Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Liên Bộ môn Y học cộng đồng
ĐỀ THI DỰ TRỮ
KỲ THI TỐT NGHIỆP Y 6
LIÊN BỘ MÔN CỘNG ĐỒNG
STT | Tên câu hỏi | Nội dung | Cố định | Độ khó | Nhóm CH | Đáp Án |
1 | 1 | Xác định cộng đồng và chủ đề chẩn đoán thuộc giai đoạn nào của chẩn đoán cộng đồng: A@ Chẩn đoán B@ Thu thập thông tin và phân tích thông tin C@ Khởi xướng D@ Công bố kết quả | 0 | TB | 0 | C |
2 | 2 | Mục tiêu của Chẩn đoán cộng đồng là, chọn câu SAI: A@ Khám phát hiện bệnh sớm tại cộng đồng B@ Mô tả những vấn đề sức khỏe của cộng đồng C@ Xác định những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng D@ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng vấn đề sức khỏe của cộng đồng | 0 | TB | 0 | A |
3 | 3 | Số liệu nào sau đây là phù hợp nhất để tính tỷ lệ hiện mắc bệnh Tăng huyết áp của cộng đồng dân cư Quận X: A@ Tổng số lượt người đến khám và được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp tại các Trạm y tế phường và bệnh viện Quận X trong năm Y B@ Tổng số người được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp qua các đợt khám phát hiện bệnh trong địa bàn quận X trong năm Y C@ Tổng số người sống trên địa bàn quận X có triệu chứng bất thường đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào và được chẩn đoán Tăng huyết áp trong năm Y D@ Tổng số người được khám xác định Tăng huyết áp qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại hộ gia đình | 0 | TB | 0 | D |
4 | 4 | Chỉ số nào sau đây biểu hiện tình trạng sức khỏe cộng đồng: A@ Tỷ lệ hút thuốc lá cao B@ Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông C@ Tỷ lệ quản lý thai D@ Tất cả các câu trên | 1 | TB | 0 | B |
5 | 5 | Thông tin “Tỷ lệ người hiện mắc bệnh Cao huyết áp của cộng đồng dân cư phường X quận Y” được thu thập qua phỏng vấn các thành viên trong hộ gia đình, là thuộc loại thông tin nào: A@ Sơ cấp, Chủ quan, Định lượng B@ Sơ cấp, Chủ quan, Định tính C@ Thứ cấp, Khách quan, Định tính D@ Thứ cấp,Chủ quan, Định lượng | 0 | TB | 0 | A |
6 | 6 | Quan niệm mới về y tế công cộng khác với quan niệm cũ ở điểm giải quyết những vấn đề bệnh tật của những quần thể cần phải thêm những yếu tố: (chọn câu ĐÚNG) A@ Công nghệ cao B@ Y sinh học C@ Kinh tế, xã hội D@ Phòng chống dịch | 0 | TB | 0 | C |
7 | 7 | Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là: A@ Xây dựng và thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng B@ Bao gồm khám chữa bệnh và các chương trình phòng chống bệnh tật C@ Tổ chức khám chữa bệnh toàn diện cho cộng đồng D@ Vệ sinh phòng bệnh tại cộng đồng | 0 | TB | 0 | B |
8 | 8 | Ý nghĩa của hướng về cộng đồng là: (chọn câu SAI) A@ Hướng về cộng đồng là chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo B@ Vừa chăm sóc cá thể, vừa giải quyết những vấn đề y tế, kinh tế-xã hội liên quan C@ Với sự hỗ trợ của toàn hệ thống y tế và xã hội, sự tham gia của cộng đồng D@ Trên cơ sở hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân, của cộng đồng trong bối cảnh gia đình và cộng đồng | 0 | TB | 0 | A |
9 | 9 | Đào tạo bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng nghĩa là: A@ Đào tạo các bác sĩ chuyên khoa về y học cộng đồng B@ Đào tạo bác sĩ sẽ học lên cao theo chuyên khoa y học cộng đồng C@ Đào tạo theo nhu cầu của cộng đồng, phù hợp những vấn đề sức khỏe ưu tiên của một cộng đồng D@ Bác sĩ phải phục vụ suốt đời nghề nghiệp tại khu vực nông thôn | 0 | TB | 0 | C |
