Danh mục: SLIDE SẢN KHOA

  • CÂU HỎI LÂM SÀNG SẢN KHOA : TIỀN SẢN GIẬT

    TIỀN SẢN GIẬT

    1. Các tiêu chẩn CĐ TSG nặng
    2. Khi nào cho 1 TH TSG NV. Hướng dẩn BN ngoại trú ntn?
    3. Mô tả HC HELLP
    4. Nội dung bảng theo dõi 1 BN đang được điều trị TSG nặng
    5. BC cho mẹ và con của TSG. Cách dự phòng
    6. Chọn hạ áp trong TSG: hydralazin, α-methyl dopa, chẹn kênh calcium
    7. BC, theo dõi và xử trí BC của điều trị MgSO4.
    8. XT cấp cứu 1 cơn sản giật
    9. Bàn về thời điểm và PP chấm dứt thai ký trong TSG
    10. Theo dõi và hướng dẫn chăm sóc hậu sản 1 TH TSG
    11. Giá trị của khảo sát velocimetry doppler trong thai kì với HA cao
    12. TSG nặng đã ổn định với điều trị bước đầu: kéo dài thai kì hay chấm dứt
    13. MgSO4 có phải là 1 điều trị bắt buộc? Quan điểm của cá nhân
    14. Chấm dứt thai kì cho TSG: KPCD vs mổ sanh
    15. Có thể dự báo sớm TSG khi chưa xảy ra được ko? Bằng cách nào?
    16. Chiến lược thực hiện kiểm soát HA trong TSG: mục tiêu? Phương thức.
    17. Liều MgSO4 và Nicardipine?

    Câu 1:

    Theo ACOG 2013, TSG có 1 trong những dấu hiệu sau gọi là nặng:

    – HA trên 160 110 qua 2 lần đo cách nhau 4h (trừ khi đã được dùng thuốc trước đó)

    – Suy tế bào gan : Men gan tăng gấp đôi, đau hsp, thượng vị ko đáp ứng thước

    – Suy thận : Cre tăng gấp đôi hoặc > 1,1 ko do nguyên nhân bl thận

    – Phù phổi

    – Triệu chứng não và thị giác

    Câu 2: Nhập viện khi:

    – Có dấu hiện nặng

    – Sức khỏe con không đảm bảo

    – Cấp cứu sản khoa

    – Dấu chuyển dạ

    Hướng dẫn bệnh nhân ngoại trú:

    – Tái khám 3 ngày

    – Ở nhà:

    + Nghỉ ngơi nhiều, ăn nhiều đạm và rau quả, ko dùng lợi tiểu và an thần

    + Theo dõi HA 2 lần/ngày, theo dõi xuất nhập

    + Theo dõi cử động thai hằng ngày

    + Theo dõi dấu hiệu nặng, dấu chuyển dạ

    Câu 3: Hội chứng HELLP

    – Là bộ 3 triệu chứng…, hiện diện trong bối cảnh của TSG

    – Lâm sàng gồm: Đau thượng vị (90%), buồn nôn, nôn, vàng da và tiểu xá xị

    – CLS thường thấy:

    + Bilirubin toàn phần ≥ 1,2 mg%

    + LDH > 600

    + SGOT > 70UI/L

    + Giảm tiểu cầu < 100 000

    – Hậu quả: biến chứng và kết cục xấu thấy trong khoảng 40% trường hợp, tử vong mẹ lên đến 24%

    Câu 4: Theo dõi BN TSG nặng

    – Lâm sàng (bảng theo dõi ở sản A): giờ – sinh hiệu: HA, mạch, nhiệt độ, NT – V nước tiểu – PXGX – Dấu chuyển dạ: TT, cơn gỏ. Ít nhất mỗi 8h

    – CLS: Tiểu cầu, men gan, Creatinin mỗi ngày

    Câu 5: Biến chứng cho mẹ và con trong TSG

    – Mẹ: Sản giật, HELLP, nhau bong non, DIC, OAP, xuất huyết não, suy gan, suy thận, suy đa cơ quan, BHSS

    – Con: IUGR, thai lưu (do suy thai), sanh non.

    Dự phòng: ????

    Câu 6: Chọn hạ áp trong TSG

    Thuốc Tác dụng CCĐ Cách sử dụng
    Cơ chế Bắt đầu Kéo dài
    Alpha methyldopa

    (Aldomet)

    ƯC thụ thể alpha trung ương 🡪phong tỏa tổng hợp dopamin 🡪 ƯC dẫn truyền thần kinh giao cảm ngoại vi ADH: anemia, Depression, Hepatitis

    • trầm cảm trầm trọng
    • viêm gan cấp-mạn, xơ gan, tiền sử viêm gan do thuốc
    • thiếu máu tán huyết
    AN TOÀN nhất trong suốt thai kỳ

    Dùng đơn độc hoặc kết hợp

    Hydralazine (Nepressol) Giãn tiểu ĐM ngoại vi, trực tiếp 10-30p 2-4h Quá mẫn với hydralazin CALM: coronary, aorta, lupus, mitral

    • bệnh động mạch vành
    • phình động mạch chủ cấp
    • lupus đỏ
    • van 2 lá do thấp
    ĐẦU TAY

    đánh trực tiếp vào bệnh sinh là co thắt tiểu ĐM ngoại vi

    kết hợp labetalol

    Labetalol (Trandate) ƯC beta (1, 2), alpha (1) 5p Mất 1-2h để đạt định Beta BlockeRS Kết hợp hydralazin

    để bù trừ tác dụng giãn mạch nhanh mạnh của hydra và giảm tác dụng phụ nhịp nhanh

    Nifedipine (Adalat), Nicardipine (Loxen) Tác động trên cả các mạch máu trung bình

    Nifedipin có thể tương tác với MgSO4. Ion Mg++ cạnh tranh với ion Ca++ 🡪 gây tụt huyết áp

    So với Nife, nicardipin tác dụng chọn lọc lên mạch máu hơn, ít tác dụng lên sự co bóp tim, ít làm tăng nhịp tim phản xạ hơn

    10p 8h CST: coronary, stenosis of aorta valve, trimester

    • đau thắt ngực không ổn định hoặc cấp tính, sốc tim,
    • hẹp van ĐMC giai đoạn muộn
    • thận trọng khi dùng trong 2 TCN đầu, có thể dùng trong tam cá nguyệt 3
    Dùng trong THA nặng, thất bại thuốc khác

    Câu 7: Biến chứng, theo dõi và xử trí biến chứng MgSO4:

    – Nồng độ bình thường của Mg++ là 1,5 – 3.

    4 – 6 : Liều điều trị

    8 – 12 : Mất PX gân xương

    10 – 12 : lơ mơ nói sảng

    15 – 17 : Liệt cơ, khó thở

    30 : Ngưng tim

    – Theo dõi khi dùng MgSO4:

    + Xuất nhập: đạt yêu cầu để tiếp tục dùng MgSO4 ko. Thiểu niệu (<25ml/h hay <100ml/4 giờ) thì phải ngưng

    + Dấu ngộ độc MgSO4: mất PXGX là dấu hiệu sớm nhất

    + Ngoài ra: Sinh hiệu mẹ (NT < 12)

    – Xử trí biến chứng MgSO4:

    – Ngưng ngay khi: có dấu hiệu ngộ độc (mất PXGX, suy HH), hoặc thiểu niệu

    – Dấu ngộ độc: Calcium gluconate 10% 10ml bolus 10p, đặt NKQ nếu ngưng thở

    Câu 8: Xử trí cấp cứu BN sản giật

    – Que ngáng lưỡi, thông thoáng đường thở

    – Lập đường truyền.

    – MgSO4 ngừa co giật thứ phát, nếu đang dùng MgSO4 nên tiêm thêm 2g rồi đo lại Mg++ trong máu

    – Hạ áp

    – Ổn định tình trạng mẹ, cho sanh trong vòng 12h sau khi ổn định tình trạng mẹ

    – Xử trí suy thận sau sản giật

    Câu 9: Quyết định chấm dứt thai kì trong tiền sản giật:

    – Phụ thuộc vào:

    + Tuổi thai khi chẩn đoán

    + Tình trạng sức khỏe mẹ

    + Tình trạng sức khỏe con

    + Có các cấp cứu sản khoa, hay dấu chuyển dạ chưa

    – Con <28w (ko thể sống được): Nên CDTK, ưu tiên sk mẹ, vì con ko có cơ may sống được

    – 28 – 34w: corticoid hỗ trợ phổi, nếu ko có chỉ định cdtk ngay, thì có thể tiếp tục (tsg nặng và không nặng)

    TSG nặng: cdtk lúc thai 34w

    – > 34w: TSG ko nặng : dưỡng thai tới 37w

    – 37w: cdtk

    Phương thức CDTK:

    – Xét có chỉ định MLT ko

    – Nếu ko có: CDTK bằng KPCD (LS: Sonde Foley)

    Câu 10. Theo dõi và chăm sóc hậu sản TSG:

    – Vì 1/3 sản giật và HELLP có thể xuất hiện sau sanh, nên các biện pháp chống THA và MgSO4 cần được duy trì

    – MgSO4 cần được duy trì sau sanh 24h

    – Theo dõi HA thường xuyên trong giai đoạn hậu sản. (72h theo ACOG)

    – Đa số BN khi xuất viện HA trở về bình thường, tuy nhiên nếu HA còn cao thì cần duy trì thuốc chống THA – tk sau 1 tuần.

    – Khi về: dặn dò các triệu chứng TSG, có bất thường nên được NV ngay

    Câu 11: Giá trị khảo sát Dopple trong thai kì nguy cơ cao

    – Doppler thường dùng trong sản khoa là siêu âm Doppler động mạch tử cung, động mạch rốn và não giữa.

    – Doppler Đm tử cung đánh giá trở kháng bánh nhau 🡪 khi RI cao thể hiện sự xâm nhập ko hoàn toàn của nguyên bào nuôi vào hệ thống mm màng rụng (THA, IUGR) 🡪 Giá trị dự báo cao những biến chứng liên quan đến suy yếu bánh nhau. Lâm sàng: dùng để tầm soát dân số nguy cơ cao xuất hiện bệnh lí bánh nhau (dựa trên tiền sử, bệnh sử), cập nhật mới nhất: trên tầm soát tiền sản giật, cùng với triple test và MAP

    – ĐM rốn và ĐM não giữa: Chỉ báo quan trọng đánh giá sức khỏe thai.

    + ĐM rốn: đánh giá chức năng tuần hoàn nhau thai, khi trở kháng đm rốn tăng cao, hậu quả là mất hay đảo ngược dòng chảy cuối tâm trương 🡪 suy tuần hoàn nhau thai rất nặng.

    + ĐM não giữa: thể hiện mức độ thiếu oxy trường diễn, dãn mạch não 🡪 Giảm RI ĐM não giữa. Khi RI não giữa < RI rốn 🡪 Thiếu oxy nặng.

    Câu 12: TSG nặng đã ổn định với những điều trị bước đầu: Kéo dài hay chấm dứt?

    – Phụ thuộc vào:

    + Tuổi thai: 34w

    + Tình trạng sức khỏe thai: sinh trắc, dopple và NST

    + Có dấu chuyển dạ hay chưa

    – Nếu ổn, <34w, có thể dưỡng thai tiếp.

    Câu 13: MgSO4 có phải là điều trị bắt buộc? Quan điểm cá nhân:

    – MgSO4 không phải vô hại, theo dõi khó khăn, có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, là thuốc ngừa co giật hiệu quả trong TSG, ko ảnh hưởng sức khỏe thai nhi.

    – Tỉ lệ co giật ở TSG nặng là < 2%, TSG ko nặng < 0.5%. Tuy nhiên một khi sản giật đã xảy ra thì rất nguy hiểm

    🡪 Ko phải điều trị bắt buộc. Nên dùng đối với:

    – TSG có dấu hiệu nặng

    – TSG đi vào chuyển dạ và sau sanh: vì vào chuyển dạ có những thay đổi, stress, có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn, gây xuất hiện sản giật.

    Câu 14: Chấm dứt thai kì cho TSG: mổ sanh hay KPCD

    – TSG đơn độc không phải chỉ định của MLT

    – Vì các rối loạn đông máu, huyết động, việc dùng thuốc chống THA và MgSO4 ảnh hưởng nhiều đến cuộc mổ, nên TSG đơn độc ko là chỉ định của MLT

    – Xem xét các chỉ định của MLT

    – Nếu ko có: KPCD

    Câu 15: Có thể dự báo sớm TSG khi chưa xảy ra được không? Bằng cách nào?

    – Hiện nay có nhiều giải thuyết ủng hộ việc có thể dự báo được

    – ACOG 2013 và MFM dự báo dựa trên những chỉ báo LS:

    – FMF dự báo dựa trên chỉ báo LS và CLS:

    – ĐHYD đang thực hiện TS theo mô hình FMF, với ngưỡng cut-off là 1/100

    Câu 16: Chiến lược kiểm soát HA trong tiền sản giật? Mục tiêu, phương thức.

    – Mục tiêu:

    1. Mức HA mục tiêu

    2. Sự ổn định của HA: khó đạt được hơn

    – Phương thức:

    + Trong trường hợp nặng, cần hạ áp nhanh: thuốc đường TM, tác dụng nhanh. Nicardipin đường TM là 1 lựa chọn. Khi ổn định thì chuyển dần sang đường uống

    + Trong các trường hợp nhẹ: nên bắt đầu bằng đường uống, 1 loại, liều thấp, tăng liều dần. Ko đạt được thì dùng 2 nhóm thuốc.

    Câu 17: Y lệnh MgSO4

    Tấn công: MgSO4 15% 10ml x 2 ống pha 30ml nước cất – tiêm TM trong 15p

    Duy trì: MgSO4 15% 10ml x 4 ống pha trong 2ml nước cất – BTĐ 7ml/h

    Y lệnh Nicardipine

    Ống 10ml/10ml pha với 40 ml nước cất

    – Tấn công: 5ml TMC

    – Duy trì: 10ml/h. Chỉnh liều mỗi 15p, tối đa 15ml/h

    BỆNH ÁN

    BỆNH ÁN SẢN KHOA

    1. Hành chính:
    2. Họ và tên: Hà Thị Cẩm N. Tuổi: 34 PARA: 1011
    3. Nghề nghiệp: nội trợ
    4. Địa chỉ: Huyện Nhà Bè, TP.HCM
    5. Ngày giờ nhập viện: 11h15, ngày 03/03/2018
    6. Lý do đến khám: Huyết áp cao – Thai
    7. Lý do nhập viện: Con lần 2, thai 30w1d, ngôi ngang, chưa chuyển dạ – Tiền sản giật – Vết mổ cũ
    8. Tiền căn:
    9. Gia đình:
    • Mẹ bị ĐTĐ type 2
    • Chị ruột: tiền sản giật, sanh non lúc thai ≈ 7 tháng
    • Ngoài ra không ghi nhận tiền căn bệnh lý di truyền về máu, hẹp động mạch thận, tăng huyết áp, bệnh lý phụ khoa
    1. Bản thân:
    • Nội khoa: không ghi nhận tiền căn THA, ĐTĐ, cường giáp, suy tim, hen.
    • Ngoại khoa: chưa ghi nhận bất thường.
    • Chưa ghi nhận tiền căn dị ứng
    1. Sản phụ khoa:
    • Kinh nguyệt: Có kinh lần đầu năm 14 tuổi, kinh không đều, chu kì kinh 35-45 ngày, hành kinh 3 ngày, lượng trung bình, ≈ 3-4 BVS/ngày, máu kinh đỏ sẫm, không máu cục, không thống kinh
    • Tuổi lập gia đình: 23 tuổi (2007)
    • PARA: 1011
    • 2008: con lần đầu, sanh mổ tại BV huyện Củ Chi vì thai suy, thai ≈ 38w, CNLS: 2.6kg, sau sinh bé khỏe, hậu sản 7 ngày, không ghi nhận bất thường trong thời gian hậu sản, vết thương lành tốt
    • 2017: thai lưu lúc thai lúc 5w, ɵ bằng hút thai tại BV Từ Dũ
    • Biện pháp tránh thai: 2009, đặt vòng tránh thai, đặt 3 năm thì BN lấy ra, sau đó tránh thai bằng bao cao su và xuất tinh ngoài
    • Chưa ghi nhận tiền căn bệnh lý phụ khoa (u xơ, u nang, TNTC), viêm nhiễm phụ khoa.
    • Chưa làm PAP’s test
    1. Bệnh sử:

    Tính ngày dự sinh:

    • Kinh cuối: không nhớ (do kinh không đều )
    • SÂ1: (22/09/2017) 1 phôi thai sống trong long tử cung #7 tuần 6 ngày (CRL = 13 mm) == > DS: 05/05/2018
      • Tam cá nguyệt 1:
    • Sản phụ nghén ít, sụt 2 kg.
    • HA 120/80 mmHg, ĐH bất kỳ 89 mg/dl, TPTNT bình thường
    • Combined test nguy cơ thấp với hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau ( NT 1.20mm, PAPP – A mUI/ml, hCGfb 69.3 ng/ml)
    • CTM, Rh, XN tầm soát HIV, VGB, giang mai, rubella ko bất thường
      • Tam cá nguyệt 2:
        • HA 120/80
        • TPTNT (-), không phù
        • Siêu âm sinh trắc ở bách phân vị 20.
        • VAT 2 mũi, siêu âm hình thái chưa phát hiện bất thường
      • Tam cá nguyệt 3: 12/2/18 (28w3d)
    • HA 130/80 mmHg, Protein niệu vết, Phù (+)
    • Siêu âm ( 12/02/2018):
      • BPD: 68 mm, AC: 209 mm, FL: 49 mm, CN: 893g 🡪 Sinh trắc chạm đường 3th tuổi thai 28w
      • nhau bám mặt sau, nhóm 2, trưởng thành độ 2,
      • ĐM rốn: S/D 2.60, RI 0.61
    • Lúc này BN không được điều trị. Hẹn tái khám sau 2 tuần
    • 3/3/18 (31w0) – Ngày NV: Sản phụ thấy nhức đầu nhiều, đi khám tại BV TD – HA 150/80 mmHg, phù (++), TPTNT Pro 2+, NST (+) ==> nhập viện Từ Dũ
    1. Tình trạng lúc nhập viện:
    • Sản phụ tỉnh, tiếp xúc tốt
    • Sinh hiệu: M 114 lần/phút HA: 180/100 mmHg

    NT: 20 lần/phút Nhiệt độ: 37ºC

    • Chiều cao: 1m50 CN trước mang thai: 49 kg, CN hiện tại 58 kg
    • Tim đều rõ, vết mổ cũ không đau, PXGX (++), phù chân đến gối
    • Bề cao tử cung 23 cm
    • Tim thai (+), ngôi ngang, ối còn
    • CTC đóng, âm đạo sạch
    • ∆ lúc nhập viện: Thai 30w1d, ngôi ngang, chưa chuyển dạ – VMC – Tiền sản giật nặng
    • Xử trí tại CC:

    MgSO4 + Nicardipine

    1. Diễn tiến từ lúc nhập viện đến lúc khám:
    • Bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường bệnh, không chóng mặt đau đầu, không hồi hộp đánh trống ngực. không đau bụng, không ra huyết âm đạo, thai máy (+)
    • Tỉnh, tiếp xúc tốt, VMC không đau
    • Sinh hiệu ổn, HA 140-130/90-80 mmHg.
    • TT 140 – 150 l/ph
    1. Khám lâm sàng: lúc 8h00 ngày 05/03/2018
    2. Tổng quát:
      • Sản phụ tỉnh, tiếp xúc tốt, không hoa mắt, chóng mặt, VMC không đau
      • Sinh hiệu: M: 100 lần/phút HA: 160/80 mmHg

    NT: 20 lần/phút T0 = 370C

      • Da niêm hồng
      • Phù đến đầu gối, đối xứng, mềm, trắng, ấn lõm, không đau
      • Nước tiểu ≈ 2L/24h, vàng, đục
    1. Khám cơ quan:
      • Đầu mặt cổ cân đối, không u, sẹo, khí quản không lệch
      • Tuyến giáp không to
      • Hạch ngoại vi không sờ chạm
    • Lồng ngực: cân đối, di động theo nhịp thở, không sẹo, không co kéo cơ hô hấp.
    • Tim : đều, tần số 100 lần/phút, T1, T2 đều rõ, không âm thổi, không tiếng tim thêm vào
    • Phổi : phổi trong, không rale
    • PXGX (++)
    1. Khám sản khoa:

    ٭Khám bụng:

      • Bụng không có vết rạn, sẹo mổ đường ngang trên vệ, lành tốt, không dính xung quanh VMC không đau ngoài cơn gò
      • Bụng mềm, sẹo mổ đường ngang trên vệ
      • Tử cung hình trứng, trục dọc
      • Chiều cao tử cung 23cm
      • Cơn co tử cung: không có lúc thăm khám
      • Tim thai (+) 132 l/ph, ngôi ngang

    ٭Khám âm đạo và khám trong: không khám

    1. Tóm tắt bệnh án:

    Sản phụ 34tuổi, PARA 1011, nhập viện vì Con lần 2, thai 30w1d, ngôi ngang, chưa chuyển dạ – Tiền sản giật có dấu hiệu nặng – Vết mổ cũ

    TCCN:

    TCTT: HA cao, cao nhất là 180/100 mmHg

    Phù

    Protein niệu 2++

    NST (+)

    Tiền căn: mổ lấy thai cách 10 năm

    Mẹ ĐTĐ, chị ruột tiền sản giật, sanh non

    1. Đặt vấn đề:
          1. THA + Protein niệu 2++
          2. Vết mổ lấy thai cũ
          3. Thai nhỏ
    2. Biện luận:

    THA mới xuất hiện sau tuần 20 + TPTNT Protein 2++ == > Tiền sản giật

    == >Đề nghị XN: CTM, chức năng gan , thận: AST, ALT, BUN, creatinin máu.

