Nhớ xử trí lúc NV, sau khi có kq cls thì xử trí tiếp
Bé 22 ngày tuổi nhập viện vì sốt ngày 2, bé có sốt + bú kém. khám không có gì bất thường hết. ngặt cái bé có tiền căn sau sanh không khóc liền + NT huyết + co giật từ sau sinh điều trị ND1 14 ngày về còn giật (cũng không rõ ràng, giật 2 tay 2 chân không trợn mắt, giật nhanh, chừng 1 2 giây thôi mà hỏi tới hỏi lui mợ bé vẫn khẳng định thế) phân vân mãi bê vô Bệnh án luôn tại bênh phòng anh nên k dám ém.
chẩn đoán NTH/TD VMN + theo dõi động kinh.
CLS ra bình thường hết
a kêu là run chi lành tính rồi bỏ cái co giật đi
vậy nó giờ Lâm sàng cũng k có gì, CLS bình thường hết vậy nó bị gì, chẩn đoán cuối cùng là gì? Phải trả lời là làm lại CTM CRP lần 2 mới loại trừ nhiễm trùng
Sơ sinh ko có sốt co giật lành tính nhaz, phải nghĩ nguyên nhân TKTW. Anh nói sơ sinh ko nghĩ viêm não siêu vi (ko bik tại sao)
Amino đánh vào ribosom 30s. Cơ chế hiệp đồng của beta lactam và amino
Cách làm test de Coombs TT GT,
Qui đổi đơn vị Bilirubin (nhân 17)
chữ E trong E.coli là gì, vàng da chiếu đèn bao lâu thì giảm, thế nào là đáp ứng, đọc DNT chú ý
Nhuộm gram mấy con vi trùng
Theo dõi dtri VMN
Tien luong
Phòng ngua NT bv
Lựa chọn ks khi ks ban đầu k đáp ứng
Suy hô hấp là tình trạng hệ hô hấp không thể duy trì sự oxi hóa máu hay sự thông khí hay cả 2
Khò khè test dpq có những trường hợp gì. Tần suất hen vtpq vp theo tuổi.
Đáp ứng hoàn toàn; đáp ứng một phần, ko đáp ứng
Viêm TPQ: 80% ở 2-6 tháng
Hen: tỉ lệ khoảng 3% (ở trẻ >7 tuổi)
Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc: thiếu Fe, thalas, ngộ độc chì, bệnh mạn tính
pb hen vs vtpq, vp…\
Phổ vk của từng ks hay dùng c3 vanco genta
ion đồ coi cái gì, để làm gì, cần làm gì để biết HC tăng tiết ADH k thích hợp, Xquang bt v có loại trừ bội nhiễm k(k vì CRP cao, BC neu tăng). Tại sao dùng KS cefa3, tuổi này hay gặp con gì, Vk k điển ình cefa 3 diệt đc k, tại sao (không do vk không điển hình không có vách tế bào, nên beta lactam ko có tác dụng)
CÔ DIỄM
diễn tiến và để xử trí lần lượt cơn hen nặng, MgSO4–> Theophyllin –> Salbutamol, sau đó cô hỏi tác dụng phụ theophyllin, salbutamol, cái nào là quan trọng nhất và cần theo dõi, nếu mà có tác dụng phụ đó là ngưng ngay
nó dc ngừa fixotide rồi mà sao nó vẫn lên cơn, e nghĩ tới do những lý do gì
cô hỏi thêm tới dinh dưỡng của nó, e cho nó ăn cái gì, lượng bao nhiêu.
tại sao e xài cefa3, tác dụng phụ cefa 3 (tổn thương thận, shock phản vệ), làm sao biết được tổn thương thận sớm nhất?(đạm niệu),
tại sao e xài macrolide (vk ko điển hình), tại sao vk ko điển hình xài macrolide? (Ko vách, chui vô tế bào).
Thls chú ý case 18 có hc niệu 2+ pro niệu 2+ kèm xanh xao và phù toàn thân. Đáp án là vctc nghi do tự miễn. Hậu nhiễm là cđpb và không có hcth gì hết
Chẩn đoán tay chân miệng độ 1, điều trị; mẹ bé hỏi bé có khả năng bị lại nữa ko? Tư vấn phòng ngừa bệnh cho bé.
Câu tình huống 18: chẩn đoán theo IMCI: tiêu chảy cấp không mất nước + Thiếu máu nhẹ + … ; Tư vấn cho bà mẹ cách pha dung dịch Oresol cho bé
TÌNH HUỐNG SỐ 16, bé trai 6 tháng nhập viện vì …, đc chẩn đoán cơn tím thiếu oxy- TOF, ctm có BC 23k, neu 67% lym 23% ( mình nhớ ko chính xác lắm, nhưng chắc chắn neu ưu thế ), Hct 36% TC 105k nhận xét ctm. xn Fe huyêt thanh và ferritin bình thường, cho uống sắt theo nhu cầu 5-6 mg/kg/ ngày đúng hay sai? (đáp án của anh: bc tăng ưu thế neu nên nghĩ có tình trạng nhiễm trùng, Hct ko tăng, TC giảm. cho uống sắt như vậy là sai)
Các tình huống lâm sàng mình thu lượm được từ bàn số 5 sáng nay là: Kawasaki,chẩn đoán phân biệt,điều trị,nguy cơ dãn mạch vành? Liệt tiểu cầu? Điều trị?
CHÚ Ý
Điều trị nhớ phần nâng đỡ giảm ho hạ sốt chống ói vvvvv.
hỏi cho kỹ phần tiền căn, chú ý những lần bệnh hô hấp của bé trước đây, dù o liên quan cũng phải ghi nhận kĩ lưỡng, các bạn nên học chăm sóc ban đầu, phương pháp phòng ngừa nữa….
