Trường ĐH YK Phạm Ngọc Thạch
Liên Bộ môn Y học cộng đồng
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TỐT NGHIỆP Y 6
LIÊN BỘ MÔN CỘNG ĐỒNG
STT | Tên câu hỏi | Nội dung | Cố định | Độ khó | Nhóm CH | Đáp Án |
1 | 1 | Xác định cộng đồng và chủ đề chẩn đoán thuộc giai đoạn nào của chẩn đoán cộng đồng: A@ Chẩn đoán B@ Thu thập thông tin và phân tích thông tin C@ Khởi xướng D@ Công bố kết quả | 0 | TB | 0 | C |
2 | 2 | Mục tiêu của Chẩn đoán cộng đồng là, (chọn câu SAI) : A@ Khám phát hiện bệnh sớm tại cộng đồng B@ Mô tả những vấn đề sức khỏe của cộng đồng C@ Xác định những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng D@ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng vấn đề sức khỏe của cộng đồng | 0 | TB | 0 | A |
3 | 3 | Số liệu nào sau đây là phù hợp nhất để tính tỷ lệ hiện mắc bệnh Tăng huyết áp của cộng đồng dân cư Quận X: A@ Tổng số lượt người đến khám và được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp tại các Trạm y tế phường và bệnh viện Quận X trong năm Y B@ Tổng số người được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp qua các đợt khám phát hiện bệnh trong địa bàn quận X trong năm Y C@ Tổng số người sống trên địa bàn quận X có triệu chứng bất thường đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào và được chẩn đoán Tăng huyết áp trong năm Y D@ Tổng số người được khám xác định Tăng huyết áp qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại hộ gia đình | 0 | TB | 0 | D |
4 | 4 | Chỉ số nào sau đây biểu hiện tình trạng sức khỏe cộng đồng: A@ Tỷ lệ hút thuốc lá cao B@ Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông C@ Tỷ lệ quản lý thai D@ Tất cả các câu trên | 1 | TB | 0 | B |
5 | 5 | Thông tin “Tỷ lệ người mắc Sốt xuất huyết Dengue trong năm 2014” thu thập qua báo cáo kết quả chương trình sức khỏe Phòng chống Sốt xuất huyết tại Quận X là thuộc loại thông tin nào: A@ Sơ cấp, Khách quan, Định tính B@ Sơ cấp, Khách quan, Định lượng C@ Thứ cấp, Chủ quan, Định tính D@ Thứ cấp, Khách quan, Định lượng | 0 | TB | 0 | D |
6 | 6 | “Chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng về cộng đồng” là: A@ Thực hiện y tế công cộng tại cộng đồng B@ Thực hiện y học dự phòng tại cộng đồng C@ Thực hiện chăm sóc lâm sàng tại cộng đồng D@ Kết hợp giữa y tế công cộng và chăm sóc lâm sàng tại cộng đồng | 0 | TB | 0 | D |
7 | 7 | Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là: A@ Xây dựng và thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng B@ Bao gồm khám chữa bệnh và các chương trình phòng chống bệnh tật C@ Tổ chức khám chữa bệnh toàn diện cho cộng đồng D@ Vệ sinh phòng bệnh tại cộng đồng | 0 | TB | 0 | B |
8 | 8 | Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là (Chọn câu SAI): A@ Tiến trình phát triển của y học của các nước đang phát triển B@ Trách nhiệm của thầy thuốc đối với cộng đồng C@ Một khái niệm có cơ sở khoa học, hiệu quả, hiệu năng và công bằng hơn D@ Trách nhiệm của những nhà quản lý hệ thống y tế | 0 | TB | 0 | A |
9 | 9 | Đào tạo bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng nghĩa là: A@ Đào tạo các bác sĩ chuyên khoa về y học cộng đồng B@ Bác sĩ học lên cao chỉ theo chuyên khoa y học cộng đồng C@ Đào tạo theo nhu cầu của cộng đồng, phù hợp những vấn đề sức khỏe ưu tiên của 1 cộng đồng D@ Bác sĩ phải phục vụ suốt đời nghề nghiệp tại khu vực nông thôn | 0 | TB | 0 | C |
