cản quang

    d. Chụp MRI bụng chậu

    e. Chụp PET scan

    Câu 22. BN vào viện vì đau hạ sườn phải. Khám thấy có nhiều vết bầm máu trên tứ chi, hỏi bệnh sử ghi nhận BN rất dễ bị các vết bầm này, thường xuất hiện sau khi va chạm hoặc đôi lúc không rõ lý do.

    Chẩn đoán nào bên dưới là KHÔNG PHÙ HỢP?

    a. Hemophilie A

    b. Hemophilie B

    c. Thalassemie

    d. Xuất huyết giảm tiểu cầu

    e. Suy tủy

    Câu 23. Bệnh nhân nữ, 25 tuổi, tiền căn cường giáp đang điều trị thuốc, vào viện vì đau bụng dữ dội cách nhập viện 3 giờ. Bệnh nhân được chẩn đoán thủng dạ dày và được chỉ định mổ cấp cứu. Sau mổ, BN sốt cao liên tục, mạch rất nhanh, huyết áp dao động, BN tăng động và dẫn đến hôn mê.

    Khả năng nào có thể xảy ra ở BN này?

    a. Sốc nhiễm trùng sau thủng dạ dày

    b. Chảy máu cấp sau mổ

    c. Hôn mê do hạ đường huyết

    d. Hôn mê do động kinh

    e. Biến chứng bão giáp

    Câu 24. Nói về lý do cần phân biệt vết thương bụng do bạch khí hay do hoả khí, phát biểu nào sau đây là SAI?

    a. Để tiên lượng độ nặng của tổn thương tạng

    b. Hoả khí thường gây tổn thương nhiều tạng hơn bạch khí

    c. Trong vết thương do hoả khí thì chỉ tạng quanh vết thương bị tổn thương

    d. Vết thương do bạch khí sẽ gây tổn thương tạng tuỳ thuộc độ sâu, hướng đi của vật gây vết thương

    e. Vết thương do hoả khí dễ bị bỏ sót tổn thương hơn khi phẫu thuật

    Câu 25. Đặc điểm giai đoạn tăng trương lực trong hội chứng hẹp môn vị là:

    a. Dạ dày dãn lớn

    b. Đau quặn cơn

    c. Mất nước, điện giải đáng kể

    d. Tình trạng kiềm chuyển hóa

    e. Suy dinh dưỡng

    Câu 26. Yếu tố nào KHÔNG được xem là yếu tố nguy cơ của ung thư tụy?

    a. Bệnh đái tháo đường

    b. Hút thuôc lá

    c. Viêm tụy mạn

    d. Đột biến gen

    e. Sống ở gần khu công nghiệp

     

    Câu 27. Nói về mục đích đặt ống thông mũi dạ dày trong hẹp môn vị, câu nào sau đây là SAI ?

    a. Rửa dạ dày trước mổ nếu cần

    b. Giải áp dịch và hơi trong dạ dày

    c. Bơm thuốc chụp dạ dày nếu cần

    d. Giảm biến chứng xì rò miệng nối sau mổ

    e. Phòng ngừa hít sặc khi gây mê

    Câu 28. Để chẩn đoán ung thư tế bào gan nguyên phát, yếu tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất?

    a. Tiền căn viêm gan siêu vi B hay C mạn tính

    b. Siêu âm phát hiện khối u trong gan

    c. AFP trong máu tăng

    d. Hình ảnh điển hình trên chụp cắt lớp vi tính

    e. Thể trạng suy kiệt

    Câu 29. Nói về các phương tiện chẩn đoán sỏi OMC, hãy chọn câu phát biểu đúng:

    a. Độ nhạy phát hiện sỏi của MRCP > MSCT > X quang đường mật trong mổ > siêu âm bụng.

    b. Siêu âm bụng là hình ảnh học được sử dụng đầu tiên vì sẵn có, nhanh, rẻ, dễ thực hiện.

    c. MRCP không dựng hình giải phẫu đường mật tốt bằng ERCP.

    d. PTC không có chống chỉ định thực hiện.

    e. ERCP là phương tiện chẩn đoán sỏi OMC không xâm lấn.

    Câu 30. Nói về triệu chứng của tắc ruột cơ học, điều nào sau đây là SAI?

    a. Đau bụng: quặn từng cơn hoặc liên tục kèm những cơn đau quặn.

    b. Bí trung đại tiện: nếu bệnh nhân đại tiện được thì có thể loại trừ tắc ruột.

    c. Nôn: có thể xuất hiện sớm hoặc khi dịch tiêu hóa bị ứ đọng nhiều.

    d. Trướng bụng: có thể toàn thể hoặc khu trú.

    e. Dấu rắn bò: thường thấy trong cơn đau.

    Câu 31. Bệnh cảnh nào thường gặp nhất của lao hồi manh tràng ?

    a. Xuất huyết tiêu hóa

    b. Tiêu chảy mất nước

    c. Nhiễm trùng huyết

    d. Thủng hồi tràng

    e. Bán tắc ruột

    Câu 32. Một bệnh nhân bị chấn thương bụng kín khi nhập viện cần làm gì trước tiên?

    a. Phải hồi sức tích cực ngay khi nhận bệnh

    b. Lấy sinh hiệu, đánh giá tri giác

    c. Chụp CT scan bụng để chẩn đoán tạng bị tổn thương

    d. Hỏi bệnh sử, cơ chế chấn thương

    e. Chuyển mổ khẩn nếu tụt huyết áp

    Câu 33. Dấu hiệu nào là chắc chắn có tổn thương tạng trong vết thương thấu bụng?

    a. Lòi mạc nối ở vết thương

    b. Chảy máu ở vết thương

    c. Lòi ruột ở vết thương

    d. Thám sát thấy thủng phúc mạc thành

    e. Vết thương chảy nhiều dịch đục, lợn cợn.