– Chỉ định phòng ngừa trên BN này (hen nặng, các bạn nên nói ngay ý này), đừng nói mấy ý khác trước
Mình thi cô Diễm, cô hỏi chủ yếu trong slide của cô và trong sách lâm sàng
.
Chân̉ đoán VP nặng
>>Hỏi:
-Yếu tố tiên lượng nặng
-Tiên lượng (nặng vì tuổi)
-Vì sao ko chẩn đoán rất nặng(mặc dù <2thang nhưng SHH độ 1)
neu cac nguyen nhan cua sốt: nhiễm trùng, miễn dịch, ác tính
tu van, phong ngua cho tre sot cao co giat
như tăng Kali máu, tăng lactate máu khi nào tại sao…
tăng lactate: lactate tạo thành từ Pyruvate nhờ enzyme lactate dehydrogenase (LDH) qua con đường yếm khí; nó chuyển hóa chủ yếu ở gan tạo lại glucose.
thiếu O2 mô:
cung cấp ko đủ: sốc, suy hô hấp
cơ thể cần nhiều O2 quá: co giật kéo dài…
rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, suy gan
Tăng K: “body CARED too much for K”
Cellular movement: chuyển K từ nội bào ra ngoại bào
Artificial increase: tán huyết do lấy mẫu sai (lấy máu bằng kim nhỏ, mẫu máu để lâu, buộc garrot kéo dài và siết quá chặt); bạch cầu > 10^5, tiểu cầu > 10^6 nếu mẫu máu bị đông
Excessive K intake: từ dịch truyền; hủy mô, tán huyết, hủy bướu
Drugs
Sốc phản vệ: Cơ chế, liều của Adre, k có adre xài j, xài dopu, dopa dc k? Vì sao? Xài hydocortisone thay vì methyl, vì sao? Vì sao xài pipol chứ hk ranitidine?
Xài hyrocortisone thay vì methylpred vì: hydro tác dụng nhanh, còn methyl tác dụng trung bình; nên cấp cứu ưu tiên xài hydro
Dị ứng ceftri thì có dị ứng penicilin, amox, carbapenem k? vì sao? kháng sinh thay thế(cipro or chloramphenicol)
Có thể dị ứng chéo, do đó cần test trước, nếu thực sự dị ứng thì ko nên xài. Kháng sinh thay thế: tùy nhắm đến con gì, đừng xài beta lactam là được
Rắn cắn: xử trí tại hiện trường, chỉ định kháng huyết thanh, t/d phụ:phan ung phan ve,shock phan ve,co giat,phan ung muon(benh huyet thanh)
Nguyen tac:so cuu ban dau->dua di benh vien->kham,xd ran->xu tri cap cuu->neu co dau hieu can cap cuu thi them khang huyet thanh,con lai cho thu them dong mau co gi khong,co chi dinh khang huyet thanh hay khong-:dieu tri bo tro:khang sinh,roi loan dong mau,ngua uon van,dieu chinh roi loan dong mau neu co.
Để chẩn đoán tác nhân VP thì lm j? ( cấy máu, cấy đàm qua NTA, qua nội soi qua… cách lm, giá trị từng cái).
Marker chẩn đoán viêm, nhiễm trùng: CRP, procalcitonin, IL 6: xem bài sơ sinh
PCT là tiền chất của hormone calcitonin có nguồn gốc từ tế bào C tuyến giáp, tế bào gan, monocyte (khi có nhiễm khuẩn).
rắn cắn: rối loạn đông máu ảnh hưởng yếu tố nào đầu tiên,nghi la yeu to 7 la dau tien do thoi gian ban huy thap nhap (1 ngay)? sử dụng kháng sinh k, kháng sinh j (Cefotaxim TM: theo phác đồ)? VNam có những kháng huyết thanh nào:luc tre,cap nong,ho meo,cham quat? a còn hỏi chẩn đoán bệnh đó do virus thì có mấy biện pháp (3. cấy, PCR, tìm kháng thể). shock nt từ đường tiêu hóa sao lại xẹp phoi.
cơ chế tiêu chảy, tiêm chủng rota virus, kháng sinh
cơ chế tổn thương phổi trong ngạt nước( nước bẩn nhiễm trùng, có di vật, làm hỏng lớp surfactan, kích thích co thắt làm giảm thông khí tưới máu, dãn mạch thoát huyết tương) , 6 yếu tố tiên lượng bn ngạt .quan trọng trong ngạt nước là thiếu oxy não-> di chứng , viêm phổi.nếu cho thở máy thì Fio2 nên <60% để giảm tổn thương não thêm.
nhiễm trùng huyết từ đường tiết niệu tác nhân gì thuong gap nhat la e.coli,klebsiella,protéu,sảprophytycus,
nhân thuờng gặp nhất của ngưng tim là gì,
Ở trẻ em ngừng thở thường là hậu quả của tình trạng suy hô hấp cấp. Ngừng tim thường sau ngừng thở.
Não sẽ bị tổn thương khi ngừng thở ngừng tim trên 4 phút và nếu trên 10 phút thường tử vong, nếu sống sẽ để lại di chứng não nặng nề.
sốc sxh Sao độ 4, ngoài m=0, ha=0 thì còn gì để chẩn đoán độ 4,có nghĩ sốc nt. ns1 là gì: Kháng nguyên Dengue
Lưu ý: thầy Nguyên chấm
Được cái là không yêu cầu y lệnh chính xác, chỉ cần nêu tên thuốc, hướng xử trí. A k xem bệnh án nên các bạn ghi ngắn gọn cho kịp thời gian, chủ yếu là suy luận.
Mấy bạn lưu ý là a Nguyên biện luận SHH là đi thẳng vô nguyên nhân nghĩ nhiều luôn.
