Thực hành đúng các kỹ thuật phun khí dung thường sử dụng.
Nguyên tắc
Phun khí dung là một phương pháp được sử dụng để đưa thuốc vào đường hô hấp. Dưới tác dụng của sóng siêu âm hoặc lực nén, thuốc từ dạng lỏng được chuyển thành những hạt hơi nước nhỏ có đường kính khác nhau (dạng sương mù) để vào đường hô hấp và cho tác dụng tại chỗ. Tùy theo kích thước của hạt sương mà thuốc tác động tại những vị trí khác nhau của đường hô hấp.
Hình 1.1. Sự phân bố của hạt khí dung trên đường hô hấp.
Các kỹ thuật phun khí dung thường sử dụng
Phun khí dung với hệ thống khí nén hoặc máy phun
Chỉ định
Viêm thanh quản cấp và phù thanh quản sau đặt nội khí quản: phun với Epinephrine 1%0 (L-epinephrine), Racemic epinephrine
Bệnh nhân ở tư thế thoải mái (thường là ngồi), cổ ngửa nhẹ
Đối với trẻ nhỏ, thân nhân giữ trẻ ngồi thẳng dựa trong lòng, dùng 2 chân kềm giữ 2 chân của trẻ, dùng 1 tay vòng qua kềm giữ 2 tay và thân trẻ, tay còn lại giữ cổ trẻ ngửa nhẹ.
Chuẩn bị dụng cụ
Hệ thống khí nén trung tâm hoặc máy phun khí dung ; bình oxy hay hệ thống oxy trung tâm (trường hợp bệnh nhân cần phun khí dung với oxy).
Dụng cụ phun: bầu khí dung (nebulizer), mặt nạ (mask) các cỡ, dây nối.
Dụng cụ lấy thuốc: ống tiêm và kim tiêm.
Thuốc: tùy theo chỉ định ta có các thuốc như đã kể trên, NaCl 0,9% để pha thuốc.
Lấy thuốc vào ống tiêm theo liều đã tính. Lấy thêm dung dịch NaCl 0,9% vừa đủ 3 – 5 mL.
Mở nắp bầu phun và bơm thuốc vào. Đậy nắp bầu phun lại. Chọn mặt nạ thích hợp với trẻ (che kín mũi và cằm trẻ) và gắn mặt nạ vào bầu phun.
Nối bầu phun với nguồn khí nén hoặc nguồn oxy.
Chuẩn bị tư thế bệnh nhân
Điều chỉnh lưu lượng khí (số lít/phút): tùy theo vị trí tác dụng, ta cho lưu lượng khí khác nhau: 4 – 5 lít/phút (cho tác dụng tại thanh quản và khí quản), 6 – 8 lít/phút (cho tác dụng tại phế quản và tiểu phế quản) [3], [4]. Nếu dùng máy phun, chỉ cần mở máy vì nhà sản xuất thiết kế sẵn cho tác dụng thường ở phế quản và tiểu phế quản.
Từ từ áp sát mặt nạ vào mũi miệng bệnh nhân, bảo bệnh nhân thở miệng (nếu có thể) để đạt hiệu quả tối ưu [3].
Thời gian phun thường khoảng 10 – 15 phút để có tác dụng tốt nhất và ít tác dụng phụ [3], [4].
Nên gõ nhẹ vào thành bầu phun để đảm bảo thuốc bám trên thành bầu phun rơi xuống hết trước khi chấm dứt phun.
Sau khi phun xong phải tắt nguồn khí (hoặc tắt máy), gỡ dây, bầu phun và mặt nạ.
Vệ sinh mặt cho trẻ.
Phun khí dung với liều định chuẩn (MDI: Metered Dose Inhales)
Chỉ định
Cắt cơn hen: SABA (Ventolin)
Ngừa cơn hen: ICS (Fluticasone), ICS + LABA (Seretide)
Chuẩn bị bệnh nhân
Bệnh nhân ở tư thế thoải mái (thường là ngồi), cổ ngửa nhẹ
Đối với trẻ nhỏ, thân nhân giữ trẻ ngồi thẳng dựa trong lòng, dùng 2 chân kềm giữ 2 chân của trẻ, dùng 1 tay vòng qua kềm giữ 2 tay và thân trẻ, tay còn lại giữ cổ trẻ ngửa nhẹ.
Chuẩn bị dụng cụ
Thau nước
Chai thuốc MDI
Buồng đệm các loại theo lứa tuổi: có mặt nạ (<4 tuổi), không mặt nạ (trẻ 4 – 8 tuổi)
Khăn lau sạch
Kỹ thuật
Giải thích thân nhân chỉ định dùng thuốc và thời gian dùng thuốc
Kiểm tra đúng tên thuốc (loại thuốc cần dùng là thuốc cắt cơn hay ngừa cơn).
Kiểm tra hạn sử dụng của chai thuốc.
Kiểm tra lượng thuốc trong chai thuốc bằng cách thả chai thuốc vào thau nước.
Kiểm tra dụng cụ phun.
Gắn chai thuốc vào dụng cụ phun.
Lắc kỹ chai thuốc trước khi phun.
Mở nắp dụng cụ phun.
Chuẩn bị tư thế bệnh nhân
Thực hiện phun thuốc
Phun thuốc với buồng đệm có mặt nạ
Gắn bình thuốc phun vào buồng đệm
Gắn mặt nạ vào buồng đệm
Giải thích cho trẻ biết trước khi cho mặt nạ vào mặt trẻ (nếu có thể)
Úp mặt nạ vào mũi miệng trẻ sao cho mặt nạ che kín mũi và cằm. Có thể ấn nhẹ mặt nạ lên mũi trẻ để trẻ mở miệng hít thuốc
Tay trẻ (hoặc tay của người trợ giúp) cầm giữ chai thuốc với ngón trỏ (hoặc ngón cái) để lên đáy chai thuốc.
Ấn vào đáy chai thuốc và thuốc sẽ vào trong buồng đệm
Giữ đợi bệnh nhân hít thở trong 10 giây.
Phun thuốc với buồng đệm không mặt nạ
Gắn bình thuốc phun vào buồng đệm
Cho phần miệng của buồng đệm vào giữa hai môi của trẻ và yêu cầu trẻ ngậm ôm tròn miệng quanh phần miệng của buồng đệm.
Tay trẻ (hoặc tay của người trợ giúp) cầm giữ chai thuốc với ngón trỏ (hoặc ngón cái) để lên đáy chai thuốc.
Ấn vào đáy chai thuốc và thuốc sẽ vào trong buồng đệm
Trẻ hít chậm bằng miệng trong ít nhất 6 giây.
Sau đó, trẻ nín thở tùy theo khả năng của trẻ hoặc ít nhất trên 10 giây và thở ra buồng đệm.
Sau khi phun xong, lau khô phần miệng của buồng đệm, lấy chai thuốc ra khỏi buồng đệm và đậy nắp lại.
Phun thuốc trực tiếp không qua buồng đệm
Cầm dụng cụ phun với bốn ngón tay sao cho phần đáy chai thuốc hướng lên và ngón trỏ (hoặc ngón cái) để trên đáy chai thuốc.
Bệnh nhân thở ra hết.
Đặt phần miệng của dụng cụ phun vào miệng giữa hai hàm răng và ngậm môi ôm kín phần miệng của bình phun
Vừa ấn chai thuốc vừa hít chậm sâu vào bằng miệng (thời gian hít vào khoảng 6 giây)
Nín thở ít nhất 10 giây rồi thở ra.
Sau khi phun xong phải lau khô phần miệng của dụng cụ phun và đậy nắp lại.
Nếu muốn phun tiếp lần hai, hãy đợi 1 phút và lặp lại các trình tự như trên: bắt đầu là lắc chai thuốc và kết thúc bằng động tác thở ra.
Nếu phun với Corticoides, bệnh nhân phải súc miệng và lau mặt sạch sau khi phun xong để tránh bị nhiễm nấm Candida.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kawaguchi A. and Joffe A. (2015), “Evidence for Clinicians: Nebulized epinephrine for croup in children”, Paediatrics & child health, 20(1), pp. 19-20.
2. Zhang L. and Sanguebsche L.S. (2005), “[The safety of nebulization with 3 to 5 ml of adrenaline (1:1000) in children: an evidence based review]”, Jornal de pediatria (Rio J), 81(3), pp. 193-197.
3. O’Callaghan C. and Barry P.W. (1997), “The science of nebulised drug delivery”, Thorax, 52(Suppl 2), pp. S31-S44.
4. Itoga N.K., Kinoshita C.K., Masutani S.M., et al. (2014), “Mechanical factors affecting nebulized albuterol aerosol particle sizes for asthma drug delivery”, American journal of emergency medicine, 32(6), pp. 569-572.
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG PHUN KHÍ DUNG VỚI NGUỒN OXY
STT
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Không làm
0đ
Làm chưa đúng
1đ
Làm đúng
2đ
1
Giải thích cho thân nhân trước khi phun
2
Dùng ống tiêm lấy thuốc đúng liều và pha thêm NaCl 0,9% cho đủ 3-5 mL
3
Bơm thuốc vào bầu phun
4
Gắn mặt nạ đúng cỡ bệnh nhân vào bầu phun
5
Nối dây với bầu phun và nguồn oxy
6
Chuẩn bị đúng tư thế cho bệnh nhân
7
Giải thích và hướng dẫn cách thở trước khi áp mặt nạ vào mũi miệng bệnh nhân
8
Điều chỉnh đúng liều oxy cần dùng
9
Gõ nhẹ vào thành bầu phun để đảm bảo thuốc trên thành rơi xuống hết
10
Nếu phun với Corticoides, đề nghị thân nhân cho trẻ lau mặt và rửa miệng
Tổng điểm
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG PHUN KHÍ DUNG VỚI MÁY PHUN
STT
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Không làm
0đ
Làm chưa đúng
0,5đ
Làm đúng
1đ
1
Giải thích cho thân nhân trước khi phun
2
Dùng ống tiêm lấy thuốc đúng liều và pha thêm NaCl 0,9% cho đủ 3-5 mL
3
Bơm thuốc vào bầu phun
4
Gắn mặt nạ đúng cỡ bệnh nhân vào bầu phun
5
Nối dây với bầu phun và máy phun
6
Chuẩn bị đúng tư thế cho bệnh nhân
7
Giải thích và hướng dẫn cách thở trước khi áp mặt nạ vào mũi miệng bệnh nhân
8
Mở máy phun
9
Gõ nhẹ vào thành bầu phun để đảm bảo thuốc trên thành rơi xuống hết
10
Nếu phun với Corticoides, đề nghị thân nhân cho trẻ lau mặt và rửa miệng
Tổng điểm
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG PHUN KHÍ DUNG VỚI LIỀU ĐỊNH CHUẨN KHÔNG BUỒNG ĐỆM
STT
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Không làm
0đ
Làm chưa đúng
0,5đ
Làm đúng
1đ
1
Giải thích cho thân nhân (hoặc cho trẻ)
2
Kiểm tra chai thuốc với thau nước và kiểm tra dụng cụ phun
3
Gắn chai thuốc vào dụng cụ phun
4
Cầm dụng cụ phun đúng tư thế
5
Lắc kỹ chai thuốc trước khi phun
6
Hướng dẫn tư thế và cách thở cho bệnh nhân
7
Đặt phần miệng của dụng cụ phun vào đúng vị trí.
8
Xịt thuốc vào miệng đồng thời hít chậm trong 6 giây, nín thở 10 giây rồi thở ra
9
Lau khô phần miệng của dụng cụ phun và đậy nắp lại sau khi phun xong
10
Nếu phun với Corticoides, đề nghị bệnh nhân súc miệng sau phun xong
Tổng điểm
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG PHUN KHÍ DUNG VỚI LIỀU ĐỊNH CUẨN CÓ BUỒNG ĐỆM
STT
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Không làm
0đ
Làm chưa đúng
0,5đ
Làm đúng
1đ
1
Giải thích cho thân nhân hoặc cho trẻ
2
Kiểm tra chai thuốc với thau nước và kiểm tra dụng cụ phun
3
Gắn chai thuốc vào dụng cụ phun
4
Lắc kỹ chai thuốc trước khi phun
5
Gắn dụng cụ phun vào buồng đệm
6
Hướng dẫn tư thế và cách thở cho bệnh nhân
7
Đặt phần miệng của dụng cụ phun vào đúng vị trí
8
Xịt thuốc vào buồng đệm và yêu cầu trẻ hít chậm vào trong 6 giây, nín thở hết mức có thể rồi thở ra
9
Vệ sinh phần miệng của buồng đệm sau khi phun xong. Gỡ bình phun khỏi buồng đệm và đậy nắp
10
Nếu phun với Corticoides, đề nghị bệnh nhân súc miệng sau phun xong
Tổng điểm
BẢNG KIỂM KỸ NĂNG PHUN KHÍ DUNG VỚI LIỀU ĐỊNH CUẨN CÓ BUỒNG ĐỆM VÀ MẶT NẠ
STT
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Không làm
0đ
Làm chưa đúng
0,5đ
Làm đúng
1đ
1
Giải thích cho thân nhân hoặc cho trẻ
2
Kiểm tra chai thuốc với thau nước và kiểm tra dụng cụ phun
3
Gắn chai thuốc vào dụng cụ phun
4
Lắc kỹ chai thuốc trước khi phun
5
Gắn dụng cụ phun vào buồng đệm có mặt nạ phù hợp với trẻ
6
Giữ trẻ đúng tư thế
7
Úp mặt nạ che kín mũi – cằm trẻ, có thể ấn nhẹ mặt nạ lên mũi để khiến trẻ há miệng hít thuốc
8
Xịt thuốc vào buồng đệm và chờ để trẻ hít thở trong 10 giây
9
Vệ sinh mặt nạ sau khi phun xong. Gỡ bình phun khỏi buồng đệm và đậy nắp
10
Nếu phun với Corticoides, đề nghị thân nhân lau mặt và rơ miệng trẻ sau phun xong.
Khám lâm sàng cẩn thận, toàn diện và có định hướng.
Giao tiếp tốt và hiệu quả trong thăm khám bệnh nhân.
Bệnh sử
Nguyên tắc chung
Môi trường giao tiếp thoải mái, riêng tư
Nên khám từng bé
Thông tin nên được ghi chép chi tiết: tên và địa chỉ của trẻ, số điện thoại nhà và cơ quan của ba mẹ, người giám hộ, tên bác sĩ giới thiệu đến, thông tin về nhà trẻ hoặc trường học nếu có liên quan
Bác sĩ nên hỏi trực tiếp về những than phiền của bé
Khuyến khích thân nhân/bệnh nhân kể lại rõ ràng theo thứ tự thời gian
Nên sử dụng câu hỏi mở, thỉnh thoảng bác sĩ nên tóm tắt lại để khẳng định và làm rõ thông tin.
Cấu trúc của bệnh sử trong nhi khoa
Lý do chính yếu bệnh nhân đến khám. Nếu bệnh nhân được chuyển đến từ cơ sở y tế khác, nên ghi nhận lý do chuyển và nơi chuyển.
Bệnh sử: khai thác triệu chứng tập trung và lý do chính đến khám
Thời điểm khởi phát: Tuổi khởi phát (khởi phát sớm sau sinh thường do di truyền hoặc liên quan những bất thường bẩm sinh).
Tính chất khởi phát: từ từ (ví dụ: viêm tiểu phế quản, viêm phổi) hoặc đột ngột (ví dụ: dị vật đường thở).
Hoàn cảnh khởi phát: tự nhiên, sau gắng sức, sau tiếp xúc dị nguyên hô hấp (mùi nồng, khói thuốc, …), sau triệu chứng nhiễm siêu vi hô hấp trên, sau bú/ăn, triệu chứng thay đổi theo mùa (bệnh dị ứng), …
Yếu tố tăng hoặc giảm triệu chứng: khò khè tăng lên sau bú (Trào ngược dạ dày thực quản, dò khí quản – thực quản), khò khè tăng lên khi nằm (mềm sụn khí quản, tuyến ức to, …), khò khè giảm sau phun thuốc dãn phế quản (Hen), …
Thời gian xuất hiện triệu chứng: cấp tính (<3 tuần), bán cấp (3 tuần-3 tháng), mạn tính (>3 tháng) hoặc tái phát (có thời gian trẻ hoàn toàn khỏe mạnh giữa 2 đợt).
Triệu chứng khác kèm theo: sốt, suy dinh dưỡng, chàm da, …
Những can thiệp của tuyến trước (nếu có)
Tiền căn của bản thân và tiền căn gia đình, cũng như các xét nghiệm đã được thực hiện có liên quan đến bệnh.
Bản thân: tuổi thai lúc sinh, cân nặng lúc sanh, suy hô hấp sau sinh, bệnh lý đã/đang mắc (chẩn đoán, điều trị, diễn tiến), chủng ngừa, dinh dưỡng, phát triển thể chất và tâm vận, dị ứng, sử dụng thuốc kéo dài.
Gia đình: đang/vừa khỏi nhiễm trùng hô hấp cấp, lao, hen, dị ứng, …
Môi trường sống của trẻ: đông đúc, có thú nuôi, cây trồng, máy điều hòa, khói thuốc lá, nhang khói, …
Khám lâm sàng
Nhìn
Nên bộc lộ toàn bộ lồng ngực của trẻ trong điều kiện đủ ánh sáng và yên tĩnh.
Nhịp thở: tần số, nhịp điệu và sự gắng công hô hấp. Nhịp thở giảm dần theo tuổi và có độ dao động lớn nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi. Nhịp thở cần được đếm trong ít nhất một phút, lý tưởng là đếm lặp lại nhiều lần và lấy giá trị trung bình. Theo dõi nhịp thở khi nghỉ hay ngủ rất có giá trị trong bệnh phổi mạn, hay ở trẻ nhỏ (lứa tuổi chưa thực hiện được các xét nghiệm chức năng hô hấp).
Thở nhanh (tachypnea) gặp trong bệnh lý gây giảm độ đàn phổi hay toan chuyển hóa. Nguyên nhân khác: sốt (tăng 5-7 nhịp/ mỗi °C trên 37°C), thiếu máu, gắng sức, nhiễm độc (salicylate), lo lắng, tâm lý.
Thở chậm (bradypnea) gặp trong kiềm chuyển hóa hay bệnh lý thần kinh trung ương.
Tăng thông khí (hyperpnea) hay giảm thông khí (hypopnea) nói đến nhịp thở sâu hay nông bất thường.
Thở không đều có thể gặp ở những tháng đầu sau sinh. Cơn ngưng thở ngắn <6 giây rất thường gặp ở trẻ<3 tháng. Cơn ngưng thở >15 giây là bệnh lý, có thể kèm giảm nhịp tim hoặc tím tái.
Dấu hiệu khó thở: co lõm ngực, co kéo cơ hô hấp phụ, phập phồng cánh mũi, khó thở khi nằm hay hô hấp ngực bụng ngược chiều. Co lõm ngực dễ thấy ở trẻ nhỏ do cơ gian sườn còn mỏng và mềm. Dấu hiệu co kéo cơ ức đòn chũm và lõm hõm trên ức trong thì hít vào là dấu hiệu đáng tin cậy nhất chứng tỏ có tắc nghẽn đường hô hấp ngoài lồng ngực.
Sự cân xứng của lồng ngực: quan sát tỷ số đường kính ngang và đường kính trước sau của lồng ngực để đánh giá. Các bệnh lý của phổi (xẹp phổi, thiểu sản/bất sản phổi, …), màng phổi (tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, …) có thể làm mất sự cân đối của lồng ngực.
Nhìn các dấu hiệu ngoài phổi: quầng thâm dưới mắt thường gặp trong cơ địa dị ứng, màu sắc và kích thước niêm mạc (tìm polyp), đầu chi dùi trống gặp trong bệnh phổi mô kẽ, khám vùng hầu họng (chẻ vòm, amidan to), sẹo lao, …
Sờ
Nên làm ấm bàn tay bác sĩ trước khi thăm khám. Sờ để tìm hạch to, đánh giá khí quản, đánh giá sự di lệch của lồng ngực và hô hấp, phát hiện bất thường trong truyền âm (giọng nói) trên lồng ngực.
Sờ cần được thực hiện theo thứ tự. Đầu tiên sờ phần đầu cổ, ghi nhận nếu có hạch cổ hoặc sưng vùng xoang quanh mũi. Sờ vùng hầu mũi có thể phát hiện bất thường giải phẫu như chẻ vòm dưới niêm hoặc tắc nghẽn hô hấp trên. Cần xác định vị trí của khí quản trên bệnh nhân vì khí quản di lệch là dấu hiệu cho thấy có bất thường trong hoặc ngoài lồng ngực. Khí quản bình thường lệch nhẹ về bên phải. Nếu thấy khí quản lệch rõ thì có thể có lực kéo (xẹp phổi) hoặc đẩy (tràn khí màng phổi). Ghi nhận khí quản bị lệch cố định hay có di động dạng lắc giữa thì hít vào và thở ra gợi ý tắc nghẽn ở phế quản. Khí quản lệch về phía sau có thể do u trung thất trước hoặc biến dạng lồng ngực, trong khi khí quản lệch về phía trước có thể do viêm trung thất. Ở bệnh nhân có tắc nghẽn đường thở, có thể có lõm hõm ức và bác sĩ có thấy khí quản bị kéo mạnh khi bệnh nhân thở.
Đặt bàn tay ở 2 bên lồng ngực để cảm nhận tính cân xứng và sự giãn nở lồng ngực trong hô hấp bình thường và hít thở sâu. Ép nhẹ bàn tay hướng vào trong và từ trước ra sau giúp xác định đau có phải do tổn thương xương không. Cảm nhận rung thanh bằng lòng bàn tay.
Gõ
Gõ được thực hiện một cách đối xứng 2 bên và theo thứ tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới, lấy xương sườn và đốt sống làm các mốc giải phẫu. Ghi nhận lại vị trí chuyển từ gõ trong sang gõ đục vào cuối thì hít vào và thở ra để xác định giới hạn của phổi. Khi gõ, lưu ý về cả thanh âm và xúc giác.
Gõ trong, tần số thấp, tức dao động tắt dần trong thời gian dài, cảm nhận bởi ngón giữa của người khám. Âm thanh này có thể bị phóng đại, hoặc vang quá mức trên phổi ứ khí, hoặc có thể gặp trên người bình thường khỏe mạnh có thể trạng gầy. Đồng thuận về triệu chứng này giữa những người khám khác nhau khá thấp trừ khi dấu hiệu này không đối xứng.
Gõ đục với âm thanh tắt đi nhanh hơn, tương ứng với việc tích tụ dịch trong khoang màng phổi ở vị trí đó, hay nhu mô phổi gần thành ngực bị đông đặc. Trong trường hợp này, rung thanh cũng bị giảm. Trong tràn khí màng phổi rung thanh cũng giảm hay mất, tuy nhiên gõ sẽ trong và vang hơn.
Gõ bình thường không thể phát hiện tổn thương nhỏ và sâu trong lồng ngực. Vì vậy, người ta đặt ra việc nghe (ống nghe) khi gõ nhằm khắc phục vấn đề này. Kỹ thuật thực hiện là gõ nhẹ lên xương ức trong quá trình nghe phổi. Cường độ âm thanh giảm được cho là dấu hiệu của tổn thương phổi. Tuy nhiên, kỹ thuật này ít có giá trị.
Nghe
Nghe trên lồng ngực được xem là kỹ thuật khám quan trọng nhất trong khám lồng ngực. Nghe thực hiện khi bệnh nhân ở tư thế thẳng. Trẻ sơ sinh đặt trẻ nằm trên mặt phẳng. Trẻ lớn hơn mẹ có thể bế bé ngồi trong lòng. Trẻ lớn nghe có thể thực hiện ở tư thế ngồi hay đứng thẳng. Nghe sau lưng trước để tránh tạo lo lắng cho trẻ.
Nguồn gốc âm thanh trong đường dẫn khí là do sự xoáy phức tạp của luồng khí trong đường dẫn khí trung tâm. Cường độ tiếng phổi liên quan đến dòng khí, do đó hít đủ sâu (vận tốc dòng khí >0,5 L/s) là điều kiện cần để có âm thanh tốt. Trẻ lớn và hợp tác, yêu cầu trẻ hít bằng miệng chậm và sâu. Ở trẻ nhỏ và kém hợp tác, có thể nghe tiếng thở sâu khi trẻ thở dài hoặc các lần hít sâu giữa tiếng khóc của trẻ.
Tiếng khí quản nghe tại hõm trên ức có phổ âm thanh khá rộng, tần số dao động từ dưới 100 Hz đến trên 2.000 Hz. Tần số này giảm dần theo sự dài ra của khí quản trong quá trình trẻ lớn lên. Âm thanh này đa phần do luồng khí đi qua khe hẹp ở vùng thanh môn, và vùng hẹp hạ thanh môn. Có mối liên quan giữa vận tốc luồng khí và cường độ âm thanh, đặc biệt âm thanh tần số cao.
Tiếp cận về thông khí phổi, cần so sánh đối xứng 2 bên. So sánh 2 bên rất quan trọng trong cấp cứu và hồi sức trong quá trình đặt nội khí quản và xác định bên tràn khí màng phổi. Tiếng của phổi bình thường nghe trên lồng ngực có tần số thấp hơn tiếng khí quản do âm thanh mất đi khi dẫn truyền trong nhu mô phổi. Tiếng của phổi trên 400 Hz thường do cơ chế xoáy của luồng khí. Âm thanh ở tần số thấp hơn thường do cơ chế khác như cơ hô hấp, sự vang trong lồng ngực. Tiếng hít vào ít liên quan đến khí đi qua thanh môn mà nguồn gốc của chúng ở ngoại biên hơn (tiếng phế quản gốc và phế quản trung gian). Tiếng thở ra có nguồn gốc trung tâm do sự hội tụ và chia đôi của dòng khí trên đường dẫn khí.
Tần số âm thanh khác nhau sẽ dẫn truyền theo con đường khác nhau. Sóng âm tần số thấp dẫn truyền từ đường dẫn khí trung tâm xuyên qua nhu mô phổi, trong khi tần số cao dẫn truyền xa hơn theo đường dẫn khí sau đó mới qua nhu mô. Tiếng của phổi nghe cũng không hoàn toàn đối xứng do hiện diện của hệ tim mạch và sự lệch phải của khí quản trong trung thất. Ở trẻ sơ sinh, âm thanh tần số thấp có cường độ thấp hơn trẻ lớn do khối lượng cơ ở sơ sinh thấp hơn.
Những âm thanh khác của phổi thường do bệnh lý tại phổi gây ra. Khò khè là âm thanh như tiếng nhạc, liên tục (thường dài hơn 100ms), sinh ra do khí dao động trong đường dẫn khí bị hẹp. Tần số âm thanh phụ thuộc vào khối lượng, sự co dãn của thành đường dẫn khí và dòng khí tại đó. Trong hen, hẹp lan tỏa đường dẫn khí dẫn đến tiếng khò khè có nhiều cao độ và đa âm sắc. Trong khi hẹp cố định đường dẫn khí lớn tạo ra tiếng khò khè đơn âm sắc. Khò khè thì thở ra do giới hạn dòng khí có thể xuất hiện ở người bình thường trong thủ thuật thở ra gắng sức. Khò khè thì hít vào có thể gặp trong hen hoặc nguyên nhân khác gây tắc nghẽn đường dẫn khí trung tâm. Tiếng khò khè ngắn và khu trú ở thì hít vào có thể gặp trong giãn phế quản.
Ran ẩm xuất hiện tại nơi có bề mặt khí dịch, do luồng khí di chuyển qua chỗ có dịch tiết hay có sự cân bằng đột ngột của áp suất khí-dịch. Cơ chế khác là do sự giãn đột ngột của mô mềm khi mở hay đóng đường dẫn khí. Ran ẩm chia làm nhỏ hạt (mịn) hoặc to hạt (thô). Ran ẩm nhỏ hạt cuối thì hít vào thường gặp trong bệnh phổi hạn chế hoặc giai đoạn đầu của suy tim ứ huyết. Trong khi đó, ran ẩm to hạt gặp đầu thì hít vào và thì thở ra gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Các tiếng khác không xuất phát từ trong lồng ngực: tiếng cọ màng phổi (căng dãn của màng phổi tạo ra xung động qua lồng ngực và nhu mô phổi); tiếng thở rít (khí đi qua vùng rất hẹp của đường dẫn khí, chủ yếu nghe thì hít vào); thở rên (xuất hiện thì thở ra, do sự khép dây thanh âm để tạo áp lực dương cho đường thở cuối kỳ thở ra, gặp trong trẻ sinh non với phổi chưa trường thành và thiếu surfactant); tiếng ngáy (do sự rung của cơ vùng hầu, gặp cả thì hít vào và thở ra).
Các tiếng của phổi cần được mô tả về cường độ, tần số và sự xuất hiện trong chu kỳ hô hấp.