    Câu 34. Điểm khác nhau giữa dấu hiệu vàng da vàng mắt trong ung thư đầu tụy và trong bệnh sỏi mật là gì?

    a. Trong ung thư đầu tụy vàng da tăng dần nhưng đau bụng không rõ

    b. Trong ung thư đầu tụy đau bụng mơ hồ, sốt cao sau 1 -3 ngày, rồi vàng da xuất hiện

    c. Trong ung thư đầu tụy vàng da có xu hướng tái đi tái lại

    d. Trong sỏi mật không bao giờ có vàng da sậm

    e. Trong ung thư đầu tụy vàng da không bao giờ có nhiễm trùng nặng

    Câu 35. Trong phẫu thuật cắt khối tá tụy, biến chứng hay gặp nhất là gì?

    a. Rò miệng nối mật.

    b. Nhiễm trùng vết mổ.

    c. Chậm thoát lưu dạ dày.

    d. Rò miệng nối tụy.

    e. Suy tụy.

    Câu 36. Phân chia thực quản theo nội soi thực quản như thế nào là đúng?

    a. Thực quản là một ống cơ dài 24cm, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn dài 8cm.

    b. Thực quản là một ống cơ dài, chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn dài 6-8cm tùy theo chiều cao mỗi người.

    c. Chia làm các đoạn: thực quản cổ, thực quản ngực trên, thực quản ngực giữa, thực quản ngực dưới.

    d. Chia làm 3 đoạn: 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới

    e. Chia làm các đoạn: thực quản cổ, thực quản ngực, thực quản bụng.

    Câu 37. Nói về giá trị của triệu chứng kèm theo trong chẩn đoán u bụng, câu nào sau đây là SAI ?

    a. Gợi ý khối u xuất phát từ cơ quan nào.

    b. Gợi ý khối u lành – ác.

    c. Chẩn đoán phân biệt u thật và u giả.

    d. Xác định có tình trạng nhiễm trùng kèm theo hay không.

    e. Có biến chứng của u chưa.

    Câu 38. Nói về giá trị của cận lâm sàng trong chẩn đoán viêm phúc mạc, câu nào sau đây là SAI ?

    a. Xquang bụng đứng có thể chẩn đoán một số nguyên nhân gây viêm phúc mạc.

    b. Siêu âm tìm dịch bụng và khảo sát một số cơ quan trong ổ bụng.

    c. Chụp CT scan bụng chậu cho nhiều thông tin chẩn đoán viêm phúc mạc hơn Xquang và siêu âm.

    d. Kết quả chụp CT scan bụng giúp chẩn đoán xác định viêm phúc mạc.

    e. Chọc dò dịch ổ bụng có thể giúp xác định viêm phúc mạc.

    Câu 39. Hình ảnh CT scan của khối u ở gan di căn từ ung thư dạ dày có tính chất:

    1. Tăng bắt thuốc ở viền khối u thì động mạch
    2. Tăng bắt thuốc thì động mạch, thải thuốc thì tĩnh mạch
    3. Tăng quang so với nhu mô gan xung quanh ngay cả khi không tiêm thuốc
    4. Tăng quang ở thì tĩnh mạch muộn so với nhu mô gan xung quanh
    5. Tăng bắt thuốc thì động mạch và có sẹo trung tâm

    Câu 40. Bệnh nhân nữ, 71 tuổi, nhập viện vì đau thượng vị 3 ngày kèm sốt, 1 ngày nay tiểu vàng sậm, đi tiêu phân vàng.

    Tiền căn: chưa ghi nhận bất thường khác.

    Khám: bệnh tỉnh, sinh hiệu ổn, niêm mạc mắt vàng, bụng mềm, ấn đau thượng vị, không đề kháng.

    Siêu âm bụng: OMC 12mm, đoạn cuối khảo sát giới hạn do hơi, túi mật căng, lòng không gì lạ. Bạch cầu: 16,1 K/µL, Bilirubin toàn phần 3,6 mg/dL.

    Chẩn đoán nào sau đây được nghĩ đến nhiều nhất so với các chẩn đoán còn lại ?

    a. U đoạn cuối ống mật chủ.

    b. Viêm hẹp Oddi.

    c. Viêm đường mật do sỏi ống mật chủ.

    d. U bóng Vater.

    e. Viêm tụy cấp.

    Câu 41. Bệnh nhân nam, 60 tuổi, té từ tầng 2 xưởng làm việc xuống đất. Bạn cùng tham gia trong nhóm cấp cứu tại hiện trường. Qua thăm khám, bệnh nhân trả lời được, tuy nhiên không thể thực hiện cử động tay và chân theo y lệnh, sinh hiệu bình thường. Điều tiếp theo bạn cần thực hiện là gì?

    a. Khám đồng tử đánh giá kích thước và phản xạ của đồng tử với ánh sáng.

    b. Hỏi bệnh sử về các thuốc đang điều trị.

    c. Bất động cột sống cổ thẳng trục bằng đai nẹp hoặc đặt túi cát hai bên cổ.

    d. Nhanh chóng đưa bệnh nhân lên xe cấp cứu.

    e. Lập 2 đường truyền tĩnh mạch ngay

    Câu 42. Nguyên nhân nào gây rò hậu môn thuộc nhóm KHÔNG ĐẶC HIỆU ?

    a. Lao

    b. Bệnh Crohn

    c. Ung thư hậu môn trực tràng

    d. Vi trùng đường ruột

    e. Chiếu xạ vùng chậu

    Câu 43. Các phương pháp điều trị triệt để ung thư tế bào gan gồm có:

    a. Cắt gan, TACE, RFA

    b. Cắt gan, ghép gan, RFA

    c. Cắt gan, hóa trị toàn thân, xạ trị

    d. Cắt gan, hóa trị tại chỗ, RFA

    e. Cắt gan, ghép gan, TACE

    Câu 44. Một bệnh nhân nữ, 55 tuổi, được chẩn đoán tắc mật do ung thư đầu tụy, khối u nhỏ khoảng 3×3 cm, chưa ăn lan ra ngoài tụy, chưa di căn xa. Bệnh nhân có bệnh tiểu đường đang điều trị, thể trạng bệnh nhân còn khá tốt.

    Điều trị tốt nhất được lựa chọn là gì?

    a. Cắt toàn bộ tụy.

    b. Cắt khối tá tụy.

    c. Đặt Stent qua nội soi mật tụy.

    d. Nối mật ruột.

    e. Nối vị tràng.

