Trang chủ

  • Fosmicin

    Hãng xản xuất

    Meiji Seika

    Phân phối

    CT TNHH DP Thiên Thảo

    Thành phần

    Fosfomycin sodium

    Dạng bào chế

    Bột pha tiêm 1 g : hộp 10 lọ
    Bột pha tiêm 2 g : hộp 10 lọ
    Dược lực
    Hoạt động kháng khuẩn in vitro:

    Fosfomycin có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn gây bệnh gram dương và gram âm. Nó đặc biệt cá tác dụng mạnh chống lại các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Serratia marcescens và các chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli kháng lại nhiều loại thuốc.
    Cơ chế tác dụng:
    Cách tác dụng của fosfomycin rất chuyên biệt. Nó được hấp thu vào tế bào của vi khuẩn ở nồng độ cao qua hệ thống vận chuyển chủ động và ức chế giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp peptit-polisacarit của thành tế bào. (Các loại thuốc kháng sinh -lactam ức chế gian đoạn cuối).
    Dược lý lâm sàng
    Kết quả của 3 cuộc thử nghiệm so sánh lâm sàng và lâm sàng mở rộng như sau:
    Mức độ công hiệu:
    – 37,5% (6/16 bệnh nhân) đối với bệnh nhiễm trùng máu và vi khuẩn máu.
    – 64,8% (107/165 bệnh nhân) đối với bệnh nhiễn trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản.
    – 67,6% (213/315 bệnh nhân) đối với chứng viêm phúc mạc, viêm thận bể thận và viêm bàng quang.
    – 90,9% (30/33 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm phần phụ của tử cung, 87,0% (47/54 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm trong tử cung, 86,7% (13/15 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm khoang chết của hố chậu, 66,7% (6/9 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm mô cận tử cung và 100% (15/15 bệnh nhân) đối với trường hợp viêm tuyến Bartholin.
    Dược động học
    Nồng độ trong máu:

    Ở người lớn:
    Nồng độ trong huyết thanh và các thông số dược động học sau khi tiêm vào tĩnh mạch hoặc truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch của sản phẩm này như sau:
    * Chú ý nồng độ serum 30 phút sau khi sử dụng.

    Đối tượng N Liều dùng g (hàm lượng) Thể tích dung môi (ml) Thời gian sử dụng Nồng độ tối đa (mcg/ml) Thời gian bán hủy (giờ)
    Bệnh nhân người lớn 6 1 20 5 phút 74* 1,7
    Người lớn khỏe mạnh 3 1 200 1 giờ 87,3 1,5
    Người lớn khỏe mạnh 3 2 300 1 giờ 157, 3 1,8
    Người lớn khỏe mạnh 3 2 300 2 giờ 98,3 1,7

    Ở trẻ em:
    Trong số 4 em học sinh (cân nặng từ 20 đến 37kg, trung bình 28kg) được tiêm 1g thuốc hàm lượng vào tĩnh mạch trong 4 phút, nồng độ trong máu và thời gian bán hủy trung bình theo thứ tự là 93,8 đến 107mcg/ml và 1,3 giờ; 30 phút đến 1 giờ sau khi sử dụng thuốc.
    Mức độ gắn vào protein:
    Mức gắn với protein huyết thanh người là 2,16%, xác định bằng cân bằng thẩm tích.
    Nồng độ trong nước bọt:
    Trong 5 bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, tiêm tĩnh mạch 1g Fosmicin sản sinh ra nồng độ trong nước bọt ở mức tối đa là 7,0mcg/ml 3 giờ sau khi tiêm thuốc.
    Chuyển hóa và thải trừ thuốc:
    Fosfomycin không chuyển hóa trong cơ thể và được thải trừ chủ yếu trong nước tiểu dưới dạng hoạt chất không biến đổi.
    Ba người lớn mạnh khỏe được truyền nhỏ giọt qua tĩnh mạch trong 1 giờ 1g (hàm lượng) hoặc truyền nhỏ giọt qua tĩnh mạch trong 2 giờ 2g (hàm lượng) chất fosfomycin sodium, lượng thu hồi lại được qua nước tiểu là từ 95 đến 99% trong vòng 10 đến 11 giờ đầu tiên sau khi kết thúc việc truyền nhỏ giọt qua tĩnh mạch.
    Chỉ định
    Được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng sau đây do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với fosfomycin như Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Serratia marcescens và các chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli kháng nhiều loại thuốc: Nhiễm trùng huyết, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, rãn phế quản nhiễm trùng, viêm phổi, bệnh phổi có mủ, viêm màng phổi mủ, viêm phúc mạc, viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm phần phụ, nhiễm trùng trong tử cung, nhiễm trùng khoang chậu, viêm mô cận tử cung và viêm tuyến bartholin.
    Chú ý đề phòng:
    Theo nguyên tắc chung, thời gian sử dụng thuốc này cần được giới hạn trong thời hạn tối thiểu theo yêu cầu phương pháp chữa bệnh đối với từng bệnh nhân, sau khi xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc, nhằm tránh sự kháng thuốc của vi khuẩn.
    Thận trọng khi sử dụng Fosmicin trong những trường hợp:
    – Bản thân bệnh nhân hoặc người trong gia đình có tố bẩm mắc bệnh dị ứng như hen, phát ban, nổi mề đay.
    – Bệnh nhân bị thiểu năng gan (chứng thiểu năng gan có thể trầm trọng hơn).
    Một số lưu ý quan trọng:
    – Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận để đề phòng nguy cơ bị sốc.
    – Chế phẩm này chứa 14,5 mEq Natri mỗi g (hàm lượng), do đó cần thận trọng khi dùng thuốc này cho các bệnh nhân cần giảm lượng Natri đưa vào cơ thể do suy tim, suy thận, cao huyết áp…
    Thận trọng lúc dùng:
    – Đường dùng: Chỉ được dùng sản phẩm này theo đường tĩnh mạch. Hơn nữa, trong mọi trường hợp có thể, nên dùng chế phẩm này bằng cách truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch.
    – Thận trọng khi điều trị: Cần biết rằng hiện tượng viêm tĩnh mạch và đau tĩnh mạch có thể xảy ra khi sử dụng chế phẩm này qua đường tĩnh mạch. Vì thế, cần lưu tâm đến vị trí tiêm, kỹ thuật áp dụng trong điều trị, tốc độ truyền dung dịch càng chậm càng tốt.
    – Các lưu ý khác: Trong trường hợp bệnh nhân phải điều trị dài ngày bằng thuốc này, nên định kỳ kiểm tra chức năng gan và thận cũng như làm các xét nghiệm máu.
    Những đối tượng đặc biệt:
    Người cao tuổi:
    Sản phẩm này được thải trừ chủ yếu qua thận.
    Các phản ứng phụ có thể xảy ra đối với người cao tuổi vì chức năng thận của họ thường đã suy giảm. Cần thận trọng khi dùng thuốc này cho các bệnh nhân cao tuổi, cần giảm lượng Natri đưa vào cơ thể do suy tim, suy thận, cao huyết áp…
    Trẻ em:
    Độ an toàn của thuốc đối với trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh chưa được xác định.
    Lúc có thai và lúc nuôi con bú
    Vì độ an toàn của chế phẩm này đối với phụ nữ có thai chưa được xác định, có khuyến cáo không nên dùng thuốc này cho phụ nữ có thai hoặc nghi có thai.
    Tác dụng ngoại ý
    Kết quả theo dõi về độ an toàn của thuốc trong những năm sau khi chế phẩm được lưu hành trên thị trường được trình bày dưới đây. Đã nhận được báo cáo lâm sàng của 33.711 ca do thầy thuốc từ 2618 cơ sở chữa bệnh trong toàn quốc cung cấp. Trong 710 lần tác dụng phụ xảy ra ở 591 bệnh nhân (1,75%), các tác dụng phụ chủ yếu xảy ra như sau:

    Tác dụng phụ Số bệnh nhân
    Gan/ mật (tăng SGOT, SGPT…) 378
    Ngoài da (ban đỏ, ngứa, nổi mề đay…) 88
    Đường tiêu hóa (ỉa chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn…) 78
    Chuyển hóa và dinh dưỡng (Tăng AI-P, LDH, tăng natri huyết) 25
    Hệ mạch (ngoại trừ tim) (đau mạch, đỏ mặt) 15
    Toàn thân (sốt, cảm giác khó chịu…) 14
    Đường tiết niệu (rối loạn ở thận…) 10
    Hệ thần kinh trung ương và ngoại vi (giảm cảm giác) 7
    Hệ bạch cầu lưới nội mô (giảm bạch cầu…) 7

    Các phản ứng phụ đáng chú ý trong lâm sàng này:
    – Sốc: cần theo dõi kỹ bệnh nhân vì có thể xảy ra sốc (tần suất < 0,1%). Nếu có biểu hiện liên quan đến sốc hay có các triệu chứng như ngực hồi hộp, khó thở, sụt huyết áp, tím tái, nổi mề đay, khó chịu… cần phải ngừng ngay thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp.
    – Viêm ruột kết nặng với phân có máu như viêm đại tràng màng giả (< 0,1%) có thể xuất hiện. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận và nếu xuất hiện hiện tượng đau bụng và ỉa chảy, cần ngừng ngay việc dùng thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp.
    – Giảm huyết cầu toàn thể và chứng mất bạch cầu hạt (<0,1%) có thể xuất hiện. Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận và nếu thấy các hiện tượng không bình thường, cần ngừng dùng thuốc và có biện pháp điều trị thích hợp.
    Các phản ứng phụ khác:
    * Theo dõi kỹ bệnh nhân, ngừng sử dụng sản phẩm và có biện pháp điều trị thích hợp nếu có hiện tượng bất thường trên xảy ra.

      từ 0,1 đến 5% dưới 1%
    Gan Rối loạn chức năng gan như tăng trị số GOT, GPT, AI-P, LDH, g-GTP, bilirubin Vàng da*
    Máu   Thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin…
    Thận   Loạn chức năng thận, phù, tăng trị số BUN, protein-niệu, bất thường về điện giải…
    Đường tiêu hóa Ỉa chảy Viêm miệng, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn…
    Da Phát ban… Ban đỏ, nổi mề đay, cảm giác ngứa…
    Hô hấp   Ho, hen…
    Thần kinh   Tê liệt, chóng mặt và co giật (ở liều cao).
    Nơi tiêm Viêm tĩnh mạch Đau mạch…
    Tác dụng phụ khác   Đau đầu, khát, sốt, cảm giác khó chịu, đau ngực, có cảm giác ngực bị đè nặng, hồi hộp…

    Liều lượng và cách dùng
    Truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch:
    Liều thường dùng mỗi ngày fosfomycin dùng đường tĩnh mạch là 2 đến 4g (hàm lượng) cho người lớn và 100 đến 200mg (hàm lượng)/kg thể trọng cho trẻ em; truyền vào tĩnh mạch theo cách truyền nhỏ giọt. Liều nói trên chia làm 2 lần. Mỗi liều được hòa tan vào 100ml đến 500ml dịch truyền, thời gian truyền từ 1 đến 2 giờ.
    Tiêm tĩnh mạch:
    Liều dùng mỗi ngày cho người lớn và trẻ em cũng bằng liều truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch nhưng phải chia thành 2 đến 4 liều. Dung môi để hoà tan 1 đến 2g chế phẩm này là 20ml nước pha tiêm hoặc 20 ml dung dịch glucoza 5%. Thời gian tiêm tĩnh mạch phải thực hiện trong 5 phút hoặc hơn.
    Liều dùng nói trên có thể điều chỉnh theo tuổi bệnh nhân và theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ.

  • Coly – Mycin

    Hãng sản xuất

    Pfizer

    Thành phần

    Colistin

    Loại thuốc

    Kháng sinh đa peptid
    Dạng bào chế
    Lọ bột pha tiêm 150mg (tương ứng 4,500,000 UI) x hộp 12 lọ

    Ống dung môi pha tiêm 2ml

    Dược lý và cơ chế tác dụng
    Colistin là thuốc kháng sinh nhóm polymyxin, thường dùng để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm, đặc biệt là các trường hợp nhiễm Pseudomonas aeruginosa (mặc dù hiện nay người ta thường dùng các kháng sinh khác ít độc hơn để điều trị nhiễm khuẩn toàn thân như các aminoglycosid, carboxypenicilin, ureidopenicilin, và cephalosporin). Phổ kháng khuẩn và cơ chế tác dụng của colistin cũng tương tự như của polymyxin B, nhưng dạng colistin sulfat thì có tác dụng hơi kém hơn, còn dạng colistin sulfomethat (colistin natri methan sulfonat) thì có tác dụng kém hơn polymyxin B nhiều. Các polymyxin có tác dụng diệt khuẩn ngay cả với tế bào ở trạng thái nghỉ, vì thuốc làm thay đổi tính thẩm thấu chọn lọc của màng tế bào. Nồng độ thuốc tối thiểu ức chế (MIC) phần lớn các loại vi khuẩn nhạy cảm là từ 0,01 đến 4 microgam/ml. Nồng độ có tác dụng đối với các chủng Pseudomonas aeruginosa nhạy cảm với thuốc thường thấp hơn 8 microgam/ml.
    Colistin tác dụng tại phổi chỉ giới hạn ở các vi khuẩn Gram âm: Pseudomonas aeruginosa, E. Coli, Klebsiella, Enterobacter, Salmonella, Shigella, Haemophillus, Bordetella pertussis, Pasteurella, Citrobacter, Acinetobacter (MIC = 0,25 – 1 microgam/ml). Chưa thấy nói đến vi khuẩn trở nên kháng thuốc theo cơ chế di truyền hay qua trung gian plasmid.
    Vi khuẩn kháng tự nhiên với colistin: Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn Gram âm, Proteus, Providencia, Mycobacteria và vi khuẩn kỵ khí.
    Có kháng chéo với polymyxin B.
    Chú ý: Kháng thuốc ở Việt Nam: không có dữ liệu về kháng colistin ở Việt Nam. Nhưng theo Chương trình Giám sát Quốc gia về tình trạng kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp thì P. aeruginosa – một trong những loại hay gặp nhất ở Việt Nam – đã kháng với hầu hết các kháng sinh thường dùng, trừ amikacin là còn có tỷ lệ nhạy cảm cao (tỷ lệ kháng thuốc: 10 – 53%). Việc chỉ định dùng kháng sinh trong các trường hợp nhiễm khuẩn da cần phải dựa vào kháng sinh đồ để tránh làm tăng tỷ lệ kháng thuốc của Pseudomonas aeruginosa đối với amikacin và các kháng sinh khác có thể còn có tác dụng.
    Dùng colistin sulfat uống để điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và dùng kết hợp với các thuốc khác để chống nhiễm khuẩn có chọn lọc đường tiêu hóa cho người bệnh được hồi sức cấp cứu. Sau khi uống, colistin phát huy tác dụng kháng sinh tại chỗ ở ruột; thuốc không ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn ruột ở trẻ em được nuôi dưỡng bình thường nhưng lại gây rối loạn nặng hệ vi khuẩn ruột ở trẻ được nuôi bằng đường tiêm truyền.
    Dùng colistin natri mesilat (methan sulfonat) tiêm để điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn đường niệu – dục do các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.
    Trong một số trường hợp cá biệt, dùng colistin tại chỗ để chữa viêm tai ngoài, bội nhiễm vết bỏng nông, vết loét ở chi dưới; đôi khi còn dùng colistin natri sulfomethat theo cách hít để điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, đặc biệt ở người bệnh bị xơ nang.
    Cũng giống như đối với bất kỳ kháng sinh nào khác, chỉ định dùng colistin phải dựa trên kháng sinh đồ.
    Dược động học
    Colistin sulfat và colistin natri sulfomethat được hấp thu rất kém ở đường tiêu hóa (chỉ khoảng 0,5%) và không được hấp thu qua da lành. Sau khi uống, thuốc đào thải qua phân dưới dạng không đổi. Sau khi tiêm bắp colistin natri sulfomethat từ 2 đến 3 giờ, thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương. In vivo, một tỷ lệ nhỏ colistin natri sulfomethat có thể bị thủy phân thành colistin. Colistin gắn lỏng lẻo vào các mô, song dạng sulfomethat thì không kết gắn. Colistin không qua hàng rào máu – não, và xuất hiện rất ít trong dịch nhãn cầu, dịch ổ khớp, dịch màng phổi.
    Nửa đời huyết tương là từ 2 – 3 giờ. Colistin sulfomethat đào thải chủ yếu nhờ quá trình lọc ở cầu thận dưới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hóa. Trong vòng 24 giờ, có thể tới 80% liều thuốc đã tiêm xuất hiện trong nước tiểu. ở trẻ em thuốc đào thải nhanh hơn so với người lớn và thuốc đào thải chậm ở người bị suy giảm chức năng thận.
    Chỉ định
    Điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mãn tính do các chủng nhạy cảm của trực khuẩn gram âm nhất định. Nó đặc biệt khi nhiễm trùng được gây ra bởi các chủng nhạy cảm của Pseudomonas aeruginosa. Thuốc đã được chứng minh lâm sàng có hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do khuẩn gram âm: Enterobacter aerogenes, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter.