10 | 10 | Hạn chế của các phương pháp định tính trong xác định vấn đề sức khỏe: A@ Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề B@ Không phản ánh được nhu cầu của chính người dân sống trong cộng đồng C@ Mang tính chủ quan, tùy thuộc vào thành phần được hỏi D@ Không trả lời được vấn đề sức khỏe cần xác định là gì | 0 | TB | 0 | C |
11 | 11 | Phương pháp chấm điểm 4 tiêu chuẩn cho Xác định Vấn đề sức khỏe có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: A@ Sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo B@ Nếu sau khi chấm điểm mà kết quả chấm điểm từ 9 – 12 điểm thì nhận định có vấn đề sức khỏe trong cộng đồng C@ Là một phương pháp định tính D@ Có áp dụng kỹ thuật Delphi trong quá trình thực hiện phương pháp này | 0 | TB | 0 | C |
12 | 12 | Phương pháp xác định Vấn đề sức khỏe bằng cách dựa trên các số liệu thống kê có các đặc điểm sau: (1) Việc xác định vấn đề sức khỏe căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng, (2) Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề, không phản ánh nhu cầu do chính người dân sống trong cộng đồng đó diễn đạt, (3) Áp dụng trong phỏng vấn sâu, (4) Lấy ý kiến của nhiều thành phần trong cộng đồng. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ (1) + (2) đúng B@ (1) + (4) đúng C@ (1) + (3) đúng D@ (2) + (4) đúng | 0 | TB | 0 | A |
13 | 13 | Chấm điểm tiêu chuẩn 1 để xác định vấn đề sức khỏe của WHO (Chọn câu SAI): A@ Xác định chỉ số biểu hiện của từng vấn đề B@ Chấm điểm dựa vào tỷ lệ vượt so với mức bình thường C@ Quy ước chấm điểm là không có thể thay đổi được D@ Nếu 1 vấn đề gợi ý không tìm thấy mức bình thường thì điểm cho vấn đề này ở tiêu chuẩn 1 là 1 điểm | 0 | TB | 0 | C |
14 | 14 | “Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013 tại cộng đồng Quận Y là 39,22%, Quận X là 20,14%, Quận Z là 24%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận Y năm 2011 là 11,33%, năm 2010 là 11,45%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Chọn chỉ số biểu hiện vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” năm 2012 của Quận Y: A@ 39,22% B@ 11,33% C@ 11,45% D@ 20,67% | 0 | TB | 0 | A |
15 | 15 | “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014 tại cộng đồng Quận Y là 0,39%, năm 2012 là 0,3%, năm 2011 là 0,15%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận X năm 2013 là 0,11%, Quận Z là 0,33%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” tại Quận Y năm 2013 có tỷ lệ vượt là: A@ 40,79% B@ 30% C@ 39,29% D@ 73,33% | 0 | TB | 0 | B |
16 | 16 | Đối với vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết cao tại Quận Y (TL SXHY) năm 2012” có số liệu như sau: Qua báo cáo số liệu của chương trình phòng chống SXH của Quận: TL SXHY năm 2012 là: 0,099%, năm 2011 là 0,097%. Chỉ tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015: <0,090%;Chỉ tiêu của Quận Y: giảm 15% số ca mắc so với năm trước. Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết qua điều tra hộ gia đình năm 2012 tại Quận X là 0,075%, tại Quận Z là 0,085%. Chọn mức bình thường cho TL SXHY năm 2012 là: A@ 0,090% B@ 0,097% C@ 0,080% D@ 0,084% | 0 | TB | 0 | D |
