Thẻ: Kháng sinh

  • Coly – Mycin

    Hãng sản xuất

    Pfizer

    Thành phần

    Colistin

    Loại thuốc

    Kháng sinh đa peptid
    Dạng bào chế
    Lọ bột pha tiêm 150mg (tương ứng 4,500,000 UI) x hộp 12 lọ

    Ống dung môi pha tiêm 2ml

    Dược lý và cơ chế tác dụng
    Colistin là thuốc kháng sinh nhóm polymyxin, thường dùng để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm, đặc biệt là các trường hợp nhiễm Pseudomonas aeruginosa (mặc dù hiện nay người ta thường dùng các kháng sinh khác ít độc hơn để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân như các aminoglycosid, carboxypenicilin, ureidopenicilin, và cephalosporin). Phổ kháng khuẩn và cơ chế tác dụng của colistin cũng tương tự như của polymyxin B, nhưng dạng colistin sulfat thì có tác dụng hơi kém hơn, còn dạng colistin sulfomethat (colistin natri methan sulfonat) thì có tác dụng kém hơn polymyxin B nhiều. Các polymyxin có tác dụng diệt khuẩn ngay cả với tế bào ở trạng thái nghỉ, vì thuốc làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng tế bào. Nồng độ thuốc tối thiểu ức chế (MIC) phần lớn các loại vi khuẩn nhạy cảm là từ 0,01 đến 4 microgam/ml. Nồng độ có tác dụng đối với các chủng Pseudomonas aeruginosa nhạy cảm với thuốc thường thấp hơn 8 microgam/ml.
    Colistin tác dụng tại phổi chỉ giới hạn ở các vi khuẩn Gram âm: Pseudomonas aeruginosa, E. Coli, Klebsiella, Enterobacter, Salmonella, Shigella, Haemophillus, Bordetella pertussis, Pasteurella, Citrobacter, Acinetobacter (MIC = 0,25 – 1 microgam/ml). Chưa thấy nói đến vi khuẩn trở nên kháng thuốc theo cơ chế di truyền hay qua trung gian plasmid.
    Vi khuẩn kháng tự nhiên với colistin: Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn Gram âm, Proteus, Providencia, Mycobacteria và vi khuẩn kỵ khí.
    Có kháng chéo với polymyxin B.
    Chú ý: Kháng thuốc ở Việt Nam: không có dữ liệu về kháng colistin ở Việt Nam. Nhưng theo Chương trình Giám sát Quốc gia về tình trạng kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp thì P. aeruginosa – một trong những loại hay gặp nhất ở Việt Nam – đã kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng, trừ amikacin là còn có tỷ lệ nhạy cảm cao (tỷ lệ kháng thuốc: 10 – 53%). Việc chỉ định dùng kháng sinh trong các trường hợp nhiễm khuẩn da cần phải dựa vào kháng sinh đồ để tránh làm tăng tỷ lệ kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa đối với amikacin và các kháng sinh khác có thể còn có tác dụng.
    Dùng colistin sulfat uống để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và dùng kết hợp với các thuốc khác để chống nhiễm khuẩn có chọn lọc đường tiêu hóa cho người bệnh được hồi sức cấp cứu. Sau khi uống, colistin phát huy tác dụng kháng sinh tại chỗ ở ruột; thuốc không ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn ruột ở trẻ em được nuôi dưỡng bình thường nhưng lại gây rối loạn nặng hệ vi khuẩn ruột ở trẻ được nuôi bằng đường tiêm truyền.
    Dùng colistin natri mesilat (methan sulfonat) tiêm để điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn đường niệu – dục do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.
    Trong một số trường hợp cá biệt, dùng colistin tại chỗ để chữa viêm tai ngoài, bội nhiễm vết bỏng nông, vết loét ở chi dưới; đôi khi còn dùng colistin natri sulfomethat theo cách hít để điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, đặc biệt ở người bệnh bị xơ nang.
    Cũng giống như đối với bất kỳ kháng sinh nào khác, chỉ định dùng colistin phải dựa trên kháng sinh đồ.
    Dược động học
    Colistin sulfat và colistin natri sulfomethat được hấp thu rất kém ở đường tiêu hóa (chỉ khoảng 0,5%) và không được hấp thu qua da lành. Sau khi uống, thuốc đào thải qua phân dưới dạng không đổi. Sau khi tiêm bắp colistin natri sulfomethat từ 2 đến 3 giờ, thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương. In vivo, một tỷ lệ nhỏ colistin natri sulfomethat có thể bị thủy phân thành colistin. Colistin gắn lỏng lẻo vào các mô, song dạng sulfomethat thì không kết gắn. Colistin không qua hàng rào máu – não, và xuất hiện rất ít trong dịch nhãn cầu, dịch ổ khớp, dịch màng phổi.
    Nửa đời huyết tương là từ 2 – 3 giờ. Colistin sulfomethat đào thải chủ yếu nhờ quá trình lọc ở cầu thận dưới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hóa. Trong vòng 24 giờ, có thể tới 80% liều thuốc đã tiêm xuất hiện trong nước tiểu. ở trẻ em thuốc đào thải nhanh hơn so với người lớn và thuốc đào thải chậm ở người bị suy giảm chức năng thận.
    Chỉ định
    Điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính do các chủng nhạy cảm của trực khuẩn gram âm nhất định. Nó đặc biệt khi nhiễm trùng được gây ra bởi các chủng nhạy cảm của Pseudomonas aeruginosa. Thuốc đã được chứng minh lâm sàng có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do khuẩn gram âm: Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter.