Bảng 2.1 Các âm thanh của hô hấp [1]
Âm cơ bản
Cơ chế
Nguồn gốc
Nghe
Liên quan
Phổi
Dòng khí xoáy, hỗn loạn
Trung tâm (thở ra), thùy hay đường dẫn khí trung gian (hít vào)
Tần số thấp không ồn (<100 và >1.000 Hz)
Thông khí tại chỗ, đường kính đường thở
Khí quản
Dòng khí xoáy, va chạm trên thành đường dẫn khí
Hầu, thanh quản, khí quản, đường dẫn khí lớn
Ồn và cộng hưởng (<100 và >3000 Hz)
Cấu trúc đường thở trên
Âm bệnh lý
Khò khè
Dao động của thành đường dẫn khí, dòng khí xoáy tỏa ra
Đường dẫn khí nhỏ và trung tâm
Thanh âm dạng sin (<100 hay >1.000 Hz, kéo dài >80 ms)
Tắc nghẽn đường thở, hạn chế dòng khí
Ran ngáy
Vỡ màng của dịch, dao động thành đường dẫn khí
Đường dẫn khí lớn hơn
Nhiều thanh âm dạng sin giảm dần (thường <300 Hz và kéo dài <100 ms)
Đường thở xuất tiết, hẹp bất thường
Ran ẩm
Thành đường dẫn khí co – dãn
Đường dẫn khí nhỏ và trung tâm
Sóng phản xạ mất đi nhanh chóng (kéo dài <20 ms)
Đường thở kín, dịch tiết
Nếm và ngửi
Về mùi, hơi thở hôi mạn tính có thể gợi ý bệnh lý viêm nhiễm vùng mũi hay khoang miệng (viêm xoang quanh mũi), dị vật đường thở hay áp xe răng. Chứng hôi miệng cũng có thể xuất phát từ viêm nhiễm trong lồng ngực (áp-xe phổi, dãn phế quản hay trào ngược dạ dày thực quản).
Hiện nay ít nhân viên y tế nào dựa vào vị giác để khám. Tuy nhiên, có những điểm đặc biệt có thể gợi ý chẩn đoán, ví dụ như mẹ của trẻ bị bệnh xơ nang thường nếm thấy vị mặn trên da của con mình.
Tài liệu tham khảo
1. Hans P. and David Z. (2019), “The history and physical examination”, in Kendig’s disorders of the respiratory tract in children, Elsevier, 9th ed, Philadelphia, pp. 98-134.
Giải thích được sinh lý bệnh miễn dịch học của hen trẻ em
Phân biệt được các kiểu hình khò khè, kiểu hình hen ở trẻ em
Chẩn đoán được bệnh hen và cơn hen ở trẻ em
Điều trị cắt cơn hen ở trẻ em
Giáo dục thân nhân và bệnh nhi bản kế hoạch hành động hen
Tiên lượng hen kéo dài sau 6 tuổi và tiên lượng cơn hen
Dịch tễ học
Hen là một bệnh lý hô hấp mạn tính gây gánh nặng bệnh tật nặng nề, bao gồm chết non và giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng mọi lứa tuổi trên khắp mọi miền của thế giới. Theo báo cáo năm 2018 của Mạng lưới hen toàn cầu (Global Asthma Network – GAN) có khoảng 339 triệu người mắc hen và tần suất này vẫn tiếp tục tăng. Hen giết khoảng 1.000 người/ngày. Hầu hết các trường hợp tử vong do hen xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình – thấp [1].
Đối với trẻ em, hen là bệnh mạn tính thường gặp nhất. Tử suất do hen ở trẻ em không cao nhưng gánh nặng kinh tế, gánh nặng bệnh tật gián tiếp và trực tiếp là vấn đề đáng lo ngại. Hen là một trong những nguyên nhân nhập viện chủ yếu ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi [2]. Ở Việt Nam, chưa có thống kê chính xác về tỷ lệ mắc hen cho cả nước, nhưng một số công trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy hen trẻ em có tỷ lệ mắc khoảng 4-8% và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây, cứ 20 năm tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2-3 lần [3].
Tần suất hen ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ nhưng ở tuổi sau dậy thì thì nữ gặp hen nhiều hơn nam [2]. Có vài yếu tố thuận lợi giải thích cho sự khác biệt này, đó là bé trai có đường thở nhỏ hơn và ngắn hơn trong tương quan với kích thước phổi, kháng lực đường thở lớn hơn và trương lực đường thở lúc nghỉ (liên quan yếu tố nội tiết) cao hơn so với bé gái.
Định nghĩa hen
Hen là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí trong lồng ngực kèm theo tăng đáp ứng đường thở và tắc nghẽn luồng khí không cố định. Nó biểu hiện bằng những đợt tái phát của các triệu chứng hô hấp (ho, khó thở, đau tức ngực và/hoặc khò khè) thay đổi từng lúc với nhiều mức độ VÀ sự giới hạn luồng khí thở ra không hằng định [4], [5]. Những đợt tắc nghẽn đường thở này có thể giảm hoặc mất cách tự nhiên hoặc dưới tác dụng điều trị của thuốc.
Sinh lý bệnh miễn dịch học
Hen là một bệnh lý đa yếu tố. Sự tương tác phức hợp giữa yếu tố bản thân (di truyền – cơ địa dị ứng, sự trưởng thành của hệ miễn dịch tại hệ hô hấp và miễn dịch toàn thân, sự phát triển của phổi, sự hình thành hệ vi sinh vật tại đường thở) với yếu tố môi trường (khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, nhiễm trùng, dị nguyên) và thời gian tương tác giữa các yếu tố này quyết định sinh bệnh học miễn dịch và sự phát triển các đặc điểm bệnh hen ở trẻ em [6]. Bệnh học của hen bao gồm tính tăng đáp ứng đường thở, tình trạng viêm mạn và tái cấu trúc đường thở. Đối với hen trẻ em, sinh lý bệnh miễn dịch học nền tảng của những biến đổi bệnh học này là đáp ứng dị ứng mạn tính của cơ địa dị ứng với dị nguyên hô hấp trong môi trường, trong đó vai trò nòng cốt là eosinophil và lympho T giúp đỡ loại 2 “Th2 – type 2 T helper cells”, nên được gọi là hen tăng bạch cầu ái toan “eosinophilic asthma”.
Biểu mô hô hấp là cửa ngõ miễn dịch của hệ hô hấp và cũng là nơi khởi đầu kích hoạt những đáp ứng miễn dịch và biến đổi bệnh học của hen. Sự tổn thương biểu mô hô hấp do các tác nhân nguy hại trong luồng khí hít vào (vi sinh vật, hóa chất, …) tạo nên những kẻ hở trên thành đường dẫn khí, tạo điều kiện cho dị nguyên tiếp xúc với hệ miễn dịch. Ngoài ra, trong đáp ứng viêm của biểu mô bị tổn thương cũng có sự tăng sản xuất các hóa chất trung gian, đặc biệt là interleukin (IL)-4, IL-5, IL-13. Những interleukin này thúc đẩy quá trình biệt hóa lympho T sơ khai thành Th2, kích thích sản xuất kháng thể IgE từ lympho B, và hóa ứng động lôi kéo eosinophil đến đường thở. Sự tương tác giữa kháng thể IgE đặc hiệu với kháng nguyên tương ứng (thường là các dị nguyên hô hấp) kích hoạt các tế bào mast, basophil và eosinophil phóng thích histamin, leukotriene và các hóa chất trung gian gây viêm khác.
Việc tiếp xúc dai dẳng và lặp lại với dị nguyên hô hấp gây viêm dị ứng mạn tính thể hiện bằng sự di cư tích lũy của các tế bào miễn dịch (eosinophil, basophil, đại thực bào, lympho B và lympho T), đặc biệt là tế bào mast, vào mô hô hấp cùng với sự trình diện lượng lớn IgE đặc hiệu, cũng như sự tương tác giữa các tế bào miễn dịch, tế bào biểu mô và tế bào cấu trúc (nguyên bào sợi, nguyên bào sợi cơ và tế bào cơ trơn đường thở), mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh, cũng như là những biến đổi mạn tính trên đường thở “tái cấu trúc đường thở” như là: tăng số lượng tế bào đài và tuyến dưới niêm gây tăng tiết đàm, tăng lắng đọng chất nền ngoại bào trong lớp lưới lamina ngay bên dưới màng đáy, tăng nguyên bào sợi cơ và tân sinh mạch máu, tăng sinh lớp cơ trơn đường thở và tăng sinh thần kinh chứa tachykinin gây tăng đáp ứng đường thở.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy có những trẻ bị hen không tăng eosinophil mà chủ yếu tăng neutrophil trong mô đường thở viêm, gọi là hen không tăng bạch cầu ái toan hoặc hen tăng bạch cầu đa nhân trung tính “neutrophilic/non-eosinophilic asthma”. Loại hen này thường gặp trong hen khởi phát do siêu vi. Những trẻ này cũng có những thay đổi bệnh học về tái cấu trúc đường thở tương tự trẻ bị hen tăng eosinophil [7].
khói thuốc lá, cảm xúc, thay đổi thời tiết, ô nhiễm không khí
Tăng tiết đàm
Phù nề niêm mạc đường thở
Co thắt cơ trơn phế quản
Hình 4.1 Sinh bệnh học của hen.
Biểu hiện lâm sàng
Khò khè và hen
Kiểu hình khò khè
Khò khè là một trong những triệu chứng quan trọng của hen. Đồng thời, khò khè cũng là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. Các nghiên cứu đoàn hệ theo dõi trẻ từ sau sanh cho thấy một phần ba trẻ em bị khò khè do nhiễm trùng hô hấp trong suốt 3 năm đầu đời (thường gặp trong bệnh cảnh viêm tiểu phế quản) và trong đó có khoảng 1 – 3% trẻ có triệu chứng nặng cần nhập viện [8]. Tuy nhiên, khoảng 60% trẻ khò khè chỉ có triệu chứng thoáng qua trong những đợt nhiễm trùng hô hấp trong 3 năm đầu đời và hết khò khè sau 3 tuổi. Còn 40% trẻ khò khè sớm sẽ tiếp tục khò khè dai dẳng sau 3 tuổi. Trong nhóm trẻ khò khè dai dẳng này, một phần chúng có thể trở nên nhạy cảm với dị nguyên hô hấp trước tuổi đi học và tăng nguy cơ khởi phát hen khi bắt đầu tuổi đi học. Những trường hợp điển hình thường xuất hiện khò khè vào năm 2-3 tuổi sau nhiễm rhinovirus kèm theo tăng đáp ứng đường thở trong suốt giai đoạn ấu nhi. Ngược lại, những trẻ không cơ địa dị ứng thường khởi phát khò khè trước 1 tuổi sau nhiễm siêu vi hô hấp hợp bào, những đợt khò khè sau đó chủ yếu khởi phát trong đợt nhiễm trùng hô hấp và có khuynh hướng giảm dần tần suất theo thời gian và nguy cơ hình thành hen thấp.
Khò khè thoáng qua Khò khè không dị ứng Khò khè dị ứng/Hen
Tần suất khò khè
Tuổi
Hình 5.1 Kiểu hình khò khè trẻ em.
Nguồn : Taussig LM và cs (2003) [8].
Chỉ số dự đoán hen
Không phải tất cả trẻ khò khè đều do hen hoặc sẽ bị hen.
Chỉ số dự đoán hen (API – asthma predictive index) giúp tiên lượng nguy cơ bị hen sau 6 tuổi ở trẻ 3 tuổi có ≥2 đợt khò khè trong 12 tháng qua. Trẻ có API dương tính nếu thỏa ≥1 tiêu chuẩn chính hoặc ≥2 tiêu chuẩn phụ sau đây (theo tiêu chuẩn ucAPI) [9]:
Tiêu chuẩn chính
Chàm da
Cha mẹ bị hen
Dị ứng với ≥1 dị nguyên hô hấp
Tiêu chuẩn phụ
Dị ứng với sữa hoặc trứng
Viêm mũi dị ứng
Khò khè không liên quan cảm lạnh.
[1]Tiên lượng nguy cơ hen lúc 7 tuổi, tiêu chuẩn ucAPI có LR (+) = 7,5 và LR (-) = 0,6.
Chẩn đoán
Chẩn đoán hen
Chẩn đoán hen cần kết hợp 2 yếu tố quan trọng là (1) triệu chứng gợi ý hen và (2) sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không cố định được xác định bằng hô hấp ký (ở trẻ >5 tuổi) hoặc dao động xung ký (ở trẻ >3 tuổi).
(1) Triệu chứng gợi ý hen : có >1 triệu chứng (khò khè, ho, khó thở, đau tức ngực) VÀ
Triệu chứng tái phát thường xuyên (≥3 lần ở trẻ <12 tháng tuổi, ≥2 lần ở trẻ ≥12 tháng tuổi)
Triệu chứng thay đổi theo thời gian và mức độ
Triệu chứng nặng lên về đêm hoặc gần sáng
Xảy ra khi gắng sức, cảm xúc quá mức hoặc khi tiếp xúc khói thuốc lá, không khí lạnh, mùi lạ, thú nuôi, …
Xảy ra khi không có bằng chứng đang nhiễm khuẩn hô hấp
Có tiền căn dị ứng (chàm da, viêm mũi dị ứng, dị ứng sữa/trứng)
Có tiền căn gia đình (cha/mẹ/anh chị em ruột) bị hen, dị ứng
Có ran rít/ran ngáy hoặc kéo dài thì thở ra khi thăm khám
(2) Sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không cố định :
Đối với trẻ >5 tuổi, sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không cố định được xác định bằng hô hấp ký :
Sự tắc nghẽn luồng khí thở ra (FEV1/FVC[2] <0,9), và
Sự tắc nghẽn này không cố định : có đáp ứng với thử nghiệm dãn phế quản (tăng FEV1 >12% giá trị dự đoán sau hít thuốc dãn phế quản) hoặc cải thiện sau thử điều trị hen (tăng FEV1 >12% giá trị dự đoán sau 4 tuần điều trị kháng viêm ngoài các đợt nhiễm trùng hô hấp).
Tuy nhiên, trẻ <5 tuổi khó hợp tác thực hiện xét nghiệm và sự giới hạn về địa điểm thực hiện dao động xung ký nên trong thực hành lâm sàng, sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không cố định có thể xác định bằng sự cải thiện triệu chứng với thuốc dãn phế quản khí dung (khí dung salbutamol 2,5mg x 3 lần cách 20 phút) ; hoặc cải thiện sau 2-3 tháng điều trị thử với corticoid hít liều thấp (hen đa yếu tố khởi phát) hay 4 tuần dùng leukotrien modifiers (hen khởi phát do siêu vi/hen khởi phát do gắng sức) và đồng vận beta tác dụng ngắn (SABA – short acting beta agonist) khi cần.
Chẩn đoán phân biệt
Không phải tất cả những trường hợp khò khè đều là hen. Nếu trẻ không có triệu chứng gợi ý hen, hoặc không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán xác định hen, hoặc trẻ không đáp ứng hay đáp ứng kém sau 1 giờ phun khí dung thuốc dãn phế quản, cần xem xét các nguyên nhân khò khè khác :
Viêm tiểu phế quản
Hội chứng hít : Bất thường cấu trúc vùng hầu họng, Trào ngược dạ dày thực quản, Dò thực quản – khí quản, Rối loạn nuốt
Dị vật đường thở
Tim bẩm sinh
Bất thường giải phẫu bẩm sinh đường thở (vòng mạch, hẹp khí quản – phế quản, mềm sụn khí – phế quản), bất thường chức năng (rối loạn chức năng dây thanh, rối loạn vận động lông chuyển, rối loạn vận động khí – phế quản)
Chèn ép phế quản do u trung thất, hạch, nang phế quản
Thâm nhiễm phổi tăng bạch cầu ái toan
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh
Bệnh nhi có triệu chứng gợi ý hen
Bệnh nhi có thể thực hiện
hô hấp ký hoặc dao động xung ký
Xem xét chẩn đoán phân biệt
Làm thêm cácxét nghiệm dị ứng
Thử điều trị hen
Khảo sát và điều trị theo chuyên khoa
Kết quả đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hen
Chẩn đoán xác định và điều trị hen
Đánh giá sự tuân thủ điều trị
Tìm nguyên nhân khác
Chuyển chuyên khoa
Cải thiện
Không
cải thiện
Không
Có
Có
Không
Có
Không
Hình 5.2 Lưu đồ tiếp cận chẩn đoán hen trẻ em.
Phân loại hen trên lâm sàng
Trong thực hành lâm sàng, việc phân loại hen giúp định hướng kế hoạch điều trị và tiên lượng phù hợp cho từng bệnh nhi [4].
Theo kiểu hình: hen do siêu vi, hen do gắng sức, hen ở trẻ béo phì, hen dị ứng, hen đa yếu tố khởi phát, hen kháng trị.
Theo mức độ kiểm soát hen: hen kiểm soát tốt, hen kiểm soát một phần, hen không kiểm soát.
Cơn hen
Định nghĩa
Cơn hen kịch phát biểu hiện bằng sự tiến triển nặng lên của các triệu chứng hen và chức năng hô hấp khỏi tình trạng thường ngày của bệnh nhân [5] và tình trạng này không thể cải thiện tự nhiên hoặc sau 1 liều thuốc SABA.
Phân độ nặng cơn hen kịch phát
Bảng 5.2 Phân độ nặng cơn hen theo GINA 2010 [10].
Thông số
Nhẹ
Trung bình
Nặng
Dọa ngưng thở
Khó thở
Khi đi lại,
có thể nằm
Khi nói chuyện. Nhũ nhi: khóc yếu, ăn bú kém, ngồi dễ chịu hơn
Cả khi nghỉ ngơi. Nhũ nhi: bỏ bú, ngồi cúi ra trước
Nói chuyện
Tri giác
Cả câu
Có thể kích thích
Từng cụm từ
Thường kích thích
Từng chữ
Thường kích thích
Lơ mơ, lú lẫn
Nhịp thở
Tăng <30%
Tăng 30-50%
Tăng ≥50%
Thở không đều, cơn ngưng thở
Hướng dẫn nhịp thở để đánh giá tình trạng suy hô hấp của trẻ đang thức
Tuổi Nhịp thở bình thường
<2 tháng < 60 lần/phút
2-12 tháng < 50 lần/ phút
1-5 tuổi < 40 lần/phút
6-8 tuổi < 30 lần/phút
Co kéo cơ hô hấp phụ và trên ức
Thường không có hoặc có co lõm nhẹ
Co lõm ngực và hõm trên ức
Co lõm ngực và hõm trên ức nặng
Cử động ngực bụng ngược chiều
Khò khè
Thì thở ra
Hai thì
Âm phế bào giảm
Mất khò khè
Mạch
(lần/phút)
Bình thường
Tăng <120 lần
<5 tuổi: >140
≥5 tuổi: >120
Mạch chậm
Hướng dẫn về giới hạn nhịp mạch bình thường ở trẻ em
Tuổi Nhịp tim bình thường
2-12 tháng <160 lần/phút
1-2 tuổi <120 lần/phút
2-8 tuổi <110 lần/phút
PEF sau điều trị dãn phế quản ban đầu
>80%
60-80%
<60% hoặc đáp ứng kéo dài dưới 2 giờ
PaO2/
khí trời
Bình thường
>60 mmHg
<60mmHg
PaCO2/
khí trời
< 45 mmHg
< 45mmHg
>45mmHg
SaO2/
khí trời
>95%
91-95%
<90%
Điều trị
Điều trị cắt cơn hen
Khi bệnh nhân vào cơn hen, cần được
Nhanh chóng cắt cơn hen bằng thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh và thuốc kháng viêm mạnh tùy theo mức độ nặng của cơn hen (Hình 6.1)
Tìm và xử trí nguyên nhân khiến bệnh nhi vào cơn hen
Đánh giá yếu tố tiên lượng nặng/tử vong do hen
Tiền căn đặt nội khí quản vì hen
Tiền căn nhập viện hoặc nhập cấp cứu vì hen trong 12 tháng qua
Không dùng corticoid hít gần đây hoặc không tuân thủ dùng corticoid hít
Đang dùng hoặc vừa ngưng corticoid uống
Sử dụng >1 chai salbutamol liều định chuẩn trong 1 tháng
Không có bản kế hoạch xử trí hen
Có vấn đề về tâm thần, tâm lý xã hội
Có dị ứng thức ăn.
Điều trị duy trì
Mục tiêu
Kiểm soát tốt bệnh hen, giúp bệnh nhi có thể sinh hoạt gần như trẻ bình thường
Giảm tần suất vào cơn hen
Giáo dục thân nhân và bệnh nhi biết xử trí ngoại viện kịp thời cơn hen, nhằm giảm thiểu bệnh suất và tử suất do cơn hen
Khống chế tốt quá trình viêm mạn tính đường thở, nhằm làm chậm/ngăn cản tiến triển tái cấu trúc đường thở
Giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc hen.
Phương pháp không dùng thuốc ngừa cơn hen
Tránh yếu tố khởi phát hen
Vệ sinh môi trường sinh hoạt
Chủng ngừa đầy đủ, đặc biệt là chủng ngừa cúm và phế cầu
Tránh béo phì
Sử dụng SABA khi cần
Giáo dục cách sử dụng bản kế hoạch xử trí hen cho từng bệnh nhi và thân nhân.
Phương pháp dùng thuốc ngừa cơn hen
Chỉ định thuốc ngừa cơn hen ở trẻ em ≤5 tuổi
Hen không kiểm soát được bằng phương pháp không dùng thuốc ngừa cơn
Nhập viện vì cơn hen nặng hoặc nguy kịch
Trong 1 mùa có 1-2 đợt khò khè nặng sau nhiễm siêu vi hô hấp
Khò khè gợi ý hen thường xuyên ≥ 3 đợt/mùa.
Khò khè cần dùng SABA mỗi 6 – 8 tuần: có thể thử điều trị thuốc ngừa cơn để xác định chẩn đoán
Chọn lựa thuốc ngừa cơn hen cho trẻ <5 tuổi tùy theo kiểu hình khò khè của trẻ, khả năng hợp tác và tuân thủ duy trì điều trị của cha mẹ và trẻ.
Chỉ định thuốc ngừa cơn hen ở trẻ em >5 tuổi
Khởi đầu với ICS liều thấp :
Có triệu chứng hen >2 lần/tháng
Thức giấc vì hen >1 lần/tháng
Có triệu chứng hen và có bất kỳ yếu tố nguy cơ vào cơn hen : FEV1 <60% giá trị dự đoán, có tiếp xúc khói thuốc lá, có bệnh kèm theo (béo phì, viêm mũi xoang mạn, dị ứng thức ăn), từng đặt nội khí quản vì hen, có ≥1 cơn hen trung bình – nặng trong năm qua, sử dụng >1 chai salbutamol MDI/tháng, có vấn đề tâm thần, tâm lý xã hội.
Khởi đầu với ICS liều cao (cho trẻ <12 tuổi) hoặc ICS liều trung bình + LABA (cho trẻ ≥12 tuổi) :
Nhập viện vì cơn hen trung bình – nặng
Có triệu chứng hen hầu hết các ngày
Thức giấc vì hen ≥1 lần/tuần
Tái khám theo dõi :
Tần suất tái khám tùy thuộc mức độ kiểm soát hen, tình trạng đáp ứng với điều trị và khả năng tự xử trí của người chăm sóc trẻ. Tốt nhất trẻ cần được tái khám sau 1-3 tháng bắt đầu điều trị, sau đó mỗi 3-6 tháng. Đặc biệt, trẻ cần được tái khám trong vòng 1 tuần sau xuất viện vì cơn hen cấp.
Vào mỗi lần tái khám, cần đánh giá mức độ kiểm soát hen, yếu tố nguy cơ vào cơn hen, tác dụng phụ của thuốc, việc tuân thủ điều trị và kỹ thuật dùng thuốc hen, nhắc nhở và điều chỉnh bản kế hoạch xử trí hen. Ngoài ra, cần quan tâm sự lo lắng của thân nhân.
Nếu trẻ có thực hiện hô hấp ký hoặc dao động xung ký, cần kiểm tra mỗi 3 tháng.
Theo dõi chiều cao của trẻ ít nhất 1 lần/năm.
Phân độ kiểm soát hen
Bảng 6.1 Phân độ kiểm soát hen dành cho trẻ ≤5 tuổi [5].
Trong 4 tuần qua, trẻ có:
Kiểm soát tốt
Kiểm soát một phần
Không kiểm soát
Triệu chứng ban ngày
trên vài phút, xuất hiện
>1 lần/tuần
Không có biểu hiện nào
Có 1 – 2 biểu hiện
Có 3 – 4 biểu hiện
Cần dùng SABA
>1 lần/tuần
Thức giấc hoặc ho về đêm do hen
Hạn chế hoạt động do hen
Bảng 6.2 Phân độ kiểm soát hen dành cho trẻ >5 tuổi [5].
Trong 4 tuần qua, trẻ có:
Kiểm soát tốt
Kiểm soát một phần
Không kiểm soát
Triệu chứng ban ngày
>2 lần/tuần
Không có biểu hiện nào
Có 1 – 2 biểu hiện
Có 3 – 4 biểu hiện
Cần dùng SABA
>2 lần/tuần
Thức giấc về đêm do hen
Hạn chế hoạt động do hen
Hen cơn nhẹ/trung bình
Salbutamol khí dung (KD) 2,5mg (trẻ ≤5 tuổi),
5mg (trẻ >5 tuổi) hoặc MDI 4 nhát xịt qua buồng đệm
(tối đa 3 lần cách 20 phút, đánh giá sau mỗi lần phun)
Hen cơn nặng/nguy kịch
Nhập cấp cứu, thở oxy qua mặt nạ
KD salbutamol + ipratropium qua oxy (tối đa 3 lần cách 20 phút, đánh giá sau mỗi lần phun)
KD corticoid liều cao
Corticoid tiêm mạch
Adrenalin tiêm dưới da (hen nguy kịch)
Đáp ứng tốt
Điều trị ngoại trú
Salbutamol KD/MDImỗi 4 – 6 giờ trong 24 – 48 giờ
🡪 tái khám
Đáp ứng
không hoàn toàn
Điều trị ngoại trú (±)
Uống prednisone
Salbutamol KD/MDI mỗi 4 giờ trong24 – 48 giờ
🡪 tái khám
Không đáp ứng
Nhập viện
Uống prednisone
KD salbutamol + ipratropium (tối đa 3 lần cách 20 phút, đánh giá sau mỗi lần phun)
KD corticoid liều cao (±)
Đáp ứng
Thở oxy qua mặt nạ
KD salbutamol qua oxy mỗi 2 – 4 giờ trong 24 – 48 giờ
SABA (Short acting beta agonist): β2 – adrenergic receptor (B2AR) hiện diện nhiều trên tế bào cơ trơn đường thở. Salbutamol là một chất đồng vận β2 gắn lên B2AR kích thích sự sản xuất AMP vòng (cAMP – cyclic adenosine monophosphate) nội bào, gây tác dụng dãn cơ trơn. Hiệu quả của salbutamol khí dung bắt đầu trong vòng 3 phút, đạt đỉnh sau 2,5 giờ và kéo dài 4-6 giờ.
Tác dụng phụ : nhịp tim nhanh, run chi, hạ kali máu.
SAMA (Short acting muscarinic antagonist): tác động của hệ thần kinh phó giao cảm lên thụ thể muscarinic (M1-M5) thông qua chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine gây co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết chất nhầy vào lòng đường thở. Trong phổi người chỉ biểu hiện thụ thể M1-M3. Ipratropium là một chất kháng thụ thể muscarinic gây ức chế tất cả thụ thể muscarinic, có tác dụng dãn phế quản. Hiệu quả của ipratropium khí dung bắt đầu trong vài phút, đạt đỉnh sau 1-2 giờ và kéo dài khoảng 4 giờ. Mặc dù tác dụng dãn phế quản khởi phát nhanh tương tự như salbutamol, nhưng do tác dụng phụ gây khô đàm nên ipratropium không được chọn là thuốc đầu tay để sử dụng trong cắt cơn hen.
Theophylline là một chất ức chế men phosphodiesterase không chọn lọc, có tác dụng ức chế quá trình thoái hóa của cAMP và cGMP, làm tăng nồng độ của hai chất này. Trong khi cAMP giúp dãn phế quản thì cGMP gây co thắt phế quản. Vì vậy, theophylline có tác dụng dãn phế quản yếu. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cho thấy theophyllin có tác dụng kháng viêm nhẹ.
Liều dùng: tấn công 5mg/kg/ truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút, sau đó truyền tĩnh mạch duy trì 1mg/kg/giờ.
Tác dụng phụ: nhịp tim nhanh, kích động, buồn nôn, nôn, đỏ bừng mặt.
Magne sulfate có tác dụng dãn phế quản thông qua nhiều cơ chế như là (1) ức chế hấp thu ion Ca2+ của tế bào cơ trơn phế quản gây cản trở quá trình co cơ, (2) tham gia vào các hoạt động chuyển hóa của tế bào, trong đó có chuyển hóa sinh cAMP, hỗ trợ tác dụng của SABA lên cơ trơn phế quản, (3) ức chế sự phóng thích acetylcholine từ thần kinh phó giao cảm, và (6) giảm phóng thích histamine từ tế bào mast.
Liều dùng (chỉ dùng cho trẻ >1 tuổi) : 25-75mg/kg/liều duy nhất, truyền tĩnh mạch trong 20-30 phút.
Tác dụng phụ : tụt huyết áp, giảm phản xạ gân – xương.
Adrenalin tiêm dưới da : có tác dụng ức chế phóng thích histamin từ tế bào mast.
Liều dùng : Adrenaline 1%o 0,01 ml/kg/lần, tối đa 0,3 ml/lần x 3 lần tiêm dưới da cách 20 phút.
Corticoid uống/tiêm mạch có tác dụng kháng viêm toàn thân mạnh thông qua việc ức chế sự tổng hợp các phân tử protein tham gia trong phản ứng viêm của cơ thể. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả này cần mất vài giờ-vài ngày vì tác động lên thụ thể trong nhân « genomic » và ảnh hưởng lên quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào. Trong khi đó, corticoid hít liều cao có tác dụng kháng viêm nhanh tại chỗ trong vài giây – vài phút thông qua cơ chế « non-genomic » gây giảm tưới máu đến biểu mô phế quản bị viêm. Theo cơ chế này, lượng lớn corticoid gắn lên thụ thể EMT (Extraneuronal Monoamine Transporter) tại màng tế bào cơ trơn mạch máu gây cản trở sự thoái hóa nor-epinephrine hậu synap thần kinh – cơ, giúp duy trì hiệu quả của nor-epinephrine trên thụ thể α1-adrenergic có tác dụng co mạch, dẫn đến giảm tưới máu đến vùng viêm, làm giảm phù nề niêm mạc phế quản.