10 | 10 | Phương pháp cho điểm trong xác định vấn đề sức khỏe, vượt quá mức bình thường của chỉ số biểu hiện vấn đề được tính bằng tỉ lệ vượt như sau: A@ Tỉ lệ hiện mắc ÷ Mức bình thường x 100 B@ (Tỉ lệ hiện mắc – Mức bình thường) ÷ Mức bình thường x 100 C@ (Tỉ lệ hiện mắc – Mức bình thường) ÷ Tỉ lệ hiện mắc x 100 D@ Mức bình thường ÷ Tỉ lệ hiện mắc x 100 | 0 | TB | 0 | B |
11 | 11 | Phương pháp Delphi có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: A@ Lấy ý kiến riêng lẽ của từng người trong nhóm, sau khi có sự tham khảo ý kiến chung của nhóm B@ Có thể áp dụng trong một buổi họp nhóm hoặc thu thập ý kiến riêng lẽ qua thư hoặc email C@ Căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng D@ Thực hiện qua nhiều bước, có sự lặp lại trong 1 số bước | 0 | TB | 0 | C |
12 | 12 | Phương pháp xác định Vấn đề sức khỏe bằng cách dựa trên các số liệu thống kê có các đặc điểm sau: (1) Việc xác định vấn đề sức khỏe căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng, (2) Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề, không phản ánh nhu cầu do chính người dân sống trong cộng đồng đó diễn đạt, (3) Áp dụng trong phỏng vấn sâu, (4) Lấy ý kiến của nhiều thành phần trong cộng đồng. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ (1) + (2) đúng B@ (1) + (4) đúng C@ (1) + (3) đúng D@ (2) + (4) đúng | 0 | TB | 0 | A |
13 | 13 | Chấm điểm tiêu chuẩn 1 để xác định vấn đề sức khỏe của WHO (Chọn câu SAI): A@ Xác định chỉ số biểu hiện của từng vấn đề B@ Chấm điểm dựa vào tỷ lệ vượt so với mức bình thường C@ Quy ước chấm điểm là không có thể thay đổi được D@ Nếu 1 vấn đề gợi ý không tìm thấy mức bình thường thì điểm cho vấn đề này ở tiêu chuẩn 1 là 1 điểm | 0 | TB | 0 | C |
14 | 14 | “Tỷ lệ người mắc bệnh Đái tháo đường cao” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013 tại cộng đồng Quận Y là 35,17%, Quận X là 21,14%, Quận Z là 28%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận Y năm 2011 là 12,37%, năm 2010 là 11,45%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Chọn chỉ số biểu hiện vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Đái tháo đường” năm 2012 của Quận Y: A@ 12,37% B@ 11,45% C@ 35,17% D@ 28% | 0 | TB | 0 | C |
15 | 15 | “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014 tại cộng đồng Quận Y là 0,39%, năm 2012 là 0,3%, năm 2011 là 0,15%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận X năm 2013 là 0,11%, Quận Z là 0,33%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” tại Quận Y năm 2013 có tỷ lệ vượt là: A@ 40,79% B@ 30% C@ 39,29% D@ 73,33% | 0 | TB | 0 | B |
16 | 16 | Đối với vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết cao tại Quận Y (TL SXHY ) năm 2012” có số liệu như sau: Qua báo cáo số liệu của chương trình phòng chống SXH của Quận: TL SXHY năm 2012 là: 0,099%, năm 2011 là 0,097%. Chỉ tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015: <0,090%;Chỉ tiêu của Quận Y: giảm 15% số ca mắc so với năm trước. Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết qua điều tra hộ gia đình năm 2012 tại Quận X là 0,075%, tại Quận Z là 0,085%. Chọn mức bình thường cho TL SXHY năm 2012 là: A@ 0,090% B@ 0,097% C@ 0,080% D@ 0,084% | 0 | TB | 0 | D |