    Kháng sinh này không được chỉ định cho các nhiễm trùng do để Proteus hoặc Neisseria.
    Coly Mycin M Parenteral có thể được sử dụng để bắt đầu điều trị trong các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng mà bị nghi ngờ là do khuẩn gram âm và trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do trực khuẩn gram âm gây bệnh nhạy cảm.
    Dùng điều trị phối hợp với thuốc kháng sinh để điều trị các nhiễm khuẩn bệnh viện với các chủng vi khuẩn đa kháng và toàn kháng.

    Chỉ sử dụng khi không dùng được những thuốc khác trong các điều trị sau:

    + Nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn thận, nhiễm khuẩn đường niệu – sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm (dùng theo đường tiêm).

    + Ðiều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp (hít colistin natri sulfomethat), đặc biệt ở người bệnh bị xơ nang.

    Chống chỉ định
    Người bệnh dị ứng với polymyxin.
    Trẻ em dưới 2 tháng tuổi.
    Người bị bệnh nhược cơ.
    Người bệnh bị suy thận nặng, người bệnh đang dùng thuốc khác độc đối với thận.
    Người bệnh gây mê có dùng hydroxydion (Viadril).
    Thận trọng
    Thuốc có thể gây ức chế thần kinh – cơ (liệt) ở người bệnh mắc bệnh phổi mạn tính, có thể dẫn đến tử vong do ngừng thở.
    Dùng thuốc dài ngày có thể dẫn đến phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, đặc biệt Proteus.
    Phải giảm liều ở người bệnh suy chức năng thận.
    Nếu bôi thuốc trên một vùng da rộng bị tổn thương, thuốc có thể được hấp thu vào máu.
    Tuyệt đối không mang kính áp tròng trong suốt thời gian điều trị bằng colistin ở mắt.
    Thời kỳ mang thai
    Colistin có thể đi qua nhau thai, thuốc chỉ sử dụng trong thời kỳ mang thai khi lợi ích, tiềm năng vượt trội so với nguy hại có thể có đối với thai nhi.
    Thời kỳ cho con bú
    Colistin được bài tiết trong sữa. Mặc dù nồng độ thấp, nhưng có thể có ba vấn đề đối với trẻ bú mẹ: Biến đổi hệ vi khuẩn ở ruột, tác dụng trực tiếp trên trẻ và ảnh hưởng đến kết quả nuôi cấy nếu cần thiết phải làm khi có sốt phải khám toàn bộ. Không nên dùng trong thời kỳ cho con bú.
    Tác dụng không mong muốn (ADR)
    Khoảng 20% người bệnh dùng polymyxin bị các tác dụng có hại cho thận. Ngoài tác dụng phụ hay gặp nhất là hoại tử ống thận còn gặp cả viêm thận kẽ. Dùng thuốc liều cao, kéo dài, suy thận là các yếu tố dễ gây nguy cơ có hại cho thận. Các tổn thương thận do polymyxin gây ra thường hồi phục được nhưng cũng có trường hợp vẫn nặng lên sau khi đã ngừng dùng thuốc.
    Thường gặp, ADR > 1/100
    Phản ứng dị ứng: Sốt do thuốc. Cũng như các polymyxin khác, colistin kích ứng phế quản do có tác dụng gây giải phóng histamin. Phản ứng này có thể xảy ra rất nhanh và điều trị bằng thuốc gây giãn phế quản thì không có tác dụng.
    Hệ thần kinh (có tới 7% người bệnh có chức năng thận bình thường bị ảnh hưởng): Tê quanh môi, rối loạn vận mạch, hoa mắt.
    Tiết niệu: Suy thận hồi phục được.
    Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    Phản ứng dị ứng: Phát ban sần, tổn thương da.
    Hệ thần kinh: Mất điều hòa vận động, co giật, mất phương hướng, ngừng thở.
    Tại chỗ: Ðau tại chỗ tiêm.
    Hiếm gặp, ADR <1/1000
    Suy thận ( khi dùng liều > 10.000.000 đvqt/ngày) có thể phục hồi sau khi ngừng colistin.
    Kích ứng màng não (tiêm thuốc vào ống tủy).
    Ðiếc, tổn thương ốc tai (khi nhỏ thuốc qua màng nhĩ bị thủng).
    Gây ức chế thần kinh – cơ.
    Hướng dẫn cách xử trí ADR
    Cần theo dõi người bệnh để phát hiện sớm các triệu chứng ngộ độc thuốc. Khi đó, cần ngừng ngay thuốc.
    Ðiều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
    Hỗ trợ hô hấp, điều chỉnh cân bằng điện giải nếu cần thiết …
    Liều lượng và cách dùng
    Liều thường dùng

    Người lớn và trẻ em (tiêm IV, IM): 2.5 – 5mg/kg/ngày, chia thành 2 – 4 liều nhỏ. Tiêm TM chậm từ 3 – 5 phút
    Ðiều chỉnh liều ở người bệnh suy thận cần căn cứ vào creatinin huyết hoặc hệ số thanh thải creatinin của người bệnh.

    Gợi ý sử dụng:
    Viêm màng não: Có thể tiêm colistin vào ống tủy.

    Trẻ em: 10.000 – 20.000 đơn vị quốc tế/ngày.

    Người lớn: 60.000 đvqt/ngày (bắt đầu bằng 20.000 đvqt, ngày thứ nhất và 40.000 đvqt ngày thứ hai).
    Colistin natri sulfomethat còn dùng tiêm dưới kết mạc và dùng để rửa bàng quang.
    Colistin natri sulfomethat và colistin sulfat cũng được dùng tại chỗ, thường là phối hợp với các kháng sinh khác để điều trị nhiễm khuẩn tai ngoài. Cần kiểm tra kỹ màng nhĩ trước khi cho nhỏ tai vì nếu màng nhĩ bị thủng thì colistin có thể gây ra tổn thương không phục hồi (điếc, rối loạn thăng bằng do tổn thương ốc tai…). Không được sử dụng tại chỗ quá 8 – 10 ngày để tránh bội nhiễm do các chủng kháng colistin.
    Tương tác thuốc
    Không dùng phối hợp colistin với cephalosporin hoặc kháng sinh aminoglycosid vì làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận.
    Colistin tăng cường tác dụng ức chế thần kinh – cơ của các thuốc gây giãn cơ không khử cực (tubocurarin, fazidinium bromid…). Tác dụng này tăng khi kali huyết giảm hoặc nồng độ ion calci huyết thanh thấp. Các thuốc cholinergic (kích thích đối giao cảm) ít có tác dụng trong trường hợp này.
    Dùng đồng thời thuốc làm giảm nhu động ruột sẽ làm tăng hấp thu colistin.
    Ðộ ổn định và bảo quản
    Bảo quản thuốc trong lọ kín và tránh ánh sáng.
    Có thể sử dụng dạng sirô trong 8 ngày sau khi pha, nếu để ở nơi mát.
    Quá liều và xử trí
    Trường hợp uống quá liều: Gây nôn, rửa dạ dày, uống than hoạt.
    Ðiều trị triệu chứng và hỗ trợ tùy theo triệu chứng và mức độ nặng nhẹ.
    Nên thay máu nếu có điều kiện vì lọc máu và thẩm tách màng bụng không có tác dụng đào thải colistin.