17 | 17 | Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 500 phụ nữ có con <5 tuổi biết rằng số phụ nữ có con <5 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau. Trạm Y tế Phường thực hiện đề án triển khai có mục tiêu tổng quát: “GDSK cho 70% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y có kiến thức đúng về về phòng bệnh Tay chân miệng từ 30/5/2013 đến 10/7/2013”. Trong đó có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vãng gia GDSK vét cho 100% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y còn thiếu so với mục tiêu tổng quát có kiến thức đúng về phòng bệnh Tay chân miệng từ 06/07/2013 đến 08/07/2013”. Nếu chỉ có 30 phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK và kết thúc buổi GDSK có 30 người đạt kiến thức đúng. Vậy để đạt được mục tiêu tổng quát, Trạm Y tế cần vãng gia ít nhất bao nhiêu người nữa? A@ 15 người B@ 320 người C@ 20 người D@ 5 người | 0 | TB | 0 | D |
18 | 18 | Tên chỉ số lượng giá của mục tiêu: “Huấn luyện 90% cộng tác viên (CTV) Phường Y có kỹ năng giáo dục sức khỏe (GDSK) về phát hiện bệnh tăng huyết áp (THA) từ 9/2013 đến 12/2013” là A@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi tại Khu phố X Phường Y đến dự GDSK có kiến thức đúng về phát hiện THA sau buổi GDSK B@ Tỉ lệ CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA sau huấn luyện C@ 90% CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA sau huấn luyện D@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện THA sau đề án GDSK tại Khu Phố X Phường Y | 0 | TB | 0 | B |
19 | 19 | Mục tiêu đề án triển khai là: A@ Những hoạt động cần thực hiện B@ Kết quả mà ê-kíp thực hiện muốn đạt đến C@ Kết quả mong muốn về tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu D@ Kết quả mong muốn về hành vi của dân số mục tiêu | 0 | TB | 0 | B |
20 | 20 | Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – thuộc khu phố 2 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/3/2013 đến 30/3/2013. Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 8000 người ≥ 50 tuổi với người ≥ 50 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau và trong mỗi tổ cũng bằng nhau. Hãy cho biết số người mà trạm Y tế sẽ can thiệp khi thực hiện đề án? A@ 800 người B@ 240 người C@ 80 người D@ 2400 người | 0 | TB | 0 | B |
21 | 21 | Nói về “Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai”, các câu sau đây đều sai, NGOẠI TRỪ: A@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai nói lên kết quả mong muốn trên tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu B@ Thành phần mục tiêu trong đề án triển khai có từ 3 – 5 thành tố cấu thành C@ Đề án triển khai bao gồm một loạt những hoạt động phải thực hiện căn cứ trên chương trình can thiệp D@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai có 3 cấp | 0 | TB | 0 | C |
22 | 22 | Trong quá trình chấm điểm 4 tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe của WHO, phương pháp Delphi được áp dụng ở tiêu chuẩn nào? A@ Tiêu chuẩn 1 “Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức bình thường” B@ Tiêu chuẩn 2a “Cộng đồng đã biết tên vấn đề” C@ Tiêu chuẩn 2b “Cộng đồng có phản ứng rõ ràng” D@ Tiêu chuẩn 3 “Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành” | 0 | TB | 0 | B |