17 | 17 | Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 500 phụ nữ có con <5 tuổi biết rằng số phụ nữ có con <5 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau. Trạm Y tế Phường thực hiện đề án triển khai có mục tiêu tổng quát: “GDSK cho 70% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y có kiến thức đúng về về phòng bệnh Tay chân miệng từ 30/5/2013 đến 10/7/2013”. Trong đó có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vãng gia GDSK vét cho 100% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y còn thiếu so với mục tiêu tổng quát có kiến thức đúng về phòng bệnh Tay chân miệng từ 06/07/2013 đến 08/07/2013”. Nếu chỉ có 30 phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK và kết thúc buổi GDSK có 30 người đạt kiến thức đúng. Vậy để đạt được mục tiêu tổng quát, Trạm Y tế cần vãng gia ít nhất bao nhiêu người nữa? A@ 15 người B@ 320 người C@ 20 người D@ 5 người | 0 | TB | 0 | D |
18 | 18 | Tên chỉ số lượng giá của mục tiêu: “Vãng gia giáo dục sức khỏe (GDSK) vét 100% người ≥ 50t còn thiếu so với MTTQ, có được kiến thức đúng về phát hiện bệnh tăng huyết áp (THA tại Khu phố X Phường Y từ 9/2013 đến 12/2013” là A@ Tỉ lệ người ≥ 50t tại Khu phố X Phường Y đến dự GDSK có kiến thức đúng về phát hiện THA sau buổi GDSK B@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện THA sau đề án GDSK tại Khu Phố X Phường Y C@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi Khu phố X Phường Y đến dự GDSK về phát hiện THA D@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi đạt kiến thức đúng về phát hiện THA sau vãng gia trên số người còn còn thiếu so với chỉ tiêu của mục tiêu tổng quát tại Khu phố X Phường Y | 0 | TB | 0 | D |
19 | 19 | Mục tiêu đề án triển khai là: A@ Những hoạt động cần thực hiện B@ Kết quả mà ê-kíp thực hiện muốn đạt đến C@ Kết quả mong muốn về tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu D@ Kết quả mong muốn về hành vi của dân số mục tiêu | 0 | TB | 0 | B |
20 | 20 | Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại khu phố 3 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ phụ nữ có con <1 tuổi tại phường X quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ 50% lên 80% từ 01/10/2013 đến 31/12/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 15/10/2013 đến 15/11/2013. Phường X, quận Y có 8 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 8, toàn phường có 400 phụ nữ có con < 1 tuổi. Mục tiêu tổng quát được phát biểu như sau: (chọn 1 câu đúng nhất) A@ GDSK cho ≥ 50% phụ nữ có con < 1 tuổi tại phường X, quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ 01/10/2013 đến 15/11/2013 B@ GDSK cho ≥ 50% phụ nữ có con < 1 tuổi tại phường X, quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ 15/10/2013 đến 15/11/2013 C@ GDSK cho≥ 80% phụ nữ có con < 1 tuổi tại khu phố 3, phường X, quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ15/10/2013 đến 15/11/2013 D@ GDSK cho ≥ 80% phụ nữ có con < 1 tuổi tại khu phố 3, phường X, quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ 01/10/2013 đến 15/11/2013 | 0 | TB | 0 | C |