  • KHÁNG SINH POLYPEPTID VÀ GLYCOPEPTID

    1. Kháng sinh Polypeptid

    1.1. Các Polymycin

    Chiết xuất từ Bacillus Polymyxa gồm các Polymycin A, B, C, D, E là các đa peptid rất độc với thận. Loại thường sử dụng là E: colistin, colimycine

    Cơ chế: là thuốc diệt khuẩn bằng cách gắn vào màng phospholipid của VK làm thay đổi cân bằng thẩm thấu.

    Phổ kháng khuẩn:

    É    Trực khuẩn Gram (-): Pseudomonas aeruginosa, E. Coli, Klebsiella, Enterobacter, Salmonella, Shigella, Haemophillus, Bordetella pertussis, Pasteurella, Citrobacter, Acinetobacter

    É    Các khuẩn kháng thuốc: Vi khuẩn Gram dương, cầu khuẩn Gram âm, Proteus, Providencia, Mycobacteria và vi khuẩn kỵ khí

    Dược động học

    É    Colistin sulfat và colistin natri sulfomethat được hấp thu rất kém ở đường tiêu hóa (chỉ khoảng 0,5%) và không được hấp thu qua da lành. Sau khi uống, thuốc đào thải qua phân dưới dạng không đổi. Sau khi tiêm bắp colistin natri sulfomethat từ 2 đến 3 giờ, thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương. In vivo, một tỷ lệ nhỏ colistin natri sulfomethat có thể bị thủy phân thành colistin. Colistin gắn lỏng lẻo vào các mô, song dạng sulfomethat thì không kết gắn. Colistin không qua hàng rào máu – não, và xuất hiện rất ít trong dịch nhãn cầu, dịch ổ khớp, dịch màng phổi.

    É    Thời gian bán thải là từ 2 – 3 giờ. Colistin sulfomethat đào thải chủ yếu nhờ quá trình lọc ở cầu thận dưới dạng không đổi hoặc dạng chuyển hóa. Trong vòng 24 giờ, có thể tới 80% liều thuốc đã tiêm xuất hiện trong nước tiểu. ở trẻ em thuốc đào thải nhanh hơn so với người lớn và thuốc đào thải chậm ở người bị suy giảm chức năng thận.

    Biệt dược: Colistin (Ben Venue Laboratories)

    1.2. Các thuốc khác

    Gồm có: Bacitracin và Tyrothricin

    Chỉ tác động lên VK gram (+)

    Rất độc nên chỉ dùng tại chỗ: thuốc nhỏ mắt, thuốc bôi ngoài da, thuốc ngậm họng

    2. Các Glycopeptid.

    2.1. Vancomycin và Teicoplanin

    Kháng sinh có nguồn gốc từ Streptococcus orientalis.

    Cơ chế tác dụng: ức chế transglycosylase nên ngăn cản kéo dài và tạo lưới peptidoglycan. Vi khuẩn không tạo được vách nên bị ly giải. Vancomycin là kháng sinh diệt khuẩn. Tác dụng: chỉ diệt khuẩn gram (+): phần lớn các tụ cầu gây bệnh, kể cả tụ cầu tiết b lactamase  và kháng methicilin. Hiệp đồng với gentamycin và streptomycin trên enterococcus.

    Dược học: được hấp thu rất ít qua đường tiêu hóa nên chỉ được dùng điều trị viêm ruột kết giả mạc cùng với tetracyclin, clindamycin. Tiêm truyền tĩnh mạch, gắn với protein huyết tương khoảng 55%, thấm vào dịch não tuỷ 7- 30% nếu có viêm màng não, trên 90% thải qua lọc cầu thận (khi có viêm thận phải giảm liều). Thời gian bán thải khoảng 6 h.

    Biệt dược:

    É    Vancomycin: Vancomycin (Abbott), Vancocin (Eli Lilly)

    É    Teicoplanin: Teicon (Dong Kook Pharm)

    2.2. Fosfomycin

    Fosfomycin có tác dụng diệt khuẩn với các vi khuẩn gây bệnh gram dương và gram âm. Nó đặc biệt có tác dụng mạnh chống lại các vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Serratia marcescens và các chủng Staphylococcus aureus và Escherichia coli kháng nhiều loại thuốc.
    Cơ chế tác dụng của thuốc: fosfomycin được hấp thu vào tế bào của vi khuẩn ở nồng độ cao qua hệ thống vận chuyển chủ động và ức chế giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp peptid – polisacarit của thành tế bào.

    Biệt dược: Fosmicin (Meiji Seika)

    2.3. Các thuốc khác

    Gồm có: Acid Fusidic, Novobiocin

    Dùng làm làm thuốc bôi ngoài da, thuốc nhỏ mắt

  • NHÓM TETRACYCLIN

    1. Nguồn gốc và tính chất lý hóa

    Đều là kháng sinh có 4 vòng 6 cạnh, lấy từ Streptomyces aureofaciens (clotetracyclin, 1947), hoặc bán tổng hợp. Là bột vàng, ít tan trong nước, tan trong base hoặc acid.

    Tetracyclin là nhóm kháng sinh cũ, có nguồn gốc từ Streptomyces aureofaciens. Thuốc đầu tiên của nhóm là chlortetracyclin được giới thiệu nǎm 1949, nhưng ngày nay ít sử dụng. Vì các tetracyclin ức chế vi khuẩn, rickettsia và chlamydia, nên chúng thật sự là những kháng sinh phổ rộng. Không may, tetracyclin là chất kìm khuẩn, và như nhiều thuốc chống nhiễm trùng khác, lạm dụng sẽ dẫn làm cho một số vi sinh vật kháng thuốc. Tetracyclin tương đối an toàn nếu không dùng cho trẻ nhỏ hoặc phụ nữ đang nuôi con bú, mặc dù nhìn chung các tetracyclin là những hợp chất đồng hoá.

    2. Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn

    Các tetracyclin đều là kháng sinh kìm khuẩn, có phổ kháng khuẩn rộng nhất trong các kháng sinh hiện có. Các tetracyclin đều có phổ tương tự, trừ minocyclin: một số chủng đã kháng với tetracyclin khác có thể vẫn còn nhạy cảm với minocyclin.
    Tác dụng kìm khuẩn là do gắn trên tiểu phần 30s của ribosom vi khuẩn, ngăn cản RNA t chuyển acid amin vào vị trí A trên phức hợp ARNm – riboxom để tạo chuỗi polypeptid. Tác dụng trên:

    É    Cầu khuẩn gram (+) và gram (-): nhưng kém penicilin

    É    Trực khuẩn gram (+) ái khí và yếm khí

    É    Trực khuẩn gram (-), nhưng proteus và trực khuẩn mủ xanh rất ít nhạy cảm

    É    Xoắn khuẩn (kém penicilin), rickettsia, amip, trichomonas…

    3. Dược động học

    Các tetracyclin khác nhau về tính chất dược động học, các dẫn xuất mới có đặc điểm hấp thu tốt hơn, thải trừ chậm hơn và do đó có thể giảm được liều dùng hoặc uống ít lần hơn.
    Hấp thu qua tiêu hóa 60 – 70%. Dễ tạo phức với sắt, calci, magnesi và casein trong thức ăn và giảm hấp thu. Nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 2 – 4 giờ.
    Phân phối: gắn vào protein huyết tương từ 30% (oxytetracyclin) đến 50% (tetracyclin) hoặc trên 90% (doxycyclin). Thấm được vào dịch não tuỷ, rau thai, sữa nhưng ít. Đặc biệt là thấm được vào trong tế bào nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh do brucella. Gắn mạnh vào hệ lưới nội mô của gan, lách, xương, răng. Nồng độ ở ruột cao gấp 5 – 10 lần nồng độ trong máu.
    Thải trừ: qua gan (có chu kỳ gan – ruột) và thận, phần lớn dưới dạng còn hoạt tính. Thời gian bán thải là từ 8h (tetracyclin) đến 20h (doxycyclin)

    4. Chỉ định

    Do mức độ kháng thuốc nghiêm trọng của vi khuẩn ở VN và do đã có nhiều loại thuốc kháng khuẩn khác nên nhóm tetracyclin ít được sử dụng. Trên lâm sàng thuốc được sử dụng là doxycyclin.

