Danh mục: Kháng sinh

  • Biodroxil

    Biodroxil

    Hãng xản xuất

    Sandoz

    Phân phối

    Việt Thống

    Loại thuốc

    Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ nhất.

    Thành phần

    Cefadroxil

    Dạng bào chế

    Viên nang 500 mg : hộp 1 vỉ x 12 viên
    Biệt dược khác

    Kefloxin (Ranbaxy) viên 500mg, gói 250mg

    Wincocef (XL Laboratories) viên 250, 500mg

    Torodroxyl (Torrent) viên 500mg

    Dược lý và cơ chế tác dụng
    Cefadroxil là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn, ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn.
    Cefadroxil là dẫn chất para – hydroxy của cefalexin và là kháng sinh dùng theo đường uống có phổ kháng khuẩn tương tự cefalexin.
    Thử nghiệm in vitro, cefadroxil có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Các vi khuẩn Gram dương nhạy cảm bao gồm các chủng Staphylococcus có tiết và không tiết penicilinase, các chủng Streptococcus tan huyết beta, Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes. Các vi khuẩn Gram âm nhạy cảm bao gồm Escherichia coli, Kleb-siella pneumoniae, Proteus mirabilis và Moraxella catarrhalis. Haemophilus influenzae thường giảm nhạy cảm.
    Theo các số liệu ASTS 1997, những chủng còn nhạy cảm tốt với các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 là Staphylococcus aureus, Staph. epidermidis, các chủng Streptococcus tan huyết nhóm A, Streptococcus pneumoniae, và H. influenzae.
    Một số chủng đang tăng mức kháng với các kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 với tỷ lệ như sau: Tỷ lệ kháng của E. coli với cefalexin là khoảng 50%, tỷ lệ kháng của Proteus với cefalexin là khoảng 25% và với cephalotin là 66%, tỷ lệ kháng của Klebsiella pneumoniae với cephalotin là 66% các mẫu phân lập.
    Phần lớn các chủng Enterococcus faecalis (trước đây là Streptococcus faecalis) và Enterococcus faecium đều kháng cefadroxil. Về mặt lâm sàng, đây là những gợi ý quan trọng cho việc lựa chọn thuốc để điều trị các nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Cefadroxil cũng không có tác dụng trên phần lớn các chủng Enterobacter spp., Morganella morganii (trước đây là Proteus morganii) và Proteus vulgaris. Cefadroxil không có hoạt tính đáng tin cậy trên các loài Pseudomonas và Acinetobacter calcoaceticus (trước đây là các loài Mima và Herellea).
    Các chủng Staphylococcus kháng methicilin hoặc Streptococcus pneumoniae kháng penicilin đều kháng các kháng sinh nhóm cephalosporin.
    Dược động học
    Cefadroxil bền vững trong acid và được hấp thụ rất tốt ở đường tiêu hóa. Với liều uống 500 mg hoặc 1 g, nồng độ đỉnh trong huyết tương tương ứng với khoảng 16 và 30 microgam/ml, đạt được sau 1 giờ 30 phút đến 2 giờ. Mặc dầu có nồng độ đỉnh tương tự với nồng độ đỉnh của cefalexin, nồng độ của cefadroxil trong huyết tương được duy trì lâu hơn. Thức ăn không làm thay đổi sự hấp thụ thuốc. Khoảng 20% cefadroxil gắn kết với protein huyết tương. Nửa đời của thuốc trong huyết tương là khoảng 1 giờ 30 phút ở người chức năng thận bình thường; thời gian này kéo dài trong khoảng từ
    14 đến 20 giờ ở người suy thận.
    Cefadroxil phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể. Thể tích phân bố trung bình là 18 lít/1,73 m2, hoặc 0,31 lít/kg. Cefadroxil đi qua nhau thai và bài tiết trong sữa mẹ.
    Thuốc không bị chuyển hóa. Hơn 90% liều sử dụng thải trừ trong nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 24 giờ qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận. Do đó, với liều uống 500 mg, nồng độ đỉnh của cefadroxil trong nước tiểu lớn hơn 1 mg/ml. Sau khi dùng liều 1 g, nồng độ kháng sinh trong nước tiểu giữ được 20 – 22 giờ trên mức nồng độ ức chế tối thiểu cho những vi khuẩn gây bệnh đường niệu nhạy cảm. Cefadroxil được đào thải nhiều qua thẩm tách thận nhân tạo.
    Chỉ định
    Cefadroxil được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn thể nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm:
    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận – bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa.
    Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản – phổi và viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa.
    Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú, bệnh nhọt, viêm quầng.
    Các nhiễm khuẩn khác: Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.
    Với những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn Gram dương, penicilin vẫn là thuốc ưu tiên được chọn, các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1 chỉ là thuốc được chọn thứ hai để sử dụng.
    Ghi chú:
    Cần tiến hành nuôi cấy và thử nghiệm tính nhạy cảm của vi khuẩn trước và trong khi điều trị. Cần khảo sát chức năng thận ở người bệnh suy thận hoặc nghi bị suy thận.
    Chống chỉ định
    Cefadroxil chống chỉ định với người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.
    Thận trọng
    Vì đã thấy có phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm phản ứng sốc phản vệ) xảy ra giữa người bệnh dị ứng với kháng sinh nhóm beta – lactam, nên phải có sự thận trọng thích đáng và sẵn sàng có mọi phương tiện để điều trị phản ứng choáng phản vệ khi dùng cefadroxil cho người bệnh trước đây đã bị dị ứng với penicilin. Tuy nhiên, với cefadroxil, phản ứng quá mẫn chéo với penicilin có tỷ lệ thấp.
    Thận trọng khi dùng cefadroxil cho người bệnh bị suy giảm chức năng thận rõ rệt. Trước và trong khi điều trị, cần theo dõi lâm sàng cẩn thận và tiến hành các xét nghiệm thích hợp ở người bệnh suy thận hoặc nghi bị suy thận.
    Dùng cefadroxil dài ngày có thể làm phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận, nếu bị bội nhiễm, phải ngừng sử dụng thuốc.
    Ðã có báo cáo viêm đại tràng giả mạc khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, vì vậy cần phải quan tâm tới chẩn đoán này trên những người bệnh bị ỉa chảy nặng có liên quan tới việc sử dụng kháng sinh. Nên thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những người có bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.
    Chưa có đủ số liệu tin cậy chứng tỏ dùng phối hợp cefadroxil với các thuốc độc với thận như các aminoglycosid có thể làm thay đổi độc tính với thận.
    Kinh nghiệm sử dụng cefadroxil cho trẻ sơ sinh và đẻ non còn hạn chế. Cần thận trọng khi dùng cho những người bệnh này.
    Thời kỳ mang thai
    Mặc dù cho tới nay chưa có thông báo nào về tác dụng có hại cho thai nhi, việc sử dụng an toàn cephalosporin trong thời kỳ mang thai chưa được xác định dứt khoát. Chỉ dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai khi thật cần thiết.
    Thời kỳ cho con bú
    Cefadroxil bài tiết trong sữa mẹ với nồng độ thấp, không có tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa và nổi ban.
    Tác dụng không mong muốn (ADR)
    Ước tính thấy tác dụng không mong muốn ở 6% người được điều trị.
    Thường gặp, ADR > 1/100
    Tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, nôn, ỉa chảy.
    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
    Da: Ban da dạng sần, ngoại ban, nổi mày đay, ngứa.
    Gan: Tăng transaminase có hồi phục.
    Tiết niệu – sinh dục: Ðau tinh hoàn, viêm âm đạo, bệnh nấm Candida, ngứa bộ phận sinh dục.
    Hiếm gặp, ADR < 1/1000
    Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh, sốt.
    Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, thử nghiệm Coombs dương tính.
    Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc, rối loạn tiêu hóa.
    Da: Ban đỏ đa hình, hội chứng Stevens – Johnson, pemphigus thông thường, hoại tử biểu bì nhiễm độc (hội chứng Lyells), phù mạch.
    Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT, viêm gan.
    Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê và creatinin máu, viêm thận kẽ có hồi phục.
    Thần kinh trung ương: Co giật (khi dùng liều cao và khi suy giảm chức năng thận), đau đầu, tình trạng kích động.
    Bộ phận khác: Ðau khớp.
    Hướng dẫn cách xử trí ADR
    Ngừng sử dụng cefadroxil. Trong trường hợp dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn nghiêm trọng cần tiến hành điều trị hỗ trợ (duy trì thông khí và sử dụng adrenalin, oxygen, kháng histamin, tiêm tĩnh mạch corticosteroid).
    Các trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Các trường hợp thể vừa và nặng, cần lưu ý bổ sung dịch và chất điện giải, bổ sung protein và uống metronidazol, là thuốc kháng khuẩn có tác dụng trị viêm đại tràng do C. difficile.
    Liều lượng và cách dùng
    Cefadroxil được dùng theo đường uống. Có thể giảm bớt tác dụng phụ đường tiêu hóa nếu uống thuốc cùng với thức ăn.
    Người lớn và trẻ em (> 40 kg): 500 mg – 1 g, 2 lần mỗi ngày tùy theo mức độ nhiễm khuẩn.
    Hoặc là 1 g một lần/ngày trong các nhiễm khuẩn da và mô mềm và nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng.
    Trẻ em (< 40 kg):
    Dưới 1 tuổi: 25 – 50 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia làm 2 – 3 lần. Thí dụ: Dùng 125 mg mỗi ngày, chia làm 2 lần cho trẻ 6 tháng tuổi cân nặng 5 kg, hoặc dùng 500 mg mỗi ngày chia làm hai lần, cho trẻ 1 năm tuổi cân nặng 10 kg.
    Từ 1 – 6 tuổi: 250 mg, 2 lần mỗi ngày.
    Trên 6 tuổi: 500 mg, 2 lần mỗi ngày.
    Người cao tuổi: Cefadroxil đào thải qua đường thận, cần kiểm tra chức năng thận và điều chỉnh liều dùng như ở người bệnh suy thận.
    Người bệnh suy thận: Ðối với người bệnh suy thận, có thể điều trị với liều khởi đầu 500 mg đến 1000 mg cefadroxil.
    Chú ý: Thời gian điều trị phải duy trì tối thiểu từ 5 – 10 ngày.
    Tương tác thuốc
    Cholestyramin gắn kết với cefadroxil ở ruột làm chậm sự hấp thụ của thuốc này.
    Giảm tác dụng: Probenecid có thể làm giảm bài tiết cephalosporin.
    Tăng độc tính: Furosemid, aminoglycosid có thể hiệp đồng tăng độc tính với thận.
    Ðộ ổn định và bảo quản
    Nên giữ viên nang, viên nén và bột để pha dịch treo trong lọ kín, bảo quản ở nhiệt độ 150 – 300C. Nên bảo quản dịch treo đã pha trong tủ lạnh; sau 14 ngày, phải loại bỏ phần thuốc đã pha không sử dụng.
    Quá liều và xử trí
    Các triệu chứng quá liều cấp tính: Phần lớn chỉ gây buồn nôn, nôn và ỉa chảy. Có thể xảy ra quá mẫn thần kinh cơ, và co giật, đặc biệt ở người bệnh suy thận.
    Xử trí quá liều cần cân nhắc đến khả năng dùng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường ở người bệnh.
    Thẩm tách thận nhân tạo có thể có tác dụng giúp loại bỏ thuốc khỏi máu nhưng thường không được chỉ định.
    Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, thông khí hỗ trợ và truyền dịch. Chủ yếu là điều trị hỗ trợ hoặc giải quyết triệu chứng sau khi rửa, tẩy dạ dày ruột.

  • Nhóm kháng sinh CEPHALOSPORIN

    CEPHALOSPORIN

    Các Cephalosporin đang được sử dụng hiện nay
    Nhóm thuốc Dược chất Dạng bào chế Biệt dược
    Thế hệ 1 Cefalexin Viên, gói, dịch ống Ospexin, Sporicef, Ceporex
    Cefadroxil Viên, gói Biodroxyl, Kefloxin, Torodroxyl
    Cefalotin Bột pha tiêm Intralotine, Mezicef, Kilazo
    Cefazolin Bột pha tiêm Cefazolin, Zoliicef, Biofazolin
    Thế hệ 2 Cefaclor Viên, gói, dịch uống Ceclor, Cidilor, Vercef
    Cefuroxim Acetyl Viên, gói, dịch uống Zinnat, Xorimax, Ceroxim
    Cefuroxim Natri Bột pha tiêm Zinacef, Xorim, Roxincef
    Cefamandole Bột pha tiêm Celdocef, Shindocef, Kefandol
    Cefotiam Bột pha tiêm Gomtiam, Tiafo
    Thế hệ 3 Cefotaxime Bột pha tiêm Claforan, Tirotax, Ceforan
    Cefoperazon Bột pha tiêm Cefobis, Defocef, Fordamet
    Ceftriaxon Bột pha tiêm Rocephin, Megion, Oframax
    Ceftazidim Bột pha tiêm Fortum, Keftazim, Parzidim
    Cefixime Viên, gói Cefixi, Cefimed, Amfepime
    Cefdinir Bột pha tiêm Omnicef, Duocef, Kefnir
    Cefpodoxime Viên, gói Orelox, Medxil, Zenodem
    Ceftizoxime Bột pha tiêm Cefizox, Varucefa, Zoximcef
    Thế hệ 4 Cefepim Viên, Bột pha tiêm Uniceme, Vifepime, Maxapin
    Cefpirome Bột pha tiêm Cefire 1g, Cefitop

    1. Lịch sử

    Vào những năm 1970, cephalosporin thường dùng gồm cephalexin dạng uống và 2 thuốc dùng ngoài đường uống là cephaloridin và cephalothin. Cephazolin có vào năm 1973. Cũng trong khoảng thời gian này, việc viết tên gốc Cephalosporin được thay đổi từ “ceph” thành “cef”.

    Cuối những năm 1970, 2 kháng sinh mới là cefamandol và cephamycin cefoxitin được đưa ra thị trường. Cả hai thuốc này đều có hoạt tính hơn hẳn các cephalosporin đang có tại thời điểm đó và vì thế được gọi là “thế hệ 2”. Mặc dù các thuốc này không thể thay thế cho nhau, nhưng cả hai đều được dùng để điều trị nhiễm khuẩn phẫu thuật. Trong khi cefoxitin có hoạt tính tuyệt vời chống lại vi khuẩn gram(-) ruột và vi khuẩn kỵ khí, thì cefamandol lại không chống được vi khuẩn kỵ khí ruột. Hơn nữa, cefamandol còn gây giảm protrombin huyết ở những người có nguy cơ.

    Cefoxitin là kháng sinh dùng cho phẫu thuật, còn cefamaldol được sử dụng làm kháng sinh đường hô hấp do hoạt tính kháng H.influenzae, cho đến khi bị 2 thuốc mới thay thế. Được công bố 1983, cefuroxim nhanh chóng thay thế cefamandol. Ngoài hoạt tính kháng H.influenza tuyệt vời, kể cả các chủng beta-lactamase, liều cefuroxim có thể được chia thành ít lần hơn cefamandol và không có nguy cơ gây giảm protrombin máu. Năm 1987, người ta đã công bố dạng cefuroxim uống. Năm 1985, cefotetan, cũng là một cephamycin, được đưa ra thị trường và trở thành cephalosporin có tác dụng cao nhất chống lại vi khuẩn kị khí thay cho cefoxitin. Liều cefotetan cũng được chia thành ít lần hơn cefoxitin, và kết quả là nhiều cơ sở điều trị đã thay cefoxitin bằng cefotetan rẻ tiền hơn. Tuy nhiên, cefotetan có chứa một nhóm chức có vấn đề tương tự như nhóm chức trong cefamandol được cho là gây giảm protrombin huyết. Tháng 5 năm 1984, 2 thuốc thế hệ 2 tác dụng kéo dài là cefonicid và ceforanid ra đời và tháng 10/1984, ceftriaxon, một cephalosporin có thời gian bán thải dài nhất được đưa ra thị trường.

    Năm 1981, thế hệ 3 của cephalosporin đã xuất hiện với sự ra đời của cefotaxim. Nhiều cephalosporin hiện đang được triển khai có hoạt tính kháng lại các nhiễm khuẩn gram (-) ưa khí nặng. Nhiều thuốc đã được công bố trong thời gian ngắn: cefoperazon năm 1982, ceftizoxim năm 1983, ceftriaxon 1984, ceftazidim 1985. Các kháng sinh dùng ngoài đường tiêu hóa này có hiệu lực chống lại vi khuẩn gram(-) ngang với aminoglycosid nhưng không có độc tính. Những người ủng hộ các cephalosporin mới này nhất trí rằng giá thành của chúng được bù lại bởi chí phí theo dõi thấp hơn. Suốt những năm 1980, các thuốc này trở thành thuốc chính trong điều trị nhiễm khuẩn gram (-). Tuy nhiên, vào năm 1992 đã có báo cáo về kháng thuốc, thường trong vài ngày sau khi bắt đầu điều trị, ở các vi khuẩn như Enterobacter clocae. Mặc dù vậy, ceftazidim, một thuốc thế hệ 3 có hoạt tính ngoại lệ chống Pseudomonas aeruginosa, vẫn được dùng theo kinh nghiệm để điều trị sốt ở bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính và trong nhiễm khuẩn Psedomonas nặng. Thuốc mới nhất thuộc nhóm này là ceftibuten, một cephalosporin uống bền vững với acid. Ceftibuten được FDA cấp phép vào năm 1996.

    Có không dưới 25 kháng sinh cephalosporin hiện đang được bán tại Mỹ. Chúng là những kháng sinh thông dụng do ít độc tính và có tác dụng chống nhiễm khuẩn nặng. Đến nay, cefazolin vẫn là thuốc thế hệ 1 dùng ngoài đường tiêu hóa thông dụng nhất nhờ có nồng độ cao trong máu và mô, giá thành thấp và ít độc tính. Điều thú vị là, mặc dù được sử dụng rộng rãi, các cephalosporin hiếm khi được coi là thuốc đầu bảng. Các cephalosporin được phân nhóm thành các “thế hệ” theo phổ tác dụng chung. Mặc dù cephalosporin thế hệ 2 là nhóm gồm nhiều thứ thuốc khác nhau, cả về phổ tác dụng và tác dụng phụ, các thuốc thuộc thế hệ đầu và thế hệ 3 có nhiều điểm giống với các thuốc khác trong cùng nhóm. Ngoài ra, hai nhóm này thường trái ngược nhau trong phổ tác dụng: cephalosporin thế hệ 1 có hoạt tính mạnh nhất chống các vi khuẩn ưa khí gram (+) nhưng chỉ có tác dụng với một số ít vi khuẩn ưa khí gram (-), trong khi các thuốc thế hệ 3 có tác dụng nhất trong 3 nhóm chống lại nhiễm gram (-) nặng và ít có tác dụng với vi khuẩn gram (+). Một cephalosporin dùng ngoài đường tiêu hóa khác có tác dụng rất tốt với vi khuẩn ưa khí gram (+) và gram (-) là cefepim, được cấp phép sử dụng từ tháng 1 năm 1996. Một số người coi thuốc này là cephalosporin thế hệ 4.

    2. Cơ chế tác dụng

    Tất cả các beta-lactam đều có những điểm giống nhau trong cơ chế tác dụng. Điều quan trọng là, chúng phải xâm nhập vào màng tế bào vi khuẩn qua kênh “porin” và gắn với protein gắn penicillin (PBP), PBP đa dạng ở các loài vi khuẩn khác nhau, chịu trách nhiệm nhiều bước trong quá trình tổng hợp màng tế bào vi khuẩn và có hàng trăm đến hàng ngàn phân tử trong một tế bào. Lậu cầu có 3 týp phụ, trong khi E.coli có ít nhất 10 týp phụ. Hoạt tính nội tại của beta-lactam phụ thuộc vào khả năng tiếp cận và gắn với PBP cần thiết. Sự can thiệp vào quá trình tổng hợp màng tế bào qua trung gian PBP cuối cùng dẫn đến dung giải tế bào, qua trung gian là các enzym tự dung giải màng tế bào vi khuẩn (ví dụ autolysin). Còn chưa rõ mối quan hệ giữa PBP và autolysin, nhưng có lẽ là kháng sinh nhóm beta-lactam ảnh hưởng đến một chất ức chế autolysin nào đó.

    3. Các cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn

    Kháng sinh không có khả năng vào được nơi cần tác động, ví dụ penicillin G và E.coli. Các kháng sinh nhóm beta-lactam khác khuếch tán qua màng tế bào của loại vi khuẩn này nhanh hơn penicillin G.

    Khác biệt về cấu trúc của PBP có thể ngăn cản sự gắn kết của kháng sinh, điều này giải thích tại sao cephalosporin không có tác dụng chống lại cầu khuẩn ruột.

    Vi khuẩn có thể tiết ra các enzym (beta-lactamases) phá hủy kháng sinh. Cơ chế này được chú ý nhiều như mục tiêu mới cho liệu pháp thuốc. Các tác nhân ức chế beta-lactamase đặc hiệu (acid clavunic, sulbactam) đã được phát triển nhằm thiết lập lại hiệu lực của các kháng sinh beta-lactam cũ. Hơn nữa, một số kháng sinh nhóm beta-lactam, đáng chú ý nhất là cefoxitin là chất xúc tác tạo enzym phá hủy mạnh.

    Cuối cùng nhiều tác nhân khác có thể làm giảm hoạt tính của kháng sinh beta-lactam bao gồm mật độ quần thể vi khuẩn và thời gian nhiễm trùng. Các yếu tố như độ pH acid không tác động tới cephalosporin ổ mức độ như các kháng sinh amynoglycosid.

    4. Đặc điểm phân biệt

    Kháng sinh cephalosporin được phân loại không chặt chẽ thành các “thế hệ” phần nào tương ứng với phổ tác động và thời gian công bố thuốc. Nói chung, thế hệ 1 là các cephalosporin lâu đời nhất và có phổ tác dụng tương tự. Khi cefoxitin và cephamandol được công bố, chúng có những tiến bộ đặc biệt vượt tất cả các thuốc cũ, vì vậy được coi là thuốc thế hệ 2. Tuy vậy, cefoxitin và cephamandol không thay thế được cho nhau. Các thuốc thế hệ 3, có phổ tác dụng với vi khuẩn gram âm hơn vượt hơn cả hai nhóm kia. Khi việc phân loại theo “thế hệ” trong đó cephalosporin không tương ứng với thời điểm thuốc này được đưa ra thị trường, thì cách phân loại này không còn được áp dụng thường xuyên nữa.

    Nói chung, các cephalosporin thế hệ 1 có hoạt tính tốt chống lại các vi khuẩn gram (+) hiếu khí và kém tác dụng với vi khuẩn gram (-). Trái lại, các kháng sinh thế hệ 3 lại ngược lại với thuốc thế hệ 1. Cefepim, còn được gọi là thế hệ 4, có tác dụng chống vi khuẩn gram (-) của thuốc thế hệ 3 và tác dụng chống vi khuẩn gram (+) của thuốc thế hệ 1. Các thuốc thế hệ 2 khó khái quát hóa hơn do tính đa dạng của nó. Trong khi cefamaldol và cefuroxim có tác dụng được cải thiện chống lại H.influenza (so với các thuốc thế hệ 1 thì các thuốc thế hệ 2 khác như cefoxitin lại không được như vậy)

    Cũng có những khác biệt về dược động học. Mặc dù nhiều cephalosporin thế hệ 1 không thấm vào dịch não tủy với nồng độ đủ để điều trị viêm màng não thì một số thuốc thế hệ 2 và hầu hết các thuốc thế hệ 3 lại làm được điều này. Ceftriaxon, cefonicid và trong một số bệnh, cefotetan có thể được dùng một lần/ngày, trong khi tất cả các cephalosporin khác phải dùng nhiều lần/ ngày.