    Kháng sinh này không được chỉ định cho các nhiễm trùng do để Proteus hoặc Neisseria.
    Coly Mycin M Parenteral có thể được sử dụng để bắt đầu điều trị trong các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng mà bị nghi ngờ là do khuẩn gram âm và trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn gram âm gây bệnh nhạy cảm.
    Dùng điều trị phối hợp với thuốc kháng sinh để điều trị các nhiễm khuẩn bệnh viện với các chủng vi khuẩn đa kháng và toàn kháng.

    Chỉ sử dụng khi không dùng được những thuốc khác trong các điều trị sau:

    + Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn đường niệu – sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm (dùng theo đường tiêm).

    + Ðiều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (hít colistin natri sulfomethat), đặc biệt ở người bệnh bị xơ nang.

    Chống chỉ định
    Người bệnh dị ứng với polymyxin.
    Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
    Người bị bệnh nhược cơ.
    Người bệnh bị suy thận nặng, người bệnh đang dùng thuốc khác độc đối với thận.
    Người bệnh gây mê có dùng hydroxydion (Viadril).
    Thận trọng
    Thuốc có thể gây ức chế thần kinh – cơ (liệt) ở người bệnh mắc bệnh phổi mạn tính, có thể dẫn đến tử vong do ngừng thở.
    Dùng thuốc dài ngày có thể dẫn đến phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, đặc biệt Proteus.
    Phải giảm liều ở người bệnh suy chức năng thận.
    Nếu bôi thuốc trên một vùng da rộng bị tổn thương, thuốc có thể được hấp thu vào máu.
    Tuyệt đối không mang kính áp tròng trong suốt thời gian điều trị bằng colistin ở mắt.
    Thời kỳ mang thai
    Colistin có thể đi qua nhau thai, thuốc chỉ sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích, tiềm năng vượt trội so với nguy hại có thể có đối với thai nhi.
    Thời kỳ cho con bú
    Colistin được bài tiết trong sữa. Mặc dù nồng độ thấp, nhưng có thể có ba vấn đề đối với trẻ bú mẹ: Biến đổi hệ vi khuẩn ở ruột, tác dụng trực tiếp trên trẻ và ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy nếu cần thiết phải làm khi có sốt phải khám toàn bộ. Không nên dùng trong thời kỳ cho con bú.
    Tác dụng không mong muốn (ADR)
    Khoảng 20% người bệnh dùng polymyxin bị các tác dụng có hại cho thận. Ngoài tác dụng phụ hay gặp nhất là hoại tử ống thận còn gặp cả viêm thận kẽ. Dùng thuốc liều cao, kéo dài, suy thận là các yếu tố dễ gây nguy cơ có hại cho thận. Các tổn thương thận do polymyxin gây ra thường hồi phục được nhưng cũng có trường hợp vẫn nặng lên sau khi đã ngừng dùng thuốc.
    Thường gặp, ADR > 1/100
    Phản ứng dị ứng: Sốt do thuốc. Cũng như các polymyxin khác, colistin kích ứng phế quản do có tác dụng gây giải phóng histamin. Phản ứng này có thể xảy ra rất nhanh và điều trị bằng thuốc gây giãn phế quản thì không có tác dụng.