Bệnh 2 ngày, do mẹ trực tiếp chăm sóc và nuôi bệnh khai:
Ngày 1: bé sốt cao đột ngột liên tục 38,5-400C, đáp ứng với thuốc hạ sốt, kèm ăn uống kém, mệt mỏi, nổi chấm đỏ 2 cẳng chân, 2 cánh tay
Ngày 2: bé bớt sốt nhưng thấy mệt, đừ nhiều nên đi khám BV Nhi Đồng 2
Trong quá trình bệnh, bé vẫn tỉnh táo, không nhức đầu, không nôn, không chảy máu chân răng hay chảy máu cam, không đau bụng, không khó thở, tiểu vàng trong khoảng 1 lít/ngày, tiêu phân vàng đóng khuôn
TIỀN CĂN:
Bản thân:
Sản khoa:
Con 3/3, PARA mẹ 3003, sanh thường, đủ tháng, CNLS 3000g, sau sanh khóc liền, không ngạt, không phát hiện dị tật bẩm sinh, không nằm dưỡng nhi.
Lúc mang thai mẹ khám thai đầy đủ theo lịch, chưa ghi nhận bất thường trong thai kì.
Tiền căn bệnh lý:
Không ghi nhận tiền căn bệnh lý tim mạch, hô hấp, gan, thận, suy giảm miễn dịch, tiểu đường
Chưa ghi nhận tiền căn sốt xuất huyết, sốt rét
Tiền căn dị ứng:
Chưa ghi nhận dị ứng thuốc và thức ăn.
Tiền căn chủng ngừa:
Lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt
Dinh dưỡng:
Ăn với gia đình, 3 bữa cơm chính, 2 bữa phụ
Phát triển tâm vận:
Đang học lớp 6
Gia đình:
Không ghi nhận bệnh lý truyền nhiễm
Dịch tễ:
Xung quanh nhà không ai bị sốt xuất huyết, tay chân miệng, không tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm trong thời gian gần đây.
Sống trong khu vực có nhiều muỗi, bị muỗi cắn.
KHÁM LÂM SÀNG: 11h15 26/12/2016 (lúc nhập cấp cứu)
Tổng trạng:
Bé tỉnh
Môi hồng/ khí trời
Chi lạnh, mạch nhanh nhẹ 135 l/ph, CRT 3s.
Sinh hiệu: Mạch 135 l/ph HA: khó đo
NT: 33 l/ph T0: 37oC
Cân nặng 43 kg, chiều cao 135 cm 🡪 BMI = 23.59 kg/m2 > 85 percentile 🡪 thừa cân
Chấm xuất huyết rải rác 2 tay, cẳng chân
Da niêm hồng, không nhọt da, không ban tay chân miệng
Hạch ngoại biên không sờ chạm.
Không phù.
Đầu mặt cổ:
Cân xứng, không biến dạng.
Kết mạc không vàng.
Tĩnh mạch cổ không nổi.
Tai không chảy dịch mủ, họng sạch, không loét miệng
Không có môi khô, lưỡi dơ, vẻ mặt nhiễm trùng
Ngực:
Lồng ngực cân đối, di động đều theo nhịp thở, không biến dạng, không u, không sẹo cũ, không tuần hoàn bàng hệ.
Tim:
Không ổ đập bất thường.
Mỏm tim liên sườn V, đường trung đòn trái.
Nhịp tim 135 lần/ phút.
T1, T2 đều rõ, không âm thổi.
Phổi:
Nhịp thở: 33 lần/ phút, không co kéo
Phổi trong không ran.
Bụng:
Bụng cân đối, di động theo nhịp thở, không sẹo, không u, không tuần hoàn bàng hệ.
Tình trạng sốc đã ảnh hưởng đến mạch, huyết áp nhiều → sốc mất bù.
Nguyên nhân:
Sốc tim: tiền căn chưa ghi nhận bé có bệnh tim bẩm sinh hay bất thường tim mạch khác, khám tim không to, không T3, không nghe âm thổi, tĩnh mạch cổ không nổi → không nghĩ.
Sốc giảm thể tích: chưa ghi nhận tiền sử bệnh có nôn ói, tiêu chảy, xuất huyết, khám không ghi nhận dấu mất nước nên không nghĩ.
Sốc phản vệ: BN không ghi nhận tiếp xúc vơi dị nguyên, không tiền căn dị ứng nên không nghĩ
Sốc tắc nghẽn: không nghĩ do khám tim, phổi BN bình thường.
BN có sốt cao kèm sốc bệnh cảnh cấp tính 2 ngày nên nghĩ tới các nguyên nhân:
Sốc sốt xuất huyết Dengue: nghĩ nghiều nhất do bé nằm trong vùng dịch tễ có nhiều muỗi, bị muỗi đốt, khi vào sốc thì hết sốt, kèm nổi chấm xuất huyết, gan to đau🡪đề nghị Hct khẩn, huyết đồ, NS1
Sốc nhiễm trùng: bệnh nhân có sốt cao kèm với sốc, bệnh cảnh cấp tính; tuy nhiên bé không có biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nên ít nghĩ 🡪đề nghị thêm CRP
Phân độ: bé có mạch nhanh nhẹ khó bắt, huyết áp không đo được nên là sốc sốt xuất huyết Dengue nặng
Biến chứng: bé có gan 1cm dưới bờ sườn, đau nên theo dõi biến chứng tổn thương gan. Đề nghị AST, ALT
– Liều thấp và trung bình 0,05 – 0,5 μg/kgphút: beta 1 (tăng co cơ tim, tăng nhịp tim) và alpha (co mạch)
-Liều cao > 0,5 μg/kgphút: alpha
Noradrenaline
Chủ yếu alpha
Co mạch, ít tăng co bóp cơ tim
Dobutamine
Beta 1, beta 2
-b1: tăng co bóp, ít tăng nhịp tim và HA so với dopamin: đây là thuốc tăng sức co bóp cơ tim mạnh nhất
-b2: dãn mạch, giảm kháng lực mạch máu
Dopamine
Beta 1, beta 2, alpha
+ Liều thấp 2 – 5 μg/kg/phút: dopa dãn mạch máu nội tạng, tăng tưới máu thận.