    đạm niệu 24 giờ

    HA cao nhất là 180/100 == > tiền sản giật có dấu hiệu nặng.

    ULCN gần 3rd, AC giảm, BPD bình thường, nhưng SK thai ổn định == > TD IUGR bất đối xứng

    1. Đề nghị cận lâm sàng:

    Xét nghiệm chẩn đoán: CTM, CN gan, thận, đạm niệu 24h, Bilirunin TP, GT, LDH, siêu âm

    Xét nghiệm khác: Protein máu, Albumin máu, ĐH, ECG, Ion đồ, Ca, Mg, Test OGTT

    1. Kết quả CLS:
    2. Đạm niệu 24h(04/03/2018) 0.99 g/24g
    3. TPTNT(03/03/2018): Kết quả trong giới hạn bình thường
    4. Sinh hóa (03/03/2018)
    Đường huyết 4.7 3.6-5.6 mmol/l
    Ure 3.3 1.7-8.3 mmol/l
    Creatinin/ 67 44-80 mmol/l
    Uricn Acid 335 143-399 Umol/l
    Protein toàn phần 64.7 66-87 g/l
    Albumin 34.23 34.48 g/l
    AST 21 <31 UI/l
    ALT 18 <31 UI/l
    Bil toàn phần 5.53 3.4-7.1 mmol/l
    Bil TT 0.63 0-7 mmol/l
    LDH-P 197 240-480 UI/l
    Na 131 136-145 mmol/l
    K 3.91 3.4-4.5 mmol/l
    Cl 99.4 98-107 mmol/l
    Ca 2.44 2.15-2.55 mmol/l
    Mg 1.57 0.8-1 mmol

    == > Sinh hóa máu trong giới hạn bình thường

    1. Đông máu(03/03/2018)
    PT 105 70-120 %
    INR 0.95 0.9-1.3
    TQ 11.9 12-17.5 Giây
    TCK 29.0 25-43 Giây
    Fibrinogen 372 154.3-397.9 mg/dl
    Co cục máu Co hoàn toàn Co hoàn toàn

    == > Đông máu trong giới hạn bình thường

    1. Công thức máu(3/3/2018)
    WBC 9.59 4.5-10.5 109/l
    Neu 66.2 43-72 %
    Lym 23.4 18-43 %
    Mono 9.4 4-12 %
    Eso 0.8 0-8 %
    Baso 0.2 0-2 %
    RBC 4.45 4.2-5.4 1012/l
    Hb 14.5 12-16 g/dl
    Hct 43.3 37-48 %
    MCV 97.3 86-93 Fl
    MCH 32.6 28-33 Pg
    MCHC 33.5 32-36 g/dl
    RDW 12.7 12.1-14 %
    PLT 174 150-400 109/l
    MPV 10.5 6.3-10.1 Fl
    IG% 0.6 %

    == > CTM trong giới hạn bình thường

    1. Miễn dịch(03/03/2018)
    f-T3 2.16 1.45-3.48 pg/ml
    f-T4 0.58 0.71-1.85 ng/dl
    TSH 0.93 0.49-4.67 uIU/ml

    HIV Ag/Ab Âm tính HbsAg Âm tính

    1. Test dung nạp đường 75g: Âm tính
    2. Siêu âm thai (03/03/2018)

    Số lượng thai: 01 Tim thai: 145 nhịp/phút

    Cử động thai: (+) Ngôi thai: đầu ở hạ sườn phải

    Các số đo: BPD: 73mm, CVD: 266 mm, CDXD: 50mm, ĐKNB: 70mm, CVB: 228mm, ULCN: 1000g,

    Doppler màu:

    ĐM não giữa: S/D: 4.60 RI: 0.78

    ĐM rốn: S/D: 5.58 RI: 0.83 => tăng kháng trở ĐM rốn

    Tình trạng ối: 9cm

    Tính chất ối: bình thường

    Nhau bám mặt sau, nhóm II, độ trưởng thành II

    == > ULCN <3rd , AC giảm, BPD bình thường

    == > kết hợp với SÂ lúc thai # 28w + tăng trở kháng ĐM rốn == > thai IUGR

    1. Chẩn đoán: Con lần 2, thai 31w3d, ngôi ngang, chưa chuyển dạ – Tiền sản giật có dấu hiệu nặng – IUGR – Vết mổ cũ
    2. Xử trí:

    Thai < 34w, tình trạng mẹ ổn định, thai NST (+), hiện không có dấu hiệu đe dọa thai

    == > Điều trị theo dõi :

    • Mẹ:
    • Tri giác, sinh hiệu, các dấu hiệu nặng khác của TSG
    • Bilan dịch vào ra mỗi 8h/lần
    • Dấu hiệu chuyển dạ
    • Xét nghiệm bilan tiền sản giật mối 1 – 2 ngày
    • Thai:
      • Đếm cử động thai, NST mối ngày
      • TD CN thai và Doppler ĐM rốn mỗi tuần

    Ổn định huyết áp: Nicardipine 20mg 1vx2, (u)

    Trưởng thành phổi

    MgSO4

    Nghỉ ngơi tại giường

    1. Tiên lượng:

    Mẹ: dè dặt, nguy cơ vào sản giật, hội chứng Hellp

    Con: dè dặt, nguy cơ phải chấm dứt thai kỳ sớm

    Câu hỏi

    1. Chỉ định chấm dứt thai kì ở thai này?
    2. Tại sao mổ lấy thai. Nguy cơ cuộc mổ này là gì?
    3. Bilan TSG có gì em?
    4. Doppler ĐM rốn bất thường gì?
    5. Tiền căn chị gái TSG có ý nghĩa gì?
    6. Duy trì hạ áp bằng gì?
    7. Tại sao em cho MgSO4?

    Trả lời

    Câu 1:

    – TSG có dấu hiệu nặng

    – IUGR nặng (<3th) + tăng trở kháng ĐM rốn, giảm trở kháng ĐM não giữa

    🡪 Chấm dứt thai kì khi có hiệu lực của corticoid (sau 48h)

    Câu 2:

    MLT vì ngôi ngang.

    Nguy cơ cuộc mổ này:

    – Các rối loạn huyết động của mẹ (hạ áp, giảm tiểu cầu)

    – Việc dùng MgSO4

    – BHSS

    – Con: Suy hô hấp, xuất huyết não sau sanh

    Câu 3: Bilan TSG

    – Sinh hóa: Creatinin, acid uric, AST, ALT, LDH, Bilirubin

    – CTM: xem tiểu cầu

    – Đạm niệu 24h

    Câu 4: Doppler ĐM rốn bất thường:

    – Tăng S/D, tăng RI, PI trên 95th

    – RI não giữa < RI rốn

    Câu 5: Tiền căn chị gái TSG có ý nghĩa gì em?

    – Theo ACOG, tầm soát TSG trên đối tượng nguy cơ, có mẹ hay chị gái có TSG là 1 yếu tố nguy cơ trung bình.

    🡪 Đáng lẽ ra mình có thể làm tốt hơn vào những tháng đầu thai kì bằng cách tầm soát và dự phòng TSG cho cô này.

    Câu 6: Duy trì hạ áp bằng gì?

    – Nifedipine uống. Vì:

    + Cô này sau khi hạ áp bằng nicardipine đường TM, HA đạt được 140-150/90-100, đạt được HA mục tiêu

    + Mục tiêu của mình bây giờ là duy trì ổn định HA mục tiêu này 🡪 Chọn thuốc có thể td dài, ổn định 🡪 Dùng thuốc uống

    + Nifedipine 20mg 1v x 3 lần (u). Đề phòng TD phụ là nhịp tim nhanh, nhức đầu.

    Câu 7: Tại sao cho MgSO4

    Vì:

    – TSG có dấu hiệu nặng

    – Đủ điều kiện tiếp tục MgSO4: không thiểu niệu, không dấu ngộ đọc MgSO4

    Duy trì: MgSO4 15% 10ml x 4 ống pha 500 ml Glucose 5% truyền TM 30 giọt/p

     

  • Tổng quan thuốc điều trị tiền sản giật

    Thuốc Tác dụng Tác dụng phụ CCĐ Cách sử dụng
    Cơ chế Bắt đầu Kéo dài Chung Riêng
    Alpha methyldopa

    (Aldomet)

    ƯC thụ thể alpha trung ương 🡪 phong tỏa tổng hợp dopamin 🡪 ƯC dẫn truyền thần kinh giao cảm ngoại vi ADH: anemia, depression, hepatitis

    • Trầm cảm, buồn ngủ, chóng mặt
    • Thay đổi chức năng gan
    • Thiếu máu tán huyết
    • trầm cảm trầm trọng
    • viêm gan cấp-mạn, xơ gan, tiền sử viêm gan do thuốc
    • thiếu máu tán huyết
    Thuốc AN TOÀN nhất trong suốt thai kỳ

    Dùng đơn độc hoặc kết hợp với một thuốc giãn mạch khác

    Hydralazine (Nepressol) Giãn tiểu ĐM ngoại vi, trực tiếp 10-30p 2-4h Nhức đầu, đỏ mặt
    • Hạ HA🡪 tim nhanh, suy thai
    • Hội chứng giống lupus
    Quá mẫn với hydralazin CALM: coronary, aorta, lupus, mitral

    • bệnh động mạch vành
    • phình động mạch chủ cấp
    • lupus đỏ
    • van 2 lá do thấp
    Thuốc ĐẦU TAY do đánh trực tiếp vào bệnh sinh là co thắt tiểu ĐM ngoại vi

    Ko dùng đơn độc, mà kết hợp labetalol

    Labetalol (Trandate) ƯC beta (1, 2), alpha (1) 5p Mất 1-2h để đạt định Suy hô hấp sơ sinh Beta BlockeRS Ko dùng đơn lẽ. Kết hợp hydralazin để bù trừ tác dụng giãn mạch nhanh mạnh của hydra và giảm tác dụng phụ nhịp nhanh
    Nifedipine (Adalat), Nicardipine (Loxen) Tác động trên cả các mạch máu trung bình

    Nifedipin có thể tương tác với MgSO4. Ion Mg++ cạnh tranh với ion Ca++ 🡪 gây tụt huyết áp

    So với Nife, nicardipin tác dụng chọn lọc lên mạch máu hơn, ít tác dụng lên sự co bóp tim, ít làm tăng nhịp tim phản xạ hơn

    10p 8h Buồn nôn, nôn, đau dạ dày CST: coronary, stenosis of aorta valve, trimester

    • đau thắt ngực không ổn định hoặc cấp tính, sốc tim,
    • hẹp van ĐMC giai đoạn muộn
    • thận trọng khi dùng trong 2 TCN đầu, có thể dùng trong tam cá nguyệt 3
    Dùng trong THA nặng, thất bại thuốc khác

    Nicar, laba đều tác dụng nhanh hơn hydra, Lợi tiểu: khi nước tiểu 24h <800 ml, đặc biệt là 400 ml

    Uống 1vx3, max là x4 Tiêm
    Mg Ml Bolus Lặp lại Max
    Alpha 250 mg
    Hydra 25 1 5 15p 25
    Labe 200 mg 100 20 20-80 30p 220
    Nicar 20 mg 10 10 1

    Duy trì 2 mg/h

    15p 15 mg/h

    Hydralazine: Bolus 5 mg, chưa đạt mục tiêu thì 15p sau bolus nữa, max 25 mg

    Labe: boluses 20-80 mg (tối đa 220 mg), sau đó duy trì bằng 200 mg x 3 uống lần mỗi ngày. Sau 2-3 ngày, thường duy trì 200-400 mg mỗi ngày

     

  • CHUYÊN ĐỀ CÁC VẤN ĐỀ GIAI ĐOẠN HẬU SẢN – CẦN THƠ – 2023

     

    CHUYÊN ĐỀ

    CÁC VẤN ĐỀ GIAI ĐOẠN HẬU SẢN

    CẦN THƠ – 2023

    MỤC LỤC

    1. CHĂM SÓC, THEO DÕI SẢN PHỤ VÀ TRẺ SƠ SINH SAU SINH

    1.1. Ngày thứ nhất …………………3

    1.2. Tuần sau sinh …………………4

    1.3. Sáu tuần đầu sau sinh …………………5

    1.4. Một số bất thường có thể xảy ra và xử trí …………………5

    2. TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

    2.1. Sinh lý của sự bài tiết sữa mẹ …………………8

    2.2. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ …………………9

    2.3. Chăm sóc nguồn sữa mẹ ………………..10

    2.4. Khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ ………………..12

    2.5. Hướng dẫn cho trẻ bú đúng ………………..14

    2.6. Biến chứng liên quan bú mẹ ………………..19

    2.7. Chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ ………………..21

    3. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

    3.1. Định nghĩa về kế hoạch hóa gia đình ………………..23

    3.2. Vai trò của tư vấn KHHGĐ ………………..23

    3.3. Mười quyền cơ bản của khách hàng ………………..23

    3.4. Các phẩm chất cần thiết của cán bộ tư vấn KHHGĐ ………………..25

    3.5. Các bước tư vấn ………………..25

    4. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI

    4.1. Biện pháp tránh thai tạm thời ………………..28

    4.2. Biện pháp tránh thai vĩnh viễn ………………..31

    5. SÀNG LỌC SƠ SINH

    5.1. Sàng lọc sơ sinh. Tầm quan trọng ………………..33

    5.2. Tim bẩm sinh ………………..36

    5.3. Điếc bẩm sinh ………………..37

    5.4. Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ………………..41

    5.5. Suy giáp bẩm sinh ………………..44

    5.6. Thiếu men G6PD ………………..46

    5.7. Bệnh Phenylketon niệu ………………..47

     

     

    1. CHĂM SÓC, THEO DÕI SẢN PHỤ VÀ TRẺ SƠ SINH SAU SINH

    1.1. Ngày thứ nhất

    1.1.1. Trong 2 giờ đầu

    MẸ

    Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ.

    Nếu mẹ và con đều bình thường, vẫn để cho con nằm tiếp xúc da kề da trên bụng mẹ và hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú.

    Theo dõi: thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu tại các thời điểm 15 phút một lần trong 2 giờ đầu.

    CON

    Giữ ấm: Nhiệt độ phòng từ 26°C-28°C, không có gió lùa. Nếu trẻ tự thở tốt, đặt trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ, đội mũ, phủ khăn cho 2 mẹ con.

    Quan sát trẻ nếu có dấu hiệu đòi bú như mở miệng, chảy dãi, mút tay, trườn bò thì hướng dẫn sản phụ cho trẻ bú ngay trên bụng mẹ, không cho bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.

    Sau khi trẻ hoàn thành bữa bú đầu tiên mới tiến hành thực hiện chăm sóc thường quy: Khám toàn thân, chăm sóc rốn, mắt, tiêm vitamin K, tiêm vacxin viêm gan B và BCG.

    Theo dõi:

    • Tình trạng thở, trương lực cơ, màu sắc da, nhịp tim.
    • Toàn trạng: thân nhiệt, tiêu hóa: 15-20 phút trong 2 giờ đầu.

    Lưu ý: Khi theo dõi/chăm sóc mẹ và con phải đảm bảo vệ sinh ở mức tối đa:

    Rửa tay nước sạch và xà phòng trước và sau mỗi lần chăm sóc.

    Dụng cụ chăm sóc phải vô khuẩn, không dùng chung cho các sản phụ hoặc trẻ sơ sinh khác.

    Tã, áo, khăn, đồ dùng cho mẹ và con phải khô, sạch.

    1.1.2. Những giờ thứ ba đến hết ngày đầu

    MẸ 

    Đưa mẹ và con về phòng, theo dõi các nội dung như trên 1 giờ/lần.

    • Mẹ có băng vệ sinh sạch, đủ thấm.
    • Giúp mẹ ăn uống và ngủ yên.
    • Cho mẹ vận động sớm sau để 6 giờ.
    • Hướng dẫn mẹ cho con bú sớm và đúng cách.
    • Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn.
    • Hướng dẫn mẹ và gia đình (bố) biết chăm sóc và phát hiện các dấu hiệu bất thường.
    • Yêu cầu gọi ngay nhân viên y tế khi mẹ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.

    Theo dõi từ giờ thứ 7: toàn trạng, co hồi tử cung (rắn- tròn), băng vệ sinh (kiểm tra lượng máu mất)

    CON

    Theo dõi trẻ 1 giờ/1 lần:

    • Luôn để con nằm cạnh mẹ, chú ý giữ ấm cho trẻ
    • Cho bú mẹ hoàn toàn
    • Hướng dẫn bà mẹ nhận biết các dấu hiệu bất thường cần gọi ngay nhân viên y tế: trẻ bỏ bú, không thở, tím tái, chảy máu rốn.