23 | 23 | Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/5/2013 đến 30/5/2013. Hãy cho biết tên đề án triển khai của Trạm Y tế. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ GDSK cho ≥50% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường B@ GDSK cho ≥80% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường C@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường D@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường | 0 | TB | 0 | D |
24 | 24 | Ý nào KHÔNG ĐÚNG trong định nghĩa sau đây về lượng giá? A@ Tiến trình thu thập các ý kiến của người thực hiện chương trình B@ Nhằm mục đích để biết ta đã thực hiện đạt, vượt hay không đạt mục tiêu C@ Làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện chương trình GDSK D@ Rút kinh nghiệm cho các chương trình GDSK sau | 0 | TB | 0 | A |
25 | 25 | Trong GDSK, điều nào sau đây KHÔNG PHẢI là mục tiêu cần lượng giá? A@ Kiến thức B@ Thái độ C@ Ý chí D@ Hành vi | 0 | TB | 0 | C |
26 | 26 | Lượng giá có nhiều mức độ nhưng KHÔNG PHẢI mức độ nào sau đây? A@ Lượng giá một chương trình GDSK B@ Lượng giá một hoạt động GDSK C@ Lượng giá một nội dung GDSK D@ Lượng giá một thông tin GDSK | 0 | TB | 0 | D |
27 | 27 | Lượng giá tiến trình là hoạt động: A@ Xem tiến trình thực hiện có đúng theo kế hoạch không B@ Theo dõi để nắm được các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình C@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có thực tế không D@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có phù hợp với tiến trình thực hiện không | 0 | TB | 0 | B |
28 | 28 | Lượng giá cần thu thập các thông tin định tính nhưng KHÔNG PHẢI điều nào sau đây? A@Mức độ quan tâm của đối tượng đối với các hoạt động GDSK B@Mức độ hiểu biết của đối tượng đối với các hoạt động GDSK C@Cảm nhận của đối tượng đối với các hoạt động GDSK D@Ý kiến đóng góp cải tiến của đối tượng đối với các hoạt động GDSK | 0 | K | 0 | B |
29 | 29 | Điều nào sau đây tuy rất quan trọng nhưng KHÔNG PHẢI là nghĩa vụ Y đức? A@ Công minh B@ Bảo mật C@ Lắng nghe D@ Không kỳ thị | 0 | TB | 0 | C |
30 | 30 | Nghĩa vụ y đức nào sau đây phải được tuân thủ trước hết? A@ Làm điều có lợi cho bệnh nhân B@ Không làm điều có hại đối với bệnh nhân C@ Tôn trọng sự tự chủ D@ Nói sự thật | 0 | D | 0 | B |
31 | 31 | Nếu có sự không thống nhất về nội dung truyền thông giữa các cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan, viện khác nhau, người GDSK phải dựa trên nhiều nguyên tắc nhưng KHÔNG PHẢI là nguyên tắc nào sau đây? A@Cân nhắc tất cả các nội dung B@Ưu tiên đối với những nội dung giúp làm giảm tác hại C@Thông qua các nguyên tắc về tự quyết của đối tượng D@Thông qua các nguyên tắc về tự do lựa chọn của đối tượng | 0 | K | 0 | B |
32 | 32 | Giáo dục sức khỏe (GDSK) cần đảm bảo nhiều trách nhiệm nhưng KHÔNG PHẢI là trách nhiệm nào sau đây? A@Trách nhiệm với công chúng B@Trách nhiệm với đồng nghiệp C@Trách nhiệm với việc thực hiện GDSK D@Trách nhiệm đối với việc đào tạo nghề | 0 | TB | 0 | B |
33 | 33 | Hiệu ứng gương soi (mirror effect) được đề cập trong mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân còn được gọi là hiện tượng…về mặt cảm xúc: A@ Cộng hưởng B@ Ám thị C@ Phóng chiếu D@ Chuyển cảm | 0 | TB | 0 | A |
34 | 34 | Điều nào sau đây KHÔNG THUỘC tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc: A@ Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết B@ Thường xuyên cập nhật kiến thức C@ Tấm lòng nhân đạo và cao thượng D@ Cam kết tham gia các hoạt động chung của xã hội | 0 | TB | 0 | C |