    5. Phản ứng có hại

    Trừ một số ngoại lệ, các phản ứng có hại với cephalosporin cũng tiêu biểu cho kháng sinh: phản ứng quá mẫn và kháng kháng sinh. Tuy nhiên, một số cephalosporin gây giảm prothrombin huyết như cefamandol, cefoperazon, cefotetan và moxalactam, một thuốc không còn được dùng trên lâm sàng. Mặc dù vấn đề này thu hút nhiều sự quan tâm song cơ chế của các phản ứng có hại vẫn còn gây tranh cãi. Nếu được sử dụng đúng, các kháng sinh cephalosporin, kể cả thuốc gây giảm prothrombin huyết, là các thuốc khá an toàn.

    6. Các nhóm thuốc hiện nay đang được sử dụng.

    Thế hệ 1: có tác dụng chống các vi khuẩn gram dương tốt kể cả loại sản xuất ra beta lactamase nhưng tác dụng lên gram âm. Chỉ dịnh cho các nhiểm khuẩn hô hấp, tai mũi họng.

    É    Cefalexin: Ospexin (Sandoz), Servispor (Sandoz), Sporicef (Ranbaxy), Ceporex (Glaxo)

    É    Cefadroxil: Biodroxyl (Sandoz), Kefloxin (Ranbaxy), Wincocef (XL Laboratories), Torodroxyl (Torrent)

    É    Cefalotin: Intralotine, Mezicef, Kilazo

    É    Cefazolin: Cefazolin (Actavis),  Zoliicef(Pymepharco), Biofazolin (Bioton)

    Thế hệ 2:  có tác dụng chống VK gram âm tốt hơn thế hệ 2 nhưng kém thế hệ 3

    É    Cefaclor: Ceclor (Elly Lilly), Cidilor (Ranbaxy), Clorfast (Medipharco), Oratid (XL Laboratories), Medoclor (Medochemie)

    É    Cefuroxim: Zinnat (Glaxo Wellcome), Actixim (Glomed), Amphacef (Ampharco USA), Cavumox (Tenamyd), Ceroxim (Ranbaxy), Cefuroxim (Tenamyd), Xorimax (Sandoz)

    É    Cefuroxim Natri: Zinacef (Glaxo Wellcome), Xorim (Sandoz), Roxincef (Cagipharm)

    É    Cefamandole: Celdocef (Pymepharco), Shindocef (Shinpoong Deawoo),  Kefandol (Eli Lilly)

    É    Cefotiam: Tiafo (Pymepharco), Gomtiam (Daewoong)

    Thế hệ 3: có tác dụng chống Vk gram âm như các loại trực khuẩn gram âm đường ruột, các VK kị khí và trực khuẩn mủ xanh nhưng tác dụng lên gram dương kém hơn nhất là với tụ cầu.

    É    Cefotaxim: Claforan (Roussel VN), Medotaxime (Tenamyd), Tirotax (Sandoz), Fortaxime (Medochemie)

    É    Cefoperazon: Cefobis (Pfizer), Defocef (Daewoong), Fordamet (Medochemie), Opsame (Coral Lap)

    É    Ceftriaxon: Rocephin (Roche), Megion (Sandoz), Medocephine (Tenamyd), Oframax (Ranbaxy)

    É    Ceftazidim: Fortum (Glaxo Wellcome), Parzidim (Sandoz), Imezidim (Imexpharm), Keftazim (Laboratorio Reig Jofre)

    É    Cefixime: Cefixi (Aristopharma), Amfepime (Ampharco USA), Cefimed (Medochemie), Bicebid (Bidiphar)

    É    Cefdinir: Omnicef (Pfizer), Duocef (Ranbaxy), Kefnir (Glenmark), Ceftanir (Pymepharco)

    É    Cefpodoxime:  Orelox (Sanofi Aventis), Medxil (Glomed), Zenodem (Ranbaxy), Rovanten (Opsonin Pharma)

    É    Ceftizoxim: Cefizox (Glaxo Smith Kline), Varucefa (Shinpoong Daewoo), Zoximcef (Pymepharco)

    É    Ceftibuten

    É    Moxalactam

    É    Latamocef

    Thế hệ 4: được nghiên cứu gần đây nhưng hiện nay ít dùng vì tỷ lệ kháng thuốc khá cao.

    É    Cefepim: Uniceme (Mustafa Nevzat), Vifepime (Vitalis), Maxapin (Pymerphaco)

    É    Cefpirome:

  • Unasyn

    Unasyn

    Hãng xản xuất

    Pfizer

    Phân phối

    Zuellig Pharma

    Thành phần

    Sultamicilin tosylate: Ampicillin + Sulbactam (tỷ lệ 2/1)

    Dạng bào chế

    Viên nén bao phim 375 mg : hộp 10 viên
    Bột pha huyền dịch uống 50 mg/ml : lọ 30 ml huyền dịch sau khi pha
    Bột pha tiêm bắp, tĩnh mạch 500 mg/1 g : hộp 1 lọ bột

    Cho 1 viên
    Sultamicilin tosylate, tính theo sultamicilin 375 mg
    Cho 5 ml huyền dịch
    Sultamicilin base hoàn nguyên với nước, tính theo sultamicilin 250 mg
    Cho 1 lọ thuốc tiêm 500 mg/1 g
    Sulbactam sodium, tính theo sulbactam 500 mg
    Ampicillin sodium, tính theo ampicillin 1000 mg

    Biệt dược khác

    Ampisid (Mustafa Nevzat) viên 375mg, dịch uống 250mg/5ml x 40ml

    Bipisyn (Bidiphar) bột pha tiêm lọ 1.5g

    Sulacilin (Mustafa Nevzat) bột pha tiêm lọ 1.5g

    Dược lực
    Sultamicilin là một ester đôi, trong đó ampicillin và chất ức chế bêta-lactamase sulbactam được gắn qua nhóm methylen. Về mặt hóa học, sultamicilin là ester sulphone oxymethylpenicillinate của ampicillin và có trọng lượng phân tử là 594,7.
    Ở người trong quá trình hấp thu sultamicilline sẽ thủy phân cho ra sulbactam và ampicillin tỷ lệ phân tử 1:1 lưu hành trong hệ tuần hoàn. Sinh khả dụng khi sử dụng đường uống đạt tới 80% so với dùng đường tĩnh mạch liều tương đương của sulbactam và ampicillin.
    Những nghiên cứu sinh hóa học với các hệ thống ngoài tế bào vi khuẩn (cell-free bacterial systems) đã chứng minh sulbactam có khả năng làm bất hoạt không hồi phục phần lớn các men bêta-lactamase quan trọng của các vi khuẩn kháng penicillin. Sulbactam có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể đối với Neisseriaceae, Acinetobacter calcoaceticus, Bacteroides spp., Branhamella catarrhalis và Pseudomonas cepacia. Những nghiên cứu vi sinh học trên các dòng vi khuẩn kháng thuốc xác nhận sulbactam có khả năng bảo vệ penicillin và cephalosporin không bị vi khuẩn phá hủy và có tác dụng đồng vận rõ rệt với penicillin và cephalosporin. Do sulbactam cũng gắn với một số protein gắn kết penicillin, cho nên đối với một số dòng vi khuẩn nhạy cảm, sử dụng kết hợp sulbactam-ampicillin sẽ hiệu quả hơn là chỉ dùng một loại bêta-lactam.
    Thành phần kết hợp với sulbactam trong Unasyn là ampicillin có tính năng diệt những dòng vi khuẩn nhạy với thuốc bằng cách ức chế sinh tổng hợp mucopeptide của vách tế bào.
    Unasyn có phổ kháng khuẩn rộng đối với cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, gồm có Staphylococcus aureus và S. epidermidis (gồm cả những vi khuẩn đề kháng penicillin và một số vi khuẩn đề kháng methicillin), Streptococcus pneumoniae, Streptococcus faecalis và các chủng Streptococcus khác, Haemophilus influenzae và parainfluenzae (cả hai dòng vi khuẩn sinh bêta-lactamase và không sinh bêta-lactamase), Branhamella catarrhalis, vi khuẩn yếm khí gồm cả Bacteroides fragilis và những vi khuẩn cùng họ, Escherichia coli, Klebsiella, Proteus gồm cả hai loại indole (+) và indole (-), Morganella morganii, Citrobacter, Enterobacter, Neisseria meningitidis và Neisseria gonorrhoeae.
    Dược động học
    Uống sultamicillin sau khi ăn không làm ảnh hưởng sinh khả dụng toàn thân. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của ampicillin sau khi uống sultamicillin đạt cao gấp hai lần so với dùng liều tương đương ampicillin uống. Ở người tình nguyện khỏe mạnh, thời gian bán thải (elimination half-life) của sulbactam là 0,75 giờ và của ampicillin là 1 giờ, với ưu điểm là có từ 50% tới 75% lượng thuốc thải trừ nguyên vẹn qua nước tiểu. Thời gian bán thải tăng lên ở người già và người bị suy thận. Probenecid làm giảm khả năng bài tiết qua ống thận của cả ampicillin và sulbactam. Do đó, sử dụng đồng thời probenecid và sultamicillin làm tăng và kéo dài nồng độ ampicillin và sulbactam trong máu.
    Sulbactam/ampicillin khuếch tán dễ dàng vào hầu hết các mô và dịch cơ thể. Thuốc ít thâm nhập vào não và dịch não tủy trừ khi có viêm màng não. Nồng độ của sulbactam và ampicillin cao trong máu sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp và cả sulbactam lẫn ampicillin đều có thời gian bán hủy khoảng một giờ. Hầu hết sulbactam/ampicillin được thải trừ nguyên vẹn qua nước tiểu.
    Chỉ định
    Chỉ định sử dụng Unasyn uống trong những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy với thuốc. Chỉ định điển hình là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên gồm viêm xoang, viêm tai giữa và viêm amiđan ; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gồm viêm phổi và viêm phế quản do vi khuẩn ; nhiễm khuẩn đường tiểu và viêm đài bể thận ; nhiễm khuẩn da và phần mềm ; nhiễm lậu cầu.
    Sultamicillin cũng có thể dùng ở những bệnh nhân cần điều trị bằng sulbactam/ampicillin sau khi đã điều trị khởi đầu bằng Unasyn tiêm.
    Chỉ định sử dụng Unasyn tiêm trong những trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy với thuốc. Chỉ định điển hình là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới gồm viêm xoang, viêm tai giữa và viêm tiểu thiệt, viêm phổi do vi khuẩn ; nhiễm khuẩn đường tiểu và viêm đài bể thận ; nhiễm khuẩn trong ổ bụng gồm viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu ; nhiễm khuẩn huyết ; nhiễm khuẩn da, phần mềm, xương và khớp và nhiễm lậu cầu.
    Unasyn tiêm cũng có thể được dùng để dự phòng ở những bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng hoặc vùng chậu nhằm mục đích tránh nhiễm khuẩn vết thương hậu phẫu do nhiễm khuẩn phúc mạc. Dùng dự phòng nhiễm khuẩn hậu sản trong những trường hợp chấm dứt thai kỳ chủ động hoặc mổ lấy thai. Unasyn tiêm cũng được dùng để phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu.
    Chống chỉ định
    Chống chỉ định ở những người có tiền căn dị ứng với nhóm penicillin.
    Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
    Chú ý đề phòng
     :
    Những phản ứng quá mẫn (phản vệ) trầm trọng đôi khi gây tử vong đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng penicillin. Các phản ứng này thường xảy ra ở người có tiền căn dị ứng pencicillin và/hoặc nhạy cảm với nhiều dị ứng nguyên. Đã có những báo cáo về những người có tiền căn dị ứng với penicillin có thể bị dị ứng khi dùng cephalosporin. Trước khi dùng pencicillin phải hỏi kỹ tiền căn dị ứng trước đó, đặc biệt là dị ứng với pencillin, cephalosporin, và các dị ứng nguyên khác. Khi điều trị nếu có dị ứng phải ngưng thuốc ngay và đổi sang loại thuốc khác thích hợp .
    Trong những trường hợp phản ứng phản vệ nặng, cần cấp cứu ngay với adrenaline. Nếu cần cho thở oxy, tiêm steroid, làm thông đường thở bao gồm cả việc đặt nội khí quản.
    Thận trọng lúc dùng :
    Như với mọi kháng sinh khác, cần theo dõi liên tục các dấu hiệu của tình trạng quá sản của các vi sinh vật không nhạy với thuốc kể cả nấm. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm phải ngưng thuốc ngay và điều trị với loại thích hợp hơn.
    Như với mọi thuốc có tác dụng toàn thân khác, nên kiểm tra định kỳ chức năng thận, gan và các cơ quan tạo máu trong thời gian điều trị. Điều này rất quan trọng ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ non tháng, và những trẻ nhũ nhi khác.
    Sử dụng cho trẻ em :
    Đường thải trừ chủ yếu của sulbactam và ampicillin sau khi uống sultamicillin là qua nước tiểu. Vì chức năng thận ở trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, cần lưu ý khi sử dụng sultamicillin ở trẻ sơ sinh.
    Lúc có thai và lúc nuôi con bú
    Nghiên cứu sinh sản trên thú vật thí nghiệm cho thấy thuốc không có ảnh hưởng trên khả năng sinh sản và không tác hại cho thai. Tuy nhiên, tính an toàn trong thời kỳ mang thai và cho con bú chưa được xác định.
    Ampicillin và sultamicillin bài tiết một ít qua sữa. Do đó, nên lưu ý khi sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú.
    Tương tác thuốc
    Khi sử dụng allopurinol và ampicillin cùng lúc dễ bị nỗi mẩn đỏ hơn là chỉ dùng ampicillin đơn thuần. Cho đến nay chưa có dữ liệu để xác định tương tác thuốc giữa sultamicillin và allopurinol.
    Tác dụng ngoại ý
    Dạng uống
     :
    Sultamicillin là thuốc được dung nạp tốt. Đa số các tác dụng ngoại ý nếu có xảy ra chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và sẽ dung nạp bình thường khi dùng tiếp tục.
    Đường tiêu hóa : tác dụng ngoại ý thường gặp nhất là tiêu chảy hoặc đi phân lỏng. Cũng có thể buồn ói, nôn mửa, nóng rát vùng thượng vị, đau bụng/co thắt cơ bụng. Như với các kháng sinh nhóm ampicillin khác, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc hiếm khi xảy ra.
    Da và cấu trúc da : đôi khi gây mẩn đỏ và ngứa.
    Tác dụng ngoại ý khác : hiếm khi xảy ra như lờ đờ/buồn ngủ, mệt mỏi/khó chịu và nhức đầu.
    Tác dụng ngoại ý của ampicillin hiếm khi xảy ra.
    Vì bệnh nhiễm bạch cầu đơn nhân là do virus, không nên sử dụng ampicillin để điều trị. Có một tỷ lệ cao bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân bị nổi mẩn đỏ khi sử dụng ampicillin để điều trị.
    Dạng tiêm :
    Giống như những kháng sinh đường tiêm khác, tác dụng ngoại ý chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, nhất là khi tiêm bắp. Một số ít bệnh nhân có thể bị viêm tĩnh mạch.
    Đường tiêu hóa : thường gặp là buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
    Da và cấu trúc da : thường gặp là nổi mẩn đỏ, ngứa và các phản ứng da khác.
    Hệ tạo máu và bạch huyết : đã có báo cáo về thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan và giảm số lượng bạch cầu. Những phản ứng này có thể hồi phục khi ngưng dùng thuốc, được cho là do phản ứng nhạy cảm.
    Gan : tăng tạm thời men SGOT và SGPT.
    Tác dụng ngoại ý của ampicillin đôi khi có thể xảy ra.
    Vì bệnh nhiễm bạch cầu đơn nhân là do virus, không nên sử dụng ampicillin để điều trị. Có một tỷ lệ cao bệnh nhân tăng bạch cầu đơn nhân bị nổi mẩn đỏ khi sử dụng ampicillin để điều trị.
    Liều lượng và cách dùng
    Dạng uống
     :
    Liều sultamicillin khuyến cáo ở người lớn (gồm cả người già) là 375 mg tới 750 mg hai lần mỗi ngày.
    Trong hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn ở trẻ em cân nặng dưới 30 kg, liều sultamicillin là 25-50 mg/kg/ngày chia thành hai lần tùy thuộc mức độ nhiễm khuẩn và đánh giá của bác sĩ. Đối với trẻ em cân nặng 30 kg trở lên, dùng liều như người lớn.
    Cả người lớn và trẻ em, sau khi hết sốt và những dấu hiệu bất thường phải điều trị tiếp tục 48 giờ nữa. Thời gian điều trị thường là từ 5 tới 14 ngày, nhưng có thể kéo dài thêm nếu cần thiết.
    Điều trị nhiễm lậu cầu không triệu chứng, dùng sultamicillin liều duy nhất 2,25 g (6 viên 375 mg). Có thể kết hợp với probenecid 1 g để kéo dài nồng độ sulbactam và ampicillin trong huyết tương.
    Trường hợp nhiễm lậu cầu mà có tổn thương nghi ngờ giang mai, nên xét nghiệm bằng kính hiển vi nền đen trước khi cho điều trị bằng sultamicillin và phải xét nghiệm huyết thanh học hàng tháng ít nhất trong 4 tháng liên tiếp.
    Bất cứ trường hợp nhiễm khuẩn nào do liên cầu tan huyết (hemolytic streptococci) phải điều trị ít nhất là 10 ngày để ngăn ngừa sốt thấp hoặc viêm vi cầu thận cấp.
    Ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinine nhỏ hơn 30 ml/phút), khả năng thải trừ sulbactam và ampicillin cùng bị ảnh hưởng như nhau. Do đó, tỷ lệ nồng độ của hai thuốc trong huyết tương không thay đổi. Phải giảm liều và số lần dùng sultamicillin ở những bệnh nhân này giống như khi sử dụng ampicillin thông thường.
    Hỗn dịch uống sau khi đã pha nếu muốn để lại dùng tiếp phải giữ lạnh và hủy bỏ nếu để lâu quá 14 ngày.
    Dạng tiêm :
    Unasyn tiêm có thể được dùng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

    Khi tiêm truyền tĩnh mạch, Unasyn tiêm nên được pha với nước pha tiêm vô khuẩn hoặc dung dịch thích hợp sao cho hỗn dịch sử dụng không có cặn và hòa tan hoàn toàn. Tiêm tĩnh mạch thật chậm tối thiểu là 3 phút hoặc có thể pha loãng để tiêm tĩnh mạch hay tiêm truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút. Sulbactam/ampicillin sodium cũng có thể được sử dụng bằng cách tiêm bắp sâu ; nếu bị đau, có thể pha thuốc với dung dịch pha tiêm vô khuẩn lignocaine 0,5%.
    Tổng liều Unasyn tiêm thường dùng từ 1,5 g tới 12 g mỗi ngày, được chia ra mỗi 6 giờ hoặc 8 giờ cho tới liều tối đa mỗi ngày của sulbactam là 4 g. Những trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ có thể chia liều mỗi 12 giờ.

    Mức độ nhiễm khuẩn Liều Unasyn tiêm mỗi ngày (g)
    Nhẹ 1,5-3 (0,5+1 đến 1+2)
    Trung bình lên đến 6 (2+4)
    Nặng lên đến 12 (4+8)

    Liều dùng Unasyn tiêm cho hầu hết nhiễm khuẩn ở trẻ em, nhũ nhi và trẻ sơ sinh là 150 mg/kg/ngày (tương ứng với sulbactam là 50 mg/kg/ngày và ampicillin là 100 mg/kg/ngày). Ở trẻ em, nhũ nhi và trẻ sơ sinh liều thường được chia thành mỗi 6 giờ hoặc 8 giờ tương tự như dùng ampicillin thông thường. Đối với trẻ sơ sinh một tuần tuổi (đặc biệt là trẻ non tháng) liều thường được chia thành mỗi 12 giờ. Số lần tiêm trong ngày phụ thuộc vào mức độ bệnh và chức năng thận của bệnh nhân.
    Sau khi bệnh nhân hết sốt và không còn những dấu hiệu bất thường phải tiếp tục dùng thêm 48 giờ nữa. Thời gian điều trị thường từ 5 đến 14 ngày nhưng có thể kéo dài hoặc dùng thêm ampicillin trong những trường hợp quá nặng.
    Bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinine nhỏ hơn 30 ml/phút), khả năng thải trừ sulbactam và ampicillin cùng bị ảnh hưởng như nhau. Do đó, tỷ lệ nồng độ của hai thuốc trong huyết tương không thay đổi. Nên giảm số lần tiêm giống như khi sử dụng ampicillin ở những bệnh nhân này. Ở bệnh nhân phải hạn chế dùng sodium, khi điều trị bằng Unasyn tiêm phải lưu ý rằng trong 1500 mg Unasyn tiêm có khoảng 115 mg (5 mmol) sodium.
    Để dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật, dùng từ 1,5 g đến 3 g Unasyn tiêm lúc tiền mê để thuốc đủ thời gian đạt nồng độ hiệu quả trong huyết tương và mô khi tiến hành phẫu thuật. Có thể lặp lại liều trên mỗi 6 giờ hoặc 8 giờ ; thường ngưng thuốc 24 giờ sau phẫu thuật trừ khi có chỉ định dùng thêm. Điều trị nhiễm lậu cầu không biến chứng, Unasyn tiêm có thể dùng liều duy nhất 1,5 g. Có thể đồng thời uống thêm 1 g Probenecid để kéo dài nồng độ sulbactam và ampicillin trong huyết tương.
    Tính ổn định và tương hợp :
    Sulbactam sodium tương hợp với hầu hết dịch truyền tĩnh mạch nhưng vì ampicillin sodium (và vì vậy Unasyn tiêm) ít ổn định trong dung dịch dextrose hoặc các dung dịch chứa carbohydrate khác, không nên pha chung Unasyn với những dung dịch chứa sản phẩm từ máu hoặc ly giải đạm. Ampicillin (và vì vậy Unasyn tiêm) không tương hợp với các aminoglycoside và không nên pha trộn trong cùng một vật chứa. Dung dịch đậm đặc để tiêm bắp, sau khi pha nên dùng trong vòng một giờ.

