Thẻ: UMP

  • CÂU HỎI TÌNH HUỐNG MÔN Y ĐỨC – UMP

    CÂU HỎI 1:

    Một bệnh nhi mắc bệnh sốt do siêu vi, nhưng người mẹ nghĩ rằng con mình cần phải dùng thuốc kháng sinh mới có thể chữa được bệnh sốt. Anh (chị) hãy trình bày cách nói sự thật với thân nhân bệnh nhân trong tình huống này như thế nào với 3 – 5 dòng theo các ý sau:

    1. Nội dung sự thật cần nói cho bệnh nhân là gì?
      • Bé bị nhiễm siêu vi, thường sẽ tự khỏi sau vài ngày, hoặc có thể sử dụng thêm thuốc hỗ trợ giảm triệu chứng khi cần thiết.
      • Kháng sinh không có vai trò trong điều trị bệnh của bé, sử dụng bừa bãi gây kháng (lờn) thuốc rất nguy hiểm cho bé sau này.
    2. Cách nói như thế nào để bệnh nhân hiểu được bệnh của con mình?
      • Chọn thời điểm để nói sự thật cho người mẹ thích hợp, khi tình trạng bé ổn định
      • Cung cấp thông tin bệnh tình của bé trung thực, đầy đủ, đơn giản, dễ hiểu cho người mẹ
      • Đặt những câu hỏi mở, lắng nghe và xác định người mẹ hiểu đúng điều vừa cung cấp, để có thể tư vấn cho người mẹ điều còn vướng mắc hoặc điểm cần lưu ý
    3. Sẽ làm gì sau khi nói sự thật với bệnh nhân?
      • Đề xuất các giải pháp giúp cho BN, tôn trọng quyền tự chủ, không can thiệp quá sâu vào lựa chọn của BN

    CÂU HỎI 2:

    Một bà mẹ có 2 con (5 tuổi và 3 tuổi) được báo tin xấu là bị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm. Bệnh nhân khóc lóc vật vã muốn biết mình có chết hay không và không biết khi chết thì ai sẽ nuôi con mình

    Bạn sẽ tư vấn những gì cho bệnh nhân này?

    • Cung cấp thông tin trung thực, đầy đủ, rõ ràng, dần dần về bệnh, giai đoạn bệnh cũng như tiên lượng cho bệnh nhân
    • Đề xuất các phương pháp điều trị, các ưu điểm và khuyết điểm từng phương pháp
    • Đặt câu hỏi mở để biết được những vướng mắc, mong muốn (VD: Mong muốn sinh thêm con) để đưa ra các giải pháp giúp cho bệnh nhân
    • Cung cấp về thông tin về sự nguy hiểm của bệnh nếu BN không điều trị

    CÂU HỎI 3:

    Hãy liệt kê 4 tình huống báo động ranh giới nghề nghiệp (ranh giới giữa thầy thuốc – bệnh nhân) có thể bị phá vỡ

    • Nhận tiền sau khi điều trị cho bệnh nhân
    • Hẹn hò hay quan hệ tình cảm với bệnh nhân đang điều trị
    • Bác sĩ đăng bài nói về bệnh nhân trên mạng xã hội
    • Gợi ý bệnh nhân về phòng khám của mình sau khi xuất viện

    CÂU HỎI 4:

    Một trong những vấn đề quan trọng để giảm xung đột giữa thầy thuốc và bệnh nhân là chia sẻ sự ra quyết định. Hãy kể những yếu tố khiến bệnh nhân có thể ra quyết định không tốt?

    • Không được thông tin đầy đủ
    • Thời gian dành cho bệnh nhân quá ngắn
    • Thiếu kỹ năng truyền đạt những thông tin phức tạp
    • Những giá trị cá nhân, văn hóa và niềm tin

    CÂU HỎI 5:

    Bệnh nhân A. sau khi khám bệnh ở phòng khám bệnh viện quận đã đến gặp bác sĩ X, hiện đang công tác tại một bệnh viện lớn trong thành phố

    Sau khi xem qua chẩn đoán và toa thuốc của BN A tại BV quận, bác sĩ X nói rắng “bác sĩ ở đó kê toa bậy” và “uống vậy bao giờ hết bệnh”. Đồng thời kê toa mới cho BN này

    1. Cách xử lý của BS X đã vi phạm mối quan hệ nào? Mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau
    2. Hãy đưa ra cách giải quyết phù hợp trong vai trò BS X
      • Đối với BN: Không đề cập đến BS trước đó, nếu BN hỏi thì: “ Tôi không ở thời điểm khám lúc đó, nên điều trị của BS trước tôi không kết luận là đúng hay sai được”, “ Ở thời điểm hiện tại, tôi khám bệnh cho cô/chú có những vấn đề này, tôi

    điều trị những vấn đề này”

      • Đối với BS trước: Gửi báo cáo phòng kế hoạch tổng hợp BV, gửi công văn/mail đến BV tuyến trước góp ý rút kinh nghiệm (trình bày)

    CÂU HỎI 1

    Người thầy thuốc ghi đơn nhầm về liều lượng thuốc và cách dùng thuốc cho bệnh nhân.

    Bệnh nhân sau khi dùng thuốc có biểu hiện bất thường nên đã đi hỏi lại thầy thuốc. Anh chị hãy trình bày cách nói thật với bệnh nhân

    1. Nội dung sự thật cần nói cho bệnh nhân là gì?
      • Thuốc đúng nhưng liều lượng và cách dùng thuốc này không đúng
      • Sử dụng sai liều và cách dùng này có ảnh hưởng gì đến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân như thế nào
    2. Cách nói như thế nào để bệnh nhân chấp nhận lỗi của mình?
      • Chọn lựa thời điểm thích hợp để nói: sau khi đã kiểm tra lại kỹ càng và sau khi xin lỗi bệnh nhân
      • Bày tỏ một cách trung thực, đầy đủ, đơn giản và dễ hiểu cho bệnh nhân về sai sót lần này: dùng đúng thuốc nhưng sai liều và sai đường dùng, hậu quả có thể có
      • Kiểm tra lại những biến chứng có thể có khi sử dụng sai liều lượng thuốc và khẩn trương giải quyết nếu đã có hậu quả
    3. Sau khi nói sự thật với bệnh nhân thì sẽ làm gì?
      • Chỉnh lại liều và đường dùng, căn dặn bệnh nhân quay trở lại khám nếu có bất thường gì xảy ra
      • Tự kiểm điểm bản thân

    CÂU HỎI 2:

    Những hành vi nào được gọi là hành vi sai trái về mặt khoa học?

    1. Ngụy tạo số liệu
    2. Bóp méo số liệu
    3. Đạo văn

    CÂU HỎI 3:

    Hãy liệt kê 4 tình huống báo động ranh giới nghề nghiệp (ranh giới giữa thầy thuốc – bệnh nhân) có thể bị phá vỡ

    CÂU HỎI 4:

    Một bà mẹ nghèo được báo tin đứa con duy nhất 5 tuổi bị TBS phải được phẫu thuật sớm để bảo toàn tính mạng đứa trẻ. Bà mẹ rên rĩ: “Sao tôi khổ thế này. Lấy tiền đâu mổ cho con đây, mà nếu không mổ nó sẽ chết thì làm sao tôi sống nỗi”

    Với trách nhiệm của người thầy thuốc, bạn hãy giúp người mẹ này

    1. Trấn an người mẹ
    2. Liên hệ với phòng công tác xã hội của bệnh viện
    3. Khuyên người mẹ tham gia bảo hiểm y tế nếu chưa tham gia, trong thời gian chờ đợi thì điều trị nâng đỡ cho bé