Liều dùng corticoid tiêm mạch: hydrocortisone 5mg/kg hoặc methyl-prednisolone 1-2mg/kg mỗi 6 giờ.
Thuốc ngừa cơn hen
Leukotrien modifiers: có loại ức chế men 5-lipoxygenase làm giảm sản xuất leukotrien, hoặc có loại là chất kháng thụ thể cysteinyl leukotrien, có tác dụng ức chế phản ứng viêm và co thắt phế quản do leukotrien. Trong hen do siêu vi hoặc hen do gắng sức, nghiên cứu ghi nhận có sự tăng sản xuất leukotrien từ quá trình viêm do chuyển hóa acid arachidonic. Vì vậy, leukotrien modifiers thường được ưu tiên sử dụng cho bệnh nhi hen do siêu vi hoặc hen do gắng sức.
Tác dụng phụ: đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, tiểu dầm.
ICS (inhaled corticosteroids): với hoạt tính kháng viêm mạnh thông qua nhiều cơ chế, corticoid được xem là sự lựa chọn hàng đầu trong điều trị hen. Corticoid thúc đẩy quá trình apoptois của các tế bào viêm, giảm tổng hợp các protein gắn kết nhằm hạn chế sự xâm nhập của các tế bào viêm, ức chế sự phóng hạt từ lysosome trong các tế bào viêm, ức chế tổng hợp các protein viêm và tăng sản xuất các protein kháng viêm, thúc đẩy biểu hiện thụ thể β2-adrenergic, giảm tiết đàm từ tuyến nhầy.
Bảng 7.1 Liều corticoid hít
Thuốc
Tuổi
Liều dùng (mcg/ngày)
Thấp
Trung bình
Cao
Fluticasone propionate
≤5
6-11
≥12
100
100 – 200
100 – 250
>200 – 500
>250 – 500
>500
>500
Budesonide khí dung
≤5
6-11
500
250 – 500
>500 – 1000
>1000
LABA (Long acting beta agonist): tác động dãn phế quản thông qua cơ chế tương tự SABA nhưng vì hoạt chất LABA có tính ái mỡ cao cho phép thuốc ngấm vào trong mô đường thở tại vùng lân cận B2AR nên kéo dài thời gian tác dụng đến 12 giờ. LABA chỉ dùng ở dạng kết hợp với ICS và chỉ khuyến cáo dùng cho trẻ ≥6 tuổi.
2. Ferrante G. and La Grutta S. (2018), “The Burden of Pediatric Asthma”, Frontiers in pediatrics, 6, pp. 186-186.
3. Bộ Y Tế Việt Nam (2016), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen trẻ em dưới 5 tuổi”, Quyết định số 4888/QĐ-BYT.
4. Papadopoulos N.G., Arakawa H., Carlsen K.H., et al. (2012), “International consensus on (ICON) pediatric asthma”, Allergy, 67 (8), pp. 976-97.
5. Global Initiative For Asthma, Pocket guide for asthma management and prevention. 2018.
6. Sejal Saglani and Clare M. Lloyd (2019), “The immunopathogenesis of asthma”, in Kendig’s disorders of the respiratory tract in children, Elsevier, 9th ed, section 4: Asthma, Philadelphia, pp. 2469-2513.
7. Douwes J., Gibson P., Pekkanen J., et al. (2002), “Non-eosinophilic asthma: importance and possible mechanisms”, Thorax, 57 (7), pp. 643-648,Baraldo S., Turato G., Bazzan E., et al. (2011), “Noneosinophilic asthma in children: relation with airway remodelling”, European Respiratory Journal, 38 (3), pp. 575-583.
8. Taussig L.M., Wright A.L., Holberg C.J., et al. (2003), “Tucson children’s respiratory study: 1980 to present”, Journal of Allergy and Clinical Immunology, 111 (4), pp. 661-675.
9. Amin P., Levin L., Epstein T., et al. (2014), “Optimum predictors of childhood asthma: persistent wheeze or the Asthma Predictive Index?”, The journal of allergy and clinical immunology. In practice, 2 (6), pp. 709-715.
10. Global Initiative for Asthma (2010), Global Strategy for Asthma Management and Prevention. GINA report, pp.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Hen trẻ em có đặc điểm bệnh học là gì?
Tắc nghẽn luồng khí cố định và tăng đáp ứng đường thở
Tắc nghẽn luồng khí không cố định và tăng đáp ứng đường thở
Tắc nghẽn luồng khí cố định và không tăng đáp ứng đường thở
Tắc nghẽn luồng khí không cố định và không tăng đáp ứng đường thở
Tế bào nào sau đây là tế bào chủ chốt trong sinh lý bệnh miễn dịch của hen?
Tế bào trình diện kháng nguyên
Tế bào lympho giúp đỡ loại 2
Tế bào lympho B
Tế bào bạch cầu đa nhân trung tính
Yếu tố nào sau đây không dùng để xác định chỉ số dự đoán hen (API) cho trẻ khò khè tái phát nhiều lần?
Viêm mũi dị ứng
Dị ứng nước hoa
Viêm da dị ứng
Dị ứng hải sản
Một trẻ trai 3 tuổi vào khám vì khò khè nhiều lần. Trong năm qua em khò khè 3 lần. Khò khè khởi phát sau mỗi lần trẻ ho sổ mũi, ngoài các đợt này trẻ khỏe mạnh. Gia đình trẻ không ai bị hen. Ba mẹ thắc mắc về nguy cơ bị hen sau này của con. Là bác sĩ khám trẻ, bạn cần thêm thông tin gì về tiền căn để tiên lượng cho trẻ?
Viêm da cơ địa của trẻ
Tiếp xúc khói thuốc lá của trẻ
Nổi mề đay khi ăn hải sản
Uống sữa công thức trước 6 tháng
Một trẻ trai 38 tháng tuổi vào khám vì khò khè 6 lần. Khò khè lần đầu lúc 12 tháng tuổi. Khò khè khởi phát sau mỗi lần trẻ cảm lạnh, ngoài các đợt này trẻ khỏe mạnh. Gia đình trẻ không ai bị hen. Ba mẹ thắc mắc về nguy cơ bị hen sau này của con. Là bác sĩ khám trẻ, thái độ xử trí lúc này của bạn là gì?
Hỏi thêm tiền căn dị ứng của trẻ
Hỏi tình trạng tiếp xúc khói thuốc lá của trẻ
Chỉ định đo IOS để đánh giá tình trạng tắc nghẽn hô hấp
Chỉ định test dãn phế quản để chẩn đoán hen và tiên lượng.
Trẻ trai 4 tuổi đến khám vì khò khè. Trẻ ho, khò khè 1 tháng nay điều trị nhiều nơi không hết. Trẻ khò khè nhiều hơn sau chạy chơi và nửa đêm về sáng. Tiền căn bị chàm da lúc 12 tháng, viêm tiểu phế quản lúc 6 tháng và 15 tháng. Mẹ của trẻ bị viêm mũi dị ứng. Khám ghi nhận trẻ khò khè. Để chẩn đoán hen trên trẻ này, cần làm gì?
Làm xét nghiệm dị ứng
Đo dao động xung ký
Chụp X-quang ngực tìm dấu hiệu ứ khí
Phun khí dung salbutamol và khám lại.
Trẻ gái 3 tuổi đến khám vì khó thở. Bệnh 3 ngày, ngày 1-2: sốt nhẹ, ho, sổ mũi; ngày 3: khò khè, khó thở. Tiền căn: từ khi trẻ 18 tháng tuổi, trẻ bị khò khè tái đi tái lại 4 – 5 lần sau mỗi lần ho, sổ mũi; được chẩn đoán viêm mũi dị ứng từ lúc 2 tuổi. Mẹ của trẻ bị hen. Ngoài các đợt khò khè, trẻ chơi bình thường và ngủ ngon. Khám thấy trẻ than mệt, thở co lõm ngực 46 lần/phút, phổi nghe ran ngáy, ran rít 2 bên, SpO2=94%. Chẩn đoán phù hợp nhất là gì?
Hen ngắt quãng
Hen cơn nhẹ
Hen cơn trung bình
Hen cơn nặng
Trẻ trai 4 tuổi đến khám vì khó thở. Bệnh 3 ngày, ngày 1-2: sốt nhẹ, ho, sổ mũi; ngày 3: khò khè, khó thở. Tiền căn: bị chàm da lúc 3 tháng; từ khi trẻ 12 tháng tuổi, trẻ bị khò khè tái đi tái lại 4 – 5 lần sau mỗi lần ho, sổ mũi. Ngoài các đợt khò khè, trẻ chơi bình thường và ngủ ngon. Khám thấy trẻ than mệt, thở co lõm ngực nặng 46 lần/phút, phổi nghe ít ran rít 2 bên, SpO2=88%. Xử trí lúc này là gì?
Phun khí dung combivent qua oxy + chích hydrocortisone
Phun khí dung combivent qua oxy + uống prednisone
Phun khí dung ventolin qua oxy + chích hydrocortisone
Phun khí dung ventolin qua oxy + uống prednisone
Trẻ trai 7 tuổi đến khám vì khó thở. Hôm nay sau khi đi đá bóng về thì em than tức ngực và khó thở. Tiền căn: em thỉnh thoảng bị viêm phế quản, uống thuốc ở phòng khám tư vài ngày thì hết; trẻ không dị ứng. Gia đình không ai hen. Khám thấy trẻ trả lời được câu ngắn, thở co kéo gian sườn 42 lần/phút, phổi nghe ran ngáy, ran rít 2 bên, SpO2=96%. Xử trí lúc này là gì?
Phun khí dung salbutamol 3 lần cách 20 phút rồi đánh giá lại
Phun khí dung combivent 3 lần cách 20 phút rồi đánh giá lại
Phun khí dung salbutamol 1 lần và nhập viện
Phun khí dung combivent 1 lần và nhập viện.
Trẻ trai 8 tuổi đến khám vì khó thở. 2 ngày nay em ho nhiều, khò khè, khó thở. Em đã xịt ventolin MDI 4 nhát x 2 lần (sáng – chiều) mà không thấy giảm.Tiền căn: lúc 5 tuổi em nhập khoa hồi sức thở máy vì hen. Sau đó, em xịt Flixitide được 2 chai thì tự ngưng thuốc, không tái khám theo dõi hen. Gia đình không ai hen. Khám thấy trẻ trả lời được câu ngắn, thở co kéo gian sườn 42 lần/phút, phổi nghe ran ngáy, ran rít 2 bên, SpO2=94%. Xử trí lúc này là gì?
Phun khí dung salbutamol 3 lần cách 20 phút rồi đánh giá lại
Phun khí dung combivent 3 lần cách 20 phút rồi đánh giá lại
Phun khí dung salbutamol 1 lần và nhập viện
Phun khí dung combivent 1 lần và nhập viện.
Tiêu chuẩn chẩn đoán hen cho trẻ <5 tuổi, nhận định nào sau đây SAI:
Khò khè tái đi tái lại
Giới hạn đường dẫn khí cố định
Đáp ứng test dãn phế quản
Loại trừ nguyên nhân khò khè khác
Một bé trai 4 tuổi đã được chẩn đoán hen, đang điều trị phòng ngừa bằng Flixotide, sáng nay bé thở mệt, khò khè tăng, thích ngồi thở, co lõm ngực nhịp thở 46 lần/phút, phổi ran ngáy rít 2 bên, SpO2=93%. Chẩn đoán nào sau đây phù hợp nhất?
Hen cơn nhẹ
Hen cơn trung bình
Hen cơn nặng
Không thể phân độ hen
Một bé trai 7 tuổi nhập viện vì cơn hen, yếu tố để tiên lượng nguy cơ vào cơn hen nặng, NGOẠI TRỪ:
Có dùng kháng sinh mạnh kéo dài
Không tuân thủ điều trị phòng ngừa
Nhập cấp cứu vì cơn hen trong năm trước
Có đặt nội khí quản trước đó vì cơn hen nguy kịch.
Yếu tố nào sau đây giúp tiên lượng trẻ bị hen dai dẳng sau 6 tuổi?
Sanh non nhẹ cân
Tiếp xúc khói thuốc lá
Ông nội bị hen
Ba bị hen
Điều nào sau đây KHÔNG phù hợp kiểu hình hen khởi phát do nhiều yếu tố?
Khởi phát sau nhiễm siêu vi hô hấp trên
Ho, khò khè tăng về đêm hay gần sáng
Khò khè khi tiếp xúc với khói thuốc lá
Giữa các đợt khò khè trẻ hoàn toàn bình thường
Trẻ 4 tuổi đến khám vì khò khè tái đi tái lại cách mỗi 3-4 tháng từ khi trẻ được 12 tháng. Cần hỏi thêm gì về tiền căn của trẻ để tiên lượng nguy cơ hen sau 6 tuổi?
Sanh non
Dị ứng hải sản
Ba hoặc mẹ bị hen
Tiếp xúc khói thuốc lá
Salbutamol có tác dụng dãn phế quản thông qua cơ chế nào?
Ức chế cholinergic receptor
Kích thích cholinergic receptor
Ức chế Adenylcyclase
Tăng sản xuất AMP vòng
Chỉ định dùng thuốc ngừa cơn hen ở trẻ em < 5 tuổi theo GINA 2016, NGOẠI TRỪ:
Khò khè 4 lần trong năm qua
Khò khè <3 lần sau nhiễm siêu vi hô hấp nhưng cơn nặng
Triệu chứng nghi ngờ hen và cần dùng salbutamol thường xuyên
Triệu chứng điển hình hen và khò khè >3 lần và không kiểm soát bằng các phương pháp không dùng thuốc ngừa cơn hen
Yếu tố nào sau đây KHÔNG tiên lượng nặng ở trẻ nhập viện vì hen?
Mới ngưng uống prednisone
Đã từng vào cơn hen cần thở máy
Từng nhập viện vì cơn hen trung bình
Chưa có bản kế hoạch xử trí hen
Một bé trai 38 tháng đến khám vì ho và khò khè tái đi tái lại nhiều lần, gia đình không ai bị hen, triệu chứng tăng về đêm và gần sáng, yếu tố nào sau đây quan trọng nhất để góp phần chẩn đoán hen?
Nhà có người hút thuốc lá
Có đáp ứng với salbutamol
Có chơi thú nhồi bông
Nổi mề đay khi ăn hải sản.
Đáp án: 1B 2B 3D 4A 5A 6D 7C 8A 9C 10D
11B 12B 13A 14D 15D 16C 17D 18A 19C 20D.
ucAPI: University of Cincinmati Asthma Predictive Index; LR: Likehood Ratio. ↑
FEV1/FVC: forced expiratory volume in the first second/forced volume capacity ↑
Đo được chỉ số tim lồng ngực và phát hiện được tim to trên phim X Quang.
Biết được các hình ảnh bóng tim bất thường trong một số bệnh lý tim.
Phát hiện được lớn các buồng tim và đại động mạch trên phim X Quang.
Phân biệt được tuần hoàn phổi tăng, giảm hay bình thường trên X Quang
NỘI DUNG Trước đây, khi siêu âm tim chưa được thực hiện rộng rãi thì X Quang ngực là một phần quan trọng trong đánh giá tim. Ngày nay, X quang ngực vẫn còn rất hữu ích trong chẩn đoán ban đầu trước khi có kết quả siêu âm tim. Ngoài ra, các bất thường tim mạch cũng có thể được tình cờ phát hiện khi chụp X quang vì lý do khác. X Quang ngực cũng cung cấp những thông tin bổ sung cho siêu âm tim về nhu mô phổi, đường dẫn khí, cấu trúc mạch máu nối với tim. 1 phim X quang ngực có thể cung cấp các thông tin sau: Hình dáng và kích thước tim, sự lớn các buồng tim, lưu lượng và mạch máu phổi, cột sống, xương sườn, situs bụng,…[4]
KÍCH THƯỚC TIM VÀ HÌNH DẠNG BÓNG TIM 1.1. Kích thước tim Đo chỉ số tim-lồng ngực là cách đơn giản nhất để dự đoán kích thước tim ở trẻ lớn. Chỉ số tim-lồng ngực đạt được bằng cách lấy đường kính ngang lớn nhất của tim chia cho đường kính trong lớn nhất của lồng ngực.
Chỉ số tim-lồng ngực = (A + B) : C Hình 1.1. Hình minh họa cách tính chỉ số tim lồng ngực từ mặt cắt sau trước trên phim X Quang ngực [4]
A và B là khoảng cách lớn nhất từ bờ ngoài tim phải và trái đến đường giữa cột sống. C là đường kính trong lớn nhất của lồng ngực ( đi ngang qua đỉnh cao nhất của vòm hoành phải ) [4]. Chỉ số tim-lồng ngực > 0,55 ở trẻ dưới 1 tuổi hoặc > 0,5 ở trẻ lớn hơn 1 tuổi khi hít vào đủ sâu thì gợi ý tim to [1].
Tuy nhiên, việc đánh giá tim to dựa vào chỉ số tim-lồng ngực có thể không chính xác ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì những trẻ này hiếm khi hít vào đủ sâu. Việc đánh giá thể tích tim nên được xem xét trên cả phim nghiêng chứ không nên chỉ dựa vào chỉ số tim-lồng ngực. Ví dụ trường hợp lớn thất phải đơn thuần có thể không thấy trên phim chụp tư thế sau-trước nhưng sẽ thấy rõ trên phim nghiêng. Ở bệnh nhân có lồng ngực dẹt (đường kính trước sau của ngực nhỏ), phim chụp tư thế sau-trước có thể đọc nhầm là tim to. Hình ảnh tim to trên X Quang ngực phản ánh tình trạng quá tải thể tích chính xác hơn tình trạng tăng gánh áp suất. Trong khi đó, điện tâm đồ phản ánh tình trạng tăng gánh áp suất tốt hơn X quang ngực .
1.2. Bóng tim bình thường
Hình 1.2. Hình minh họa bóng tim bình thường ở tư thế phim chụp sau trước và chụp nghiêng [4] Trên phim chụp tư thế sau-trước: • Bóng tim phải được tạo nên bởi tĩnh mạch chủ trên ở trên và nhĩ phải ở dưới. • Bóng tim trái được tạo bởi quai động mạch chủ, thân động mạch phổi và thất trái. • Tiểu nhĩ trái nằm giữa thân động mạch phổi và thất trái, thường không nhô ra trong trường hợp bình thường. • Thất phải không tạo bóng tim trên phim chụp tư thế sau-trước. Trên phim chụp nghiêng, bóng tim được tạo bởi: • Phía trước là thất phải. • Phía sau là nhĩ trái ở trên và thất trái ở dưới. • Ở tim bình thường, bờ tim sau dưới (tức là thất trái) cắt ngang qua đường tĩnh mạch chủ dưới ở bên trên cơ hoành. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, do có tuyến ức lớn và phim thường được chụp ở thì thở ra nên hiếm khi thấy hình ảnh bóng tim bình thường. Tuyến ức nằm ở trung thất trên trước, do đó đáy tim có thể rộng trên phim chụp tư thế sau-trước và mờ khoảng sau xương ức trên phim nghiêng.
1.3. Bóng tim bất thường [4]
Hình 1.3. Một số hình ảnh bóng tim bất thường. • A. “Tim hình chiếc giày”. • B. “Tim hình quả trứng”. • C. “Hình ảnh người tuyết”.
“Tim hình chiếc giày” với giảm lưu lượng máu phổi thường gặp ở trẻ bệnh tứ chứng Fallot, ngoài ra còn có thể gặp ở bệnh nhân bị teo van 3 lá. Đặc trưng của 2 bệnh này là thân động mạch phổi nhỏ. “Tim hình quả trứng” và có eo thon kèm tăng lưu lượng máu lên phổi ở 1 trẻ nhũ nhi có tím gợi ý nhiều khả năng trẻ bị chuyển vị đại động mạch (TGA). Phần eo thon là do mối tương quan bất thường của 2 đại động mạch và không có tuyến ức lớn. “Hình ảnh người tuyết” kèm tăng lưu lượng máu lên phổi gặp trong bệnh bất thường tĩnh mạch phổi về tim toàn phần thể trên tim (TAPVR). Giãn tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch vô danh trái và tĩnh mạch dọc trái tạo nên hình ảnh đầu của người tuyết.
ĐÁNH GIÁ CÁC BUỒNG TIM VÀ ĐẠI ĐỘNG MẠCH. 2.1. Lớn buồng tim 2.1.1. Lớn nhĩ trái [4] Lớn nhĩ trái gây ra sự thay đổi bóng tim và các cấu trúc lân cận. • Phim sau trước: Hình ảnh “bờ đôi”, tiểu nhĩ trái có thể nhô lên trên bờ tim trái, phế quản gốc trái bị đẩy lên trên. • Phim nghiêng: Bờ nhĩ trái nhô ra sau.
Hình 2.1. Hình ảnh lớn nhĩ trái trên phim sau-trước và phim nghiêng.
2.1.2. Lớn thất trái • Phim sau-trước: mỏm tim hướng ra ngoài về phía bên trái và xuống dưới. • Phim nghiêng: bờ tim sau dưới di chuyển ra sau và cắt đường tĩnh mạch chủ dưới ở bên dưới cơ hoành.
Hình 2.2. Những thay đổi trên X Quang ở bệnh nhân thông liên thất: Giãn thất trái, giãn nhĩ trái và cung động mạch phổi phồng [4].
Hình 2.3. Hình ảnh lớn thất trái trên phim X Quang ngực tư thế sau-trước.
2.1.3. Lớn nhĩ phải Lớn nhĩ phải được thấy rõ nhất trên phim chụp tư thế sau-trước với hình ảnh nhô ra của bờ dưới phải của bóng tim. Tuy nhiên, dấu hiệu này không chắc chắn bởi vì có thể dương tính giả và âm tính giả [4].
Hình 2.4. Những thay đổi trên X Quang ở bệnh nhân thông liên nhĩ: Lớn nhĩ phải, lớn thất phải và tăng lưu lượng máu lên phổi [4].
2.1.4. Lớn thất phải Phim sau-trước: Mỏm tim hếch lên. Tuy nhiên do thất phải không tạo nên hình ảnh bóng tim trên phim sau-trước nên khi thất phải lớn có thể không thấy rõ trên phim và chỉ số tim lồng ngực có thể vẫn trong giới hạn bình thường [3]. Phim nghiêng: Lớn thất phải được thấy rõ nhất trên phim nghiêng, với hình ảnh đầy khoảng sau xương ức [2].
2.2. KÍCH THƯỚC CÁC ĐẠI ĐỘNG MẠCH [4] 2.2.1. Cung động mạch phổi phồng Bình thường, cung động mạch phổi phẳng hoặc chỉ hơi lồi nhẹ ra ngoài. Khi cung động mạch phổi lớn sẽ phồng ra ngoài. Trên phim sau-trước, cung động mạch phổi nằm ở bờ tim trái, bên dưới cung động mạch chủ. Cung động mạch phổi phồng có thể do các nguyên nhân sau:
Dãn động mạch phổi phía sau chỗ hẹp (do hẹp van động mạch phổi).
Tăng lưu lượng máu lên động mạch phổi.
Tăng áp lực động mạch phổi.
Đôi khi có thể thấy ở các thiếu niên bình thường, đặc biệt là nữ.
2.2.2. Giảm sản thân động mạch phổi Thân động mạch phổi lõm với tim hình chiếc giày được thấy ở bệnh nhân tứ chứng Fallot và teo van 3 lá.
Hình 2.5. Hình ảnh thân động mạch phổi lõm và dày thất phải.
2.2.3. Giãn động mạch chủ Giãn động mạch chủ có thể thấy trên phim sau-trước với hình ảnh phồng sang phải của trung thất trên phải (giãn động mạch chủ lên), hoặc cung động mạch chủ phồng ở bờ tim trên trái.
Tuần hoàn phổi. Một trong những phần chính và khó đọc của X Quang ngực là đánh giá tuần hoàn phổi. Kinh nghiệm cho thấy để có thể đánh giá tốt tuần hoàn phổi trên X quang thì cần đọc nhiều phim có tuần hoàn phổi bình thường và bất thường. 3.1. Tăng tuần hoàn phổi Hình ảnh tăng tuần hoàn phổi trên X quang ngực: • Giãn động mạch phổi phải và trái. • Đường kính ngoài của động mạch phổi phải ở vùng rốn phổi lớn hơn đường kính trong của khí quản. • Mạch máu phổi lan ra đến 1/3 ngoài phế trường. • Tăng tuần hoàn phổi đến vùng đỉnh phổi (bình thường mạch máu ở đỉnh phổi xẹp). Các bệnh tim bẩm sinh không tím có tăng tuần hoàn phổi là thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, kênh nhĩ thất, bất thường tĩnh mạch phổi về tim bán phần. Các bệnh tim bẩm sinh tím có tăng tuần hoàn phổi là chuyển vị đại động mạch, bất thường tĩnh mạch phổi về tim toàn phần, hội chứng thiểu sản tim trái, thân chung động mạch, tim 1 thất.
3.2. Giảm tuần hoàn phổi [4] Nghi ngờ giảm tuần hoàn phổi khi X quang ngực có hình ảnh: • Rốn phổi nhỏ. • Hai phế trường đen. • Các mạch máu phổi nhỏ và mảnh.
3.3. Sung huyết tĩnh mạch phổi Sung huyết tĩnh mạch phổi được đặc trưng bởi hình ảnh: • Mạch máu phổi có bờ mờ, không rõ. • Các đường Kerley B ngắn, tạo thành các dải nằm ngang có đậm độ tăng, thấy rõ nhất ở góc sườn hoành (do sung huyết tĩnh mạch phổi gây phù mô kẽ và mạch bạch huyết ở rãnh liên thùy).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bonita F. Stanton Joseph W. St Geme, Nina F. Schor (2015), Nelson’s Textbook of Pediatrics, Elsevier, 20th edition.
Henry M. Adam, Foy Jane Meschan (2015), Signs and symptoms in pediatrics, the American Academy of Pediatrics, United States of America.
Karen J. Marcdante, Kliegman Robert M. (2019), Nelson Essentials of Pediatrics, Elsevier, eighth edition.
Myung K. Park (2014), Park’s Pediatrics cardiology for practitioners, Elsevier, Sixth edition.
Trình bày được các bước chuẩn bị trước chuyển viện.
Vẽ sơ đồ tham gia chuyển bệnh an toàn.
Tổ chức được chuyển bệnh an toàn tại tuyến cơ sở.
NỘI DUNG
1. ĐẠI CƯƠNG
Năm 1794, trong Cách mạng Pháp, Nam tước Dominique Jean Larrey đề ra việc điều trị ban đầu cho bệnh nhân bị chấn thương và bệnh tật trước khi đến bệnh viện. Tại Hoa Kỳ, năm 1865, dựa trên các thiết kế của bác sĩ ngoại khoa Barron Larrey, Tướng Jonathan Letterman, đã thiết lập hệ thống xe cứu thương để vận chuyển những người lính bị thương trong cuộc Nội chiến, một hình thức đầu tiên của dịch vụ cấp cứu y tế EMS (Emergency Medical Services) [1]. Năm 1984, dịch vụ cấp cứu y tế cho trẻ em EMSC (Emergency Medical Services for Children program), đã có mặt trên 50 tiểu bang Mỹ.
Theo số liệu thống kê tại Mỹ; chuyển viện trẻ em chiếm 5 – 10% của toàn bộ số chuyển viện của một bệnh viện đa khoa hỗn hợp, trong đó có 0, 3 – 0, 5% cần hộ lý cấp I và 5% có vấn đề nguy hiểm đến tính mạng [2].
Tại Anh Quốc, 90% bệnh nhân được chuyển viện cùng với đội ngũ nhân viên đi kèm, trên 10.000 bệnh nhân săn sóc đặc biệt được chuyển viện hàng năm, nhưng đa số bệnh viện thì có số vận chuyển dưới 20 lần trong một năm. 10% bệnh nhân không phát hiện được chấn thương trước khi chuyển.
Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng I (1998 – 2001): 56,4% ca nhập vào khoa cấp cứu được chuyển bằng xe cứu thương từ các bệnh viện tuyến dưới. có 0,9% bệnh nhân bị chết trên đường chuyển viện, 24,3% bệnh nhân phải được xử trí cấp cứu ngay. Tử vong trong vòng 24 giờ từ khi nhập viện chiếm 3,8% tổng số bệnh nhân chuyển viện [3].
Theo Lê Thanh Hải và cộng sự mặc dù 100% bệnh nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương và trên xe cứu thương phần lớn đã có các dụng cụ cấp cứu về hô hấp, tuần hoàn, thần kinh…song chỉ có ít trường hợp có máy theo dõi các chỉ số sinh hiệu trên đường vận chuyển, gần 100% không có máy thở đi kèm và chỉ 20 – 30% có dụng cụ đặt nội khí quản [5].
Nhiều nghiên cứu ở nước ta đã cho thấy có nhiều bệnh nhi tử vong do những thiếu sót trong phương thức vận chuyển. Tình trạng vận chuyển không an toàn đối với bệnh nhân nặng chiếm 90% trong các ca vận chuyển, tỷ lệ tử vong trong 24h đầu còn cao [4],[6]. Nhiều bệnh nhân được vận chuyển đến khoa cấp cứu, phòng khám cấp cứu đã tử vong hoặc trong tình trạng nặng. Nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng.
Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu trong một bệnh viện hoặc giữa các tuyến trong một hệ thống y tế là một trong ba thành tố rất quan trọng của hệ thống cấp cứu, bao gồm: xử trí cấp cứu ban đầu, ổn định bệnh nhân, thực hiện vận chuyển và tổ chức đón tiếp tại nơi tiếp nhận. Để đảm bảo an toàn và giảm tối đa những tai biến bất lợi cho bệnh nhân chúng ta cần phải có đầy đủ các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, thuốc hồi sức, nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng tốt về chuyên môn và quản lý tiếp nhận giữa các tuyến được thực hiện một cách có hệ thống.
An toàn trong vận chuyển cấp cứu là không phải cấp cứu khẩn cấp khi nhập viện hoặc không có biến cố xảy ra lúc chuyển viện. Trong quá trình chuyển tuyến cấp cứu đến bệnh viện khác, các thành tố vận chuyển cấp cứu an toàn ở trẻ em bao gồm sự ổn định tình trạng của bệnh nhi, sự liên hệ-trao đổi thông tin về bệnh nhi với nơi chuyển đến, chuẩn bị và thực hiện vận chuyển an toàn cho bệnh nhi và điều kiện tiếp nhận và xử trí của khoa cấp cứu bệnh viện nơi tiếp nhận.
Vì vậy cần phải xây dựng hệ thống cấp cứu một cách toàn diện, trong đó cần đặc biệt chú trọng quá trình vận chuyển cấp cứu bao gồm: đào tạo cấp cứu nhi khoa cho cán bộ y tế, xây dựng đội ngũ vận chuyển cấp cứu chuyên nghiệp và tăng cường trang thiết bị thuốc cấp cứu phục vụ cho công tác vận chuyển cấp cứu. Điều này cần có sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Y tế, bệnh viện Nhi tuyến Trung ương và của các bệnh viện đa khoa tỉnh về trang thiết bị cũng như về đào tạo và xây dựng hệ thống chuyển viện đồng bộ và có chất lượng.
2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN TRƯỚC KHI CHUYỂN VIỆN
Các bệnh nhân nằm cấp cứu, hồi sức đều có các rối loạn sinh lý và cần được theo dõi sát và nâng đỡ cơ quan để tránh làm nặng thêm các rối loạn đã và đang có.
Trong quá trình di chuyển, các bệnh nhân thường có khuynh hướng gia tăng tình trạng không ổn định các rối loạn sinh lý vốn có. Thời điểm vận chuyển bệnh nhân là thời điểm gia tăng các biến cố và biến chứng tiềm ẩn đối với người bệnh vì bệnh nhân ra khỏi nơi chăm sóc tích cực, đầy đủ, dễ bị tổn thương do những tác nhân làm rối loạn huyết động, hô hấp của người bệnh. Trong các phương tiện vận chuyển, nhân viên y tế không có điều kiện thuận lợi để tiến hành các can thiệp chủ động cũng như các hỗ trợ cần thiết. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên chuyển bệnh và bệnh nhân phải chịu đựng sự thay đổi về nhiệt độ và áp suất cũng như nguy cơ của tai nạn giao thông.
Trong khi vận chuyển trẻ sơ sinh, ngoài việc ổn định bệnh nhân về tuần hoàn và hô hấp, cần đặc biệt chú ý dự phòng hạ nhiệt độ. Chấn thương do lạnh ở trẻ mới sinh thường xảy ra ở trẻ cân nặng thấp và trẻ sơ sinh đủ tháng có bệnh lý hệ thần kinh trung ương, trẻ đẻ ở nhà, phòng cấp cứu và những nơi mà nhiệt độ môi trường lạnh chăm sóc không tốt để mất nhiệt. Những trẻ này có biểu hiện toan chuyển hoá, hạ đường máu, tăng kali máu, tăng urê máu, thiểu niệu, đôi khi chảy máu toàn thể, chảy máu phổi [7].
Các yếu tố nguy cơ làm phát sinh các biến cố trong lúc vận chuyển bệnh nhân
Các nguy cơ trên bệnh nhân:
Bệnh hiện tại của bệnh nhân
Nội khí quản, thở máy
PEEP cao
Nhiều đường truyền tĩnh mạch, nhiều loại thuốc truyền tĩnh mạch.
Nguy cơ từ hệ thống
Các yếu tố nguy cơ trên đường vận chuyển. Đoạn đường vận chuyển dài.
Phương tiện vận chuyển không tốt.
Dụng cụ hết pin, không hoạt động.
Vận chuyển ban ngày hay đêm.
Nguy cơ từ nhân viên
Nhân viên thiếu kinh nghiệm.
Nhân viên không được đào tạo chuyển viện.
Các nguyên tắc giúp chuyển viện an toàn:
a. Đánh giá và xử trí sơ cấp cứu bước đầu cẩn thận, đầy đủ theo phác đồ..
b. Sinh hiệu bệnh nhi phải được ổn định trước khi chuyển (trừ một số trường hợp đặc biệt).
c. Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, trang bị dụng cụ thích hợp và chuẩn bị cẩn thận.
d. Hợp tác tốt và thông tin đầy đủ giữa nơi chuyển và nơi nhận.
Qui trình vận chuyển bệnh nhân
a. Đánh giá bệnh nhân có ổn định?
b. Xem xét nhu cầu chuyển viện?
c. So sánh lợi ích và nguy cơ chuyển viện?
d. Lựa chọn nơi chuyển đến:
Khoảng cách
Nguồn lực
Khả năng nhận bệnh
Tham khảo ý kiến gia đình bệnh nhi
e. Làm giấy đồng ý chuyển viện
f. Lựa chọn cách thức chuyển bệnh
Chi phí
Tình trạng bệnh nhân
Khoảng cách
Thời tiết
g. Chuẩn bị dụng cụ, hồ sơ chuyển viện
h. Chuyển viện: theo dõi, xử trí, liên hệ trên đường đi
i. Kết thúc: Đánh giá quá trình chuyển viện
2.1. Tổ chức chuyển viện
2.1.1. Quyết định chuyển viện
Quyết định chuyển bệnh nhân sang một nơi khác tùy thuộc vào mức độ nặng và thương tích của bệnh nhân và các nguồn lực địa phương. Các quyết định về việc bệnh nhân nên được chuyển và khi nào nên chuyển giao dựa trên đánh giá y tế. Có nhiều bằng chứng ủng hộ quan điểm rằng dự hậu các trường hợp chấn thương sẽ tốt hơn nếu bệnh nhân bị chấn thương nặng được điều trị tại các trung tâm chấn thương. Do đó, bệnh nhân chấn thương nên được chuyển đến bệnh viện thích hợp gần nhất, tốt nhất là một trung tâm chấn thương đã được xác định về khả năng tiếp nhận bệnh và chuyên khoa trong lĩnh vực đó [8].
Một nguyên tắc chính của xử trí chấn thương là không gây hại thêm. Thật vậy, mức độ chăm sóc bệnh nhân chấn thương phải luôn cải thiện theo từng bước, từ hiện trường vụ việc đến cơ sở có thể cung cấp cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp, cần thiết. Tất cả các nơi chăm sóc bệnh nhân chấn thương phải đảm bảo rằng mức độ chăm sóc không bao giờ giảm từ bước này sang bước tiếp theo [8].
Điều cần thiết là các bác sĩ lâm sàng đánh giá khả năng và giới hạn của chính họ, cũng như cơ sở y tế của họ, để cho phép phân biệt sớm giữa những bệnh nhân có thể được chăm sóc an toàn tại bệnh viện địa phương và những người cần chuyển đến cơ sở y tế có khả năng xử trí tình huống của bệnh nhân. Khi nhu cầu chuyển viện được nhận ra, các bước chuẩn bị cho chuyển viện nên được tiến hành và không nên trì hoãn việc chuyển viện cho các thủ tục hành chính, chẩn đoán hay điều trị không cần thiết.
Bệnh nhi cần được chuyển viện khi khả năng giải quyết các vấn đề bệnh lý cấp và mãn tính vượt quá khả năng hiện có về nhân lực, trang thiết bị, kỹ năng…của khoa phòng hiện tại.
Ưu tiên quyết định chuyển viện cho bác sĩ trong tua trực phòng cấp cứu.
Cần có sự đánh giá đầy đủ tình trạng của bệnh nhân và thảo luận giữa bệnh viện chuyển và bệnh viện nhận, đối với bệnh nhân có tổn thương đa cơ quan cần hội chẩn với các bác sĩ có kinh nghiệm về nguy cơ và lợi ích của việc chuyển viện.
Cần có quy định cụ thể về thời gian chuyển đối với một số nhóm bệnh nhân đặc biệt như chấn thương vùng đầu.
Khi nào nên chuyển viện
Thời gian chuyển viện phụ thuộc khoảng cách chuyển, mức độ kỹ năng của người chuyển bệnh, hoàn cảnh của cơ sở y tế địa phương và can thiệp cần thiết trước khi bệnh nhân có thể được chuyển viện an toàn. Nếu các nguồn lực có sẵn và các thủ tục cần thiết có thể được thực hiện một cách nghiêm túc, các thương tích đe dọa tính mạng nên được điều trị trước khi vận chuyển bệnh nhân. Điều trị này có thể yêu cầu can thiệp phẫu thuật để đảm bảo rằng bệnh nhân ở trong tình trạng tốt nhất có thể để chuyển. Can thiệp trước khi chuyển sẽ do phẫu thuật viên quyết định.
2.1.2. Liên hệ thông tin
Bác sĩ chuyển viện
Bác sĩ chuyển viện có trách nhiệm lựa chọn phương thức vận chuyển và mức độ chăm sóc cần thiết để điều trị tối ưu cho bệnh nhân trên đường. Bác sĩ giới thiệu nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị nơi tiếp nhận và nên làm quen tốt với các đơn vị vận chuyển, khả năng của họ và cách sắp xếp điều trị bệnh nhân trong quá trình vận chuyển. Ổn định tình trạng bệnh nhân trước khi chuyển đến cơ sở khác là trách nhiệm của bác sĩ chuyển viện, trong khả năng của tổ chức của mình. Quá trình chuẩn bị cho chuyển viện nên bắt đầu trong khi các nỗ lực hồi sức đang được tiến hành. Các thỏa thuận chuyển viện phải được thiết lập để cung cấp cho sự di chuyển nhất quán và hiệu quả của bệnh nhân giữa các tổ chức. Các thỏa thuận này cho phép phản hồi cho bệnh viện chuyển tuyến và nâng cao hiệu quả và chất lượng của việc chuyển viện bệnh nhân [8].
Cung cấp thông tin cho nơi tiếp nhận
Thông tin về bệnh nhân phải được cung cấp [8]:
Nhận dạng bệnh nhân.
Tóm tắt về bệnh sử, bao gồm diễn tiến giai đoạn trước nhập viện.
Những phát hiện bất thường của bệnh nhân.
Đánh giá nhanh ở trẻ em, thang điểm Glasgow hôn mê, hoặc điểm phân loại chấn thương để phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Đáp ứng của bệnh nhân với liệu pháp điều trị.
Bác sĩ nơi tiếp nhận
Bác sĩ nơi tiếp nhận phải tư vấn trong việc chuyển bệnh nhân. Phải đảm bảo rằng nơi tiếp nhận có đủ điều kiện, và sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân, và đồng ý với ý định chuyển bệnh nhân. Bác sĩ tiếp nhận nên tư vấn bác sĩ nơi chuyển về mức độ chăm sóc thích hợp trong quá trình vận chuyển . Nếu nơi tiếp nhận bác sĩ và cơ sở không thể tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ nơi tiếp nhận nên hỗ trợ tìm vị trí thay thế cho bệnh nhân [8].
2.1.3. Nhân sự
Tối thiểu là 2 người
Bệnh nhân không ổn định: 1 bác sĩ được huấn luyện trong xử trí đường hô hấp và tim mạch, và đã được huấn luyện về vận chuyển bệnh, đi cùng 1 y tá.
Bệnh nhân ổn định: 1 bác sĩ hoặc 1 y tá đã được huấn luyện về vận chuyển bệnh làm trưởng nhóm.
2.1.4. Phương tiện vận chuyển
Xe chuyển bệnh chuyên dụng, nên trang bị:
Đủ chỗ cho một xe đẩy hay 2 lồng ấp với hệ thống cố định, đèn, điều hòa nhiệt độ.
Đủ không gian cho nhân viên y tế thực hiện một số thao tác cấp cứu tối thiểu.
Đủ O2, nguồn điện và phương tiện truyền thông liên lạc tốt (phải có điện thoại di động và số điện thoại của các bệnh viện trên đường vận chuyển).
Phương án vận chuyển trên đường phải tính đến:
Mức đô khẩn cấp.
Thời gian di chuyển(cần nhanh nhưng an toàn).
Yếu tố địa dư (sông, đồi núi..)
Thời tiết (ít lệ thuộc vào thời tiết).
Điều kiện giao thông (giờ cao điểm dễ tắc đường..) và dễ dàng theo dõi bệnh nhân.
Trong quá trình vận chuyển tài xế cần điều khiển xe với tốc độ thích hợp, bảo đảm thời gian vận chuyển và thoải mái cho người bệnh cũng như đội ngũ chuyển bệnh.
2.1.5. Dụng cụ
Trang thiết bị cần chắc chắn, nhẹ. Đảm bảo đủ pin nguồn (nên dùng loại pin có tuổi thọ kéo dài) cho các dụng cụ như đèn nội khí quản, bơm tiêm tự động, máy theo dõi dấu sinh tồn và thường xuyên kiểm tra bộ nguồn, hoạt động của thiết bị.
Đảm bảo đủ các dụng cụ cần thiết:
Dung cụ giúp thiết lập và duy trì an toàn của đường thở:
Bóng giúp thở có và không có van PEEP cùng đèn nội khí quản và ống nội khí quản các cỡ theo lứa tuổi. Máy thở để bàn có thể cung cấp các biến số như FiO2, VT, tần số hô hấp, PEEP, tỷ số I/E (nên có chứ không bắt buộc)
O2 cung cấp đủ cho thời gian vận chuyển cộng thêm dự trữ khoảng 2-3 giờ, tốt nhứt là nguồn cung cấp O2 và không khí áp lực cao (50 psi) với các bộ nối thích hợp.
Nguồn điện: 2 ổ cắm bình 12/24 volt điện một chiều, 2 ổ cắm điện xoay chiều 100/220 volt và dụng cụ chuyển đổi qua lại điện xoay chiều/một chiều.
Máy theo dõi để bàn với màn hình dạ quang cung cấp thông số, nhịp tim, độ bão hòa O2, huyết áp bằng hai phương pháp xâm lấn và không xâm lấn, nhiệt độ. Trang bị hệ thống báo động bằng đèn tín hiệu và âm thanh vì rất nhiều tiếng ồn trong lúc di chuyển
Dụng cụ hút đàm với áp lực tối đa 300 mmHg và máy phá rung tim.
Một cái mền ủ ấm.
Lồng ấp nên có trong trường hợp vận chuyển bệnh sơ sinh.
Một bơm tiêm tự động với nhiều bơm tiêm và thuốc thích hợp (nên dùng pin có tuổi thọ kéo dài).
Một điện thoại di động để bảo đảm thông tin liên lạc.
Một bản đồ, radio có sóng FM để nghe thông tin về giao thông.
Thông thường dụng cụ được đặt trong các vali nhỏ và mang bằng tay hay để trên đầu bệnh nhân, để tiện dụng có thể trang bị các xe đẩy chuyên dụng có ngăn để dụng cụ ở phía dưới bệnh nhân.
Yêu cầu: Phải có người chuyên trách bảo đảm pin được charge đầy đủ và đúng thời hạn cũng như cung cấp đầy đủ cơ số. Tất cả mọi người trong nhóm chuyển bệnh đều phải biết rõ vị trí để dụng cụ và quen thuộc với việc sử dụng dụng cụ và thuốc cấp cứu.
Ở tuyến huyện và tuyến tỉnh: phương tiện vận chuyển cần đủ chỗ cho một xe đẩy, không gian đủ cho nhân viên y tế đi theo.
Tuyến huyện
Tuyến tỉnh
Tuyến trung ương
Phương tiện vận chuyển Xe chuyên dụng Đủ chỗ cho một xe đẩy Đủ không gian cấp cứu Đủ oxy cung cấp Đủ điện thoại liên lạc Nguồn điện AC/DC Radio FM Trang bị thêm Bản đồ giao thông
X X X X X X X
X X X X X X X X
X X X X X X X X
Dụng cụ Canuyn miệng – hầu Đèn nội khí quản và ống nội khí quản các cỡ theo lứa tuổi Bộ kim chọc màng nhẫn giáp Mặt nạ thở oxy Bóng giúp thở có và không có van PEEP Dụng cụ hút đàm với áp lực tối đa 300mmHg và máy phá rung tim. Một cái mền ủ ấmDịch truyền, thuốc cấp cứu Một bơm tiêm tự động với nhiều bơm tiêm và thuốc thích hợp (nên dùng pin có tuổi thọ kéo dài).MonitoringMáy theo dõi SpO2 Máy thởLồng ấpMáy sốc điện
X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X
X X X X X X X X X X X X X X
2.2. Bảo đảm sinh tồn của bệnh nhi ổn định trước lúc chuyển
– Phải thăm khám và đánh giá lâm sàng đầy đủ theo ABCDE. Thực hiện ngay các thủ thuật cấp cứu ban đầu nếu có ngưng tim, ngưng thở hay tình trạng nặng.
Đường thở:
Đặt ống thông miệng hầu hay nội khi quản nếu cần. Nên đặt nội khi quản trước khi chuyển viện vì khi di chuyển rất khó đặt nội khi quản.
Hút đàm nhớt.
Đặt sond dạ dày để giảm nguy cơ hít sặc.
Thở
Đánh giá mức độ khó thở, cung cấp oxy thích hợp, trường hợp suy hô hấp bóp bóng giúp thở hay cho thở máy nếu có trang bị.
Đặt ống dẫn lưu màng phổi nếu có tràn khí hay tràn dịch màng phổi.
Tuần hoàn
Kiểm soát các trường hợp xuất huyết bên ngoài.
Phải thực hiện đường truyền tĩnh mạch đủ lớn và bồi hoàn ngay thể tích mất. Đặt 2 đường truyền lớn. Bồi hoàn thể tích qua đường tĩnh mạch luôn cần thiết để bù và duy trì huyết áp, tưới máu mô và thể tích nước tiểu, đôi lúc cần truyền các thuốc vận mạch. Đôi khi ở một số bệnh nhi không ổn đinh cần thực hiện đo áp lực tĩnh mạch trung tâm. Đặt thông tiểu để theo dõi lượng nước tiểu. Gắn monitor theo dõi nhịp tim và tần số.
Lưu ý các bệnh nhi bị shock giảm thể tích đáp ứng rất kém với vận chuyển, do đó cần bồi hoàn đầy đủ thể tích lòng mạch trước khi chuyển viện. Một bệnh nhi vẫn còn hạ HA nghi do mất máu sau khi hồi sức không nên chuyển viện ngay mà phải chờ đến khi tìm và kiểm soát được mọi nguồn gây mất máu mới nên chuyển viện.
Hệ thần kinh
Hỗ trợ hô hấp ở bệnh nhân bất tỉnh.
Điều trị mannitol hay nước muối ưu trương cho bệnh nhân có tăng áp lực nội sọ hay phù não nếu cần.
Cố định các trường hợp chấn thương cột sống đầu, cổ, ngực và lưng.
Bộc lộ để thăm khám
Hạ sốt
Vết thương (Thực hiện các thủ tục này khi không trì hoãn chuyển viện)
Làm sạch và băng vết thương sau khi kiểm soát xuất huyết bên ngoài.
Điều trị dự phòng uốn ván.
Dùng kháng sinh, khi có chỉ định.
Gãy xương: Xử trí nẹp và lực kéo thích hợp.
An thần và giảm đau
Bệnh nhân vùng vẫy và không hợp tác với một mức độ ý thức thay đổi sẽ gây nhiều khó khăn và nguy hiểm trong điều trị. Những bệnh nhân này thường bất động ở tư thế nằm ngửa với hạn chế cổ tay / chân [8].
Nếu cần phải dùng thuốc an thần mạnh, bệnh nhân nên được đặt nội khí quản khi chuyển viện. Do đó, trước khi dùng thuốc an thần, điều trị bác sĩ phải:
Đảm bảo rằng các ABCDE của bệnh nhân đã được xử trí thích hợp.
Giảm đau cho bệnh nhân nếu có thể (ví dụ: nẹp gãy xương và dùng thuốc giảm đau tiêm tĩnh mạch).
Cố gắng bình tĩnh và trấn an bệnh nhân.
Giảm đau, an thần và đặt nội khí quản nên được hoàn thành bởi cá nhân có kỹ năng nhất trong các thủ tục này.
Sự chuẩn bị không đầy đủ cho vận chuyển sẽ làm tăng khả năng bệnh nhân xấu đi trong quá trình chuyển bệnh.
2.2.1. Các trường hợp đặc biệt
– Phải bất động tốt nếu có gãy xương. Gãy xương dài có di lệch cần được nẹp để bảo vệ bó mạch thần kinh, nếu nghi chấn thương cột sống cổ cần bất động tốt vị thế đầu bằng nẹp cổ.
– Phải thực hiện rửa dạ dày ngay đối với bất kỳ một trường hợp ngộ độc nào. Nếu có đặt ống thông dạ dày cần cố định tốt bằng băng keo.
– Nên làm nhóm máu phản ứng chéo trong các ca có thiếu máu trước khi chuyển để báo bệnh viện nơi tiếp nhận chuẩn bị.
– Phải dẫn lưu màng phổi trong các trường hợp tràn khí, dịch màng phổi trước khi chuyển.
Phải cho trẻ sơ sinh nằm lồng ấp hay ủ ấm trong lúc chờ chuyển viện, phải làm trống dạ dày trẻ trong khi chuyển viện, không nên cho bú trong lúc chuyển viện.
Sơ sinh có:
Thoát vị hoành: đặt nội khí quản giúp thở và ống thông dạ dày trước khi chuyển.
Thoát vị thành bụng: đặt ống thông dạ dày và gói tạng lộ ra với gạc vô khuẩn tẩm dung dịch nước muối sinh lý ấm và phủ bên ngoài với một túi nylon để tránh thoát nhiệt và mất nước.
Dò thực khí quản hay teo thực quản: Nên tránh giúp thở bằng áp lực dương nếu có thể vì sẽ gây căng chướng hệ tiêu hóa.
Thoát vị màng não: gói phần não màng não lòi ra với gạc vô khuẩn tẩm nước muối sinh lý ấm và bao ngoài với một lớp nylon để tránh mất nhiệt và mất nước.
Các điểm nêu trên cần được giải quyết trước khi chuyển viện bắt đầu vì các biến chứng sẽ không thể giải quyết được trong quá trình vận chuyển.
2.3. Thực hiện một số xét nghiệm thường quy
Công thức máu, sinh hóa máu, tổng phân tích nước tiểu, X quang, siêu âm cấp cứu trong các ca đa chấn thương, đường huyết. Tránh các thủ thuật – xét nghiệm chưa cần thiết làm trì hoãn việc chuyển viện.
2.4. Cho chỉ định dùng một số thuốc cấp cứu thông dụng
Nên cho các thuốc chống co giật, hạ nhiệt, Oréol, thuốc dãn phế quản, kháng sinh, thuốc chống sốt rét, hạ huyết áp, glucose ưu trương, calci gluconat trước khi chuyển viện nếu cần thiết.
2.5. Bảo đảm liên lạc với bệnh viện sắp chuyển bệnh Nhi
Thông báo tình hình bệnh nhi cần giải quyết vấn đề gì để bệnh viện hướng trợ chuẩn bị.
2.6. Dự trù cơ số dịch truyền và O2 đầy đủ trong quá trình chuyển viện
Lưu ý đến khoảng cách giữa hai bệnh viện và các trường hợp phải qua phà. Nếu khoảng cách quá xa nên dự kiến đến các bệnh viện hỗ trợ trên đường đi.
Công thức tính lượng oxy cần sử dụng trong quá trình vận chuyển là:
(PSI x 0.3)/dòng chảy l/phút = thời gian sử dụng oxy có được
Ví dụ: bình chứa oxy loại E khoảng 2000 PSI, dòng chảy oxy 4 l/phút
(2000 x 0.3)/4 = 150 phút
Phải luôn mang theo lượng oxy nhiều gấp 2 lần lượng oxy tính được.
2.7.Hoàn thiện phiếu chuyển viện và bệnh án chuyển viện
Nên ghi đủ thông tin cần thiết vào các mục trong phiếu chuyển viện: lưu ý đến các ca nghi bệnh truyền nhiễm cần báo dịch: dịch tả, dịch hạch, HIV… vùng dịch tễ, các yếu tố chỉ điểm nếu có.
Nên ghi đủ thông tin trong phần tóm tắt bệnh án: thay đổi của dấu hiệu sinh tồn, kết quả xét nghiệm (bản sao), các biện pháp điều trị và thuốc đã dùng.
3. CHUẨN BỊ CHUYỂN VIỆN
Các việc cần làm:
– Kiểm tra các mục theo bảng kiểm để tránh thiếu sót trước khi chuyển viện.
– Thông báo thời gian ước tính sẽ đến cho bệnh viện tuyến trên, để cho bệnh viện tuyến trên chuẩn bị nhân lực, dụng cụ, BÁC SĨ chuyên khoa cần thiết bảo đảm quá trình hồi sức cấp cứu liên tục.
Thông báo chuyển viện cho thân nhân bệnh nhi.
BẢNG KIỂM LÚC CHUYỂN VIỆN
Bảng kiểm lúc khởi hành
Có
Không
Xe chuyển bệnh sẵn sàng
Trang bị dụng cụ và thuốc thích hợp
Kiểm tra nguồn điện, pin của máy
Có đủ O2 (dùng trong lúc chuyển + dự trữ cho 2 – 3 giờ)
Đủ dịch truyền
Xe đẩy có sẵn
Người chuyển bệnh có đầy đủ kinh nghiệm
Xác định lại giường và khoa của bệnh nhi cần chuyển
Bệnh nhi ổn định về sinh hiệu và được khám đánh giá cẩn thận
Thuốc, đường truyền, dịch truyền phù hợp với tình trạng bệnh nhân
An thần đầy đủ
Thông báo cho thân nhân bệnh nhi
Tóm tắt bệnh án, X quang, kết quả xét nghiệm đầy đủ
Bệnh nhân vẫn có sinh hiệu ổn sau khi đưa vào xe
Kiểm tra đường thở thông thoáng?
Vị trí NKQ ổn định ?
Thông khí đã đầy đủ chưa (khí máu, bão hòa oxy máu)
Cổ đã được cố định đúng chưa?
Lượng oxy có đủ dùng trong suốt thời gian vận chuyển không?
Đường truyền tĩnh mạch đã cố định tốt chưa?
Đã cho đủ dịch truyền trước khi chuyển bệnh nhân chưa?
Các chi bị gãy đã được cố định tốt chưa?
Dụng cụ giữ ấm cho trẻ có đầy đủ không?
Máy theo dõi được khởi động và hoạt động tốt
Thông báo thời gian đến ước lượng cho tuyến trên
Điện thoại di động đủ pin
Danh bạ điện thoại cần thiết
Còn quên gì không?
4. DI CHUYỂN
Nguyên tắc:
Người trưởng của nhóm chuyển bệnh thường là bác sĩ phải rảnh tay hoàn toàn và ưu tiên chọn chỗ ngồi tốt nhất trong khoang xe để có thể can thiệp thủ thuật nhanh và chính xác khi cần thiết.
Tránh tối đa dằn xốc, tài xế chạy xe nhanh với tốc độ tính toán trước nhưng không xốc, tiếp tục ghi nhận các thông số về sinh hiệu trong suốt quá trình vận chuyển.
Dẫu rằng đã lường trước các tình huống nhưng đôi lúc có thể có cấp cứu lâm sàng xảy đến trên đường đi, nên dự trù trước các địa chỉ của cơ sở y tế trên đường chuyển, nếu cần sự trợ giúp có thể liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất trên đường đi.
Cần giải thích cho thân nhân bệnh nhi biết tầm quan trọng của tốc độ dịch truyền cũng như các trang thiết bị cấp cứu để họ hợp tác và không tự động lén điều chỉnh.
Lựa chọn nhân viên chuyển bệnh nhân phù hợp, dựa trên tình trạng bệnh nhân và các vấn đề tiềm ẩn. Điều trị trong quá trình vận chuyển thường bao gồm:
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và SpO2.
Tiếp tục hỗ trợ hô hấp tuần hoàn nếu cần.
Tiếp tục các y lệnh về dịch truyền và thuốc thích hợp theo chỉ định của bác sĩ.
Duy trì liên lạc với bác sĩ hoặc nơi tiếp nhận trong quá trình chuyển viện.
Tiếp tục bổ sung thông tin bệnh nhân vào hồ sơ trong quá trình chuyển viện.
Nếu sử dụng vận chuyển hàng không, thay đổi độ cao dẫn đến thay đổi áp suất không khí, có thể dẫn đến tăng mức độ của tràn khí màng phổi và mức căng dạ dày. Do đó, việc đặt ống dẫn lưu ngực hoặc ống thông dạ dày cần được xem xét cẩn thận. Cảnh báo tương tự liên quan đến bất kỳ thiết bị đầy không khí. Ví dụ, trong các chuyến bay kéo dài, có thể cần phải giảm áp suất trong nẹp xương bằng không khí hoặc bóng hơi trong ống nội khí quản.
Các ống nội khí quản có thể bị rơi ra hoặc bị sai lệch trong quá trình vận chuyển. Các dụng cụ đặt nội khí quản phải được mang theo và nhân viên chuyển viện phải có khả năng thực hiện đặt nội khí quản.