  • Timentin

    Hãng xản xuất

    GlaxoSmithKline

    Thành phần

    Ticarcillin sodium + Acid clavulanic

    Dạng bào chế

    Bột pha tiêm 1,6 g : hộp 1 lọ,
    Bột pha tiêm 3,2 g : hộp 1 lọ,
    Dịch truyền 3,2 g : hộp 1 chai truyền + bộ kim tiêm

    Cho 1 lọ 1,6 g  
    Ticarcillin sodium, tính theo ticarcillin 1,5 g
    Acid clavulanic 100 mg
    Cho 1 lọ 3,2 g  
    Ticarcillin sodium, tính theo ticarcillin 3 g
    Acid clavulanic 200 mg
    Cho 1 chai truyền 3,2 g  
    Ticarcillin sodium, tính theo ticarcillin 3 g
    Acid clavulanic 200 mg

    Dược lực
    Timentin là công thức kết hợp giữa ticarcillin sodium, một kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng thuộc nhóm penicillin và potassium clavulanate, một chất ức chế mạnh các enzyme beta lactamase. Các enzyme beta lactamase được sản xuất ra bởi nhiều vi khuẩn Gram âm và Gram dương và sự hiện diện của các enzyme này có thể phá hủy cấu trúc của các penicillin trước khi nó tác động lên vi khuẩn. Potassium clavulanate ngăn chặn cơ chế bảo vệ này của vi khuẩn bằng cách tác động lên các enzyme và làm cho vi khuẩn nhạy cảm với ticarcillin ở nồng độ ổn định trong cơ thể. Tự bản thân Potassium clavulanate cũng có tác dụng diệt khuẩn nhưng ít, tuy nhiên, khi kết hợp với ticarcillin như trong Timentin tạo thành một kháng sinh phổ rộng và theo kinh nghiệm, thuốc phù hợp để sử dụng đường tiêm trong các trường hợp nhiễm khuẩn.
    Phổ kháng khuẩn

    Trong phòng thí nghiệm (in vitro), Timentin có tác dụng diệt khuẩn với phần lớn các vi khuẩn, bao gồm:
    Gram dương:
    Hiếu khí:
     Staphylococcus species bao gồm Staph. aureus và Staph. epidermis, Streptococcus species bao gồm Strep. faecalis.
    Kỵ khí: Peptococcus species, Peptostreptococcus species, Clostridium species, Eubacterium species.
    Gram âm:
    Hiếu khí:
     Escherichia coli, Haemophilus species bao gồm H. Influenzae, Branhamella catarrhalis, Klebsiella species bao gồm K. pneumoniae, Enterobacter species, Proteus species bao gồm các chủng indole positive, Providencia stuartii, Pseudomonas species bao gồm P. aeruginosa, Serratia species bao gồm S. marcescens, Citrobacter species, Acinetobacter species, Yersinia enterocolitica.
    Kỵ khí: Bacteriodes species bao gồm B. fragilis, Fusobacterium species, Veiilonella species.
    Chỉ định
    Timentin được chỉ định để điều trị những nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm đã được xác định hoặc nghi ngờ. Các chỉ định chủ yếu gồm:
    Các nhiễm khuẩn nặng như:
    Nhiễm khuẩn huyết
    Du khuẩn huyết
    Viêm phúc mạc
    Nhiễm khuẩn ổ bụng
    Nhiễm khuẩn được chứng minh hoặc nghi ngờ ở những bệnh nhân suy giảm hoặc ức chế miễn dịch
    Nhiễm khuẩn hậu phẫu
    Nhiễm khuẩn xương và khớp
    Nhiễm khuẩn da và mô mềm
    Nhiễm khuẩn đường hô hấp
    Nhiễm khuẩn niệu nặng hoặc biến chứng (như viêm thận-bể thận)
    Nhiễm khuẩn tai mũi họng
    Timentin tác dụng hiệp lực với các aminoglycoside để chống lại một số vi khuẩn kể cả Pseudomonas. Do đó, có thể hiệu quả hơn nếu kê toa Timentin kết hợp với một aminoglycoside để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng, nhất là ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Trong trường hợp này, nên dùng thuốc với liều đề nghị và nên được tiêm riêng.
    Chống chỉ định
    Tiền sử quá mẫn với các kháng sinh nhóm beta-lactam (như các penecillin và cephalosporin).
    Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
    Trước khi bắt đầu điều trị bằng Timentin, nên hỏi kỹ tiền sử về các phản ứng quá mẫn với beta-lactam (như các penicillin và các cephalosporin).
    Không thấy tác dụng gây quái thai trên các nghiên cứu sử dụng Timentin cho động vật. Tuy nhiên, chưa có kinh nghiệm sử dụng Timentin cho phụ nữ mang thai, do đó, không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai.
    Đã quan sát thấy các thay đổi trong thử nghiệm chức năng gan ở một vài bệnh nhân dùng Timentin. Ý nghĩa lâm sàng của những thay đổi này là không chắc chắn, tuy nhiên, nên sử dụng Timentin thận trọng ở những bệnh nhân có bằng chứng rối loạn chức năng gan nặng.
    Ở những bệnh nhân suy thận nặng hoặc vừa, nên điều chỉnh liều dùng Timentin như khuyến cáo tại phần “Liều lượng”.
    Trong một vài trường hợp, nhưng hiếm, biểu hiện chảy máu liên quan đến các bất thường về xét nghiệm đông máu đã được báo cáo sau khi dùng ticarcillin liều cao và thường gặp ở bệnh nhân suy thận. Nếu có các biểu hiện xuất huyết khi dùng Timentin thì nên ngừng điều trị và dùng liệu pháp thay thế khác, nếu có, theo ý kiến của bác sĩ.
    Hàm lượng Natri trong công thức của Timentin nên được tính toán trong chế độ ăn hàng ngày ở những bệnh nhân đang ăn kiêng muối nghiêm ngặt.
    Lúc có thai và lúc nuôi con bú
    Timentin chỉ nên sử dụng cho phụ nữ mang thai khi lợi ích điều trị vượt trội nguy cơ có thể gặp khi sử dụng thuốc. Có thể dùng Timentin trong thời gian cho con bú.
    Tương tác thuốc
    Probenecid làm giảm bài tiết ticarcillin qua ống thận. Sử dụng đồng thời với probenecid thì probenecid làm chậm bài tiết ticarcillin qua ống thận nhưng không làm chậm bài tiết acid clavulanic.
    Tác dụng ngoại ý
    Phản ứng quá mẫn:
    Nên ngừng điều trị nếu xuất hiện bất kỳ phản ứng quá mẫn nào.
    Ban trên da, mày (mề) đay và phản ứng phản vệ.
    Các nốt phỏng rộp.
    Ảnh hưởng trên đường tiêu hóa
    Đã có báo cáo buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
    Đã có báo cáo viêm ruột giả mạc nhưng hiếm.
    Ảnh hưởng trên gan:
    Đã có báo cáo tăng nhẹ AST và/hoặc ALT ở bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh nhóm ampicillin. Rất hiếm gặp viêm gan và vàng da ứ mật. Những biểu hiện này cũng được ghi nhận với các kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin.
    Ảnh hưởng trên thận:
    Hiếm gặp giảm kali huyết.
    Ảnh hưởng trên hệ thần kinh trung ương
    Đã gặp co giật nhưng hiếm, đặc biệt là bệnh nhân suy thận hoặc những bệnh nhân dùng liều cao.
    Ảnh hưởng lên huyết học:
    Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và chảy máu.
    Ảnh hưởng tại chỗ:
    Viêm tĩnh mạch huyết khối tại chỗ truyền tĩnh mạch.
    Liều lượng và cách dùng
    Liều lượng:

    Người lớn (bao gồm cả người cao tuổi):
    Liều thường dùng là Timentin 1,6g-3,2g mỗi 6-8 giờ tùy theo cân nặng. Liều đề nghị tối đa là 3,2g mỗi 4 giờ.
    Liều ở bệnh nhân suy thận:
    Suy thận nhẹ (Độ thanh thải Creatinine > 30ml/phút): 3,2g mỗi 8 giờ.
    Suy thận vừa (Độ thanh thải Creatinine 10-30ml/phút): 1,6g mỗi 8 giờ.
    Suy thận nặng (Độ thanh thải Creatinine <10 ml/phút): 1,6g mỗi 12 giờ.
    Trẻ em:
    Liều Timentin dùng cho trẻ em là 80mg/kg cân nặng mỗi 6-8 giờ. Đối với trẻ sinh non và trẻ sinh đủ tháng ở giai đoạn chu sinh, liều dùng là 80mg/kg cân nặng mỗi 12 giờ, sau đó tăng lên mỗi 8giờ.
    Trẻ em suy thận:
    Nên giảm liều tương tự như ở người lớn.
    Chuẩn bị và Cách dùng:
    Có thể truyền tĩnh mạch Timentin cách quãng hoặc tiêm tĩnh mạch trực tiếp. Không được dùng tiêm bắp.
    Truyền:
    Timentin thích hợp khi truyền cùng với nước pha tiêm BP hoặc dịch truyền Glucose BP (nồng độ dưới 5%).
    Lọ: nên hòa tan bột vô khuẩn với 10ml dung môi (đối với ống 1,6g hoặc 3,2g) trước khi pha loãng vào bình truyền (như túi truyền hoặc burette có dây truyền).
    Túi truyền (3,2g): hướng dẫn cụ thể được in ở túi đựng bộ kim tiêm kèm trong hộp.
    Thể tích truyền thích hợp như sau:
    Nước pha tiêm BP:
    1,6g pha trong 50ml.
    3,2g pha trong 100ml.
    Glucose truyền tĩnh mạch BP (5% kl/tt):
    1,6g pha trong 100ml.
    3,2g pha trong 100-150ml.
    Nên truyền Timentin kéo dài khoảng 30-40 phút. Nên tránh truyền liên tục kéo dài vì có thể gây ra nồng độ thấp ở dưới nồng độ điều trị.
    Tiêm tĩnh mạch trực tiếp:
    Nên hòa tan bột vô khuẩn với 10ml nước pha tiêm BP (đối với hàm lượng 1,6g) hoặc 20ml (đối với hàm lượng 3,2g).
    Nên tiêm chậm trong vòng 3-4 phút. Có thể tiêm Timentin trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua dây truyền tĩnh mạch.
    Khi Timentin hoà tan sẽ sinh nhiệt. Dung dịch hoàn nguyên thường chuyển màu vàng nhạt.
    Timentin không có dạng bào chế đa liều hoặc dạng tiêm bắp Nên loại bỏ dung dịch kháng sinh còn lại.
    Tính ổn định và tương hợp:
    Nên truyền tĩnh mạch Timentin ngay sau khi hoàn nguyên.
    Timentin ổn định trong nhiều dịch truyền.
    Tốt nhất nên chuẩn bị dung dịch truyền ngay khi sử dụng, tuy nhiên, dịch truyền Timentin được biết là ổn định ở 25°C trong khoảng thời gian như sau:
    Nước pha tiêm BP: Thời gian ổn định là 24 giờ.
    Dịch Glucose truyền tĩnh mạch BP (5% kl/tt): Thời gian ổn định là 12 giờ.
    Dịch truyền tĩnh mạch NaCl (0.18% kl/tt) và Glucose (4% kl/tt) BP: Thời gian ổn định là 24 giờ.
    Dịch truyền tĩnh mạch NaCl BP (0.9% kl/tt): Thời gian ổn định là 24 giờ.
    Dịch truyền tĩnh mạch Dextran 40 BP (10%kl/tt) trong dịch Glucose truyền tĩnh mạch (5%): Thời gian ổn định là 6 giờ.
    Dịch truyền tĩnh mạch Dextran 40 BP (10%) trong dịch NaCl truyền tĩnh mạch (0.9%): Thời gian ổn định là 24 giờ.
    Dịch Glucose truyền tĩnh mạch BP (10% kl/tt): Thời gian ổn định là 6 giờ.
    Dịch Sorbitol truyền tĩnh mạch BP (30% kl/tt): Thời gian ổn định là 6 giờ.
    Dịch Sodium Lactate truyền tĩnh mạch BP (M/6): Thời gian ổn định là 12 giờ.
    Dịch hỗn hợp Sodium Lactate truyền tĩnh mạch BP (dung dịch Ringer-Lactate, dung dịch Hartmann): Thời gian ổn định là 12 giờ.
    Nên chuẩn bị dịch truyền Timentin trong điều kiện vô khuẩn và nên dùng trong khoảng thời gian đã nêu. Timentin không ổn định trong dịch truyền bicarbonate. Không được trộn lẫn với chế phẩm máu, những dịch chứa protein khác như các sản phẩm thủy phân của protein hoặc nhũ dịch lipid truyền tĩnh mạch.
    Nếu Timentin được chỉ định sử dụng kết hợp với một aminoglycoside thì không được trộn lẫn các kháng sinh này trong một bơm tiêm, bình đựng dịch truyền hoặc bộ truyền do có thể làm giảm hoạt lực của aminoglycoside.
    Quá liều
    Có thể loại ticarcillin và acid clavulanic khỏi vòng tuần hoàn bằng thẩm phân máu.
    Bảo quản
    Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25°C.
    Dung dịch hoàn nguyên không nên để đông lạnh

  • Tienam

    Hãng xản xuất

    Merck Sharp & Dohme

    Thành phần

    Imipenem + Cilastatin natri

    Dạng truyền tĩnh mạch: hộp 1 lọ

    Cho 1 lọ
    Imipenem 500 mg
    Cilastatin natri 500 mg

     

    Biệt dược khác

    Sinraci (BCWorld Pharm) bột pha tiêm 1g (500/500)

    Bacqure (Ranbaxy) bột pha tiêm 1g (500/500)

    Prepenem (Choongwae Pharma) bột pha tiêm 0.5g (250/250)

    Pythinam (Pymepharco) bột pha tiêm 1g (500/500)

    Đặc điểm
    Tienam IV 500 mg (Imipenem, Cilastatin natri, MSD) là kháng sinh beta-lactam phổ rộng, được cung cấp dưới dạng bào chế chỉ để truyền tĩnh mạch.
    Tienam IV gồm hai thành phần: (1) imipenem, thuốc đầu tiên của một nhóm kháng sinh beta-lactam mới, nhóm thienamycin, và (2) cilastatin natri, một chất ức chế enzym đặc hiệu, để ức chế sự chuyển hoá của imipenem ở thận và làm tăng đáng kể nồng độ của imipenem nguyên dạng trong đường tiết niệu. Imipenem và cilastatin natri có mặt trong Tienam với tỷ lệ 1:1 theo khối lượng.
    Nhóm kháng sinh thienamycin, trong đó có imipenem, được đặc trưng bởi phổ diệt khuẩn rộng hơn bất kỳ kháng sinh nào đã được nghiên cứu.
    Ngoài ra, Tienam IV còn chứa natri bicarbonat vô khuẩn là tá dược không có hoạt tính.
    Phổ kháng khuẩn
    Tienam là chất ức chế mạnh sự tổng hợp vách tế bào vi khuẩn và có tác dụng diệt khuẩn trên một phổ rộng các tác nhân gây bệnh, cả gram dương và gram âm, cả ưa khí và kỵ khí.
    Cùng các cephalosporin và penicillin thế hệ mới, Tienam có phổ hoạt tính rộng chống các vi khuẩn gram âm nhưng là thuốc duy nhất vẫn giữ hoạt tính cao chống vi khuẩn gram dương, trước đây hoạt tính này chỉ có ở các kháng sinh beta-lactam hoạt phổ hẹp của các thế hệ đầu. Phổ hoạt tính của Tienam bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis và Bacteroides fragilis, một nhóm nhiều các tác nhân sinh bệnh khó giải quyết, thường kháng với các kháng sinh khác.
    Tienam tránh được bị giáng hóa bởi enzym beta-lactamase của vi khuẩn, điều này khiến thuốc có hiệu quả chống lại với một tỷ lệ cao các vi sinh vật như Pseudomonas aeruginosa, Serratia spp., và Enterobacter spp., là nhóm đề kháng tự nhiên với phần lớn các kháng sinh họ beta-lactam.
    Phổ kháng khuẩn của Tienam rộng hơn phổ của bất kỳ kháng sinh nào đã được nghiên cứu và bao gồm gần như mọi tác nhân gây bệnh có ý nghĩa trên lâm sàng. Các vi sinh vật mà Tienam thường có tác dụng trong phòng xét nghiệm (in vitro) bao gồm:
    Vi khuẩn ưa khí gram âm
    Achromobacter spp., Acinetobacter spp. (tên cũ là Mima-Herellea), Aeromonas hydrophila, Alcaligenes spp., Bordetella bronchicanis, Bordetella bronchiseptica, Bordetella pertussis, Brucella melitensis, Burkholderia pseudomallei (tên cũ là Pseudomonas pseudomallei), Burkholderia stutzeri (tên cũ là Pseudomonas stutzeri), Campylobacter spp., Capnocytophaga spp., Citrobacter spp., Citrobacter koseri (tên cũ là Citrobacter diversus), Citrobacter freundii, Eikenella corrodens, Enterobacter spp., Enterobacter aerogenes, Enterobacter agglomerans, Enterobacter cloacae, Escherichia coli, Gardnerella vaginalis, Haemophilus ducreyi, Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sản xuất beta-lactamase), Haemophilus parainfluenzae, Hafnia alvei, Klebsiella spp., Klebsiella oxytoca, Klebsiella ozaenae, Klebsiella pneumoniae, Moraxella spp., Morganella morganii (tên cũ là Proteus morganii), Neisseria gonorrhoeae (bao gồm các chủng sản xuất penicillinase), Neisseria meningitidis, Pasteurella spp., Pasteurella multocida, Plesiomonas shigelloides, Proteus spp., Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Providencia spp., Providencia alcalifaciens, Providencia rettgeri (tên cũ là Proteus rettgeri), Providencia stuartii, Pseudomonas spp.**, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas putida, Salmonella spp., Salmonella typhi, Serratia spp., Serratia proteamaculans (tên cũ là Serratia liquefaciens), Serratia marcescens, Shigella spp., Yersinia spp. (tên cũ là Pasteurella), Yersinia enterocolitica, Yersinia pseudotuberculosis
    ** Stenotrophomonas maltophilia (tên cũ là Pseudomonas maltophilia) và một số chủng của Pseudomonas cepacia thường không nhạy với Tienam.
    Vi khuẩn ưa khí gram dương:
    Bacillus spp., Enterococcus faecalis, Erysipelothrix rhusiopathiae, Listeria monocytogenes, Nocardia spp, Pediococcus spp., Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sản xuất penicillinase), Staphylococcus epidermidis (bao gồm các chủng sản xuất penicillinase), Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus agalactiae, Streptococcus Nhóm C, Streptococcus Nhóm G, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococci nhóm viridans (bao gồm các chủng alpha and gamma làm tan máu).
    Enterococcus faecium và staphylococci kháng methicillin không nhạy với Tienam
    Vi khuẩn kỵ khí gram âm:
    Bacteroides spp., Bacteroides distasonis, Bacteroides fragilis, Bacteroides ovatus, Bacteroides thetaiotaomicron, Bacteroides uniformis, Bacteroides vulgatus, Bilophila wadsworthia, Fusobacterium spp., Fusobacterium necrophorum, Fusobacterium nucleatum, Porphyromonas asaccharolytica (tên cũ là Bacteroides asaccharolyticus), Prevotella bivia (tên cũ là Bacteroides bivius), Prevotella disiens (tên cũ là Bacteroides disiens), Prevotella intermedia (tên cũ là Bacteroides intermedius), Prevotella melaninogenica (tên cũ là Bacteroides melaninogenicus), Veillonella spp.
    Vi khuẩn kỵ khí gram dương:
    Actinomyces spp., Bifidobacterium spp., Clostridium spp., Clostridium perfringens, Eubacterium spp., Lactobacillus spp., Mobiluncus spp., Microaerophilic streptococcus, Peptococcus spp. , Peptostreptococcus spp., Propionibacterium spp. (bao gồm P. acnes)
    Loại khác:
    Mycobacterium fortuitum, Mycobacterium smegmatis
    Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm (in vitro) cho thấy imipenem có tác dụng hiệp đồng với kháng sinh aminoglycosid đối với một số chủng của Pseudomonas aeruginosa.
    Chỉ định
    Điều trị:

    Hoạt tính của Tienam chống lại một phổ rất rộng các tác nhân gây bệnh khiến kháng sinh này có hiệu lực cao trong điều trị các nhiễm khuẩn do nhiều vi khuẩn hoặc hỗn hợp vi khuẩn ưa khí và kỵ khí, cũng như trong việc khởi đầu điều trị trước khi xác định được vi khuẩn gây bệnh. Tienam được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy với thuốc trong các trường hợp sau:
    – Nhiễm khuẩn trong ổ bụng
    – Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới
    – Nhiễm khuẩn phụ khoa
    – Nhiễm khuẩn máu
    – Nhiễm khuẩn đường niệu dục
    – Nhiễm khuẩn khớp và xương
    – Nhiễm khuẩn da và mô mềm
    – Viêm nội tâm mạc
    Tienam được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn hỗn hợp do các chủng vi khuẩn ưa khí và kỵ khí nhạy cảm với kháng sinh. Phần lớn các nhiễm khuẩn hỗn hợp này là do lây nhiễm hệ vi khuẩn thường trú từ phân và các hệ vi khuẩn thường trú có nguồn gốc từ âm đạo, da và miệng. Trong các nhiễm khuẩn hỗn hợp này, Bacteroides fragilis là vi khuẩn kỵ khí thường gặp nhất và thường đề kháng với aminoglycosid, cephalosporin và penicillin. Tuy nhiên, Bacteroides fragilis thường đáp ứng với Tienam.
    Tienam đã được chứng minh có hiệu quả chống lại các nhiễm khuẩn do vi khuẩn ưa khí và kỵ khí gram âm và gram dương đề kháng với cephalosporin bao gồm cefazolin, cefoperazone, cephalothin, cefoxitin, cefotaxime, moxalactam, cefamandole, cefazidime và ceftriaxone. Tương tự, phần lớn các nhiễm khuẩn do các tác nhân đã kháng với aminoglycosid (gentamicin, amikacin, tobramycin) và/hoặc đã kháng với penicillin (ampicillin, carbenicillin, penicillin-G, ticarcillin, piperacillin, azlocillin, mezlocillin) cũng sẽ đáp ứng được với Tienam.
    Không dùng Tienam trong điều trị viêm màng não.
    Dự phòng:
    Tienam cũng được chỉ định để điều trị dự phòng một số nhiễm khuẩn hậu phẫu ở người bệnh phải qua các phẫu thuật lây nhiễm hay nhiều khả năng lây nhiễm, hoặc nếu có nhiễm khuẩn hậu phẫu thì sẽ rất nặng.
    Chống chỉ định
    Quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
    Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
    Thận trọng chung:
    Có một số bằng chứng trên lâm sàng và trong phòng thí nghiệm về dị ứng chéo một phần giữa Tienam và các kháng sinh khác thuộc nhóm beta-lactam khác, penicillin và cephalosporin. Các phản ứng nặng (kể cả phản vệ) đã được ghi nhận với phần lớn các kháng sinh nhóm beta-lactam. Trước khi điều trị bằng Tienam, nên tìm hiểu kỹ về các tiền sử phản ứng quá mẫn trước đó với các kháng sinh nhóm beta-lactam. Nếu phản ứng dị ứng với Tienam xảy ra, phải ngừng thuốc và tiến hành các biện pháp xử trí thích hợp.
    Viêm đại tràng có màng giả đã được ghi nhận với hầu hết các kháng sinh và mức độ có thể từ nhẹ tới đe dọa tính mạng. Do đó, kháng sinh phải được sử dụng cẩn thận ở người bệnh có tiền sử bệnh lý ống tiêu hóa, đặc biệt là viêm đại tràng. Phải nghĩ tới chẩn đoán viêm đại tràng có màng giả ở người bệnh bị tiêu chảy khi dùng kháng sinh. Dù nhiều công trình nghiên cứu cho thấy một độc tố sản xuất bởi Clostridium difficile là nguyên nhân đầu tiên gây viêm đại tràng do dùng kháng sinh, nhưng các nguyên nhân khác cũng phải được nghĩ tới.
    Với trẻ em:
    Việc sử dụng Tienam cho trẻ em, từ sơ sinh cho đến 16 năm tuổi được hậu thuẫn bằng các chứng cứ từ các nghiên cứu lâm sàng thích hợp và có đối chứng đầy đủ của Tienam trên người lớn và các nghiên cứu lâm sàng tiếp theo và các tài liệu y văn đã công bố trên bệnh nhi. Dựa trên các nghiên cứu đã công bố của 178 bệnh nhi trên 3 tháng tuổi – trong đó có hai bé dưới 3 tháng tuổi (không phải nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương), liều khuyến cáo cho Tienam là 15-25 mg/kg/liều, cách nhau 6 giờ. Liều 25mg/kg/liều cho bệnh nhân từ 3 tháng đến dưới 3 năm tuổi, và liều 15mg/kg/ liều cho bệnh nhân 3-12 năm tuổi có nồng độ đáy của imipenem trong huyết tương tương ứng là 1.1±0.4 mcg/mL và 0.6±0.2 mcg/mL sau nhiều lần truyền kéo dài 60 phút; nồng độ đáy trong nước tiểu của imipenem vượt quá 10 mcg/mL cho cả hai liều. Các liều này cho nồng độ kháng sinh trong huyết tương và nước tiểu đủ để điều trị các nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương. Dựa trên các nghiên cứu trên người lớn, liều tối đa hàng ngày để điều trị các vi khuẩn nhạy cảm hoàn toàn là 2.0g mỗi ngày, và các trường hợp nhạy cảm trung bình (chủ yếu là các chủng P. aeruginosa) là 4.0 g/ ngày (xem Bảng 1, Liều lượng và Cách dùng). Liều cao hơn (cho tới 90 mg/kg/ ngày ở trẻ lớn hơn) đã được sử dụng cho người bệnh bị xơ hóa nang (xem Liều lượng và Cách dùng).
    Dựa trên nghiên cứu gồm 135 bệnh nhi từ 3 tháng tuổi trở xuống – trong đó có một bé trên 3 tháng tuổi (thể trọng từ 1.5 kg trở lên), liều khuyến cáo cho các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương là:
    < 1 tuần tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 12 giờ.
    1-4 tuần tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 8 giờ.
    4 tuần-3 tháng tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 6 giờ.
    Không dùng Tienam cho trẻ bị nhiễm khuẩn thần kinh trung ương vì nguy cơ co giật. Không dùng Tienam cho những bệnh nhi < 30 kg bị rối loạn chức năng thận (creatinine huyết thanh > 2mg/dL) vì chưa có dữ liệu lâm sàng cho đối tượng này (xem thêm Phác đồ liều lượng cho trẻ em).
    Hệ thần kinh trung ương:
    Cũng như với các kháng sinh beta-lactam khác, các tác dụng ngoại ý trên hệ thần kinh trung ương như chứng co cơ, trạng thái lú lẫn, co giật đã được ghi nhận với dạng bào chế để tiêm tĩnh mạch, nhất là khi vượt quá liều khuyến cáo dựa trên chức năng thận và thể trọng. Các tác dụng này thường được ghi nhận nhiều nhất ở người bệnh có bệnh ở hệ thần kinh trung ương (ví dụ: tổn thương não hoặc tiền sử động kinh) và/hoặc chức năng thận đã tổn thương khiến thuốc có thể tích luỹ lại. Do đó, nên theo sát phác đồ liều lượng khuyến cáo, nhất là ở những đối tượng kể trên (xem Liều lượng và cách dùng). Nên tiếp tục dùng thuốc chống co giật ở các người bệnh bị bệnh động kinh.
    Nếu xảy ra run cục bộ, co cơ và co giật, người bệnh phải được khám thần kinh và điều trị co giật ngay nếu chưa được điều trị từ trước. Nếu các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương vẫn tiếp tục, phải giảm liều hoặc ngừng Tienam.
    Người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤5mL/phút/1,73m2 không nên dùng Tienam, trừ khi sẽ được thẩm phân máu trong vòng 48 giờ. Đối với người bệnh đang thẩm phân máu, Tienam chỉ được khuyến cáo sử dụng khi cân nhắc lợi ích điều trị vượt hơn hẳn nguy cơ co giật tiềm ẩn.
    Tương tác thuốc
    Động kinh toàn thể đã được ghi nhận ở người bệnh dùng đồng thời ganciclovir và Tienam IV. Không được phối hợp những thuốc này với nhau trừ khi lợi ích điều trị vượt hơn hẳn nguy cơ.
    (xem Liều lượng và cách dùng, mục Độ ổn định)
    Tác dụng ngoại ý
    Tienam thường được dung nạp tốt. Trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng. Tienam được dung nạp tốt, tương tự cefazolin, cephalothin và cefotaxime. Các tác dụng ngoại ý hiếm khi đòi hỏi phải ngừng thuốc và thường nhẹ và thoáng qua, hiếm gặp các tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Phản ứng có hại thường gặp nhất là các phản ứng tại chỗ.
    Phản ứng tại chỗ:
    Hồng ban, đau và chai tại chỗ, viêm tắc tĩnh mạch
    Phản ứng dị ứng/ Da liễu:
    Nổi ban, ngứa, mày đay, hồng ban đa dạng, hội chứng Steven-Johnson, phù mạch, nhiễm độc biểu bì hoại tử (hiếm), viêm da bong vảy (hiếm), nhiễm nấm Candida, sốt bao gồm sốt do thuốc và các phản ứng phản vệ.
    Phản ứng tiêu hóa:
    Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đổi màu men răng và/ hoặc lưỡi. Giống như hầu hết các kháng sinh có hoạt phổ rộng khác, đã gặp viêm đại tràng có màng giả.
    Huyết học:
    Đã gặp tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, kể cả mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu, giảm hemoglobin và kéo dài thời gian prothrombin. Test Coombs trực tiếp dương tính có thể xảy ra ở một số người bệnh.
    Chức năng gan:
    Tăng transaminase huyết thanh, bilirubin và/hoặc phosphatase kiềm huyết thanh, viêm gan (hiếm)
    Chức năng thận:
    Thiểu niệu / vô niệu, đa niệu, suy thận cấp (hiếm). Rất khó nhận định vai trò của Tienam trong các thay đổi chức năng thận, vì các yếu tố thuận lợi cho tình trạng tăng nitrogen máu trong suy thận trước thận hoặc rối loạn chức năng thận thường có từ trước.
    Đã nhận thấy một số trường hợp tăng creatinin huyết thanh và nitrogen urê máu (BUN). Nước tiểu sẫm màu. Điều này vô hại và không nên lầm với đi tiểu ra máu.
    Hệ thần kinh/ Tâm thần:
    Cũng như với các kháng sinh beta-lactam khác, những tác dụng ngoại ý trên hệ thần kinh trung ương như co cơ, rối loạn tâm lý, kể cả ảo giác, trạng thái lú lẫn hoặc co giật toàn thân đã được ghi nhận với dạng bào chế để tiêm tĩnh mạch. Dị cảm.
    Giác quan:
    Mất thính lực, rối loạn vị giác
    Với người bệnh bị giảm bạch cầu:
    Khi điều trị với Tienam IV, buồn nôn và/hoặc nôn có liên quan đến thuốc thường gặp ở người bệnh bị giảm bạch cầu hơn là ở người bệnh không bị giảm bạch cầu.
    Liều lượng và cách dùng
    Đường dùng: truyền tĩnh mạch.
    Khuyến cáo về liều lượng của Tienam trình bày lượng imipenem phải dùng. Một lượng tương đương cilastatin cũng sẽ đi kèm.
    Tổng liều hàng ngày và đường dùng của Tienam được dựa trên tính chất hoặc mức độ nặng của nhiễm khuẩn và được chia thành các liều bằng nhau dựa trên việc đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh, chức năng thận và thể trọng.
    Phác đồ điều trị ở người lớn có chức năng thận bình thường:
    Các liều dùng được đưa ra trong bảng 1 dựa trên cơ sở người bệnh có chức năng thận bình thường (độ thanh lọc creatinin > 70 ml/ phút/1,73m2) và thể trọng ≥70 kg. Cần phải giảm liều cho người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤70 ml/ phút/1,73m2 và/hoặc thể trọng < 70 kg (xin đọc bảng 2 và bảng 3). Đối với người bệnh có thể trọng rất thấp và/hoặc suy thận vừa và nặng, việc giảm liều theo thể trọng là rất quan trọng.
    Phần lớn các nhiễm khuẩn đáp ứng với liều 1-2g mỗi ngày, chia làm 3-4 lần. Để điều trị nhiễm khuẩn vừa, có thể dùng liều 1g chia làm 2 lần mỗi ngày. Với các nhiễm khuẩn do vi khuẩn ít nhạy cảm hơn, liều Tienam tiêm tĩnh mạch mỗi ngày có thể được tăng lên tối đa 4g/ngày hoặc 50mg/kg/ngày, tùy theo liều nào thấp hơn.
    Mỗi liều ≤500mg Tienam tiêm tĩnh mạch phải được truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút. Mỗi liều > 500mg phải được truyền trong 40-60 phút. ở những người bệnh bị buồn nôn khi truyền, thì tốc độ truyền có thể chậm hơn.
    Bảng 1. Liều Tienam tiêm tĩnh mạch ở người lớn có chức năng thận bình thường và thể trọng ≥70 kg*

    Mức độ nhiễm khuẩn Liều (mg của imipenem) Khoảng cách giữa các liều Tổng liều trong ngày
    Nhẹ 250 mg 6 giờ 1 g
    Trung bình 500 mg 8 giờ 1,5 g
      1000 mg 12 giờ 2 g
    Nặng – Vi khuẩn hoàn toàn nhạy cảm 500 mg 6 giờ 2 g
    Nặng và/hoặc đe doạ tính mạng – do vi khuẩn ít nhạy cảm hơn (chủ yếu một số chủng P. aeruginosa) 1000 mg 8 giờ 3 g
      1000 mg 6 giờ 4 g
    * Đối với người bệnh có thể trọng < 70 kg cần phải giảm liều tương xứng với thể trọng.      

    Do hoạt tính kháng khuẩn của Tienam cao, tổng liều tối đa trong ngày không nên vượt quá 50 mg/kg/ngày hoặc 4 g/ngày, tùy theo liều nào thấp hơn. Tuy nhiên, người bệnh bị xơ hóa nang với chức năng thận bình thường, đã được điều trị với Tienam tới liều 90 mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần, nhưng không quá 4g/ngày.
    Tienam đã được dùng đơn độc và có hiệu quả ở các người bệnh ung thư có rối loạn miễn dịch để điều trị các nhiễm khuẩn đã được xác định hay đang nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.
    Liều lượng điều trị ở người bệnh suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg:
    Cần giảm liều Tienam IV cho người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤70 ml/ phút/1,73m2 và/hoặc thể trọng < 70kg theo như các bảng chỉ dẫn dưới đây. Độ thanh lọc creatinin có thể được tính theo nồng độ creatinin huyết thanh theo công thức sau:
    Tcc (Nam) = (thể trọng tính theo kg) (140 – tuổi) / (72) (creatinin tính theo mg/dl)
    Tcc (Nữ) = 0,85 x trị số trên.
    Để tính toán giảm liều cho các người bệnh suy thận và/ hoặc thể trọng thấp:
    Bước 1: Tổng liều hàng ngày được lựa chọn từ Bảng 1 tùy theo các đặc tính của nhiễm khuẩn.
    Bước 2:
    – Nếu tổng liều hàng ngày là 1,0g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 2 và tiếp theo bước 3.
    – Nếu tổng liều hàng ngày là 1,5g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 3 và tiếp theo bước 3.
    – Nếu tổng liều hàng ngày là 2,0g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 4 và tiếp theo bước 3.
    – Nếu tổng liều hàng ngày là 3,0g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 5 và tiếp theo bước 3.
    – Nếu tổng liều hàng ngày là 4,0g thì đối chiếu các phần thích hợp của bảng 6 và tiếp theo bước 3.
    Bước 3: Từ bảng 2 hoặc 3:
    – Chọn thể trọng theo cột ngoài cùng bên trái mà gần với cân nặng tính theo kg của người bệnh nhất.
    – Chọn cột mức lọc cầu thận của người bệnh.
    – Nơi hàng và cột gặp nhau chính là liều lượng đã điều chỉnh cho người bệnh.
    Bảng 2. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

    và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 1,0 g/ngày      
      và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
      ≥71 41-70 21-40 6-20
      thì giảm liều (mg) xuống      
    ≥70 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ 250 mỗi 12 giờ
    60 250 mỗi 8 giờ 125 mỗi 6 giờ 250 mỗi 12 giờ 125 mỗi 12 giờ
    50 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ
    40 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ 125 mỗi 12 giờ
    30 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ 125 mỗi 12 giờ

    Bảng 3. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

    và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 1,5 g/ngày      
      và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
      ≥71 41-70 21-40 6-20
      thì giảm liều (mg) xuống      
    ≥70 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
    60 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
    50 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ 250 mỗi 12 giờ
    40 250 mỗi 8 giờ 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ
    30 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ

    Bảng 4. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

    và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 2,0 g/ngày      
      và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
      ≥71 41-70 21-40 6-20
      thì giảm liều (mg) xuống      
    ≥70 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 12 giờ
    60 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
    50 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
    40 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ 250 mỗi 12 giờ
    30 250 mỗi 8 giờ 125 mỗi 6 giờ 125 mỗi 8 giờ 125 mỗi 12 giờ

    Bảng 5. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

    và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 3,0 g/ngày      
      và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
      ≥71 41-70 21-40 6-20
      thì giảm liều (mg) xuống      
    ≥70 1000 mỗi 8 giờ 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 12 giờ
    60 750 mỗi 8 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 12 giờ
    50 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 12 giờ
    40 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ
    30 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ

    Bảng 6. Điều chỉnh liều Tienam tiêm tĩnh mạch cho người lớn bị suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg

    và thể trọng (kg) là: Nếu tổng liều hàng ngày từ bảng 1 là 4,0 g/ngày      
      và độ thanh lọc creatinin (ml/min/1,73 m2) là:      
      ≥71 41-70 21-40 6-20
      thì giảm liều (mg) xuống      
    ≥70 1000 mỗi 6 giờ 750 mỗi 8 giờ 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 12 giờ
    60 1000 mỗi 8 giờ 750 mỗi 8 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 12 giờ
    50 750 mỗi 8 giờ 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 500 mỗi 12 giờ
    40 500 mỗi 6 giờ 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 12 giờ
    30 500 mỗi 8 giờ 250 mỗi 6 giờ 250 mỗi 8 giờ 250 mỗi 12 giờ

    Nên dùng liều 125 mg hay 250 mg cho mỗi 12 giờ cho các người bệnh có độ thanh lọc creatinin từ 6-20 ml/phút/1,73 m2 đối với hầu hết các tác nhân gây bệnh. Khi dùng liều 500 mg cho mỗi 12 giờ có thể làm tăng nguy cơ gây co giật cho những người bệnh này.
    Không được cho người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤5 ml/phút/1,73 m2 dùng Tienam tiêm tĩnh mạch, trừ khi sẽ tiến hành thẩm phân máu trong vòng 48 giờ.
    Thẩm phân máu:
    Đối với người bệnh có độ thanh lọc creatinin ≤5 ml/phút/1,73 m2 và được thẩm phân máu, nên theo liều khuyến cáo dùng cho người bệnh có độ thanh lọc creatinin 6-20 ml/phút/1,73 m2 (xem Liều lượng điều trị ở người bệnh suy thận và/hoặc thể trọng < 70 kg).
    Cả imipenem và cilastatin đều được lọc khỏi hệ tuần hoàn khi thẩm phân máu. Nên cho Tienam sau khi thẩm phân máu và cứ mỗi 12 giờ từ sau khi thẩm phân máu xong. Người bệnh phải thẩm phân máu, đặc biệt là khi có bệnh của hệ thần kinh trung ương, phải được theo dõi cẩn thận; đối với người bệnh đang thẩm phân máu, Tienam tiêm tĩnh mạch chỉ được khuyến cáo khi cân nhắc lợi ích điều trị vượt hẳn nguy cơ co giật tiềm ẩn (xem Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng).
    Hiện nay chưa có đủ dữ liệu để khuyến cáo dùng Tienam tiêm tĩnh mạch cho người bệnh thẩm phân màng bụng.
    Tình trạng thận của người bệnh lớn tuổi có thể không được phản ánh đúng khi đo nồng độ urê nitrogen máu (BUN) hoặc creatinin đơn độc. Có thể dùng độ thanh lọc creatinin để hướng dẫn liều lượng ở những người bệnh này.
    Dự phòng: Phác đồ liều lượng ở người lớn
    Để dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu ở người lớn, nên truyền tĩnh mạch 1000mg vào lúc khởi mê và 1000mg vào 3 giờ sau đó. Đối với các phẫu thuật có nguy cơ cao (ví dụ: vùng kết-trực tràng), có thể cho thêm 2 liều 500mg vào giờ thứ tám và thứ mười sáu sau khi dẫn mê.
    Điều trị: Phác đồ liều lượng ở trẻ em:
    Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh cần theo lịch trình về liều lượng khuyến nghị dưới đây:
    – Trẻ em cân nặng ≥40kg nên dùng liều của người lớn.
    Trẻ em và trẻ sơ sinh cân nặng < 40kg:
    Đối với bệnh nhi từ 3 tháng tuổi trở lên, liều khuyến cáo cho các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương là 15-25 mg/kg/liều cho mỗi khoảng cách 6 giờ một lần. Dựa trên các nghiên cứu trên người lớn, liều tối đa hàng ngày để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nhạy hoàn toàn với kháng sinh là 2 g mỗi ngày, và liều cho các trường hợp nhạy cảm trung bình (chủ yếu là các chủng của P. aeruginosa) là 4,0g mỗi ngày. Liều cao hơn (cho tới 90 mg/kg/ ngày ở trẻ lớn hơn) đã được sử dụng cho người bệnh xơ hóa đường mật.
    Đối với bệnh nhi dưới 3 tháng tuổi (thể trọng khoảng 1.5kg), liều khuyến cáo cho các trường hợp nhiễm khuẩn ngoài hệ thần kinh trung ương như sau:
    < 1 tuần tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 12 giờ
    1-4 tuần tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 8 giờ
    4 tuần-3 tháng tuổi: 25 mg/kg cho mỗi 6 giờ.
    Các liều từ 500mg trở xuống nên được truyền tĩnh mạch từ 15 đến 30 phút. Liều trên 500mg nên được truyền tĩnh mạch từ 40 đến 60 phút.
    Không dùng Tienam cho bệnh nhi có thể trọng dưới 30 kg lại có suy chức năng thận vì chưa có dữ liệu lâm sàng cho các trường hợp này.
    Tienam không được khuyến nghị trong điều trị viêm màng não. Nếu nghi ngờ viêm màng não, nên sử dụng kháng sinh thích hợp.
    Tienam có thể dùng ở trẻ em bị nhiễm khuẩn nếu không có nghi ngờ viêm màng não.
    Pha dung dịch truyền tĩnh mạch:
    Tienam IV 500 mg để truyền tĩnh mạch được cung cấp dưới dạng bột vô khuẩn chứa lượng tương đương 500 mg imipenem và lượng tương đương 500 mg cilastatin.
    Tienam IV 500 mg được đệm bằng natri bicarbonat để tạo ra dung dịch có pH trong khoảng 6,5-8,5. Sự thay đổi của pH không đáng kể khi dung dịch được chuẩn bị và dùng như hướng dẫn. Tienam IV 500 chứa 37,5 mg Natri (1,6 mEq).
    Bột Tienam IV vô khuẩn phải được pha như trình bày ở Bảng 7. Phải lắc lọ cho tới lúc tạo thành một dung dịch trong suốt. Sự thay đổi màu, từ không màu sang vàng, không ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
    Bảng 7. Cách pha Tienam IV

    Liều của Tienam IV Thể tích dịch pha phải thêm Nồng độ trung bình gần đúng của Tienam IV
    (mg imipenem) (ml) (mg/ml imipenem)
    500 100 5

    Pha dung dịch lọ 20 ml:
    Bột trong lọ cần phải được pha thành hỗn dịch và được chuyển thành 100 ml dịch truyền.
    Qui trình pha là thêm khoảng 10 ml loại dịch truyền phù hợp vào lọ (xem danh sách các dịch truyền có thể dùng để pha trong bảng – Độ ổn định của Tienam IV đã pha). Lắc kỹ và chuyển hỗn dịch này vào lọ chứa dịch truyền.
    Chú ý:
    Không được dùng hỗn dịch này truyền trực tiếp tĩnh mạch.
    Tiếp tục thêm 10 ml loại dịch truyền phù hợp trên để đảm bảo tất cả bột chứa trong lọ được hòa tan. Hỗn dịch thu được cần phải được lắc mạnh cho tới lúc tạo thành một dung dịch trong suốt.
    Độ ổn định của Tienam IV:
    Bảng 8 trình bày thời gian ổn định của Tienam IV khi pha với các loại dịch truyền được chọn lựa, và dự trữ ở nhiệt độ phòng hoặc trong tủ lạnh.
    Lưu ý:
    Tienam IV tương kỵ hoá học với lactat và không nên dùng các dich truyền có chứa lactat để pha thuốc. Tuy nhiên, có thể truyền Tienam IV vào một hệ thống truyền tĩnh mạch đang truyền lactat.
    Không nên pha trộn hoặc thêm Tienam vào các kháng sinh khác.
    Bảng 8. Độ ổn định của Tienam IV đã pha

    Dịch pha Thời gian ổn định  
      Nhiệt độ phòng Tủ lạnh
      (25°C) (4°C)
    Natri chlorid đẳng trương 4 giờ 24 giờ
    Dung dịch Dextrose 5% 4 giờ 24 giờ
    Dung dịch Dextrose 10% 4 giờ 24 giờ
    Dextrose 5% & NaCl 0,9% 4 giờ 24 giờ
    Dextrose 5% & NaCl 0,45% 4 giờ 24 giờ
    Dextrose 5% & NaCl 0,225% 4 giờ 24 giờ
    Dextrose 5% & KCl 0,15% 4 giờ 24 giờ
    Mannitol 5% & 10% 4 giờ 24 giờ

    Liều dùng tóm tắt

    Truyền IV Người lớn 1-2 g/ngày, có thể tăng lên 3-4 g/ngày, chia nhiều liều cách khoảng 6, 8 hoặc 12 giờ. Tối đa: 50 mg/kg/ngày hoặc 4 g/ngày. Tốc độ truyền: 500 mg, truyền trong 20-30 phút; Người lớn Phòng ngừa: IV 1000 mg khi bắt đầu gây mê & 1000 mg vào 3 giờ sau đó. Bệnh nhân suy thận: liều thấp không quá 2 g/ngày. Trẻ em & sơ sinh < 40 kg 15 mg/kg/6 giờ.

    Quá liều
    Hiện chưa có thông tin cho điều trị đặc hiệu các trường hợp sử dụng Tienam quá liều. Imipenem-cilastatin natri có thể thẩm phân được. Tuy nhiên, lợi ích của thủ thuật này trong trường hợp quá liều vẫn chưa rõ ràng.