    Câu 45. Loại u nào thường gây tắc mật kèm với xuất huyết tiêu hóa ?

    a. U đầu tụy

    b. U bóng Vater

    c. U đoạn cuối OMC

    d. U ngã ba đường mật

    e. U đoạn đầu hỗng tràng

    Câu 46. Một nạn nhân nam 52 tuổi được chuyển vào Khoa Cấp cứu sau ngã từ tầng 3 xuống nền cỏ. Biểu hiện rõ tình trạng suy hô hấp. Đã được bất động cột sống và được cung cấp O2 qua mặt nạ. Thăm khám ban đầu ghi nhận:

    Đường thở: Không nghẽn tắc

    Hô hấp: Nhịp thở 40 lần/phút, độ bão hòa oxygen 85%

    Khí quản không lệch, giảm âm phế bào bên trái

    Hô hấp đảo ngược ở ngực trái, Có dấu gẫy xương sườn

    Tuần hoàn: M: 120 lần/phút, HA: 150/90 mmHg. Tĩnh mạch cổ không dãn

    Thần kinh: Cử động được tứ chi

    Toàn thân: Biểu hiện rõ tổn thương ngực và gẫy xương đùi trái.

    Điều tiếp theo bạn cần làm gì ?

    a. Đặt nội khí quản.

    b. Dẫn lưu khoang màng phổi trái.

    c. Cố định ngoài xương sườn bị gẫy.

    d. X quang ngực-chậu-chân tại giường.

    e. Phẫu thuật mở ngực thám sát

    Câu 47. BN nữ, 47 tuổi, nhập viện vì đau hạ sườn (P) 5 ngày: đau liên tục hạ sườn (P) kèm theo sốt lạnh run, 3 ngày nay thấy vàng mắt, tiểu vàng sậm.

    Tiền căn: Mổ hở lấy sỏi ống mật chủ 3 năm trước (không rõ có tán sỏi hay không)

    Khám : M 110 l/p, HA 80/50 mmHg, t: 39° C. Tri giác lơ mơ, trả lời không chính xác. Vàng da, vàng mắt. Sẹo mổ cũ trên rốn lành xấu. Ấn đau hạ sườn (P), đề kháng (+/-).

    WBC: 19 K/µL, PLT: 85 G/L, PT: 20s, APTT: 50s, Bilirubin TP: 6.2 mg%, Bilirubin TT: 3.4 mg%, AST: 650 UI/ml, ALT: 350 UI/ml,

    Siêu âm bụng: túi mật căng, trong lòng có nhiều sỏi nhỏ, không có dịch xung quanh, OMC 16 mm, không khảo sát được đoạn cuối, giãn nhẹ đường mật trong gan.

    Bên cạnh việc hồi sức tích cực, chỉ định nào sau đây là phù hợp nhất?

    a. Dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da

    b. Dẫn lưu đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng

    c. Mổ cấp cứu mở omc + dẫn lưu kehr

    d. Chụp MSCT bụng chậu cản quang

    e. Mổ cấp cứu cắt túi mật kèm chụp x-quang đường mật trong mổ

    Câu 48. Nhuộm hóa mô miễn dịch đặc biệt quan trọng trong chẩn đoán xác định bệnh nào sau đây?

    1. Carcinoma dạ dày
    2. Carcinoma đại tràng
    3. U Klatskin
    4. HCC
    5. GIST

    Câu 49. Nhóm kháng sinh nào sau đây thường được lựa chọn làm kháng sinh dự phòng trước mổ tiêu hóa gan mật?

    a. Metronidazole

    b. Cephalosporin thế hệ 2

    c. Cephalosporin thế hệ 3

    d. Quinolone

    e. Aminoglycoside

     

    Câu 50. Triệu chứng lâm sàng nào sau đây KHÔNG THƯỜNG GẶP trong ung thư đầu tụy?

    a. Vàng da, ngứa da, nước tiểu vàng sậm

    b. Sụt cân, chán ăn và mệt mỏi

    c. Bệnh nhân đái tháo đường đột nhiên bị vàng da và chán ăn vài tháng nay

    d. Nôn muộn sau khi ăn, vàng da xuất hiện sau nôn vài tháng

    e. Không đau bụng rõ ràng, vàng da tăng dần, không táo bón.

    Câu 51. Bệnh nhân nữ, 62 tuổi, vào viện vì đau bụng quặn cơn 3 ngày nay, có kèm nôn ói, lần cuối đi tiêu cách 3 ngày, còn trung tiện được ít.

    Tiền căn: mổ viêm phúc mạc ruột thừa cách 10 năm (mổ hở đường giữa), mổ cắt 2/3 dạ dày do loét dạ dày xuất huyết cách 25 năm (mổ hở đường giữa). Gia đình có chồng bị lao phổi đã điều trị khỏi cách 6 tháng.

    Khám: BN tỉnh, tiếp xúc được, sinh hiệu ổn, không sốt, môi và lưỡi khô; bụng trướng vừa, ấn tức, dấu rắn bò (+), gõ vang, âm ruột 9 lần/phút.

    Theo bạn, nguyên nhân tắc ruột nào sau đây ÍT PHÙ HỢP nhất:

    a. Dây dính

    b. Xoắn ruột

    c. Lao hồi manh tràng

    d. U đại tràng

    e. Bã thức ăn

    Câu 52. Bệnh nhân nam, 67 tuổi, nhập viện vì vàng da tăng dần kèm đau âm ỉ thượng vị 2 tháng nay, ngứa.

    Tiền căn: uống rượu nhiều, nhiễm viêm gan B mạn tính

    Khám: BN tỉnh, không sốt, sinh hiệu ổn, da niêm vàng sậm. Dấu sao mạch (+). Bụng báng (++) , ấn đau nhẹ hạ sườn phải.

    Xét nghiệm: WBC 11 K/µL, PLT 70 G/L, RBC 4.2 T/L, AST 230 U/L, ALT 400 U/L, Bilirubin TP 6.7mg% (Bili TT 3 mg%), HbsAg (+), AntiHCV (-), AFP 12 U/mL, độ lọc cầu thận 80 ml/ph.

    Siêu âm: khối u ở gan (T) kích thước # 8x5cm, chưa rõ bản chất, dịch ổ bụng lượng nhiều.