5. KHI ĐẾN NƠI
Ngay khi đến nơi cần có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhóm vận chuyển và nhóm tiếp nhận để chuyển giao bệnh nhân cùng các thông tin cần thiết nhứt là các thông tin trong quá trình vận chuyển.
6. ĐÁNH GIÁ TRƯỚC VÀ SAU KHI CHUYỂN VIỆN
Nên dùng bảng kiểm, lưu đồ và thang điểm Glasgow, PRISM để đánh giá bệnh nhân trước và sau khi chuyển để có sơ sở đánh giá chuyển viện an toàn hay không?
7. DI CHUYỂN BỆNH NHI TRONG BỆNH VIỆN
Nguyên tắc gần giống như chuyển viện liên bệnh viện.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu hỏi trắc nghiệm
1.Theo số liệu thống kê tại Mỹ, chuyển viện trẻ em chiếm ______ % của toàn bộ số chuyển viện của một bệnh viện đa khoa hỗn hợp:
1 – 2.
3 – 4.
5 – 10 .
11 – 15.
2. Tại Anh Quốc 90 % bệnh nhân được chuyển viện cùng với đội ngũ nhân viên đi kèm, trên 10.000 bệnh nhân săn sóc đặc biệt được chuyển viện hàng năm, nhưng đa số bệnh viện thì có số vận chuyển dưới 20 lần trong một năm. ______% bệnh nhân không phát hiện được chấn thương trước khi chuyển:
5.
10.
15.
20.
3. Tình trạng bệnh nặng nào sau đây thường gặp nhất khi nhập viện?
Sốc.
Suy hô hấp.
Co giật.
Hôn mê.
4. Loại bệnh nặng nào sau đây thường gặp nhất khi nhập viện ?
Viêm phổi.
Sốt xuất huyết.
Tay chân miệng.
Tiêu chảy cấp.
5. Bé An, sơ sinh sanh thường đủ tháng ở bệnh viện tuyến huyện, 1 giờ sau sanh, phát hiện suy hô hấp cấp, bụng lỏm, X quang cho thấy có thoát vị hoành. Cách xử trí thích hợp nhất là gì ?
Cho thở oxy và theo dõi tiếp.
Đặt sond dạ dày và theo dõi tiếp.
Dùng xe cứu thương có một hộ lý đi kèm chở đến BV tỉnh cách đó 5 Km.
Thở oxy và chuẩn bị chuyển viện cho trẻ.
6. Bé Tuấn, 5 tuổi, đang thở oxy 3l/phút cần chuyển lên tuyến trên với thời gian ước tính cho di chuyển là 2 giờ. Chỉ số PSI trên bình oxy loại E trên xe chuyển viện là 1000. Thái độ xử trí phù hợp là gì?
Không cần bổ sung oxy.
Bổ sung 1 bình oxy loại E với PSI 500.
Bổ sung 1 bình oxy loại E với PSI 1000.
Bổ sung 1 bình oxy loại E với PSI 1500.
7. Động tác nào sau đây làm cho tình trạng trẻ sơ sinh xấu hơn khi chuyển viện ?
Ủ ấm trong quá trình chuyển viện,
Đặt đường truyền tĩnh mạch.
Cho bú trong lúc chuyển viện để tránh hạ đường huyết.
Cố định tốt, cần ghi rỏ tên họ, ngày giờ thực hiện thủ thuật.
8. Nữ 9 tuổi, xe đụng gãy xương đùi trái, gãy hở 1/3 dưới, HA 90/60 mmHg, mạch 120l/ph, nhập bệnh viện huyện. Bác sĩ khám chẩn đoán gãy hở 1/3 dưới xương đùi, người nhà xin chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng . Cách xử trí thích hợp nhất là gì?
Chuyển ngay theo yêu cầu người nhà.
Thực hiện nhóm máu, phản ứng chéo.
Nẹp bột cho bệnh nhi và chuyển viện.
Truyền dịch và chuyển viện ngay.
Nghiên cứu trường hợp
Trường hợp 1:
Đối tượng sinh viên: Y4.
Thông điệp: Chuyển bệnh an toàn giữa các tuyến sẽ góp phần giảm tử vong ở trẻ em.
Vấn đề: Đảm bảo các nguyên tắc chuyển viện an toàn.
Hoàn cảnh: Bác sĩ trực tại Phòng cấp cứu Bệnh viện tỉnh.
Nội dung:
Phòng cấp cứu Bệnh viện Tỉnh A, bác sĩ trực tiếp nhận trong ca của mình 3 bệnh Nhi: Bệnh nhi K. 8 tuổi té xe đạp, gãy chi dưới bên P, gãy hở lòi xương chày, khóc la vì đau, không sốt, mạch quay nhẹ khó bắt, Huyết áp 80/50 mmHg. Tỉnh táo, không dấu thần kinh khu trú. Điểm Glasgow 15.
Bác sĩ trực quyết định chuyển viện vì tại đây không thể mổ cấp cứu chỉnh trực. bác sĩ đã thực hiện các công việc sau đây:
Làm hồ sơ bệnh án.
Thiết lập đường truyền.
Xin xe.
Ký tên chuyển viện ngay.
Câu hỏi 1:
Nhận xét cuộc chuyển viện này có an toàn không? Vì sao?
Câu hỏi 2:
Phân tích xem bác sĩ trực cần thực hiện thêm công việc gì để bảo đảm chuyển viện an toàn? Liệt kê và giải thích các điểm còn thiếu.?
(Dùng bảng kiểm chuyển viện an toàn để đánh giá).
Tình huống tiếp theo:
Chuyển được 70 Km, điều dưỡng đi theo báo rằng mạch quay khó bắt, Huyết áp 60/40 mmHg, mê sâu, thở ngáp cá. Trên xe có bộ đặt NKQ và bóng giúp thở cùng nguồn O2, em là bác sĩ theo xe có khả năng đặt NKQ. Xe có điện thoại di động. Còn cách bệnh viện hướng trợ khoảng 30 km, gần đó có một bệnh viện huyện nhưng không có khả năng mổ chỉnh trực.
Câu hỏi 3:
Phân tích xem bác sĩ trực theo xe phải làm gì để đảm bảo chuyển viện này an toàn?
Trường hợp 2:
Đối tượng sinh viên: Y4.
Thông điệp: Chuyển bệnh an toàn giữa các tuyến sẽ góp phần giảm tử vong ở trẻ em.
Vấn đề: Đảm bảo các nguyên tắc chuyển viện an toàn.
Bệnh nhi H. 6 tuổi, 20 kg, vào viện vì sốt ngày thứ tư, da nổi các chấm đỏ nhỏ rải rác BÁC SĨ xác định là điểm xuất huyết, tay chân lạnh, đau bụng. Mạch 100 l/ph, HA 80/60 mmHg, sau khi nghe bác sĩ chẩn đoán là SXH người nhà yêu cầu chuyển lên tuyến trên khoảng cách 100 Km. bác sĩ trực đồng ý và làm thủ tục
Làm hồ sơ bệnh án.
Thiết lập đường truyền.
Xin xe.
Ký tên chuyển viện ngay.
Câu hỏi:
Phân tích xem cuộc chuyển viện này có an toàn không? Vì sao?
bác sĩ trực cần thực hiện thêm công việc gì để bảo đảm chuyển viện an toàn? Liệt kê và giải thích các điểm còn thiếu?
Có 1 bệnh nhi: Bé N. 3 tuổi uống lầm thuốc an thần của bà ngoại, số lượng không rõ. Bà Ngoại đưa vào bệnh viện, bác sĩ trực quyết định chuyển bé sang bệnh viện Nhi vì ở đây chuyên khoa hơn. Hiện tại, bé chơi, tỉnh táo tiếp xúc tốt. Nhưng cần tiến hành rửa dạ dày trước để loại trừ chất độc qua đường tiêu hóa, đánh giá lại nếu sinh hiệu ổn định sẽ chuyển bệnh bằng công xa. Mẹ của bé vào Bệnh viện sau khi được báo tin.
Bà mẹ: Nóng ruột, lớn tiếng yêu cầu bác sĩ trực cho con mình được chuyển viện lên tuyến trên để cấp cứu. Nếu bác sĩ chậm trễ vì rửa dạ dày bà sẽ tự đem cháu đi bằng xe taxi.
Bác sĩ trực: Giải thích cho bà mẹ lý do chuyển viện, vì sao cần rửa dạ dày? Khoảng cách từ bệnh viện tỉnh đến nơi có khoa Nhi khoảng 10 Km.
Giới thiệu đóng vai:
Bà mẹ bé: Bà mẹ dân buôn bán, không trực tiếp chăm sóc con, hối hận vì đã để con chơi một mình. Nhận phiếu mô tả thái độ và hoàn cảnh, bạn cố gắng đóng vai bà mẹ nóng lòng muốn con mình được cấp cứu.
Bác sĩ trực đã có kinh nghiệm, kiến thức, hòa nhã: giải thích cho bà mẹ trẻ vì sao:
Chuyển viện bé.
Rửa dạ dày trước.
Hỏi và thảo luận với bà mẹ về cách xử trí ban đầu ở nhà khi phát hiện bé ngộ độc, giả sử có đủ phương tiện như ở nhà. Đóng vai như bác sĩ trực đang lên ca.
Nội dung nào sau đây thuộc phần Xác định vấn đề sức khỏe trong Chẩn đoán cộng đồng: A@ Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe: Dân số – Kinh tế – Văn hóa – Xã hội – Môi trường B@ Mô tả các chỉ số sức khỏe C@ Đánh giá kết quả hoạt động của các chương trình sức khỏe D@ Đánh giá thái độ của cộng đồng đối với các vấn đề sức khỏe nổi cộm trong cộng đồng
0
TB
0
D
2
2
Mục tiêu của Chẩn đoán cộng đồng là, chọn câu SAI: A@ Khám phát hiện bệnh sớm tại cộng đồng B@ Mô tả những vấn đề sức khỏe của cộng đồng C@ Xác định những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng D@ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng vấn đề sức khỏe của cộng đồng
0
TB
0
A
3
3
Số liệu nào sau đây là phù hợp nhất để tính tỷ suất hiện mắc bệnh Đái tháo đường của cộng đồng dân cư Quận X: A@ Tổng số lượt người đến khám và được chẩn đoán bệnh Đái tháo đường tại các Trạm y tế phường và bệnh viện Quận X trong năm Y B@ Tổng số người được chẩn đoán bệnh Đái tháo đường qua các đợt khám phát hiện bệnh trong địa bàn quận X trong năm Y C@ Tổng số người sống trên địa bàn quận X có triệu chứng bất thường đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào và được chẩn đoán Đái tháo đường trong năm Y D@ Tổng số người được khám xác định Đái tháo đường qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại hộ gia đình
0
TB
0
D
4
4
Chỉ số nào sau đây biểu hiện tình trạng sức khỏe cộng đồng: A@ Tỷ lệ hút thuốc lá cao B@ Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông C@ Tỷ lệ quản lý thai D@ Tất cả các câu trên
1
TB
0
B
5
5
Thông tin “Tỷ lệ người mắc Sốt xuất huyết Dengue trong năm 2014” thu thập qua báo cáo kết quả chương trình sức khỏe Phòng chống Sốt xuất huyết tại Quận X là thuộc loại thông tin nào: A@ Sơ cấp, Khách quan, Định tính B@ Sơ cấp, Khách quan, Định lượng C@ Thứ cấp, Chủ quan, Định tính D@ Thứ cấp, Khách quan, Định lượng
0
TB
0
D
6
6
Cụm từ “Chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng về cộng đồng” được sử dụng từ những năm 40 tại: A@ Hội nghị Alma Ata B@ Nam Phi C@ Anh D@ Trung Quốc
0
TB
0
B
7
7
Ý nghĩa của hướng về cộng đồng gồm, NGOẠI TRỪ: A@ Hướng về cộng đồng là chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo B@ Vừa chăm sóc cá thể, vửa giải quyết những vấn đề y tế, kinh tế-xã hội liên quan C@ Trên cơ sở hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân, của cộng đồng trong bối cảnh gia đình và cộng đồng D@ Với sự hỗ trợ của toàn hệ thống y tế và xã hội, sự tham gia của cộng đồng
0
TB
0
A
8
8
Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là (Chọn câu SAI): A@ Tiến trình phát triển của y học của các nước đang phát triển B@ Trách nhiệm của thầy thuốc đối với cộng đồng C@ Một khái niệm có cơ sở khoa học, hiệu quả, hiệu năng và công bằng hơn D@ Trách nhiệm của những nhà quản lý hệ thống y tế
0
TB
0
A
9
9
Đào tạo bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng nghĩa là: A@ Đào tạo các bác sĩ chuyên khoa về y học cộng đồng B@ Bác sĩ học lên cao chỉ theo chuyên khoa y học cộng đồng C@ Đào tạo theo nhu cầu của cộng đồng, phù hợp những vấn đề sức khỏe ưu tiên của 1 cộng đồng D@ Bác sĩ phải phục vụ suốt đời nghề nghiệp tại khu vực nông thôn
0
TB
0
C
10
10
Hạn chế của các phương pháp định tính trong xác định vấn đề sức khỏe: A@ Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề B@ Không phản ánh được nhu cầu của chính người dân sống trong cộng đồng C@ Mang tính chủ quan, tùy thuộc vào thành phần được hỏi D@ Không trả lời được vấn đề sức khỏe cần xác định là gì
0
TB
0
C
11
11
Phương pháp chấm điểm 4 tiêu chuẩn cho Xác định Vấn đề sức khỏe có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: A@ Sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo B@ Nếu sau khi chấm điểm mà kết quả chấm điểm từ 9 – 12 điểm thì nhận định có vấn đề sức khỏe trong cộng đồng C@ Là một phương pháp định tính D@ Có áp dụng kỹ thuật Delphi trong quá trình thực hiện phương pháp này
0
TB
0
C
12
12
Phương pháp xác định Vấn đề sức khỏe bằng cách dựa trên các số liệu thống kê có các đặc điểm sau: (1) Việc xác định vấn đề sức khỏe căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng, (2) Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề, không phản ánh nhu cầu do chính người dân sống trong cộng đồng đó diễn đạt, (3) Áp dụng trong phỏng vấn sâu, (4) Lấy ý kiến của nhiều thành phần trong cộng đồng. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ (1) + (2) đúng B@ (1) + (4) đúng C@ (1) + (3) đúng D@ (2) + (4) đúng
0
TB
0
A
13
13
Chấm điểm tiêu chuẩn 1 để xác định vấn đề sức khỏe của WHO (Chọn câu SAI): A@ Xác định chỉ số biểu hiện của từng vấn đề B@ Chấm điểm dựa vào tỷ lệ vượt so với mức bình thường C@ Quy ước chấm điểm là không có thể thay đổi được D@ Nếu 1 vấn đề gợi ý không tìm thấy mức bình thường thì điểm cho vấn đề này ở tiêu chuẩn 1 là 1 điểm
0
TB
0
C
14
14
“Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013 tại cộng đồng Quận Y là 39,22%, Quận X là 20,14%, Quận Z là 24%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận Y năm 2011 là 11,33%, năm 2010 là 11,45%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Chọn chỉ số biểu hiện vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” năm 2012 của Quận Y: A@ 39,22% B@ 11,33% C@ 11,45% D@ 20,67%
0
TB
0
A
15
15
“Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014 tại cộng đồng Quận Y là 0,39%, năm 2012 là 0,3%, năm 2011 là 0,15%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận X năm 2013 là 0,11%, Quận Z là 0,33%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” tại Quận Y năm 2013 có tỷ lệ vượt là: A@ 40,79% B@ 30% C@ 39,29% D@ 73,33%
0
TB
0
B
16
16
Đối với vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết cao tại Quận Y (TL SXHY ) năm 2012” có số liệu như sau: Qua báo cáo số liệu của chương trình phòng chống SXH của Quận: TL SXHY năm 2012 là: 0,099%, năm 2011 là 0,097%. Chỉ tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015: <0,090%;Chỉ tiêu của Quận Y: giảm 15% số ca mắc so với năm trước. Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết qua điều tra hộ gia đình năm 2012 tại Quận X là 0,075%, tại Quận Z là 0,085%. Chọn mức bình thường cho TL SXHY năm 2012 là: A@ 0,090% B@ 0,097% C@ 0,080% D@ 0,084%
0
TB
0
D
17
17
Trạm Y tế Phường X, Quận Y thực hiện đề án triển khai: “GDSK cho phụ nữ ≥ 18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y có kiến thức đúng về Sinh đẻ có kế hoạch từ từ 01/02/2013 đến 01/03/2013”. Trong hệ thống mục tiêu của đề án, có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vận động ≥90% phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK để có kiến thức đúng về Sinh đẻ có kế hoạch từ 04/02/2013 đến 06/02/2013”. Chỉ số lượng giá của mục tiêu này là: A@ Số phụ nữ ≥18 tuổi đến dự buổi GDSK/tổng số phụ nữ ≥18 tuổi được mời B@ Số phụ nữ ≥18 tuổi đến dự buổi GDSK có kiến thức đúng/tổng số phụ nữ ≥18 tuổi của khu phố 8, phường X, quận Y C@ Tỷ lệ phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK có kiến thức đúng D@ Tỷ lệ phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK
0
TB
0
D
18
18
Tên chỉ số lượng giá của mục tiêu: “Huấn luyện 90% CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA từ 9/2013 đến 12/2013” là A@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi tại Khu phố X Phường Y đến dự GDSK có kiến thức đúng về phát hiện THA sau buổi GDSK B@ Tỉ lệ CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA sau huấn luyện C@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi Khu phố X Phường Y đến dự GDSK về phát hiện THA D@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện THA sau đề án GDSK tại Khu Phố X Phường Y
0
TB
0
B
19
19
Mục tiêu đề án triển khai là: A@ Những hoạt động cần thực hiện B@ Kết quả mà ê-kíp thực hiện muốn đạt đến C@ Kết quả mong muốn về tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu D@ Kết quả mong muốn về hành vi của dân số mục tiêu
0
TB
0
B
20
20
Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 2 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/3/2013 đến 30/3/2013. Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 8000 người ≥ 50 tuổi với người ≥ 50 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau và trong mỗi tổ cũng bằng nhau. Hãy cho biết số người mà trạm Y tế sẽ can thiệp khi thực hiện đề án? A@ 800 người B@ 240 người C@ 80 người D@ 2400 người
0
TB
0
B
21
21
Về “Đề án triển khai”, CHỌN CÂU ĐÚNG: A@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai nói lên kết quả mong muốn trên tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu B@ Thành phần mục tiêu trong đề án triển khai có từ 3 – 5 thành tố cấu thành C@ Đề án triển khai bao gồm một loạt những hoạt động phải thực hiện căn cứ trên chương trình can thiệp D@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai luôn luôn có 3 cấp
0
TB
0
C
22
22
Trong quá trình chấm điểm 4 tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe của WHO, phương pháp Delphi được áp dụng ở tiêu chuẩn nào? A@ Tiêu chuẩn 1 “Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức bình thường” B@ Tiêu chuẩn 2a “Cộng đồng đã biết tên vấn đề” C@ Tiêu chuẩn 2b “Cộng đồng có phản ứng rõ ràng” D@ Tiêu chuẩn 3 “Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành”
0
TB
0
B
23
23
Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/5/2013 đến 30/5/2013. Hãy cho biết tên đề án triển khai của Trạm Y tế. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ GDSK cho ≥50% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường B@ GDSK cho ≥80% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường C@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường D@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường
0
TB
0
D
24
24
Ý nào không đúng trong định nghĩa sau đây về lượng giá? A@ Tiến trình thu thập ý kiến đánh giá của lãnh đạo B@ Nhằm mục đích để biết ta đã thực hiện đạt, vượt hay không đạt mục tiêu C@ Làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện chương trình GDSK D@ Rút kinh nghiệm cho các chương trình GDSK sau
0
TB
0
A
25
25
Trong GDSK, điều nào sau đây không phải là mục tiêu cần lượng giá? A@ Kiến thức B@ Lòng tin C@ Thái độ D@ Hành vi
0
TB
0
B
26
26
Lượng giá có nhiều mức độ nhưng không phải mức độ nào sau đây? A@ Lượng giá một chương trình GDSK B@ Lượng giá một hoạt động GDSK C@ Lượng giá một nội dung GDSK D@ Lượng giá một lớp tập huấn GDSK
0
TB
0
D
27
27
Lượng giá tiến trình là hoạt động: A@ Xem tiến trình thực hiện có đúng theo kế hoạch không B@ Theo dõi để nắm được các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình C@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có thực tế không D@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có phù hợp với tiến trình thực hiện không
0
TB
0
B
28
28
Lượng giá cần thu thập các thông tin định tính nhưng không phải điều nào sau đây? A@Kiến thức của đối tượng đối với các hoạt động GDSK B@Mức độ quan tâm của đối tượng đối với các hoạt động GDSK C@Cảm nhận của đối tượng đối với các hoạt động GDSK D@Ý kiến đóng góp cải tiến của đối tượng đối với các hoạt động GDSK
0
K
0
A
29
29
Điều nào sau đây tuy rất quan trọng nhưng không phải là nghĩa vụ Y đức? A@ Công minh B@ Ân cần C@ Bảo mật D@ Không kỳ thị
0
TB
0
B
30
30
Nghĩa vụ y đức nào sau đây phải được tuân thủ trước hết? A@ Làm điều có lợi cho bệnh nhân B@ Không làm điều có hại đối với bệnh nhân C@ Tôn trọng sự tự chủ D@ Nói sự thật
0
D
0
B
31
31
Nếu có sự không thống nhất về nội dung truyền thông giữa các cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan, viện khác nhau, người GDSK phải dựa trên nhiều nguyên tắc nhưng không phải là nguyên tắc nào sau đây? A@Cân nhắc tất cả các nội dung B@Ưu tiên đối với những nội dung giúp làm giảm tác hại C@Thông qua các nguyên tắc về tự quyết của đối tượng D@Thông qua các nguyên tắc về tự do lựa chọn của đối tượng
0
K
0
B
32
32
GDSK cần đảm bảo nhiều trách nhiệm nhưng không phải là trách nhiệm nào sau đây? A@Trách nhiệm với công chúng B@Trách nhiệm với đồng nghiệp C@Trách nhiệm với việc thực hiện GDSK D@Trách nhiệm đối với việc đào tạo nghề
0
TB
0
B
33
33
Hiệu ứng gương soi (mirror effect) được đề cập trong mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân còn được gọi là hiện tượng…về mặt cảm xúc: A@ Cộng hưởng B@ Ám thị C@ Phóng chiếu D@ Chuyển cảm
0
TB
0
A
34
34
Điều nào sau đây KHÔNG THUỘC tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc: A@ Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết B@ Thường xuyên cập nhật kiến thức C@ Tấm lòng nhân đạo và cao thượng D@ Cam kết tham gia các hoạt động chung của xã hội
0
TB
0
C
35
35
Điều nào sau đây có thể dẫn đến hậu quả sau ở người thầy thuốc: gây ra sự mệt mỏi (mệt, ủ rủ), sự tuyệt vọng (“tôi không làm gì được cả”,…); thúc đẩy người thầy thuốc làm nhiều hơn, tình trạng tăng động. A@ Thái độ có trách nhiệm B@ Thái độ, tâm trạng chán nản C@ Thái độ bất mãn D@ Thái độ, tâm trạng bất lực
0
TB
0
D
36
36
Những phản ứng qua đó phản chiếu những cách thức và tâm trạng của người thầy thuốc đối với bệnh nhân (tội nghiệp, lòng trắc ẩn, chán ngấy,…) được gọi là: A@ Hiện tượng chuyển cảm B@ Hiện tượng chống chuyến cảm C@ Thấu cảm D@ Đồng cảm
0
TB
0
A
37
37
Các kiểu phản ứng tâm lý chính của bệnh nhân trước căn bệnh: A@ Phủ định, tức giận, thương lượng, trầm cảm, hy vọng B@ Hợp tác, phá hoại, không ý thức, ý thức C@ Hợp tác, bình tĩnh, không ý thức, dấu vết, tiêu cực, hoảng hốt, phá hoại D@ Xem thường, bình thường, quá mức, tiêu cực
0
TB
0
C
38
38
Bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross đã đưa ra lý thuyết về 5 giai đoạn phản ứng của bệnh nhân trước thông báo bệnh mãn tính là: A@ Từ chối – thương lượng – chấp nhận – tức giận – u sầu B@ Từ chối – tức giận – chấp nhận – u sầu – hy vọng C@ Từ chối – tức giận – thương lượng – u sầu – chấp nhận D@ Hy vọng – Từ chối – tức giận – chấp nhận – Thương lượng
0
TB
0
C
39
39
Phản ứng của bệnh nhân phụ thuộc vào các yếu tố: A@ Bản chất căn bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh bệnh nhân lâm vào căn bệnh, chất lượng mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân B@ Chất lượng của mối quan hệ, sự hỗ trợ với nhân viên y tế và với người thân, giai đoạn lứa tuổi, bối cảnh sống C@ Cấu trúc nhân cách và đặc điểm lứa tuổi, thời kỳ khủng hoảng lứa tuổi, bản chất căn bệnh D@ Nhân cách, lứa tuổi, loại bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh mắc bệnh, chất lượng của các mối quan hệ liên quan và sự hỗ trợ
0
TB
0
D
40
40
Bệnh nhân nhận thức bệnh quá mức, bình thường, xem thường hay loạn nhận thức chủ yếu phụ thuộc vào: A@ Nhân cách từng lứa tuổi B@ Hoàn cảnh C@ Loại bệnh D@ Giới tính
0
TB
0
A
41
41
Tác nhân nào sau đây gây bệnh dịch tả? A@ Salmonella Typhi B@ Shigella C@ Vibrio Cholerea D@ Virus Viêm gan A
0
TB
0
C
42
42
Tác nhân nào sau đây gây bệnh thương hàn? A@ Salmonella Typhi B@ Shigella C@ Vibrio Cholerea D@ Virus Viêm gan A
0
TB
0
A
43
43
Tỷ lệ nước trong cơ thể người, chọn câu Sai? A@ Ở người lớn, nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể B@ Huyết tương chiếm 3/4 tổng lượng nước ngoại bào C@ Lượng nước nội bào chiếm 2/3 tổng lượng nước toàn cơ thể D@ Tỷ lệ phần trăm của nước đối với thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn
0
TB
0
B
44
44
Tác nhân nào sau đây gây bệnh lỵ amib? A@ Entamoeba Histolytica B@ Ascaris Lumbricoides C@ Salmonella Typhi D@ Vibrio Cholerea
0
TB
0
A
45
45
Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, ngoại trừ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa
0
TB
0
B
46
46
Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, NGOẠI TRỪ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa
0
TB
0
B
47
47
Trong dự phòng bệnh bụi phổi silic, cần áp dụng các phương pháp hạ thấp nồng độ bụi trong không khí, Chọn câu Sai? A@ Đặt các hệ thống lọc, hút bụi B@ Thay phương pháp khoan ẩm thành phương pháp khoan khô C@ Thay nguyên liệu chứa nhiều SiO2 bằng một loại nguyên liệu khác D@ Không phương pháp nào kể trên là sai
0
TB
0
B
48
48
Các phương pháp dự phòng bệnh bụi phổi silic sau đều đúng, NGOẠI TRỪ? A@ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân như kính mắt, khẩu trang, quần áo chống bụi B@ Hít thở khí dung kiềm C@ Cung cấp nhiều Vitamin C D@ Khí công tập thở
0
TB
0
C
49
49
Tỷ lệ nước trong cơ thể người, chọn câu Sai? A@ Ở người lớn, nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể B@ Huyết tương chiếm 3/4 tổng lượng nước ngoại bào C@ Lượng nước nội bào chiếm 2/3 tổng lượng nước toàn cơ thể D@ Tỷ lệ phần trăm của nước đối với thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn
0
TB
0
B
50
50
Chọn một đáp án ĐÚNG trong các phát biểu sau đây? A@ Nước chỉ được thải ra khỏi cơ thể qua ba con đường sau: qua da, qua nước tiểu, qua phổi B@ Cân bằng âm là lượng nước hấp thu nhiều hơn lượng nước được thải trừ C@ Lượng nước được thải qua da không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường D@ Cân bằng lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng chủng tộc, giới tính
0
TB
0
D
51
51
Chọn một đáp án SAI trong các phát biều sau? A@ Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, muối khoáng và cả các chất thải từ các mô B@ Nước tham gia quá trình điều hòa nhiệt độ của cơ thể thông qua quá trình bay hơi mồ hôi cũng như thoát hơi nước qua hô hấp C@ Nước chuyển hóa là nước được thải ra khỏi cơ thể qua các cơ quan bài tiết D@ Nước đóng vai trò làm giảm ma sát tại một số cơ quan
0
TB
0
C
52
52
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang là thiết kế mà theo đó A@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người mắc bệnh và nhóm người không mắc bệnh, sau đó tìm hiểu tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của 2 nhóm này trong quá khứ. B@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và nhóm người không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, sau đó theo dõi 2 nhóm người này trong tương lai để xác định tình trạng mắc bệnh. C@ Nhà nghiên cứu xác định tình trạng mắc bệnh hoặc không mắc bệnh cùng lúc với tình trạng có tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở một dân số người. D@ Nhà nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê có sẵn về tình trạng mắc bệnh và tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của một dân số người.