    Theo dõi từ giờ thứ 7: Theo dõi trẻ 6 giờ/lần: toàn trạng: thở (có khó thở?), màu sắc da (có tím tái? có vàng không?) sờ có lạnh không?), rốn (có chảy máu?), tiêu hóa, bú mẹ: có bú mẹ được không? đã ỉa phân su chưa?

    1.2. Tuần đầu sau sinh

    MẸ

    • Vệ sinh hàng ngày:
    • Sản phụ tự rửa vùng âm hộ hàng ngày (sau khi tiêu, tiểu, trước khi thay tả, băng).
    • Làm thuốc âm hộ tại phòng thủ thuật 2 lần/ ngày.
    • Lau người thay đồ sạch. Sau đẻ 1 – 2 ngày có thể tắm, gội đầu bằng nước ấm.

    Chăm sóc vú:

    • Cho con bú hoàn toàn sữa mẹ, không cho bất cứ thức ăn, nước uống khác; nếu tắc
    • Tia sữa cần xử lý sớm (vắt, hút, …) để phòng ngừa viêm vú, áp xe vú.
    • Massage vú khi sản phụ chưa lên sữa, tắc tia sữa, …

    Xông thuốc âm hộ: từ ngày thứ 2 sau sanh, có thể xông thuốc hàng ngày.

    Chế độ ăn uống và sinh hoạt: uống nhiều nước từ 2 – 3 lít nước/ ngày, ăn đủ lượng, đủ chất, không kiêng khem vô lý. Ngủ 8 giờ/ ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa. Mặc đồ sạch sẽ, rộng rãi.

    Chế độ vận động: sau đẻ 6 giờ đã có thể ngồi dậy, vận động nhẹ. ngày hôm sau đi lại bình thường.

    Hẹn tái khám tại phòng khám vào 1 tuần sau sanh.

    CON

    Hàng ngày: Nằm chung với mẹ trong phòng ấm. Ngủ màn. Không đặt trẻ nằm sấp, trên nền lạnh, cứng. Không cho tiếp xúc với người đang có bệnh, không cho gần súc vật, không để trong môi trường khói, bụi, khói thuốc.

    Nuôi con bằng sữa mẹ: cho bú mẹ hoàn toàn, bú cả ngày/ đêm, bú theo nhu cầu của trẻ ít nhất 8 lần/ ngày. Nếu mẹ có khó khăn khi cho bú, hướng dẫn cách cho con bú đúng.

    Chăm sóc mắt: rửa tay sạch bằng xà phòng trước/sau khi chăm sóc. Dùng khăn sạch, ẩm lau mắt hàng ngày. Không nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt trẻ ngoài nước muối sinh lý.

    Chăm sóc rốn: để rốn khô và sạch. Không băng kín hoặc đắp bất cứ thứ gì lên rốn. Hạn chế sờ vào rốn và vùng quanh rốn.

    Vệ sinh thân thể và chăm sóc da: tắm, lau rửa hàng ngày. Tắm bằng nước ấm, sạch trong phòng ấm, kín gió. Thay đồ vải như mũ, áo, tã lót hàng ngày và mỗi khi trẻ tiêu, tiểu.

    Hẹn ngày tiêm tiêm ngừa và ghi nhận xét vào phiếu.

    Tư vấn về sàng lọc sơ sinh: 24h sau sinh (sàng lọc tim, thính lực), 48h sau sinh (lấy máu gót chân sàng lọc bệnh thiếu men G6PD, suy giáp, tăng sản tuyến thượng thận, 33 bệnh rối loạn chuyển hóa)

    1.3. Sáu tuần đầu sau sinh

    MẸ

    • Sau mỗi lần đại tiện, tiểu tiện phải rửa và lau khô âm hộ. Có thể tắm hằng ngày bằng nước sạch và ấm.
    • Mặc đồ sạch sẽ và rộng rãi. Ăn uống no, đủ chất để có sức khỏe và đủ sữa nuôi con.
    • Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
    • Sau đẻ 1 tuần có thể làm việc nhẹ, tránh lao động nặng, kéo dài.
    • Nên tập thể dục giúp cơ thể chóng hồi phục, tránh táo bón, giúp ăn ngon miệng.

    CON

    • Giống như phần chăm sóc trẻ trong vòng 1 tuần sau khi sanh
    • Chăm soc chung hàng ngày
    • Cho con bú mẹ hoàn toàn
    • Chăm sóc mắt
    • Chăm sóc rốn: rốn rụng từ khoảng ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 sau đẻ, liền sẹo khoảng 15 ngày
    • Vệ sinh thân thể và chăm sóc da cho trẻ
    • Hướng dẫn bà mẹ những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám: Bỏ bú hoặc bú ít, tím tái li bì, sốt cao >38ºC hoặc thân nhiệt <36ºC, nhịp thở nhanh bất thường, co giật, rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ,…
    • Kiểm tra cân nặng và theo dõi tăng cân trên biểu đồ tăng trưởng
    • Phát hiện sớm các vấn đề thính giác, thị giác
    • Nếu trẻ đẻ non/nhẹ cân, có các vấn đề dinh dưỡng, bệnh tật, sinh ra từ bà mẹ có HIV (+) cần được hướng dẫn theo dõi chăm sóc đặc biệt.

    1.4. Một số bất thường có thể xảy ra và xử trí

    1.4.1. Trong 2 giờ đầu

    MẸ

    Phát hiện Xử trí
    Mạch nhanh trên 90 lần/phút. Kiểm tra ngay HA, cầu an toàn, ra máu.
    HA hạ (tối đa < 90 mmHg) Xử trí sốc sản khoa.
    Tăng HA (tối đa > 140, hoặc tăng 30 mmHg; tối thiểu >90 hoặc tăng 15 mmHg so với trước. Xử trí tiền sản giật.
    Tử cung mềm, cao trên rốn. Xử trí đờ tử cung.
    Chảy máu trên 500 ml và vẫn tiếp tục ra. Xử trí băng huyết sau đẻ
    Rách âm đạo Sắp xếp để khâu lại
    Khối máu tụ Theo dõi để quyết định xử trí hoặc chuyển tuyến nếu ở xã

    CON

    Phát hiện Xử trí
    Khó thở, ngừng thở, tím tái, cơ mềm nhẽo. Hồi sức thở – hồi sức tim – chuyển tuyến.
    Trẻ bị lạnh hoặc phòng lạnh. Ủ ấm, cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, sưởi ấm với phương tiện sẵn có.
    Chảy máu rốn. Làm rốn lại.

    1.4.2. Trong ngày đầu

    MẸ

    Phát hiện Xử trí
    Tử cung mềm, cao quá rốn

    Băng vệ sinh thấm ướt máu sau 1 giờ.

    Xoa bóp tử cung, ấn đáy lấy máu cục.

    Tiêm thuốc co tử cung (10 dv oxytocin).

    Kiểm tra, xử trí theo bài “Chảy máu sau để.

    CON

    Phát hiện Xử trí
    Chưa bú mẹ hoặc khó khăn khi cho con bú. Hướng dẫn bả mẹ cách cho con bú
    Trẻ Lạnh hoặc phòng lạnh. Ủ ấm cho trẻ: Cho trẻ nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, mặc thêm áo, đắp thêm chặn…

    Làm ấm phòng.

    Khó thở, tím tái Xử trí cấp cứu
    Chảy máu rốn Làm lại rốn. Nếu vẫn cháy máu, không tìm được nguyên nhân, mời hội chẩn hoặc chuyển tuyến trên
    Không có phân su Kiểm tra hậu môn. Nếu phát hiện “không hậu môn”, mời hội chẩn ngoại khoa hoặc chuyển tuyến
    Không đái Kiểm tra xem trẻ có được bú đủ không? Nếu không tìm thấy nguyên nhân, mới hỏi chân hoặc chuyển tuyến
    Vàng da Điều trị ngay hoặc chuyển tuyến.

    1.4.3. Trong tuần đầu

    MẸ:

    Các dấu hiệu nguy hiểm cần khám ngay: chảy máu nhiều, đỏ tươi, mệt, chóng mặt, đau bụng tăng, đau vết may TSM nhiều, không đi tiểu được, mắc rặn, vết may có dịch mủ, hoặc hở vết may, sốt.

    CON:

    Màu sắc da: xanh, tím tái, vàng da đậm tăng dần.

    Thở bất thường: nhịp thở nhanh hoặc chậm: (≥ 60 hoặc < 40 lần/phút, co rút

    lồng ngực nặng).

    Thân nhiệt: sốt cao (≥ 38,5oC) hoặc hạ thân nhiệt (< 36,5oC).

    Tiêu hóa: Bú kém, bỏ bú, nôn liên tục, chướng bụng, không tiêu tiểu sau đẻ 24 giờ.

    Các dấu hiệu nguy hiểm khác:

    • Ngủ li bì khó đánh thức.
    • Co giật.
    • Mắt tấy đỏ, có mủ.
    • Viêm tấy lan rộng quanh rốn hoặc rốn có mủ.
    • Chảy máu bất cứ nơi nào trên cơ thể.

    1.4.4. Trong 6 tuần đầu

    MẸ: 

    • Thiếu máu -> điều trị thiếu máu
    • Nhiễm khuẩn -> Điều trị nhiễm khuẩn
    • Cương vú, nứt núm vú -> Đánh giá bữa bú, cho lời khuyên phù hợp.
    • Bệnh lý nặng -> Chuyển tuyến

    CON:

    • Trẻ không tăng cân -> Đánh giá bữa bú, chuyển đến bệnh viện nhi để khám
    • Nếu có bất thường -> chuyển tuyến

    2. TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

    2.1. Sinh lý của sự bài tiết sữa mẹ:

    Estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin là 4 loại hormone tác động đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Cơ chế bài tiết sữa mẹ là cơ thể người mẹ tự điều chỉnh hàm lượng các hormone này để sản sinh sữa.

    • Bầu vú phát triển: Estrogen và Progesterone sẽ tham gia vào quá trình này để sẵn sàng cho việc sản xuất sữa. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ giải phóng hai loại hormone này. Estrogen đóng vai trò làm tăng kích thước và tăng số lượng ống dẫn sữa, trong khi Progesterone kích thích sự phát triển của tuyến nang và thuỳ tuyến sữa. Hai hormone này kết hợp có tác dụng ức chế sản xuất sữa của cơ thể trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, lượng tiết ra của hai loại hormone này giảm xuống, là dấu hiệu để cơ thể người mẹ tạo sữa.
    • Sản xuất sữa: Cơ chế sản xuất sữa có sự tham gia của Prolactin. Khi mẹ cho trẻ bú, núm vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin, rồi sau đó sẽ chạy vào máu làm cho vú sản xuất ra sữa.
    • Giải phóng sữa khỏi bầu ngực: Oxytocin giúp sữa được giải phóng từ bầu ngực của mẹ. Khi bé bắt đầu kéo núm vú và hút, cũng là lúc Hormone oxytocin được giải phóng. Oxytocin có chức năng làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa thoát ra khỏi nang tới các núm vú, rồi sau đó chảy vào miệng bé. Đây cũng chính là quá trình phản xạ phun sữa. Nếu phản xạ Oxytocin không làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa, mặc dù vú vẫn sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra.
    • Ức chế tiết sữa: Ức chế tiết sữa sẽ xuất hiện khi trong vú mẹ đọng lại một lượng lớn sữa. Khi đó, chất ức chế sẽ được tiết ra và làm cho vú dừng việc tiết sữa. Do đó, để vú tạo nhiều sữa, các mẹ cần phải chú ý tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa.

    2.2. Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ:

    • Đối với trẻ
    • Sữa mẹ luôn duy trì ở một nhiệt độ ổn định, thích hợp cho bé, do vậy rất an toàn cho bé.
    • Sữa mẹ hoàn toàn tự nhiên và phù hợp với những bà mẹ muốn nuôi và chăm sóc con theo ý mình.
    • Sữa mẹ là cách đáp ứng nhu cầu của bé nhanh chóng và dễ dàng nhất ở mọi lúc mọi nơi mà không phải mất thời gian pha chế, đo lường.
    • Hạn chế nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh như: tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, ho/cảm lạnh, hen suyễn…Trẻ em được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ có ít nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch lúc trưởng thành…
    • Làm giảm nguy cơ về các bệnh dị ứng, chàm và nhiễm trùng tai.
    • Cung cấp kháng thể tự nhiên vô giá: Sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để chống lại sự tấn công của vi rút và vi khuẩn. Đặc biệt sữa mẹ là một thực phẩm hoàn toàn sạch, bé lại uống trực tiếp nên rất đảm bảo vệ sinh, an toàn.
    • Thúc đẩy sự phát triển của xương hàm.
    • Chất sắt trong sữa mẹ luôn dễ hấp thu hơn chất sắt trong sữa công thức.
    • Sữa mẹ tốt cho sự phát triển của trí thông minh, thị lực, hệ thần kinh và ruột của bé. Nghiên cứu chỉ ra rằng, nuôi con bằng sữa mẹ giúp trẻ có chỉ số IQ cao hơn trong thời thơ ấu do sữa mẹ rất giàu HMO – thành phần giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp tăng cường sự liên kết thần kinh, làm cho não hoạt động tốt hơn, từ đó trẻ thông minh hơn. Ngoài ra, sữa mẹ còn giàu DHA, thành phần quan trọng nhất cho sự phát triển trí não của trẻ.
    • Trẻ bú mẹ thường ít bị bệnh hơn trẻ được nuôi bằng sữa công thức.
    • Sữa mẹ cung cấp tất cả các dưỡng chất mà bé cần trong sáu tháng đầu đời
    • Sữa mẹ thay đổi trong từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và phát triển của trẻ sơ sinh.
    • Trẻ bú mẹ thường không bị táo bón và phân thải ra không có mùi như của các bé được nuôi bằng sữa công thức.
    • Giúp trẻ gần gũi với mẹ hơn: Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo ra sự gần gũi về thể chất khi mẹ vừa tiếp xúc da thịt vừa giao tiếp bằng mắt với con. Điều này giúp tạo ra sự gắn kết giữa mẹ và bé.
    • Đối với mẹ
    • Giúp mẹ nhanh chóng trở lại trọng lượng như trước khi mang thai. Việc cho con bú sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, từ đó giúp mẹ giảm cân nhanh hơn.
    • Giúp tử cung co bóp và trục xuất các sản phẩm còn sót lại như nhau thai và màng nhầy, và giúp sớm chấm dứt hiện tượng chảy máu âm đạo sau sinh. Thời kỳ mang thai, tử cung phải giãn ra để đáp ứng sự phát triển của thai nhi và dần co lại sau khi em bé ra đời. Khoa học đã chứng minh, khi cho con bú, lượng hormone oxytocin trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao, giúp co thắt tử cung, giảm chảy máu, để tử cung sớm trở lại kích thước như trước khi mang thai.
    • Làm giảm khả năng phát triển ung thư buồng trứng và ung thư vú giai đoạn tiền mãn kinh. Việc cho con bú sớm sau khi sinh có thể giúp tuyến sữa của mẹ được thông suốt, hạn chế nguy cơ bị ung thư vú, viêm tắc vú,…
      Thêm vào đó, phụ nữ cho con bú ít có nguy cơ mắc phải các bệnh như huyết áp cao, viêm khớp, mỡ máu cao, tim mạch và tiểu đường tuýp 2.
    • Giảm nguy cơ loãng xương: Cơ thể mẹ tuy cần nhiều canxi cho việc tạo sữa nhưng người ta nhận thấy rằng khi cai sữa cho trẻ, mật độ xương sẽ trở về như trước khi mang thai, thậm chí còn cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, các bà mẹ không cho con bú có nguy cơ gãy xương chậu sau mãn kinh cao hơn so với các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
    • Giúp tiết kiệm tiền mua sữa (công thức) cho bé.
    • Giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh: Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện ngay sau khi sinh con. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ cho con bú có thể ít bị trầm cảm sau sinh hơn so với những không nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cai sữa sớm.
    • Cho con bú thường đòi hỏi phải ở tư thế ngồi hoặc nằm.
    • Tăng cường tình cảm giữa mẹ – con.
    • Đối với xã hội:
    • Gỉảm nguy cơ bệnh tật
    • Gỉảm các chi phí y tế
    • Gỉảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ

    2.3. Chăm sóc nguồn sữa mẹ:

    *Chế độ nghỉ ngơi:

    – Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm các việc nặng nhọc.

    – Ngủ đủ giấc, không thức khuya.

    – Sau sinh, mẹ cũng không nên nằm quá nhiều mà cần vận động đi lại để khí huyết lưu thông.

    – Nếu cơ thể mẹ không còn bị đau thì có thể thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, để sức khỏe sớm hồi phục.

    *Chế độ dinh dưỡng:

    – Mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú. Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.

    – Chia nhỏ bữa ăn trong ngày và ăn nhiều hơn trong mỗi bữa.

    – Uống nhiều nước từ 1,5 đến 2 lít/ngày vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa.

    – Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các loại dưa muối. Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây ít sữa hoặc mất sữa như lá lốt, cải bắp, mùi tây, mướp đắng…

    – Không uống rượu bia, cà phê, các chất kích thích, gây nghiện. Không hút thuốc lá.

    – Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ

    – Sau khi có kinh nguyệt trở lại, mẹ cần sử dụng một biện pháp tránh thai để thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc uống tránh thai có chứa Estrogen mà thay vào đó mẹ có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.

    * Cách bảo quản sữa mẹ khoa học

    Kỹ thuật vắt sữa bằng tay đúng cách:

    • Việc vắt sữa thường được người mẹ áp dụng trong những trường hợp sau:
    • Giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa
    • Người mẹ có núm vú tụt vào trong khiến trẻ khó bú
    • Vắt sữa khi trẻ ốm hoặc trẻ sinh non, nhẹ cân không thể bú được.
    • Người mẹ phải đi làm hoặc bị ốm không trẻ bú được.
    • Đề phòng núm vú bị khô nứt hoặc đau.

    Minh họa kỹ thuật vắt sữa bằng tay:

    Kỹ thuật vắt sữa bằng tay được thực hiện như sau:

    • Mẹ cần rửa tay sạch
    • Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái, đặt dụng cụ đựng sữa ở gần vú
    • Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ bầu vú, ấn ngón cái và ngón trỏ nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Ấn vào rồi bỏ ra, lặp lại động tác này nhiều lần. Mẹ xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để có thể vắt hết sữa từ tất cả các khoang sữa.
    • Vắt mỗi bên vú từ 3-5 phút tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên.

    *Bảo quản sữa mẹ như thế nào?

    Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam khuyến cáo về việc bảo quản sữa mẹ sau khi vắt như sau:

    • Ở nhiệt độ từ 25 – 35 độ C sữa mẹ sau khi vắt ra giữ được 6 – 8 giờ.
    • Để ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C giữ được từ 3 – 5 ngày. Nếu để ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được 3 tháng.
    • Khi lưu trữ trong tủ đông lạnh chuyên biệt < -18 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản đến 6 tháng.
    • Các mẹ lưu ý là trước khi cho trẻ ăn cần làm ấm sữa, không đun sôi, không dùng lò vi sóng,…

    2.4. Khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ

    “Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” có lẽ là câu nói in sâu vào tiềm thức của mỗi chúng ta. Nó cho thấy tầm quan trọng và vai trò cực kỳ to lớn của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Theo WHO, việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời có thể giảm thiểu tới 45% số ca tử vong ở trẻ. Do đó, WHO và UNICEF đã nhiều lần nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ.