21 | 21 | Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về hệ thống mục tiêu của đề án triển khai: A@ Mục tiêu tổng quát của 1 đề án triển khai bắt nguồn từ 1 mục tiêu chuyên biệt trong chương trình can thiệp tổng thể B@ Mục tiêu tổng quát của đề án triển khai nói lên nhiệm vụ mà ê kíp phải thực hiện C@ Đề án triển khai bao gồm một loạt những hoạt động phải thực hiện căn cứ trên chương trình can thiệp D@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai nói lên kết quả mong muốn trên tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu | 0 | TB | 0 | D |
22 | 22 | Trong quá trình chấm điểm 4 tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe của WHO, phương pháp Delphi được áp dụng ở tiêu chuẩn nào? A@ Tiêu chuẩn 1 “Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức bình thường” B@ Tiêu chuẩn 2a “Cộng đồng đã biết tên vấn đề” C@ Tiêu chuẩn 2b “Cộng đồng có phản ứng rõ ràng” D@ Tiêu chuẩn 3 “Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành” | 0 | TB | 0 | B |
23 | 23 | Trạm Y tế Phường X, Quận Y thực hiện đề án triển khai: “GDSK cho phụ nữ ≥ 18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y có kiến thức đúng về Sinh đẻ có kế hoạch từ từ 01/02/2013 đến 01/03/2013”. Trong hệ thống mục tiêu của đề án, có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vận động ≥90% phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK để có kiến thức đúng về Sinh đẻ có kế hoạch từ 04/02/2013 đến 06/02/2013”. Chỉ số lượng giá của mục tiêu này là: A@ Số phụ nữ ≥18 tuổi đến dự buổi GDSK/tổng số phụ nữ ≥18 tuổi được mời B@ Tỷ lệ phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK có kiến thức đúng C@ Tỷ lệ phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK D@ Số phụ nữ ≥18 tuổi đến dự buổi GDSK có kiến thức đúng/tổng số phụ nữ ≥18 tuổi của khu phố 8, phường X, quận Y | 0 | TB | 0 | C |
24 | 24 | Ý nào không đúng trong định nghĩa sau đây về lượng giá? A@ Tiến trình thu thập các ý kiến của người thực hiện chương trình B@ Nhằm mục đích để biết ta đã thực hiện đạt, vượt hay không đạt mục tiêu C@ Làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện chương trình GDSK D@ Rút kinh nghiệm cho các chương trình GDSK sau | 0 | TB | 0 | A |
25 | 25 | Trong GDSK, điều nào sau đây không phải là mục tiêu cần lượng giá? A@ Kiến thức B@ Thái độ C@ Ý chí D@ Hành vi | 0 | TB | 0 | C |
26 | 26 | Lượng giá có nhiều mức độ nhưng không phải mức độ nào sau đây? A@ Lượng giá một chương trình GDSK B@ Lượng giá một hoạt động GDSK C@ Lượng giá một nội dung GDSK D@ Lượng giá một thông tin GDSK | 0 | TB | 0 | D |
27 | 27 | CDC khuyến cáo sử dụng 4 nhóm tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động giáo dục nhưng không phải là điều nào sau đây? A@Hữu dụng B@Khả thi C@Thiện D@Tin cậy | 0 | TB | 0 | D |
28 | 28 | Lượng giá Kiến thức, Thái độ, Niềm tin theo quy mô nhỏ có thể sử dụng nhiều cách nhưng không phải là cách nào sau đây? A@Ghi nhận sự hiểu biết qua các ý kiến, thắc mắc của thành viên tham dự B@Ghi nhận các trả lời qua các hoạt động thi đố C@Ghi nhận thái độ, niềm tin qua các phát biểu D@Chọn ngẫu nhiên một số thành viên của Ban tổ chức để hỏi trực tiếp | 0 | TB | 0 | D |
29 | 29 | Điều nào sau đây tuy rất quan trọng nhưng không phải là nghĩa vụ Y đức? A@ Công minh B@ Bảo mật C@ Lắng nghe D@ Không kỳ thị | 0 | TB | 0 | C |