    Hệ thần kinh (có tới 7% người bệnh có chức năng thận bình thường bị ảnh hưởng): Tê quanh môi, rối loạn vận mạch, hoa mắt.
    Tiết niệu: Suy thận hồi phục được.
    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    Phản ứng dị ứng: Phát ban sần, tổn thương da.
    Hệ thần kinh: Mất điều hòa vận động, co giật, mất phương hướng, ngừng thở.
    Tại chỗ: Ðau tại chỗ tiêm.
    Hiếm gặp, ADR <1/1000
    Suy thận ( khi dùng liều > 10.000.000 đvqt/ngày) có thể phục hồi sau khi ngừng colistin.
    Kích ứng màng não (tiêm thuốc vào ống tủy).
    Ðiếc, tổn thương ốc tai (khi nhỏ thuốc qua màng nhĩ bị thủng).
    Gây ức chế thần kinh – cơ.
    Hướng dẫn cách xử trí ADR
    Cần theo dõi người bệnh để phát hiện sớm các triệu chứng ngộ độc thuốc. Khi đó, cần ngừng ngay thuốc.
    Ðiều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
    Hỗ trợ hô hấp, điều chỉnh cân bằng điện giải nếu cần thiết …
    Liều lượng và cách dùng
    Liều thường dùng

    Người lớn và trẻ em (tiêm IV, IM): 2.5 – 5mg/kg/ngày, chia thành 2 – 4 liều nhỏ. Tiêm TM chậm từ 3 – 5 phút
    Ðiều chỉnh liều ở người bệnh suy thận cần căn cứ vào creatinin huyết hoặc hệ số thanh thải creatinin của người bệnh.

    Gợi ý sử dụng:
    Viêm màng não: Có thể tiêm colistin vào ống tủy.

    Trẻ em: 10.000 – 20.000 đơn vị quốc tế/ngày.

    Người lớn: 60.000 đvqt/ngày (bắt đầu bằng 20.000 đvqt, ngày thứ nhất và 40.000 đvqt ngày thứ hai).
    Colistin natri sulfomethat còn dùng tiêm dưới kết mạc và dùng để rửa bàng quang.
    Colistin natri sulfomethat và colistin sulfat cũng được dùng tại chỗ, thường là phối hợp với các kháng sinh khác để điều trị nhiễm khuẩn tai ngoài. Cần kiểm tra kỹ màng nhĩ trước khi cho nhỏ tai vì nếu màng nhĩ bị thủng thì colistin có thể gây ra tổn thương không phục hồi (điếc, rối loạn thăng bằng do tổn thương ốc tai…). Không được sử dụng tại chỗ quá 8 – 10 ngày để tránh bội nhiễm do các chủng kháng colistin.
    Tương tác thuốc
    Không dùng phối hợp colistin với cephalosporin hoặc kháng sinh aminoglycosid vì làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận.
    Colistin tăng cường tác dụng ức chế thần kinh – cơ của các thuốc gây giãn cơ không khử cực (tubocurarin, fazidinium bromid…). Tác dụng này tăng khi kali huyết giảm hoặc nồng độ ion calci huyết thanh thấp. Các thuốc cholinergic (kích thích đối giao cảm) ít có tác dụng trong trường hợp này.
    Dùng đồng thời thuốc làm giảm nhu động ruột sẽ làm tăng hấp thu colistin.
    Ðộ ổn định và bảo quản
    Bảo quản thuốc trong lọ kín và tránh ánh sáng.
    Có thể sử dụng dạng sirô trong 8 ngày sau khi pha, nếu để ở nơi mát.
    Quá liều và xử trí
    Trường hợp uống quá liều: Gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt.
    Ðiều trị triệu chứng và hỗ trợ tùy theo triệu chứng và mức độ nặng nhẹ.
    Nên thay máu nếu có điều kiện vì lọc máu và thẩm tách màng bụng không có tác dụng đào thải colistin.