    Phương tiện nào KHÔNG NÊN CHỈ ĐỊNH khi tiếp nhận bệnh nhân ở giai đoạn này?

    a. AFP-L3 , PIVKA-II

    b. MSCT có cản quang

    c. MRI có cản từ

    d. CEA, CA 19-9

    e. Sinh thiết gan

    Câu 53. Lý do tại sao ung thư tụy thường nguy hiểm?

    a. Phát hiện muộn và phẫu thuật điều trị triệt để hạn chế.

    b. Tỉ lệ chiếm hàng đầu trong các ung thư.

    c. Ung thư gây tử vong nhiều nhất trong ung thư đường tiêu hóa.

    d. Không nhạy cảm với hóa trị liệu.

    e. Không phẫu thuật triệt để được.

    Câu 54. Chẩn đoán nào sau đây không phải u giả ?

    a. Khối áp xe ruột thừa.

    b. Khối phình động mạch.

    c. Khối u phân.

    d. Khối hạch to.

    e. Khối áp xe u đại tràng vỡ.

    Câu 55. Bệnh nhân nam 71 tuổi, nhập viện vì đau hạ sườn phải liên tục 3 ngày, sốt. Tiền căn: lao phổi cách đây 10 năm, COPD đang điều trị. Tình trạng lúc nhập viện: M: 110 lần/phút, huyết áp: 100/60 mm/Hg, nhiệt độ 38,5°C, nhịp thở: 25 lần/phút.

    Khám: thể trạng gầy suy kiệt, kết mạc mắt không vàng, ấn đau nhiều hạ sườn phải.

    Xét nghiệm: BC: 20K/µL, NEU: 90%, Bilirubin toàn phần: 1.2 mg%.

    Siêu âm: túi mật KT: 104×60 mm, vách 7mm còn liên tục, có vài sỏi kích thước 10 mm, có ít dịch quanh túi mật; ống mật chủ 8mm, không thấy sỏi.

    Xử trí nào sau đây phù hợp nhất ?

    a. Phẫu thuật cắt túi mật

    b. PTBD giải áp đường mật

    c. Phẫu thuật cắt túi mật kèm mở ống mật chủ dẫn lưu

    d. ERCP đặt stent giải áp đường mật

    e. Dẫn lưu túi mật dưới hướng dẫn của siêu âm

    Câu 56. Một bệnh nhân được mổ thoát vị bẹn, đặt mesh tái tạo thành bẹn. Bệnh nhân này có thể bị nhiễm trùng vết mổ sâu trong thời gian bao lâu sau mổ ?

    a. 1 tuần

    b. 1 tháng

    c. 6 tháng

    d. 12 tháng

    e. 24 tháng

    Câu 57. Bệnh nhân nam, 19 tuổi, bị té từ vách núi khi đang leo núi cùng bạn. Sau thăm khám tại hiện trường, bạn nhận thấy bệnh nhân nhắm mắt, thở nhanh, nông, không trả lời theo y lệnh, tứ chi co cứng. Điều tiếp theo bạn cần làm là gì ?

    a. Bất động cột sống cổ thẳng trục bằng đai nẹp hoặc đặt túi cát hai bên cổ.

    b. Làm thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp.

    c. Nhanh chóng đưa bệnh nhân lên xe cấp cứu.

    d. Khám đồng tử đánh giá kích thước và phản xạ của đồng tử với ánh sáng.

    e. Nhanh chóng chích giảm đau và truyền dịch.

    Câu 58. Nói về các triệu chứng cơ năng thường gặp của bệnh lý vùng hậu môn trực tràng, câu nào sau đây là SAI ?

    a. Tiêu ra máu.

    b. Đau, ngứa hậu môn.

    c. Thay đổi thói quen đi tiêu

    d. Mót rặn, khối sa ở hậu môn

    e. Tiêu phân nhầy nhớt, dau quặn bụng dưới

    Câu 59. Triệu chứng nào là triệu chứng báo hiệu ung thư đầu tụy xâm lấn xung quanh ?

    a. Đau liên tục vùng lưng tương ứng

    b. Sờ thấy u trên thành bụng vùng ¼ trên phải

    c. Túi mật to dưới bờ sườn 10 cm

    d. Sụt trên 10% cân nặng trong thời gian 6 tháng

    e. Vàng da sậm

    Câu 60. Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, sau va chạm với xe máy than đau nhiều hông lưng trái, không thể tự đứng lên được. Qua thăm khám, huyết áp 100/80 mmHg, mạch 100 lần/phút, mạch yếu, tay ẩm, bệnh nhân kích thích, trả lời lúc đúng lúc sai, đáp ứng không chính xác với kích thích đau, nhiều vết trầy xước ở hông lưng trái. Siêu âm FAST có dịch ổ bụng. Bệnh nhân được đặt 2 đường truyền dịch và máu. Sau 30 phút, huyết áp 90/70 mmHg, mạch 120 lần/phút, mạch yếu.

    Chỉ định nào tiếp theo là phù hợp?

    a. Tiếp tục truyền dịch và máu.

    b. Phẫu thuật cầm máu.

    c. Chọc dò dịch ổ bụng.

    d. Chụp CT-Scan bụng có tiêm thuốc cản quang.

    e. Chụp mạch máu và can thiệp nội mạch

    =========================================================

     

  • TRẮC NGHIỆM NGOẠI KHOA – UMP

    Chọn một câu phù hợp nhất.

     

    Câu 1. Triệu chứng khó chịu đưa bệnh nhân đến bệnh viện thường gặp nhất của bệnh nhân rò hậu môn là:

    1. Đau rát hậu môn
    2. Sốt cao nhiễm trùng
    3. Chảy máu lỗ rò
    4. Chảy dịch lỗ rò
    5. Đi cầu không tự chủ

    Câu 2. Định luật Goodsall: nếu lỗ rò ngoài nằm ở vị trí 7 giờ, cách bờ hậu môn 3cm, thì lỗ rò trong nằm ở vị trí nào?

    a. 4 giờ

    b. 12 giờ

    c. 5 giờ

    d. 3 giờ

    e. 6 giờ

    Câu 3. Đối với ung thư thực quản, tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là:

    1. Lâm sàng
    2. XQ thực quản dạ dày
    3. CT scan ngực
    4. Nội soi dạ dày
    5. MRI ngực

    Câu 4. Bệnh nhân bị xơ gan do rượu, có nguy cơ cao bị ung thư tế bào gan, mỗi 6 tháng tầm soát bằng:

    a. Chup cộng hưởng từ gan mật

    b. Chụp động mạch gan

    c. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang

    d. Bộ ba marker ung thư gan: AFP, AFP-L3, PIVKA-II

    e. Siêu âm ổ bụng

    Câu 5. Đối với ung thư dạ dày, tần suất ung thư hay gặp nhất ở vị trí nào:

    1. Tâm vị
    2. Phình vị
    3. Thân vị
    4. Hang vị
    5. Môn vị

    Câu 6. Đối với ung thư tế bào gan nguyên phát giai đoạn sớm, chỉ có 1 khối u kích thước 2x2cm, ta thường ưu tiên lựa chọn phương pháp điều trị triệt để nào:

    1. Ghép gan
    2. Cắt gan
    3. Đốt RFA
    4. TACE
    5. Hóa trị

    Câu 7. Đặc điểm giai đoạn tăng trương lực trong hội chứng hẹp môn vị là:

    a. Dạ dày dãn lớn

    b. Suy dinh dưỡng

    c. Mất nước, điện giải đáng kể

    d. Tình trạng kiềm chuyển hóa

    e. Đau quặn cơn

    Câu 8. Một bệnh nhân nhập viện vì chấn thương bụng kín sau tai nạn giao thông. Trường hợp nào bên dưới là chống chỉ định chụp MSCT bụng chậu:

    1. Bệnh nhân > 70 tuổi
    2. Clearance creatinine <80 ml/ph
    3. AST, ALT >1000 UI/L
    4. Huyết áp tâm thu <90 mmHg
    5. Glasgow 3 điểm

    Câu 9. Bệnh nhân nam, 16 tuổi, nhập viện vì tai nạn giao thông (cách 2 giờ trước), té đập mạn sườn trái vào con lươn phân cách.

    Tình trạng lúc nhập viện với triệu chứng khó thở nhẹ, đau hạ sườn trái, kích thích, vật vã. Mạch 100l/ph, HA: 100/70 mmHg, SpO2: 92%

    Khám: bụng mềm, ấn đau ¼ trên phải nhiều, những vùng khác ấn đau ít hơn, hội chứng 3 giảm ở ½ dưới phổi trái.

    Những tổn thương sau phải nghĩ đến, NGOẠI TRỪ:

    1. Gãy xương sườn
    2. Tràn máu màng phổi
    3. Vỡ lách
    4. Vỡ đại tràng
    5. Vỡ tá tràng

    Câu 10. Những biến chứng sau là của ung thư trực tràng, NGOẠI TRỪ:

    1. Di căn phổi
    2. Nhiễm trùng khối u
    3. Rò bàng quang
    4. Rò âm đạo
    5. Tắc ruột

    Câu 11. Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm túi thừa đại tràng là:

    a. Viêm mủ

    b. Thủng

    c. Chảy máu

    d. Ung thư hóa

    e. Tắc ruột

    Câu 12. Đối với HCC, cắt gan KHÔNG được chỉ định trong tình huống nào sau đây:

    a. Thể tích gan để lại khoảng 40%

    b. Kích thước u >10cm

    c. Bệnh nhân > 60 tuổi

    d. Suy tim độ 4

    e. Có 3 u

    Câu 13. Triệu chứng nào sau đây hay gặp trong viêm ruột thừa thể tiểu khung:

    a. Ấn đau điểm trên mào chậu

    b. Dấu cơ thắt lưng chậu dương tính

    c. Tiêu chảy

    d. Nôn ói

    e. Tiểu lắt nhắt

    Câu 14. Điểm khác biệt trong điều trị của carcinoma tế bào gai so với carcinoma tế bào tuyến là:

    a. Carcinoma tb gai phẫu thuật dễ hơn

    b. Carcinoma tb gai nhạy hóa trị hơn

    c. Carcinoma tb gai nhạy xạ trị hơn

    d. Carcinoma tb gai tiên lượng sống lâu hơn

    e. Carcinoma tb gai có thuốc nhắm trúng đích

    Câu 15. Nói về phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng, điều nào sau đây là đúng?

    a. Ưu điểm hơn so với mổ mở

    b. Nguy cơ phát tán tế bào ung thư hơn so mổ mở

    c. Kết quả ngắn hạn tương tự mổ mở

    d. Hạn chế trong nạo hạch

    e. Giảm tỷ lệ bảo tồn cơ thắt

    Câu 16. Chỉ định cắt dạ dày hiện nay trong cấp cứu điều trị biến chứng thủng trong trường hợp:

    a. Thủng do loét dạ dày

    b. Thủng do ung thư dạ dày

    c. Thủng do loét tá tràng

    d. Thủng do loét đa ổ

    e. Thủng do loét kèm hẹp môn vị

    Câu 17. Chuẩn bị đại tràng bằng Fortrans có những chống chỉ định sau, NGOẠI TRỪ:

    1. Bệnh nhân > 60 tuổi
    2. Suy thận
    3. Rối loạn điện giải
    4. Bán tắc ruột
    5. Xuất huyết tiêu hóa

    Câu 18. Triệu chứng thực thể của xuất huyết nội do chấn thương bụng kín là:

    a. Bụng chướng ngay từ lúc bắt đầu có xuất huyết nội.

    b. Nghe nhu động ruột tăng.

    c. Thăm trực tràng không phát hiện bất thường.

    d. Sờ bụng mềm xẹp, không điểm đau hay cảm ứng phúc mạc.

    e. Gõ đục vùng thấp hoặc khắp bụng.

    Câu 19. Giá trị chủ yếu của AFP trong ung thư gan nguyên phát là :

    a. Chẩn đoán xác định HCC

    b. Chẩn đoán mức độ phát tán của khối u

    c. Tầm soát HCC và theo dõi tái phát

    d. Tiên lượng khả năng điều trị triệt để

    e. Không có giá trị gì

    Câu 20. Bệnh nhân nam 60 tuổi, nhập viện vì đau dưới sườn phải 2 ngày, không sốt, không ói, tiêu tiểu bình thường.

    Tiền căn: cách 6 năm mổ cắt túi mật kèm mở OMC lấy sỏi; cách 3 năm mổ lần 2 mở OMC lấy sỏi dẫn lưu Kehr, sau đó lấy sỏi trong gan qua đường hầm Kehr.