  • Tazocin

    Hãng xản xuất

    Wyeth

    Thành phần

    Piperacillin + Tazobactam

    Dạng bào chế

    Bột pha tiêm 4,5 g : hộp 1 lọ

    Cho 1 lọ
    Piperacillin 4 g
    Tazobactam 0,5 g

    Biệt dược khác

    Tebzanic (AstraZeneca) bột pha tiêm lọ 4.5g

    Backilin (Daewoong) bột pha tiêm lọ 4.5g

    Dược lực
    Piperacillin là một kháng sinh họ penicillin bán tổng hợp có phổ rộng đối với nhiều vi trùng hiếu khí và kỵ khí gram dương và gram âm, tác dụng bằng cách ức chế sự tổng hợp thành và vách tế bào. Tazobactam là một triazolylmethyl penicillanic acid sulphone, là một chất ức chế mạnh đối với nhiều bêta-lactamase, đặc biệt là các men qua trung gian plasmid là nguyên nhân thường gây kháng penicillin và cephalosporin nhất là các cephalosporin thế hệ ba. Sự hiện diện của tazobactam trong Tazocin làm gia tăng phổ kháng khuẩn của piperacillin bao gồm cả các vi trùng sinh bêta-lactamase vốn thường đề kháng với các kháng sinh khác trong nhóm bêta-lactam. Vì thế, Tazocin là sự phối hợp tác dụng của một kháng sinh phổ rộng với tác dụng một chất ức chế bêta-lactamase.
    Phổ kháng khuẩn

    Gram (-): Hầu hết các dòng sinh bêta-lactamase qua trung gian plasmid hoặc không sinh bêta-lactamase: E. coli, Klebsiela spp (K. oxytoca, K. pneumoniae), Proteus spp (P. vulgaris, P.mirabilis), Salmonella spp, Shigella spp, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, Moraxella spp (M. cataralis), Haemophilus spp (H. influenzae, H. parainfluenzae), Pasteurella multocida, Yersinia spp, Campylobacter spp, Gardnerella vaginalis. Nhiều dòng không sinh bêta-lactamase hoặc sinh bêta-lactamase qua trung gian nhiễm sắc thể: Enterobacter spp. (E. cloacae, E. Aerogenes), Citrobacter spp (C. freundii, C. Diversus), Providencia spp, Morganella morganii, Serratia spp (S. marsecens, S. liquifaciens), Pseudomonas spp (P. aeruginosa, P. cepacia, P. fluorescens), Xanthomonas maltophilia, Acinetobacter spp.
    Gram (+): Staphylococi (S. Aureus, không bao gồm S. aureus kháng methicilline), S. epidermidis, S. saprophyticus), Streptococi (S. Pneumonia, S. Pyogenes, S. Bovis, S. Agalactiae, S. Viridan, S. Group C & D), Enterococi (E. feacalis, E. feacicum), Corynebacteria, Listeria monocytogenes, Norcardia spp.
    Kỵ khí: Bacteroides spp (B. bivius, B. disiens, B. capillosus , B. melaninogenicus, B. oralis), Bacteroides fragilis group (B. fragilis, B. vulgatus, B. distasonis, B. ovatus, B. thetaiotaomicron, B. uniformis, B. asaccharolyticus), Peptostreptococus spp, Fusobacterium spp, Eubacterium group, Clostridia spp (C. difficile, C. perfringens), Veilonella, Actinomyces spp.
    Phối hợp piperacillin và tazobactam đặc biệt hữu ích khi dùng để điều trị nhiễm trùng hỗn hợp và điều trị bao vây trước khi có kết quả kháng sinh đồ vì thuốc có hoạt phổ rất rộng.
    Chỉ định
    Nhiễm trùng toàn thân hay cục bộ đã xác định hay nghi ngờ do các vi trùng nhạy cảm, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, nhiễm trùng hệ niệu có biến chứng, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng da mô mềm, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng sản phụ khoa, nhiễm trùng đa khuẩn.
    Piperacillin/Tazobactam có tác dụng hiệp đồng với aminoglycoside chống lại một số dòng Pseudomonas aeruginosa. Điều trị phối hợp đã thành công, đặc biệt ở những bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng. Ngay khi có kết quả kháng sinh đồ, kháng sinh liệu pháp nên được điều chỉnh.
    Chống chỉ định
    Chống chỉ định ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng với piperacillin và/hoặc cephalosporin hay dị ứng với chất ức chế bêta-lactamase.
    Chú ý đề phòng
    Trước khi bắt đầu điều trị bằng piperacillin/tazobactam phải hỏi kỹ về tiền sử dị ứng với penicillin, cephalosporin hay các dị nguyên khác. Nếu xảy ra phản ứng dị ứng trong khi đang điều trị bằng piperacillin/tazobactam thì phải ngưng thuốc. Các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng có thể cần phải xử trí bằng adrenalin và các biện pháp cấp cứu khác.
    Thận trọng lúc dùng
    – Dù piperacillin/tazobactam có độc tính thấp đặc trưng của các kháng sinh họ penicillin, vẫn nên kiểm tra định kỳ chức năng của các cơ quan như thận, gan, hệ tạo máu trong khi điều trị dài ngày.
    – Các biểu hiện chảy máu đã xảy ra ở một số bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh họ beta lactam. Những phản ứng này đôi khi xảy ra cùng với các bất thường trên xét nghiệm về đông máu như thời gian máu đông, sự kết tập tiểu cầu, thời gian prothrombin và thường xảy ra hơn ở bệnh nhân có suy thận. Nếu những biểu hiện xuất huyết xảy ra như là hậu quả của điều trị kháng sinh thì phải ngưng thuốc và tiến hành điều trị thích hợp.
    – Cũng như với các kháng sinh khác, phải luôn lưu ý khả năng xuất hiện các dòng vi trùng kháng thuốc, đặc biệt là khi điều trị kéo dài. Nếu điều này xảy ra, phải có xử trí thích hợp.
    – Cũng như với các penicillin khác, bệnh nhân có thể bị kích động thần kinh cơ hoặc co giật nếu liều cao hơn liều đề nghị được dùng bằng đường tĩnh mạch.
    – Nên đo ion đồ có chu kỳ nếu bệnh nhân có dự trữ Kali thấp, và luôn lưu ý khả năng hạ Kali huyết nơi những bệnh nhân có dự trữ Kali quá thấp và những người đang được điều trị bằng thuốc độc tế bào hay đang dùng thuốc lợi tiểu. Có thể quan sát thấy sự gia tăng nhẹ các chỉ số chức năng gan.
    – Dùng kháng sinh liều cao và ngắn ngày để điều trị bệnh lậu có thể che giấu hay làm chậm xuất hiện các triệu chứng của giang mai. Vì vậy bệnh nhân lậu nên được xét nghiệm tìm giang mai trước khi điều trị. Có thể lấy bệnh phẩm để xét nghiệm trên kính hiển vi nền đen từ bất cứ sang thương nguyên phát nào, còn các xét nghiệm huyết thanh học phải chờ đến sau tối thiểu 4 tháng.
    Lúc có thai và lúc nuôi con bú
    Chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng piperacillin/tazobactam trong khi mang thai và khi cho con bú. Piperacillin/tazobactam không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và không sinh u quái ở chuột. Tuy nhiên, trong khi chờ có đầy đủ kết quả thực nghiệm, phụ nữ có thai hay đang cho con bú chỉ nên đưọc điều trị khi lợi ích của điều trị vượt trội nguy cơ đối với cả bệnh nhân lẫn thai nhi.
    Tương tác thuốc
    Dùng đồng thời probenecid với piperacillin/tazobactam làm tăng thời gian bán hủy và tốc độ thanh thải của cả piperacillin và tazobactam, nhưng nồng độ đỉnh trong huyết tương của các thành phần không bị ảnh hưởng. Không thấy có tương tác thuốc giữa piperacillin/ tazobactam với vancomycin hay với tobramycin.
    Khi phối hợp piperacillin/tazobactam với một thuốc khác, không được trộn chung trong cùng một lọ hay chích cùng một lúc do sự bất tương thích về vật lý.
    Khi dùng đồng thời với heparin liều cao, thuốc kháng đông đường uống hay các thuốc có ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và/hoặc chức năng tiểu cầu, các thông số về đông máu phải được đo thường xuyên hơn và theo dõi cẩn thận hơn.
    Tác dụng ngoại ý
    Nhiều bệnh nhân được điều trị trong các nghiên cứu lâm sàng mắc bệnh rất nặng và có nhiều bệnh lý cơ bản và suy giảm chức năng sinh lý, đã làm cho khó xác định quan hệ nhân quả giữa các triệu chứng bất lợi với việc dùng piperacillin/tazobactam.
    Tác dụng phụ tại chỗ được báo cáo là có thể xảy ra, có thể hay được xác định là có liên quan đến việc điều trị piperacillin/tazobactam là viêm tĩnh mạch (0,2%) và viêm tĩnh mạch huyết khối (0,3%).
    Các phản ứng phụ toàn thân trên lâm sàng hay gặp nhất được báo cáo, có thể hay được xác định là có liên qua đến điều trị piperacillin/tazobactam là tiêu chảy (3,8%), phát ban (0,6%), hồng ban (0,5%), ngứa (0,2%), ói (0,4%), buồn ói (0,3%), phản ứng dị ứng (0,4%), mề đay (0,2%), và bội nhiễm (0,2%).
    Một số phản ứng phụ toàn thân trên lâm sàng khác được báo cáo có thể hay được xác định là có liên quan đến điều trị piperacillin/tazobactam nhưng tần suất nhỏ hơn 0,1% là: phản ứng da, đổ mồ hôi, hồng ban đa dạng, chàm, ngoại ban, phát ban dạng dát-sẩn, viêm miệng, táo bón, yếu cơ, ảo giác, khô miệng, hạ huyết áp, đau cơ, viêm tĩnh mạch nông, sốt, cơn đỏ bừng mặt, phù, mệt mỏi. Phản ứng tại chỗ còn có viêm hay đau ở vị trí tiêm do không pha thuốc theo đúng như chỉ dẫn (trong phần Liều lượng và Cách dùng).
    Các thay đổi bất lợi trên cận lâm sàng được báo cáo trong các nghiên cứu nhưng không xác định mối liên quan đến thuốc là giảm thoáng qua số lượng bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, Coomb test dương tính, hạ Kali huyết, tăng thoáng qua các men gan (SGOT, SGPT, alkaline phosphatase) trong huyết thanh, bilirubin. Trường hợp hiếm, phát hiện được sự gia tăng các thông số chức năng thận (urea, creatinin) trong huyết thanh.
    Liều lượng và cách dùng
    Liều lượng:

    Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 4g piperacillin/0,5g tazobactam tiêm mạch mỗi 8 giờ.
    Tổng liều hàng ngày có thể thay đổi từ 2,25 g đến 4,5 g mỗi 6 đến 8 giờ.
    Trẻ em dưới 12 tuổi: chưa có đủ dữ kiện nghiên cứu dùng tazocin cho trẻ em dưới 12 tuổi.
    Người suy thận: Liều Piperacillin/Tazobactam phải được điều chỉnh theo độ thanh thải creatinin:
    Thanh thải creatinin 20-80 ml/phút: 12 g/1,5 g/ngày chia ra 4 g/500 mg mỗi 8 giờ.
    Thanh thải creatinin <20 ml/phút: 8 g/1 g/ngày chia ra 4 g/500 mg mỗi 12 giờ.
    Với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tổng liều hàng ngày tối đa là 8 g Piperacillin/ 1 g Tazobactam. Ngoài ra, vì một chu kỳ chạy thận 4 giờ có thể lấy đi 30-50% lượng piperacillin, nên sau mỗi chu kỳ chạy thận chích thêm 2 g/250 mg Piperacillin/Tazobactam.
    Thời gian điều trị: trong trường hợp nhiễm trùng cấp, Piperacillin/Tazobactam phải được tiếp tục ít nhất 48 giờ sau khi hết sốt hay giải quyết được các triệu chứng lâm sàng.
    Cách dùng:
    Tiêm mạch: Mỗi lọ Tazocin 4,5 g pha với 20 ml nước cất vô trùng hoặc NaCl 0,9% tiêm mạch chậm trong 3-5 phút.
    Truyền tĩnh mạch: Mỗi lọ Tazocin 4,5 g pha với 20 ml nước cất vô trùng hoặc NaCl 0,9%, sau đó pha loãng thêm nữa thành ít nhất 50 ml truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút.
    Quá liều
    Không có antidote đặc hiệu.
    Không có kinh nghiệm về quá liều Tazocin. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp cứu, tất cả các biện pháp nội khoa tăng cường được chỉ định giống như đối với piperacillin. Nồng độ piperacillin quá cao trong huyết thanh có thể được lấy ra bằng thẩm phân. Tuy nhiên, liều 24 g piperacillin/ngày hay hơn đã được dùng ở người mà không quan sát thấy tác dụng bất lợi nào.
    Trong trường hợp có kích động vận động hay co giật, có thể chỉ định thuốc chống co giật (ví dụ như diazepam hoặc một barbiturate).
    Trong trường hợp sốc phản vệ, nặng phải bắt đầu ngay các biện pháp xử trí.
    Trường hợp tiêu chảy nặng và kéo dài, phải xem xét đến khả năng viêm đại tràng giả mạc. Do đó, phải ngưng piperacillin/tazobactam trong các trường hợp như vậy và bắt đầu một trị liệu thích hợp (ví dụ teicoplanin đường uống hay vancomycin đường uống). Chống chỉ định dùng các thuốc ức chế nhu động ruột.
    Bảo quản
    Bột đông khô: lọ chứa bột đông khô piperacillin/tazobactam có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng có kiểm soát (15-25°C) tới ba năm.
    Khi được pha đúng hướng dẫn, thuốc vẫn ổn định được 24 giờ nếu giữ trong tủ lạnh (2-8°C).
    Thuốc đã pha loãng có thể giữ được 24 giờ ở điều kiện lạnh (2-8°C) và chứa trong túi dịch truyền hay trong ống tiêm. Thuốc đã pha mà không sử dụng phải bỏ đi.
    Piperacillin/tazobactam không được pha chung với các thuốc khác trong cùng một ống tiêm hay cùng một chai dịch truyền vì chưa xác lập được sự tương thích. Khi dùng đồng thời piperacillin/tazobactam với thuốc khác phải tiêm ở các vị trí hay ở các thời điểm khác nhau.
    Do sự bất ổn định về hoá học, không nên dùng piperacillin/tazobactam với dung dịch chỉ chứa sodium bicarbonate.
    Không đưa piperacillin/tazobactam vào các sản phẩm máu hay các sản phẩm thủy phân albumin.

  • Sulperazon

    Hãng xản xuất

    Pfizer

    Phân phối

    Zuellig Pharma

    Thành phần

    Cefoperazone + Sulbactam

    Dạng bào chế

    Bột pha tiêm 1 g : hộp 1 lọ

    Cho 1 lọ
    Cefoperazone 0,5 g
    Sulbactam 0,5 g

     

    Biệt dược khác

    Defocef (Daewoong) bột pha tiêm lọ 1g

    Fordamet (Medochemie) bột pha tiêm lọ 1g

    Opsama (Coral Lab) bột pha tiêm lọ 1g

    Cefolactam ( ) bột pha tiêm lọ 1g

    Mô tả
    Kết hợp sulbactam sodium / cefoperazone sodium được trình bày dưới dạng bột khô pha tiêm có tỉ lệ 1/1 sulbactam/cefoperazone tự do.
    Sulbactam sodium là một dẫn chất từ nhân penicillin cơ bản. Đây là 1 chất ức chế men betalactamase không hồi phục dùng đường tiêm. Về mặt hoá học sulbactam sodium là muối sodium penicillinate sulphone. Mỗi gram sulbactam sodium chứa 92 mg Na (4 mEq). Sulbactam có dạng bột tinh thể màu trắng ngà tan mạnh trong nước. Trọng lượng phân tử là 255,22.
    Cefoperazone sodium là một kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng họ cephalosporin dùng đường tiêm. Có 34 mg Na (1,5 mEq) trong mỗi gram cefoperazone sodium. Cefoperazone có dạng bột tinh thể màu trắng, tan dễ dàng trong nước. Trọng lượng phân tử là 667,65.
    Dược lực
    Thành phần kháng khuẩn của SBT/SPZ là cefoperazone, một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, có tác động chống lại các vi sinh vật nhạy cảm ở giai đoạn nhân lên bằng cách ức chế sự tổng hợp mucopeptid vách tế bào. Sulbactam không có tác động kháng khuẩn hữu ích ngoại trừ trên Neisseriaceae và Acinetobacter. Tuy nhiên nghiên cứu sinh hoá với các hệ thống ngoài tế bào vi khuẩn (cell-free bacterial systems) cho thấy sulbactam là một chất ức chế không hồi phục trên đa số các men betalactamase quan trọng do các vi khuẩn kháng thuốc beta-lactam sinh ra.
    Khả năng của sulbactam giúp ngăn cản các vi khuẩn kháng thuốc phá huỷ các penicillin và cephalosporin đã được xác định qua các nghiên cứu trên vi khuẩn dùng các dòng kháng thuốc, cho thấy sulbactam có khả năng cộng hưởng rõ rệt với các penicillin và cephalosporin. Vì sulbactam có thể gắn kết với một số protein gắn kết của penicillin, các dòng vi khuẩn nhạy cảm cũng trở nên nhạy cảm hơn đối với SBT/SPZ hơn là với cefoperazone đơn thuần.
    Phối hợp sulbactam và cefoperazone có hoạt tính chống lại tất cả các vi khuẩn nhạy cảm với cefoperazone. Hơn nữa phối hợp này mang lại tác dụng cộng hưởng (nồng độ ức chế tối thiểu được giảm đến 4 lần so với nồng độ ức chế tối thiểu của thuốc thành phần) chống lại nhiều loại vi khuẩn như:
    Haemophilus influenzae
    Bacteroides spp.
    Staphylococcus spp.
    Acinetobacter calcoaceticus
    Enterobacter aerogenes
    Escherichia coli
    Proteus mirabilis
    Klebsiella pneumoniae
    Morganella morganii
    Citrobacter freundii
    Enterobacter cloacae
    Citrobacter diversus
    SBT/SPZ có tác động invitro trên nhiều loại vi khuẩn có tầm quan trọng trên lâm sàng như:
    Vi khuẩn Gram dương:
    Staphylococcus aureus, cả dòng sinh men và không sinh men penicillinase
    Staphylococcus epidermidis
    Streptococcus pneumoniae (trước là Diplococcus pneumoniaae)
    Streptococcus pyogenes (beta-hemolytic streptococci nhóm A)
    Streptococcus agalactiae (beta-hemolytic streptococci nhóm B)
    Những dòng beta-hemolytic streptococci khác
    Nhiều dòng Streptococcus faecalis (enteroccocus)
    Vi Khuẩn Gram âm:
    Escherichia coli
    Klebsiella spp.
    Enterobacter spp.
    Citrobacter spp.
    Haemophilus influenzae
    Proteus mirabilis
    Proteus vulgaris
    Morganella morganii (trước là Proteus morganii)
    Providencia rettgeri (trước là Proteus rettgeri)
    Providencia spp.
    Serratia spp. (gồm cả S. marcescens)
    Salmonella và Shigella spp.
    Pseudomonas aeruginosa và vài Pseudomonas spp. khác
    Acinetobacter calcoaceticus
    Neisseria gonorrhoeae
    Neisseria meningitidis
    Bordetella pertussis
    Yersinia enterocolitica
    Vi khuẩn yếm khí:
    Trực khuẩn gram âm (gồm cả Bacteroides fragilis, các Bacteroides spp. khác và Fusobacterium spp.)
    Cầu khuẩn gram dương và gram âm (gồm cả PeptococcusPeptostreptococcus và Veillonella)
    Trực khuẩn Gram dương (gồm cả ClostridiumEubacterium và Lactobacillus spp.)
    Sau đây là bảng ranh giới xác định độ nhạy cảm của SBT/SPZ:

      Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (mcg/ml tính theo nồng độ cefoperazone)
    Nhạy cảm ≤ 16
    Trung gian 17-63
    Kháng ≥ 64

      Kích thước vùng đĩa kháng sinh (Kirty Bauer) mm
    Nhạy cảm ≥ 21
    Trung gian 16-20
    Kháng ≤ 15

    Để xác định MIC, pha loãng dần sulbactam/cefoperazone theo tỉ lệ 1/1 SBT/SPZ với phương pháp thạch hay canh cấy. Khuyến cáo dùng đĩa kháng sinh có 30 mcg sulbactam và 75 mcg cefoperazone. Nếu phòng xét nghiệm cho kết quả “nhạy cảm” tức là vi khuẩn gây bệnh rất có thể đáp ứng với SBT/SPZ. Nếu kết quả là “kháng”, vi khuẩn có lẽ sẽ không đáp ứng. Kết quả “trung gian” gợi ý rằng vi khuẩn sẽ nhạy cảm với SBT/SPZ nếu liều cao hơn được sử dụng hay nếu tình trạng nhiễm khuẩn chỉ khu trú ở phần mô hay dịch cơ thể có thể đạt được nồng độ kháng sinh cao.
    Sau đây là các giới hạn khi làm test kiểm chứng trên đĩa SBT/SPZ 30mcg/75mcg

    Dòng kiểm chứng Kích thước vùng dĩa (mm)
    Acinetobacter spp., ATCC 43498 26-32
    Pseudomonas aeruginosa, ATCC 27853 22-28
    Echerichia coli, ATCC 25922 27-33
    Staphylococcus aureus, ATCC 25923 23-30