    Nội dung khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ gồm có:

    -Cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh

    -Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

    -Cho bé ăn bổ sung thực phẩm sau 6 tháng kết hợp bú sữa mẹ cho đến đến 2 tuổi

    2.4.1 Cho con bú sớm trong vòng 1 giờ sau sinh

    Cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau sinh sẽ giúp cho trẻ phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, việc làm này còn sớm tạo sợi dây liên kết giữa mẹ và bé, kích thích mẹ tiết sữa sớm hơn. Đối với mẹ, việc cho trẻ bú sớm giúp tử cung nhanh hồi hơn, ngăn ngừa nguy cơ băng huyết sau sinh hiệu quả.

    Nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1h trước khi sinh

    2.4.2 Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

    -Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp trẻ hấp thụ được đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết. Nhờ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai,…

    -Sữa mẹ gần như đáp ứng được nhu cầu ăn uống của trẻ trong 6 tháng đầu đời mà không cần bổ sung thêm bất cứ thứ gì, bao gồm cả nước. Vì thế, mẹ hãy cho trẻ bú sữa ngoài hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

    2.4.3 Cho trẻ ăn dặm kết hợp bú sữa mẹ từ 6 đến 24 tháng

    -Sau 6 tháng là thời điểm thích hợp để cho bé ăn dặm. Lúc này, mẹ nên tập cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc để trẻ làm quen dần với thức ăn. Lưu ý, chỉ ăn thức ăn lòng trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu tiên.

    -Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé bằng việc uống sữa công thức. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng, kháng thể tuyệt vời không thể thiếu đối với trẻ trong giai đoạn này.

    * Nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng theo khuyến cáo WHO

    Sau 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng của trẻ sẽ vượt quá khả năng cung cấp của sữa mẹ. Vì vậy, thời gian này cực kỳ phù hợp để trẻ bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cần thiết thông qua thức ăn. Các nguyên tắc hướng dẫn để cho trẻ ăn bổ sung phù hợp là:

    -Tiếp tục cho trẻ bú mẹ thường xuyên, theo yêu cầu cho đến khi trẻ được 2 tuổi trở lên.

    -Tiến hành cho trẻ ăn một cách đáp ứng (khuyến khích và hỗ trợ trẻ ăn dặm, không quát mắng và thúc ép trẻ ăn).

    -Đảm bảo tốt vệ sinh và xử lý thực phẩm đúng cách, an toàn.

    -Tăng dần lượng thức ăn cho trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi.

    -Điều chỉnh thức ăn cho trẻ từ lỏng cho đến đặc (rắn). Nên cho trẻ thử đồ ăn lỏng trong 2 đến 3 ngày đầu. Sau đó chuyển dần thành đồ ăn rắn, tập cho trẻ ăn thô tốt nhất.

    -Tăng số lần cho trẻ ăn: 2–3 bữa mỗi ngày cho trẻ 6–8 tháng tuổi và 3–4 bữa mỗi ngày cho trẻ 9–23 tháng tuổi. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm từ 1–2 bữa phụ bổ sung theo yêu cầu.

    -Sử dụng thức ăn bổ sung tăng cường hoặc bổ sung vitamin, khoáng chất khi cần thiết.

    -Trong thời gian trẻ bị bệnh, hãy tăng lượng nước uống cho trẻ bằng cách cho bú nhiều hơn, bổ sung thêm nước và thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu.

    2.5. Hướng dẫn cho trẻ bú đúng

    Cho bé bú mẹ là một kỹ năng cần tập luyện. Phải mất một khoảng thời gian để mẹ và bé tìm ra được tư thế bú phù hợp nhất với cả hai mẹ con. Vì thế mẹ cần tập tất cả các tư thế và kỹ thuật bú để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Ngậm bắt vú là hành động bé tự cảm nhận bầu vú mẹ và há miệng ra ngậm lấy đầu vú để bú.

    Trong quá trình cho bé bú mẹ cần lưu ý 3 điều:

    • Ngậm bắt vú đúng
    • Tư thế bú đúng
    • Vỗ ợ hơi sau khi bú
    1. Ngậm bắt vú đúng

    Hướng dẫn kỹ thuật cho trẻ ngậm bắt vú đúng:

    Ngậm bắt vú ĐÚNG:

    • Khi trẻ bú đúng mẹ sẽ thấy trẻ nút vú và nuốt sữa 1 cách chậm rãi
    • Miệng trẻ mở rộng, trẻ ngậm vú sâu, 2 má căng tròn
    • Có khi nghe rõ được tiếng nuốt sữa “ực ực” của trẻ.
    • Trẻ tự nhả vú ra sau khi bú xong, nhìn có vẻ hài lòng và trẻ buồn ngủ là trẻ đã bú đủ sữa. Nếu mẹ kéo trẻ ra khỏi vú trước khi trẻ ngừng bú thì trẻ không được bú sữa cuối (dòng sữa có nhiều chất béo cung cấp nhiều năng lượng).
    • Mẹ không hề cảm thấy đau khi bé đang bú
    • Bầu ngực mềm hẳn sau khi bé bú xong
    • Núm vú trở về hình dạng bình thường (tròn, đều) hoặc hơi dài ngay sau khi bé nhả vú ra

    Ngậm bắt vú SAI:

    • Trẻ chỉ ngậm núm vú, không ngậm cả quầng vú
    • Miệng trẻ không mở rộng, môi dưới của trẻ không hướng ra ngoài
    • Cằm không chạm vú mẹ
    • Trẻ bú nhanh và ngậm nông, có thể nghe thấy tiếng trẻ chép môi của trẻ
    • Đau đầu vú khi cho con bú, hay nứt núm vú
    • Vú mẹ vẫn còn nhiều sữa (vú không mềm) sau khi con bú xong. Điều này làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.
    • Núm vú mẹ bị dẹp hoặc bị nhọn sau khi bé nhả vú ra.

    1. Tư thế bú đúng:

    Bốn điểm then chốt để bế trẻ khi cho trẻ bú (đặt trẻ vào vú mẹ):

    1. Đầu và thân trẻ nằm trên 1 đường thẳng;
    2. Toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ;
    3. Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú;
    4. Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai mà còn phải đỡ phần mông trẻ.

    Khi bế bé cho bú, điều đầu tiên mẹ hãy chọn cho mình không gian thoải mái nhất, sử dụng các vật dụng hỗ trợ nếu cần.

    Có nhiều tư thế ôm bé bú mẹ có thể thử, dưới đây là 3 tư thế phổ biến nhất:

    1. Tư thế bế bé với cánh tay thuận (tư thế ôm nôi):

    Đây có thể là tư thế bú mẹ phổ biến nhất và rất phù hợp cho những lần đầu mẹ và bé bắt đầu tập bú. Tuy nhiên, đối với các mẹ sanh mổ có thể sẽ không thoải mái lắm vì em bé nằm ngang bụng mẹ gần với vết mổ.

    • Đối với tư thế này, mẹ ngồi tư thế thẳng lưng trên ghế có tựa lưng, hoặc ngồi trên giường tựa vào tường. Cần lót thêm đệm hoặc gối để mẹ được thoải mái nhất.
    • Cho bé bú bên bầu ngực nào thì dùng tay cùng phía với bầu ngực đó để đỡ bé (Ví dụ: bú bầu ngực bên phải thì dùng tay phải để ôm và nâng đỡ người bé)
    • Khuỷu tay nâng đỡ đầu, cẳng tay ôm dọc thân người trẻ.
    • Thân người bé hướng vào người mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ.
    1. Tư thế nằm nghiêng:

    Đây là một tư thế phù hợp với các mẹ sanh mổ hoặc các mẹ sanh khó hay trong trường hợp cho bé bú vào ban đêm.

    • Mẹ nằm nghiêng 1 bên và đặt bé ngay bên cạnh.
    • Em bé nằm nghiêng hướng về mẹ, bụng bé chạm bụng mẹ, sao cho tai – vai – hông bé phải nằm thẳng hàng.
    • Mẹ có thể dùng gối để tựa đầu, tựa lưng và kẹp giữa 2 gối sao cho thoải mái nhất. Lưu ý gối tựa đầu của mẹ phải đảm bảo không được quá gần đầu hay mặt bé. Mẹ dùng 1 tay để chặn gối lại để gối ko chạm vào bé.
    • Tay còn lại mẹ dùng hỗ trợ bé nằm đúng tư thế và nâng đỡ bầu vú để bé dễ dàng ngậm bắt vú.
    • Cuộn khăn hoặc mền lót phía lưng bé để hỗ trợ bé nằm nghiêng bú được dễ dàng. Lưu ý cần lấy khăn/mền ra khỏi khi bé đã bú xong.
    1. Tư thế nằm nửa ngồi:

    Đây còn gọi là tư thế thư giãn hay tư thế bú sinh học. Với tư thế này mẹ có thể ngả người thoải mái trên ghế sô pha hoặc trên giường.

    •  Mẹ nằm trên gối cao hoặc ghế có tựa lưng ra sau, với tư thế nửa nằm – nửa ngồi.
    •  Đặt bé đối diện trên người mẹ, đầu bé nằm giữa 2 bầu vú mẹ.
    •  Theo bản năng bé sẽ tự tìm đến vú mẹ, trong quá trình đó mẹ có thể hỗ trợ phần đầu và vai để bé tìm ngậm bắt vú nhưng không ép bé vào tư thế sẽ khiến bé không thoải mái hợp tác.
    1. Vỗ ợ hơi sau khi bú:

    Những dấu hiệu cho thấy bé bị đầy hơi: bé quấy khóc, cong lưng, thu chân vào bụng hay nắm chặt tay.

    Các tư thế vỗ ợ hơi cho bé

    Cần nâng đỡ đầu và cổ của bé và đảm bảo bụng và lưng bé thẳng (không được cong). Mẹ có thể xoa hoặc vỗ lưng bé một cách nhẹ nhàng. Không cần phải tốn nhiều thời gian để vỗ ợ hơi cho bé, chỉ cần vài phút là đủ.

    Lưu ý khi vỗ ợ hơi cho bé thì bé có thể sẽ ọc ra 1 ít sữa hoặc nhả nhớt, mẹ không cần lo lắng và nên lót sẵn 1 miếng khăn sữa ngay miệng bé.

    Sau đây là vài tư thế ôm vỗ ợ hơi cho bé, mẹ nên thử tất cả các tư thế sau để có thể tìm ra được tư thế nào mà bé cảm thấy thoải mái nhất.

      1. Bế bé trên vai:

    • Ôm bé thẳng đứng, cằm của bé đặt thoải mái lên vai mẹ.
    • Một tay mẹ nâng đỡ phần đầu và cổ của bé. Sau đó mẹ nhẹ nhàng xoa và vỗ nhẹ vào lưng bé.

    Mẹo: Khi vỗ lưng mẹ chụm bàn tay lại và vỗ sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Khi thực hiện mẹ cũng có thể ôm con đi đi lại lại trong phòng.

    1. Đặt bé ngồi trên đùi:

    • Đặt bé ngồi trên đùi.
    • Mẹ dùng 1 bàn tay để nâng đỡ phần cằm và ngực bé (nhìn kỹ thuật nâng đỡ bằng bàn tay ở hình trên)
    • Tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng bé nhẹ nhàng.
    1. Đặt bé nằm sấp ngang trên đùi:

    • Đặt bé nằm sấp ngang qua đùi mẹ.
    • Nâng đỡ phần cằm của bé (lưu ý không đặt bất kỳ 1 lực nào vào phần cổ của bé).
    • Tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng nhẹ nhàng.

    Phải làm sao nếu bé không ợ hơi?

    Trên thực tế không phải tất cả trẻ sau khi bú và cho vỗ ợ hơi thì đều ợ hơi ra ngoài. Hầu hết là trẻ sẽ ợ và mẹ có thể nghe rõ tiếng ợ của bé. Nếu mẹ không thấy bé ợ có thể là bé ợ nhỏ, hoặc không ợ nhưng nếu bé trông thoải mái, dễ chịu thì mẹ không cần lo lắng.

    Nếu sau khi đã thực hiện các bước vỗ ợ hơi như trên mà bé vẫn còn các dấu hiệu bị đầy hơi như: quấy khóc, cong lưng, thu chân vào bụng hay nắm chặt tay. Lúc này mẹ đặt bé nằm ngửa và nhẹ nhàng mát xa bụng cho bé và nắm 2 chân bé làm động tác đưa vào bụng và đẩy ra (giống như động tác đạp xe đạp). Nếu sau khi đã thực hiện tất cả mà tình trạng đầy hơi của bé không được cải thiện thì cần gặp bác sĩ để được tư vấn.

    2.6. Biến chứng liên quan bú mẹ

    2.6.1. Biến chứng trẻ sơ sinh bú mẹ:

    -Các biến chứng chính là cho ăn không đủ, có thể dẫn đến mất nước và tăng bilirubin máu. Các yếu tố nguy cơ cho việc cho trẻ bú ít là trẻ sơ sinh non tháng và những bà mẹ nuôi con lần đầu, mẹ bị ốm, hoặc sinh khó hay sinh mổ.

    -Đánh giá sơ bộ về lượng ăn có đủ không có thể nhìn vào lượng tã được thay hàng ngày. Đến 5 ngày tuổi, trẻ sơ sinh bình thường tiểu tiện ít nhất 6 tã/ngày và đại tiện ít nhất 4 tã/ngày; số lượng thấp hơn cho thấy thiếu nước và thiếu dinh dưỡng. Ngoài ra, màu phân thay đổi từ màu tối của phân xu khi sinh ra nâu nhạt và sau đó là màu vàng. Trọng lượng cũng là một chỉ số quan trọng để theo dõi; không đạt được các điểm mốc tăng trưởng cho thấy sự thiếu dinh dưỡng. Trẻ quấy khóc liên tục trước 6 tuần tuổi (trẻ đau bụng co thắt có thể xuất hiện không liên quan đến đói hoặc khát) cũng có thể chỉ ra trẻ bú không đủ.

    -Tình trạng mất nước cần nghi ngờ nếu khóc yếu đi hoắc da giảm độ đàn hồi; li bì hoặc ngủ nhiều là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo mất nước cần nhanh chóng kiểm tra tăng natri huyết.

    2.6.2. Biến chứng ở mẹ trong thời kỳ cho con bú: Các biến chứng thường gặp ở mẹ bao gồm tắc sữa, đau núm vú, tắc ống dẫn sữa, viêm vú, và lo âu.

    Tắc sữa:

    Tắc sữa xảy ra trong giai đoạn sớm quá trình cho con bú có thể kéo dài từ 24 đến 48 giờ, được giảm thiểu bằng việc cho trẻ bú thường xuyên. Có thể mặc áo ngực dành riêng cho con bú để mặc suốt 24 giờ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hoặc có thể chườm lạnh sau khi cho con bú và dùng thuốc giảm đau nhẹ (ví dụ, ibuprofen). Ngay trước khi cho con bú, các bà mẹ có thể phải xoa bóp và chườm ấm, dùng tay ấn núm vú vào miệng trẻ, giúp miệng trẻ ngậm trọn quầng vú. Sau khi cho con bú sữa mẹ, chườm mát có thể làm giảm hiện tượng nghẽn sữa và khiến người mẹ dễ chịu hơn. Sữa quá nhiều giữa các lần cho ăn cũng gia tăng nguy cơ bị tắc sữa, do đó chỉ nên xoa bóp vừa phải để làm giảm khó chịu.

    Đau núm vú:

    Đau núm vú, vị trí nằm bú của trẻ cần được kiểm tra; đôi khi đứa trẻ dứt vú khi đang mút, khiến núm vú bị kích thích đau. Người mẹ có thể dùng tay để đẩy nhẹ môi của đứa trẻ. Sau khi cho bú, có thể để sữa tự chảy một ít, đế sữa tự khô trên núm vú. Sau khi cho con bú sữa mẹ, chườm mát có thể làm giảm hiện tượng nghẽn sữa và khiến người mẹ dễ chịu hơn.

    Tắc ống dẫn sữa:

    Tắc ống dẫn sữa có thể là biểu hiện bằng những khối u nhỏ vùng vú ở phụ nữ đang cho con bú mà không có dấu hiệu bệnh lý toàn thân khác. Tiếp tục cho con bú sữa mẹ đảm bảo dòng sữa được lưu thông. Chườm ấm và xoa bóp vùng bị ảnh hưởng trước khi cho trẻ bú giúp giảm tắc ống dẫn sữa. Người mẹ có thể thay đổi vị trí của trẻ khi bú, bởi vì trẻ bú hết bầu sữa tốt hơn phụ thuộc vào sự thay đổi vị trí của trẻ khi bú Áo ngực dành cho con bú sẽ rất hữu dụng vì các loại áo ngực thông thường có thể có dây áo hoặc thắt chặt vào ngực khiến tình trạng tắc sữa càng trở nên tồi tệ.

    Viêm vú:

    Viêm vú rất phổ biến và biểu hiện với các dâu hiệu như đau, ấm, và sưng ở vùng chóp vú. Nguyên nhân là do tắc ở ống dẫn sữa, hoặc bị cặn gấy nghẽn lại; nhiễm trùng có thể xảy ra thứ phát, thường gặp nhất là tụ cầu kháng penicillin Staphylococcus aureus và ít gặp hơn là Streptococcus sp hoặc Escherichia coli. Với nhiễm trùng, sốt ≥ 38,5°C, ớn lạnh, và cảm giác đau như bị cúm. Chẩn đoán viêm vú qua tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng. Số lượng tế bào (số lượng bạch cầu > 106/mL) và nuôi cấy sữa mẹ (vi khuẩn > 103/mL) có thể phân biệt nhiễm trùng với viêm vú không do nhiễm trùng. Nếu các triệu chứng nhẹ và biểu hiện < 24 giờ, các phương phápđiều trị bảo tồn có thể có hiệu quả (hút sữa bằng cách cho con bú hoặc dùng máy hút sữa, chườm, giảm đau, dùng áo ngực hỗ trợ và giảm căng thẳng). Nếu các triệu chứng không giảm trong 12 đến 24 giờ hoặc nếu người mẹ bị ốm nặng, có thể điều trị bằng kháng sinh được chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú và có hiệu quả chống lại tụ cầu vàng S. aureus (ví dụ, dicloxacillin, cloxacillin, hoặc cephalexin 500 mg uống 4 lần/ngày); thời gian điều trị là 7 đến 14 ngày. Tụ cầu kháng methicillin cộng đồng S. aureus nên được xem xét nếu trường hợp không đáp ứng kịp thời với các biện pháp điều trị này hoặc nếu áp xe vú. Các biến chứng của chậm điều trị là tái phát và áp xe. Có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ trong quá trình điều trị.

    Căng thẳng khi làm mẹ:

    Căng thẳng khi làm mẹ sự thất vọng và cảm giác bấp bênh có thể do thiếu kinh nghiệm khi cho con bú, những khó khăn cơ học trong việc giữ, nâng và giúp trẻ bú tốt, mệt mỏi, khó đánh giá liệu trẻ có dinh dưỡng đầy đủ, và đồng thời thay đổi sinh lý sau khi sinh. Những yếu tố và cảm xúc này là những lý do phổ biến nhất khiến các bà mẹ ngưng cho con bú. Theo dõi sớm kịp thời với bác sĩ nhi khoa hoặc tư vấn với chuyên gia dinh dưỡng là hữu ích và hiệu quả để ngăn ngừa việc ngưng cho con bú sớm.