    Tuy nhiên, nhóm thuốc này vẫn còn một số chỉ định, cụ thể là:

    É    Nhiễm khuẩn do Chlamydia: Bệnh Nicolas Favre; viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm xoang do Chlamydia pneumoniae; sốt vẹt (Psittacosis); bệnh mắt hột; viêm niệu đạo không đặc hiệu do Chlamydia trachomatis

    É    Nhiễm khuẩn do Rickettsia.

    É    Nhiễm khuẩn do Mycoplasma, đặc biệt các nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae.

    É    Nhiễm khuẩn do Brucella và Francisella tularensis.

    É    Bệnh dịch hạch (do Yersinia pestis), bệnh dịch tả (do Vibrio cholerae).

    Chỉ nên dùng nhóm tetracyclin khi đã chứng minh được vi khuẩn gây bệnh còn nhạy cảm (thông qua kháng sinh đồ).

    5. Độc tính

    Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, do thuốc kích ứng niêm mạc, nhưng thường là do loạn khuẩn
    Vàng răng trẻ em: tetracyclin lắng đọng vào răng trong thời kỳ đầu của sự vôi hóa (trong tử cung nếu người mẹ dùng thuốc sau 5 tháng có thai hoặc trẻ em dưới 8 tuổi)
    Độc với gan thận: khi dùng liều cao, nhất là trên người có suy gan, thận, phụ nữ có thai có thể gặp vàng da gây thoái hóa mỡ, urê máu cao dẫn đến tử vong.
    Các rối loạn ít gặp hơn: dị ứng, xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng áp lực nội sọ ở trẻ đang bú, nhức đầu, phù gai mắt…
    Vì vậy, phải thận trọng theo dõi khi sử dụng và tránh dùng:

    É    Cho phụ nữ có mang

    É    Cho trẻ em dưới 8 tuổi

    6. Chế phẩm và cách dùng

    Loại thuốc Biệt dược Hấp thu qua đường  uống (%) Thời gian bán hủy
    Tetracyclin Tetracyclin 60 – 70 6 – 8 h
    Doxycyclin Apo – Doxy 90 – 100 16 – 18
    Minocyclin Minocin 90 – 100 16 – 18
  • NHÓM SULFAMIDE

    1. Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn

    Phối hợp trimethoprim + sulfamethoxazol 

    Hai thuốc ức chế tranh chấp với 2 enzym của vi khuẩn ở 2 khâu của quá trình tổng hợp nên có tác dụng hiệp đồng mạnh hơn 20- 100 lần so với dùng sulfamid một mình..

    Vị trí tác dụng của sulfamid và trimethoprim trong quá trình tổng hợp acid folic Trimethoprim là một chất hóa học tổng hợp có tác dụng ức chế dihydrofolat reductase của vi khuẩn 50.000- 100.000 lần mạnh hơn trên người, và ức chế trên enzym của ký sinh trùng sốt rét 2000 lần mạnh hơn người. Phổ kháng khuẩn rộng và chủng kháng lại ít hơn so với sulfamid. Có tác dụng diệt khuẩn trên một số chủng. Không tác dụng trên Pseudomonas, S.perfringens, xoắn khuẩn.

    2. Dược động học

    Tỷ lệ lý tưởng cho hiệp đồng tác dụng của nồng độ thuốc trong máu của sulfamethoxazol (SMZ): trimethoprim (TMP) là 20: 1. Vì TMP hấp thu nhanh hơn SMZ (pic huyết thanh là 2 và 4h) và t/ 2≈ 10h, cho nên nếu tỷ lệ SMZ: TMP trong viên thuốc là 5: 1 (800 mg sulfameth oxazol + 160 mg trimethoprim), sau khi uống, nồng độ trong máu sẽ đạt được tỷ lệ 20: 1(40 μg/ mL huyết tương sulfamethoxazol và 2 μg/ mL trimethoprim). Cả 2 thuốc được hấp thu qua đường uống, phân phối tốt vào các mô (dịch não tuỷ, mật, tuyến tiền liệt). Thải trừ chủ yếu qua nước tiểu với nồng độ còn hoạt tính.

    3. Độc tính và chống chỉ định

    Thuốc phối hợp này có tất cả các độc tính của sulfamid. Ngoài ra, trên những người thiếu folat, TMP có thể gây thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, tỷ lệ bị ban cũng cao hơn. Không dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em mới đẻ (nhất là đẻ non)

    4. Chế phẩm và cách dùng

    Thuốc kết hợp được chỉ định chính trong nhiễm khuẩn tiết niệu, tai – mũi- họng, đường hô hấp, đường tiêu hóa (thương hàn, tả), bệnh hoa liễu (clamydia). Hiện nay nhóm này ít được sử dụng để điều trị trên lâm sàng. Chúng chỉ còn được sử dụng để điều trị một số trường hợp ỉa chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

    Các dạng biệt dược hiện nay còn được sử dụng:

    É    Dạng phối hợp (Sulfamethoxazol/Triméthoprime = 5/1): Bactrim (Roche), Biseptol (SPM Pharma)

    É    Dạng phối hợp (Sulfadiazine/Triméthoprime = 5/1): Antrima (Sanofi Aventis)

    É    Sulfaguanidine: Ganidan (Sanofi Aventis)

  • NHÓM QUINOLON

    Thuốc kháng sinh nhóm Quinolones
    Nhóm thuốcDược chấtBiệt dượcHãng sản xuất
    Thế hệ 1NalidixicNegramHiện nay không còn được sử dụng
    CinoxacinCinobac
    Acid PipemidicDolcol
    Thế hệ 2CiprofloxacinCiprobayBayer Healthcare
    PefloxacinPeflacinSanofi Aventis
    NorfloxacinNoroxinMerck Sharp & Dohme
    OfloxacinOflocetRoussel VN
    LomefloxacinMaxaquinPfizer
    Thế hệ 3LevofloxacinTavanicSanofi Aventis
    GatifloxacinTequinBristol-Myers Squibb
    SparfloxacinZagamSanofi Aventis
    Thế hệ 4TrovafloxacinTrovanPfizer
    MoxifloxacinAveloxBayer Healthcare

    1. Đại cương

    Cơ chế tác dụng

    ADN có hai sợi. Hai sợi này phải tách ra trước khi sao chép hay phiên mã. Trong quá trình chia tách, ADN có thể bị xoắn cuộn quá mức. ADN gyrase chống lại hiện tượng này. Các tế bào có nhân điển hình không chứa ADN gyrase, nhưng chúng có enzym topoisomerase có chức nǎng này. Fluoroquinolon là những thuốc diệt khuẩn thông qua ức chế ADN gyrase của vi khuẩn; để ức chế topoisomerase ở động vật có vú, nồng độ quinolon trong huyết thanh phải cao gấp 100 – 1000 lần. Chưa rõ việc ức chế ADN gyrase làm tế bào vi khuẩn chết như thế nào. Fluoroquinolon ức chế sự tǎng sinh của những vi khuẩn mọc nhanh cũng như những vi khuẩn mọc chậm hơn.