    Dược động học
    Khoảng 84% sulbactam và 25% cefoperazone trong phối hợp SBT/SPZ sử dụng là được thải trừ qua đường thận. Phần lớn lượng cefoperazone còn lại được thải trừ qua mật. Sau khi tiêm SBT/SPZ, thời gian bán hủy trung bình của sulbactam là 1 giờ trong khi của cefoperazone là 1,7 giờ. Nồng độ thuốc trong huyết thanh tỉ lệ với liều dùng. Các giá trị này cũng tương tự như các giá trị đã được biết của riêng từng chất khi dùng đơn độc.
    Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết thanh sau khi dùng 2g SBT/SPZ (1g sulbactam/1g cefoperazone) tiêm tĩnh mạch sau 5 phút là 130,2 mcg/ml cho sulbactam và 236,8 mcg/ml cho cefoperazone. Điều này chứng tỏ sulbactam có thể tích phân phối cao hơn (Vd=18,0-27,6L) so với cefoperazone (Vd=10,2-11,3L).
    Sau khi tiêm bắp 1,5g SBT/SPZ (0,5g sulbactam/1g cefoperazone), nồng độ đỉnh trong huyết thanh của sulbactam và cefoperazone đạt được sau 15 phút – 2 giờ. Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết thanh là 19,0 mcg/ml cho sulbactam và 64,2 mcg/ml cho cefoperazone.
    Cả sulbactam và cefoperazone phân bố tốt vào nhiều mô và dịch cơ thể bao gồm cả dịch mật, túi mật, da, ruột thừa, vòi trứng, buồng trứng, tử cung và các nơi khác.
    Không có bằng chứng về tương tác dược động học thuốc giữa sulbactam và cefoperazone khi được sử dụng dưới dạng phối hợp SBT/SPZ.
    Sau khi dùng đa liều, không có thay đổi đáng kể về dược động học đối với cả 2 thành phần của SBT/SPZ và không thấy có tích tụ thuốc khi cho dùng mỗi 8-12 giờ.
    Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan: xem phần Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng.
    Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận:
    Ở những bệnh nhân với các mức độ chức năng thận khác nhau khi cho dùng SBT/SPZ, độ thanh thải sulbactam tương quan rõ với độ thanh thải creatinine. Bệnh nhân suy chức năng thận hoàn toàn cho thấy có thời gian bán hủy sulbactam kéo dài rõ rệt (trung bình 6,9 và 9,7 giờ trong các nghiên cứu riêng biệt). Thẩm phân làm thay đổi đáng kể thời gian bán huỷ, độ thanh thải toàn thân và thể tích phân phối sulbactam. Không có thay đổi đáng kể về dược động học của cefoperazone ở các bệnh nhân suy thận.
    Sử dụng ở người lớn tuổi:
    Dược động học của SBT/SPZ đã được nghiên cứu trên người cao tuổi có tình trạng suy thận và có ảnh hưởng chức năng gan. Cả hai chất sulbactam và cefoperazone đều có thời gian bán huỷ tăng, độ thanh thải giảm và thể tích phân phối tăng khi so với người tình nguyện khoẻ mạnh. Dược động học của sulbactam tương quan rõ với mức độ suy thận trong khi với cefoperazone tương quan rõ với mức độ suy gan.
    Sử dụng ở trẻ em:
    Các nghiên cứu thực hiện ở trẻ em cho thấy không có thay đổi đáng kể về dược động học của 2 thành phần SBT/SPZ so với người lớn. Thời gian bán huỷ trung bình của sulbactam ở trẻ em là 0,91-1,42 giờ và của cefoperazone là 1,44-1,88 giờ.
    Chỉ định
    Đơn trị liệu:
    Sulbactam/cefoperazone chỉ định trong những trường hợp nhiễm khuẩn do những vi khuẩn nhạy cảm sau đây:
    – Nhiễm khuẩn đường hô hấp (trên và dưới).
    – Nhiễm khuẩn đường tiểu (trên và dưới).
    – Viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng khác.
    – Nhiễm khuẩn huyết.
    – Viêm màng não.
    – Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
    – Nhiễm khuẩn xương khớp.
    – Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, bệnh lậu, và các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục khác.
    Điều trị kết hợp:
    Do sulbactam/cefoperazone có phổ kháng khuẩn rộng nên chỉ cần sử dụng đơn thuần cũng có thể điều trị hữu hiệu hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sulbactam/cefoperazone có thể dùng kết hợp với những kháng sinh khác nếu cần. Khi kết hợp với aminoglycoside phải kiểm tra chức năng thận trong suốt đợt điều trị.
    Chống chỉ định
    Không sử dụng ở những bệnh nhân đã biết có dị ứng với penicillin, sulbactam, cefoperazone hay nhóm kháng sinh cephalosporin.
    Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
    Tăng mẫn cảm:
    Các phản ứng quá mẫn (phản vệ) nghiêm trọng đôi khi gây tử vong đã được báo cáo ở những bệnh nhân sử dụng beta-lactam hay cephalosporin. Các phản ứng này thường xảy ra nơi bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với nhiều loại kháng nguyên khác nhau. Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn, nên ngưng thuốc và điều trị thích hợp.
    Khi xảy ra phản ứng phản vệ nặng, phải cấp cứu ngay bằng epinephrin. Nếu cần thiết, phải đồng thời hồi sức tích cực bằng oxy, steroid tiêm tĩnh mạch, thông đường thở kể cả đặt nội khí quản.
    Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan:
    Cefoperazone thải trừ chủ yếu qua dịch mật. Ở những bệnh nhân bị bệnh gan có hoặc không có tắc mật, thời gian bán hủy trong huyết thanh của cefoperazone kéo dài và thải trừ qua nước tiểu tăng. Ngay cả những bệnh nhân bị bệnh gan nặng, nồng độ điều trị của cefoperazone cũng đạt được trong dịch mật và thời gian bán hủy chỉ tăng 2 tới 4 lần.
    Ở những bệnh nhân bị tắc mật nặng, bệnh gan nặng, hoặc rối loạn chức năng thận đi kèm với một trong các tình trạng này thì phải điều chỉnh lại liều.
    Ở bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan và suy thận cùng lúc, phải theo dõi nồng độ cefoperazone trong huyết tương và phải điều chỉnh liều nếu cần. Trong những trường hợp này, khi dùng liều quá 2 g một ngày phải theo dõi sát nồng độ trong huyết tương.
    Tổng quát:
    Giống như những kháng sinh khác, một vài bệnh nhân bị thiếu vitamin K khi điều trị bằng cefoperazone. Cơ chế có lẽ là do ức chế khuẩn chí đường ruột (gut flora) bình thường giúp tổng hợp vitamin K. Những người có nguy cơ cao là những bệnh nhân ăn uống kém, giảm hấp thu (ví dụ bệnh xơ hoá nang) và bệnh nhân nuôi ăn đường tĩnh mạch lâu ngày. Ở những bệnh nhân này và bệnh nhân dùng thuốc chống đông, phải theo dõi thời gian prothrombin và dùng thêm vitamin K.
    Nếu dùng thuốc lâu ngày, phải lưu ý tình trạng quá sản của những vi sinh vật không nhạy với SBT/SPZ. Do đó, phải theo dõi sát bệnh nhân trong suốt đợt điều trị. Cũng như với mọi loại thuốc tác dụng toàn thân khác, nên kiểm tra định kỳ các rối loạn chức năng cơ quan khi điều trị kéo dài; gồm cả thận, gan, và hệ thống tạo máu. Điều này đặc biệt quan trọng nơi trẻ sơ sinh nhất là trẻ sinh non và nhũ nhi.
    Sử dụng ở nhũ nhi:
    SBT/SPZ được sử dụng hiệu quả ở trẻ nhũ nhi. Thuốc chưa được nghiên cứu rộng rãi ở trẻ sơ sinh hay non tháng. Do đó, trước khi điều trị cho trẻ sơ sinh hay non tháng phải cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra.
    Cefoperazone không chiếm chỗ của bilirubin đã gắn kết với protein huyết tương.
    Lúc có thai:
    Nghiên cứu sinh sản trên chuột dùng liều cao hơn ở người 10 lần cho thấy không có ảnh hưởng trên khả năng sinh sản và không gây quái thai. Sulbactam và cefoperazone có qua nhau thai. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ có thai. Vì nghiên cứu trên súc vật không thể giúp đoán trước tất cả các phản ứng trên người, nên tránh dùng thuốc trong thai kỳ trừ khi thật cần thiết.
    Lúc nuôi con bú:
    Cefoperazone và sulbactam được bài tiết qua sữa rất ít. Tuy nhiên phải lưu ý khi sử dụng sulbactam/cefoperazone ở người đang cho con bú dù cả hai chất sulbactam và cefoperazone rất ít qua sữa mẹ.
    Tương tác thuốc
    Rượu:
    Khi bệnh nhân dùng rượu trong thời gian sử dụng thuốc và ngay cả trong vòng 5 ngày sau khi ngưng thuốc, có một số người bị phản ứng đỏ mặt, đổ mồ hôi, nhức đầu và nhịp tim nhanh. Khi dùng những cephalosporin khác, đôi khi cũng bị phản ứng tương tự nếu bệnh nhân có uống bia rượu trong thời gian dùng thuốc nên cần cho bệnh nhân biết không nên dùng bia rượu trong thời gian điều trị với SBT/SPZ. Đối với những bệnh nhân phải nuôi ăn bằng ống hoặc đường tĩnh mạch, tránh dùng dung dịch có ethanol.
    Tương tác giữa thuốc và xét nghiệm cận lâm sàng:
    Xét nghiệm đường niệu có thể bị dương tính giả khi dùng dung dịch Benedict hoặc Fehling.
    Tác dụng ngoại ý
    Nói chung SBT/SPZ dung nạp tốt. Phần lớn các tác dụng ngoại ý thường là nhẹ hay trung bình và sẽ hết đi khi tiếp tục điều trị. Dữ liệu lâm sàng từ các nghiên cứu so sánh và không so sánh trên gần 2500 bệnh nhân quan sát thấy:
    Đường tiêu hóa: Cũng như các kháng sinh khác, phần lớn các tác dụng ngoại ý khi dùng SBT/SPZ thường là trên đường tiêu hoá. Phân lỏng hoặc tiêu chảy 3,9% tiếp theo sau là buồn nôn hay nôn 0,6%.
    Phản ứng da: giống như các penicillin và cephalosporin khác, tác dụng ngoại ý do tăng mẫn cảm là nổi sẩn đỏ 0,6% và mề đay 0,08%. Phản ứng dễ xảy ra ở người có tiền căn dị ứng, đặc biệt là dị ứng với penicillin.
    Huyết học: Bạch cầu trung tính có thể giảm nhẹ 0,4% (5/1131). Giống như những kháng sinh họ beta-lactam khác, khi điều trị lâu dài có thể bị giảm bạch cầu trung tính 0,5% (9/1696). Ở một số bệnh nhân, test Coombs dương tính khi điều trị bằng cephalosporin 5,5% (15/269). Có báo cáo giảm hemoglobin 0,9% (13/1416) và hematocrit 0,9% (13/1409) phù hợp với y văn khi điều trị bằng cephalosporin. Tăng bạch cầu ái toan 3,5% (40/1130) và giảm tiểu cầu máu 0,8% (11/1414) thoáng qua cũng có thể xảy ra. Giảm prothrombin máu cũng đã được báo cáo 3,8% (10/262).
    Các tác dụng ngoại ý khác: Nhức đầu 0,04%, sốt 0,5%, đau nơi tiêm 0,08% và rét run 0,04%.
    Bất thường xét nghiệm: Tăng tạm thời xét nghiệm chức năng gan SGOT 5,7% (94/1638), SGPT 6.2% (95/1529), phosphatase kiềm 2,4% (37/1518) và bilirubin 1,2% (12/1040).
    Phản ứng tại chỗ: SBT/SPZ dung nạp tốt khi dùng đường tiêm bắp. Hiếm khi bị đau tại chỗ. Giống như những penicillin và cephalosporin khác, tiêm truyền tĩnh mạch SBT/SPZ bằng catheter có thể gây viêm tĩnh mạch 0,1% ở tại vị trí tiêm truyền ở một vài bệnh nhân.
    Sau khi thuốc lưu hành, các tác dụng ngoại ý sau đây đã được báo cáo: Tổng quát: phản ứng phản vệ (gồm cả sốc), Tim mạch: tụt huyết áp, Tiêu hoá: viêm đại tràng màng giả, Huyết học: giảm bạch cầu, Da: ngứa, hội chứng Stevens Johnson, Tiết niệu: tiểu máu và Mạch máu: viêm mạch.
    Liều lượng và cách dùng
    Liều thông thường khuyến cáo ở người lớn là:

    Loại tỉ lệ SBT/CPZ (g) SBT (g) CPZ (g)
    1/1 2-4 1-2 1-2

    Nên cho thuốc mỗi 12 giờ với liều chia đều.
    Trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều SBT/CPZ loại tỉ lệ 1/1 đến 8g (tức 4g cefoperazone) một ngày. Bệnh nhân dùng loại tỷ lệ 1/1 có thể cần dùng thêm cefoperazone đơn thuần. Nên cho thuốc liều chia đều mỗi 12 giờ.
    Liều dùng tối đa khuyến cáo cho sulbactam là 4g một ngày.
    Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan: xem phần Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng.
    Sử dụng ở bệnh nhân rối loạn chức năng thận:
    Liều dùng SBT/CPZ nên điều chỉnh ở bệnh nhân giảm chức năng thận rõ (thanh thải creatinin < 30ml/phút) để bù trừ sự giảm thanh thải sulbactam. Bệnh nhân có thanh thải creatinin từ 15-30 ml/phút nên dùng tối đa 1g sulbactam mỗi 12 giờ (liều sulbactam tối đa 2g/ngày), trong khi đó những bệnh nhân có thanh thải creatinin < 15ml/phút nên dùng tối đa 500mg sulbactam mỗi 12 giờ (liều sulbactam tối đa 1g/ngày). Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể cần dùng thêm cefoperazone.
    Dược động học của sulbactam có thể thay đổi đáng kể do thẩm phân. Thời gian bán hủy trong huyết thanh của cefoperazone giảm nhẹ khi thẩm phân. Vì thế cần cho thuốc sau khi thẩm phân.
    Sử dụng ở người lớn tuổi: xem phần Dược động học.
    Sử dụng ở trẻ em:
    Liều hàng ngày khuyến cáo cho SBT/SPZ dùng ở trẻ em:

    Loại tỉ lệ (mg/kg/ngày) SBT/SPZ (mg/kg/ngày) SBT (mg/kg/ngày) SPZ (mg/kg/ngày)
    1/1 40-80 20-40 20-40

    Nên cho thuốc liều chia đều mỗi 6-12 giờ.
    Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hay ít đáp ứng, có thể tăng liều lên đến 160mg/kg/ngày (loại tỷ lệ 1/1). Nên chia liều ra 2-4 lần đều nhau.
    Sử dụng ở trẻ sơ sinh:
    Đối với trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi nên cho thuốc mỗi 12 giờ. Liều tối đa sulbactam trong nhi khoa không nên vượt quá 80 mg/kg/ngày. Với những liều sulbactam/ cefoperazone mà yêu cầu cefoperazone > 80 mg/kg/ngày, nên dùng bổ sung thêm cefoperazone.
    Tiêm tĩnh mạch:
    Khi truyền ngắt quãng, mỗi lọ sulbactam/cefoperazone phải được pha với lượng thích hợp dung dịch dextrose 5%, sodium chloride 0,9% hay nước vô khuẩn dùng pha tiêm và phải pha loãng thành 20ml với cùng dung dịch pha thuốc để truyền trong 15-60 phút.
    Lactated Ringer là dung dịch thích hợp cho truyền tĩnh mạch nhưng không dùng để pha thuốc lúc đầu.
    Nếu tiêm tĩnh mạch, mỗi lọ thuốc cũng được pha như trên và tiêm trong ít nhất 3 phút.
    Tiêm bắp:
    Lidocaine 2% là dung dịch thích hợp để tiêm bắp nhưng không dùng để pha thuốc lúc đầu.
    HƯỚNG DẪN PHA THUỐC
    Cách pha thuốc:
    Sulbactam/cefoperazone hàm lượng 1g:

    Tổng liều (g) Tương đương liều SBT/SPZ (g) Lượng dịch pha Nồng độ tối đa
    1 0,5 + 0,5 3,4ml 125 + 125

    SBT/SPZ tương hợp với nước pha tiêm, dextrose 5%, nước muối sinh lý, dextrose 5% trong dung dịch muối 0,225%, và dextrose 5% trong nước muối sinh lý với nồng độ 5mg cefoperazone và 5mg sulbactam mỗi ml cho tới 125mg cefoperazone và 125mg sulbactam mỗi ml.
    Dung dịch Lactated Ringer:
    Nên dùng nước cất pha tiêm để pha thuốc. Phải pha thuốc theo 2 bước, lần đầu dùng nước cất pha tiêm (như bảng trên) rồi pha thêm với dung dịch Lactated Ringer để có nồng độ sulbactam 5 mg/ml (dùng 2 ml dung dịch pha lần đầu thêm 50 ml dung dịch Lactated Ringer hay 4 ml dung dịch pha lần đầu thêm 100 ml dung dịch Lactated Ringer).
    Dung dịch Lidocaine:
    Nên dùng nước cất pha tiêm để pha thuốc. Nếu muốn có nồng độ cefoperazone 250 mg/ml hay cao hơn, phải pha thuốc theo 2 bước lần đầu dùng nước cất pha tiêm (như bảng trên) rồi pha thêm với dung dịch Lidocaine để có dung dịch thuốc có nồng độ cefoperazone 125 mg và sulbactam 125 mg trong mỗi ml trong dung dịch lidocaine HCl nồng độ khoảng 0,5%.
    Tương kỵ
    Aminoglycosides:
    Dung dịch SBT/SPZ và aminoglycosides không nên pha với nhau vì không tương hợp vật lý. Nếu cần phải điều trị phối hợp SBT/SPZ và aminoglycosides, có thể dùng cách truyền ngắt quãng xen kẽ nhau miễn là dùng đường truyền riêng biệt và đường truyền lần trước phải được súc kỹ với dung dịch pha thích hợp trước khi truyền lần tiếp. Nên nhớ rằng các liều SBT/SPZ nên được cho trong ngày càng cách xa liều aminoglycosides càng tốt.
    Dung dịch Lactated Ringer:
    Nên tránh pha khởi đầu với dung dịch Lactated Ringer vì không tương hợp. Tuy nhiên phương pháp pha loãng 2 bước dùng nước pha tiêm pha loãng trước sẽ tạo ra một dung dịch tương hợp khi pha thêm với dung dịch Lactated Ringer.
    Lidocaine:
    Nên tránh pha khởi đầu với dung dịch Lidocaine HCl 2% vì không tương hợp. Tuy nhiên phương pháp pha loãng 2 bước dùng nước pha tiêm pha loãng trước sẽ tạo ra một dung dịch tương hợp khi pha thêm với dung dịch Lidocaine HCl 2%.
    Quá liều
    Có ít thông tin về ngộ độc cấp cefoperazone sodium và sulbactam sodium ở người. Quá liều có thể gây ra những biểu hiện quá mức biểu hiện của các tác dụng ngoại ý đã biết. Vì nồng độ beta-lactam cao trong dịch não tuỷ có thể gây các tác dụng thần kinh gồm cả co giật nên cần lưu ý. Vì cả cefoperazone và sulbactam đều thẩm lọc được nên có thể dùng biện pháp này để thải thuốc khỏi cơ thể khi có quá liều ở bệnh nhân có suy giảm chức năng thận.

  • Procaine penicillin

    Mã ATC

    J01C E09
    Loại thuốc

    Thuốc kháng khuẩn nhóm penicilin G tác dụng kéo dài.
    Dạng thuốc và hàm lượng
    Hỗn dịch nước để tiêm bắp: 300.000, 500.000, 600.000, 1.200.000, 2.400.000 đơn vị/ml.

    Bột pha tiêm: lọ 0,8 g, 1,2 g, 2,4 g, 3 g.
    600 mg procain penicilin tương đương với 360 mg benzyl penicilin (600.000 đơn vị quốc tế).