  • NHÓM QUINOLON

    Thuốc kháng sinh nhóm Quinolones
    Nhóm thuốcDược chấtBiệt dượcHãng sản xuất
    Thế hệ 1NalidixicNegramHiện nay không còn được sử dụng
    CinoxacinCinobac
    Acid PipemidicDolcol
    Thế hệ 2CiprofloxacinCiprobayBayer Healthcare
    PefloxacinPeflacinSanofi Aventis
    NorfloxacinNoroxinMerck Sharp & Dohme
    OfloxacinOflocetRoussel VN
    LomefloxacinMaxaquinPfizer
    Thế hệ 3LevofloxacinTavanicSanofi Aventis
    GatifloxacinTequinBristol-Myers Squibb
    SparfloxacinZagamSanofi Aventis
    Thế hệ 4TrovafloxacinTrovanPfizer
    MoxifloxacinAveloxBayer Healthcare

    1. Đại cương

    Cơ chế tác dụng

    ADN có hai sợi. Hai sợi này phải tách ra trước khi sao chép hay phiên mã. Trong quá trình chia tách, ADN có thể bị xoắn cuộn quá mức. ADN gyrase chống lại hiện tượng này. Các tế bào có nhân điển hình không chứa ADN gyrase, nhưng chúng có enzym topoisomerase có chức nǎng này. Fluoroquinolon là những thuốc diệt khuẩn thông qua ức chế ADN gyrase của vi khuẩn; để ức chế topoisomerase ở động vật có vú, nồng độ quinolon trong huyết thanh phải cao gấp 100 – 1000 lần. Chưa rõ việc ức chế ADN gyrase làm tế bào vi khuẩn chết như thế nào. Fluoroquinolon ức chế sự tǎng sinh của những vi khuẩn mọc nhanh cũng như những vi khuẩn mọc chậm hơn.

    Fluoroquinolon biểu hiện tác dụng sau kháng sinh (PAE) kéo dài. Vi khuẩn không thể phát triển trở lại trong 2-6 giờ sau khi tiếp xúc với fluoroquinolon, mặc dù không còn phát hiện được nồng độ thuốc. Ngoài ra, fluoroquinolon tập trung trong bạch cầu trung tính của người. Điều này có thể giải thích cho hiệu quả của ciprofloxacin trong điều trị nhiễm mycobacteria. Hiện nay ciprofloxacin thường được dùng trong điều trị nhiễm Mycobacterium avium phức tạp ở bệnh nhân AIDS và phối hợp với các thuốc khác trong điều trị lao đa kháng.

    Tương tác thuốc

    Các quinolon thế hệ 3, trừ levofloxacin, có thể làm khoảng QT kéo dài. Gatifloxacin, moxifloxacin và sparfloxacin bị chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng những thuốc kéo dài khoảng QT.