30 | 30 | Điều nào sau đây không đúng liên quan đến nghĩa vụ y đức “Tôn trọng sự tự chủ”? A@Sự tự chủ là khả năng quyết định dựa trên sự thông hiểu và sự tự do không bị áp chế B@Người nhân viên y tế cần cung cấp đủ thông tin để người dân chọn lựa C@Không làm điều bệnh nhân đòi hỏi khi người thầy thuốc thấy là có hại cho bệnh nhân D@Người thầy thuốc được phép nói dối khi nói sự thật trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó có thể gây hại cho bệnh nhân | 0 | TB | 0 | D |
31 | 31 | Nguồn thông tin nào sau đây ta không ưu tiên chọn làm tài liệu tham khảo để xây dựng các thông điệp giáo dục sức khỏe? A@Từ Tổ chức sức khỏe thế giới B@Từ các trường đại học y nổi tiếng C@Từ các nghiên cứu đã được thẩm định, đăng tải trên các tạp chí y học nổi tiếng D@Từ kinh nghiệm của các đồng nghiệp | 0 | D | 0 | D |
32 | 32 | GDSK cần đảm bảo nhiều trách nhiệm nhưng không phải là trách nhiệm nào sau đây A@Trách nhiệm với công chúng B@Trách nhiệm với đồng nghiệp C@Trách nhiệm với việc thực hiện GDSK D@Trách nhiệm đối với việc đào tạo nghề | 0 | TB | 0 | B |
33 | 33 | Hiệu ứng gương soi (mirror effect) được đề cập trong mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân còn được gọi là hiện tượng…về mặt cảm xúc: A@ Cộng hưởng B@ Ám thị C@ Phóng chiếu D@ Chuyển cảm | 0 | TB | 0 | A |
34 | 34 | Điều nào sau đây KHÔNG THUỘC tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc: A@ Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết B@ Thường xuyên cập nhật kiến thức C@ Tấm lòng nhân đạo và cao thượng D@ Cam kết tham gia các hoạt động chung của xã hội | 0 | TB | 0 | C |
35 | 35 | Điều nào sau đây không thuộc mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân A@ Quan hệ cho – nhận và phụ thuộc. B@ Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ (những quy định dành cho thầy thuốc và bệnh nhân) C@ Quan hệ chủ yếu thông qua giao tiếp D@ Quan hệ cảm xúc (chuyển cảm và phản chuyển cảm) | 0 | TB | 0 | A |
36 | 36 | Trước đây mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân thường là: A@ Mối quan hệ không cần có tính tương tác. B@ Mối quan hệ bình đẳng. C@ Mối quan hệ y học “Gia trưởng” và “ban ơn” D@ Cả ba câu trên đều sai. | 0 | TB | 0 | C |
37 | 37 | Các kiểu phản ứng tâm lý chính của bệnh nhân trước căn bệnh: A@ Phủ định, tức giận, thương lượng, trầm cảm, hy vọng. B@ Hợp tác, phá hoại, không ý thức, ý thức. C@ Hợp tác, bình tĩnh, không ý thức, dấu vết, tiêu cực, hoảng hốt, phá hoại. D@ Xem thường, bình thường, quá mức, tiêu cực. | 0 | TB | 0 | C |
38 | 38 | Bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross đã đưa ra lý thuyết về 5 giai đoạn phản ứng của bệnh nhân trước thông báo bệnh mãn tính là: A@ Từ chối – thương lượng – chấp nhận – tức giận – u sầu B@ Từ chối – tức giận – chấp nhận – u sầu – hy vọng C@ Từ chối – tức giận – thương lượng – u sầu – chấp nhận D@ Hy vọng – Từ chối – tức giận – chấp nhận – Thương lượng | 0 | TB | 0 | C |
39 | 39 | Đặc điểm của kiểu nhận thức bệnh không bình thường là: A@ Lệch lạc về nhận thức, coi thường và thờ ơ với bệnh, bác bỏ chẩn đoán, tính tuân thủ điều trị không cao. B@ Thích nghi, bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị. C@ Dễ kích động, nôn nóng, thường cư xử vượt quá mức bình thường. D@ Dễ thay đổi thái độ, khó xác định được nhận cách của bệnh nhân. | 0 | TB | 0 | A |