35 | 35 | Điều nào sau đây có thể dẫn đến hậu quả sau ở người thầy thuốc: gây ra sự mệt mỏi (mệt, ủ rủ), sự tuyệt vọng (“tôi không làm gì được cả”,…); thúc đẩy người thầy thuốc làm nhiều hơn, tình trạng tăng động. A@ Thái độ có trách nhiệm B@ Thái độ, tâm trạng chán nản C@ Thái độ bất mãn D@ Thái độ, tâm trạng bất lực | 0 | TB | 0 | D |
36 | 36 | Những phản ứng qua đó phản chiếu những cách thức và tâm trạng của người thầy thuốc đối với bệnh nhân (tội nghiệp, lòng trắc ẩn, chán ngấy,…) được gọi là: A@ Hiện tượng chuyển cảm B@ Hiện tượng chống chuyến cảm C@ Thấu cảm D@ Đồng cảm | 0 | TB | 0 | A |
37 | 37 | Các kiểu phản ứng tâm lý chính của bệnh nhân trước căn bệnh: A@ Phủ định, tức giận, thương lượng, trầm cảm, hy vọng. B@ Hợp tác, phá hoại, không ý thức, ý thức. C@ Hợp tác, bình tĩnh, không ý thức, dấu vết, tiêu cực, hoảng hốt, phá hoại. D@ Xem thường, bình thường, quá mức, tiêu cực. | 0 | TB | 0 | C |
38 | 38 | Bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross đã đưa ra lý thuyết về 5 giai đoạn phản ứng của bệnh nhân trước thông báo bệnh mãn tính là: A@ Từ chối – thương lượng – chấp nhận – tức giận – u sầu B@ Từ chối – tức giận – chấp nhận – u sầu – hy vọng C@ Từ chối – tức giận – thương lượng – u sầu – chấp nhận D@ Hy vọng – Từ chối – tức giận – chấp nhận – Thương lượng | 0 | TB | 0 | C |
39 | 39 | Phản ứng của bệnh nhân phụ thuộc vào các yếu tố: A@ Bản chất căn bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh bệnh nhân lâm vào căn bệnh, chất lượng mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân. B@ Chất lượng của mối quan hệ, sự hỗ trợ với nhân viên y tế và với người thân, giai đoạn lứa tuổi, bối cảnh sống. C@ Cấu trúc nhân cách và đặc điểm lứa tuổi, thời kỳ khủng hoảng lứa tuổi, bản chất căn bệnh. D@ Nhân cách, lứa tuổi, loại bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh mắc bệnh, chất lượng của các mối quan hệ liên quan và sự hỗ trợ. | 0 | TB | 0 | D |
40 | 40 | Bệnh nhân nhận thức bệnh quá mức, bình thường, xem thường hay loạn nhận thức chủ yếu phụ thuộc vào: A@ Nhân cách từng lứa tuổi B@ Hoàn cảnh. C@ Loại bệnh. D@ Giới tính. | 0 | TB | 0 | A |
41 | 41 | Các công việc có thể gây ra bệnh phổi silic, Chọn câu Sai: A@ Nhân viên văn phòng B@ Công nhân khai thác quặng đá C@ Công nhân cơ khí làm việc trong phân xưởng khuôn đúc D@ Công nhân sản xuất đồ gốm | 0 | TB | 0 | A |
42 | 42 | Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 1 của bệnh bụi phổi silic? A@ Không có triệu chứng rõ rệt B@ Chức năng hô hấp giảm C@ Đau tức ngực là chủ yếu D@ Thỉnh thoảng ho và khó thở khi gắng sức | 0 | TB | 0 | B |
43 | 43 | Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 2 của bệnh bụi phổi silic? A@ Thể trạng chung của người bệnh suy sụp nhiều B@ Khả năng lao động bị ảnh hưởng nhiều C@ Đau ngực, ho đờm và khó thở D@ Chức năng hô hấp giảm | 0 | TB | 0 | A |
44 | 44 | Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 3 của bệnh bụi phổi silic? A@ Đau ngực và ho thường xuyên B@ Khó thở cả khi nghỉ ngơi C@ Áp xe phổi là biến chứng thường xảy ra nhất D@ X quang có thể thấy các hang rỗng giống hang lao | 0 | TB | 0 | C |