    Fluoroquinolon biểu hiện tác dụng sau kháng sinh (PAE) kéo dài. Vi khuẩn không thể phát triển trở lại trong 2-6 giờ sau khi tiếp xúc với fluoroquinolon, mặc dù không còn phát hiện được nồng độ thuốc. Ngoài ra, fluoroquinolon tập trung trong bạch cầu trung tính của người. Điều này có thể giải thích cho hiệu quả của ciprofloxacin trong điều trị nhiễm mycobacteria. Hiện nay ciprofloxacin thường được dùng trong điều trị nhiễm Mycobacterium avium phức tạp ở bệnh nhân AIDS và phối hợp với các thuốc khác trong điều trị lao đa kháng.

    Tương tác thuốc

    Các quinolon thế hệ 3, trừ levofloxacin, có thể làm khoảng QT kéo dài. Gatifloxacin, moxifloxacin và sparfloxacin bị chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng những thuốc kéo dài khoảng QT.

    Những phản ứng có hại

    Các fluoroquinolon có khá ít tác dụng phụ và độc tính. Có hai điều cần chú ý khi dùng các kháng sinh này. Do đã thấy những dị dạng sụn ở động vật non dùng quinolon ở liều lớn gấp nhiều lần liều dùng cho người, nên người ta khuyên không dùng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi. Nói chung, không nên dùng thuốc cho trẻ em, mặc dù nhiều trẻ dùng fluoroquinolon không bị tổn thương sụn

    2. Phân loại và những đặc điểm phân biệt

    Nhóm kháng sinh quinolon đã có những cải thiện đáng kể trong hoạt tính kháng sinh. Nói chung, các fluoroquinolon có hiệu quả cao chống vi khuẩn gram âm hiếu khí. Các quinolon mới hơn (như levofloxacin và sparfloxacin) cũng có hoạt tính đáng kể chống vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kị khí. Các fluoroquinolon cũng có tác dụng chống Staphylococcus aureus, mặc dù đã có báo cáo về S. aureus kháng quinolon.

    Sử dụng hệ thống phân loại như cephalossporin, có thể chia các fluoroquinolon thành 4 nhóm.

    Các quinolon thế hệ 1

    Chỉ được dùng trong diều trị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) không biến chứng. Hiện nay việc sử dụng những thuốc này bị hạn chế do vi khuẩn kháng thuốc.

    Các dược chất và biệt dược:

    É    Acid nalidixic (Negram)

    É    Acid Pipemidic (Dolcol)

    É    Cinoxacin (Cinobac)

    É    Rosoxacin (Eradacil)

    Các quinolon thế hệ 2

    Fluoroquinolon, đặc trưng bởi việc thêm nguyên tử fluorin vào cấu trúc quinolon, được đưa ra thị trường vào giữa những nǎm 1980.

    Các dược chất và biệt dược:

    É    Ciprofloxacin (Ciprobay)

    É    Pefloxacin (Peflacin)

    É    Enoxacin (Enroxil, Penetrex)

    É    Grepafloxacin (Raxar)

    É    Lomefloxacin (Maxaquin)

    É    Norfloxacin (Noroxin)

    É    Ofloxacin (Oflocet).

    Các thuốc này có dược lực học tiến bộ hơn thuốc thế hệ đầu và có tác dụng chống nhiều loại vi sinh vật gây nhiễm trùng. Các thuốc thế hệ 2 biểu hiện tǎng hoạt tính chống gram âm và tác dụng toàn thân. So với các quinolon thế hệ 1, các fluoroquinolon có khá ít tác dụng phụ, và vi khuẩn không nhanh chóng kháng thuốc. Việc sử dụng trên lâm sàng bao gồm nhiễm trùng tiết niệu và viêm đài bể thận không biến chứng và có biến chứng, bệnh lây qua đường tình dục (STD), viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng da và mô mềm. Norfloxacin là thuốc đầu tiên thuộc nhóm này được đưa ra thị trường nǎm 1986 và có thời gian bán thải ngắn nhất trong số các fluoroquinolon hiện có. Nói chung thuốc được dành để điều trị nhiễm trùng tiết niệu vì thuốc có sinh khả dụng đường uống kém. Norfloxacin có ở dạng uống và dạng tra mắt. Ciprofloxacin là fluoroquinolon có hiệu lực chống Pseudomonas aeruginosa mạnh nhất. Tuy nhiên, nhiều chủng Ps. aeruginsa và Serratia marcescens đã kháng ciprofloxacin. Ciprofloxacin cũng xâm nhập tốt vào xương, do đó thuốc có thể thay thế cho các kháng sinh không dùng đường uống để điều trị viêm xương tủy do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Enoxacin tác động mạnh nhất đến chuyển hóa gan của các thuốc khác. Ofloxacin là thuốc được bài xuất nguyên vẹn qua thận nhiều nhất. Ofloxacin cũng là fluoroquinolon thế hệ 2 có tác dụng nhất chống Chlamydia trachomatis. Ofloxacin cũng có tác dụng chống Staphylococcus aureus mạnh nhất nhóm, mặc dù nên thận trọng khi dùng các fluoroquinolon thế hệ 2 trong điều trị vi khuẩn này. Ciprofloxacin và ofloxacin lần lượt được cấp phép sử dụng vào tháng 10/1987 và tháng 12/1990. Chúng là những fluoroquinolon được sử dụng rộng rãi nhất vì có chỉ định rộng và có ở cả dạng uống, tiêm tĩnh mạch và tra mắt. Ofloxacin còn có ở dạng thuốc nhỏ tai (được cấp phép tháng 12/1997) để điều trị viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Grepafloxacin (Raxar(tm)) đã bị tự nguyện thu hồi từ 27/10/1999 do khả nǎng gây tác dụng phụ tim mạch nặng.

    Các fluoroquinolon thế hệ 3

    Các dược chất và biệt dược

    É    Gatifloxacin (Tequin, Zigat)

    É    Levofloxacin (Tavanic, Levaquin)

    É    Sparfloxacin (Zagam)

    É    Tosufloxacin (Ozex, Tosacin)

    É    Balofloxacin (Baloxin)

    É    Temafloxacin (Omniflox)

    Levofloxacin là đồng phân levo và là thành phần hoạt động hơn của hỗn dược ofloxacin triệt quang (raxem). Các fluoroquinolon thế hệ 3 có hoạt phổ rộng chống vi khuẩn gram dương, đặc biệt là chống Streptococcus pneumoniae nhạy cảm và kháng penicillin, và một số tác nhân gây bệnh không điển hình như Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae. Các thuốc thế hệ 3 cũng có phổ gram âm rộng nhưng tác dụng chống Pseudomonas kém ciprofloxacin. Chỉ định lâm sàng bao gồm viêm phổi cộng đồng, viêm xoang cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn. Gatifloxacin cũng được cấp phép dùng điều trị nhiễm trùng tiết niệu và lậu. Cả gatifloxacin và levofloxacin đều có ở dạng uống và tiêm tĩnh mạch. Levofloxacin còn có ở dạng nhỏ mắt để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Levofloxacin và sparfloxacin được cấp phép tháng 12/1996, còn gatifloxacin được cấp phép tháng 12/1999.

    Các fluoroquinolon thế hệ 4

    Các dược chất và biệt dược

    É    Trovafloxacin (Trovan)

    É    Moxifloxacin (Avelox)

    É    Gemifloxacin (Factive)

    É    Prulifloxacin (Quisnon)

    É    Sitafloxacin (Gracevit)

    Trovafloxacin là hoạt chất dùng đường uống, còn alatrofloxacin là tiền chất của trovafloxacin được dùng đường tĩnh mạch. Trovafloxacin có tác dụng rõ rệt chống vi khuẩn kị khí trong khi vẫn giữ được hoạt tính chống gram âm và gram dương của các fluoroquinolon thế hệ 3. Thuốc cũng có tác dụng chống Pseudomonas tương đương ciprofloxacin. Mặc dù chưa được FDA phê chuẩn, song trovafloxacin cũng có tác dụng chống những vi khuẩn kháng thuốc như Streptococcus pneumoniae kháng penicillin. Nồng độ trovafloxacin trong huyết thanh tương đương với nồng độ sau khi sau khi tiêm tĩnh mạch alatrofloxacin hoặc uống trovafloxacin. Trovafloxacin được cấp phép tháng 12/1997 và là kháng sinh uống đầu tiên dùng điều trị dự phòng cho bệnh nhân mổ. Tháng 6/1999, trovafloxacin được giới hạn sử dụng trong những nhiễm trùng nặng nguy hiểm tính mạng hoặc đe dọa phải cắt chi, do thuốc có thể gây những tác dụng phụ nặng trên gan.