    Dược lý và cơ chế tác dụng
    Procain penicilin G là một chất đồng phân tử của procain và penicilin G dùng tiêm bắp dưới dạng hỗn dịch. Procain penicilin thủy phân in vivo thành penicilin G và thường được coi là một dạng dự trữ có tác dụng kéo dài của penicilin G. Penicilin G có tác dụng diệt khuẩn, chống các vi sinh vật nhạy cảm với penicilin trong thời kỳ sinh sôi nảy nở nhân lên nhanh. Thuốc tác dụng bằng cách ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn. Thuốc không có tác dụng với các vi khuẩn sinh penicilinase bao gồm nhiều chủng Staphylococcus. Mặc dù các nghiên cứu in vitro chứng minh tính nhạy cảm của phần lớn các chủng vi sinh nêu dưới đây, hiệu quả lâm sàng đối với những nhiễm khuẩn ngoài những bệnh nêu trong mục chỉ định thì chưa có tài liệu chứng minh. Penicilin G thể hiện tác dụng cao in vitro đối với các Staphylococcus (trừ những chủng tiết penicilinase), các Streptococcus (nhóm A, C, G, H, L và M) và Pneumococcus. Các vi khuẩn khác nhạy cảm với penicilin G là Neisseria gonorrhoeaeCorynebacterium diphtheriae, Bacillus anthracis, Clostridia, Actinomyces bovis, Streptobacillus moniliformis, Listeria monocytogenes và Leptospira. Vi khuẩn rất nhạy cảm với tác dụng diệt khuẩn của penicilin G là Treponema pallidum. Penicilin tác dụng hiệp đồng với gentamicin hoặc tobramycin chống nhiều chủng Enterococcus.
    Dược động học
    Hấp thu: Vì procain penicilin ít tan, nên khi tiêm bắp thuốc đọng lại ở mô, từ đó thuốc được hấp thu chậm và thủy phân dần thành penicilin G. Khi tiêm bắp procain penicilin, nồng độ của penicilin G trong huyết thanh thường kéo dài hơn, nhưng thấp hơn so với khi tiêm bắp một liều penicilin G kali hoặc natri tương đương. Sau khi tiêm bắp một liều duy nhất procain penicilin cho người lớn hoặc trẻ sơ sinh, nồng độ đỉnh của penicilin G trong huyết tương đạt trong vòng 1 – 4 giờ, và thuốc còn được phát hiện thấy trong huyết thanh trong vòng 1 – 2 ngày và có thể phát hiện được penicilin G tới 5 ngày, tùy theo liều. Nói chung, khi tăng liều procain penicilin lên quá 600.000 đơn vị thì có chiều hướng kéo dài thời gian của nồng độ penicilin hơn là tăng nồng độ đỉnh trong huyết thanh.
    Phân bố: Xấp xỉ 60% penicilin G liên kết với protein huyết thanh. Lượng thuốc phân bố trong các mô thay đổi khá nhiều, cao nhất là ở thận và thấp hơn là ở gan, da và ruột. Penicilin G phân bố vào các mô khác ở mức độ thấp hơn nữa, thuốc có rất ít trong dịch não tủy. Nhưng khi màng não bị viêm hoặc khi dùng kèm với probenecid thì trong dịch não tủy, penicilin G đạt nồng độ cao hơn.
    Thải trừ: Sau khi tiêm bắp procain penicilin, penicilin G được hấp thu chậm và sau đó bị thải trừ qua nước tiểu liên tục một thời gian dài. Ðộ thanh thải của penicilin G bị chậm ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người suy thận.
    Chỉ định
    Procain penicilin G chỉ dùng để điều trị các nhiễm khuẩn mức độ vừa do các vi khuẩn nhạy cảm với nồng độ penicilin G thấp hoặc để điều trị tiếp, sau khi đã tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch penicilin G kali hoặc natri. Khi cần nồng độ penicilin G cao, phải dùng penicilin G kali hoặc natri tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
    Các nhiễm khuẩn sau đây thường đáp ứng với procain penicilin G tiêm bắp với liều thích hợp:
    Nhiễm khuẩn do Streptococcus (liên cầu khuẩn) nhóm A (không có nhiễm vi khuẩn huyết). Các nhiễm khuẩn mức độ từ vừa đến nặng ở đường hô hấp trên (bao gồm viêm tai giữa), nhiễm khuẩn da và mô mềm, sốt tinh hồng nhiệt và viêm quầng. CácStreptococcus nhóm A, C, H, G, L và M rất nhạy cảm với penicilin G. Các nhóm khác, bao gồm nhóm D (Enterococcus) đều kháng. Với các nhiễm khuẩn có vi khuẩn huyết, nên dùng dạng penicilin tan trong nước.
    Nhiễm khuẩn do Pneumococcus (phế cầu khuẩn) mức độ vừa ở đường hô hấp (bao gồm viêm tai giữa).
    Ghi chú: Viêm phổi nặng, viêm màng phổi mủ, vi khuẩn huyết, viêm màng ngoài tim, viêm màng não, viêm màng bụng, viêm khớp mưng mủ hoặc nhiễm khuẩn do Pneumococcus thì nên điều trị ở giai đoạn cấp bằng loại penicilin G tan trong nước.
    Nhiễm khuẩn do Staphylococcus (tụ cầu khuẩn) nhạy cảm với penicilin G: Các nhiễm khuẩn mức độ vừa ở da và mô mềm.
    Ghi chú: Nhiều báo cáo cho thấy số chủng Staphylococcus kháng với penicilin G ngày càng tăng, do đó cần phải cấy và thử độ nhạy cảm trong khi điều trị nhiễm khuẩn nghi do Staphylococcus.
    Bệnh thoi – xoắn khuẩn (fusospirochetosis) (viêm lợi Vincent và viêm họng). Các nhiễm khuẩn mức độ vừa ở họng miệng đáp ứng với điều trị bằng procain penicilin G.
    Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) ở mọi giai đoạn.
    Neisseria gonorrhoeae (lậu cầu khuẩn) cấp và mạn (không có vi khuẩn huyết).
    Corynebacterium diphtheriae (trực khuẩn bạch hầu): Procain penicilin dùng hỗ trợ cho kháng độc tố để dự phòng ở giai đoạn mang mầm bệnh.
    Bệnh than: Procain penicilin được chỉ định trong điều trị bệnh than do Bacillus anthracis (trực khuẩn than).
    Nhiễm khuẩn do Streptobacillus moniliformis và Spirillum minus (sốt do chuột cắn).
    Viêm quầng do các chủng Streptococcus nhạy cảm nhóm A.
    Viêm màng trong tim bán cấp nhiễm khuẩn (Streptococcus nhóm A) chỉ dùng trong các nhiễm khuẩn rất nhạy cảm.
    Chống chỉ định
    Có tiền sử quá mẫn với penicilin hoặc procain.
    Thận trọng
    Người bệnh có tiền sử quá mẫn với penicilin, các cephalosporin hoặc các dị nguyên khác: làm test trên da. Với penicilin, thử như với penicilin G; với procain: Tiêm nội bì 0,1 ml dung dịch procain 1 – 2%. Nếu có phản ứng phản vệ với penicilin, điều trị ngay bằng adrenalin (epinephrin), oxy và tiêm tĩnh mạch thuốc corticoid. Ðiều trị mẫn cảm với procain (có ban đỏ, nốt phỏng, phát ban…) bằng thuốc kháng histamin, barbiturat.
    Phải rất thận trọng khi dùng liều cao cho các người bệnh có tiền sử dị ứng, hen hoặc loạn nhịp tim.
    Thuốc chỉ tiêm bắp, với người lớn tiêm chậm và đều, (để tránh tắc kim) vào mông; với trẻ em tiêm chậm, đều, vào vùng giữa các cơ bên ngoài đùi. Tránh tiêm vào các vị trí của dây thần kinh ngoại biên hoặc mạch máu. Thay đổi vị trí ở lần tiêm sau.
    Khi điều trị bệnh lậu đồng thời với giang mai và khi điều trị giang mai cần phải khám lâm sàng và xét nghiệm huyết thanh đều đặn, đặc biệt ở người bệnh giang mai và HIV, vì bất kỳ chế độ điều trị giang mai nào cũng có thể thất bại, hoặc vì người bệnh lại mới tái nhiễm.
    Ðiều trị bệnh do liên cầu khuẩn cần kéo dài 10 ngày để đảm bảo trừ tiệt hết vi khuẩn này (kiểm tra bằng nuôi cấy), nếu không có thể vẫn còn lại mầm bệnh.
    Dùng kháng sinh có thể làm tăng trưởng quá mức vi sinh vật không nhạy cảm. Vì vậy cần theo dõi người bệnh liên tục. Nếu có bội nhiễm mới do những vi khuẩn hoặc nấm mới nảy sinh trong quá trình điều trị, phải ngừng thuốc và dùng biện pháp thích hợp.
    Dùng thuốc thận trọng đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuổi, người bệnh có suy giảm chức năng thận, gan, đặc biệt ở người cao tuổi. Ðánh giá chức năng gan, thận và dùng chế độ điều trị thích hợp cho những trường hợp này.
    Chế phẩm có tên thương mại là Crysticillin, có chứa natri formaldehyd sulfoxylat là chất có thể gây các phản ứng kiểu dị ứng, đặc biệt ở người bị hen dễ nhạy cảm với sulfid.
    Thời kỳ mang thai
    Chỉ dùng thuốc nếu thật cần.
    Thời kỳ cho con bú
    Chỉ dùng thuốc nếu thật cần và thận trọng, vì penicilin G và các sản phẩm chuyển hóa cũng tiết vào sữa mẹ.
    Tác dụng không mong muốn (ADR)
    Procain penicilin ít độc, nhưng có một chỉ số mẫn cảm đáng kể. Thường gặp nhất là các phản ứng ở da, với tỷ lệ khoảng 2% người bệnh dùng thuốc. Các phản ứng tại chỗ ở nơi tiêm cũng thường gặp.
    Thường gặp, ADR > 1/100
    Toàn thân: Ngoại ban.
    Các phản ứng khác: Viêm tĩnh mạch huyết khối.
    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
    Da: Mày đay.
    Riêng cho trường hợp điều trị giang mai: Phản ứng Jarisch – Herxheimer với những triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau cơ, khớp, phù, sáng bóng màu sắc ở các thương tổn da do giang mai.
    Hiếm gặp, ADR <1/1000
    Toàn thân: Các phản ứng phản vệ.
    Hướng dẫn cách xử trí ADR
    Phòng ngừa phản ứng Jarisch – Herxheimer bằng cách bắt đầu điều trị ở liều thấp (thí dụ 20 đơn vị/kg thể trọng). Khi tăng liều và phản ứng vẫn xảy ra thì dùng đồng thời corticoid để giảm tai biến.
    Khi dùng liều cao (tới 4.800.000 đơn vị) thường gặp phản ứng phản vệ giả. Các triệu chứng của phản ứng này thường giảm và mất đi trong vòng 1 giờ. Nếu có các triệu chứng điển hình xuất hiện đồng thời với tụt huyết áp thì có thể có sốc phản vệ. Phòng chống phản ứng này, đặc biệt cho các người bệnh có loạn nhịp tim, chủ yếu là dùng penicilin loại uống và loại tiêm tĩnh mạch thay cho procain penicilin.
    Ðiều trị các phản ứng phản vệ: Dùng adrenalin, oxygen, tiêm tĩnh mạch corticoid và các biện pháp khác. Dùng thuốc kháng histamin điều trị các phản ứng mẫn cảm và barbiturat điều trị những biến đổi tâm thần. Khi dùng thuốc điều trị lâu dài cần đánh giá về huyết học, thận theo định kỳ.
    Liều lượng và cách dùng
    Trẻ em dưới 12 tuổi: Ðiều chỉnh liều lượng theo tuổi, cân nặng, mức độ nhiễm khuẩn.
    Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 25.000 – 50.000 đơn vị quốc tế/kg thể trọng.
    Trẻ sơ sinh: Tiêm penicilin G. Tuy nhiên, có thể dùng procain penicilin với liều đơn một ngày là 50.000 đơn vị quốc tế/kg thể trọng.
    Ðiều trị bệnh nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A: 600.000 – 1.200.000 đơn vị quốc tế/24 giờ, trong ít nhất 10 ngày.
    Bệnh than (bệnh than ở da): 600.000 – 1.200.000 đơn vị quốc tế/24 giờ hoặc 600.000 đơn vị, 2 lần/24 giờ; trong 5 ngày.
    Bạch hầu: Trẻ em: 25.000 – 50.000 đơn vị quốc tế/kg thể trọng/24 giờ, chia làm 2 lần, trong 14 ngày. Tiệt khuẩn phải được xác nhận bằng 2 lần nuôi cấy liên tiếp âm tính, sau điều trị.
    Ðể loại trạng thái mang mầm bệnh bạch hầu, tiêm 300.000 đơn vị/24 giờ, trong 10 – 12 ngày.
    Lậu cấp tính không có biến chứng: Người lớn và trẻ em nặng 45 kg trở lên, dùng liều duy nhất 4.800.000 đơn vị tiêm vào 2 vị trí, uống đồng thời 1 g probenecid.
    Viêm lợi loét hoại tử (nhiễm khuẩn Vincent), loét miệng chiến hào. Viêm lợi, hoặc viêm họng do vi khuẩn hình thoi (Fusobacterium), nhiễm khuẩn do Leptotrichia buccalis: 600.000 – 1.200.000 đơn vị/24 giờ hoặc 600.000 đơn vị, 2 lần/24 giờ, trong 3 – 7 ngày.
    Giang mai thần kinh: 2.400.000 đơn vị/24 giờ, trong
    10 – 14 ngày, đồng thời uống probenecid 0,5 g/6 giờ. Có thể tiếp theo bằng benzathin penicilin liều 2.400.000 đơn vị/1 tuần, trong 3 tuần.
    Giang mai bẩm sinh: Trẻ em hoặc trẻ sơ sinh ngày tiêm 1 lần liều 50.000 đơn vị/kg thể trọng, trong 10 – 14 ngày.
    Sốt chuột cắn: 600.000 – 1.200.000 đơn vị/24 giờ, trẻ em: 20.000 – 50.000 đơn vị/kg thể trọng/24 giờ (chia làm 1 – 2 lần) trong 7 – 10 ngày.
    Viêm màng trong tim do Streptobacillus moniliformis: 4.800.000 đơn vị/24 giờ, trong 4 tuần.
    Nhiễm khuẩn Spirillum minus: 600.000 đơn vị/12 giờ, dùng 2 liều.
    Các bệnh Yaw, Pinta, Bejel: Dùng giống như giang mai trong các giai đoạn bệnh tương ứng.
    Viêm quầng (do Erysipelothrix rhusiopathiae không có biến chứng): 600.000 – 1.200.000 đơn vị/24 giờ, trong 7 ngày.
    Nhiễm khuẩn Pasteurella multocida bộ phận: 600.000 đơn vị, 2 lần/24 giờ, trong 2 – 4 tuần lễ.
    Tương tác thuốc
    Probenecid làm giảm bài tiết các penicilin ở ống thận khi dùng đồng thời; tác dụng này làm tăng và kéo dài nồng độ trong huyết thanh, kéo dài nửa đời thải trừ và tăng nguy cơ độc của các penicilin. Penicilin và probenecid thường được dùng đồng thời để điều trị các bệnh lây truyền đường tình dục hoặc các nhiễm khuẩn khác mà cần có nồng độ kháng sinh cao hoặc kéo dài trong huyết thanh và mô.
    Với aminoglycosid: Trộn in vitro penicilin và aminoglycosid sẽ làm mất nhiều hoạt tính của nhau; nếu cần dùng đồng thời những loại thuốc này, phải tiêm ở các vị trí khác nhau, cách nhau ít nhất 1 giờ.
    Với cloramphenicol hoặc erythromycin hoặc sulfonamid hoặc tetracyclin: Vì các thuốc kìm khuẩn có thể ảnh hưởng đến tác dụng diệt khuẩn của các penicilin trong điều trị viêm màng não hoặc trong các tình trạng bệnh khác mà cần có tác dụng diệt khuẩn nhanh, cho nên tốt nhất là phải tránh dùng đồng thời 2 nhóm thuốc này.
    Ðộ ổn định và bảo quản
    Các lọ bột thuốc pha tiêm cần để chỗ mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
    Các chế phẩm ở dạng hỗn dịch nước: Ðể tủ lạnh (2 – 80C), tránh đông lạnh.
    Chỉ pha bột với nước pha tiêm ngay trước khi dùng theo tỷ lệ 2,5 ml nước pha tiêm cho 1 g bột, lắc kỹ để được hỗn hợp đồng nhất, và chỉ dùng một lần. Có thể bảo quản hỗn dịch ở 2 – 80C trong 24 giờ, nhưng phải loại bỏ nếu đã dùng 1 lần hoặc đã để quá 24 giờ.
    Tương kỵ
    Không trộn hỗn dịch với thuốc khác.
    Quá liều và xử trí
    Liều cao (tới 4,8 triệu đơn vị) có thể gây quá liều penicilin với những triệu chứng như tăng kích thích thần kinh – cơ hoặc co giật.
    Ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ cần thiết. Loại penicilin G bằng thẩm phân máu.

  • Ospen

    Hãng xản xuất

    Sandoz

    Thành phần

    Phenoxymethylpenicillin dạng muối kali; 1000000 đơn vị; tương đương với 0,6 g phenoxymethylpenicillin

    Dạng bào chế

    Viên nén bao phim 1 MIU : hộp 100 vỉ x 10 viên, hộp đơn 12 & 30 viên
    Phổ kháng khuẩn
    Phenoxymethylpenicillin là một kháng sinh đường uống có hiệu lực cao. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn nhạy cảm đang tăng trưởng bằng cách ức chế sự sinh tổng hợp của thành tế bào vi khuẩn. Phổ kháng khuẩn của phenoxymethylpenicillin giống như đối với benzylpenicillin. Thuốc có tác dụng lên Streptococci nhóm A, C, G, H, L và MStreptococcus pneumoniae, Staphylococci không tiết penicillinase và Neisseriae, Erysipelothrix rhusiopathlae, Listeriae corynebacteria, Bacillus anthrasis, Actinomycotes, Streptobacilli, Pasteurella multocida, Spririllum minus và các chủng spirochet như Leptosprir, Treponerna, Borrelia và các spirochet khác cũng như các chủng kỵ khí (như Peptococci, Peptostreptococci, Fusobacteria, Clostridia…) đều nhạy cảm với thuốc. Chỉ một vài chủng enterococcal (Streptococci nhóm D) nhạy cảm với thuốc.
    Dược động học
    Phenoxymethylpenicillin không bị bất hoạt bởi acid dịch vị. Thuốc dễ dàng đạt được nồng độ đỉnh huyết thanh và mô đảm bảo đạt nồng độ điều trị trong vòng 30-60 phút nhờ sự hấp thu nhanh với tỷ lệ cao. Thời gian bán thải huyết tương khoảng 30-45 phút. Gần 55% liều uống vào được gắn với protein huyết tương. Thuốc dễ dàng khuyếch tán vào thận, phổi, gan, da, niêm mạc, cơ và hầu hết các dịch trong cơ thể đặc biệt ở những vùng bị viêm nhưng tập trung ít hơn ở xương. Hầu hết liều uống vào được thải trừ qua thận ở dạng không biến đổi. Chỉ một lượng nhỏ thuốc được thải trừ qua mật ở dạng hoạt tính.
    Chỉ định
    Opsen được chỉ định để điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn từ mức độ nhẹ đến tương đối nặng do vi khuẩn nhạy cảm với penicillin:
    * Nhiễm khuẩn tai mũi họng: bệnh do Streptococci gây ra (bệnh tinh hồng nhiệt, viêm amiđan, viêm họng, viêm hạnh nhân hầu, viêm mũi họng có mủ), viêm tai giữa cấp, viêm xoang.
    * Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản, viêm phổi hay phế quản phế viêm do vi khuẩn ngoại trừ những vi khuẩn cần phải dùng penicillin đường tiêm.
    * Nhiễm khuẩn da: viêm quầng, dạng viêm quầng , bệnh mủ da (như bệnh chốc lây, bệnh nhọt), áp xe, viêm tấy.
    * Các nhiễm khuẩn khác: những vết thương do cắn (như vết thương ở mặt hay vết thương sâu ở tay và những vết bỏng).
    * Điều trị dự phòng:
    – Nhiễm khuẩn do Streptococci và những biến chứng như sốt thấp khớp, múa giật, viêm đa khớp, viêm nội tâm mạc, viêm tiểu cầu thận.
    – Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn ở những bệnh nhân có bệnh khớp tim bẩm sinh trước và sau khi phẫu thuật nhỏ như cắt amiđan, nhổ răng…
    – Nhiễm khuẩn do phế cầu ở trẻ sơ sinh bị bệnh hồng cầu hình liềm.
    Trong những tình trạng như viêm phổi nặng, mủ màng phổi, nhiễm khuẩn, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc, viêm màng não, viêm khớp và viêm tủy xương nên điều trị bằng penicillin đường tiêm trong giai đoạn cấp.
    Chống chỉ định
    Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với penicillin. Cần xem xét khả năng dị ứng chéo ở những bệnh nhân đã từng dị ứng với các cephalosporin. Không được dùng thuốc cho bệnh nhân có bệnh tiêu hóa biểu hiện nôn hoặc tiêu chảy dài dẳng vì không đảm bảo sự hấp thu.
    Cần đặc biệt thận trọng cho bệnh nhân có tạng dị ứng hoặc hen phế quản.
    Thận trọng lúc dùng
    Thận trọng khi sử dụng Ospen cho bệnh nhân có tạng dị ứng. Nên ngừng thuốc nếu có phản ứng dị ứng và điều trị bằng các thuốc thông thường như adrenalin, kháng histamin và corticoid.
    Đặc biệt, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn do Staphylococci, nên tiến hành làm kháng sinh đồ.
    Bệnh nhân đang dùng penicillin đề phòng ngừa sốt thấp khớp tái phát sau phẫu thuật nên dùng liều gấp đôi trước khi tiến hành phẫu thuật (cắt amiđan, nhổ răng…).
    Dùng Ospen trong thời gian dài nên định kỳ xét nghiệm công thức máu, kiểm tra chức năng gan và thận.
    Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bị tiêu chảy kéo dài.
    Nếu quên uống thuốc, hãy uống trở lại liều bình thường càng sớm càng tốt.
    Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có thai.
    Không được thay đổi hoặc ngừng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ, ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện hoặc biến mất vì tình trạng bệnh có thể xấu đi hoặc tái phát.
    Lúc có thai và lúc nuôi con bú
    Thuốc có thể dùng cho phụ nữ có thai. Bác sĩ sẽ quyết định liều lượng trong các trường hợp.
    Cho tới nay không thấy các báo cáo độc tính trên mẹ, phôi thai hoặc con. Vì thế, việc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú cho thấy an toàn.
    Tương tác thuốc
    Do penicillin chỉ tác dụng lên sự tăng trưởng vi khuẩn phenoxymethylpenicillin không nên dùng kết hợp với kháng sinh kìm khuẩn.
    Sự ức chế cạnh tranh thải trừ có thể xảy ra khi dùng đồng thời với thuốc kháng viêm, thuốc kháng viêm, thuốc trị thấp khớp, thuốc hạ sốt (đặc biệt là indomethacin, phenylbutazon và salicylat liều cao) hay probenecid.
    Uống phenoxymethylpenicillin cùng bữa ăn sẽ làm giảm sự hấp thu.
    Như các thuốc kháng sinh khác, phenoxymethylpenicillin cùng bữa ăn sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai.
    Trong quá trình điều trị với phenoxymethylpenicillin, các thử nghiệm đường bằng phương pháp không enzym có thể cho kết quả dương tính giả. Định lượng amino acid trong nước tiểu với ninhydrin có thể cho kết quả dương tính giả.
    Tác dụng ngoại ý
    Phản ứng quá mẩn:
    Những phản ứng dị ứng có thể xảy ra bao gồm mày đay, phù mạch thần kinh, ban đỏ đa dạng, viêm da tróc vảy, sốt đau khớp hay sốc phản vệ và những phản ứng xảy ra giống như sốc phản vệ và nhũng phản ứng xảy ra giống như sốc phản vệ (hen, ban xuất huyết, triệu chứng đường tiêu hóa). Tuy nhiên những triệu chứng trên ít xảy ra và mức độ nhẹ hơn so với penicillin đường tiêm.
    Triệu chứng đường tiêu hóa: Đôi khi xảy ra buồn nôn, nôn, tiêu chảy đầy bụng, viêm dạ dày và viêm lưỡi. Nếu tiêu chảy xảy ra trong quá trình điều trị nên nghĩ ngay tới viêm ruột kết màng giả.
    Rối loạn về huyết học: Rất hiếm khi xảy ra tăng bạch cầu ưa eosin, thử nghiệm Coomb dương tính, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.
    Liều lượng và cách dùng
    Liều dùng hàng ngày của phenoxymethylpenicillin đối với trẻ em là 50000-100000 đơn vị/kg thể trọng và 3,0-4,5 triệu đơn vị đối với người lớn và trẻ lớn.
    Nói chung, tổng liều điều trị của penicillin uống được khuyến cáo 2-3 lần/ngày. Cả người lớn và trẻ em không nên dùng Ospen liều hàng ngày dưới 25000 đơn vị/kg thể trọng. Người lớn có thể dùng liều hàng ngày tới 6,0 triệu đơn vị.
    Liều dùng thông thường:
    – Trẻ lớn (> 40 kg) và người lớn (< 60 kg): 1 viên Ospen 1000, mỗi 8 giờ uống 1 lần (3 lần/ngày).
    – Người lớn, người già béo phì và phụ nữ có thai: 1½ viên Ospen 1000/lần, mỗi 8 giờ uống 1 lần.
    Liều hàng ngày có thể tăng lên nếu cần. Nên tiếp tục điều trị thêm 3 ngày sau khi đã hết các triệu chứng. Đề phòng ngừa các biến chứng do Streptococci nên dùng thuốc ít nhất trong 10 ngày.
    Liều đặc biệt để dự phòng:
    – Bệnh do sTreptococci (như viêm damiđan, bệnh tinh hồng nhiệt): dùng penicillin trong 10 ngày sẽ kiểm soát được bệnh.
    – Sốt thấp khớp, chứng múa giật và bệnh thiếu máu tế bào hình liềm: Trẻ cân nặng > 30 kg và người lớn: ½ viên Ospen 1000 x 2 lần/ngày; trẻ < 30 kg dùng dạng bào chế liều thấp hơn như sau: Ospen 250/5 mL – Bột pha hỗn dịch uống ½ muỗng/lần, 2 lần/ngày.
    – Phòng ngừa viêm nội tâm mạc (sau phẫu thuật nhỏ như cắt amiđan, nhổ răng…): người lớn và thiếu niên: dùng 3 viên Ospen 1000 vào 1 giờ trước khi phẫu thuật và uống tiếp ½ viên cứ mỗi giờ sau phẫu thuật cho tới 2 ngày.
    Liều lượng cho bệnh nhân giảm thải trừ: do phenoxymethylpenicillin có độc tính thấp, thông thường không cần giảm liều cho những bệnh nhân suy chức năng gan và/hoặc thận. Nhưng cần thiết phải giảm liều theo đặc điểm của từng bệnh nhân lưu ý hàm lượng kali của thuốc. Với bệnh nhân vô niệu nên giảm liều hoặc kéo dài khoảng cách liều.
    Cách dùng: Uống thuốc không nhai với nước khoảng 1 giờ trước khi ăn.

  • Meronem

    Hãng xản xuất

    AstraZeneca

    Thành phần

    Meropenem trihydrat

    Dạng bào chế

    Bột pha tiêm 500 mg : hộp 10 lọ 20 mL, hộp 1 lọ 20 mL,
    Bột pha tiêm 1 g : hộp 10 lọ 30 mL, hộp 1 lọ 30 mL
    Biệt dược khác

    Gompenem (Daewoong) bột pha tiêm 500mg

    Pimenem (Pymepharco) bột pha tiêm 500mg, 1g

    Dược lực
    Meropenem là kháng sinh nhóm carbapenem dùng đường tĩnh mạch, tương đối ổn định với dehydropeptidase-1 (DHP-1) ở người, do đó không cần thêm chất ức chế DHP-1.
    Meropenem diệt khuẩn bằng cách cản trở quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn sống. Sự thâm nhập dễ dàng qua thành tế bào vi khuẩn của thuốc, độ bền cao đối với tất cả các â lactamases trong huyết thanh và ái lực đáng kể với các protein gắn kết với penicillin (PBP) giải thích tác động diệt khuẩn mạnh của meropenem đối với nhiều loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí. Các nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) thường tương tự với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Đối với 76% vi khuẩn được thử nghiệm, tỷ số giữa MBC:MIC nhỏ hơn hoặc bằng 2.
    Meropenem ổn định trong các thử nghiệm về độ nhạy cảm và có thể tiến hành các thử nghiệm này bằng các phương pháp thường quy. Các thử nghiệm in vitro cho thấy meropenem có tác động hiệp lực với nhiều thuốc kháng sinh khác. Meropenem đã được chứng minh có tác động hậu kháng sinh cả in vitro và in vivo.
    Các tiêu chí về sự nhạy cảm với meropenem đã được khuyến cáo dựa trên dược động học, mối tương quan giữa kết quả lâm sàng và vi sinh học đối với đường kính kháng khuẩn và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trên các vi khuẩn gây bệnh.