+ Liều trung bình 5 – 10 μg/kg/phút: beta 1 tăng co cơ tim, tăng nhịp tim.
+ Liều > 10 μg/kg/phút: alpha co mạch với tăng sức kháng mạch máu toàn thân.
Milrinon
ức chế phosphodiesterase 🡪 tăng cAMP
Tăng co bóp cơ tim.
Tác dụng phụ: tụt HA
Dogoxin
ức chế Na-K-ATPase 🡪 Na trong tế bào cơ tim trao đổi với Ca 🡪 tăng Ca
Tăng co bóp cơ tim, chậm nhịp tim
Nitroglycerin
Dãn tĩnh mạch > động mạch
Nitroprussid
Dãn động mạch > tĩnh mạch
Dopamin tăng nhịp tim, nên sốc kèm nhịp nhanh nên chọn noradre hơn dopa. Sốc thất bại dopa khi dùng liều dopa 10 ug/kg/phút mà còn sốc
Móc độc: có thể để lại 2 lỗ, 4 lỗ, 1 lỗ. Nếu có 4 móc độc so các khoảng cách giữa móc độc coi 1 con hay 2 con rắn
Rắn lành: sau 2 giờ ko có triệu chứng tại chỗ, sau 6h ko có triệu chứng toàn thân. Cần theo dõi 12-24h
BIỂU HIỆN TẠI CHỔ
Dấu móc độc:
Sưng, nóng, đỏ đau: Nhớ phải đo vòng chi mỗi 4-6h
Bóng nước (do ly giải mô), hoại tử.
Chảy máu tại chổ
Nhiễm trùng tại chổ, tạo abcess
BIỂU HIỆN TOÀN THÂN: 2 hội chứng: liệt (rắn hổ) và chảy máu (rắn lục). Trong dó, sụp mi là dấu hiệu có sớm nhất và cũng hết sớm nhất nên dùng để theo dõi đáp ứng khi điều trị với HTKNR) 🡪 liệt hầu họng nói khó, nuốt khó 🡪 yếu liệt chi 🡪 liệt cơ hô hấp, ngừng thở. Nếu liệt nửa người coi chừng xuất huyết não gây liệt
CON RẮN GÌ
Rắn chàm quạp: lâm sàng xuất hiện trong vài giờ.
Rắn hổ: lâm sàng xuất hiện trong 30p, nhanh chóng tiến đến suy hô hấp (1-2h)
CLS: Công thức máu, đông máu, TPTNT. Xét nghiệm đông máu phải lặp lại mỗi 6h trong 24h
Tại chỗ
Toàn thân
Xét nghiệm
Hổ đất
Đau, phù
Hoại tử lan rộng
Tê, sụp mi
Nói, nuốt khó
Sùi bọt mép
Liệt cơ hô hấp
Hổ mèo
Đau tại chỗ
Hoại tử
Lừ đừ, liệt cơ hô hấp
± co giật
XN đông máu
Myoglobin niệu
Cạp nong
Cạp nia
Đau tại chỗ
Ít hoại tử
Liệt cơ hô hấp thường sau 1 – 4 giờ
XN đông máu
Chàm quạp
Đau
Hoại tử lan rộng
Chảy máu ko cầm
Bóng nước có máu
Bầm máu
Xuất huyết, DIC
XN đông máu
Rắn lục
Nhẹ hơn
Nhẹ hơn
Rắn biển
Đau, sưng
1-3h sau: đau cơ, liệt cơ hh, suy thận
MỨC ĐỘ
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Móc độc
+
+
+
Tại chỗ
sưng, đau khu trú
lan khỏi vị trí cắn
1/3 tới lan toàn bộ chi
Toàn thân: có thường là nặng
–
nôn, buồn nôn, hạ HA tư thế
RLĐM nhẹ
xuất huyết da, tiểu máu, tiểu đạm
RLĐM nặng
SƠ CỨU
Làm chậm hấp thu nọc độc vào cơ thể: CARE LOEX WASU IMBA
Calm: Trấn an nạn nhân
Rest: Hạn chế vận động
Low: Chi thấp hơn tim
Expose: bộc lộ vết cắn,.
Wash: Rữa sạch vết thương bằng nước
Suck: Hút nọc rắn nếu là rắn hổ, <15′
Immobilize: Bất động chi bị cắn
Bandage: băng ép: rắn hổ, không dùng cho rắn lục.
Nhanh chóng chuyển bn đến bv.
Băng ép từ dưới lên trên, qua 2 khớp, để phân bố đều độc tố
Rạch da và hút: làm nặng thêm chảy máu, đặc biệt là rắn lục cắn, nhiễm trùng, tăng hấp thu nọc độc. Ngoài ra, nếu bị rắn lục cắn, chi phù nề xuất huyết nhiều nhưng chết chậm hơn rắn hổ, và lượng độc tố lấy ra ít không thể ngăn chảy máu. Trước 15′ có thể lấy bớt độc tố 🡪 hút nếu là rắn hổ, <15′
Nếu garrot rồi, truyền huyết thanh trước rồi mới nới garrot từ từ
Đắp vôi lên vết cắn: vôi có tính kiềm, ly giải protein, polypeptid của nọc rắn: chỉ có tác dụng đối với nọc rắn ở phía ngoài, chưa hấp thu vào cơ thể
TẠI BỆNH VIỆN
Xử trí theo A B C: nếu suy hô hấp thì phải giúp thở trước khi cho huyết thanh kháng nọc rắn
Xem xét dùng huyết thanh: chỉ định, CCĐ
Điều trị hổ trợ khi không có huyết thanh
Cần giúp thở không?