    Khám: bệnh tỉnh, sinh hiệu ổn, bụng mềm, ấn đau dưới sườn phải, không đề kháng.

    CLS: Bạch cầu: 9,2 K/µL, Bilirubin toàn phần:1,8 mg/dL, Bilirubin trực tiếp: 0,9 mg/dL. Siêu âm bụng: đường mật trong gan 2 bên dãn, có vài sỏi trong gan. OMC 12mm, đoạn cuối khảo sát giới hạn do hơi.

    Hình ảnh học tiếp theo TỐT NHẤT nên được thực hiện trên bệnh nhân này:

    a. ERCP

    b. MSCT

    c. PTC

    d. MRCP

    e. Siêu âm qua nội soi

    Câu 21. Theo Tokyo guideline 2013, với 3 nhóm tiêu chuẩn:

    A. Dấu hiệu tại chỗ

    B. Dấu hiệu toàn thân

    C. Hình ảnh học viêm túi mật (Siêu âm, CT, MRI)

    Gợi ý chẩn đoán viêm túi mật khi:

    a. A

    b. A+B

    c. A+B+C

    d. B+C

    e. A+C

    Câu 22. Vết thương thấu bụng nào sau đây có khả năng gây tổn thương nặng nề nhất:

    1. Dao đâm xuyên
    2. Dao chém ngang
    3. Mảnh kiếng vỡ đâm
    4. Đạn bắn
    5. Nổ mìn

    Câu 23. Khối u ác tính ở dạ dày xâm lấn tụy được xem là:

    1. T4a
    2. T4b
    3. T4c
    4. N3
    5. M1

    Câu 24. Bệnh nhân nữ, 42 tuổi, vào viện vì đau hạ sườn phải âm ỉ 2 ngày, sốt lạnh run, vàng da niêm, tiểu vàng sậm.

    Tiền căn: viêm gan siêu vi B, sỏi túi mật, sỏi gan (chưa điều trị)

    Khám; sờ được túi mật ở dưới bờ sườn, gan không sờ chạm, ấn đau vùng tam giác Chauffard-Rivet.

    Chẩn đoán nào nên nghĩ đếu nhiều nhất?

    a. Viêm đường mật do sỏi ống mật chủ.

    b. Viêm đường mật do u quanh bóng Vater.

    c. Áp xe gan

    d. Viêm túi mật cấp do sỏi

    e. Viêm gan siêu vi B cấp.

    Câu 25. Nói về hội chứng viêm phúc mạc, dấu hiệu nào sau đây KHÔNG PHÙ HỢP:

    a. Sốt cao

    b. Pro-calcitonin giảm

    c. Co cứng thành bụng

    d. Vẻ mặt nhiễm trùng

    e. Liệt ruột

    Câu 26. Đặc điểm nào sau đây phù hợp thoát vị đùi:

    a. Cảm giác đau tức vùng bẹn

    b. Thường ở nam giới

    c. Khối vùng bẹn thay đổi kích thước

    d. Khối chắc, ấn đau, không xẹp

    e. Khối nằm bên dưới dây chằng bẹn

    Câu 27. Bệnh nhân nữ, 87 tuổi, đau bụng 2 ngày, đau quanh rốn quặn từng cơn, bụng chướng dần, không ói, không đi cầu 2 ngày nay.

    Tiền căn: vài tháng gần đây có khó đi cầu xen kẽ tiêu lỏng, phân không có máu.

    Khám: bụng chướng vừa, cân đối, không có điểm đau. Âm ruột tăng, âm sắc cao.

    Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp:

    a. Tắc ruột do lao hồi manh tràng

    b. Tắc ruột do u đại tràng

    c. Táo bón

    d. Tắc ruột do dính

    e. Hội chứng ruột kích thích

    Câu 28. Bệnh nhân nam, 68t, đi khám sức khỏe tình cờ phát hiện u gan qua siêu âm

    TCCN: ăn uống kém, chán ăn, sụt cân không rõ, không đau bụng, đi tiêu phân vàng

    TCTT: thiếu máu, không vàng da, không báng bụng, bụng mềm, ấn không đau, không sờ thấy u.

    Tiền căn: đái tháo đường, chưa phẫu thuật lần nào, không bị viêm gan B hay C, uống rượu ít

    Trên lâm sàng, bản chất khối u gan nghi ngờ nhiều nhất là:

    a. Áp xe gan

    b. Tăng sản lành tính của gan

    c. Ung thư biểu mô đường mật

    d. Ung thư tế bào gan nguyên phát

    e. Ung thư tiêu hóa di căn gan

    Câu 29. Áp xe gan do sán lá gan được điều trị chủ yếu bằng:

    a. Dẫn lưu qua da

    b. Emetin

    c. Cephalosporine thế hệ 3,4

    d. Metronidazole

    e. Triclabendazole

    Câu 30. Yếu tố nào sau đây là yếu tố nguy cơ của túi thừa đại tràng trái:

    1. Táo bón
    2. Nhiễm trùng tiêu hóa tái đi tái lại
    3. Ung thư đại tràng
    4. Di truyền
    5. Bệnh nhân lớn tuổi

    Câu 31. Xử trí hay được lựa chọn cho một trường hợp viêm phúc mạc do viêm túi thừa đại tràng chậu hông thủng là:

    a. Phẫu thuật Hartmann

    b. Phẫu thuật Miles

    c. Đưa đại tràng trên chỗ thủng ra da

    d. Khâu chỗ thủng đơn thuần

    e. Cắt đoạn đại tràng nối ngay

    Câu 32. Theo Tokyo Guideline 2013, thời điểm cắt túi mật trì hoãn đối với viêm túi mật mức độ nặng:

    a. Sau dẫn lưu túi mật 24 h

    b. Sau dẫn lưu túi mật 48 h

    c. Sau dẫn lưu túi mật 6 – 12 tuần

    d. Càng sớm càng tốt khi tình trạng bệnh nhân cải thiện

    e. Không cần phẫu thuật vì nguy cơ quá cao.