    Moxifloxacin có thời gian bán thải dài có thể uống 1 lần/ngày. Thuốc được cấp phép tháng 12/1999

  • NHÓM PHENICOL

    1. Nguồn gốc và tính chất lý hóa

    Cloramphenicol được phân lập từ nấm Streptomyces venezualae (1947) và ngay sau đó đã tổng hợp được . Là bột trắng, rất đắng, ít tan trong nước, vững bền ở nhiệt độ thường và pH từ 2 – 9, vì thế có thể uống được.

    Thiaphenicl là chế phẩm tổng hợp, nhóm NO2 trong cloramphenicol được thay bằng CH3 – SO2 – . Độc tính ít hơn, dễ dung nạp, nhưng tác dụng cũng kém hơn, vì vậy liều dùng gấp 2 lần cloramphenicol.

    2. Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn

    Cloramphenicol có tác dụng kìm khuẩn, gắn vào tiểu phần 50s của ribosom nên ngăn cản ARN m gắn vào ribosom, đồng thời ức chế transferase nên acid amin được mã hóa không gắn được vào polypeptid.

    Cloramphenicol cũng ức chế tổng hợp protein của ty thể ở tế bào động vật có vú (vì ribosom của ty thể cũng là loại 70s như vi khuẩn), hồng cầu động vật  có vú đặc biệt nhạy cảm với cloramphenicol.

    Phổ kháng khuẩn rất rộng: phần lớn các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), xoắn khuẩn, tác dụng đặc hiệu trên thương hàn và phó thương hàn.

    3. Dược động học

    Hấp thu: sau khi uống, nồng độ tối đa trong máu đạt được sau 2 giờ, t/ 2 từ 1,5- 3 giờ, khoảng 60% gắn vào protein huyết tương.

    Phân phối: thấm dễ dàng vào các mô, nhất là các hạch mạc treo, nồng độ đạt được cao hơn trong máu (rất tốt cho điều trị thương hàn). Thấm tốt vào dịch não tuỷ nhất là khi màng nã o bị viêm, có thể bằng nồng độ trong máu. Qua được rau thai.

    Chuyển hóa: phần lớn bị mất hoạt tính do quá trình glycuro – hợp ở gan hoặc quá trình khử.

    Thải trừ: chủ yếu qua thận, 90% dưới dạng chuyển hóa.

    4. Độc tính

    Suy tủy:

    É    Loại phụ thuộc vào liều: khi liều cao quá 25 mcg/ ml có thể thấy sau 5- 7 ngày xuất hiện thiếu máu nặng, giảm mạnh hồng cầu lưới, bạch cầu, hồng cầu non. Liều uống 0,5g sẽ có pic huyết thanh 6- 10 mcg/ ml

    É    Loại không phụ thuộc liều, thường do đặc ứng: giảm huyết cầu toàn thể do suy tuỷ thực sự, tỷ lệ tử vong từ 50- 80% và tần xuất mắc từ 1: 150.000 đến 1: 6.000

    Hội chứng xám (grey baby syndrome) gặp ở nhũ nhi sau khi dùng liều cao theo đường tiêm: nôn, đau bụng, tím tái, mất nước, người mềm nhũn, trụy tim mạch và chết. Đó là do gan chưa trưởng thành, thuốc không được khử độc bằng quá trình glycuro – hợp và thận không thải trừ kịp cloramphenicol.

    Ngoài ra, ở bệnh nhân thương hàn nặng, dùng ngay liều cao cloramphenicol, vi khuẩn chết giải phóng quá nhiều nội độc tố có thể gây trụy tim mạch và tử vong. Vì vậy, duy nhất trong trường hợp thương hàn nặng phải dùng từ liều thấp.

    5. Tương tác thuốc

    Cloramphenicol ức chế các enzym chuyển hóa thuốc ở gan nên kéo dài t/2 và làm tăng nồng độ huyết tương của phenytoin, tolbutamid, warfarin…

    6. Chế phẩm và cách dùng

    Tại VN hiện nay do VK kháng rất mạnh với nhóm kháng sinh này nên các thuốc thuộc nhóm này rất ít được sử dụng. Chỉ dùng cloramphenicol để điều trị những nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm, do Rickettsia, Chlamydia, khi những thuốc khác ít độc hơn không hiệu quả hoặc bị chống chỉ định.

    Thương hàn, nhiễm salmonella, viêm màng não trước đây là chỉ định tốt của cloramphenicol. Nay không dùng nữa và được thay bằng cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxon) hoặc fluoroquinolon.

    Chế phẩm:

    É    Cloramphenicol: Cloramphenicol (Mebiphar)

    É    Thiamphenicol: Thiophenicol (Sanofi Aventis).

  • NHÓM MACROLID

     

    Thuốc kháng sinh nhóm Macrolides
    Dược chất Biệt dược Hãng sản xuất Liều lượng
    Erythromycin Erythromycin Dopharma 30 – 50mg/kg/ngày
    Spiramycin Rovamycin Sanofi Aventis 0.15 – 0.3MUI/kg/ngày
    Clarithromycin Klacid Abbott 7.5 – 20 mg/kg/ngày
    Roxithromycin Rulid Roussel Vietnam 5 – 10 mg/kg/ngày
    Azithromycin Zithromax Pfizer 20 – 30mg/kg/ngày

    Nguồn gốc và tính chất

    Nhóm macrolid phần lớn đều lấy từ streptomyces, công thức rất cồng kềnh, đại diện là erythromycin (1952), ngoài ra còn clarithromycin và azithromycin. Nhóm này và nhóm Lincosamid tuy công thức khác nhau nhưng có nhiều điểm chung về cơ chế tác dụng, phổ kháng khuẩn và đặc điểm sử dụng lâm sàng.

    Hai nhóm này có đặc tính:

    É    Tác dụng trên các chủng đã kháng penicilin và tetracyclin, đặc biệt là staphylococus.

    É    Giữa chúng có kháng cho do cơ chế tương tự

    É    Thải trừ chủ yếu qua đường mật

    É    Ít độc và dung nạp tốt

    Cơ chế tác dụngvà phổ kháng khuẩn

    Gắn vào tiểu phần 50s của ribosom vi khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa peptid (ngăn cản chuyển vị của ARNt) của vi khuẩn. Phổ tác dụng tương tự penicilin G: cầu khuẩn và rickettsia. Hoàn toàn không tác dụng trên trực khuẩn đường ruột và pseudomonas. Tác dụng kìm khuẩn mạnh, có tác dụng diệt khuẩn, nhưng yếu.

    Dược động học

    Bị dịch vị phá huỷ một phần, nếu dùng dạng bào chế thích hợp, có thể uống được tốt. Nồng độ tối đa đạt được trong máu sau 1 – 4h và giữ không quá 6 tiếng nên phải uống 4 lần mỗi ngày. Gắn vào protein huyết tương khoảng 70% đến 90%, t/2 từ 1h 30 đến 3 h. Thấm mạnh vào các mô, đặc biệt là phổi, gan, lách, xương, tuyến tiền liệt. Nồng độ trong đại thực bào và bạch cầu đa nhân gấp 10 – 25 lần trong huyết tương do có vận chuyển tích cực. Rất ít thấm qua màng não. Thải trừ chủ yếu qua mật dưới dạng còn hoạt tính (nồng độ trong mật gấp 5 lần trong huyết tương).