0
TB
0
C
53
53
Tỉ suất hiện mắc (TSHM) bệnh mạch vành ở người có hút thuốc lá là A@ 70% B@ 10% C@ 30% D@ 60%
0
TB
1
C
54
54
Tỉ số TSHM bệnh mạch vành xét theo tình trạng hút thuốc lá là A@ 0,33 B@ 3,0 C@ 2,1 D@ 0,78
0
TB
1
B
55
55
Tỉ số chênh (Odds Ratio) ước lượng của nghiên cứu này là A@ 0,26 B@ 1,7 C@ 0,58 D@ 3,9
0
TB
1
D
56
56
Hãy tính tỷ suất hiện mắc trong khoảng thời gian 4 ngày sau chuyến cắm trại: A@ 5,52% B@ 11,7% C@ 5,35% D@ 4,7%
0
TB
2
B
57
57
Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%
0
TB
2
D
58
58
Hãy tính tỷ suất hiện mắc ngày thứ 2 của học sinh trường A: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%
0
TB
2
D
59
59
Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh tai biến mạch máu não năm 2009 / Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh ung thư năm 2009 là phép tính biểu thị A@ Tỷ số B@ Tỷ lệ C@ Tỷ suất D@ Tất cả đều sai
1
TB
0
A
60
60
Tỷ suất mắc (/%) trong nhóm thường xuyên uống cà phê là: A@ 21,1 B@ 51,5 C@ 68,1 D@ 74,0
0
TB
3
D
61
61
Nguy cơ tương đối trong nghiên cứu này là: A@ 2,2 B@ 3,5 C@ 1,1 D@ 4,9
0
TB
3
B
62
62
Nguy cơ quy trách trong nhóm uống cà phê là: A@ 52,9 B@ 35,4 C@ 36,1 D@ 44,8
0
TB
3
A
63
63
Chọn câu ĐÚNG NHẤT:Tỷ suất mắc được tính trong nghiên cứu này là A@ Tỷ suất mới mắc B@ Tỷ suất hiện mắc C@ Tỷ suất mới mắc trong 5 năm D@ Tỷ suất hiện mắc trong 5 năm
0
TB
3
C
64
64
Tháp tuổi là một biểu đồ trình bày, NGOẠI TRỪ A@ Cấu trúc dân số theo giới và tuổi, B@ Sự biến động tuổi thọ của dân số do sự phát triển của xã hội C@ Sự biến động dân số do những biến cố như chiến tranh, dịch bệnh D@ Sự phân bố dân số theo các lớp tuổi
0
TB
0
B
65
65
Giai đoạn dân số vàng của Việt Nam kéo dài khoảng A@ 10 năm, B@ 20 năm C@ 30 năm D@ 40 năm
0
TB
0
C
66
66
Cấu trúc tháp tuổi A@ Trục hoành được chia theo tuổi hay lớp tuổi (0 – 4, 5– 9…) B@ Trục hoành ghi số dân tương ứng với lớp tuổi C@ Trục tung ghi số dân tương ứng với lớp tuổi D@ Các câu trên đều sai
1
TB
0
B
67
67
Tỷ lệ, tỷ số, chọn câu đúng nhất A@ Tỷ số nam = số nam / tổng dân số B@ Tỷ lệ nam = số nam / tổng dân số C@ Tỷ lệ nam = số nam / số nữ D@ Tỷ số nam = số nam / tổng dân số
0
TB
0
B
68
68
Tốc độ già hóa dân số Việt Nam A@ Chậm so với các nước trên thế giới; B@ Vừa so với các nước trên thế giới; C@ Nhanh so với vài nước trên thế giới; D@ Là một trong 5 nước nhanh nhất thế giới
0
TB
0
D
69
69
Tỷ số phụ thuộc theo tuổi phản ánh, NGOẠI TRỪ A@ Phản ánh số người ăn theo trên 100 người trong tuổi lao động B@ Phản ánh mức độ dân số không có khả năng làm việc mà dân số phải lo. C@ Phản ánh gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. D@ Phản ánh tác động của mức độ sinh và chết của dân số
0
TB
0
D
70
70
Trình bày tỷ số nam bình thường ở các độ tuổi 0t, 19t, >60t lần lượt là A@ 90, 100,100 B@ 105, 100, 70 C@ 110, 100, 50 D@ 101, 105,80
Xác định cộng đồng và chủ đề chẩn đoán thuộc giai đoạn nào của chẩn đoán cộng đồng: A@ Chẩn đoán B@ Thu thập thông tin và phân tích thông tin C@ Khởi xướng D@ Công bố kết quả
0
TB
0
C
2
2
Mục tiêu của Chẩn đoán cộng đồng là, chọn câu SAI: A@ Khám phát hiện bệnh sớm tại cộng đồng B@ Mô tả những vấn đề sức khỏe của cộng đồng C@ Xác định những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng D@ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng vấn đề sức khỏe của cộng đồng
0
TB
0
A
3
3
Số liệu nào sau đây là phù hợp nhất để tính tỷ lệ hiện mắc bệnh Tăng huyết áp của cộng đồng dân cư Quận X: A@ Tổng số lượt người đến khám và được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp tại các Trạm y tế phường và bệnh viện Quận X trong năm Y B@ Tổng số người được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp qua các đợt khám phát hiện bệnh trong địa bàn quận X trong năm Y C@ Tổng số người sống trên địa bàn quận X có triệu chứng bất thường đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào và được chẩn đoán Tăng huyết áp trong năm Y D@ Tổng số người được khám xác định Tăng huyết áp qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại hộ gia đình
0
TB
0
D
4
4
Chỉ số nào sau đây biểu hiện tình trạng sức khỏe cộng đồng: A@ Tỷ lệ hút thuốc lá cao B@ Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông C@ Tỷ lệ quản lý thai D@ Tất cả các câu trên
1
TB
0
B
5
5
Thông tin “Tỷ lệ người hiện mắc bệnh Cao huyết áp của cộng đồng dân cư phường X quận Y” được thu thập qua phỏng vấn các thành viên trong hộ gia đình, là thuộc loại thông tin nào: A@ Sơ cấp, Chủ quan, Định lượng B@ Sơ cấp, Chủ quan, Định tính C@ Thứ cấp, Khách quan, Định tính D@ Thứ cấp,Chủ quan, Định lượng
0
TB
0
A
6
6
Quan niệm mới về y tế công cộng khác với quan niệm cũ ở điểm giải quyết những vấn đề bệnh tật của những quần thể cần phải thêm những yếu tố: (chọn câu ĐÚNG) A@ Công nghệ cao B@ Y sinh học C@ Kinh tế, xã hội D@ Phòng chống dịch
0
TB
0
C
7
7
Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là: A@ Xây dựng và thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng B@ Bao gồm khám chữa bệnh và các chương trình phòng chống bệnh tật C@ Tổ chức khám chữa bệnh toàn diện cho cộng đồng D@ Vệ sinh phòng bệnh tại cộng đồng
0
TB
0
B
8
8
Ý nghĩa của hướng về cộng đồng là: (chọn câu SAI) A@ Hướng về cộng đồng là chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo B@ Vừa chăm sóc cá thể, vừa giải quyết những vấn đề y tế, kinh tế-xã hội liên quan C@ Với sự hỗ trợ của toàn hệ thống y tế và xã hội, sự tham gia của cộng đồng D@ Trên cơ sở hiểu rõ vấn đề của bệnh nhân, của cộng đồng trong bối cảnh gia đình và cộng đồng
0
TB
0
A
9
9
Đào tạo bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng nghĩa là: A@ Đào tạo các bác sĩ chuyên khoa về y học cộng đồng B@ Đào tạo bác sĩ sẽ học lên cao theo chuyên khoa y học cộng đồng C@ Đào tạo theo nhu cầu của cộng đồng, phù hợp những vấn đề sức khỏe ưu tiên của một cộng đồng D@ Bác sĩ phải phục vụ suốt đời nghề nghiệp tại khu vực nông thôn
0
TB
0
C
10
10
Phương pháp cho điểm trong xác định vấn đề sức khỏe, vượt quá mức bình thường của chỉ số biểu hiện vấn đề được tính bằng tỉ lệ vượt như sau: A@ Tỉ lệ hiện mắc ÷ Mức bình thường x 100 B@ (Tỉ lệ hiện mắc – Mức bình thường) ÷ Mức bình thường x 100 C@ (Tỉ lệ hiện mắc – Mức bình thường) ÷ Tỉ lệ hiện mắc x 100 D@ Mức bình thường ÷ Tỉ lệ hiện mắc x 100
0
TB
0
B
11
11
Phương pháp Delphi có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: A@ Lấy ý kiến riêng lẽ của từng người trong nhóm, sau khi có sự tham khảo ý kiến chung của nhóm B@ Có thể áp dụng trong một buổi họp nhóm hoặc thu thập ý kiến riêng lẽ qua thư hoặc email C@ Căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng D@ Thực hiện qua nhiều bước, có sự lặp lại trong 1 số bước
0
TB
0
C
12
12
Phương pháp xác định Vấn đề sức khỏe bằng cách dựa trên các số liệu thống kê có các đặc điểm sau: (1) Việc xác định vấn đề sức khỏe căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng, (2) Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề, không phản ánh nhu cầu do chính người dân sống trong cộng đồng đó diễn đạt, (3) Áp dụng trong phỏng vấn sâu, (4) Lấy ý kiến của nhiều thành phần trong cộng đồng. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ (1) + (2) đúng B@ (1) + (4) đúng C@ (1) + (3) đúng D@ (2) + (4) đúng
0
TB
0
A
13
13
Chấm điểm tiêu chuẩn 1 để xác định vấn đề sức khỏe của WHO (Chọn câu SAI): A@ Xác định chỉ số biểu hiện của từng vấn đề B@ Chấm điểm dựa vào tỷ lệ vượt so với mức bình thường C@ Quy ước chấm điểm là không có thể thay đổi được D@ Nếu 1 vấn đề gợi ý không tìm thấy mức bình thường thì điểm cho vấn đề này ở tiêu chuẩn 1 là 1 điểm
0
TB
0
C
14
14
“Tỷ lệ người mắc bệnh Đái tháo đường cao” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013 tại cộng đồng Quận Y là 35,17%, Quận X là 21,14%, Quận Z là 28%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận Y năm 2011 là 12,37%, năm 2010 là 11,45%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Chọn chỉ số biểu hiện vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Đái tháo đường” năm 2012 của Quận Y: A@ 12,37% B@ 11,45% C@ 35,17% D@ 28%
0
TB
0
C
15
15
“Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014 tại cộng đồng Quận Y là 0,39%, năm 2012 là 0,3%, năm 2011 là 0,15%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận X năm 2013 là 0,11%, Quận Z là 0,33%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” tại Quận Y năm 2013 có tỷ lệ vượt là: A@ 40,79% B@ 30% C@ 39,29% D@ 73,33%
0
TB
0
B
16
16
Đối với vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết cao tại Quận Y (TL SXHY ) năm 2012” có số liệu như sau: Qua báo cáo số liệu của chương trình phòng chống SXH của Quận: TL SXHY năm 2012 là: 0,099%, năm 2011 là 0,097%. Chỉ tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015: <0,090%;Chỉ tiêu của Quận Y: giảm 15% số ca mắc so với năm trước. Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết qua điều tra hộ gia đình năm 2012 tại Quận X là 0,075%, tại Quận Z là 0,085%. Chọn mức bình thường cho TL SXHY năm 2012 là: A@ 0,090% B@ 0,097% C@ 0,080% D@ 0,084%
0
TB
0
D
17
17
Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 500 phụ nữ có con <5 tuổi biết rằng số phụ nữ có con <5 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau. Trạm Y tế Phường thực hiện đề án triển khai có mục tiêu tổng quát: “GDSK cho 70% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y có kiến thức đúng về về phòng bệnh Tay chân miệng từ 30/5/2013 đến 10/7/2013”. Trong đó có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vãng gia GDSK vét cho 100% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y còn thiếu so với mục tiêu tổng quát có kiến thức đúng về phòng bệnh Tay chân miệng từ 06/07/2013 đến 08/07/2013”. Nếu chỉ có 30 phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK và kết thúc buổi GDSK có 30 người đạt kiến thức đúng. Vậy để đạt được mục tiêu tổng quát, Trạm Y tế cần vãng gia ít nhất bao nhiêu người nữa? A@ 15 người B@ 320 người C@ 20 người D@ 5 người
0
TB
0
D
18
18
Tên chỉ số lượng giá của mục tiêu: “Vãng gia giáo dục sức khỏe (GDSK) vét 100% người ≥ 50t còn thiếu so với MTTQ, có được kiến thức đúng về phát hiện bệnh tăng huyết áp (THA tại Khu phố X Phường Y từ 9/2013 đến 12/2013” là A@ Tỉ lệ người ≥ 50t tại Khu phố X Phường Y đến dự GDSK có kiến thức đúng về phát hiện THA sau buổi GDSK B@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện THA sau đề án GDSK tại Khu Phố X Phường Y C@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi Khu phố X Phường Y đến dự GDSK về phát hiện THA D@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi đạt kiến thức đúng về phát hiện THA sau vãng gia trên số người còn còn thiếu so với chỉ tiêu của mục tiêu tổng quát tại Khu phố X Phường Y
0
TB
0
D
19
19
Mục tiêu đề án triển khai là: A@ Những hoạt động cần thực hiện B@ Kết quả mà ê-kíp thực hiện muốn đạt đến C@ Kết quả mong muốn về tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu D@ Kết quả mong muốn về hành vi của dân số mục tiêu
0
TB
0
B
20
20
Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại khu phố 3 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ phụ nữ có con <1 tuổi tại phường X quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ 50% lên 80% từ 01/10/2013 đến 31/12/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 15/10/2013 đến 15/11/2013. Phường X, quận Y có 8 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 8, toàn phường có 400 phụ nữ có con < 1 tuổi. Mục tiêu tổng quát được phát biểu như sau: (chọn 1 câu đúng nhất) A@ GDSK cho ≥ 50% phụ nữ có con < 1 tuổi tại phường X, quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ 01/10/2013 đến 15/11/2013 B@ GDSK cho ≥ 50% phụ nữ có con < 1 tuổi tại phường X, quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ 15/10/2013 đến 15/11/2013 C@ GDSK cho≥ 80% phụ nữ có con < 1 tuổi tại khu phố 3, phường X, quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ15/10/2013 đến 15/11/2013 D@ GDSK cho ≥ 80% phụ nữ có con < 1 tuổi tại khu phố 3, phường X, quận Y có kiến thức đúng về sữa mẹ từ 01/10/2013 đến 15/11/2013
0
TB
0
C
21
21
Câu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về hệ thống mục tiêu của đề án triển khai: A@ Mục tiêu tổng quát của 1 đề án triển khai bắt nguồn từ 1 mục tiêu chuyên biệt trong chương trình can thiệp tổng thể B@ Mục tiêu tổng quát của đề án triển khai nói lên nhiệm vụ mà ê kíp phải thực hiện C@ Đề án triển khai bao gồm một loạt những hoạt động phải thực hiện căn cứ trên chương trình can thiệp D@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai nói lên kết quả mong muốn trên tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu
0
TB
0
D
22
22
Trong quá trình chấm điểm 4 tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe của WHO, phương pháp Delphi được áp dụng ở tiêu chuẩn nào? A@ Tiêu chuẩn 1 “Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức bình thường” B@ Tiêu chuẩn 2a “Cộng đồng đã biết tên vấn đề” C@ Tiêu chuẩn 2b “Cộng đồng có phản ứng rõ ràng” D@ Tiêu chuẩn 3 “Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành”
0
TB
0
B
23
23
Trạm Y tế Phường X, Quận Y thực hiện đề án triển khai: “GDSK cho phụ nữ ≥ 18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y có kiến thức đúng về Sinh đẻ có kế hoạch từ từ 01/02/2013 đến 01/03/2013”. Trong hệ thống mục tiêu của đề án, có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vận động ≥90% phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK để có kiến thức đúng về Sinh đẻ có kế hoạch từ 04/02/2013 đến 06/02/2013”. Chỉ số lượng giá của mục tiêu này là: A@ Số phụ nữ ≥18 tuổi đến dự buổi GDSK/tổng số phụ nữ ≥18 tuổi được mời B@ Tỷ lệ phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK có kiến thức đúng C@ Tỷ lệ phụ nữ ≥18 tuổi tại khu phố 8, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK D@ Số phụ nữ ≥18 tuổi đến dự buổi GDSK có kiến thức đúng/tổng số phụ nữ ≥18 tuổi của khu phố 8, phường X, quận Y
0
TB
0
C
24
24
Ý nào không đúng trong định nghĩa sau đây về lượng giá? A@ Tiến trình thu thập các ý kiến của người thực hiện chương trình B@ Nhằm mục đích để biết ta đã thực hiện đạt, vượt hay không đạt mục tiêu C@ Làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện chương trình GDSK D@ Rút kinh nghiệm cho các chương trình GDSK sau
0
TB
0
A
25
25
Trong GDSK, điều nào sau đây không phải là mục tiêu cần lượng giá? A@ Kiến thức B@ Thái độ C@ Ý chí D@ Hành vi
0
TB
0
C
26
26
Lượng giá có nhiều mức độ nhưng không phải mức độ nào sau đây? A@ Lượng giá một chương trình GDSK B@ Lượng giá một hoạt động GDSK C@ Lượng giá một nội dung GDSK D@ Lượng giá một thông tin GDSK
0
TB
0
D
27
27
CDC khuyến cáo sử dụng 4 nhóm tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động giáo dục nhưng không phải là điều nào sau đây? A@Hữu dụng B@Khả thi C@Thiện D@Tin cậy
0
TB
0
D
28
28
Lượng giá Kiến thức, Thái độ, Niềm tin theo quy mô nhỏ có thể sử dụng nhiều cách nhưng không phải là cách nào sau đây? A@Ghi nhận sự hiểu biết qua các ý kiến, thắc mắc của thành viên tham dự B@Ghi nhận các trả lời qua các hoạt động thi đố C@Ghi nhận thái độ, niềm tin qua các phát biểu D@Chọn ngẫu nhiên một số thành viên của Ban tổ chức để hỏi trực tiếp
0
TB
0
D
29
29
Điều nào sau đây tuy rất quan trọng nhưng không phải là nghĩa vụ Y đức? A@ Công minh B@ Bảo mật C@ Lắng nghe D@ Không kỳ thị
0
TB
0
C
30
30
Điều nào sau đây không đúng liên quan đến nghĩa vụ y đức “Tôn trọng sự tự chủ”? A@Sự tự chủ là khả năng quyết định dựa trên sự thông hiểu và sự tự do không bị áp chế B@Người nhân viên y tế cần cung cấp đủ thông tin để người dân chọn lựa C@Không làm điều bệnh nhân đòi hỏi khi người thầy thuốc thấy là có hại cho bệnh nhân D@Người thầy thuốc được phép nói dối khi nói sự thật trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó có thể gây hại cho bệnh nhân
0
TB
0
D
31
31
Nguồn thông tin nào sau đây ta không ưu tiên chọn làm tài liệu tham khảo để xây dựng các thông điệp giáo dục sức khỏe? A@Từ Tổ chức sức khỏe thế giới B@Từ các trường đại học y nổi tiếng C@Từ các nghiên cứu đã được thẩm định, đăng tải trên các tạp chí y học nổi tiếng D@Từ kinh nghiệm của các đồng nghiệp
0
D
0
D
32
32
GDSK cần đảm bảo nhiều trách nhiệm nhưng không phải là trách nhiệm nào sau đây A@Trách nhiệm với công chúng B@Trách nhiệm với đồng nghiệp C@Trách nhiệm với việc thực hiện GDSK D@Trách nhiệm đối với việc đào tạo nghề
0
TB
0
B
33
33
Hiệu ứng gương soi (mirror effect) được đề cập trong mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân còn được gọi là hiện tượng…về mặt cảm xúc: A@ Cộng hưởng B@ Ám thị C@ Phóng chiếu D@ Chuyển cảm
0
TB
0
A
34
34
Điều nào sau đây KHÔNG THUỘC tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc: A@ Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết B@ Thường xuyên cập nhật kiến thức C@ Tấm lòng nhân đạo và cao thượng D@ Cam kết tham gia các hoạt động chung của xã hội
0
TB
0
C
35
35
Điều nào sau đây không thuộc mối quan hệ giữa thầy thuốc và bệnh nhân A@ Quan hệ cho – nhận và phụ thuộc. B@ Quan hệ theo quyền lợi và nghĩa vụ (những quy định dành cho thầy thuốc và bệnh nhân) C@ Quan hệ chủ yếu thông qua giao tiếp D@ Quan hệ cảm xúc (chuyển cảm và phản chuyển cảm)
0
TB
0
A
36
36
Trước đây mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân thường là: A@ Mối quan hệ không cần có tính tương tác. B@ Mối quan hệ bình đẳng. C@ Mối quan hệ y học “Gia trưởng” và “ban ơn” D@ Cả ba câu trên đều sai.
0
TB
0
C
37
37
Các kiểu phản ứng tâm lý chính của bệnh nhân trước căn bệnh: A@ Phủ định, tức giận, thương lượng, trầm cảm, hy vọng. B@ Hợp tác, phá hoại, không ý thức, ý thức. C@ Hợp tác, bình tĩnh, không ý thức, dấu vết, tiêu cực, hoảng hốt, phá hoại. D@ Xem thường, bình thường, quá mức, tiêu cực.
0
TB
0
C
38
38
Bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross đã đưa ra lý thuyết về 5 giai đoạn phản ứng của bệnh nhân trước thông báo bệnh mãn tính là: A@ Từ chối – thương lượng – chấp nhận – tức giận – u sầu B@ Từ chối – tức giận – chấp nhận – u sầu – hy vọng C@ Từ chối – tức giận – thương lượng – u sầu – chấp nhận D@ Hy vọng – Từ chối – tức giận – chấp nhận – Thương lượng
0
TB
0
C
39
39
Đặc điểm của kiểu nhận thức bệnh không bình thường là: A@ Lệch lạc về nhận thức, coi thường và thờ ơ với bệnh, bác bỏ chẩn đoán, tính tuân thủ điều trị không cao. B@ Thích nghi, bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ trong quá trình điều trị. C@ Dễ kích động, nôn nóng, thường cư xử vượt quá mức bình thường. D@ Dễ thay đổi thái độ, khó xác định được nhận cách của bệnh nhân.