Cần điều trị RLĐM?
Xử trí vết thương tại chổ
Chỉ định dùng HTKNR
Toàn thân
chảy máu (RLĐM, giảm tiểu cầu)
liệt
tim mạch: loạn nhịp, sốc, cao HA.
thận: suy thận, tiểu hb, myoglobine.
Tại chổ
Sưng nề lan rộng, nhanh: lan quá 1/3 chi, hay qua 1 khớp
Sưng dọc hạch lympho.
CCĐ HTKNR
Cẩn thận khi sử dụng cho bn có tiền sử dị ứng với huyết thanh ngựa.
Cách dùng
Test bằng dung dịch 1/100 tiêm trong da. Sau 15 phút đọc kết quả, test (+) khi đỏ >5mm
TB adrenalin 1%o 15 phút trước dùng huyết thanh, 0.005 ml/kg
Lấy 4 lọ huyết thanh pha loãng đủ 50 ml bằng Ns truyền trong 1 giờ. sau đó nếu ko đáp ứng có thể tăng lên 8, 12, 20 lọ (sau 6h làm lại đông máu; nếu bất thường thì truyền lần 2)
Biến chứng
Sốc phản vệ.
Phản ứng phản vệ: (<3 giờ)
Sốt
Bệnh huyết thanh
Đáp ứng
Chảy máu: ngừng trong vòng 30 phút.
Đông máu bình thường trong 3-9 giờ.
Liệt: có thể cải thiện trong 30 phút.
Khác:
Tổng trạng: khỏe, hết nôn, hết buồn nôn.
HA: bình thường trong 60 phút.
Ly giải cơ hồng cầu ngừng trong vài giờ
Ko có huyết thanh
Truyền máu mới toàn phần 10 – 20 ml/kg khi Hct < 30%
Cơn co giật ngắn 1-3 phút tự giới hạn, ko cần điều trị
Điều trị khi:
Cơn kéo dài > 5 phút hoặc ta ko ước lượng được thời gian co giật trước đó
Cơn kéo dài hơn những cơn trước của trẻ
Cơn ngắn nhưng xảy ra liên tiếp gần như ko có thời gian nghỉ giữa các cơn
Xử trí bao gồm
Đảm bảo đường hô hấp va theo dõi dấu hiệu sinh tồn
Airway
Nới lỏng quần áo, nằm ngang, nghiêng trái, hút đàm, chất nôn.
Đặt cây đè lưỡi quấn gạc giữa 2 răng để tránh cắn lưỡi. Ko nên có nạy hàm răng trẻ nếu trẻ đã cắn chặt răng
Breathing: thở oxy qua cannula 6 lít/phút
Circulation: tim đâp, mạch bắt đc, SpO2
Lấy vein: xét nghiệm (gì: đường huyết, ion đồ)
Cắt cơn co giật
Điều trị khởi đầu: trẻ sơ sinh ưu tiên phenobarbital. Còn lại là diazepam:
TMC: 0.2mg/kg, tối đa 5mg (<5t), 10mg (>5t), ko quá 2 mg/phút. Lặp lại sau 10ph, tối đa 3 liều
Bơm hậu môn: 0.5mg/kg
Co giật ko đáp ứng: Phenobarbital 20 mg/kg TTM trong 30 phút. Nếu sau 30 phút còn co giật có thể lặp lại liều thứ hai 10 mg/kg.
Điều trị nguyên nhân: sốt cao, hạ đường huyết (2 cái dễ thấy và điều trị nhất)
SỐT KÈM CO GIẬT
Bước 1: Có dấu hiệu hay bệnh sử của bệnh nặng ko?
Ví dụ: rối loạn tri giác, cổ gượng, thóp phồng, tử ban, sinh hiệu không ổn…
Bước 2: Có sốt co giật thể phức tạp ko?
Sôt co giật thể đơn giản: 6 ý
6 tháng-5 tuổi
Thân nhiệt tăng nhanh chóng vượt 39oC
Co giật toàn thể
Kết thúc sau vài giây, hiếm khi đến 15p
Ngủ lơ mơ ngắn sau co giật
1 lần trong 24h
Nếu có dấu hiệu nặng hay sốt co giật thể phức tạp, nên nghĩ đến các nguyên nhân khác, đặc biệt viêm màng não để xứ trí phù hợp
Nếu ko có 2 vấn đề trên thì cần xác định ở bước 3
Bước 3: Còn yếu tố nào khác ngòai sốt gây co giật ở bệnh nhân này?
Ví dụ: tiền căn co giật tái phát, mạn tính, tiền căn gia đình co giật hay động kinh
NGUYÊN NHÂN CO GIẬT
Có sốt
Nhiễm trùng hệ tk trung ương:
viêm não
viêm màng não
áp xe não
sốt rét thể não
Co giật trong lỵ, viêm dạ dày ruột
Sốt co giật lành tính: viêm phổi, hô hấp trên…
Ko sốt
Tại hệ tk trung ương
Xuất huyết não màng não: chấn thương, thiếu vit K, vỡ dị dạng mạch não
Thiếu oxy não
U não
Ngoài hệ tk trung ương PHEMA: poison, hypertension, electrolyte, metabolic, arrythmia
Ngộ độc: primepran, chì, phospho hữu cơ, thuốc chuột,…(bé gửi hàng xóm, nhà trẻ)
Rối loạn điện giải: tăng giảm Na, giảm Ca, Mg
Rối loạn chuyển hóa: tăng hạ đường, thiếu B1, B6…
THA, loạn nhịp
Ngưng thuốc chống co giật
Và cuối cùng, nếu là tái phát và ko nguyên nhân kích gợi có thể là động kinh
TIÊN LƯỢNG
Tiên lượng gần: sốt co giật lành tính có 50% sẽ tái phát. Sau 5 tuổi tự hết
Tiên lượng xa: nếu ko có yếu tố nguy cơ thì 1% bị động kinh (tương đương xuất độ trong dân số. Nếu nhiều YTNC thì >9%
Cách nhờ: theo các tính chất của sốt co giật lành tính
Co giật trước 12 tháng tuổi
Chậm phát triển tâm vận trước khi xuất hiện co giật
Co giật thể phúc tạp
Gia đình có động kinh
ỨNG XỬ VỚI BA MẸ
Trấn an cha mẹ về bản chất lành tính của bệnh (không chết, không để lại di chứng).