    2.7. Chống chỉ định nuôi con bằng sữa mẹ

    2.7.1. HIV

    Những phụ nữ sống ở các nước giàu nên được tư vấn không cho con bú nếu họ bị nhiễm HIV. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo những phụ nữ nhiễm HIV tránh cho con bú nếu những thức ăn thay thế có giá cả phải chăng, khả thi, chấp nhận được, bền vững và an toàn nếu thức ăn thay thế không có sẵn thì mới bú mẹ

    Đối với các nước nghèo và đang phát triển khi nguồn thức ăn thay thế không sẵn có thì việc cho con bú mẹ cần cân nhắc giữa nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh tật như suy dinh dưỡng, nhiễm trùng khác tại địa phương, bà mẹ và/ hoặc đứa bé cần được cung cấp thuốc kháng HIV để giảm sự lây truyền. (xem thêm bài phòng ngừa lây truyền HIV thông qua bú mẹ ở các nước đang phát triển.[2])

    2.7.2. HTLV type 1 hoặc 2

    Những phụ nữ dương tính với HTLV type 1 hoặc 2 (HTLV là viết tắt của từ Human T -cell Lymphotropic Virus – tạm dịch là virus gây u lympho T ở người) hoặc bị bệnh Brucellosis không điều trị thì không nên cho con bú hoặc cung cấp sữa cho con.

    2.7.3. Tổn thương vú

    Những phụ nữ đang có tổn thương vú tiến triển không nên cho con bú bên vú bị ảnh hưởng cho đến khi tổn thương được giải quyết, bởi vì sự tiếp xúc trực tiếp với tổn thương có thể truyền virus herpes simplex cho em bé.

    Các bà mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ và che chắn vùng vú bị tổn thương để tránh tiếp xúc với em bé. Các bà mẹ có thể hút sữa ra và cho trẻ dùng sữa này.

    2.7.4. Thủy đậu

    Những phụ nữ bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước sinh cho tới 2 ngày sau sinh thì nên cách ly khỏi em bé. sữa hút ra vẫn có thể cho bé uống

    2.7.5. Lao

    Các bà mẹ bị bệnh lao tiến triển không nên cho con bú trừ phi không còn khả năng lây lao nữa (thường là sau 2 tuần sử dụng thuốc kháng lao) tuy nhiên sữa hút ra vẫn có thể cho trẻ uống.

    2.7.6. H1N1

    Những bà mẹ bị cúm H1N1 nên cách ly khỏi đứa bé cho đến khi hết sốt. Mẹ có thể vắt sữa và sữa đó con có thể uống được.

    2.7.7. CMV

    Nguy cơ lây truyền virus CMV thông qua việc cho con bú là không phổ biến trừ những sơ sinh rất nhẹ cân, những trẻ này có nguy cơ nhiễm CMV không triệu chứng. ở những trẻ này, giữ sữa ở nhiệt độ 62.5 độ trong 30 phút hoặc 72 độ C trong 5 phút có thể làm bất hoạt CMV.

    2.7.8. Bà mẹ lạm dụng chất

    Những bà mẹ lệ thuộc opioid nhưng đang dùng methadone theo chương trình và âm tính với các xét nghiệm sàng lọc HIV và các thuốc bất hợp pháp khác thì có thể cho con bú.

    Tuy nhiên, việc cho bú bị chống chỉ định trong trường hợp người mẹ đang dùng các thuốc như là phencyclidine, cocaine, cannabis vìcó thể ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của đứa trẻ.

    Rượu có thể làm chậm phản ứng prolactin đối với việc bú sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sự vận động của trẻ sơ sinh

    Mặc dù bà mẹ hút thuốc lá không phải chống chỉ định tuyệt đối cho con bú nhưng nên cảnh cáo mạnh mẽ vì làm gia tăng nguy cơ đột tử và dị ứng đường hô hấp của trẻ

    2.7.9. Các bà mẹ phải dùng thuốc

    Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tham khảo từ nguồn dữ liệu [3] để tránh cho con bú với một số loại thuốc. Trẻ bị bệnh Galactosemia: là một bệnh chuyển hóa bẩm sinh, đây là 1 chống chỉ định tuyệt đối việc bú sữa mẹ.

    2.7.10. Các rối loạn chuyển hóa

    Các rối loạn chuyển hóa khác như phenylketon niệu có thể bú mẹ một phần nhưng cần theo dõi sát và xét nghiệm máu để duy trì ngưỡng an toàn.

    Bà mẹ đang phải hoá hay xạ trị

    3. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

    3.1. Định nghĩa về kế hoạch hóa gia đình

    Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là việc chủ động sinh con theo ý muốn, chủ động quyết định số con, khoảng cách giữa hai lần sinh và thời điểm sinh con bằng cách chủ động lựa chọn biện pháp tránh thai hiện đại, phù hợp.

    3.2. Vai trò của tư vấn KHHGĐ

    Giúp khách hàng chọn đúng một biện pháp tránh thai (BPTT) thích hợp và sử dụng đúng biện pháp đã chọn.

    Giúp tăng tỷ lệ tiếp tục sử dụng và hạn chế bỏ cuộc.

    Giúp tăng tỷ lệ sử dụng BPTT.

    Góp phần tăng cường sức khỏe và giảm chi phí chương trình KHHGĐ.

    Hiểu rõ và thực hành tình dục an toàn sẽ góp phần giảm nguy cơ mang thai ngoài ý muốn và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

    3.3. Mười quyền cơ bản của khách hàng

    3.3.1. Quyền được thông tin

    Khách hàng cần được thông tin đầy đủ về lợi ích và tính sẵn có của các dịch vụ KHHGĐ và các cơ sở y tế.

    3.3.2. Quyền được tiếp cận dịch vụ và thông tin

    Để đảm bảo quyền này của khách hàng, cơ sở KHHGĐ phải ở nơi thuận tiện, gần gũi, dễ tìm, dễ đến. Giá cả dịch vụ (nếu có) phải phù hợp với khả năng chi trả của đa số trong cộng đồng.

    3.3.3. Quyền được tự do lựa chọn biện pháp tránh thai và từ chối hoặc chấm dứt

    BPTT cán bộ y tế (CBYT) phải giúp đỡ khách hàng lựa chọn BPTT thích hợp nhất với họ nhưng không được áp đặt họ chấp nhận biện pháp nào đó cơ sở mình có sẵn hoặc bản thân mình cho là tốt. Khi khách hàng không muốn áp dụng một BPTT nào thì dù bất cứ lý do gì cũng phải giúp họ ngừng thực hiện và tư vấn cho họ về các BPTT khác.

    3.3.4. Quyền được nhận dịch vụ an toàn

    Mọi thao tác, thủ thuật thực hiện trên khách hàng phải theo đúng chuẩn và hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc để có thể hạn chế tối đa các tai biến. Trong quá trình tư vấn, các khách hàng cần được thông tin về cả những ưu điểm, thuận lợi của BPTT cũng như những điểm hạn chế, các nguy cơ và những tai biến có thể xảy ra cho mỗi BPTT.

    3.3.5. Quyền được đảm bảo bí mật

    Không được để lộ tên khách hàng đến tư vấn hoặc thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, cũng như không để lọt vào tay những người không có trách nhiệm các giấy tờ ghi chép những điều tế Tư vấn kế hoạch hóa gia đình nhị của khách hàng. Không đem chuyện riêng của khách hàng khi tư vấn để kể cho người khác, ngay cả với người trong gia đình họ dù với mục đích để giáo dục, ngăn ngừa.

    3.3.6. Quyền được hưởng sự kín đáo, tế nhị

    Các cơ sở thực hiện KHHGĐ cần có địa điểm yên tĩnh, giúp đảm bảo tính riêng tư khi tư vấn khách hàng cũng như cần kín đáo không để người ngoài nhìn hoặc nghe thấy nội dung cuộc trao đổi. Khi tư vấn muốn lấy trường hợp điển hình để làm gương thuyết phục không được nói tên tuổi, địa chỉ của những nhân chứng đó.

    3.3.7. Quyền được tôn trọng

    CBYT không phải chỉ lễ phép với khách hàng trong giao tiếp là đủ mà còn cần thể hiện sự quan tâm, thông cảm đối với những nỗi lo lắng, đau đớn của khách hàng. Cần đặt mình vào hoàn cảnh của khách để có lời lẽ, thái độ, cử chỉ thích hợp. Trong cách đối xử, không phân biệt tuổi tác (dù khách còn là vị thành niên), chức vị, nam nữ, giầu nghèo, có thân quen với mình từ trước hay không.

    3.3.8. Quyền được thoải mái khi tiếp cận dịch vụ

    Không giữ khách hàng quá lâu trong quá trình làm dịch vụ. Việc phục vụ khách hàng cần thực hiện thứ tự trước sau nghiêm túc, và không nên dành sự ưu tiên ngoại lệ nào do mối quan hệ thân quen giữa khách hàng với người cung cấp dịch vụ. Không để khách hàng phải chờ đợi khi CBYT đang bận làm việc riêng hay “tán gẫu”. Cần tạo cho nơi ngồi chờ của khách có trang trí đẹp mắt phù hợp với phong tục, văn hoá vùng đó; có sách báo tuyên truyền, không khí thoáng mát, sạch sẽ, dễ chịu, có sẵn nơi vệ sinh…Khi tư vấn, người cung cấp dịch vụ cần dùng những lời dễ hiểu, tránh sử dụng từ hoặc thuật ngữ chuyên môn. Các thông điệp nên trao đổi một cách ngắn gọn và rõ ràng để khách hàng hiểu được vấn đề.

    3.3.9. Quyền được tiếp tục nhận dịch vụ

    Không được ép buộc khách hàng một BPTT nào đó họ đã dùng mà nay muốn chuyển đổi. Nếu khách hàng muốn chuyển sang một cơ sở dịch vụ khác, CBYT cần tôn trọng sự lựa chọn của họ. Khách hàng cũng cần được nhắc nhở đến hẹn khám lại, tư vấn thêm khi cần thiết.

    3.3.10. Quyền được bày tỏ ý kiến

    Khách hàng có quyền được góp ý kiến xây dựng, phê bình về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Những ý kiến khách hàng nêu đúng phải được cám ơn và tích cực khắc phục, sửa chữa. Những ý kiến chưa hoàn toàn đúng cũng phải được cám ơn và rút kinh nghiệm để phục vụ mỗi ngày một tốt hơn. Việc lấy ý kiến nhận xét của khách hàng cần được làm trực tiếp, thường xuyên, nghiêm túc nhằm góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ

    3.4. Các phẩm chất cần thiết của cán bộ tư vấn KHHGĐ

    3.4.1. Tôn trọng khách hàng

    Dù họ ở bất cứ thành phần nào trong xã hội.

    Luôn luôn lắng nghe nhu cầu và ý kiến của khách hàng.

    3.4.2. Thông cảm và thấu hiểu khách hàng

    Nhạy cảm với nhu cầu khách hàng đề xuất.

    Tìm hiểu tâm tư, mong nuốn của khách hàng.

    Đảm bảo tính riêng tư, bí mật và kín đáo cho khách hàng.

    3.4.3. Thành thật với khách hàng

    Cần nói thật về mọi BPTT bao gồm cả thuận lợi và nhược điểm, tác dụng phụ và các biến chứng.

    Không từ chối cung cấp thông tin cho khách hàng. Trường hợp người tư vấn chưa rõ về thông tin đó thì hẹn khách hàng trả lời sau, không được vì sĩ diện trả lời bừa.

    3.4.4. Thông tin rõ ràng, có trọng tâm cho khách hàng

    Dùng câu từ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, tránh dùng từ chuyên môn khi tư vấn. Tư vấn kế hoạch hóa gia đình

    Sử dụng nhiều phương tiện hỗ trợ: tranh ảnh, mô hình, hiện vật và khuyến khích khách hàng quan sát trực tiếp (quan sát vỉ thuốc tránh thai, sờ mó vào vòng tránh thai, xé bao cao su ra xem xét).

    Tìm hiểu phản hồi của khách hàng qua quan sát thái độ, cử chỉ, câu hỏi của khách hàng nhằm tìm hiểu xem họ có hiểu nội dung trao đổi và cảm thấy thoải mái trong quá trình tư vấn hay không.

    Tóm tắt và nhấn mạnh những điểm quan trọng cho khách hàng dễ nhớ.

    3.5. Các bước tư vấn

    3.5.1. Gặp gỡ

    Thái độ tiếp xúc ban đầu cần hết sức thân mật, cởi mở để tạo niềm tin, xoá bỏ ngăn cách, e ngại giữa khách hàng và người tư vấn.

    Chào hỏi khách hàng. Mời ngồi ngang hàng (không nên ngồi đối diện qua bàn làm việc).

    Tự giới thiệu tên và chức danh của người tư vấn với khách hàng.

    Xin được hỏi tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân (có hay chưa có gia đình) của khách hàng. Tuy nhiên nếu khách hàng không muốn trả lời cũng không ép buộc.

    Mở đầu: Không bao giờ đặt câu hỏi một cách sỗ sàng (“anh (chị) cần hỏi cái gì?”) mà nên nhẹ nhàng hỏi: ” Tôi có thể giúp anh (chị) điều gì?” hay ” Nào, ta bắt đầu, xin anh (chị) cho biết chúng ta có thể trao đổi với nhau vấn đề gì?” v.v…

    3.5.2. Gợi hỏi

    Hỏi khách hàng các thông tin liên quan đến sức khoẻ và nhu cầu tránh thai để lượng giá xem khách hàng đã hiểu biết các vấn đề đó thế nào. Nên sử dụng các câu hỏi mở, không dùng các câu để khách chỉ có thể trả lời “có”, “không”.

    Chăm chú lắng nghe, không bao giờ tỏ ra sốt ruột, ngắt lời khách hàng. Dùng ngôn ngữ hình thể biểu hiện sự tán đồng (mỉm cười, gật đầu), sự thông cảm (lắng nghe, chăm chú, nét mặt), khi cần chọn từ ngữ thích hợp giúp cho khách hàng diễn tả điều mà họ đang lúng túng, chưa biết nói như thế nào.

    Khi nghe có thể hỏi thêm để biết rõ nhận thức của khách hàng nhưng không nói nhiều, đặc biệt không phê phán những nhận thức chưa đúng của khách hàng đã nêu ra.

    3.5.3. Giới thiệu

    Giới thiệu những BPTT hiện có tại cơ sở y tế.

    Cung cấp các thông tin về cả ưu điểm lẫn nhược điểm, các tác dụng phụ và biến chứng của từng BPTT. Trong quá trình trao đổi, người cung cấp dịch vụ có thể đặt các câu hỏi để tìm hiểu sự hiểu biết từ phía khách hàng. Với những điểm qua gợi hỏi đã biết khách hàng hiểu đúng thì không nói nhiều và nên nhấn mạnh ” như anh (chị) đã biết rất đúng rằng…”. Với những điều khách hàng chưa rõ thì giải thích kỹ. Đối với những điều khách hàng hiểu chưa đúng nên lựa lời nói để khách hàng có nhận thức lại nhưng không bao giờ nói là họ đã nhận thức sai.

    3.5.4. Giúp đỡ

    Giúp khách hàng tự lựa chọn một BPTT thích hợp nhất với họ. Có thể đưa ra vài ba BPTT phù hợp với chỉ định cụ thể của khách để họ tự quyết định.

    Trường hợp khách hàng lựa chọn một BPTT nhưng thấy không đúng chỉ định (ví dụ muốn dùng vòng tránh thai trong khi đang có nhiều khí hư) thì giải thích lý do chưa áp dụng được vào thời điểm đó và giúp họ chọn một BPTT khác phù hợp.

    Tuy nhiên người cung cấp dịch vụ không bao giờ nên áp đặt BPTT theo ý chủ quan của mình.

    3.5.5. Giải thích

    Khi khách hàng đã chấp nhận một BPTT, cần giải thích đầy đủ về cách sử dụng BPTT đó. Tư vấn kế hoạch hóa gia đình.

    Chỉ dẫn rõ ràng cách thức thực hiện (bao cao su, BPTT tự nhiên, biện pháp cho bú vô kinh) và quy trình tiến hành.

    Giải thích những nguyên nhân có thể dẫn đến thất bại và cách xử trí.

    Trình bày rõ các tác dụng phụ có thể gặp và cách xử trí tại nhà và khi nào cần đi khám lại.

    Nêu cho khách biết những dấu hiệu cảnh báo của các biến chứng và cách xử trí.

    Nói rõ khả năng có thai trở lại sau khi ngừng sử dụng BPTT.

    Giải thích tại sao khách hàng cần phải đến kiểm tra định kỳ và khuyên thực hiện đầy đủ.

    Giải thích mọi thắc mắc hoặc hiểu chưa đúng của khách hàng.

    Cuối cùng, không quên đề nghị khách hàng đặt câu hỏi nếu họ có nhu cầu.

    3.5.6. Gặp lại

    Trước khi chào tạm biệt, dặn dò khách hàng những điểm quan trọng nhất, hẹn thời điểm tái khám và nói cho khách hàng biết cơ sở y tế lúc nào cũng sẵn sàng đón tiếp họ.

    Cung cấp cho khách hàng các tư liệu truyền thông có sẵn tại cơ sở

    1. CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
    Biện pháp tránh thai tạm thời Biện pháp tránh thai vĩnh viễn
    1. Cho bú vô kinh (LAM).
    2. Bao cao su (nam và nữ).
    3. Dụng cụ tử cung tránh thai (loại chứa đồng và loại chứa progesterol) (Cu-IUD, LNG-IUD)
    4. Thuốc uống tránh thai nội tiết phối hợp. (COC)
    5. Viên thuốc tránh thai chỉ có progesterol. (POP)
    6. Thuốc tiêm tránh thai nội tiết phối hợp (DMPA/NET-EN)
    7. Que cấy phóng thích nội tiết tránh thai (implants).
    8. Miếng dán tránh thai (P).
    1. Triệt sản nam (thắt và cắt ống dẫn tinh)
    2. Triệu sản nữ (thắt và cắt vòi dẫn trứng)

     

    4.1. Biện pháp tránh thai tạm thời:

    4.1.1. Cho bú vô kinh (LAM):

    Phương pháp tránh thai cho bú vô kinh dựa trên khả năng ức chế hoạt động buồng trứng của hành động nuôi con bằng sữa mẹ.

    Để đảm bảo LAM đạt được hiệu quả thỏa đáng bảo vệ khỏi thai kỳ ngoài ý muốn, buộc phải thỏa đáng đồng thời 3 tiêu chuẩn sau:

    • Vô kinh
    • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn.
    • Kéo dài không quá 6 tháng.

    Tuy nhiên, phải lưu ý:

    • LAM có tỷ lệ thất bại cao mặc dù đã tuân thủ đúng hướng dẫn của phương pháp.
    • LAM không ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
    • Chỉ định và chống chỉ định: LAM không bị giới hạn chỉ định vì bản thân LAM không có gây bất cứ ảnh hưởng bất lợi nào đến mẹ và con, tuy nhiên các vấn đề ảnh hưởng đến việc NCBSM cũng ảnh hưởng đến LAM như

    Mẹ dùng thuốc ảnh hưởng đến con. VD: thuốc chống chuyển hóa, một số kháng đông, liều cao corticosteroid, ciclosporin, ergotamin, …

    Một số tình huống bệnh lý của con gây khó khăn cho bú mẹ. VD: Bệnh lý bẩm sinh biến dạng hay bất toàn vòm hầu, trẻ cực non, thiếu G6PD, …

    Mẹ hiễm HIV

    4.1.2. Bao cao su:

    Bao cao su là túi nhỏ bằng chất liệu mỏng, mềm và nhạy cảm. Bao được làm bằng ba loại nguyên liêu: Latex, màng ruột cừu non, và polyurethane.