40 | 40 | Điều nào sau đây không thuộc những lý do khiến bệnh nhân không tuân thủ điều trị: A@ Không hiểu về căn bệnh mắc phải, bệnh nhân nghĩ và tin là mình bình thường vì các triệu chứng bệnh chưa ở mức nghiêm trọng và bệnh nhân chưa cảm thấy được. B@ Bệnh nhân là nam giới. Vì giới nam thường không tuân thủ điều trị so với giới nữ. C@ Bệnh nhân không muốn mình khác người khác do mắc cỡ (ốm yếu), mặc cảm tội lỗi (HIV/AIDS, STDs,…) D@ Sợ tác dụng phụ của các phương thức điều trị: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật,… | 0 | TB | 0 | B |
41 | 41 | Các công việc có thể gây ra bệnh phổi silic, chọn đáp án sai? A@ Nhân viên văn phòng B@ Công nhân khai thác quặng đá C@ Công nhân cơ khí làm việc trong phân xưởng khuôn đúc D@ Công nhân sản xuất đồ gốm | 0 | TB | 0 | A |
42 | 42 | Phát biểu sai khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 1 của bệnh bụi phổi silic? A@ Không có triệu chứng rõ rệt B@ Chức năng hô hấp giảm C@ Đau tức ngực là chủ yếu D@ Thỉnh thoảng ho và khó thở khi gắng sức | 0 | TB | 0 | B |
43 | 43 | Phát biểu sai khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 2 của bệnh bụi phổi silic? A@ Thể trạng chung của người bệnh suy sụp nhiều B@ Khả năng lao động bị ảnh hưởng nhiều C@ Đau ngực, ho đờm và khó thở D@ Chức năng hô hấp giảm | 0 | TB | 0 | A |
44 | 44 | Phát biểu sai khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 3 của bệnh bụi phổi silic? A@ Đau ngực và ho thường xuyên B@ Khó thở cả khi nghỉ ngơi C@ Áp xe phổi là biến chứng thường xảy ra nhất D@ X quang có thể thấy các hang rỗng giống hang lao | 0 | TB | 0 | C |
45 | 45 | Chọn một phát biểu sai về độ cứng của nước? A@ Độ cứng của nước có ba loại: Toàn phần, tạm thời, vĩnh cữu B@ Độ cứng toàn phần sẽ mất đi khi đun sôi nước C@ Nước có độ cứng cao thì khó làm tan xà phòng và luộc rau lâu chín D@ Nước có độ cứng cao tạo ra các cặn đóng ở đáy nồi, là nguyên nhân gây nổ nồi khi đun nóng | 0 | TB | 0 | B |
46 | 46 | Chọn một đáp án đúng trong các phát biểu sau đây? A@ Nước chỉ được thải ra khỏi cơ thể qua ba con đường sau: qua da, qua nước tiểu, qua phổi B@ Cân bằng âm là lượng nước hấp thu nhiều hơn lượng nước được thải trừ C@ Lượng nước được thải qua da không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường D@ Cân bằng lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng chủng tộc, giới tính | 0 | TB | 0 | D |
47 | 47 | Tác nhân nào sau đây gây bệnh dịch tả? A@ Salmonella Typhi B@ Shigella C@ Vibrio Cholerea D@ Virus Viêm gan A | 0 | TB | 0 | C |
48 | 48 | Tác nhân nào sau đây gây bệnh thương hàn? A@ Salmonella Typhi B@ Shigella C@ Vibrio Cholerea D@ Virus Viêm gan A | 0 | TB | 0 | A |
49 | 49 | Hai ion chính tạo nên độ cứng của nước là? A@ Ca++, Fe++ B@ Fe++, Mg++ C@ Mg++, Ca++ D@ Ba++, Fe++ | 0 | TB | 0 | C |
50 | 50 | Tác nhân nào sau đây gây bệnh lỵ amib? A@ Entamoeba Histolytica B@ Ascaris Lumbricoides C@ Salmonella Typhi D@ Vibrio Cholerea | 0 | TB | 0 | A |
51 | 51 | Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, ngoại trừ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa | 0 | TB | 0 | B |
52 | 52 | Câu nào sau đây KHÔNG đúng cho thiết kế nghiên cứu cắt ngang: Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng để A@ Nhận diện các yếu tố nguyên nhân B@ Sàng lọc và phân loại đối tượng nghiên cứu cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng C@ Đánh giá khả năng tiên đoán của các đặc điểm lâm sàng D@ Đánh giá một test chẩn đoán mới hoặc ứng dụng mới của một chẩn đoán test cũ | 0 | TB | 0 | B |