0
TB
0
A
40
40
Điều nào sau đây không thuộc những lý do khiến bệnh nhân không tuân thủ điều trị: A@ Không hiểu về căn bệnh mắc phải, bệnh nhân nghĩ và tin là mình bình thường vì các triệu chứng bệnh chưa ở mức nghiêm trọng và bệnh nhân chưa cảm thấy được. B@ Bệnh nhân là nam giới. Vì giới nam thường không tuân thủ điều trị so với giới nữ. C@ Bệnh nhân không muốn mình khác người khác do mắc cỡ (ốm yếu), mặc cảm tội lỗi (HIV/AIDS, STDs,…) D@ Sợ tác dụng phụ của các phương thức điều trị: xạ trị, hóa trị, phẫu thuật,…
0
TB
0
B
41
41
Các công việc có thể gây ra bệnh phổi silic, chọn đáp án sai? A@ Nhân viên văn phòng B@ Công nhân khai thác quặng đá C@ Công nhân cơ khí làm việc trong phân xưởng khuôn đúc D@ Công nhân sản xuất đồ gốm
0
TB
0
A
42
42
Phát biểu sai khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 1 của bệnh bụi phổi silic? A@ Không có triệu chứng rõ rệt B@ Chức năng hô hấp giảm C@ Đau tức ngực là chủ yếu D@ Thỉnh thoảng ho và khó thở khi gắng sức
0
TB
0
B
43
43
Phát biểu sai khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 2 của bệnh bụi phổi silic? A@ Thể trạng chung của người bệnh suy sụp nhiều B@ Khả năng lao động bị ảnh hưởng nhiều C@ Đau ngực, ho đờm và khó thở D@ Chức năng hô hấp giảm
0
TB
0
A
44
44
Phát biểu sai khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 3 của bệnh bụi phổi silic? A@ Đau ngực và ho thường xuyên B@ Khó thở cả khi nghỉ ngơi C@ Áp xe phổi là biến chứng thường xảy ra nhất D@ X quang có thể thấy các hang rỗng giống hang lao
0
TB
0
C
45
45
Chọn một phát biểu sai về độ cứng của nước? A@ Độ cứng của nước có ba loại: Toàn phần, tạm thời, vĩnh cữu B@ Độ cứng toàn phần sẽ mất đi khi đun sôi nước C@ Nước có độ cứng cao thì khó làm tan xà phòng và luộc rau lâu chín D@ Nước có độ cứng cao tạo ra các cặn đóng ở đáy nồi, là nguyên nhân gây nổ nồi khi đun nóng
0
TB
0
B
46
46
Chọn một đáp án đúng trong các phát biểu sau đây? A@ Nước chỉ được thải ra khỏi cơ thể qua ba con đường sau: qua da, qua nước tiểu, qua phổi B@ Cân bằng âm là lượng nước hấp thu nhiều hơn lượng nước được thải trừ C@ Lượng nước được thải qua da không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường D@ Cân bằng lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng chủng tộc, giới tính
0
TB
0
D
47
47
Tác nhân nào sau đây gây bệnh dịch tả? A@ Salmonella Typhi B@ Shigella C@ Vibrio Cholerea D@ Virus Viêm gan A
0
TB
0
C
48
48
Tác nhân nào sau đây gây bệnh thương hàn? A@ Salmonella Typhi B@ Shigella C@ Vibrio Cholerea D@ Virus Viêm gan A
0
TB
0
A
49
49
Hai ion chính tạo nên độ cứng của nước là? A@ Ca++, Fe++ B@ Fe++, Mg++ C@ Mg++, Ca++ D@ Ba++, Fe++
0
TB
0
C
50
50
Tác nhân nào sau đây gây bệnh lỵ amib? A@ Entamoeba Histolytica B@ Ascaris Lumbricoides C@ Salmonella Typhi D@ Vibrio Cholerea
0
TB
0
A
51
51
Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, ngoại trừ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa
0
TB
0
B
52
52
Câu nào sau đây KHÔNG đúng cho thiết kế nghiên cứu cắt ngang: Nghiên cứu cắt ngang được sử dụng để A@ Nhận diện các yếu tố nguyên nhân B@ Sàng lọc và phân loại đối tượng nghiên cứu cho các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng C@ Đánh giá khả năng tiên đoán của các đặc điểm lâm sàng D@ Đánh giá một test chẩn đoán mới hoặc ứng dụng mới của một chẩn đoán test cũ
0
TB
0
B
53
53
Tỉ suất hiện mắc (TSHM) bệnh mạch vành ở người không hút thuốc lá là A@ 28% B@ 10% C@ 30% D@ 60%
0
TB
1
B
54
54
Tỉ số TSHM bệnh mạch vành xét theo tình trạng hút thuốc lá là A@ 0,33 B@ 3,0 C@ 2,1 D@ 0,78
0
TB
1
B
55
55
Tỉ số chênh (Odds Ratio) ước lượng của nghiên cứu này là A@ 0,26 B@ 1,7 C@ 0,58 D@ 3,9
0
TB
1
D
56
56
Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 3: A@ 4,95% B@ 4,5% C@ 4,39% D@ 4,7%
0
TB
2
B
57
57
Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%
0
TB
2
D
58
58
Hãy tính tỷ suất hiện mắc ngày thứ 2 của học sinh trường A: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%
0
TB
2
D
59
59
Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh đột quỵ năm 2009 / Số phụ nữ quận X ước tính vào ngày 1/7/2009 là phép tính biểu thị A@ Tỷ số B@ Tỷ lệ C@ Tỷ suất D@ Tất cả đều sai
1
TB
0
C
60
60
Tỷ suất mắc (/%) trong nhóm không thường xuyên uống cà phê là: A@ 68,1 B@ 47,0 C@ 21,1 D@ 51,5
0
TB
3
C
61
61
Nguy cơ tương đối trong nghiên cứu này là: A@ 2,2 B@ 3,5 C@ 1,1 D@ 4,9
0
TB
3
B
62
62
Nguy cơ quy trách trong nhóm uống cà phê là: A@ 52,9 B@ 35,4 C@ 36,1 D@ 44,8
0
TB
3
A
63
63
Chọn câu ĐÚNG NHẤT:Tỷ suất mắc được tính trong nghiên cứu này là A@ Tỷ suất mới mắc B@ Tỷ suất hiện mắc C@ Tỷ suất mới mắc trong 5 năm D@ Tỷ suất hiện mắc trong 5 năm
0
TB
3
C
64
64
Tỷ số nam lúc sinh là A@ % số nam lúc sinh so với tổng dân số B@ % số nam lúc sinh so với số nữ lúc sinh C@ % số nam lúc sinh so với số nam ở tuổi trưởng thành D@ % số nam lúc sinh so với tổng dân số lúc sinh
0
TB
0
B
65
65
Tính chất của tháp tuổi của dân số ổn định A@ Chân tháp rộng (sinh nhiều), Đỉnh tháp nhọn (chết nhiều) B@ Tuổi trung vị thấp khoảng 17 tuổi C@ Tỷ lệ dân số 0-14 tuổi và trên 50 tuổi, rất khác nhau; D@ Hình dạng mang tính chất đều từ dưới lên đến lớp tuổi 60-65 tuổi
0
TB
0
D
66
66
Vấn đề mất cân bằng giới tính tạo nguy cơ, NGOẠI TRỪ A@ Tăng tình trạng hành vi phạm pháp B@ Tăng tình trạng mãi dâm, hảm hiếp C@ Tạo ra tình trạng hỗn loạn về kinh tế D@ Tạo tình trạng hỗn lọan xã hội
0
TB
0
C
67
67
Tỷ lệ, tỷ số, chọn câu đúng nhất A@ Tỷ số nam = số nam / tổng dân số B@ Tỷ lệ nam = số nam / tổng dân số C@ Tỷ lệ nam = số nam / số nữ D@ Tỷ số nam = số nam / tổng dân số
0
TB
0
B
68
68
Dân số được gọi là dân số già khi: A@ Tỷ lệ dân số từ ≥65 tuổi của Việt Nam bằng ≥7% B@ Tỷ lệ dân số từ ≥65 tuổi của Việt Nam bằng ≥10% C@ Tỷ lệ dân số từ ≥65 tuổi của Việt Nam bằng ≥12% D@ Tỷ lệ dân số từ ≥65 tuổi của Việt Nam bằng ≥14%
0
TB
0
D
69
69
Trình bày tỷ số nam bình thường ở các độ tuổi 0t, 19t, >60t lần lượt là A@ 90, 100,100 B@ 105, 100, 70 C@ 110, 100, 50 D@ 101, 105,80
0
TB
0
B
70
70
Hiện nay, Ngành dân số học giúp phát hiện và hướng giải quyết cho A@ Tình hình tỷ suất sinh cao B@ Tình hình mất cân bằng giới tính, dân số vàng, C@ Tình hình tăng dân số quá nhanh, D@ Tình hình dân số già hiện nay
Xác định cộng đồng và chủ đề chẩn đoán thuộc giai đoạn nào của chẩn đoán cộng đồng: A@ Chẩn đoán B@ Thu thập thông tin và phân tích thông tin C@ Khởi xướng D@ Công bố kết quả
0
TB
0
C
2
2
Mục tiêu của Chẩn đoán cộng đồng là, (chọn câu SAI) : A@ Khám phát hiện bệnh sớm tại cộng đồng B@ Mô tả những vấn đề sức khỏe của cộng đồng C@ Xác định những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng D@ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng vấn đề sức khỏe của cộng đồng
0
TB
0
A
3
3
Số liệu nào sau đây là phù hợp nhất để tính tỷ lệ hiện mắc bệnh Tăng huyết áp của cộng đồng dân cư Quận X: A@ Tổng số lượt người đến khám và được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp tại các Trạm y tế phường và bệnh viện Quận X trong năm Y B@ Tổng số người được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp qua các đợt khám phát hiện bệnh trong địa bàn quận X trong năm Y C@ Tổng số người sống trên địa bàn quận X có triệu chứng bất thường đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào và được chẩn đoán Tăng huyết áp trong năm Y D@ Tổng số người được khám xác định Tăng huyết áp qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại hộ gia đình
0
TB
0
D
4
4
Chỉ số nào sau đây biểu hiện tình trạng sức khỏe cộng đồng: A@ Tỷ lệ hút thuốc lá cao B@ Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông C@ Tỷ lệ quản lý thai D@ Tất cả các câu trên
1
TB
0
B
5
5
Thông tin “Tỷ lệ người mắc Sốt xuất huyết Dengue trong năm 2014” thu thập qua báo cáo kết quả chương trình sức khỏe Phòng chống Sốt xuất huyết tại Quận X là thuộc loại thông tin nào: A@ Sơ cấp, Khách quan, Định tính B@ Sơ cấp, Khách quan, Định lượng C@ Thứ cấp, Chủ quan, Định tính D@ Thứ cấp, Khách quan, Định lượng
0
TB
0
D
6
6
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng về cộng đồng” là: A@ Thực hiện y tế công cộng tại cộng đồng B@ Thực hiện y học dự phòng tại cộng đồng C@ Thực hiện chăm sóc lâm sàng tại cộng đồng D@ Kết hợp giữa y tế công cộng và chăm sóc lâm sàng tại cộng đồng
0
TB
0
D
7
7
Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là: A@ Xây dựng và thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng B@ Bao gồm khám chữa bệnh và các chương trình phòng chống bệnh tật C@ Tổ chức khám chữa bệnh toàn diện cho cộng đồng D@ Vệ sinh phòng bệnh tại cộng đồng
0
TB
0
B
8
8
Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là (Chọn câu SAI): A@ Tiến trình phát triển của y học của các nước đang phát triển B@ Trách nhiệm của thầy thuốc đối với cộng đồng C@ Một khái niệm có cơ sở khoa học, hiệu quả, hiệu năng và công bằng hơn D@ Trách nhiệm của những nhà quản lý hệ thống y tế
0
TB
0
A
9
9
Đào tạo bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng nghĩa là: A@ Đào tạo các bác sĩ chuyên khoa về y học cộng đồng B@ Bác sĩ học lên cao chỉ theo chuyên khoa y học cộng đồng C@ Đào tạo theo nhu cầu của cộng đồng, phù hợp những vấn đề sức khỏe ưu tiên của 1 cộng đồng D@ Bác sĩ phải phục vụ suốt đời nghề nghiệp tại khu vực nông thôn
0
TB
0
C
10
10
Hạn chế của các phương pháp định tính trong xác định vấn đề sức khỏe: A@ Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề B@ Không phản ánh được nhu cầu của chính người dân sống trong cộng đồng C@ Mang tính chủ quan, tùy thuộc vào thành phần được hỏi D@ Không trả lời được vấn đề sức khỏe cần xác định là gì
0
TB
0
C
11
11
Phương pháp chấm điểm 4 tiêu chuẩn cho Xác định Vấn đề sức khỏe có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: A@ Sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo B@ Nếu sau khi chấm điểm mà kết quả chấm điểm từ 9 – 12 điểm thì nhận định có vấn đề sức khỏe trong cộng đồng C@ Là một phương pháp định tính D@ Có áp dụng kỹ thuật Delphi trong quá trình thực hiện phương pháp này
0
TB
0
C
12
12
Phương pháp xác định Vấn đề sức khỏe bằng cách dựa trên các số liệu thống kê có các đặc điểm sau: (1) Việc xác định vấn đề sức khỏe căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng, (2) Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề, không phản ánh nhu cầu do chính người dân sống trong cộng đồng đó diễn đạt, (3) Áp dụng trong phỏng vấn sâu, (4) Lấy ý kiến của nhiều thành phần trong cộng đồng. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ (1) + (2) đúng B@ (1) + (4) đúng C@ (1) + (3) đúng D@ (2) + (4) đúng
0
TB
0
A
13
13
Chấm điểm tiêu chuẩn 1 để xác định vấn đề sức khỏe của WHO (Chọn câu SAI): A@ Xác định chỉ số biểu hiện của từng vấn đề B@ Chấm điểm dựa vào tỷ lệ vượt so với mức bình thường C@ Quy ước chấm điểm là không có thể thay đổi được D@ Nếu 1 vấn đề gợi ý không tìm thấy mức bình thường thì điểm cho vấn đề này ở tiêu chuẩn 1 là 1 điểm
0
TB
0
C
14
14
“Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013 tại cộng đồng Quận Y là 39,22%, Quận X là 20,14%, Quận Z là 24%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận Y năm 2011 là 11,33%, năm 2010 là 11,45%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Chọn chỉ số biểu hiện vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” năm 2012 của Quận Y: A@ 39,22% B@ 11,33% C@ 11,45% D@ 20,67%
0
TB
0
A
15
15
“Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014 tại cộng đồng Quận Y là 0,39%, năm 2012 là 0,3%, năm 2011 là 0,15%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận X năm 2013 là 0,11%, Quận Z là 0,33%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” tại Quận Y năm 2013 có tỷ lệ vượt là: A@ 40,79% B@ 30% C@ 39,29% D@ 73,33%
0
TB
0
B
16
16
Đối với vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết cao tại Quận Y (TL SXHY) năm 2012” có số liệu như sau: Qua báo cáo số liệu của chương trình phòng chống SXH của Quận: TL SXHY năm 2012 là: 0,099%, năm 2011 là 0,097%. Chỉ tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015: <0,090%;Chỉ tiêu của Quận Y: giảm 15% số ca mắc so với năm trước. Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết qua điều tra hộ gia đình năm 2012 tại Quận X là 0,075%, tại Quận Z là 0,085%. Chọn mức bình thường cho TL SXHY năm 2012 là: A@ 0,090% B@ 0,097% C@ 0,080% D@ 0,084%
0
TB
0
D
17
17
Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 500 phụ nữ có con <5 tuổi biết rằng số phụ nữ có con <5 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau. Trạm Y tế Phường thực hiện đề án triển khai có mục tiêu tổng quát: “GDSK cho 70% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y có kiến thức đúng về về phòng bệnh Tay chân miệng từ 30/5/2013 đến 10/7/2013”. Trong đó có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vãng gia GDSK vét cho 100% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y còn thiếu so với mục tiêu tổng quát có kiến thức đúng về phòng bệnh Tay chân miệng từ 06/07/2013 đến 08/07/2013”. Nếu chỉ có 30 phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK và kết thúc buổi GDSK có 30 người đạt kiến thức đúng. Vậy để đạt được mục tiêu tổng quát, Trạm Y tế cần vãng gia ít nhất bao nhiêu người nữa? A@ 15 người B@ 320 người C@ 20 người D@ 5 người
0
TB
0
D
18
18
Tên chỉ số lượng giá của mục tiêu: “Huấn luyện 90% cộng tác viên (CTV) Phường Y có kỹ năng giáo dục sức khỏe (GDSK) về phát hiện bệnh tăng huyết áp (THA) từ 9/2013 đến 12/2013” là A@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi tại Khu phố X Phường Y đến dự GDSK có kiến thức đúng về phát hiện THA sau buổi GDSK B@ Tỉ lệ CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA sau huấn luyện C@ 90% CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA sau huấn luyện D@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện THA sau đề án GDSK tại Khu Phố X Phường Y
0
TB
0
B
19
19
Mục tiêu đề án triển khai là: A@ Những hoạt động cần thực hiện B@ Kết quả mà ê-kíp thực hiện muốn đạt đến C@ Kết quả mong muốn về tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu D@ Kết quả mong muốn về hành vi của dân số mục tiêu
0
TB
0
B
20
20
Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – thuộc khu phố 2 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/3/2013 đến 30/3/2013. Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 8000 người ≥ 50 tuổi với người ≥ 50 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau và trong mỗi tổ cũng bằng nhau. Hãy cho biết số người mà trạm Y tế sẽ can thiệp khi thực hiện đề án? A@ 800 người B@ 240 người C@ 80 người D@ 2400 người
0
TB
0
B
21
21
Nói về “Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai”, các câu sau đây đều sai, NGOẠI TRỪ: A@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai nói lên kết quả mong muốn trên tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu B@ Thành phần mục tiêu trong đề án triển khai có từ 3 – 5 thành tố cấu thành C@ Đề án triển khai bao gồm một loạt những hoạt động phải thực hiện căn cứ trên chương trình can thiệp D@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai có 3 cấp
0
TB
0
C
22
22
Trong quá trình chấm điểm 4 tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe của WHO, phương pháp Delphi được áp dụng ở tiêu chuẩn nào? A@ Tiêu chuẩn 1 “Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức bình thường” B@ Tiêu chuẩn 2a “Cộng đồng đã biết tên vấn đề” C@ Tiêu chuẩn 2b “Cộng đồng có phản ứng rõ ràng” D@ Tiêu chuẩn 3 “Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành”
0
TB
0
B
23
23
Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/5/2013 đến 30/5/2013. Hãy cho biết tên đề án triển khai của Trạm Y tế. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ GDSK cho ≥50% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường B@ GDSK cho ≥80% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường C@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường D@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường
0
TB
0
D
24
24
Ý nào KHÔNG ĐÚNG trong định nghĩa sau đây về lượng giá? A@ Tiến trình thu thập các ý kiến của người thực hiện chương trình B@ Nhằm mục đích để biết ta đã thực hiện đạt, vượt hay không đạt mục tiêu C@ Làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện chương trình GDSK D@ Rút kinh nghiệm cho các chương trình GDSK sau
0
TB
0
A
25
25
Trong GDSK, điều nào sau đây KHÔNG PHẢI là mục tiêu cần lượng giá? A@ Kiến thức B@ Thái độ C@ Ý chí D@ Hành vi
0
TB
0
C
26
26
Lượng giá có nhiều mức độ nhưng KHÔNG PHẢI mức độ nào sau đây? A@ Lượng giá một chương trình GDSK B@ Lượng giá một hoạt động GDSK C@ Lượng giá một nội dung GDSK D@ Lượng giá một thông tin GDSK
0
TB
0
D
27
27
Lượng giá tiến trình là hoạt động: A@ Xem tiến trình thực hiện có đúng theo kế hoạch không B@ Theo dõi để nắm được các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình C@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có thực tế không D@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có phù hợp với tiến trình thực hiện không
0
TB
0
B
28
28
Lượng giá cần thu thập các thông tin định tính nhưng KHÔNG PHẢI điều nào sau đây? A@Mức độ quan tâm của đối tượng đối với các hoạt động GDSK B@Mức độ hiểu biết của đối tượng đối với các hoạt động GDSK C@Cảm nhận của đối tượng đối với các hoạt động GDSK D@Ý kiến đóng góp cải tiến của đối tượng đối với các hoạt động GDSK
0
K
0
B
29
29
Điều nào sau đây tuy rất quan trọng nhưng KHÔNG PHẢI là nghĩa vụ Y đức? A@ Công minh B@ Bảo mật C@ Lắng nghe D@ Không kỳ thị
0
TB
0
C
30
30
Nghĩa vụ y đức nào sau đây phải được tuân thủ trước hết? A@ Làm điều có lợi cho bệnh nhân B@ Không làm điều có hại đối với bệnh nhân C@ Tôn trọng sự tự chủ D@ Nói sự thật
0
D
0
B
31
31
Nếu có sự không thống nhất về nội dung truyền thông giữa các cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan, viện khác nhau, người GDSK phải dựa trên nhiều nguyên tắc nhưng KHÔNG PHẢI là nguyên tắc nào sau đây? A@Cân nhắc tất cả các nội dung B@Ưu tiên đối với những nội dung giúp làm giảm tác hại C@Thông qua các nguyên tắc về tự quyết của đối tượng D@Thông qua các nguyên tắc về tự do lựa chọn của đối tượng
0
K
0
B
32
32
Giáo dục sức khỏe (GDSK) cần đảm bảo nhiều trách nhiệm nhưng KHÔNG PHẢI là trách nhiệm nào sau đây? A@Trách nhiệm với công chúng B@Trách nhiệm với đồng nghiệp C@Trách nhiệm với việc thực hiện GDSK D@Trách nhiệm đối với việc đào tạo nghề
0
TB
0
B
33
33
Hiệu ứng gương soi (mirror effect) được đề cập trong mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân còn được gọi là hiện tượng…về mặt cảm xúc: A@ Cộng hưởng B@ Ám thị C@ Phóng chiếu D@ Chuyển cảm
0
TB
0
A
34
34
Điều nào sau đây KHÔNG THUỘC tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc: A@ Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết B@ Thường xuyên cập nhật kiến thức C@ Tấm lòng nhân đạo và cao thượng D@ Cam kết tham gia các hoạt động chung của xã hội
0
TB
0
C
35
35
Điều nào sau đây có thể dẫn đến hậu quả sau ở người thầy thuốc: gây ra sự mệt mỏi (mệt, ủ rủ), sự tuyệt vọng (“tôi không làm gì được cả”,…); thúc đẩy người thầy thuốc làm nhiều hơn, tình trạng tăng động. A@ Thái độ có trách nhiệm B@ Thái độ, tâm trạng chán nản C@ Thái độ bất mãn D@ Thái độ, tâm trạng bất lực
0
TB
0
D
36
36
Những phản ứng qua đó phản chiếu những cách thức và tâm trạng của người thầy thuốc đối với bệnh nhân (tội nghiệp, lòng trắc ẩn, chán ngấy,…) được gọi là: A@ Hiện tượng chuyển cảm B@ Hiện tượng chống chuyến cảm C@ Thấu cảm D@ Đồng cảm
0
TB
0
A
37
37
Các kiểu phản ứng tâm lý chính của bệnh nhân trước căn bệnh: A@ Phủ định, tức giận, thương lượng, trầm cảm, hy vọng. B@ Hợp tác, phá hoại, không ý thức, ý thức. C@ Hợp tác, bình tĩnh, không ý thức, dấu vết, tiêu cực, hoảng hốt, phá hoại. D@ Xem thường, bình thường, quá mức, tiêu cực.
0
TB
0
C
38
38
Bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross đã đưa ra lý thuyết về 5 giai đoạn phản ứng của bệnh nhân trước thông báo bệnh mãn tính là: A@ Từ chối – thương lượng – chấp nhận – tức giận – u sầu B@ Từ chối – tức giận – chấp nhận – u sầu – hy vọng C@ Từ chối – tức giận – thương lượng – u sầu – chấp nhận D@ Hy vọng – Từ chối – tức giận – chấp nhận – Thương lượng
0
TB
0
C
39
39
Phản ứng của bệnh nhân phụ thuộc vào các yếu tố: A@ Bản chất căn bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh bệnh nhân lâm vào căn bệnh, chất lượng mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân. B@ Chất lượng của mối quan hệ, sự hỗ trợ với nhân viên y tế và với người thân, giai đoạn lứa tuổi, bối cảnh sống. C@ Cấu trúc nhân cách và đặc điểm lứa tuổi, thời kỳ khủng hoảng lứa tuổi, bản chất căn bệnh. D@ Nhân cách, lứa tuổi, loại bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh mắc bệnh, chất lượng của các mối quan hệ liên quan và sự hỗ trợ.
0
TB
0
D
40
40
Bệnh nhân nhận thức bệnh quá mức, bình thường, xem thường hay loạn nhận thức chủ yếu phụ thuộc vào: A@ Nhân cách từng lứa tuổi B@ Hoàn cảnh. C@ Loại bệnh. D@ Giới tính.
0
TB
0
A
41
41
Các công việc có thể gây ra bệnh phổi silic, Chọn câu Sai: A@ Nhân viên văn phòng B@ Công nhân khai thác quặng đá C@ Công nhân cơ khí làm việc trong phân xưởng khuôn đúc D@ Công nhân sản xuất đồ gốm
0
TB
0
A
42
42
Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 1 của bệnh bụi phổi silic? A@ Không có triệu chứng rõ rệt B@ Chức năng hô hấp giảm C@ Đau tức ngực là chủ yếu D@ Thỉnh thoảng ho và khó thở khi gắng sức
0
TB
0
B
43
43
Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 2 của bệnh bụi phổi silic? A@ Thể trạng chung của người bệnh suy sụp nhiều B@ Khả năng lao động bị ảnh hưởng nhiều C@ Đau ngực, ho đờm và khó thở D@ Chức năng hô hấp giảm
0
TB
0
A
44
44
Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 3 của bệnh bụi phổi silic? A@ Đau ngực và ho thường xuyên B@ Khó thở cả khi nghỉ ngơi C@ Áp xe phổi là biến chứng thường xảy ra nhất D@ X quang có thể thấy các hang rỗng giống hang lao
0
TB
0
C
45
45
Trong bệnh bụi phổi giai đoạn cuối, biến chứng nào thường xảy ra nhất? A@ Lao phổi B@ Ung thư phổi C@ Thuyên tắc phổi D@ Nhồi máu cơ tim
0
TB
0
A
46
46
Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, NGOẠI TRỪ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa
0
TB
0
B
47
47
Trong dự phòng bệnh bụi phổi silic, cần áp dụng các phương pháp hạ thấp nồng độ bụi trong không khí, Chọn câu Sai? A@ Đặt các hệ thống lọc, hút bụi B@ Thay phương pháp khoan ẩm thành phương pháp khoan khô C@ Thay nguyên liệu chứa nhiều SiO2 bằng một loại nguyên liệu khác D@ Không phương pháp nào kể trên là sai
0
TB
0
B
48
48
Các phương pháp dự phòng bệnh bụi phổi silic sau đều đúng, NGOẠI TRỪ? A@ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân như kính mắt, khẩu trang, quần áo chống bụi B@ Hít thở khí dung kiềm C@ Cung cấp nhiều Vitamin C D@ Khí công tập thở
0
TB
0
C
49
49
Tỷ lệ nước trong cơ thể người, chọn câu Sai? A@ Ở người lớn, nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể B@ Huyết tương chiếm 3/4 tổng lượng nước ngoại bào C@ Lượng nước nội bào chiếm 2/3 tổng lượng nước toàn cơ thể D@ Tỷ lệ phần trăm của nước đối với thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn
0
TB
0
B
50
50
Chọn một đáp án ĐÚNG trong các phát biểu sau đây? A@ Nước chỉ được thải ra khỏi cơ thể qua ba con đường sau: qua da, qua nước tiểu, qua phổi B@ Cân bằng âm là lượng nước hấp thu nhiều hơn lượng nước được thải trừ C@ Lượng nước được thải qua da không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường D@ Cân bằng lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng chủng tộc, giới tính
0
TB
0
D
51
51
Chọn một đáp án SAI trong các phát biều sau? A@ Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, muối khoáng và cả các chất thải từ các mô B@ Nước tham gia quá trình điều hòa nhiệt độ của cơ thể thông qua quá trình bay hơi mồ hôi cũng như thoát hơi nước qua hô hấp C@ Nước chuyển hóa là nước được thải ra khỏi cơ thể qua các cơ quan bài tiết D@ Nước đóng vai trò làm giảm ma sát tại một số cơ quan
0
TB
0
C
52
52
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang là thiết kế mà theo đó A@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người mắc bệnh và nhóm người không mắc bệnh, sau đó tìm hiểu tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của 2 nhóm này trong quá khứ. B@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và nhóm người không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, sau đó theo dõi 2 nhóm người này trong tương lai để xác định tình trạng mắc bệnh. C@ Nhà nghiên cứu xác định tình trạng mắc bệnh hoặc không mắc bệnh cùng lúc với tình trạng có tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở một dân số người. D@ Nhà nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê có sẵn về tình trạng mắc bệnh và tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của một dân số người.