    So với các biện pháp tránh thai hiệu quả khác, bao cao su là “tự nhiên nhất”, không can thiệp vào hoạt động cơ thể, không có tác dụng phụ.

    Ưu điểm Nhược điểm
    Không có tác dụng phụ

    Phòng tránh được các bệnh lây truyền qua bệnh tình dục và HIV/AIDS.

    Mỗi BCS chỉ được sử dụng 1 lần.

    Có thể rách, vỡ bao khi giao hợp

    4.1.3. Dụng cụ tử cung tránh thai:

    Ưu điểm là hiệu quả tránh thai rất cao; khả năng mang thai trở lại sớm khi tháo ra; tác dụng kéo dài 7-10 năm. 

    Nhược điểm là không phù hợp với người chưa sinh lần nào; đặt vào, tháo ra phải được thực hiện tại cơ sở y tế; không giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    Tránh thai trong thời kì hậu sản liên quan đến 4 vấn đề:

    • Hiện tại có hay không có tình trạng nhiễm trùng.
    • Khả năng IUD bị tống xuất.
    • Biến chứng thủng hay di trú của IUD.
    • Ảnh hưởng của progesterol lên nuôi con bằng sữa mẹ. (LNG-IUD)

    4.1.4. Thuốc tránh thai:

    Thuốc tránh thai nội tiết phối hợp:

    • Ưu điểm là hiệu quả tránh thai cao, khả năng mang thai trở lại sớm sau khi ngừng uống thuốc; giảm đau bụng kinh và giảm mất máu khi hành kinh.
    • Nhược điểm là giảm bài tiết sữa; không giúp phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    Viên thuốc tránh thai chỉ có progesterol:

    • Ưu điểm là hiệu quả tránh thai cao, khả năng mang thai trở lại sớm sau khi ngừng uống thuốc; không làm giảm bài tiết sữa; bảo vệ chống lại ung thư nội mạc tử cung và viêm phần phụ.
    • Nhược điểm là có thể gây ra máu bất thường; không giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    Thuốc tiêm tránh thai nội tiết phối hợp:

    • Ưu điểm là hiệu quả cao (tiêm một mũi có tác dụng tránh thai 3 tháng); không làm giảm bài tiết sữa; bảo vệ chống lại ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng.
    • Nhược điểm là cần thực hiện tại cơ sở y tế; khả năng mang thai trở lại chậm (6-10 tháng sau khi hết tác dụng của mũi tiêm cuối cùng); không giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    4.1.5. Que cấy phóng thích nội tiết tránh thai:

    Ưu điểm là hiệu quả tránh thai cao; không làm giảm bài tiết sữa; tác dụng kéo dài trong 3 năm.

    Nhược điểm là cấy vào, lấy ra phải được thực hiện bởi người có chuyên môn, tại cơ sở y tế; khả năng mang thai trở lại chậm (6-10 tháng sau khi lấy nang cấy ra); không giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

    4.1.6. Miếng dán tránh thai:

    Chứa đồng thời progestin và estrogen.

    Cách sử dụng: Dùng 3 miếng dán mỗi tháng, mỗi tuần thay miếng dán một lần và ngưng sử dụng trong vòng 1 tuần

    Không ngăn ngừa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

    4.2. Biện pháp tránh thai vĩnh viễn:

    Ưu điểm là hiệu quả tránh thai rất cao, phù hợp với người thực sự không muốn có thêm con; không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính tình và sinh hoạt vợ chồng; triệt sản nữ còn được chỉ định áp dụng cho những phụ nữ có nguy cơ cao về sức khoẻ khi mang thai.

    Nhược điểm là cần cân nhắc kĩ vì đây là biện pháp thôi sinh đẻ vĩnh viễn.

    4.2.1. Triệt sản nữ:

    Triệt sản nữ là thắt và cắt bỏ một đoạn ống dẫn trứng (2 bên) và như vậy làm cho trứng không gặp và kết hợp với tinh trùng được. Đây có thể nói là biện pháp tránh thai có hiệu quả ngừa thai cao nhất khoảng 99,7%

    4.2.2. Triệt sản nam:

    Triệt sản nam là thắt và cắt một đoạn ống dẫn tinh (hai bên) làm cho không có tinh trùng phóng vào âm đạo để thụ thai. Đây cũng là biện pháp mang lại hiệu quả tránh thai cao, có thể đạt tới 99,5% .

    Đối với nam giới, bác sĩ làm tiểu phẫu thuật để thắt và cắt hai ống dẫn tinh để ngăn cho tinh trùng từ tinh hoàn đi lên túi tinh. Khi đó khi xuất tinh trong tinh dịch không còn tinh trùng, nên không thể thụ thai được.

    5. SÀNG LỌC SƠ SINH

    5.1. Sàng lọc sơ sinh. Tầm quan trọng

    Là chương trình sử dụng các biện pháp kỹ thuật áp dụng rộng rãi đối với trẻ sơ sinh nhằm phát hiện một số bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh cần điều trị ngay trong giai đoạn chưa có biểu hiện lâm sàng nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu các di chứng của bệnh, nhờ đó trẻ có thể phát triển bình thường cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

    5.1.1. Quy trình sàng lọc

    Tư vấn trước khi sàng lọc

    • Mục đích: Giúp bố mẹ và người giám hộ hợp pháp của trẻ sơ sinh hiểu được lợi ích và tự nguyện cho trẻ tham gia sàng lọc sơ sinh để phát hiện sớm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa – nội tiết – di truyền bẩm sinh nhằm tránh tử vong hoặc hạn chế tối đa hậu quả do bệnh lý gây ra.
    • Nội dung: trình bày các bước sàng lọc, giải thích ý nghĩa, những lợi ích, rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành sàng lọc sơ sinh.

    Các bước sàng lọc

    • Thời điểm lấy mẫu máu: tốt nhất là 48 giờ sau sinh. Những trẻ sơ sinh rời cơ sở sản khoa sớm hơn thời gian này, cần lấy mẫu trước khi rời đi nhưng thời điểm lấy mẫu máu phải sau khi sinh 24 giờ. Nếu trẻ cần truyền máu, mẫu máu sàng lọc phải được lấy trước khi truyền máu hoặc 3 tháng sau truyền máu.
    • Thu thập mẫu máu sơ sinh
    • Thẻ thấm máu: nhân viên y tế phải điền đầy đủ các thông tin in sẵn trên thẻ trước khi lấy mẫu máu. Đặc biệt phải ghi rõ địa chỉ và điện thoại liên lạc với gia đình để thông báo kết quả sàng lọc.

    Cách lấy máu:

    • Lấy máu gót chân: nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu gót chân trẻ sơ sinh phải được đào tạo và có khả năng thực hiện kỹ thuật lấy máu gót chân sơ sinh.
    • Lấy máu tĩnh mạch: thực hiện kết hợp khi trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm khác.

    Bảo quản và vận chuyển mẫu máu:

    • Sau khi lấy mẫu máu, giấy thấm máu phải được để khô ngoài không khí ít nhất 4 giờ trên bề mặt phẳng và không thấm nước, không được tiếp xúc với nguồn nhiệt và tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, tránh để gần bất kỳ chất nào có mùi như sơn, véc ni, các loại bình phun hoặc thuốc xịt côn trùng, không chạm vào và làm bẩn các giọt máu trên giấy thấm.
    • Thẻ thấm máu được xếp so le đảm bảo các ô máu khô trong các mẫu liền kề không tiếp xúc với nhau hoặc được đặt trong phòng bị chống ẩm
    • Thẻ thấm màu phải được gửi đi làm xét nghiệm sàng lọc trong vòng 24 giờ kể từ khi lấy mẫu máu.
    • Vận chuyển thẻ thấm máu khô đến trung tâm sàng lọc sơ sinh khu vực theo đường bưu điện hoặc các phương tiện khác.

    Các bệnh được sàng lọc sơ sinh hiện nay gồm suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, một số rối loạn chuyển hóa bẩm sinh của acid amin, chất béo, thalassemia. Tại bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ tầm soát tim bẩm sinh, điếc bẩm sinh, suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, thiếu men G6PD và 50 bệnh rối loạn chuyển hóa.

    5.1.2. Kỹ thuật

    Bước 1. Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết:

    • Giấy lấy mẫu
    • Kim chích máu vô trùng có đầu kim dài khoảng 2 mm
    • Bông tẩm cồn sát trùng
    • Gạc khô vô trùng
    • Găng vô trùng loại không bột Khăn tẩm nước ấm (do người nhà chuẩn bị)

    Bước 2. Điền đầy đủ thông tin vào giấy lấy mẫu. Chú ý không làm bẩn các vòng tròn trên phần giấy thấm để thấm máu, không đụng chạm vào phần giấy thấm trước hoặc sau khi lấy mẫu.

    Bước 3. Ttrích máu an toàn trên gót chân của trẻ.

    Bước 4. Dùng khăn tẩm nước ấm khoảng 41oC ủ gót chân của trẻ trong khoảng từ 3 – 5 phút

    Bước 5. Dùng bông tẩm cồn sát trùng để sát trùng vùng trích máu trên gót chân của trẻ, sau khi sát trùng dùng gạc khô vô trùng để lau khô vùng trích máu.

    Bước 6. Dùng kim trích máu gót chân, dùng gạc khô vô trùng để thấm bỏ giọt máu đầu. Để làm tăng lượng máu chảy, bóp RẤT NHẸ NHÀNG và cách quảng lên gót chân trẻ phần quanh chỗ trích máu để các giọt máu sau chẩy đều và có kích thước LỚN hơn.

    Bước 7. Chạm nhẹ giấy thấm vào giọt máu LỚN từ phía MẶT SAU vòng tròn. Để giọt máu thấm qua và thấm đều vòng tròn chỉ bằng MỘT LẦN chạm DUY NHẤT lên giọt máu LỚN. Chỉ được thấm máu trên một phía của giấy thấm.

    Bước 8. Thấm các vòng tròn khác trên giấy thấm theo cách thức đã hướng dẫn trong bước 7 nếu các giọt máu ra đều và đủ lớn. Nếu máu không chảy nữa, tiếp tục thực hiện từ bước 5 đến bước 7. Săn sóc vị trí chích trên gót chân trẻ sau khi lấy máu.

    Bước 9. Để giấy đã lấy mẫu máu lên một mặt phẳng sạch sẽ, khô và không thấm nước trong ít nhất 3 tiếng đồng hồ.

    Bước 10. Gửi giấy đã lấy mẫu tới Phòng xét nghiệm trung tâm trong vòng 24 tiếng đồng hồ từ khi lấy mẫu.

    5.1.3. Lưu ý

    Đối với trẻ sơ sinh bị ốm hoặc đẻ non, nhẹ cân

    • Trẻ đẻ non là trẻ được sinh trước 37 tuần tuổi, trẻ nhẹ cân là có cân nặng dưới 2500 gram.
    • Trẻ ốm là trẻ đang có vấn đề về sức khỏe, mắc bệnh.
    • Mẫu máu được lấy như quy định ở trẻ bình thường nhưng cần thận trọng khi trích máu (không đâm kim quá 2mm)
    • Nếu trẻ cần phải truyền máu, mẫu máu phải được lấy trước khi trẻ được truyền máu, nếu trẻ đã được truyền máu việc lấy mẫu phải được thực hiện sau khi truyền máu từ 90 – 120 ngày.

    Trích máu

    • Trích máu bằng kim trích máu vô trùng ở vị trí quy định (hình vẽ)

    • Kim trích máu phải bảo đảm để không thể chích sâu quá 2 mm và vết rạch rộng khoảng 1mm.
    • Để đảm bảo an toàn cho trẻ không được dùng kim tiêm hoặc các dụng cụ khác để lấy máu.
    • Đối với trẻ sinh non hoặc thiếu cân xương gót nằm gần bề mặt da hơn nên nếu chích sâu khoảng 2mm có thể làm tổn thương xương gót của trẻ do đó cần thận trọng khi trích máu. Thấm máu gót chân
    • Sau khi gót chân trẻ đã được trích máu, dùng gạc hoặc bông vô trùng để thấm bỏ giọt máu đầu.
    • Người lấy mẫu dùng ngón cái bóp nhẹ gót chân của trẻ từng đợt để tạo điều kiện để hình thành giọt máu lớn hơn (ngừng bóp khi giọt máu đã được hình thành đủ lớn).
    • Chạm nhẹ nhàng một mặt của giấy thấm vào giọt máu lớn để cho máu thấm đều từ mặt này sang mặt kia trên toàn bộ vòng tròn được in trên giấy thấm (không chậm giấy nhiều lần khi thấm trên một vòng tròn), khi thấm cần xem xét để bảo đảm máu thấm đều trên cả hai mặt giấy thấm.
    • Không được đè giấy thấm lên trên chỗ trích máu và chỉ được thấm từ một mặt của giấy thấm.

    Sắp xếp các tờ giấy lấy mẫu vào phong bì

    • Hiện tượng nhiễm bẩn chéo có thể xảy ra khi để các mẫu máu nằm chồng lên nhau.
    • Trước khi cho các tờ giấy lấy mẫu của các trẻ vào chung một phong bì để gửi phải đảm bảo các miếng gấp bảo vệ phải được đậy lên mẫu máu trên mỗi tờ giấy lấy mẫu.
    • Trong trường hợp ngại khả năng xảy ra nhiễm bẩn chéo giữa các mẫu máu hoặc không có miếng gấp bảo vệ nên đặt các tờ giấy lấy mẫu máu ngược chiều nhau khi đặt chung trong một phong bì.

    Gửi mẫu về Khoa Xét nghiệm – Di truyền học (XN-DTH)

    • Mẫu máu khô phải được gửi về KhoaXN-DTHtốt nhất trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi lấy mẫu.
    • Không nên gom mẫu trong nhiều ngày vì sẽ ảnh hưởng đến kết quả sàng lọc và nhiều bệnh cần được chẩn đoán để can thiệp và điều trị sớm. Cố gắng để thời gian từ khi lấy mẫu cho đến khi phòng xét nghiệm nhận được mẫu trong vòng 3 ngày.
    • Không sử dụng phong bì bằng nhựa, tráng nhựa hoặc túi nhựa xốpđể đựng mẫu vì có thể làm tăng độ ẩm và tích tụ nhiệt bên trong làm ảnh hưởng đến chất lượng mẫu máu khô.

    5.2. Tim bẩm sinh

    5.2.1. Cơ chế:

    Tim của trẻ bắt đầu xuất hiện và phát triển ngay từ giữa tuần lễ thứ ba (khoảng ngày thứ 18) sau khi thụ thai. Trong qúa trình phát triền, những di tật về mặt cấu trúc có thể xảy ra. Những dị tật này có thể liên quan đến vách tim. Van tim và động mạch cũng như tĩnh mach gần tim. Di tật tim bẩm sinh có thể làm thay đổi lưu lương máu đến tim dưới các hình thức sau:

    • Bị chậm lại
    • Chảy nhầm hướng hoặc đến nhằm chổ
    • Hoàn toàn bị chặn lại

    Có rất nhiều loại dị tật bẩm sinh. Các dị tật này có thể từ đơn giản không có triệu chứng đến các dị tật phức tạp với những triệu chứng nặng nề đe dọa đến tính mạng của trẻ.

    5.2.2. Các xét nghiệm:

    Siêu âm tim:

    • Trước hết, các sản phụ cần khám thai cũng như siêu âm tim thai ít nhất một lần trong thai kỳ của mình để tầm soát tim bẩm sinh cho trẻ. Ở tuần thai thứ 18 – 22 là thời điểm vàng để siêu âm chẩn đoán dị tật tim bẩm sinh của thai nhi.
    • Nếu đã bỏ lỡ việc siêu âm tim thai, cần siêu âm tầm soát ít nhất một lần cho trẻ ngay sau khi bé vừa chào đời hoặc trong tháng đầu tiên của trẻ.

    Đo SpO2:

    • Ở trẻ sơ sinh mắc các bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng, tim bị bệnh nên sẽ không cung cấp máu có đủ ôxy cho các cơ quan hoạt động vì nồng độ ôxy trong máu động mạch giảm, nghĩa là tỷ lệ thành phần hemoglobin của hồng cầu trong máu được gắn với oxy thấp (hay được gọi là có độ bão hòa ôxy thấp). Do đó bằng cách sử dụng máy đo độ bão hòa oxy (máy dùng để do tỷ lệ thành phần hêmôglôbin của hồng cầu trong máu đựợc gắn với ôxy) sẽ cho phép phát hiện sớm các trường hơp mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng ở trẻ. Ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh, độ bão hòa oxy (tỷ lệ hemoglobin của hồng câu trong máu được gắn với ôxy) bình thường từ 95 – 100%.
    • Máy đo độ bão hòa oxy đo được tỷ lệ hemoglobin của hồng cầu trong máu được gắn với oxy nên sẽ phát hiện được các trường hợp trẻ có nồng độ oxy trong máu động mạch thấp qua đó cảnh báo trẻ có khả năng mắc một trong các dạng bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ.
    • Xét nghiệm được thực hiện tại đơn vị sàng lọc sơ sinh của bệnh viện sau khi trẻ sinh được 24 giờ. Nếu đo trước 24 giờ, do hệ tuần hoàn của trẻ đang điều chỉnh để thích nghi với đời sống bên ngoài tử cung nên độ bão hòa oxy trong rnáu trẻ bình thường cũng có thể thấp nên kết quả sàng lọc sẽ không chính xác.
    • Độ bảo hào oxy bình thường ở bàn tay hoặc chân là 95 – 100% và mức chênh lệch giữa tay va chân phải bằng hoặc bé hơn 3%. Nếu tim hoặc phổi của trẻ có vấn đề độ bão hòa sẽ thấp hơn 95%

    5.2.3. Điều trị:

    Can thiệp tim mạch: phương pháp trong đó một ống thông nhỏ gọi là catheter cùng với các dây dẫn đi vào trong tim và các mạch máu. Một số các ký thuật can thiệp tim mạch:

    • Phá vách liên nhĩ bằng bóng
    • Nong các mạch máu bằng bóng trong các bệnh lý có mạch máu bị hẹp
    • Nong các van tim bị hẹp bằng bóng
    • Đống các lỗ thông bằng dụng cụ

    Phẫu thuật tim: bao gồm 2 phương pháp tiến hành:

    • Phẫu thuật tim kín (không sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể)
    • Phẫu thuật tim hở (có sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể hỗ trợ cho tim và phổi) để sửa chữa các tổn thương bên trong quả tim cũng như tổn thương trên các mạch máu lớn đi ra từ tim

    5.3. Điếc bẩm sinh

    5.3.1. Đại cương

    Điếc bẩm sinh (mất thính lực) ngay từ khi mới sinh xảy ra khi khả năng của tai chuyển đổi năng lượng cơ học rung động của âm thanh thành năng lượng điện của các xung thần kinh bị suy giảm.