    Những phản ứng có hại

    Các fluoroquinolon có khá ít tác dụng phụ và độc tính. Có hai điều cần chú ý khi dùng các kháng sinh này. Do đã thấy những dị dạng sụn ở động vật non dùng quinolon ở liều lớn gấp nhiều lần liều dùng cho người, nên người ta khuyên không dùng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nói chung, không nên dùng thuốc cho trẻ em, mặc dù nhiều trẻ dùng fluoroquinolon không bị tổn thương sụn

    2. Phân loại và những đặc điểm phân biệt

    Nhóm kháng sinh quinolon đã có những cải thiện đáng kể trong hoạt tính kháng sinh. Nói chung, các fluoroquinolon có hiệu quả cao chống vi khuẩn gram âm hiếu khí. Các quinolon mới hơn (như levofloxacin và sparfloxacin) cũng có hoạt tính đáng kể chống vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kị khí. Các fluoroquinolon cũng có tác dụng chống Staphylococcus aureus, mặc dù đã có báo cáo về S. aureus kháng quinolon.

    Sử dụng hệ thống phân loại như cephalossporin, có thể chia các fluoroquinolon thành 4 nhóm.

    Các quinolon thế hệ 1

    Chỉ được dùng trong diều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) không biến chứng. Hiện nay việc sử dụng những thuốc này bị hạn chế do vi khuẩn kháng thuốc.

    Các dược chất và biệt dược:

    É    Acid nalidixic (Negram)

    É    Acid Pipemidic (Dolcol)

    É    Cinoxacin (Cinobac)

    É    Rosoxacin (Eradacil)

    Các quinolon thế hệ 2

    Fluoroquinolon, đặc trưng bởi việc thêm nguyên tử fluorin vào cấu trúc quinolon, được đưa ra thị trường vào giữa những nǎm 1980.

    Các dược chất và biệt dược:

    É    Ciprofloxacin (Ciprobay)

    É    Pefloxacin (Peflacin)

    É    Enoxacin (Enroxil, Penetrex)

    É    Grepafloxacin (Raxar)

    É    Lomefloxacin (Maxaquin)

    É    Norfloxacin (Noroxin)

    É    Ofloxacin (Oflocet).

    Các thuốc này có dược lực học tiến bộ hơn thuốc thế hệ đầu và có tác dụng chống nhiều loại vi sinh vật gây nhiễm trùng. Các thuốc thế hệ 2 biểu hiện tǎng hoạt tính chống gram âm và tác dụng toàn thân. So với các quinolon thế hệ 1, các fluoroquinolon có khá ít tác dụng phụ, và vi khuẩn không nhanh chóng kháng thuốc. Việc sử dụng trên lâm sàng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu và viêm đài bể thận không biến chứng và có biến chứng, bệnh lây qua đường tình dục (STD), viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng da và mô mềm. Norfloxacin là thuốc đầu tiên thuộc nhóm này được đưa ra thị trường nǎm 1986 và có thời gian bán thải ngắn nhất trong số các fluoroquinolon hiện có. Nói chung thuốc được dành để điều trị nhiễm trùng tiết niệu vì thuốc có sinh khả dụng đường uống kém. Norfloxacin có ở dạng uống và dạng tra mắt. Ciprofloxacin là fluoroquinolon có hiệu lực chống Pseudomonas aeruginosa mạnh nhất. Tuy nhiên, nhiều chủng Ps. aeruginsa và Serratia marcescens đã kháng ciprofloxacin. Ciprofloxacin cũng xâm nhập tốt vào xương, do đó thuốc có thể thay thế cho các kháng sinh không dùng đường uống để điều trị viêm xương tủy do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Enoxacin tác động mạnh nhất đến chuyển hóa gan của các thuốc khác. Ofloxacin là thuốc được bài xuất nguyên vẹn qua thận nhiều nhất. Ofloxacin cũng là fluoroquinolon thế hệ 2 có tác dụng nhất chống Chlamydia trachomatis. Ofloxacin cũng có tác dụng chống Staphylococcus aureus mạnh nhất nhóm, mặc dù nên thận trọng khi dùng các fluoroquinolon thế hệ 2 trong điều trị vi khuẩn này. Ciprofloxacin và ofloxacin lần lượt được cấp phép sử dụng vào tháng 10/1987 và tháng 12/1990. Chúng là những fluoroquinolon được sử dụng rộng rãi nhất vì có chỉ định rộng và có ở cả dạng uống, tiêm tĩnh mạch và tra mắt. Ofloxacin còn có ở dạng thuốc nhỏ tai (được cấp phép tháng 12/1997) để điều trị viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Grepafloxacin (Raxar(tm)) đã bị tự nguyện thu hồi từ 27/10/1999 do khả nǎng gây tác dụng phụ tim mạch nặng.