    Phân loại Phương pháp đánh giá
    Đường kính vòng kháng khuẩn (mm) MIC (mg/l)
    Nhạy cảm ≥ 14 ≤ 4
    Nhạy cảm trung gian 12 – 13 8
    Đề kháng ≤ 11 ≥ 16

    Phổ kháng khuẩn in vitro của meropenem bao gồm phần lớn các chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương, hiếu khí và kỵ khí quan trọng trên lâm sàng dưới đây:
    – Vi khuẩn hiếu khí Gram dương:
    Bacillus spp., Corynebacterium diphtheriae, Enterococcus faecalis, Enterococcus liquifaciens, Enterococcus avium, Listeria monocytogenes, Lactobacillus spp., Nocardia asteroides, Staphylococcus aureus (penicillinase dương tính và âm tính), các Staphylococcus coagulase âm tính; bao gồm, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus saprophyticus, Staphylococcus capitis, Staphylococcus cohnii, Staphylococcus xylosus, Staphylococcus warneri, Staphylococcus hominis, Staphylococcus simulans, Staphylococcus intermedius, Staphylococcus sciuri, Staphylococcus lugdunensis, Streptococcus pneumoniae (nhạy cảm và đề kháng với penicillin), Streptococcus agalactiae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus equi, Streptococcus bovis, Streptococcus mitis, Streptococcus mitior, Streptococcus milleri, Streptococcus sanguis, Streptococcus viridans, Streptococcus salivarius, Streptococcus morbillorum, Streptococcus nhóm G, Streptococcus nhóm F, Rhodococcus equi.
    – Vi khuẩn hiếu khí Gram âm:
    Achromobacter xylosoxidans, Acinetobacter anitratus, Acinetobacter lwoffii, Acinetobacter baumannii, Aeromonas hydrophila, Aeromonas sorbria, Aeromonas caviae, Alcaligenes faecalis, Bordetella bronchiseptica, Brucella melitensis, Campylobacter coli, Campylobacter jejuni, Citrobacter freundii, Citrobacter diversus, Citrobacter koseri, Citrobacter amalonaticus, Enterobacter aerogenes, Enterobacter (Pantoea) agglomerans, Enterobacter cloacae, Enterobacter sakazakii, Escherichia coli, Escherichia hermannii, Gardnerella vaginalis, Haemophilus influenzae (kể cả các chủng tiết â lactamase và đề kháng với ampicillin), Haemophilus parainfluenzae, Haemophilus ducreyi, Helicobacter pylori, Neisseria meningitidis, Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng tiết â lactamase, đề kháng với penicillin và đề kháng với spectinomycin), Hafnia alvei, Klebsiella pneumoniae, Klebsiella aerogenes, Klebsiella ozaenae, Klebsiella oxytoca, Moraxella (Branhamella) catarrhalis, Morganella morganii, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris, Proteus penneri, Providencia rettgeri, Providencia stuartii, Providencia alcalifaciens, Pasteurella multocida, Plesiomonas shigelloides, Pseudomonas aeruginosa, Pseudomonas putida, Pseudomonas alcaligenes, Burkholderia (Pseudomonas) cepacia, Pseudomonas fluorescens, Pseudomonas stutzeri, Pseudomonas pseudomallei, Pseudomonas acidovorans, Salmonella spp. kể cả Salmonella enteritidis/typhi, Serratia marcescens, Serratia liquefaciens, Serratia rubidaea, Shigella sonnei, Shigella flexneri, Shigella boydii, Shigella dysenteriae, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus,Vibrio vulnificus, Yersinia enterocolitica.
    – Vi khuẩn kỵ khí:
    Actinomyces odontolyticus, Actinomyces meyeri, Bacteroides Prevotella Porphyromonas spp., Bacteroides fragilis, Bacteroides vulgatus, Bacteroides variabilis, Bacteroides pneumosintes, Bacteroides coagulans, Bacteroides uniformis, Bacteroides distasonis, Bacteroides ovatus, Bacteroides thetaiotaomicron, Bacteroides eggerthii, Bacteroides capsillosis, Prevotella buccalis, Prevotella corporis, Bacteroides gracilis, Prevotella melaninogenica, Prevotella intermedia, Prevotella bivia, Prevotella splanchnicus, Prevotella oralis, Prevotella disiens, Prevotella rumenicola, Bacteroides ureolyticus, Prevotella oris, Prevotella buccae, Prevotella denticola, Bacteroides levii, Porphyromonas asaccharolytica, Bifidobacterium spp., Bilophila wadsworthia, Clostridium perfringens, Clostridium bifermentans, Clostridium ramosum, Clostridium sporogenes, Clostridium cadaveris, Clostridium sordellii, Clostridium butyricum, Clostridium clostridiiformis, Clostridium innocuum, Clostridium subterminale, Clostridium tertium, Eubacterium lentum, Eubacterium aerofaciens, Fusobacterium mortiferum, Fusobacterium necrophorum, Fusobacterium nucleatum, Fusobacterium varium, Mobiluncus curtisii, Mobiluncus mulieris, Peptostreptococcus anaerobius, Peptostreptococcus micros, Peptostreptococcus saccharolyticus, Peptococcus saccharolyticus, Peptostreptococcus asaccharolyticus, Peptostreptococcus magnus, Peptostreptococcus prevotii, Propionibacterium acnes, Propionibacterium avidum, Propionibacterium granulosum. Stenotrophomonas maltophilia, Enterococcus faecium và các Staphylococcus đề kháng với methicillin đã được ghi nhận đề kháng với meropenem.
    Dược động học
    Khi truyền tĩnh mạch một liều đơn Meronem trong vòng 30 phút ở người tình nguyện khỏe mạnh nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương vào khoảng 11 mcg/ml đối với liều 250 mg, 23 mcg/ml đối với liều 500 mg và 49 mcg/ml đối với liều 1 g.
    Tuy nhiên, không có mối tương quan tuyệt đối về dược động học giữa Cmax và AUC với liều dùng. Hơn nữa, sự giảm độ thanh thải trong huyết tương từ 287 xuống 205 ml/phút khi sử dụng liều từ 250 mg đến 2 g đã được ghi nhận.
    Khi tiêm tĩnh mạch một lượng lớn Meronem trong 5 phút ở người tình nguyện khỏe mạnh, nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương vào khoảng 52 mcg/ml khi sử dụng liều 500 mg và 112 mcg/ml khi sử dụng liều 1 g.
    Truyền tĩnh mạch 1 g trong vòng 2 phút, 3 phút và 5 phút được so sánh trong một thử nghiệm bắt chéo ba chiều (Three-way crossover study). Nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết tương tương ứng lần lượt với thời gian truyền này là 110, 91 và 94 microgram/ml.
    6 giờ sau khi tiêm tĩnh mạch liều 500 mg, nồng độ meropenem trong huyết tương giảm còn ≤ 1 mcg/ml.
    Khi sử dụng nhiều liều cách khoảng mỗi 8 giờ cho người có chức năng thận bình thường, không có sự tích lũy meropenem.
    Ở người có chức năng thận bình thường, thời gian bán thải của meropenem khoảng 1 giờ.
    Tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương của meropenem khoảng 2%.
    Khoảng 70% liều meropenem sử dụng được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không đổi trong 12 giờ, sau đó chỉ có một lượng rất nhỏ được bài tiết thêm vào nước tiểu. Nồng độ meropenem trong nước tiểu > 10 mcg/ml duy trì đến 5 giờ sau khi sử dụng liều 500 mg. Không có sự tích tụ meropenem trong nước tiểu hay huyết tương được ghi nhận với phác đồ liều 500 mg mỗi 8 giờ hay 1 g mỗi 6 giờ ở người tình nguyện khỏe mạnh có chức năng thận bình thường.
    Chất chuyển hóa duy nhất của meropenem không có hoạt tính kháng khuẩn.
    Meropenem xâm nhập tốt vào hầu hết các mô và dịch của cơ thể kể cả dịch não tủy ở bệnh nhân viêm màng não nhiễm khuẩn, đạt đến nồng độ cao hơn nồng độ cần thiết để ức chế hầu hết vi khuẩn.
    Các nghiên cứu trên trẻ em chứng tỏ dược động học của Meronem ở trẻ em tương tự ở người lớn. Thời gian bán thải của meropenem vào khoảng 1,5-2,3 giờ ở trẻ em dưới 2 tuổi và dược động học tuyến tính với liều dùng trong khoảng 10-40 mg/kg.
    Các nghiên cứu về dược động học ở bệnh nhân suy thận cho thấy độ thanh thải của meropenem trong huyết tương tương quan với độ thanh thải creatinine. Cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận.
    Các nghiên cứu về dược động học ở người cao tuổi cho thấy độ thanh thải của meropenem trong huyết tương giảm tương ứng với sự giảm độ thanh thải creatinine theo tuổi.
    Các nghiên cứu về dược động học ở bệnh nhân suy gan cho thấy bệnh gan không ảnh hưởng đến dược động học của meropenem.
    An toàn tiền lâm sàng
    Các nghiên cứu trên động vật cho thấy meropenem dung nạp tốt qua thận. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy meropenem chỉ gây độc thận ở liều cao (500 mg/kg).
    Các tác động trên hệ thần kinh trung ương, co giật ở chuột và nôn ở chó chỉ được ghi nhận ở liều cao (> 2000 mg/kg).
    Liều gây chết 50% (LD50) đối với một liều đơn dùng đường tĩnh mạch ở loài gậm nhấm là > 2000 mg/kg. Trong các nghiên cứu sử dụng liều lặp lại (thời gian lên đến 6 tháng) chỉ ghi nhận các tác động nhẹ như giảm nhẹ số lượng tế bào hồng cầu và tăng trọng lượng gan ở chó đang dùng liều 500 mg/kg.
    Không có bằng chứng về khả năng gây đột biến qua 5 thử nghiệm và không có bằng chứng về độc tính lên sự sinh sản và gây quái thai qua các nghiên cứu ở chuột và khỉ sử dụng liều cao nhất có thể, liều không gây tác động làm giảm trọng lượng (nhẹ) ở chuột thế hệ F1 là 120 mg/kg. Có sự gia tăng tần suất sẩy thai qua một nghiên cứu sơ bộ trên khỉ sử dụng liều 500 mg/kg.
    Không có bằng chứng về sự gia tăng tính nhạy cảm với meropenem ở động vật còn non so với động vật trưởng thành.
    Thuốc sử dụng đường tĩnh mạch dung nạp tốt qua các nghiên cứu ở động vật.
    Chất chuyển hóa duy nhất của meropenem có độc tính tương tự trong các nghiên cứu trên động vật.
    Chỉ định
    Meronem dùng đường tĩnh mạch (IV) được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em gây ra bởi một hay nhiều vi khuẩn nhạy cảm với meropenem như sau:
    – Viêm phổi và viêm phổi bệnh viện.
    – Nhiễm khuẩn đường niệu.
    – Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
    – Nhiễm khuẩn phụ khoa, như viêm nội mạc tử cung và các bệnh lý viêm vùng chậu.
    – Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
    – Viêm màng não.
    – Nhiễm khuẩn huyết.
    – Điều trị theo kinh nghiệm các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở người lớn bị sốt giảm bạch cầu theo đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng nấm.
    Meronem đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng khuẩn khác đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp.
    Meropenem dùng đường tĩnh mạch đã cho thấy hiệu quả trên bệnh nhân xơ hóa nang và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới mạn tính khi sử dụng như đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc kháng khuẩn khác. Vi khuẩn không phải luôn luôn được tiệt trừ hoàn toàn.
    Chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc ở trẻ em giảm bạch cầu hay suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát.
    Chống chỉ định
    Meronem chống chỉ định cho bệnh nhân quá mẫn với thuốc.
    Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng
    Có một số bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng về dị ứng chéo một phần giữa các kháng sinh carbapenem khác với các kháng sinh họ beta-lactam, penicillin và cephalosporin. Cũng như tất cả các kháng sinh họ beta-lactam, các phản ứng quá mẫn hiếm xảy ra (xem “Tác dụng ngoại ý”). Trước khi bắt đầu điều trị với meropenem, nên hỏi kỹ bệnh nhân về tiền sử các phản ứng quá mẫn với các kháng sinh họ beta-lactam. Nên sử dụng thận trọng Meronem cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn này. Nếu phản ứng dị ứng với meropenem xảy ra, nên ngưng thuốc và có biện pháp xử lý thích hợp.
    Khi sử dụng Meronem cho bệnh nhân bị bệnh gan cần theo dõi kỹ nồng độ transaminase và bilirubin.
    Cũng như các kháng sinh khác, tăng sinh các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc có thể xảy ra và do đó, cần phải theo dõi bệnh nhân liên tục.
    Không khuyến cáo sử dụng thuốc trong trường hợp nhiễm trùng do các Staphylococcus đề kháng với methicillin.
    Trên thực hành lâm sàng, cũng như tất cả các kháng sinh khác, viêm đại tràng giả mạc hiếm khi xảy ra khi sử dụng Meronem và có thể ở mức độ từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Vì vậy, cần thận trọng khi kê toa các thuốc kháng sinh cho bệnh nhân có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng. Điều quan trọng là cần xem xét chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc khi bệnh nhân bị tiêu chảy liên quan đến sử dụng thuốc Meronem. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy độc tố do Clostridium difficile sinh ra là một trong những nguyên nhân chính gây viêm đại tràng liên quan đến sử dụng các kháng sinh, cũng cần xem xét đến các nguyên nhân khác.
    Nên thận trọng khi sử dụng đồng thời Meronem với các thuốc có khả năng gây độc trên thận (Xem “Liều lượng và Cách dùng” để biết liều dùng).
    Meronem có thể làm giảm nồng độ axít valproic huyết thanh. Ở một số bệnh nhân, nồng độ axít valproic huyết thanh có thể thấp hơn nồng độ điều trị.
    Sử dụng cho trẻ em:
    Hiệu quả và sự dung nạp đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa được xác lập; do đó, không khuyến cáo sử dụng Meronem cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc cho trẻ em bị rối loạn chức năng gan hay thận.
    Để thuốc ngoài tầm tay trẻ em.
    Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy:
    Không có dữ liệu thích hợp, nhưng người ta không cho rằng Meronem sẽ ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy.
    Lúc có thai và lúc nuôi con bú
    Phụ nữ mang thai:
    Tính an toàn của Meronem đối với phụ nữ mang thai chưa được đánh giá. Các nghiên cứu trên động vật không ghi nhận tác động ngoại ý nào trên sự phát triển của bào thai. Tác động ngoại ý duy nhất quan sát được qua các thử nghiệm về khả năng sinh sản ở động vật là tăng tần suất sẩy thai ở khỉ ở nồng độ tiếp xúc cao gấp 13 lần nồng độ tiếp xúc ở người. Không nên sử dụng Meronem cho phụ nữ mang thai trừ phi lợi ích vượt trội các rủi ro có thể xảy ra cho bào thai. Nên có bác sĩ giám sát trực tiếp cho mọi trường hợp sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai.
    Phụ nữ cho con bú:
    Meropenem được tìm thấy trong sữa động vật ở nồng độ rất thấp. Không nên sử dụng Meronem ở phụ nữ cho con bú trừ phi lợi ích vượt trội các rủi ro có thể xảy ra cho trẻ.
    Tương tác thuốc
    Probenecid cạnh tranh với meropenem trong bài tiết chủ động qua ống thận và vì vậy ức chế sự bài tiết meropenem qua thận, gây tăng thời gian bán thải và nồng độ meropenem trong huyết tương. Khi không dùng chung với probenecid, ‘Meronem’ đã có hoạt tính thích hợp và thời gian tác động đã đủ dài nên không khuyến cáo sử dụng đồng thời probenecid và ‘Meronem’.
    Tiềm năng tác động của ‘Meronem’ trên sự gắn kết với protein hoặc chuyển hóa của các thuốc khác chưa được nghiên cứu. ‘Meronem’ gắn kết với protein thấp (khoảng 2%), do đó tương tác với những hợp chất khác do sự phân tách khỏi protein trong huyết tương không dự kiến xảy ra.
    ‘Meronem’ có thể làm giảm nồng độ axít valproic huyết thanh. Ở một số bệnh nhân, nồng độ axít valproic huyết thanh có thể thấp hơn nồng độ điều trị.
    ‘Meronem’ đã được sử dụng đồng thời với các thuốc khác mà không có các tương tác bất lợi về dược lý. Tuy nhiên, không có dữ liệu đặc trưng nào về các khả năng tương tác với các thuốc (ngoại trừ probenecid như nêu ở trên).
    Tác dụng ngoại ý
    Hiếm khi có các biến cố ngoại ý nghiêm trọng. Các biến cố ngoại ý sau ghi nhận qua các thử nghiệm lâm sàng đã được báo cáo:
    * Các phản ứng tại nơi tiêm: viêm, viêm tĩnh mạch huyết khối, đau tại nơi tiêm.
    * Các phản ứng dị ứng toàn thân: các phản ứng dị ứng toàn thân (quá mẫn) hiếm xảy ra khi sử dụng meropenem. Các phản ứng này bao gồm phù mạch và các biểu hiện phản vệ.
    * Các phản ứng da: phát ban, ngứa, mề đay. Các phản ứng da nghiêm trọng như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử da nhiễm độc hiếm khi ghi nhận.
    * Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo.
    * Huyết học: tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính (kể cả mất bạch cầu hạt rất hiếm xảy ra) có thể hồi phục. Thiếu máu tán huyết hiếm khi xảy ra. Phản ứng Coombs dương tính trực tiếp hay gián tiếp có thể xảy ra ở một số bệnh nhân; đã có ghi nhận về giảm thời gian thromboplastin một phần.
    * Chức năng gan: tăng nồng độ bilirubin, transaminase, phosphatase kiềm và lactic dehydrogenase huyết thanh đơn thuần hay phối hợp đã được báo cáo.
    * Hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, dị cảm. Co giật đã được báo cáo mặc dù mối liên hệ nhân quả với ‘Meronem’ chưa được thiết lập.
    * Tác động không mong muốn khác: nhiễm Candida miệng và âm đạo.
    Liều lượng và cách dùng
    Người lớn:
    Liều lượng và thời gian điều trị tùy thuộc mức độ và loại nhiễm khuẩn cũng như tình trạng bệnh nhân.
    Liều khuyến cáo mỗi ngày như sau:
    500 mg Meronem dùng đường tĩnh mạch (IV) mỗi 8 giờ trong điều trị viêm phổi, nhiễm khuẩn đường niệu, các nhiễm khuẩn phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
    1 g Meronem dùng đường tĩnh mạch (IV) mỗi 8 giờ trong điều trị viêm phổi bệnh viện, viêm phúc mạc, các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm bạch cầu, nhiễm khuẩn huyết.
    Trong bệnh xơ hóa nang, liều lên đến 2 g mỗi 8 giờ đã được sử dụng; đa số bệnh nhân được điều trị với liều 2 g mỗi 8 giờ.
    Trong viêm màng não, liều khuyến cáo là 2 g mỗi 8 giờ.
    Cũng như các thuốc kháng sinh khác, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng meropenem đơn trị liệu trong trường hợp nhiễm khuẩn hay nghi ngờ nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa đường hô hấp dưới trầm trọng.
    Khuyến cáo nên thường xuyên thử nghiệm độ nhạy cảm của thuốc khi điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa.
    Liều dùng cho bệnh nhân người lớn suy chức năng thận:
    Nên giảm liều cho bệnh nhân có độ thanh thải creatinine < 51 ml/phút theo hướng dẫn dưới đây:

    ClCr (ml/phút) 26-50 10-25 < 10
    Liều dùng (tính theo đơn vị liều 500 mg, 1 g, 2 g) một đơn vị liều, mỗi 12 giờ nửa đơn vị liều mỗi 12 giờ nửa đơn vị liều mỗi 24 giờ

    Meropenem thải trừ qua thẩm phân máu; nếu cần tiếp tục điều trị với Meronem, sau khi hoàn tất thẩm phân máu, khuyến cáo sử dụng một đơn vị liều (tùy theo loại và mức độ nhiễm khuẩn) để đảm bảo nồng độ điều trị hiệu quả trong huyết tương.
    Chưa có kinh nghiệm sử dụng ‘Meronem’ cho bệnh nhân đang thẩm phân phúc mạc.
    Liều dùng cho bệnh nhân suy gan:
    Không cần điều chỉnh liều (xem “Chú ý đề phòng và thận trọng lúc dùng”).
    Bệnh nhân cao tuổi:
    Không cần điều chỉnh liều cho bệnh nhân cao tuổi có chức năng thận bình thường hay độ thanh thải creatinine > 50 ml/phút.
    Trẻ em:
    – Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: liều khuyến cáo là 10-20 mg/kg mỗi 8 giờ tùy thuộc mức độ và loại nhiễm khuẩn, độ nhạy cảm của tác nhân gây bệnh và tình trạng bệnh nhân.
    – Trẻ em cân nặng trên 50 kg: khuyến cáo sử dụng liều như ở người lớn.
    Liều khuyến cáo cho viêm màng não là 40 mg/kg mỗi 8 giờ.
    Chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc cho trẻ em suy thận.
    Cách sử dụng:
    ‘Meronem’ IV với các dạng trình bày có sẵn có thể dùng tiêm tĩnh mạch trong khoảng 5 phút hay truyền tĩnh mạch trong khoảng 15-30 phút.
    ‘Meronem’ IV dùng tiêm tĩnh mạch nên được pha với nước vô khuẩn để tiêm (5 ml cho mỗi 250 mg meropenem) cho dung dịch có nồng độ khoảng 50 mg/ml. Dung dịch sau khi pha trong suốt, không màu hoặc màu vàng nhạt.
    ‘Meronem’ IV dùng truyền tĩnh mạch có thể pha với các dịch truyền tương thích (50 đến 200 ml) (Xem Tương kỵ & Bảo quản”).
    Khuyến cáo nên sử dụng dung dịch ‘Meronem’ dùng tiêm hoặc tiêm truyền tĩnh mạch ngay sau khi pha. Dung dịch thuốc sau khi pha theo hướng dẫn ở phần trên duy trì hoạt tính ở nhiệt độ phòng (≤ 25oC) hoặc khi bảo quản lạnh (4oC) như mô tả trong bảng dưới đây:

    Chất pha loãng Thời gian (giờ) ổn định ở
    15-25oC 4oC
    Lọ thuốc pha với nước pha tiêm dùng tiêm tĩnh mạch 8 48
    Dung dịch thuốc (1-20 mg/ml) sau khi pha với:
    Natri clorid 0,9% 8 48
    Glucose 5% 3 14
    Glucose 5% và natri clorid 0,225% 3 14
    Glucose 5% và natri clorid 0,9% 3 14
    Glucose 5% và kali clorid 0,15% 3 14
    Dung dịch mannitol truyền tĩnh mạch 2,5% hoặc 10% 3 14
    Glucose 10% 2 8
    Glucose 5% và natri bicarbonate 0,02% truyền tĩnh mạch 2 8

    Lắc kỹ dung dịch thuốc đã pha trước khi sử dụng.
    Tất cả các lọ thuốc chỉ sử dụng 1 lần.
    Tương kỵ
    Không nên trộn ‘Meronem’ với các thuốc khác. ‘Meronem’ tương thích với các dung dịch tiêm truyền sau:
    – Dung dịch natri clorid 0,9%.
    – Dung dịch glucose 5% hoặc 10%.
    – Dung dịch glucose 5% với dung dịch bicarbonat 0,02%.
    – Dung dịch natri clorid 0,9% và dung dịch glucose 5%.
    – Dung dịch glucose 5% với dung dịch natri clorid 0,225%.
    – Dung dịch glucose 5% với dung dịch kali clorid 0,15%.
    – Dung dịch mannitol 2,5% hoặc 10%.
    Quá liều
    Quá liều không chủ ý có thể xảy ra trong quá trình điều trị, đặc biệt trên bệnh nhân suy thận. Điều trị quá liều nên là điều trị triệu chứng. Ở người bình thường, thuốc sẽ được nhanh chóng thải trừ qua thận; ở các bệnh nhân suy thận, thẩm phân máu sẽ loại trừ meropenem và các chất chuyển hóa.
    Bảo quản
    Không bảo quản trên 30oC. Không đông lạnh.