45 | 45 | Trong bệnh bụi phổi giai đoạn cuối, biến chứng nào thường xảy ra nhất? A@ Lao phổi B@ Ung thư phổi C@ Thuyên tắc phổi D@ Nhồi máu cơ tim | 0 | TB | 0 | A |
46 | 46 | Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, NGOẠI TRỪ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa | 0 | TB | 0 | B |
47 | 47 | Trong dự phòng bệnh bụi phổi silic, cần áp dụng các phương pháp hạ thấp nồng độ bụi trong không khí, Chọn câu Sai? A@ Đặt các hệ thống lọc, hút bụi B@ Thay phương pháp khoan ẩm thành phương pháp khoan khô C@ Thay nguyên liệu chứa nhiều SiO2 bằng một loại nguyên liệu khác D@ Không phương pháp nào kể trên là sai | 0 | TB | 0 | B |
48 | 48 | Các phương pháp dự phòng bệnh bụi phổi silic sau đều đúng, NGOẠI TRỪ? A@ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân như kính mắt, khẩu trang, quần áo chống bụi B@ Hít thở khí dung kiềm C@ Cung cấp nhiều Vitamin C D@ Khí công tập thở | 0 | TB | 0 | C |
49 | 49 | Tỷ lệ nước trong cơ thể người, chọn câu Sai? A@ Ở người lớn, nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể B@ Huyết tương chiếm 3/4 tổng lượng nước ngoại bào C@ Lượng nước nội bào chiếm 2/3 tổng lượng nước toàn cơ thể D@ Tỷ lệ phần trăm của nước đối với thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn | 0 | TB | 0 | B |
50 | 50 | Chọn một đáp án ĐÚNG trong các phát biểu sau đây? A@ Nước chỉ được thải ra khỏi cơ thể qua ba con đường sau: qua da, qua nước tiểu, qua phổi B@ Cân bằng âm là lượng nước hấp thu nhiều hơn lượng nước được thải trừ C@ Lượng nước được thải qua da không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường D@ Cân bằng lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng chủng tộc, giới tính | 0 | TB | 0 | D |
51 | 51 | Chọn một đáp án SAI trong các phát biều sau? A@ Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, muối khoáng và cả các chất thải từ các mô B@ Nước tham gia quá trình điều hòa nhiệt độ của cơ thể thông qua quá trình bay hơi mồ hôi cũng như thoát hơi nước qua hô hấp C@ Nước chuyển hóa là nước được thải ra khỏi cơ thể qua các cơ quan bài tiết D@ Nước đóng vai trò làm giảm ma sát tại một số cơ quan | 0 | TB | 0 | C |
52 | 52 | Thiết kế nghiên cứu cắt ngang là thiết kế mà theo đó A@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người mắc bệnh và nhóm người không mắc bệnh, sau đó tìm hiểu tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của 2 nhóm này trong quá khứ. B@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và nhóm người không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, sau đó theo dõi 2 nhóm người này trong tương lai để xác định tình trạng mắc bệnh. C@ Nhà nghiên cứu xác định tình trạng mắc bệnh hoặc không mắc bệnh cùng lúc với tình trạng có tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở một dân số người. D@ Nhà nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê có sẵn về tình trạng mắc bệnh và tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của một dân số người. | 0 | TB | 0 | C |
53 | 53 | Tỉ suất hiện mắc (TSHM) bệnh mạch vành ở người có hút thuốc lá là A@ 70% B@ 10% C@ 30% D@ 60% | 0 | TB | 1 | C |
54 | 54 | Tỉ số TSHM bệnh mạch vành xét theo tình trạng hút thuốc lá là A@ 0,33 B@ 3,0 C@ 2,1 D@ 0,78 | 0 | TB | 1 | B |
55 | 55 | Tỉ số chênh (Odds Ratio) ước lượng của nghiên cứu này là A@ 0,26 B@ 1,7 C@ 0,58 D@ 3,9 | 0 | TB | 1 | D |