    Chỉ định

    Là thuốc được chọn lựa chỉ định cho nhiễm corynebacteria (bạch hầu, nhiễm nấm corynebacterium minutissimum – erythrasma); nhiễm clamidia đường hô hấp, sinh dục, mắt, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng; thay thế penicilin cho bệnh nhân bị dị ứng với penicilin khi nhiễm tụ cầu, liên cầu hoặc phế cầu; dự phòng viêm nội tâm mạc trong phẫu thuật răng miệng cho những bệnh nhân có bệnh van tim.

    Độc tính

    Nói chung ít độc và dung nạp tốt chỉ gặp các rối loạn tiêu hóa nhẹ (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) và dị ứng ngoài da.

    Tuy nhiên, lincomycin và clindamycin có thể gây viêm ruột kết mạc giả, đôi khi nặng, dẫn đến tử vong

    Cách dùng

    Nhóm này thường dùng cho nhiễm cầu khuẩn gram (+), nhất là trong tai mũi họng, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Erythromycin hiện nay ít được sử dụng đợn trị liệu để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nó chỉ được dùng làm điều trị nền với liều thấp (thời gian 3 – 6 tháng).

    Nhóm này có dẫn xuất Azithromycin thấm rất nhiều vào mô (trừ dịch não tuỷ), đạt nồng độ cao hơn huyết tương tới 10- 100 lần, sau đó được giải phóng ra từ từ nên t/2 khoảng 3 ngày. Vì thế cho phép dùng liều 1 lần/ ngày và thời gian điều trị ngắn.

    Trên lâm sàng hiện nay thì các thuốc nhóm này ít được sử dụng hơn so với nhóm Cephalosporin trong điều trị các NK đường hô hấp

    Các dẫn xuất và biệt dược

    Dược chất Biệt dược
    Erythromycin Erythromycin, Erythrocin, Apo Erythro
    Spiramycin Rovamycin, Glonacin, Rovabiotic, Novomycine, Rovas
    Clarithromycin Klacid, Ampharex, Binoclar, Klerimed, Rexlar, Clarifast
    Roxithromycin Rulid, Pyem Roxitil, Roximol, Dorolid
    Azithromycin Zithromax, Athxin, Azibiotic, Azissel, Binozit, Doromax, Glazi
  • NHÓM LINCOSAMID

     

    1. Nguồn gốc và tính chất

    Cũng giống như nhóm macrolid các lincosamid cũng lấy từ streptomyces, công thức đơn giản hơn nhiều, đại diện là lincomycin (1962), clindamycin.

    Nhóm này có đặc tính:

    É    Tác dụng trên các chủng đã kháng penicilin và tetracyclin, đặc biệt là staphylococus.

    É    Giữa chúng có kháng cho do cơ chế tương tự – Thải trừ chủ yếu qua đường mật – Ít độc và dung nạp tốt

    2. Cơ chế tá c dụngvà phổ kháng khuẩn.

    Gắn vào tiểu phần 50s của ribosom vi khuẩn, cản trở tạo chuỗi đa peptid (ngăn cản chuyển vị của ARNt) của vi khuẩn. Phổ tác dụng tương tự penicilin G: cầu khuẩn và rickettsia. Hoàn toàn không tác dụng trên trực khuẩn đường ruột và pseudomonas. Tác dụng kìm khuẩn mạnh, có tác dụng diệt khuẩn, nhưng yếu.

    3. Dược động học.

    Bị dịch vị phá huỷ một phần, nếu dùng dạng bào chế thích hợp, có thể uống được tốt. Nồng độ tối đa đạt được trong máu sau 1 – 4h và giữ không quá 6 tiếng nên phải uống 4 lần mỗi ngày. Gắn vào protein huyết tương khoảng 70% đến 90%, t/2 từ 1h 30 đến 3 h. Thấm mạnh vào các mô, đặc biệt là phổi, gan, lách, xương, tuyến tiền liệt. Nồng độ trong đại thực bào và bạch cầu đa nhân gấp 10 – 25 lần trong huyết tương do có vận chuyển tích cực. Rất ít thấm qua màng não. Thải trừ chủ yếu qua mật dưới dạng còn hoạt tính (nồng độ trong mật gấp 5 lần trong huyết tương).

    4. Chỉ định

    Là thuốc được chọn lựa chỉ định cho nhiễm corynebacteria (bạch hầu, nhiễm nấm corynebacterium minutissimum – erythrasma); nhiễm clamidia đường hô hấp, sinh dục, mắt, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng; thay thế penicilin cho bệnh nhân bị dị ứng với penicilin khi nhiễm tụ cầu, liên cầu hoặc phế cầu; dự phòng viêm nội tâm mạc trong phẫu thuật răng miệng cho những bệnh nhân có bệnh van tim.

    5. Độc tính

    Nói chung ít độc và dung nạp tốt chỉ gặp các rối loạn tiêu hóa nhẹ (buồn nôn, nôn, tiêu chảy) và dị ứng ngoài da.

    Tuy nhiên, lincomycin và clindamycin có thể gây viêm ruột kết mạc giả, đôi khi nặng, dẫn đến tử vong

    6. Chế phẩm và cách dùng

    Lincomycin (Lincocin): uống 2g/ ngày, chia làm 4 lần; tiêm bắp, TM: 0,6 – 1,8g/ ngày

    Clindamycin (Dalacin): uống 0,6 – 1,2g/ ngày, chia làm 4 lần (0,15 – 0,3g/ lần)

    Nhóm này thường dùng cho nhiễm cầu khuẩn gram (+), nhất là trong tai mũi họng, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp (nhóm Macrolid được ưu tiên sử dụng hơn). Nhóm lincosamid do thấm mạnh được vào xương nên còn được chỉ định tốt cho các viêm xương tủy. Tuy nhiên do chỉ có tác dụng kìm khuẩn nên hiện nay trên lâm sàng Macrolid và Lincosamid thường được sử dụng thay thế bằng nhóm Cephalosporin

  • NHÓM IMIDAZOL

     
    Các thuốc nhóm Imidazol
    Dược chất Biệt dược Hãng sản xuất
    Metronidazol Flagyl Sanofi Aventis
    Tinidazol Fasigyne Pfizer
    Ornidazol Zonbic ACI Pharma
    Niridazol    
    Nimorazol    
     

    1. Nguồn gốc và tính chất

    Là dẫn xuất tổng hợp, ít tan tro ng nước, không ion hóa ở pH sinh lý, khuếch tán nhanh qua màng sinh học. Nhóm này có tác dụng chống sinh vật đơn bào (amip, trichomonas) và các vi khuẩn kỵ khí.

    2. Cơ chế tác dụng và phổ kháng khuẩn

    Nitroimidazol có độc tính chọn lọc trên các vi khuẩn kỵ khí và cả các tế bào trong tình trạng thiếu oxy. Trong các vi khuẩn này, nhóm nitro của thuốc bị khử bởi các protein vận chuyển electron đặc biệt của vi khuẩn, tạo ra các sản phẩm độc, diệt được vi khuẩn, là m thay đổi cấu trúc của ADN. Phổ kháng khuẩn: mọi cầu khuẩn kỵ khí, trực khuẩn kỵ khí gram ( -), trực khuẩn kỵ khí gram (+) tạo được bào tử. Loại trực khuẩn kỵ khí gram (+) không tạo được bào tử thường kháng được thuốc (propionibacterium).

    3. Dược động học

    Hấp thu nhanh qua tiêu hóa, ít gắn vào protein huyết tương, thấm được vào mọi mô, kể cả màng não, t/2 từ 9h (metronidazol) đến 14h (ornidazol). Thải trừ qua

    nước tiểu phần lớn dưới dạng còn hoạt tính, làm nước tiểu có thể bị xẫm màu.

    4. Độc tính

    Buồn nôn, sần da, rối loạn thần kinh, giảm bạch cầu, hạ huyết áp.

    5. Chế phẩm, cách dùng

    Thường được dùng trong viêm màng trong tim, apxe não, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật vùng bụng hố chậu… Có tác dụng hiệp đồng với kháng sinh nhóm β lactam và aminosid.