    5.3.2. Nguyên nhân:

    Trước sinh:

    Do di truyền, nhiều thành viên trong trong dòng họ và gia đình bị khiếm thính.

    Mẹ bị bệnh rubella hoặc một số các bệnh virus khác trong thời kỳ mang thai.

    Mẹ dùng thuốc có hại cho tai của thai nhi như: quinin, streptomycin …

    Mẹ mắc bệnh giang mai

    Trong và ngay sau sinh:

    • Trẻ sinh non.
    • Sinh mổ hoặc sinh hút
    • Trẻ bị ngạt, vàng da ngay sau sinh.

    Sau sinh:

    • Trẻ bị một số bệnh nhiễm trùng toàn thân như sởi, quai bị, viêm màng não…
    • Trẻ bị viêm tai ngoài, viêm tai giữa, nhiễm trùng tai trong.
    • Bị nút ráy tai
    • Trẻ được điều trị bằng một số thuốc kháng sinh như streptomycin, gentamycin

    Bị chấn thương vùng đầu, chấn thương tai.

    5.3.3. Các nghiệm pháp sàng lọc thính lực:

    Nghiệm pháp hành vi: Các xét nghiệm hành vi được dựa trên việc tạo ra hay quan sát thấy một thay đổi trong hành vi khi phản ứng lại với âm thanh. Các xét nghiệm này bao gồm:

    • Phép đo thính giác quan sát hành vi (BOA: behavioural observation audiometry).
    • Phép đo thính giác tăng cường thị giác (VRA: visual reinforcement audiometry).
    • Phép đo thính giác bằng trò chơi.

    Việc xét nghiệm hành vi có liên quan đến việc trẻ phản ứng lại với âm thanh. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc là người có thể biết tốt nhất trẻ khả năng nghe của trẻ. Ở trẻ bình thường, ở mỗi độ tuổi khác nhau có những đáp ứng khác nhau với âm thanh như được mô tả trong bảng dưới đây:

    Tuổi (tháng) Đáp ứng với âm thanh
    < 1 Một vài dấu hiệu như mở mắt, chớp mắt
    6 Quay đầu hoặc mắt nhìn theo hướng phát âm thanh
    9 Lắng nghe và tự phát ra các loại âm từ lớn đến nhỏ
    12 Biết tên mình và một số từ, bắt đầu bập bẹ nói
    18 Biết chỉ một số đồ vật quen thuộc khi được yêu cầu, biết nói một số từ đơn giản
    24 Có thể nghe những từ rất nhỏ và nhận biết hướng của nó, có khả năng nói những câu đơn giản

    Các nghiệm pháp khách quan:

    Những nghiệm pháp này đo đáp ứng của một bộ phận cụ thể trong hệ thống thính giác và gần như không cần trẻ phải hợp tác. Các nghiệm pháp này bao gồm:

    • Nghiệm pháp đo âm ốc tai (OAE: otoacoustic mission): Đo âm ốc tai được thực hiện bằng máy đo âm ốc tai, máy sẽ đo đáp ứng của ốc tai khi có kích thích bởi âm thanh. Trong nghiệm pháp sàng lọc điếc bẩm sinh bằng cách đo âm ốc tai có hai kỹ thuật được sử dụng phổ biến là: Đo âm ốc tai gợi thoáng qua (TEOAE: Transient Evoked Otoacoustic Emissions; Đo âm ốc tai méo mó (DPOAE: Distortion Product Otoacoustic Emissions
    • Nghiệm pháp đo đáp ứng thính giác thân não (ABR: auditory brainstem response) hay còn gọi là đo điện thế đáp ứng thính giác thân não là phương pháp quan trọng trong việc đánh giá chức năng sau ốc tai. Nghiệm pháp này đo đáp ứng của dây thần kinh thính giác (dây thần kinh số VIII) và thân não với kích thích âm thanh thông qua các điện cực đặt ở trán, bề mặt hai xương chũm và gáy của trẻ. Kích thích âm thanh là các tiếng “click” với cường độ 35dB được đưa vào tai của trẻ qua chụp tai. Đáp ứng của mỗi trẻ sẽ được so sánh với kết quả bình thường đã được cài sẵn trong máy và đưa ra kết quả là “đạt” khi tai không bị khiếm thính, hoặc “nghi ngờ” nếu nghi ngờ tai bị nghe kém. Trường hợp “nghi ngờ” sẽ cần làm thêm các nghiệm pháp thăm dò khách quan khác.

    • Nghiệm pháp đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ASSR: auditory steady state response): Đo đáp ứng điện của thần kinh thính giác với các kích thích âm thanh được chuẩn hóa về mặt biên độ, tần số và tần suất kích thích. Kết quả của nghiệm pháp này là vẽ được thính lực đồ của trẻ dựa trên đáp ứng của não với kích thích âm thanh ở cường độ nhỏ nhất ngoài ra nghiệm pháp cũng cho phép xác định ngưỡng nghe khách quan của trẻ một cách xác thực về mặt tần số cũng như ngưỡng nghe với kết quả đo thích giác chủ quan và không phụ thuộc vào trạng thái của người đo, độ tuổi cũng như mức độ nghe kém.

    • Xét nghiệm chức năng tai giữa là một xét nghiệm khách quan khác nhằm cung cấp thông tin về chức năng của tai giữa.

    5.3.4. Điều trị

    Tùy theo vị trí tổn thương mà tình trạng điếc bẩm sinh được điều trị như sau:

    Điếc bẩm sinh do dẫn truyền

    Điếc bẩm sinh do tiếp nhận ốc tai (Điếc bẩm sinh do thần kinh cảm nhận)

    Điếc bẩm sinh do thần kinh thính giác

    Điếc bẩm sinh hỗn hợp

    Điều trị

    Tùy theo nguyên nhân, có thể bằng lấy ráy tai, thuốc hay phẫu thuật.

    Tùy theo nguyên nhân, một số trường hợp có thể điều trị thuốc. phẫu thuật không tác dụng.

    Máy nghe

    Rất tốt

    Có thể giúp trong các trường hợp điếc nhẹ đến nặng

    Có tác dụng rất ít

    Có thể giúp trong các trường hợp điếc nhẹ đến nặng

    Cấy điện ốc tai

    Rất tốt trong các trường hợp điếc nặng và rất nặng

    Không ích lợi gì

    Rất tốt trong các trường hợp điếc nặng và rất nặng

    Cấy điện thân não

    Có thể giúp ở vài trường hợp

     

    5.3.5. Dự phòng

    Trước sinh

    • Khám phát hiện và điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai.
    • Thận trọng khi ghi đơn thuốc cho phụ nữ mang thai vì có một số loại thuốc gây ngộ độc cho tai của thai nhi.
    • Chích ngừa bệnh Rubella
    • Chăm sóc tốt sức khỏe bà mẹ khi mang thai

    Trong và ngay sau sinh

    • Thực hiện chương trình tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
    • Theo dõi và điều trị vàng da sơ sinh.

    Sau sinh

    • Thực hiện chương trình tiêm chủng đầy đủ cho trẻ.
    • Thận trọng khi ghi đơn thuốc cho trẻ vì có một số loại thuốc gây độc cho tai.
    • Điều trị sớm và hiệu quả các trường hợp nhiễm trùng tai.
    • Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đi xe máy

    5.4. Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh

    5.4.1. Khái niệm:

    Tăng sản thượng thận bẩm sinh (TSTTBS) là một nhóm các bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường đặc trưng bởi sự thiếu hụt một trong số các enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp cortisol từ cholesterol. Thiếu hụt cortisol gây nên sự tăng tiết hormon hướng vỏ thượng thận (ACTH) của tuyến yên và tăng sản vỏ thượng thận. Thiếu hụt enzyme gây nên thiếu hụt tổng hợp hormon vỏ thượng thận và tăng các chất chuyển hóa trung gian trước chỗ tắc.

    Các thể thiếu hụt enzym của TSTTTBS

    • Thiếu hụt 21α-hydroxylase: chiếm 90 – 95% các ca TSTTBS, biểu hiện nam hóa ở trẻ gái, dậy thì sớm ở trẻ trai; 75% các ca có kèm theo biểu hiện mất muối.
    • Thiếu hụt 11β-hydroxylase: chiếm 5 – 8% các trường hợp TSTTBS, biểu hiện nam hóa ở trẻ gái, dậy thì sớm ở trẻ trai, cao huyết áp ở tuổi nhỏ do tăng DOC, hiếm gặp mất muối.
    • Thiếu hụt 17α-hydroxylase: chiếm 1% các ca TSTTBS: các triệu chứng ở giai đoạn dậy thì do sự thiếu hụt phát triển giới tính bình thường, cao huyết áp và hạ kali máu.
    • Thiếu hụt 3β-hydroxysteroid dehydrogenase type 2 và thiếu hụt P450 oxidoreductase rất hiếm gặp.

    5.4.2. Triệu chứng lâm sàng- xét nghiệm

    Thể cổ điển: Tỷ lệ mới mắc: 1/5000 đến 1/15.000 trẻ đẻ sống ở các nước châu Âu, một số cộng đồng gặp tỷ lệ cao hơn. Triệu chứng lâm sàng:

    • Thể mất muối (thiếu hoàn toàn hoạt độ 21α-hydroxylase): chiếm 75% các ca thể cổ điển, thiếu hụt mineralocorticoid dẫn đến giảm natri, tăng kali máu, nôn, mất nước tùy mức độ, giảm thể tích tuần hoàn, giảm huyết áp, chậm tăng cân, thường xuất hiện trong vòng hai tuần đầu sau đẻ. Hạ đường máu trong nhiều trường hợp nhưng không phải tất cả các ca.
    • Thể nam hóa đơn thuần (hoạt độ 21α-hydroxylase còn 1-3% so với bình thường): biểu hiện nam hóa chuyển giới ở trẻ gái tùy mức độ nặng nhẹ: phì đại âm vật, hai môi lớn dính nhau; ở trẻ trai bộ phận sinh dục ngoài bình thường khi sinh, biểu hiện dậy thì sớm thường xuất hiện sau 2 tuổi.

    Xét nghiệm chẩn đoán:

    • Tăng 17 – OH progesterone (17-OHP) (đây là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán, theo dõi điều trị và sàng lọc sơ sinh), androstenedione và DHEAGiảm deoxycorticosterone, 11 – deoxycortisol, corticosterone, aldosterone
    • Tăng các chất chuyển hóa trung gian qua nước tiểu (17-ketosteroids và pregnanetriol)
    • Tăng hoạt độ Renin và ACTH.

    Trong các trường hợp kết quả xét nghiệm các hormon không rõ để chẩn đoán thì cần phân tích để phát hiện đột biến gen CYP21A2. Phân tích đột biến gen CYP21A2 với bệnh phẩm tế bào gai rau hoặc nước ối còn được chỉ định trong chẩn đoán và điều trị trước sinh.

    Thể không cổ điển (thiếu một phần hoạt độ enzyme): Tỷ lệ mới mắc cao tới 1/1000. Triệu chứng lâm sàng: không có mất muối và không có bất thường về phát triển.

    • Trẻ trai: sạm da, phát triển sớm đặc tính sinh dục thứ phát như dương vật to, lông mu sớm, thể tích tinh hoàn còn nhỏ tương ứng với tuổi.
    • Trẻ gái: rậm lông, có thể có âm vật phì đại, rối loạn chức năng buồng trứng sau dậy thì.

    Xét nghiệm chẩn đoán: tăng rõ ràng 17-OHP sau 60 phút kích thích bằng ACTH.

    5.4.3. Điều trị

    Điều trị cấp cứu: Điều trị mất nước tùy theo mức độ mất nước, nếu có biểu hiện sốc thì bù dịch cấp như phác đồ điều trị sốc:

    • Sốc hoặc mất nước nặng: 20ml/ kg dung dịch NaCl 0,9%, tiêm tĩnh mạch. Nhắc lại nếu cần. Sau đó bù lượng dịch thiếu còn lại và dịch theo nhu cầu đều đặn trong 24 giờ bằng dung dịch NaCl 0,9% pha kết hợp với dextrose 5%.
    • Mất nước trung bình: bù lượng dịch thiếu và dịch theo nhu cầu bằng dung dịch NaCl 0,9% và dextrose 5% đều đặn trong 24 giờ.

    Điều trị hạ đường máu nếu có bằng dung dịch dextrose 10%.

    Điều trị bằng hydrocortisone tiêm tĩnh mạch:

    • Sơ sinh: bắt đầu bằng 25mg, sau đó 10-25 mg mỗi 6 giờ/lần.
    • Từ 1 tháng đến 1 năm: bắt đầu bằng 25mg, sau đó 25mg mỗi 6 giờ/lần.
    • Trẻ nhỏ (1 đến 3 tuổi): bắt đầu 25-50 mg, sau đó 25-50 mg mỗi 6 giờ/lần.
    • Trẻ lớn hơn (4 đến 12 tuổi): bắt đầu 50-75 mg, sau đó 50-75 mg mỗi 6 giờ.
    • Trẻ vị thành niên và người lớn: bắt đầu 100 – 150 mg, sau đó 100mg mỗi 6 giờ.

    Khi tình trạng bệnh nhân ổn định, giảm liều hydrocortisone tĩnh mạch, chuyển sang liều uống gấp 3 lần liều duy trì, sau đó giảm dần đều đặn và duy trì với liều 10-15mg/m2/ngày.

    Điều trị bằng mineralocorticoid (fludrocortisone hay florinef): ở các bệnh nhân thể mất muối, bắt đầu sử dụng florinef liều duy trì (thường 0,05 – 0,1 mg/ngày) càng sớm càng tốt khi bệnh nhân có thể dung nạp được qua đường uống.

    Điều trị hạ natri máu: bổ xung natri không phải luôn cần thiết, 6ml/kg dung dich 3N muối tăng được 5 mmol/l.

    Điều trị tăng kali máu: kali máu sẽ trở về bình thường với liệu pháp bù dịch và hydrocortisone, điều trị tăng kali máu nếu có triệu chứng hoặc bất thường trên điện tâm đồ.

    Điều trị duy trì:

    • Liệu pháp hydrocortisone thay thế với liều 10 -15 mg/m2/ngày chia 3 lần.
    • Liệu pháp thay thế mineralocorticoid: florinef 0,05 – 0,1 mg/ngày trong thể mất muối.
    • Trẻ nhũ nhi cần bổ sung muối 1 – 3 gram/ngày ở thể mất muối.
    • Giám sát điều trị: theo dõi phát triển thể chất: chiều cao, cân nặng, BMI; khám lâm sàng (huyết áp, sạm da, cushing); theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và dấu hiệu dậy thì; theo dõi thể tích tinh hoàn. Theo dõi định kỳ các xét nghiệm: điện giải đồ, PRA đối với thể mất muối; Testosterone, 17-OHP; tuổi xương (1 lần/năm khi > 2 tuổi).
    • Ở tuổi trưởng thành có thể chuyển sang prednisone, prednisolone, hoặc dexamethasone (bảng 1).

    Bảng 1. Liệu pháp hormon thay thế được khuyến cáo cho các bệnh nhân đã hoàn thành giai đoạn tăng trưởng

    Dạng GC tác dụng kéo dài Liều khuyến cáo (mg/ngày) Số lần chia trong ngày
    HC 15–25 2–3
    Prednisone 5–7.5 2
    Prednisolone 4–6 2
    Dexamethasone 0.25–0.5 1
    Fludrocortisone 0.05–0.2 1

    Điều trị dự phòng suy thượng thận cấp:

    • Tăng gấp đôi hoặc gấp ba liều hydrocortisone trong 2-3 ngày khi có stress (ví dụ: sốt cao, gãy xương).
    • Tiêm bắp hydrocortisone khi có bất thường hấp thu bằng đường uống như: nôn, ỉa chảy nặng.
    • Tăng liều hydrocortisone (1-2 mg/kg) đường tiêm trước khi gây mê, kèm theo hoặc không tăng liều sau phẫu thuật.

    Điều trị phẫu thuật: Chỉnh hình bộ phận sinh dục ngoài ở trẻ gái: Khuyến cáo tuổi phẫu thuật chỉnh hình bộ phận sinh dục ngoài ở trẻ gái là 2-6 tháng.

    Điều trị trước sinh: Điều trị trước sinh được chỉ định ở các bà mẹ có nguy cơ sinh con mắc TSTTBS. Điều trị trước sinh bằng cách cho bà mẹ mang thai uống dexamethason trong suốt thời gian mang thai có tác dụng ngăn ngừa nam hóa bộ phận sinh dục ngoài ở trẻ gái mắc TSTTBS. Điều trị chỉ nên được chỉ định và tiến hành tại các trung tâm có đầy đủ các điều kiện phân tích đột biến gen CYP21A2 và có các chuyên gia về nội tiết nhi khoa có kinh nghiệm, hơn nữa phải có sự cam kết chấp thuận của gia đình.

    Sàng lọc sơ sinh TSTTBS: Giúp chẩn đoán sớm ngăn ngừa tử vong do suy thượng thận cấp ở thể cổ điển mất muối ở trẻ trai: Mẫu máu được thu thập bằng giấy lọc (Guthrie cards), thời điểm thu thập mẫu: 48-72 giờ sau đẻ, định lượng 17-OHP, có thể khẳng định chẩn đoán bằng phân tích đột biến gen CYP21A2.

    5.5. Suy giáp bẩm sinh

    5.5.1. Đại cương

    Suy giáp trạng bẩm sinh (SGTBS) là bệnh nội tiết do tuyến giáp sản xuất không đủ hormon đáp ứng cho nhu cầu chuyển hoá và sinh trưởng của cơ thể.

    5.5.2. Nguyên nhân

    Rối loạn phát triển tuyến giáp: chiếm 90% trẻ bị SGTBS do không có tuyến giáp, tuyến giáp lạc chỗ (ở dưới lưỡi hoặc trung thất) hoặc tuyến giáp bị thiểu sản.

    10% SGTBS còn lại do rối loạn tổng hợp hormon giáp (bệnh do di truyền lặn NST thường), do giảm bắt giữ iod tại tuyến giáp, thiếu enzym trong quá trình tổng hợp hormon giáp, SGBS địa phương do thiếu iod nặng, SGTBS do mẹ điều trị phóng xạ khi có thai.

    5.5.3. Biều hiện lâm sàng của bệnh Suy giáp bẩm sinh

    Giai đoạn sơ sinh (0-1 tháng): thường bị vàng da kéo dài hơn bình thường (lâu hơn 2 tuần), màu da thường xám chì, tái. Bé thường ngủ nhiều, không linh hoạt với tiếng động môi trường bên ngoài, ít khóc, bỏ bú hay bú ít, không tỉnh táo khi bú, táo bón, chậm lên cân, tay chân lạnh, lưỡi thò ra ngoài.

    Giai đoạn sau sơ sinh và trẻ nhỏ: Chậm phát triển về mặt thể chất (chậm lên cân, chậm biết đi, phát triển chiều cao kém, tóc ngắn, thưa, khô, giòn, dễ gãy, răng mọc chậm). Chậm phát triển sinh lý (chậm xuất hiện các dấu hiệu của tuổi dậy thì). Và chậm phát triển tâm thần (không linh hoạt, học hành kém, tiếp thu chậm).