0
TB
0
C
53
53
Tỉ suất hiện mắc (TSHM) bệnh mạch vành ở người có hút thuốc lá là A@ 70% B@ 10% C@ 30% D@ 60%
0
TB
1
C
54
54
Tỉ số TSHM bệnh mạch vành xét theo tình trạng hút thuốc lá là A@ 0,33 B@ 3,0 C@ 2,1 D@ 0,78
0
TB
1
B
55
55
Tỉ số chênh (Odds Ratio) ước lượng của nghiên cứu này là A@ 0,26 B@ 1,7 C@ 0,58 D@ 3,9
0
TB
1
D
56
56
Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 3: A@ 4,95% B@ 4,5% C@ 4,39% D@ 4,7%
0
TB
2
B
57
57
Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%
0
TB
2
D
58
58
Hãy tính tỷ suất hiện mắc ngày thứ 2 của học sinh trường A: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%
0
TB
2
D
59
59
Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh đột quỵ năm 2009 / Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh ung thư năm 2009 là phép tính biểu thị A@ Tỷ số B@ Tỷ lệ C@ Tỷ suất D@ Tất cả đều sai
1
TB
0
A
60
60
Tỷ suất mắc (/%) trong nhóm thường xuyên uống cà phê là: A@ 21,1 B@ 51,5 C@ 68,1 D@ 74,0
0
TB
3
D
61
61
Nguy cơ tương đối trong nghiên cứu này là: A@ 2,2 B@ 3,5 C@ 1,1 D@ 4,9
0
TB
3
B
62
62
Nguy cơ quy trách trong nhóm uống cà phê là: A@ 52,9 B@ 35,4 C@ 36,1 D@ 44,8
0
TB
3
A
63
63
Chọn câu ĐÚNG NHẤT:Tỷ suất mắc được tính trong nghiên cứu này là A@ Tỷ suất mới mắc B@ Tỷ suất hiện mắc C@ Tỷ suất mới mắc trong 5 năm D@ Tỷ suất hiện mắc trong 5 năm
0
TB
3
C
64
64
Một dân số được gọi là DS vàng hay “lợi tức DS” khi A@ Khi có dân số lao động từ 15t đến 60t hay 65t nhiều B@ Khi có ít người >15t C@ Khi có ít người già D@ Khi có ít người trong độ tuổi lao động
0
TB
0
A
65
65
Phân tích theo phái (sex), giới tính (gender) quan trọng A@ Vì giới tính liên quan đến tính chất sinh học, sinh lý B@ Vì các sự kiện, các biến số khác thay đổi theo biến số này C@ Vì giới tính liên quan đến tử vong nữ hơn phái nam D@ Vì Phái liên quan đến vị trí vai trò xã hội, chuẩn mực xã hội
0
TB
0
B
66
66
Cấu trúc tháp tuổi A@ Trục hoành được chia theo tuổi hay lớp tuổi (0 – 4, 5– 9…) B@ Trục hoành ghi số dân tương ứng với lớp tuổi C@ Trục tung ghi số dân tương ứng với lớp tuổi D@ Các câu trên đều sai
1
TB
0
B
67
67
Dân số già A@ Không liên quan đến sự giảm tình hình tử vong; B@ Không liên quan đến giảm sinh; C@ Liên quan đến sự hạ thấp tình hình sinh sản D@ Không liên quan đến tuổi trung vị
0
TB
0
C
68
68
Khi nào xảy ra hiện tượng dân số vàng A@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 70% B@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 60% C@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 50% D@ Khi có tỷ số phụ thuộc < 50%
0
TB
0
D
69
69
Tỷ số phụ thuộc theo tuổi phản ánh, NGOẠI TRỪ A@ Phản ánh số người ăn theo trên 100 người trong tuổi lao động B@ Phản ánh mức độ dân số không có khả năng làm việc mà dân số phải lo. C@ Phản ánh gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. D@ Phản ánh tác động của mức độ sinh và chết của dân số
0
TB
0
D
70
70
Để xác định tình trạng trội tử nam, nên sử dụng ba loại số liệu A@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, tỷ suất sinh nam, tuổi thọ B@ Tỷ suất tử vong nam theo tuổi, tỷ suất sinh nam cao, tuổi thọ C@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, phân bố dân số theo tuổi và giới, tuổi thọ theo giới D@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, phân bố dân số theo tuổi và giới,tuổi thọ
Xác định cộng đồng và chủ đề chẩn đoán thuộc giai đoạn nào của chẩn đoán cộng đồng: A@ Chẩn đoán B@ Thu thập thông tin và phân tích thông tin C@ Khởi xướng D@ Công bố kết quả
0
TB
0
C
2
2
Mục tiêu của Chẩn đoán cộng đồng là, (chọn câu SAI) : A@ Khám phát hiện bệnh sớm tại cộng đồng B@ Mô tả những vấn đề sức khỏe của cộng đồng C@ Xác định những nhu cầu và nguồn lực của cộng đồng D@ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng vấn đề sức khỏe của cộng đồng
0
TB
0
A
3
3
Số liệu nào sau đây là phù hợp nhất để tính tỷ lệ hiện mắc bệnh Tăng huyết áp của cộng đồng dân cư Quận X: A@ Tổng số lượt người đến khám và được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp tại các Trạm y tế phường và bệnh viện Quận X trong năm Y B@ Tổng số người được chẩn đoán bệnh Tăng huyết áp qua các đợt khám phát hiện bệnh trong địa bàn quận X trong năm Y C@ Tổng số người sống trên địa bàn quận X có triệu chứng bất thường đến khám tại bất kỳ cơ sở y tế nào và được chẩn đoán Tăng huyết áp trong năm Y D@ Tổng số người được khám xác định Tăng huyết áp qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại hộ gia đình
0
TB
0
D
4
4
Chỉ số nào sau đây biểu hiện tình trạng sức khỏe cộng đồng: A@ Tỷ lệ hút thuốc lá cao B@ Tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông C@ Tỷ lệ quản lý thai D@ Tất cả các câu trên
1
TB
0
B
5
5
Thông tin “Tỷ lệ người mắc Sốt xuất huyết Dengue trong năm 2014” thu thập qua báo cáo kết quả chương trình sức khỏe Phòng chống Sốt xuất huyết tại Quận X là thuộc loại thông tin nào: A@ Sơ cấp, Khách quan, Định tính B@ Sơ cấp, Khách quan, Định lượng C@ Thứ cấp, Chủ quan, Định tính D@ Thứ cấp, Khách quan, Định lượng
0
TB
0
D
6
6
“Chăm sóc sức khỏe ban đầu hướng về cộng đồng” là: A@ Thực hiện y tế công cộng tại cộng đồng B@ Thực hiện y học dự phòng tại cộng đồng C@ Thực hiện chăm sóc lâm sàng tại cộng đồng D@ Kết hợp giữa y tế công cộng và chăm sóc lâm sàng tại cộng đồng
0
TB
0
D
7
7
Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là: A@ Xây dựng và thực hiện các chương trình sức khỏe tại cộng đồng B@ Bao gồm khám chữa bệnh và các chương trình phòng chống bệnh tật C@ Tổ chức khám chữa bệnh toàn diện cho cộng đồng D@ Vệ sinh phòng bệnh tại cộng đồng
0
TB
0
B
8
8
Chăm sóc sức khỏe hướng về cộng đồng là (Chọn câu SAI): A@ Tiến trình phát triển của y học của các nước đang phát triển B@ Trách nhiệm của thầy thuốc đối với cộng đồng C@ Một khái niệm có cơ sở khoa học, hiệu quả, hiệu năng và công bằng hơn D@ Trách nhiệm của những nhà quản lý hệ thống y tế
0
TB
0
A
9
9
Đào tạo bác sĩ tổng quát hướng về cộng đồng nghĩa là: A@ Đào tạo các bác sĩ chuyên khoa về y học cộng đồng B@ Bác sĩ học lên cao chỉ theo chuyên khoa y học cộng đồng C@ Đào tạo theo nhu cầu của cộng đồng, phù hợp những vấn đề sức khỏe ưu tiên của 1 cộng đồng D@ Bác sĩ phải phục vụ suốt đời nghề nghiệp tại khu vực nông thôn
0
TB
0
C
10
10
Hạn chế của các phương pháp định tính trong xác định vấn đề sức khỏe: A@ Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề B@ Không phản ánh được nhu cầu của chính người dân sống trong cộng đồng C@ Mang tính chủ quan, tùy thuộc vào thành phần được hỏi D@ Không trả lời được vấn đề sức khỏe cần xác định là gì
0
TB
0
C
11
11
Phương pháp chấm điểm 4 tiêu chuẩn cho Xác định Vấn đề sức khỏe có các đặc điểm sau, NGOẠI TRỪ: A@ Sử dụng bảng điểm với 4 tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo B@ Nếu sau khi chấm điểm mà kết quả chấm điểm từ 9 – 12 điểm thì nhận định có vấn đề sức khỏe trong cộng đồng C@ Là một phương pháp định tính D@ Có áp dụng kỹ thuật Delphi trong quá trình thực hiện phương pháp này
0
TB
0
C
12
12
Phương pháp xác định Vấn đề sức khỏe bằng cách dựa trên các số liệu thống kê có các đặc điểm sau: (1) Việc xác định vấn đề sức khỏe căn cứ vào các thông tin/số liệu cụ thể, rõ ràng, (2) Không phản ánh được các khía cạnh của vấn đề, không phản ánh nhu cầu do chính người dân sống trong cộng đồng đó diễn đạt, (3) Áp dụng trong phỏng vấn sâu, (4) Lấy ý kiến của nhiều thành phần trong cộng đồng. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ (1) + (2) đúng B@ (1) + (4) đúng C@ (1) + (3) đúng D@ (2) + (4) đúng
0
TB
0
A
13
13
Chấm điểm tiêu chuẩn 1 để xác định vấn đề sức khỏe của WHO (Chọn câu SAI): A@ Xác định chỉ số biểu hiện của từng vấn đề B@ Chấm điểm dựa vào tỷ lệ vượt so với mức bình thường C@ Quy ước chấm điểm là không có thể thay đổi được D@ Nếu 1 vấn đề gợi ý không tìm thấy mức bình thường thì điểm cho vấn đề này ở tiêu chuẩn 1 là 1 điểm
0
TB
0
C
14
14
“Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2012 đến tháng 1/2013 tại cộng đồng Quận Y là 39,22%, Quận X là 20,14%, Quận Z là 24%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận Y năm 2011 là 11,33%, năm 2010 là 11,45%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Chọn chỉ số biểu hiện vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tăng huyết áp” năm 2012 của Quận Y: A@ 39,22% B@ 11,33% C@ 11,45% D@ 20,67%
0
TB
0
A
15
15
“Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” qua điều tra Hộ gia đình từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2014 tại cộng đồng Quận Y là 0,39%, năm 2012 là 0,3%, năm 2011 là 0,15%. Tỷ lệ này qua điều tra hộ gia đình tại cộng đồng Quận X năm 2013 là 0,11%, Quận Z là 0,33%. Giả định Quận X và Quận Z có những đặc điểm tương đồng với Quận Y. Vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Tay chân miệng” tại Quận Y năm 2013 có tỷ lệ vượt là: A@ 40,79% B@ 30% C@ 39,29% D@ 73,33%
0
TB
0
B
16
16
Đối với vấn đề “Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết cao tại Quận Y (TL SXHY) năm 2012” có số liệu như sau: Qua báo cáo số liệu của chương trình phòng chống SXH của Quận: TL SXHY năm 2012 là: 0,099%, năm 2011 là 0,097%. Chỉ tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015: <0,090%;Chỉ tiêu của Quận Y: giảm 15% số ca mắc so với năm trước. Tỷ lệ người mắc bệnh Sốt xuất huyết qua điều tra hộ gia đình năm 2012 tại Quận X là 0,075%, tại Quận Z là 0,085%. Chọn mức bình thường cho TL SXHY năm 2012 là: A@ 0,090% B@ 0,097% C@ 0,080% D@ 0,084%
0
TB
0
D
17
17
Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 500 phụ nữ có con <5 tuổi biết rằng số phụ nữ có con <5 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau. Trạm Y tế Phường thực hiện đề án triển khai có mục tiêu tổng quát: “GDSK cho 70% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y có kiến thức đúng về về phòng bệnh Tay chân miệng từ 30/5/2013 đến 10/7/2013”. Trong đó có 1 mục tiêu chuyên biệt: “Vãng gia GDSK vét cho 100% phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y còn thiếu so với mục tiêu tổng quát có kiến thức đúng về phòng bệnh Tay chân miệng từ 06/07/2013 đến 08/07/2013”. Nếu chỉ có 30 phụ nữ có con <5 tuổi tại khu phố 10, phường X, quận Y đến dự buổi GDSK và kết thúc buổi GDSK có 30 người đạt kiến thức đúng. Vậy để đạt được mục tiêu tổng quát, Trạm Y tế cần vãng gia ít nhất bao nhiêu người nữa? A@ 15 người B@ 320 người C@ 20 người D@ 5 người
0
TB
0
D
18
18
Tên chỉ số lượng giá của mục tiêu: “Huấn luyện 90% cộng tác viên (CTV) Phường Y có kỹ năng giáo dục sức khỏe (GDSK) về phát hiện bệnh tăng huyết áp (THA) từ 9/2013 đến 12/2013” là A@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi tại Khu phố X Phường Y đến dự GDSK có kiến thức đúng về phát hiện THA sau buổi GDSK B@ Tỉ lệ CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA sau huấn luyện C@ 90% CTV Phường Y có kỹ năng GDSK về phát hiện THA sau huấn luyện D@ Tỉ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện THA sau đề án GDSK tại Khu Phố X Phường Y
0
TB
0
B
19
19
Mục tiêu đề án triển khai là: A@ Những hoạt động cần thực hiện B@ Kết quả mà ê-kíp thực hiện muốn đạt đến C@ Kết quả mong muốn về tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu D@ Kết quả mong muốn về hành vi của dân số mục tiêu
0
TB
0
B
20
20
Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – thuộc khu phố 2 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/3/2013 đến 30/3/2013. Phường X, quận Y có 10 khu phố từ khu phố 1 đến khu phố 10, mỗi khu phố có 10 tổ dân phố, toàn phường có 8000 người ≥ 50 tuổi với người ≥ 50 tuổi tại mỗi khu phố là bằng nhau và trong mỗi tổ cũng bằng nhau. Hãy cho biết số người mà trạm Y tế sẽ can thiệp khi thực hiện đề án? A@ 800 người B@ 240 người C@ 80 người D@ 2400 người
0
TB
0
B
21
21
Nói về “Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai”, các câu sau đây đều sai, NGOẠI TRỪ: A@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai nói lên kết quả mong muốn trên tình trạng sức khỏe của dân số mục tiêu B@ Thành phần mục tiêu trong đề án triển khai có từ 3 – 5 thành tố cấu thành C@ Đề án triển khai bao gồm một loạt những hoạt động phải thực hiện căn cứ trên chương trình can thiệp D@ Hệ thống mục tiêu của đề án triển khai có 3 cấp
0
TB
0
C
22
22
Trong quá trình chấm điểm 4 tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khỏe của WHO, phương pháp Delphi được áp dụng ở tiêu chuẩn nào? A@ Tiêu chuẩn 1 “Các chỉ số biểu hiện vấn đề đã vượt quá mức bình thường” B@ Tiêu chuẩn 2a “Cộng đồng đã biết tên vấn đề” C@ Tiêu chuẩn 2b “Cộng đồng có phản ứng rõ ràng” D@ Tiêu chuẩn 3 “Đã có dự kiến hành động của nhiều ban ngành”
0
TB
0
B
23
23
Căn cứ Chương trình can thiệp tổng thể các vấn đề sức khỏe tại phường X quận Y năm 2013, Trạm Y tế phường thực hiện đề án Giáo dục sức khỏe tại tổ dân phố (TDP) 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5 của Phường nhằm giải quyết mục tiêu chuyên biệt: “Nâng cao tỷ lệ người ≥ 50 tuổi có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường từ 50% lên 80% tại phường X, quận Y từ 20/03/2013 đến 20/05/2013”. Đề án này sẽ thực hiện từ 20/5/2013 đến 30/5/2013. Hãy cho biết tên đề án triển khai của Trạm Y tế. Chọn 1 câu đúng nhất: A@ GDSK cho ≥50% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường B@ GDSK cho ≥80% người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường C@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường D@ GDSK cho người ≥ 50 tuổi tại TDP 5, TDP 7, TDP 9 – khu phố 5, phường X, quận Y có kiến thức đúng về phát hiện bệnh đái tháo đường
0
TB
0
D
24
24
Ý nào KHÔNG ĐÚNG trong định nghĩa sau đây về lượng giá? A@ Tiến trình thu thập các ý kiến của người thực hiện chương trình B@ Nhằm mục đích để biết ta đã thực hiện đạt, vượt hay không đạt mục tiêu C@ Làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện chương trình GDSK D@ Rút kinh nghiệm cho các chương trình GDSK sau
0
TB
0
A
25
25
Trong GDSK, điều nào sau đây KHÔNG PHẢI là mục tiêu cần lượng giá? A@ Kiến thức B@ Thái độ C@ Ý chí D@ Hành vi
0
TB
0
C
26
26
Lượng giá có nhiều mức độ nhưng KHÔNG PHẢI mức độ nào sau đây? A@ Lượng giá một chương trình GDSK B@ Lượng giá một hoạt động GDSK C@ Lượng giá một nội dung GDSK D@ Lượng giá một thông tin GDSK
0
TB
0
D
27
27
Lượng giá tiến trình là hoạt động: A@ Xem tiến trình thực hiện có đúng theo kế hoạch không B@ Theo dõi để nắm được các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình C@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có thực tế không D@ Đánh giá các chỉ số liên quan đến đầu ra của chương trình có phù hợp với tiến trình thực hiện không
0
TB
0
B
28
28
Lượng giá cần thu thập các thông tin định tính nhưng KHÔNG PHẢI điều nào sau đây? A@Mức độ quan tâm của đối tượng đối với các hoạt động GDSK B@Mức độ hiểu biết của đối tượng đối với các hoạt động GDSK C@Cảm nhận của đối tượng đối với các hoạt động GDSK D@Ý kiến đóng góp cải tiến của đối tượng đối với các hoạt động GDSK
0
K
0
B
29
29
Điều nào sau đây tuy rất quan trọng nhưng KHÔNG PHẢI là nghĩa vụ Y đức? A@ Công minh B@ Bảo mật C@ Lắng nghe D@ Không kỳ thị
0
TB
0
C
30
30
Nghĩa vụ y đức nào sau đây phải được tuân thủ trước hết? A@ Làm điều có lợi cho bệnh nhân B@ Không làm điều có hại đối với bệnh nhân C@ Tôn trọng sự tự chủ D@ Nói sự thật
0
D
0
B
31
31
Nếu có sự không thống nhất về nội dung truyền thông giữa các cá nhân, nhóm, tổ chức, cơ quan, viện khác nhau, người GDSK phải dựa trên nhiều nguyên tắc nhưng KHÔNG PHẢI là nguyên tắc nào sau đây? A@Cân nhắc tất cả các nội dung B@Ưu tiên đối với những nội dung giúp làm giảm tác hại C@Thông qua các nguyên tắc về tự quyết của đối tượng D@Thông qua các nguyên tắc về tự do lựa chọn của đối tượng
0
K
0
B
32
32
Giáo dục sức khỏe (GDSK) cần đảm bảo nhiều trách nhiệm nhưng KHÔNG PHẢI là trách nhiệm nào sau đây? A@Trách nhiệm với công chúng B@Trách nhiệm với đồng nghiệp C@Trách nhiệm với việc thực hiện GDSK D@Trách nhiệm đối với việc đào tạo nghề
0
TB
0
B
33
33
Hiệu ứng gương soi (mirror effect) được đề cập trong mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân còn được gọi là hiện tượng…về mặt cảm xúc: A@ Cộng hưởng B@ Ám thị C@ Phóng chiếu D@ Chuyển cảm
0
TB
0
A
34
34
Điều nào sau đây KHÔNG THUỘC tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc: A@ Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết B@ Thường xuyên cập nhật kiến thức C@ Tấm lòng nhân đạo và cao thượng D@ Cam kết tham gia các hoạt động chung của xã hội
0
TB
0
C
35
35
Điều nào sau đây có thể dẫn đến hậu quả sau ở người thầy thuốc: gây ra sự mệt mỏi (mệt, ủ rủ), sự tuyệt vọng (“tôi không làm gì được cả”,…); thúc đẩy người thầy thuốc làm nhiều hơn, tình trạng tăng động. A@ Thái độ có trách nhiệm B@ Thái độ, tâm trạng chán nản C@ Thái độ bất mãn D@ Thái độ, tâm trạng bất lực
0
TB
0
D
36
36
Những phản ứng qua đó phản chiếu những cách thức và tâm trạng của người thầy thuốc đối với bệnh nhân (tội nghiệp, lòng trắc ẩn, chán ngấy,…) được gọi là: A@ Hiện tượng chuyển cảm B@ Hiện tượng chống chuyến cảm C@ Thấu cảm D@ Đồng cảm
0
TB
0
A
37
37
Các kiểu phản ứng tâm lý chính của bệnh nhân trước căn bệnh: A@ Phủ định, tức giận, thương lượng, trầm cảm, hy vọng. B@ Hợp tác, phá hoại, không ý thức, ý thức. C@ Hợp tác, bình tĩnh, không ý thức, dấu vết, tiêu cực, hoảng hốt, phá hoại. D@ Xem thường, bình thường, quá mức, tiêu cực.
0
TB
0
C
38
38
Bác sĩ Elizabeth Kubler-Ross đã đưa ra lý thuyết về 5 giai đoạn phản ứng của bệnh nhân trước thông báo bệnh mãn tính là: A@ Từ chối – thương lượng – chấp nhận – tức giận – u sầu B@ Từ chối – tức giận – chấp nhận – u sầu – hy vọng C@ Từ chối – tức giận – thương lượng – u sầu – chấp nhận D@ Hy vọng – Từ chối – tức giận – chấp nhận – Thương lượng
0
TB
0
C
39
39
Phản ứng của bệnh nhân phụ thuộc vào các yếu tố: A@ Bản chất căn bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh bệnh nhân lâm vào căn bệnh, chất lượng mối quan hệ thầy thuốc và bệnh nhân. B@ Chất lượng của mối quan hệ, sự hỗ trợ với nhân viên y tế và với người thân, giai đoạn lứa tuổi, bối cảnh sống. C@ Cấu trúc nhân cách và đặc điểm lứa tuổi, thời kỳ khủng hoảng lứa tuổi, bản chất căn bệnh. D@ Nhân cách, lứa tuổi, loại bệnh, phương pháp điều trị, bối cảnh mắc bệnh, chất lượng của các mối quan hệ liên quan và sự hỗ trợ.
0
TB
0
D
40
40
Bệnh nhân nhận thức bệnh quá mức, bình thường, xem thường hay loạn nhận thức chủ yếu phụ thuộc vào: A@ Nhân cách từng lứa tuổi B@ Hoàn cảnh. C@ Loại bệnh. D@ Giới tính.
0
TB
0
A
41
41
Các công việc có thể gây ra bệnh phổi silic, Chọn câu Sai: A@ Nhân viên văn phòng B@ Công nhân khai thác quặng đá C@ Công nhân cơ khí làm việc trong phân xưởng khuôn đúc D@ Công nhân sản xuất đồ gốm
0
TB
0
A
42
42
Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 1 của bệnh bụi phổi silic? A@ Không có triệu chứng rõ rệt B@ Chức năng hô hấp giảm C@ Đau tức ngực là chủ yếu D@ Thỉnh thoảng ho và khó thở khi gắng sức
0
TB
0
B
43
43
Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 2 của bệnh bụi phổi silic? A@ Thể trạng chung của người bệnh suy sụp nhiều B@ Khả năng lao động bị ảnh hưởng nhiều C@ Đau ngực, ho đờm và khó thở D@ Chức năng hô hấp giảm
0
TB
0
A
44
44
Phát biểu nào SAI khi nói về hình ảnh lâm sàng giai đoạn 3 của bệnh bụi phổi silic? A@ Đau ngực và ho thường xuyên B@ Khó thở cả khi nghỉ ngơi C@ Áp xe phổi là biến chứng thường xảy ra nhất D@ X quang có thể thấy các hang rỗng giống hang lao
0
TB
0
C
45
45
Trong bệnh bụi phổi giai đoạn cuối, biến chứng nào thường xảy ra nhất? A@ Lao phổi B@ Ung thư phổi C@ Thuyên tắc phổi D@ Nhồi máu cơ tim
0
TB
0
A
46
46
Các phương pháp sau thường dùng để đánh giá chức năng hô hấp ở người bệnh bụi phổi silic, NGOẠI TRỪ? A@ Thời gian nhịn thở tối đa B@ Đếm nhịp thở C@ Dung tích sống D@ Lượng thông khí tối đa
0
TB
0
B
47
47
Trong dự phòng bệnh bụi phổi silic, cần áp dụng các phương pháp hạ thấp nồng độ bụi trong không khí, Chọn câu Sai? A@ Đặt các hệ thống lọc, hút bụi B@ Thay phương pháp khoan ẩm thành phương pháp khoan khô C@ Thay nguyên liệu chứa nhiều SiO2 bằng một loại nguyên liệu khác D@ Không phương pháp nào kể trên là sai
0
TB
0
B
48
48
Các phương pháp dự phòng bệnh bụi phổi silic sau đều đúng, NGOẠI TRỪ? A@ Trang bị các phương tiện phòng hộ cá nhân cho công nhân như kính mắt, khẩu trang, quần áo chống bụi B@ Hít thở khí dung kiềm C@ Cung cấp nhiều Vitamin C D@ Khí công tập thở
0
TB
0
C
49
49
Tỷ lệ nước trong cơ thể người, chọn câu Sai? A@ Ở người lớn, nước chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể B@ Huyết tương chiếm 3/4 tổng lượng nước ngoại bào C@ Lượng nước nội bào chiếm 2/3 tổng lượng nước toàn cơ thể D@ Tỷ lệ phần trăm của nước đối với thể trọng ở trẻ sơ sinh cao hơn ở người lớn
0
TB
0
B
50
50
Chọn một đáp án ĐÚNG trong các phát biểu sau đây? A@ Nước chỉ được thải ra khỏi cơ thể qua ba con đường sau: qua da, qua nước tiểu, qua phổi B@ Cân bằng âm là lượng nước hấp thu nhiều hơn lượng nước được thải trừ C@ Lượng nước được thải qua da không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường D@ Cân bằng lượng nước trong cơ thể phụ thuộc vào đặc điểm cơ thể của từng chủng tộc, giới tính
0
TB
0
D
51
51
Chọn một đáp án SAI trong các phát biều sau? A@ Nước là dung môi hòa tan các chất dinh dưỡng, muối khoáng và cả các chất thải từ các mô B@ Nước tham gia quá trình điều hòa nhiệt độ của cơ thể thông qua quá trình bay hơi mồ hôi cũng như thoát hơi nước qua hô hấp C@ Nước chuyển hóa là nước được thải ra khỏi cơ thể qua các cơ quan bài tiết D@ Nước đóng vai trò làm giảm ma sát tại một số cơ quan
0
TB
0
C
52
52
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang là thiết kế mà theo đó A@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người mắc bệnh và nhóm người không mắc bệnh, sau đó tìm hiểu tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của 2 nhóm này trong quá khứ. B@ Nhà nghiên cứu bắt đầu từ nhóm người có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ và nhóm người không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ, sau đó theo dõi 2 nhóm người này trong tương lai để xác định tình trạng mắc bệnh. C@ Nhà nghiên cứu xác định tình trạng mắc bệnh hoặc không mắc bệnh cùng lúc với tình trạng có tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ ở một dân số người. D@ Nhà nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê có sẵn về tình trạng mắc bệnh và tình trạng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ của một dân số người.
0
TB
0
C
53
53
Tỉ suất hiện mắc (TSHM) bệnh mạch vành ở người có hút thuốc lá là A@ 70% B@ 10% C@ 30% D@ 60%
0
TB
1
C
54
54
Tỉ số TSHM bệnh mạch vành xét theo tình trạng hút thuốc lá là A@ 0,33 B@ 3,0 C@ 2,1 D@ 0,78
0
TB
1
B
55
55
Tỉ số chênh (Odds Ratio) ước lượng của nghiên cứu này là A@ 0,26 B@ 1,7 C@ 0,58 D@ 3,9
0
TB
1
D
56
56
Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 3: A@ 4,95% B@ 4,5% C@ 4,39% D@ 4,7%
0
TB
2
B
57
57
Hãy tính tỷ suất mới mắc của học sinh trường A vào ngày thứ 2: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%
0
TB
2
D
58
58
Hãy tính tỷ suất hiện mắc ngày thứ 2 của học sinh trường A: A@ 2,56% B@ 0,0% C@ 2,5% D@ 2,44%
0
TB
2
D
59
59
Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh đột quỵ năm 2009 / Số phụ nữ quận X tử vong do bệnh ung thư năm 2009 là phép tính biểu thị A@ Tỷ số B@ Tỷ lệ C@ Tỷ suất D@ Tất cả đều sai
1
TB
0
A
60
60
Tỷ suất mắc (/%) trong nhóm thường xuyên uống cà phê là: A@ 21,1 B@ 51,5 C@ 68,1 D@ 74,0
0
TB
3
D
61
61
Nguy cơ tương đối trong nghiên cứu này là: A@ 2,2 B@ 3,5 C@ 1,1 D@ 4,9
0
TB
3
B
62
62
Nguy cơ quy trách trong nhóm uống cà phê là: A@ 52,9 B@ 35,4 C@ 36,1 D@ 44,8
0
TB
3
A
63
63
Chọn câu ĐÚNG NHẤT:Tỷ suất mắc được tính trong nghiên cứu này là A@ Tỷ suất mới mắc B@ Tỷ suất hiện mắc C@ Tỷ suất mới mắc trong 5 năm D@ Tỷ suất hiện mắc trong 5 năm
0
TB
3
C
64
64
Một dân số được gọi là DS vàng hay “lợi tức DS” khi A@ Khi có dân số lao động từ 15t đến 60t hay 65t nhiều B@ Khi có ít người >15t C@ Khi có ít người già D@ Khi có ít người trong độ tuổi lao động
0
TB
0
A
65
65
Phân tích theo phái (sex), giới tính (gender) quan trọng A@ Vì giới tính liên quan đến tính chất sinh học, sinh lý B@ Vì các sự kiện, các biến số khác thay đổi theo biến số này C@ Vì giới tính liên quan đến tử vong nữ hơn phái nam D@ Vì Phái liên quan đến vị trí vai trò xã hội, chuẩn mực xã hội
0
TB
0
B
66
66
Cấu trúc tháp tuổi A@ Trục hoành được chia theo tuổi hay lớp tuổi (0 – 4, 5– 9…) B@ Trục hoành ghi số dân tương ứng với lớp tuổi C@ Trục tung ghi số dân tương ứng với lớp tuổi D@ Các câu trên đều sai
1
TB
0
B
67
67
Dân số già A@ Không liên quan đến sự giảm tình hình tử vong; B@ Không liên quan đến giảm sinh; C@ Liên quan đến sự hạ thấp tình hình sinh sản D@ Không liên quan đến tuổi trung vị
0
TB
0
C
68
68
Khi nào xảy ra hiện tượng dân số vàng A@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 70% B@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 60% C@ Khi có tỷ số phụ thuộc = 50% D@ Khi có tỷ số phụ thuộc < 50%
0
TB
0
D
69
69
Tỷ số phụ thuộc theo tuổi phản ánh, NGOẠI TRỪ A@ Phản ánh số người ăn theo trên 100 người trong tuổi lao động B@ Phản ánh mức độ dân số không có khả năng làm việc mà dân số phải lo. C@ Phản ánh gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. D@ Phản ánh tác động của mức độ sinh và chết của dân số
0
TB
0
D
70
70
Để xác định tình trạng trội tử nam, nên sử dụng ba loại số liệu A@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, tỷ suất sinh nam, tuổi thọ B@ Tỷ suất tử vong nam theo tuổi, tỷ suất sinh nam cao, tuổi thọ C@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, phân bố dân số theo tuổi và giới, tuổi thọ theo giới D@ Tỷ suất tử vong theo tuổi và giới, phân bố dân số theo tuổi và giới,tuổi thọ
Cho 1 case gộp gồm: (lúc đánh trắc nghiệm thấy mỗi cái bảng, sau 3-4 câu kéo lên mới thấy cái tổng dân số này nọ nên nhớ kéo coi kĩ đề)
Tổng số dân (300.000), số người tử vong trong năm (325), số em bé tử vong trong năm (25) trong năm 2017
1 bảng gồm:
Tuổi mẹ
Số phụ nữ
Số em bé
15-19
20-24
25-30
….
=> Hỏi tính được bao nhiêu chỉ số dân số
=> Hỏi tính được bao nhiêu chỉ số sinh sản: 5 chỉ số ( trừ tỉ số trẻ em/phụ nữ)
=> Hỏi tính tỷ suất tăng dân số
3. Trường hợp nào là tử sản:
Mang thai bị tai nạn
Mang thai bị gì đó chắc chắn đúng mà quên rồi :))
Tự tử vì trầm cảm trong vòng 6 tháng sau sinh (6 tuần mới đúng)
4. Cho 3 dạng tháp tuổi, hỏi dạng nào thì tương lai tăng dân số nhiều nhất (tháp tam giác nhọn)
5. Hỏi về Thomas MalThus: phát biểu nào đúng
6. Hỏi về Warren Thompson
Phát triển thuyết chuyển tiếp ds
tìm ra từ DSH
A B đúng
A B sai (chắc câu này hoặc câu A)
Dịch tễ
1. Cho độ nhạy = 87%, độ đặc hiệu = 76% bệnh abc gì đó
=> 2 câu cho mô tả kiểu: Xét nghiệm trên 100 người bị bệnh, test (+) 87 người,…. (đọc kĩ, dễ, chỉ là dễ bị liệu thôi chứ ko khó)
Đáp án: Xét nghiệm trên 100 người bị bệnh, test (+) 87 người
Xét nghiệm trên 100 người không bệnh, test (-) 76 người
2. Cho 1 case dài dài, hỏi muốn xác định tương quan YTNC – bệnh
=> chọn thiết kế nào: (này thì coi góc nhìn là YTNC hay bệnh, góc nhìn là bệnh thì thiết kế Bệnh chứng, còn góc nhìn là YTNC thì thiết kế là Đoàn hệ): Bệnh chứng
=> Tỉ số nào thể hiện đặc trưng: OR
3. Cho 1 case dài (không khó), chủ yếu hiểu đề cộng trừ ra được cái bảng:
Bệnh
Không bệnh
Tiếp xúc
a
b
Không tiếp xúc
c
d
(cái “bệnh” với cái “tiếp xúc” sẽ là từ khác mà quên mất tiêu rồi :)) coi chừng xác định ngược thì bấm máy không ra đâu, được cái không có đáp án nhiễu :)) ko ra thì làm ngược lại sẽ ra)
=> Tính tỉ lệ bệnh/ tiếp xúc
=> Tính nguy cơ tương đối
4. 2 câu chuẩn hóa trực tiếp
5. (số giả dụ thôi chứ không nhớ nổi đâu :))
Thói quen
Bệnh tim
Tổng người
Hút thuốc
81
800
RL mỡ máu
51
600
Hút thuốc + RL mỡ máu
42
200
Không
100
400
=> Tính tỉ lệ bệnh tim ở những người hút thuốc: (81+42)/(800+200)
=> Tính tỉ lệ bệnh tim ở những người RL mỡ máu: (51+42)/(600+200)
=> Cho các phát biểu liên quan đến thuốc lá với RL mỡ máu thằng nào ảnh hưởng tim nhiều hơn
6. Cho cây quyết định các tình huống lâm sàng (bài Quyết định điều trị) của thuốc A, B
Đại khái: Thuốc A ____80% cure (20% no cure) (lại chế số tiếp :)))
Thuốc B ____60% cure (40% no cure)
Tác dụng phụ thuốc A 10%, thuốc B 20%
=> Cho 4-5 câu cùng 1 dạng:
Hỏi tỉ lệ chữa trị thất bại của thuốc A (phải tính no cure + cure có tdp thuốc A luôn) = 0.2 + 0.8 x 0.1
Hỏi tỉ lệ chữa trị thành công của thuốc B (phải tính cure + không tdp thuốc B)= 0.6 x (1-0.2)
7. Phát hiện sớm điều trị ngay là dự phòng cấp: 2 gđ tiền LS
8. Chích vaccine: Gđ cảm nhiễm
9. Định nghĩa Dịch tễ học John Last cụm từ “dân số xác định” nói về: phân bố lứa tuổi
10. Cho 1 case Viêm kết mạc mắt: đại khái là tuần 1: 106 bệnh, tuần 2: thêm 120 bệnh, 72 khỏe, tổng 3000 (số chế nữa nè :))
=> Tính tỉ suất mới mắc tuần 2
=> Tính tỉ lệ hiện mắc của tuần 1 và 2
11. RR<1 có ý nghĩa gì: yếu tố bảo vệ
12. Hỏi tam giác dịch tễ ý nghĩa gì: (có trong trắc nghiệm cuối sách): các tác nhân…
13. Cho LR+=4: nêu ý nghĩa
Tips: đề dài lắm, ho 1 cái là hết giờ :)) với đề cỡ 70% toán trước, 30% lí thuyết sau (cả 2 môn luôn), lí thuyết đợt này khá dễ (nhưng ko kịp mở sách đâu) nên làm trươc. Nên ghi tóm tắt công thức ở cuối sách vì cơ bản là lật không kịp.
Thích cho tình huống liên hoàn nên đừng bỏ qua bài nào hết, không là đi toi 4-5 câu liền nhau.