    Câu 33. Trên siêu âm, dấu hiệu nào sau đây KHÔNG CHẮC CHẮN là viêm túi mật:

    a. Túi mật căng to

    b. Thành túi mật dày > 4mm

    c. Dịch viêm quanh túi mật

    d. Thành túi mật tách lớp

    e. Khí trong thành túi mật

    Câu 34. Viêm túi mật cấp không do sỏi thường gặp trên bệnh nhân nào?

    a. Tăng huyết áp không kiểm soát

    b. Nằm liệt giường

    c. Suy tim nặng

    d. Tuổi >50

    e. Nhiễm trùng huyết nặng

    Câu 35. HCC ở gan có xu hướng tiến triển theo cách nào phổ biến nhất:

    a. Di căn ổ bụng

    b. Di căn hạch bụng

    c. Di căn phổi

    d. Huyết khối tĩnh mạch chủ

    e. Huyết khối tĩnh mạch cửa

    Câu 36. Về phân độ, trĩ nội độ 3 là:

    a. Nằm trong ống hậu môn, kích thước trên 3cm.

    b. Sa thường xuyên ra ngoài.

    c. Sa ra khi đi cầu, tự thụt vào được.

    d. Sa ra khi đi cầu, phải dùng tay đẩy mới vào.

    e. Sa ra khi đi cầu, không đẩy vào được

    Câu 37. Biến chứng thường gặp nhất của ERCP có cắt cơ vòng lấy sỏi là:

    a. Chảy máu

    b. Thủng tá tràng

    c. Thủng ống mật chủ

    d. Viêm tụy cấp

    e. Viêm mủ đường mật

    Câu 38. Chống chỉ định tuyệt đối của thủ thuật PTBD là:

    1. Rối loạn đông cầm máu
    2. Bệnh nhân >70 tuổi
    3. Gan xơ trên fibroscan
    4. Dịch ổ bụng rải rác
    5. Vết mổ cũ đường giữa

    Câu 39. Bệnh nhân nam, 32t, nhập viện vì đột ngột đau khắp bụng 2 giờ

    Đau liên tục, tăng dần, kèm ói ít, không sốt rõ

    XQ bụng đứng không sửa soạn: không thấy liềm hơi tự do dưới hoành

    Siêu âm: ít dịch ổ bụng

    Lựa chọn nào sau đây là SAI:

    a. Chụp MSCT bụng chậu

    b. Thử Amylase máu

    c. Làm đầy đủ xét nghiệm tiền phẫu

    d. Theo dõi sát lâm sàng

    e. Nội soi dạ dày chẩn đoán

    Câu 40. Gọi là tăng Bilirubin trực tiếp ưu thế khi trong kết quả XN tỉ số Bilirubin TT/ Bilirubin TP lớn hơn:

    1. 20%
    2. 30%
    3. 40%
    4. 50%
    5. 60%

    Câu 41. Xuất huyết tiêu hóa trên mức độ nặng có đặc điểm:

    1. Lượng máu mất > 500ml
    2. Ói máu đỏ tươi do chảy ồ ạt
    3. Dịch bụng lượng nhiều
    4. Mạch chậm
    5. Thiểu niệu

     

    Câu 42. Dấu hiệu nào sau đây cho thấy bệnh nhân cần phải MỔ KHẨN dù chưa có chẩn đoán chính xác tạng thương tổn sau khi bị chấn thương bụng:

    1. Đau bụng
    2. Niêm nhạt
    3. Tri giác khó tiếp xúc
    4. Thành bụng có bầm máu lan rộng
    5. Tụt huyết áp không đáp ứng với hồi sức

    Câu 43. Nói về điều trị nội khoa tắc ruột, hãy CHỌN CÂU SAI:

    a. Đặt thông mũi – dạ dày

    b. Dùng kháng sinh

    c. Theo dõi nước tiểu

    d. Bù nước, điện giải

    e. Cho thuốc giảm co thắt

    Câu 44. Yếu tố nào sau đây là yếu tố nguy cơ của tắc ruột do bã thức ăn:

    a. Mổ khâu thủng ổ loét dạ dày

    b. Mổ cắt dạ dày

    c. Bệnh nhân trên 60 tuổi

    d. Thiếu máu nuôi ruột

    e. Ăn nhiều thịt

    Câu 45. Bệnh nhân, nam, 65 tuổi, đến khám vì gần đây bị mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, ăn uống không tiêu.

    Khám lâm sàng phát hiện da niêm hồng nhạt, bụng mềm, không có khối u.

    Chỉ định nào sau đây là phù hợp?

    a. Điều trị triệu chứng, theo dõi

    b. Chụp đối quang kép dạ dày

    c. Chụp cắt lớp vi tính bụng chậu cản quang

    d. Nội soi dạ dày

    e. Siêu âm ổ bụng

    Câu 46. Bệnh nhân nam, 52 tuổi, khoảng 2 tháng nay tiêu phân lỏng xen kẽ táo bón, không thấy máu trong phân, không đau bụng, không sụt cân.

    Tiền căn gia đình: mẹ bị ung thư đại tràng (đã mất).

    Cận lâm sàng đầu tiên nên được chỉ định cho bệnh nhân này là gì?

    a. Xquang đại tràng cản quang

    b. Nội soi đại tràng

    c. Siêu âm bụng

    d. CT scan bụng chậu cản quang

    e. MRI bụng chậu có cản từ

    Câu 47. Thoát vị bẹn kẹt có các đặc điểm sau đây, NGOẠI TRỪ:

    1. Ấn đau chói
    2. Đẩy không lên được
    3. Xuất hiện đã lâu
    4. Không thiếu máu nuôi ruột
    5. Không cần mổ cấp cứu

    Câu 48. Trong các cận lâm sàng sau đây, cận lâm sàng nào có giá trị nhất trong chẩn đoán sự xâm lấn tại chỗ của ung thư trực tràng thấp?

    a. Chụp đại tràng đối quang kép

    b. Marker ung thư CEA

    c. Nội soi trực tràng sinh thiết

    d. Chụp cắt lớp điện toán bụng chậu

    e. Chụp cộng hưởng từ vùng chậu

    Câu 49. Biến chứng bục xì miệng nối tiêu hóa hay xảy ra vào thời điểm nào:

    a. 24h sau mổ

    b. 1-2 ngày sau mổ

    c. 3-5 ngày sau mổ

    d. 5- 7 ngày sau mổ

    e. Trên 7 ngày sau mổ

    Câu 50. Hóa trị tân hỗ trợ có nghĩa là:

    1. Hóa trị trước mổ
    2. Hóa trị trong mổ
    3. Hóa trị sau mổ
    4. Hóa trị bằng những loại thuốc mới
    5. Hóa trị nhắm trúng đích

    Câu 51. Một bệnh nhân nam, 65t, nhập viện vì vàng da niêm sậm 1 tháng nay, không đau bụng, tiểu vàng sậm, tiêu phân bạc màu

    Khám: gan to dưới bờ sườn 2cm, sờ được u cạnh phải rốn kt khoảng 4x4cm , chắc, không di động.