Hướng dẫn họ khi bé sốt
Đưa trẻ đi khám và điều trị nguyên nhân ngay khi mới sốt
Xử trí sốt: cách nhớ: uống nước zô để hạ nhiệt từ bên trong 🡪 hạ nhiệt từ bên ngoài 🡪 đo lại nhiệt độ
Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều lần hơn
Cởi bớt quần áo, đặt trẻ nằm nơi thoáng mát và ko được ủ ấm hoặc bọc kín trẻ
Lau mát bằng nước ấm
Dùng thuốc hạ nhiệt khi quá 38.5oC.
Thường xuyên đo nhiệt độ cho trẻ khi trẻ sốt cao.
Xử trí co giật: nhanh chóng đặt bé ra nơi thoáng mát, để bé nằm ở nơi bằng phẳng như giường để đề phòng khi co giật, bé có thể bị ngã hoặc va đập vào vật cứng. Sau đó đến cơ sở y tế
Có phải co giật hay ko
Đáng lẽ cái này phải đưa lên đầu tiên, nhưng thoy, tại đang cấp cứu mà
Cơn toàn thể
Cơn co cứng-co giật: có 3 giai đoạn là co cứng-co giật-phục hồi
Cơn co cứng, cơn co giật, cơn giật cơ (giống giật mình), cơn mất trương lực
Cơn cục bộ: có thể là cảm giác hay vận động. Nhớ để ý coi mắt và đầu quay về 1 bên
Chẩn đoán nhầm
sốt lạnh run
sảng do sốt
cơn ngưng thở
ngất
cơn khóc ngất
GERD
Sốt co giật lành tính
Co giât do sốt, sốt do bệnh ở ngoài hệ TKTW
Là 1 chẩn đoán loại trừ. Ngoài lâm sàng có sốt co giật thể đơn giản, còn phải có:
phun khí dung adrenaline khi có viêm thanh quản cấp
đặt nội khí quản khi có chỉ định
cung cấp oxy
điều trị tiếp theo
đáp ứng đtrị ban đầu: tiếp tục cung cấp oxy với FiO2 thấp nhất và dưỡi ngưỡng gây độc (<60%), duy trì SpO2 92-96%
ko đáp ứng: cung cấp oxy với FiO2 cao hơn. nếu bn có bệnh lý giảm độ đàn hồi nhu mô phổi: CPAP
điều trị nguyên nhân
tắc đường hô hấp trên
tắc đường hô hấp dưới
bệnh nhu mô phổi
bệnh suy bơm
điều trị khác
chống sốc: duy trì cung lượng tim và áp lực tưới máu mô: dịch, vận mạch, thuốc tăng sức co bóp…
duy trì Hb: nên duy trì tối thiểu 10g/dl
dinh dưỡng
chỉ định thở oxy
tốt nhất là dựa vào SpO2 <90
WHO – trên lâm sàng:
tuyệt đối
tím trung ương
li bì, khó đánh thức
tương đối
thở nhanh > 70 l/ph
thở co lõm ngực nặng
đầu gật gù theo nhịp thở
rên rỉ
vật vã kích thích – nằm yên sau khi thở oxy
chỉ định đặt nội khí quản
Dựa trên khí máu
PaO2<60mmHg với FiO2>60% (ko do tim bẩm sinh tím); tím tái, lơ mơ, SpO2<90 khi đã cung cấp oxy
tăng PaCO2 >60 (cấp tính và ko cải thiện với biện pháp khác) hay tăng nhanh > 5mmHg/giờ
Lâm sàng: ABCD
A: tắc đường thở do dị vật, áp xe hầu họng, phù nề thanh quản
B: ngưng thở, thở hước, phế âm giảm với lồng ngực kém di động
C: vô tâm thu, trụy mạch, nhịp chậm hoặc nhanh với giảm tưới máu
D: bn mê và mất phản xạ hầu họng 🡪 bảo vệ đường thở; điều trị TALNS (để duy trì PaCO2 25-35 mmHg)
Chú ý: những trường hợp cần can thiệp sớm để bảo vệ đường thở ở trẻ em: chấn thương, bỏng, viêm thanh thiệt, ngộ độc cần rửa dạ dày
Chống chỉ định NKQ
Chấn thương cột sống cổ
Chấn thương nặng hoặc bít tắc đường thở mà ống NKQ ko qua được
Không đặt ống NKQ qua mũi ở BN chảy máu mũi
kích thước ống nội khí quản
Chọn size ống: dựa trên đường kính trong; dựa trên kích thước tính được, luôn chuẩn bị 2 ống nữa có kích thước lớn hơn và nhỏ hơn 0,5. Nếu đặt qua đường mũi thì chọn ống nhỏ hơn 0,5
sơ sinh: số 3
< 6 tháng: số 3,5
< 12 tháng: số 4
>12 tháng: (16+ tuổi)/4
Ống nội khí quản ở trẻ < 8 tuối có thể không cần bóng chèn vì khí quản ở ngang mức sụn nhẫn là chỗ hẹp nhất sẽ làm kín ống nội khí quản
Vị trí đúng của ống NKQ: giữa carina và thanh môn: nếu đặt bằng đường miệng thì độ sâu từ miệng tới đầu ống bằng đường kính trong x 3
Đường kính ngoài: bằng ngón tay út BN
nguyên nhân gây tình trạng bn xấu nhanh sau khi đặt nội khí quản
Nhớ từ trong ra ngoài: phổi 🡪 đầu ống NKQ 🡪 thân ống 🡪 dàn máy bên ngoài (hoặc DOPE)
PNEUMOTHORAX: tràn khí màng phổi
DISPLACEMENT: Đầu ống: di lệch ống nội khí quản: tuột, sâu quá
OBSTRUCTION: Thân ống: tắc ống nội khi quản
EQUIPMENT: Dụng cụ bên ngoài: dụng cụ bi hỏng (bóng bị rách, túi dự trữ ko căng, tuột nguồn oxy)
Cách xử trí:
Đánh giá BN: cũng nhớ từ trong ra ngoài: phổi 🡪 ống NKQ 🡪 dàn máy bên ngoài
Lồng ngực (di động, cân đối), nghe phế âm 2 bên
Kiểm tra chiều dài ống NKQ
Kiểm tra các thông số SpO2 và CO2 trên monitor.