53 | 53 | Tỉ suất hiện mắc (TSHM) bệnh mạch vành ở người không hút thuốc lá là A@ 28% B@ 10% C@ 30% D@ 60% | 0 | TB | 1 | B |
54 | 54 | Tỉ số TSHM bệnh mạch vành xét theo tình trạng hút thuốc lá là A@ 0,33 B@ 3,0 C@ 2,1 D@ 0,78 | 0 | TB | 1 | B |
55 | 55 | Tỉ số chênh (Odds Ratio) ước lượng của nghiên cứu này là A@ 0,26 B@ 1,7 C@ 0,58 D@ 3,9 | 0 | TB | 1 | D |
56 | 56 | Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 3: A@ 4,95% B@ 4,5% C@ 4,39% D@ 4,7% | 0 | TB | 2 | B |
57 | 57 | Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44% | 0 | TB | 2 | D |
58 | 58 | Hãy tính tỷ suất hiện mắc ngày thứ 2 của học sinh trường A: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44% | 0 | TB | 2 | D |
59 | 59 | Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh đột quỵ năm 2009 / Số phụ nữ quận X ước tính vào ngày 1/7/2009 là phép tính biểu thị A@ Tỷ số B@ Tỷ lệ C@ Tỷ suất D@ Tất cả đều sai | 1 | TB | 0 | C |
60 | 60 | Tỷ suất mắc (/%) trong nhóm không thường xuyên uống cà phê là: A@ 68,1 B@ 47,0 C@ 21,1 D@ 51,5 | 0 | TB | 3 | C |
61 | 61 | Nguy cơ tương đối trong nghiên cứu này là: A@ 2,2 B@ 3,5 C@ 1,1 D@ 4,9 | 0 | TB | 3 | B |
62 | 62 | Nguy cơ quy trách trong nhóm uống cà phê là: A@ 52,9 B@ 35,4 C@ 36,1 D@ 44,8 | 0 | TB | 3 | A |
63 | 63 | Chọn câu ĐÚNG NHẤT:Tỷ suất mắc được tính trong nghiên cứu này là A@ Tỷ suất mới mắc B@ Tỷ suất hiện mắc C@ Tỷ suất mới mắc trong 5 năm D@ Tỷ suất hiện mắc trong 5 năm | 0 | TB | 3 | C |
64 | 64 | Tỷ số nam lúc sinh là A@ % số nam lúc sinh so với tổng dân số B@ % số nam lúc sinh so với số nữ lúc sinh C@ % số nam lúc sinh so với số nam ở tuổi trưởng thành D@ % số nam lúc sinh so với tổng dân số lúc sinh | 0 | TB | 0 | B |
65 | 65 | Tính chất của tháp tuổi của dân số ổn định A@ Chân tháp rộng (sinh nhiều), Đỉnh tháp nhọn (chết nhiều) B@ Tuổi trung vị thấp khoảng 17 tuổi C@ Tỷ lệ dân số 0-14 tuổi và trên 50 tuổi, rất khác nhau; D@ Hình dạng mang tính chất đều từ dưới lên đến lớp tuổi 60-65 tuổi | 0 | TB | 0 | D |
66 | 66 | Vấn đề mất cân bằng giới tính tạo nguy cơ, NGOẠI TRỪ A@ Tăng tình trạng hành vi phạm pháp B@ Tăng tình trạng mãi dâm, hảm hiếp C@ Tạo ra tình trạng hỗn loạn về kinh tế D@ Tạo tình trạng hỗn lọan xã hội | 0 | TB | 0 | C |
67 | 67 | Tỷ lệ, tỷ số, chọn câu đúng nhất A@ Tỷ số nam = số nam / tổng dân số B@ Tỷ lệ nam = số nam / tổng dân số C@ Tỷ lệ nam = số nam / số nữ D@ Tỷ số nam = số nam / tổng dân số | 0 | TB | 0 | B |
68 | 68 | Dân số được gọi là dân số già khi: A@ Tỷ lệ dân số từ ≥65 tuổi của Việt Nam bằng ≥7% B@ Tỷ lệ dân số từ ≥65 tuổi của Việt Nam bằng ≥10% C@ Tỷ lệ dân số từ ≥65 tuổi của Việt Nam bằng ≥12% D@ Tỷ lệ dân số từ ≥65 tuổi của Việt Nam bằng ≥14% | 0 | TB | 0 | D |
69 | 69 | Trình bày tỷ số nam bình thường ở các độ tuổi 0t, 19t, >60t lần lượt là A@ 90, 100,100 B@ 105, 100, 70 C@ 110, 100, 50 D@ 101, 105,80 | 0 | TB | 0 | B |
70 | 70 | Hiện nay, Ngành dân số học giúp phát hiện và hướng giải quyết cho A@ Tình hình tỷ suất sinh cao B@ Tình hình mất cân bằng giới tính, dân số vàng, C@ Tình hình tăng dân số quá nhanh, D@ Tình hình dân số già hiện nay | 0 | TB | 0 | B |
Ngày tháng 07 năm 2015
KT TRƯỞNG LIÊN BỘ MÔN
PHÓ TRƯỞNG
TS. BS Võ Thị Xuân Hạnh