    Các fluoroquinolon thế hệ 3

    Các dược chất và biệt dược

    É    Gatifloxacin (Tequin, Zigat)

    É    Levofloxacin (Tavanic, Levaquin)

    É    Sparfloxacin (Zagam)

    É    Tosufloxacin (Ozex, Tosacin)

    É    Balofloxacin (Baloxin)

    É    Temafloxacin (Omniflox)

    Levofloxacin là đồng phân levo và là thành phần hoạt động hơn của hỗn dược ofloxacin triệt quang (raxem). Các fluoroquinolon thế hệ 3 có hoạt phổ rộng chống vi khuẩn gram dương, đặc biệt là chống Streptococcus pneumoniae nhạy cảm và kháng penicillin, và một số tác nhân gây bệnh không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Các thuốc thế hệ 3 cũng có phổ gram âm rộng nhưng tác dụng chống Pseudomonas kém ciprofloxacin. Chỉ định lâm sàng bao gồm viêm phổi cộng đồng, viêm xoang cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. Gatifloxacin cũng được cấp phép dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu và lậu. Cả gatifloxacin và levofloxacin đều có ở dạng uống và tiêm tĩnh mạch. Levofloxacin còn có ở dạng nhỏ mắt để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Levofloxacin và sparfloxacin được cấp phép tháng 12/1996, còn gatifloxacin được cấp phép tháng 12/1999.

    Các fluoroquinolon thế hệ 4

    Các dược chất và biệt dược

    É    Trovafloxacin (Trovan)

    É    Moxifloxacin (Avelox)

    É    Gemifloxacin (Factive)

    É    Prulifloxacin (Quisnon)

    É    Sitafloxacin (Gracevit)

    Trovafloxacin là hoạt chất dùng đường uống, còn alatrofloxacin là tiền chất của trovafloxacin được dùng đường tĩnh mạch. Trovafloxacin có tác dụng rõ rệt chống vi khuẩn kị khí trong khi vẫn giữ được hoạt tính chống gram âm và gram dương của các fluoroquinolon thế hệ 3. Thuốc cũng có tác dụng chống Pseudomonas tương đương ciprofloxacin. Mặc dù chưa được FDA phê chuẩn, song trovafloxacin cũng có tác dụng chống những vi khuẩn kháng thuốc như Streptococcus pneumoniae kháng penicillin. Nồng độ trovafloxacin trong huyết thanh tương đương với nồng độ sau khi sau khi tiêm tĩnh mạch alatrofloxacin hoặc uống trovafloxacin. Trovafloxacin được cấp phép tháng 12/1997 và là kháng sinh uống đầu tiên dùng điều trị dự phòng cho bệnh nhân mổ. Tháng 6/1999, trovafloxacin được giới hạn sử dụng trong những nhiễm trùng nặng nguy hiểm tính mạng hoặc đe dọa phải cắt chi, do thuốc có thể gây những tác dụng phụ nặng trên gan.

    Moxifloxacin có thời gian bán thải dài có thể uống 1 lần/ngày. Thuốc được cấp phép tháng 12/1999