Tách BN ra khỏi máy thở và bóp bóng bằng tay, cảm nhận kháng lực đường thở, nghe phế âm 2 đáy phổi khi bóp bóng 🡪 từ đó xác định nguyên nhân gì
Nghi tắc ống NKQ: dùng ống hút làm sạch (ráng đẩy ống hút qua khỏi đầu NKQ). Nếu vẫn ko cải thiện có thể thay ống NKQ mới
Nghi tràn khí (tím tái đột ngột, bên tràn khí ngực nhô cao, kém di động, phế âm giảm, đẩy lệch trung thất, tiếng tim mờ và tụt huyết áp): chọc hút
Các dấu hiệu cho biết đã đặt NKQ và đúng vị trí
ống được đặt vào khí quản: phổi 🡪 ống NKQ 🡪 lâm sàng của bé, loại trừ bụng
ngực di động; phế âm nghe ở phế trường ngoại biên (2 nách) đều 2 bên (trừ tràn khí màng phổi, TDMP…)
có hơi nước trong ống NKQ
trẻ có lâm sàng cải thiện
không nghe âm thanh ở vùng dạ dày khi bóp bóng, bụng không chướng
dấu hiệu cho biết ống được đặt đúng vị trí trong khí quản: phổi 🡪 ống NKQ 🡪 XQ
ngực di động 2 bên; phế âm nghe đều 2 bên
chiều dài ống đúng với ước tính dựa trên đường kính trong
vạch đánh dấu trên ống NKQ ngang mức dây thanh hay vừa qua bóng chèn
chụp XQ kiểm tra sau đặt:
trên carina 2cm
ngang mức cột sống D3
ngang mức đường thẳng vuông góc cột sống đi qua đầu dưới 2 xương đòn
Biến chứng đặt NKQ
Trong khi đặt: TAOTALNS GIAO PHÓ O2 Cho Vi : chấn thương, viêm phổi
Tăng áp lực nội sọ: do cản trở máu về tim vì ho và thay đổi tư thế đầu
THA, nhịp tim nhanh do kích thích giao cảm;
Hạ HA, nhịp tim chậm do kích thích phó giao cảm, do thiếu O2 vì đặt lâu (dùng atropin)
Thiếu O2: thời gian đặt NKQ nên ngắn, nếu > 30s có thể gây giảm O2 đáng kể
Chấn thương cơ học: răng, lưỡi, họng, dây thanh; tổn thương cột sống cổ
Viêm phổi hít, phù phổi
Trong thời gian lưu NKQ
Giống với dấu hiệu lâm sàng xấu nhanh khi đang thở qua NKQ: tràn khí (màng phổi, trung thất, dưới da); di lệch ống, tắc ống
Viêm phổi BV
Di chứng sau khi đặt
U hạt thanh quản, khí quản
Hẹp vùng hạ thanh môn, khí quản. Hạ thanh môn (từ dây thanh tới bờ dưới sụn nhẫn) dễ bị hẹp do là phần hẹp nhất trên đường dẫn khí, sụn nhẫn chỉ được cấu tạo bở một vòng sụn duy nhất nên kém dãn nở, niêm mạc dễ bị tổn thương do quá mỏng.
Liệt dây thanh
So sánh đặt NKQ qua đường mũi và miệng
Lợi
Bất lợi
Mũi
Dễ cố định 🡪 ít dẩy lệch, xoay
Dễ ngậm, nói, nuốt, vệ sinh 🡪 dễ chịu
Nhớ từ trên xuống dưới đường thở: mũi 🡪 lỗ xoang 🡪 họng 🡪 khí quản 🡪 phổi
Khó đặt, gây chèn ép (ở mũi)
Khó thải chất tiết của xoang, tắc vòi Eustach
Kích thích TK X (ở họng)
Khó hút đàm: ống nhỏ, độ cong lớn
BN gắng sức nhiều hơn (ở ngực)
Miệng: Ngược lại
Ngược lại, thêm: kích thích TK X nhiều hơn, dễ viêm phổi hít
Cách tính lượng O2 giao cho mô
Giao oxy mô = cung lượng tim x lượng oxy máu động mạch
Lượng oxy máu động mạch = 1,34 x Hb x SaO2 + 0,003 x PaO2
Đánh giá tình trạng oxy hóa máu sau khi thay đổi FiO2 hoặc áp lực
Lặp lại khí máu sau 20’. Đánh giá PaO2 đo được và PaO2 tính toán
PaO2 ( mmHg)
Ý nghĩa và cách xử lý
PaO2 < 60
Giảm O2 máu chưa được điều chỉnh nếu đã có tăng FiO2
60 < PaO2 < 100
Giảm oxy máu đã điều chỉnh được, nhưng sẽ giảm nếu giảm FiO2
100 < PaO2 < PaO2 dự đoán
Giảm oxy máu đã điều chỉnh dư.