    5.5.4. Các phương pháp chẩn đoán suy giáp bẩm sinh

    Chẩn đoán suy giáp bẩm sinh hiện nay dựa vào các phương pháp sau:

    Test sàng lọc: Cách tiến hành như sau: sau sinh 48 giờ, tiến hành lấy mẫu máu ở gót chân hay máu tĩnh mạch của trẻ rồi thấm vào giấy thấm để làm xét nghiệm TSH. Nếu kết quả là TSH cao, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn để làm tiếp các xét nghiệm chẩn đoán chuyên biệt, từ đó đưa ra giải pháp theo dõi bệnh và điều trị phù hợp.

    Xét nghiệm chẩn đoán:

    • Xét nghiệm hormone tuyến giáp trong huyết thanh giảm thấp nhưng nồng độ TSH tăng cao > 100 mIU/ml, T4 giảm thấp < 50 nmol/l trong máu là tiêu chuẩn vàng để xác định SGBS.
    • Xét nghiệm không đặc hiệu: Chụp tuổi xương thấy chậm. Tiêu chuẩn dựa vào đánh giá các điểm cốt hoá ở cổ tay trái theo Atlat W. Greulich và S. Pyle.
    • Xét nghiệm tìm nguyên nhân: Ghi hình tuyến giáp bằng Tc 99m để xác định vị trí tuyến giáp bình thường, lạc chỗ hay thiểu sản.

    5.5.5. Điều trị suy giáp bẩm sinh

    Nguyên tắc điều trị: Cần đạt nhanh tình trạng bình giáp càng sớm càng tốt.

    Thuốc điều trị: Thay thế hormone giáp suốt đời bằng hormone giáp tổng hợp như Thyroxin (L-thyroxin, Levothyrox, Eltroxin-Belthyrox).

    Thuốc được khuyến cáo là levo-thyroxine, dạng viên. Bằng đường uống, Levothyrox được uống 1 lần trong ngày vào buổi sáng trước bữa ăn 1 giờ. Đối với trẻ nhỏ thuốc được nghiền nhỏ uống hàng ngày có thể pha với vài milit nước, hay sữa công thức hoặc sữa mẹ. Không pha levo-thyroxine với sữa công thức chứa đậu nành, hay chứa sắt vì chúng sẽ cản trở sự hấp thu của thuốc. Liều cần gia tăng dần khi trẻ phát triển.

    Levothyroxine: liều khởi đầu: 10 -15 µg/kg/ngày. Mục tiêu điều trị là giữ nồng độ T4trên mức bình thường: 10 – 16 µg/dL; FT4: 1,4 – 2,3 ng/dL; TSH: 0,5 – 2mU/L trong 3 năm đầu đời.

    Tuổi μg/ngày μg/kg/ngày
    0 – 6 tháng 25 – 50 8-10
    6 – 12 tháng 50 – 75 6 – 8
    1 – 5 tuổi 75 – 100 5 – 6
    6 – 12 tuổi 100 – 150   4 – 5
    12 tuổi trở lên – người lớn 100 – 200   2 -3

    5.5.6. Theo dõi điều trị ngoại trú

    Theo dõi trong năm đầu:

    • Khám lâm sàng (toàn trạng, cân nặng, chiều cao, DQ, IQ,…) và xét nghiệm TSH-T4: 3 tháng/lần.
    • Đo tuổi xương: 6 tháng 1 lần.

    Từ năm thứ hai: Khám định kỳ lâm sàng và xét nghiệm TSH – T4 và tuổi xương 1 năm/lần vì liều thyroxin trong suốt giai đoạn thiếu niên thay đổi rất ít.

    Theo dõi điều trị ngoại trú: Điều trị thích hợp: các dấu hiệu của suy giáp giảm dần và biến mất, trẻ phát triển bình thường. Xét nghiệm TSH trở về bình thường T4 cao hơn một chút so với tuổi từ 150-170 nmol/l.

    Quá liều: gây ngộ độc thuốc, biểu hiện ưu năng giáp như nhịp tim nhanh, kích thích thần kinh, khó ngủ, ra nhiều mồ hôi, ỉa chảy, nôn và T4 trong huyết thanh tăng cao > 180 nmol/l. Liều cao kéo dài dấn đến xương sọ đóng kín, tuổi xương phát triển nhanh so với tuổi thực và có hiện tượng loãng xương.

    Chưa đủ liều điều trị: thấy TSH tăng cao không thường xuyên, T4 bình thường, ở bệnh nhân như vậy có thể quá trình uống T4 không đủ hoặc không thường xuyên để ức chế TSH trở về bình thường.

    5.6. Thiếu men G6PD

    5.6.1 Thiếu men G6PD là gì?

    Thiếu men G6PD (glucose-6 phosphate dehydrogenase) bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X, trẻ bị bệnh này do nhận gen lặn bất thường trên nhiễm sắc thể giới tính từ bố và mẹ. Bởi vậy con trai có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn con gái. Sự thiếu hụt men G6PD được xác định do đột biến gen G6DP tại điểm Xq28, tại đây có hơn 140 loại đột biến dẫn đến sự thiếu hụt men G6PD. Các thay đổi cấu trúc này phá vỡ cấu trúc bình thường của men, làm giảm số lượng các men này trong tế bào và gây ra rối loạn chuyển hóa cơ thể. Trẻ có thể bị thiếu máu tán  huyết khi tiếp xúc với các chất oxy hóa.

    5.6.2 Các xét nghiệm chẩn đoán:

    Xét nghiệm sàng lọc bằng máu gót chân.

    Xét nghiệm chẩn đoán xác định: định lượng men G6PD.

    5.6.3 Điều trị thiếu men G6PD

    Hầu hết không cần điều trị.

    Cần ngừng ngay các yếu tố kích hoạt gây tán huyết.

    Hiếm khi truyền máu trừ khi thiếu máu nặng.

    5.7. Bệnh Phenylketon niệu

    5.7.1 Phenylketon niệu là bệnh gì?

    Phenylketonuria là bệnh rối loạn chuyển hóa Phenylalanin (Phe) thành Tyrosine (Tyr) ở người, nguyên nhân do thiếu hụt enzyme phenylalanine hydroxylase. Sự rối loạn này gây thiếu hụt Tyrosine – tiền chất quan trọng để sản xuất serotonin, catecholoamine dẫn truyền thần kinh, melanin và hormon tuyến giáp.

    5.7.2. Nguyên nhân gây bệnh 

    Đây là loại bệnh di truyền chuyển hóa đơn gen ở người, gen bệnh là gen quy định tổng hợp nên các protide enzyme. Tùy theo tình trạng đột biến gen nặng hay nhẹ mà thiếu enzyme tương ứng để tổng hợp được protide, hoặc giảm hoạt tính xúc tác dẫn tới tổng hợp được protide nhưng không đảm bảo chất lượng.

    PKU là bệnh lý xảy ra do thiếu loại enzyme phenylalanine hydroxylase sản xuất tại gan, giữ chức năng xúc tác chuyển hóa axit amin thiết yếu phenylalanine thành tyrozin. Điều này khiến Phe không được chuyển hóa, tích tụ nồng độ cao trong máu.

    5.7.3 Chẩn đoán Phenylketone niệu (PKU)

    Xét nghiệm Phenylketone niệu (PKU) là xét nghiệm được tiến hành nhằm kiểm tra sự có mặt của enzyme Phenylalanine Hydroxylase cần thiết cho quá trình chuyển hóa Phenylalanine thành Tyrosine hay không.

    Phenylalanine là một loại axit amin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng bình thường ở trẻ. Do đó khi phenylalanine không được chuyển hóa thành Tyrosine mà tích tụ quá mức trong máu sẽ có thể dẫn đến tình trạng thiểu năng trí tuệ, co giật hay tổn thương não ở trẻ nhỏ.

    Cũng giống như các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh khác, xét nghiệm Phenylketone niệu sử dụng mẫu bệnh phẩm là mẫu máu lấy từ gót chân của trẻ. Xét nghiệm này được thực hiện trong vài ngày sau khi sinh, sớm nhất là sau 24 giờ. Một số trường hợp trẻ có thể được chỉ định xét nghiệm kiểm tra lại sau 1 – 2 tuần.

    Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh Phenylketone niệu sẽ giúp giảm bớt nguy cơ xảy ra các vấn đề (như tổn thương não) ở trẻ.

    Nếu trẻ không được xét nghiệm sàng lọc, nhưng cha mẹ thấy trẻ có những triệu chứng của bệnh thì xét nghiệm máu tĩnh mạch sẽ được thực hiện để chẩn đoán. Xét nghiệm tìm kiếm sự có mặt của enzyme gây phá vỡ phenylalanine.

    5.7.4 Điều trị Phenylketone niệu (PKU)

    Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn bệnh PKU, bệnh nhân sẽ được thực hiện theo chế độ dinh dưỡng nghiêm khắc.

    Cụ thể, cần hạn chế các thực phẩm chứa Phe, nhằm ngăn ngừa tích tụ Phe trong máu, ảnh hưởng đến phát triển thần kinh. Tuy nhiên, không thể bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm này, nhất là với trẻ em đang tuổi phát triển mạnh nhất. Hàm lượng dinh dưỡng cụ thể được khuyến cáo thực hiện với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như sau:

    Điều trị bằng liệu pháp dinh dưỡng này bắt buộc phải tuân thủ, thực hiện càng sớm càng tốt, khi trẻ dưới 4 tháng tuổi giúp ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Bệnh nhân PKU gần như loại bỏ tất cả các thức ăn giàu protein bởi nó cũng chứa nhiều Phe.

     

    Tuổi Phenylalanine

    ( mg/kg/ngày)

    Protein

    ( g/kg/ngày)

    Năng lượng

    ( Kcal/Kg/Ngày)

    0 – 3 tháng 58 ± 18 3.5 120
    4 – 6 tháng 40 ± 10 3.3 115
    7 – 9 tháng 32 ± 9 2.5 110
    10 – 12 tháng 30 ± 8 2.5 105

    Nếu tuân thủ chặt chẽ theo chế độ ăn uống này từ ngay sau khi trẻ sinh ra, trẻ sẽ phát triển bình thường. Nếu điều trị chậm trễ hơn hoặc không tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng, tùy vào biến chứng tổn thương não mà trẻ có thể bị chậm phát triển.

    Biến chứng thiểu năng trí tuệ do Phenylketone niệu không thể điều trị được, chỉ có thể phòng ngừa và giảm nhẹ. Vì thế, phòng ngừa và thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng với trẻ mắc bệnh.

     

  • STRESS TEST VÀ NON STRESS TEST LÀ GÌ? Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ TRONG SẢN KHOA.

    • EFM có nhiều vấn đề dẫn đến sai lệch: thành bụng dày, ối nhiều, cách mắc chưa đúng,…

    – Thai <32 tuần, độ trưởng thành của hành não, ngôi và thế chưa ổn định.

    (Bản này anh bắt buộc phải học thuộc)

    Thứ tự đọc một EFM:

    • Hành chính (họ và tên bệnh nhân)
    • Tốc độ kéo giấy
    • Thời gian đo
    • Tim thai cơ bản
    • Dao động nội tại
    • Nhịp tăng
    • Nhịp giãm
    • Con co tử cung (NST không có cơn gò, nếu có cơn gò là ST)

     

    STRESS TEST

    ST có khả năng làm trầm trọng hơn tình trạng suy thai của bé, nếu đang làm mà bé có dấu hiệu suy thai => CDTK

    Chống chỉ định của ST:

    • Dọa sinh non.
    • Nhau tiền đạo, nhau bám thấp, bám trung tâm hoặc bán trung tâm.
    • Mạch máu tiền đạo.
    • Xuất huyết 3 tháng cuối thai kỳ chưa xác định được.
    • Hơ eo tử cung.
    • Đa ối, đa thai.
    • Cơn gò cường tính.
    • Tiền sử sinh non.
    • Thai chưa có khả năng sống khi ra ngoài tử cung.
    • Có vết mổ cũ ngang/dọc thân tử cung.
    • Bốc nhân xơ / chỉnh hình tử cung dị dạng

     

     

  • TỔNG HỢP CÂU HỎI LÂM SÀNG SẢNG KHOA THEO CHỦ ĐỀ

    CHUYỂN DẠ, KỸ THUẬT ĐỠ ĐẺ VÀ XỬ TRÍ TÍCH CỰC GIAI ĐOẠN 3

    Câu 1: Cách tiên lượng một cuộc sanh ngã âm đạo ( các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ):

    • Dựa vào nguyên tắc 3P: (1) POWER (cơn co tử cung và sức khỏe mẹ); (2) PASSENGER (ngôi thai); (3) PASSAGE (khung chậu)
    Cơn co tử cung và mẹ đủ sức khỏe để rặn sinh CCTC phải phù hợp với giai đoạn chuyển dạ:

    • XMCTC pha tiềm thời: 1-2 cơn co/10 phút, mỗi cơn kéo dài 15-20s
    • XMCTC pha hoạt động: 3-5 cơn/10 phút, thời gian trung bình 30-40s, khi CTC mở trọn thì kéo dài 40-60s

    Mẹ không mắc các bệnh: tim mạch, suy dinh dưỡng, phổi,…

    Ngôi thai
    • Không phải là ngôi bất thường ( ngôi sinh ngả âm đạo tốt: chẩm cúi tốt, mặt ngửa tốt, ngôi mông đủ.
    • Trọng lượng thai không to.
    Khung chậu Khung chậu khám thấy hẹp khi:

    • sợ chạm được mỏm nhô
    • khoãng cách giữa 2 gai hông <10,5cm

    Không chậu không hẹp hay giới hạn, không lệch hay méoo

    Câu 2: Phân biệt cơn co tử cung và cơn co Braxton-Hick?

    CƠN CO TỬ CUNG CƠN CO BRAXTON-HICK
    Tự động Xuất hiện vào cuối thai kỳkỳ
    Đều đặn Không đều
    Gây đau Không gây đau
    Tăng dần về cường độ và tần số Tần số thưa
    Gây thay đổi trên cổ tử cung (phải có hiệu quả gây xóa mở CTC) Không gây thay đổi trên CTC

    Câu 3: Tiêu chuẩn bấm ối? Mục đích?

    • Chỉ định bấm ối đúng lúc: CTC mở>8cm

    -> đầu ối không còn tác dụng, bấm ối để chuẩn bi đỡ sanh.

    • Bấm ối sớm: khi CTC >4cm và xóa 40-60% trong các trường hợp sau:
    • màng ối dày, đầu ối phồng cản trở cuộc sanh, CTC tiến triển chậm.
    • gây sanh chỉ huy, làm NPLNC, sanh thai thứ 2 trong sinh đôi.
    • Cầm máu trong nhau tiền đạo: loại bám bên, bám mép.
    • Giãm áp lực buồng ối trong đa ối.
    • Trong một số bệnh lý của mẹ cần bấm ối để rút ngắn thời gian chuyển dạ: bệnh tim, TSG nặng.

    Mục đích:

    • Phòng ngừa sa dây rốn
    • Rút ngắn thời gian chuyển dạ, dự phòng chuyển dạ kéo dài gây băng huyết sau sinh.

    Câu 4: Cho bệnh nhân rặn đẻ khi nào?

    • Có cơn co tử cung thích hợp
    • CTC mở trọn
    • ối đã vỡ

    Câu 5: Hướng dẫn bệnh nhân rặn đẻ:

    • Nằm tư thế sản khoa, hai chân càng dang hai bên càng tốt để vùng tầng sinh môn được bộc lộ nhiều.
    • Khi sản phụ cảm thấy đau bụng dữ dội thì lấy hơi sâu và liên tục, rặn như khi đi đại tiện, không la hét để còn giữ hơi rặn.

    Câu 6: Tiêu chuẩn làm tăng co trong nghiệm pháp lọt?

    • Xóa CTC 70-80%
    • Con rạ mở CTC> 4cm, con so mở CTC >5cm
    • Phù hợp sanh ngả âm đạo

    Câu 7: Mục đích của sổ nhau tích cực?

    • Phòng ngừa băng huyết sau sinh, giúp co hồi TC tốt.
    • Phòng hờ nhau bong không hết, sót nhau.

    Câu 8: Nguy cơ của sổ nhau tích cực?

    • Lộn cổ tử cung.
    • Đứt dây rốn

    Câu 9: Khi nào kiểm tra lòng tử cung sau sổ thai sổ nhau?

    • Bệnh nhân có băng huyết.
    • Kiểm tra bánh nhau thấy bị khuyết.

    Câu 10: Khi sản phụ mất máu có nguy cơ choáng, cách nhận biết và xử trí?

    • Lấy mạch/HA tâm thu >1

    -> xử trí tích cực ngay:

    • truyền 2 chai ringer lactate 500ml xả tối đa
    • Oxytocin 4 ống (TMC)
    • 2 ống BFS.Transamin (TMC)
    • 2 ống methyl ergometrin (TB)
    • Chén bóng Foley với 3 ống nước cất 220ml.

    -> Nếu sau 5 phút không giãm băng huyết thì tiến hành cắt bỏ TCTC

    Câu 11: Tại sao không được pha oxytocin vào nước muối sinh lý (NaCl 9%%)?

    • Vì sẽ có sự tương tác làm oxytocin bị lắng đọng

    Câu 12: Nội dung theo dõi chuyển dạ:

    • Cơn co tử cung
    • Theo dõi nhịp tim thai
    • Sinh hiệu mẹ
    • Độ xoá mở ctc

    CHUYỂN DẠ KÉO DÀI VÀ CHUYỂN DẠ NGƯNG TIẾN TRIỂN

    Câu 13: Hãy nêu các dấu hiệu của chuyển dạ đình trệ?

    Câu 14: Nguyên nhân của cuộc chuyển dạ đình trệ?

    Câu 15: Biến chứng của chuyển dạ đình trệ?

    Câu 16: Cách xử trí chuyển dạ đình trệ?

    CHUYỂN DẠ

    Câu 17: Hãy nêu các giai đoạn chuyển dạ (bao gồm cả định nghĩa) và thời gian tương ứng?

    Câu 18: nêu các thông số của biểu đồ chuyển dạ? Thực hiện làm biểu đồ chuyển dạ khi nào? Chỉ định?

    Câu 19: Dấu hiệu chuyển dạ? Tiêu chuẩn chẩn đoán chuyển dạ?

    Câu 20: Phân biệt chuyển dạ thật sự và chuyển dạ giả?

    Câu 20′: Khi nào thực hiện chỉ số BISHOP? Nêu cụ thể từng thang điểm và phân loại đánh giá?

    KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ

    Câu 21: Nêu định nghĩa KPCD?

    Câu 22: Các chỉ định khởi phát chuyển dạ?

    Câu 23: Chống chỉ định KPCD?

    Câu 24: Các biến chứng của KPCD?

    Câu 25: Nêu các PP KPCD?

    Câu 26: Thực hiện KPCD bằng oxytocin thì có bao nhiêu cách? Nêu cụ thể

    Câu 27: Không nên KPCD bằng oxytocin khi nào?

    Câu 28: Cần ngưng dùng ngay oxytoxin khi nào?

    Câu 29: Hãy nêu một số thuốc làm giãm co mà bạn biết?

    SA DÂY RỐN

    Câu 30: Thế nào là sa dây rốn?

    Câu 31: Hãy nêu các cách xử trí sa dây rốn trong 4TH (Dây rốn còn trong bộc ối, sa dây rốn khi đã vỡ ối, nếu thai còn sống, nếu thai đã chết)