56 | 56 | Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 3: A@ 4,95% B@ 4,5% C@ 4,39% D@ 4,7% | 0 | TB | 2 | B |
57 | 57 | Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44% | 0 | TB | 2 | D |
58 | 58 | Hãy tính tỷ suất hiện mắc ngày thứ 2 của học sinh trường A: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44% | 0 | TB | 2 | D |
59 | 59 | Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh đột quỵ năm 2009 / Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh ung thư năm 2009 là phép tính biểu thị A@ Tỷ số B@ Tỷ lệ C@ Tỷ suất D@ Tất cả đều sai | 1 | TB | 0 | A |
60 | 60 | Tỷ suất mắc (/%) trong nhóm thường xuyên uống cà phê là: A@ 21,1 B@ 51,5 C@ 68,1 D@ 74,0 | 0 | TB | 3 | D |
61 | 61 | Nguy cơ tương đối trong nghiên cứu này là: A@ 2,2 B@ 3,5 C@ 1,1 D@ 4,9 | 0 | TB | 3 | B |
62 | 62 | Nguy cơ quy trách trong nhóm uống cà phê là: A@ 52,9 B@ 35,4 C@ 36,1 D@ 44,8 | 0 | TB | 3 | A |
63 | 63 | Chọn câu ĐÚNG NHẤT:Tỷ suất mắc được tính trong nghiên cứu này là A@ Tỷ suất mới mắc B@ Tỷ suất hiện mắc C@ Tỷ suất mới mắc trong 5 năm D@ Tỷ suất hiện mắc trong 5 năm | 0 | TB | 3 | C |
64 | 64 | Một dân số được gọi là DS vàng hay “lợi tức DS” khi A@ Khi có dân số lao động từ 15t đến 60t hay 65t nhiều B@ Khi có ít người >15t C@ Khi có ít người già D@ Khi có ít người trong độ tuổi lao động | 0 | TB | 0 | A |
65 | 65 | Phân tích theo phái (sex), giới tính (gender) quan trọng A@ Vì giới tính liên quan đến tính chất sinh học, sinh lý B@ Vì các sự kiện, các biến số khác thay đổi theo biến số này C@ Vì giới tính liên quan đến tử vong nữ hơn phái nam D@ Vì Phái liên quan đến vị trí vai trò xã hội, chuẩn mực xã hội | 0 | TB | 0 | B |
66 | 66 | Cấu trúc tháp tuổi A@ Trục hoành được chia theo tuổi hay lớp tuổi (0 – 4, 5– 9…) B@ Trục hoành ghi số dân tương ứng với lớp tuổi C@ Trục tung ghi số dân tương ứng với lớp tuổi D@ Các câu trên đều sai | 1 | TB | 0 | B |
67 | 67 | Dân số già A@ Không liên quan đến sự giảm tình hình tử vong; B@ Không liên quan đến giảm sinh; C@ Liên quan đến sự hạ thấp tình hình sinh sản D@ Không liên quan đến tuổi trung vị | 0 | TB | 0 | C |
68 | 68 | Khi nào xảy ra hiện tượng dân số vàng A@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 70% B@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 60% C@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 50% D@ Khi có tỷ số phụ thuộc < 50% | 0 | TB | 0 | D |
69 | 69 | Tỷ số phụ thuộc theo tuổi phản ánh, NGOẠI TRỪ A@ Phản ánh số người ăn theo trên 100 người trong tuổi lao động B@ Phản ánh mức độ dân số không có khả năng làm việc mà dân số phải lo. C@ Phản ánh gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. D@ Phản ánh tác động của mức độ sinh và chết của dân số | 0 | TB | 0 | D |
70 | 70 | Để xác định tình trạng trội tử nam, nên sử dụng ba loại số liệu A@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, tỷ suất sinh nam, tuổi thọ B@ Tỷ suất tử vong nam theo tuổi, tỷ suất sinh nam cao, tuổi thọ C@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, phân bố dân số theo tuổi và giới, tuổi thọ theo giới D@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, phân bố dân số theo tuổi và giới,tuổi thọ | 0 | TB | 0 | C |
Ngày tháng 07 năm 2015
KT TRƯỞNG LIÊN BỘ MÔN
PHÓ TRƯỞNG
TS. BS Võ Thị Xuân Hạnh