    Tiền căn: không uống rượu, không nhiễm viêm gan B,C

    Chẩn đoán nào sau đây nghĩ đến nhiều nhất:

    1. U đầu tụy
    2. U bóng Vater
    3. U đoạn cuối ống mật chủ
    4. Ung thư gan nguyên phát
    5. Ung thư dạ dày

    Câu 52. Nhuộm hóa mô miễn dịch nào sau đây áp dụng cho ung thư dạ dày để điều trị liệu pháp nhắm trúng đích?

    a. CD 20

    b. CD 117

    c. Her 2

    d. P53

    e. Ki 67

    Câu 53. Khi nói về ung thư dạ dày sớm, câu nào sau đây là SAI:

    a. Là không di căn hạch

    b. Là không xâm lấn lớp dưới niêm

    c. Có thể điều trị bằng cắt lớp dưới niêm qua nội soi (ESD)

    d. Có thể điều trị bằng cắt lớp niêm mạc qua nội soi (EMR)

    e. Có thể điều trị bằng mổ cắt dạ dày, nạo hạch D2

    Câu 54. Các phương pháp điều trị triệt để ung thư tế bào gan gồm có:

    a. Cắt gan, ghép gan, RFA

    b. Cắt gan, ghép gan, TACE

    c. Cắt gan, hóa trị toàn thân, xạ trị

    d. Cắt gan, hóa trị tại chỗ, RFA

    e. Cắt gan, TACE, RFA.

    Câu 55. Trong chấn thương bụng kín, chọc rửa ổ bụng có độ nhạy cao hơn chọc dò ổ bụng vì:

    1. Được thực hiện bởi phẫu thuật viên có kinh nghiệm
    2. Chọc dưới hướng dẫn siêu âm
    3. Vị trí chọc ở rốn thay vì ở hố chậu
    4. Có đưa vào ổ bụng một lượng dịch trước khi hút
    5. Chọc bằng kim to hơn

    Câu 56. Túi thừa Meckel thường cách góc hồi-manh tràng khoảng:

    1. 10-20cm
    2. 20-50cm
    3. 50-80cm
    4. 80-100cm
    5. 120-150cm

    Câu 57. Ở bệnh nhân tắc ruột, dấu hiệu nào trên CT scan bụng chứng tỏ giai đoạn trễ?

    a. Dịch giữa các quai ruột

    b. Dạ dày dãn to, có hình ảnh 3 lớp

    c. Ruột non dãn to trên 3cm

    d. Đại tràng dãn to trên 5cm

    e. Niêm mạc ruột bắt cản quang kém

    Câu 58. Bệnh nhân nam, 65 tuổi, nhập viện vì đau hạ sườn phải âm ỉ 1 tháng nay, kèm ăn uống kém, nước tiểu vàng sậm, không sốt.

    Tiền căn: uống rượu nhiều, nhiễm viêm gan siêu vi B

    Khám: da niêm vàng, gan lách không sờ thấy, túi mật không sờ thấy, ấn đau nhẹ hạ sườn phải, bụng mềm, xẹp.

    Siêu âm: một u ở gan phải kích thước 3x3cm chưa rõ bản chất.

    Bilirubin TP 3.0 mg%, Bilirubin TT 1mg%, AFP: 40 UI/mL, CA19-9: 20 UI/mL WBC 10K/µL, PLT 120 G/L, AST 200 UI/L, ALT 235 UI/L

    Bản chất khối u được NGHĨ ĐẾN NHIỀU NHẤT là:

    a. Nốt loạn sản xơ gan

    b. Áp xe gan

    c. CCC

    d. HCC

    e. Ung thư tiêu hóa di căn gan

    Câu 59. Một bệnh nhân nam, 23 tuổi, vào viện vì bị người khác dùng dao đâm vào bụng (cách 1 giờ)

    Tình trạng lúc NV: BN tỉnh táo, sinh hiệu ổn, than đau khắp bụng.

    Khám: niêm hồng, bụng có vết thương ở cạnh phải rốn, dài khoảng 2cm, không thấy ruột hay mạc nối lòi ra, có chảy ít máu, không chảy dịch tiêu hóa. Bụng chướng vừa, ấn đau, đề kháng khắp bụng.

    XQ bụng đứng KSS: không thấy hơi tự do ổ bụng

    Siêu âm bụng: dịch ổ bụng lượng ít, không tổn thương gan, lách, thận.

    Xử trí nào tiếp theo là phù hợp:

    a. Theo dõi thêm ở phòng cấp cứu 6-12 tiếng

    b. Thám sát vết thương tại tiểu phẫu, nếu không thấu bụng thì cho xuất viện

    c. Chọc dò dịch ổ bụng dưới hướng dẫn siêu âm

    d. Bơm hơi vào ống thông mũi dạ dày, chụp lại phim XQ bụng đứng KSS

    e. Mổ nội soi ổ bụng chẩn đoán

    Câu 60. Một bệnh nhân nữ, 30 tuổi, nhập viện sau tai nạn giao thông khoảng 5 giờ.

    Bệnh nhân bị va đập phần bụng xuống đường. Sau tai nạn BN tỉnh, tiếp xúc tốt, mạch 96 lần/ phút, HA 100/70 mmHg, thở 25 lần/ phút, da niêm hồng, ấm.

    Khám thấy có vết bầm máu vùng bờ sườn trái. Bụng chướng, ấn đau khắp bụng, không đề kháng.

    Siêu âm có dịch ổ bụng lượng ít🡪trung bình, chọc hút ổ bụng ra máu không đông.

    Phân độ chảy máu trên bệnh nhân này?

    a. Độ I

    b. Độ II

    c. Độ III

    d. Độ IV

    e. Độ V

    =========================================================