Sẽ giảm O2 máu nếu ngưng cung cấp O2, nhưng có thể giảm FiO2 được.
PaO2 > PaO2 dự đoán
Giảm oxy máu đã điều chỉnh quá dư, có thể không giảm O2 máu khi ngưng cung cấp O2 🡪 Phải giảm từ từ FiO2
Tai biến điều trị O2
PARI: Poison, atelectasis, ROP, inhibit
Poison: O2 chuyển thành các chất oxy hóa gây độc có tính oxy hóa mạnh (H2O2, OH-) và giảm NADPH (chất cần thiết để tổng hợp surfactant và sửa chữa tổn thương do quá trình oxy hóa gây ra): do đó làm tổn thương phổi, xơ phổi
Ateletasis: xẹp phổi do hấp thu: do O2 thay thế hết N2 trong phế nang sau đó khuếch tán vào máu. Yếu tố nguy cơ:
FiO2 cao > 50%
Có các phế nang bị tắc 1 phần
ROP-bệnh lý võng mạc ở trẻ non tháng: do oxy máu cao gây co mạch võng mạch 🡪 hoại tử và hình thanh mạch máu mới, các mạch máu này dễ xuất huyết gây sẹo võng mạc và mù. Nguy cơ này xảy ra trong 1 tháng đầu sau sanh (sau đó các mạch máu ở võng mạc đã trưởng thành)
Inhibit: ức chế thông khí: thông khí được kiểm soát bởi các hóa thụ thể:
Trung tâm: đáp ứng gián tiếp với tăng CO2
Ngoại biên: ở quai đm chủ và thể cảnh, đáp ứng gián tiếp với giảm PaO2
Khi có bệnh lý làm tăng CO2 mạn, thụ thể trung tâm bị trơ hóa nên chỉ còn thụ thể ngoại biên và sự giảm O2 máu là kích thích duy nhất cho hệ hô hấp; khi tăng O2 máu > 60mmHg gây ức chế hô hấp
Tác dụng của thở áp lực dương liên tục
Dãn nở các phế quản nhỏ (nơi rất dễ tắc đàm nhớt)
+ Tái phân bố nước ngoài mạch máu phổi
🡪 Tăng FRC (dung tích cặn chức năng)
Giảm công thở
Lưu ý: áp lực căng liên tục (CDP: continuous distending pressure) nếu áp dụng cho BN thở máy gọi là PEEP (áp lực dương cuối thì thở ra); nếu áp dụng cho bn tự thở gọi là CPAP (áp lực dương liên tục, thường dùng qua mũi – NCPAP)
Chỉ định và chống chỉ định CPAP
Chỉ định
Thất bại với các phương pháp ko có áp lực
Cai máy thở
Ngưng thở từng cơn trên trẻ non tháng
Theo cơ chế tác dụng
Tăng FRC: xẹp phổi, bệnh màng trong, hít nước ối phân xu
Tái phân bố nước: ngạt nước, bệnh lý quá tải (phù phổi, sốt xuất huyết quá tải)
Dãn phế quản nhỏ: viêm tiểu phế quản
Giảm công thở: hậu phẫu sau mổ lồng ngực
Chống chỉ định
Bệnh lý phổi tắc nghẽn có tăng FRC: suyễn, khí phế thũng
Tăng áp lực nội sọ
Tràn khí MP chưa dẫn lưu
Sốc giảm thể tích
Cách chọn thông số ban đầu và cách chỉnh CPAP
Thông số ban đầu
Áp lực:
< 1tuổi: 4 cmH2O (12l/ph)
1-10 tuổi: 4-6 cmH2O (12-14l/ph)
> 10 tuổi: 6 cmH2O (14 l/ph)
O2: tùy tình trạng suy hô hấp
Thường bắt đầu với FiO2 40%
Nếu nặng có thể cho FiO2 100% luôn
Điều chỉnh: đánh giá lại mỗi 15-30’ tăng giảm tùy vào lâm sàng:
Mức áp lực tối đa là 10 cmH2O vì lớn hơn thường gây TKMP và nên giữ FiO2 < 60% để tránh tai biến O2 liều cao. Riêng trong SXH có thể dùng P 12cmH2O, FiO2 100% do trẻ lớn và thời gian thở CPAP ngắn không quá 48h
Cai thở CPAP: giảm áp lực và FiO2 theo thứ tự ngược lại lúc tăng tới P 4cmH2O, FiO2 40% rồi chuyển qua canula
Biến chứng CPAP
Tăng ALNS, TKMP, giảm cung lượng tim (giống CCĐ)
Nhiễm trùng bệnh viện
Từ trên xuống dưới: loét mũi, hít sặc, chướng bụng
Nuôi ăn khi đang thở CPAP
Thời gian đầu: nên nuôi ăn tĩnh mạch, dẫn lưu dạ dày tránh chướng bụng
Sau đó nên nuôi bằng nhỏ giọt chậm qua sonde dạ dày
Nếu trẻ ổn có thể cho bú mẹ và trong thời gian bú nên cho thở O2 qua canula
Khi nào nói thất bại với CPAP
Bn có cơn ngưng thở, thở ko hiệu quả
PaCO2 > 50
Tím/SaO2 < 90%/PaO2 < 60 khi đang thở CPAP với FiO2 > 60 và P >=10 cmH20